intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Đánh giá năng lực sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong dạy học trực tuyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

99
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất quy trình và xây dựng khung năng lực công nghệ thông tin với bộ tiêu chí đánh NL sử dụng công nghệ thông tin dành cho GV trong DH trực tuyến đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của GV, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT bậc đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Đánh giá năng lực sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong dạy học trực tuyến

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI *** PHAN CHÍ THÀNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Mã số chuyên ngành: 9140110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT Hà Nội – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI *** PHAN CHÍ THÀNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Mã số: 9140110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ TỨ THÀNH Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả - Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học kỹ thuật. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án được đảm bảo tính khoa học, trung thực, khách quan. Luận án này cho đến nay chưa từng được các tác giả khác công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2020 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TÁC GIẢ LUẬN ÁN PGS.TS Ngô Tứ Thành Phan Chí Thành i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã nhận được rất nhiều động viên từ gia đình; thầy, cô giáo; các đồng nghiệp; bạn bè và các bạn sinh viên yêu quý. Đây là nguồn động lực rất lớn giúp tác giả vượt qua các khó khăn, thử thách trong quá trình nghiên cứu đề tài của luận án. Tác giả xin gửi lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo của trường Đại học Bách khoa Hà Nội – nơi tác giả học tập, nghiên cứu; trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị – nơi tác giả công tác; các nhà khoa học, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà giáo. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng cảm tạ sâu sắc tới PGS.TS Ngô Tứ Thành – người Thầy đã hướng dẫn, dìu dắt, định hướng cho tác giả từ những ngày đầu cho đến lúc có được những thành quả nghiên cứu cuối cùng của luận án. Tác giả xin cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn sát cánh, giúp đỡ tác giả thực hiện thành công những nghiên cứu của luận án. Cuối cùng, tác giả xin gửi tới những bạn sinh viên lời cảm ơn, lòng yêu quý với những hỗ trợ nhiệt tình của các bạn trong các đợt thực nghiệm công trình nghiên cứu của luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phan Chí Thành ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... vi DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................................... viii MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ............................. 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá năng lực sử dụng CNTT trong dạy học ............. 10 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 10 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 13 1.1.3. Những vấn đề đặt ra về định hướng nghiên cứu của luận án .............................. 15 1.1.3.1. Những vấn đề đã nghiên cứu ....................................................................... 15 1.1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết ............................................................. 16 1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................ 16 1.2.1. Năng lực .............................................................................................................. 16 1.2.2. Năng lực công nghệ thông tin ............................................................................. 18 1.2.3. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ........................................ 18 1.2.4. Dạy học trực tuyến và E-learning ....................................................................... 19 1.2.5. Đánh giá theo năng lực trong dạy học ................................................................ 20 1.2.6. Đánh giá năng lực sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến .............................. 21 1.3. Lý luận chung về đánh giá năng lực sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến ......... 21 1.3.1. Đánh giá theo năng lực trong dạy học ................................................................ 21 1.3.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 23 1.3.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................... 24 1.3.2. Khung năng lực CNTT của giảng viên trong dạy học ........................................ 28 1.3.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 28 1.3.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................... 34 1.3.3. Đánh giá năng lực sử dụng CNTT của giảng viên trong dạy học ....................... 34 1.3.4. Đặc điểm dạy học trực tuyến .............................................................................. 35 1.3.5. Các luận cứ và lý thuyết khoa học cơ sở ............................................................. 39 1.4. Mô hình tổ chức dạy học phát triển năng lực CNTT ................................................. 40 1.4.1. Dạy học dựa trên công nghệ và yếu tố đánh giá theo năng lực .......................... 40 1.4.2. Mô hình tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của CNTT ............................................. 43 1.4.3. Tiêu chí về đánh giá theo năng lực trong dạy học .............................................. 45 1.4.3.1. Thang đo năng lực ....................................................................................... 45 1.4.3.2. Đánh giá theo thang đo năng lực ................................................................. 45 1.5. Cơ sở thực tiễn về đánh giá năng lực sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến ....... 47 1.5.1. Đánh giá thực trạng về năng lực sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến ........ 47 1.5.1.1. Mục đích đánh giá ........................................................................................ 47 iii
  6. 1.5.1.2. Nội dung đánh giá ........................................................................................ 48 1.5.1.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 48 1.5.1.4. Phương pháp khảo sát .................................................................................. 48 1.5.2. Đánh giá kết quả khảo sát năng lực sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến ... 48 Kết luận chương 1 ............................................................................................................... 57 Chương 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN...................................................... 59 2.1. Đánh giá năng lực sử dụng CNTT trong dạy học ...................................................... 59 2.1.1. Năng lực sử dụng CNTT trong dạy học .............................................................. 59 2.1.2. Tiêu chí về năng lực sử dụng CNTT trong dạy học ............................................ 61 2.2. Nguyên tắc và yêu cầu đánh giá theo năng lực trong dạy học ................................... 63 2.2.1. Nguyên tắc đánh giá theo năng lực trong dạy học .............................................. 63 2.2.2. Yêu cầu của đánh giá theo năng lực trong dạy học ............................................ 64 2.2.2.1. Các chứng cứ thể hiện năng lực trong đánh giá ........................................... 64 2.2.2.2. Phương pháp và điều kiện trong đánh giá.................................................... 65 2.3. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá gắn với khung năng lực CNTT của giảng viên trong dạy học trực tuyến ...................................................................................................... 66 2.3.1. Tiêu chí đánh giá theo khung năng lực CNTT trong dạy học trực tuyến ........... 66 2.3.2. Quy trình thiết kế bộ tiêu chí đánh giá gắn với khung năng lực CNTT của giảng viên trong dạy học trực tuyến .............................................................................................. 71 2.3.2.1. Các thành tố xác định khung năng lực CNTT trong dạy học ...................... 71 2.3.2.2. Các căn cứ làm nền tảng xây dựng khung năng lực CNTT ......................... 74 2.4. Xây dựng khung năng lực CNTT của giảng viên trong dạy học trực tuyến .............. 75 2.4.1. Sơ đồ hóa quy trình xây dựng khung năng lực CNTT ........................................ 75 2.4.2. Các bước thực hiện quy trình xây dựng khung năng lực CNTT ......................... 76 2.4.3. Xác định các tiêu chí về tổ chức và đánh giá trong dạy học ............................... 77 2.4.4. Xây dựng khung năng lực CNTT của giảng viên trong dạy học trực tuyến ....... 80 2.4.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo các tiêu chí khung năng lực CNTT ...................... 83 2.5. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng CNTT của giảng viên trong dạy học trực tuyến ……..................................................................................................................... 85 2.5.1. Yếu tố xác định trong xây dựng bộ tiêu chí ........................................................ 85 2.5.2. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng CNTT của giảng viên trong dạy học trực tuyến…………. ................................................................................................................... 88 2.5.3. Vai trò vận dụng bộ tiêu chí đánh giá theo khung năng lực CNTT của giảng viên trong dạy học trực tuyến ...................................................................................................... 98 2.6. Hướng dẫn sử dụng bộ tiêu chí đánh giá theo khung năng lực CNTT của giảng viên trong dạy học trực tuyến ...................................................................................................... 99 2.6.1. Vai trò của giảng viên trong thiết kế hoạt động dạy học trực tuyến ................... 99 2.6.2. Vận dụng các tiêu chuẩn theo nhóm năng lực của bộ tiêu chí ............................ 99 2.6.3. Phương thức đánh giá theo bộ tiêu chí .............................................................. 101 Kết luận chương 2 ............................................................................................................. 101 Chương 3. KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ .............................................................. 103 3.1. Khái quát mục đích khảo nghiệm và đánh giá ......................................................... 103 iv
  7. 3.2. Khảo nghiệm, đánh giá thang đo khung năng lực CNTT ........................................ 103 3.2.1. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................................... 103 3.2.2. Tiến trình khảo nghiệm ..................................................................................... 103 3.2.2.1. Khảo sát về nhu cầu và điều kiện sử dụng khung năng lực CNTT trong dạy học trực tuyến .................................................................................................................... 104 3.2.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo các tiêu chí của khung năng lực CNTT trong dạy học trực tuyến ............................................................................................................. 108 3.2.3. Đánh giá kết quả ............................................................................................... 112 3.3. Lấy ý kiến chuyên gia về khung năng lực CNTT .................................................... 112 3.3.1. Nội dung............................................................................................................ 112 3.3.2. Phương pháp thực hiện ..................................................................................... 113 3.3.3. Kết quả đánh giá theo phương pháp chuyên gia ............................................... 113 3.4. Thực nghiệm sư phạm đánh giá tác động và hiệu quả của mô hình dạy học vận dụng bộ tiêu chí gắn với khung năng lực CNTT của giảng viên trong dạy học trực tuyến ....... 118 3.4.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................ 118 3.4.2. Đối tượng, công cụ và phương thức thực nghiệm .............................................. 118 3.4.3. Thiết kế môi trường và quy trình thực nghiệm ................................................... 119 3.4.4. Kết quả phân tích dữ liệu và đánh giá thực nghiệm ........................................... 121 3.4.4.1. Kết quả thực nghiệm Đợt 1 ......................................................................... 122 3.4.4.2. Kết quả thực nghiệm Đợt 2 ......................................................................... 127 Kết luận chương 3 ............................................................................................................. 137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 139 A. Kết luận..... .................................................................................................................... 139 B. Hướng phát triển của luận án ........................................................................................ 139 C. Khuyến nghị .................................................................................................................. 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ......................... 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 142 PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 1 PHỤ LỤC 1… ....................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2… ....................................................................................................................... 5 PHỤ LỤC 3… ....................................................................................................................... 9 PHỤ LỤC 4… ..................................................................................................................... 13 PHỤ LỤC 5… ..................................................................................................................... 16 PHỤ LỤC 6… ..................................................................................................................... 19 PHỤ LỤC 7… ..................................................................................................................... 22 PHỤ LỤC 8… ..................................................................................................................... 25 PHỤ LỤC 9… ..................................................................................................................... 28 PHỤ LỤC 10.. ..................................................................................................................... 35 v
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CMCN Cách mạng công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông ĐC Đối chứng DH Dạy học GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giảng viên ISTE International Society for Technology in Education LĐTBXH Lao động thương binh xã hội NL Năng lực SV Sinh viên TC Tiêu chí TN Thực nghiệm TPACK Teachnological Pedagogical Content Knowledge UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Sự chuyển đổi quá trình DH trong thế kỷ 21 [14]............................................... 11 Bảng 1.2. Điểm khác biệt của lớp học trực tuyến so với lớp học giáp mặt ......................... 37 Bảng 1.3. Nhận thức của GV với việc sử dụng CNTT trong DH ....................................... 48 Bảng 1.4. Mục đích sử dụng CNTT của GV trong giảng dạy ............................................. 49 Bảng 1.5. Biểu hiện NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến ............................... 50 Bảng 1.6. Nhu cầu phát triển NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến ................. 52 Bảng 1.7. Điều kiện tổ chức DH trực tuyến ........................................................................ 53 Bảng 1.8. Nhu cầu về trang bị thiết bị công nghệ phục vụ DH trực tuyến .......................... 54 Bảng 1.9. Nhu cầu trang cấp hệ thống thiết bị phục vụ DH trực tuyến............................... 55 Bảng 2.1. Khung NL CNTT&TT cho GV của tổ chức UNESCO [5] ................................ 67 Bảng 2.2. Tiêu chuẩn về kỹ năng công nghệ của tổ chức ISTE [13] .................................. 68 Bảng 2.3. Các khung NL CNTT với các tiêu chí NL thành phần trong DH ....................... 74 Bảng 2.4. Khái quát tiêu chí đánh giá giờ dạy ứng dụng CNTT ......................................... 78 Bảng 2.5. Kỹ năng phát triển NL ứng dụng CNTT trong tổ chức DH ................................ 79 Bảng 2.6. Khung tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến ........ 82 Bảng 2.7. Bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT theo ITCFL-OT .................................. 89 Bảng 3.1. Nhu cầu phát triển NL sử dụng CNTT của GV trong DH ................................ 105 Bảng 3.2. Điều kiện tổ chức DH trực tuyến ...................................................................... 106 Bảng 3.3. Kết quả giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm NL3 ................................... 110 Bảng 3.4. Kết quả giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm NL5 ................................... 110 Bảng 3.5. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo khung NL CNTT ................................. 110 Bảng 3.6. Giá trị nhân tố EFA của nhóm NL3 .................................................................. 110 Bảng 3.7. Giá trị kiểm định hệ số tương quan Pearson của nhóm NL1 và NL2 ............... 111 Bảng 3.8. Kết quả lấy ý kiến chuyên gia về cấu trúc khung NL CNTT ............................ 113 Bảng 3.9. Bảng kết quả đánh giá các tiêu chí thang đo khung NL CNTT ........................ 114 Bảng 3.10. Bảng phân phối Fi điểm tổng kết cuối kỳ........................................................ 123 Bảng 3.11. Bảng tần suất điểm cuối kỳ ............................................................................. 124 Bảng 3.12. Bảng tần suất hội tụ lùi điểm cuối kỳ.............................................................. 125 Bảng 3.13. Bảng phân tích tham số đặc trưng thống kê .................................................... 126 Bảng 3.14. Bảng phân phối điểm giữa kỳ ......................................................................... 128 Bảng 3.15. Bảng tần suất điểm giữa kỳ ............................................................................. 129 Bảng 3.16. Bảng tần suất hội tụ lùi điểm giữa kỳ ............................................................. 130 Bảng 3.17. Bảng phân tích tham số đặc trưng thống kê .................................................... 131 Bảng 3.18. Bảng phân phối điểm cuối kỳ ......................................................................... 132 Bảng 3.19. Bảng phân phối tần suất điểm cuối kỳ ............................................................ 133 Bảng 3.20. Bảng tần suất hội tụ lùi điểm cuối kỳ.............................................................. 133 Bảng 3.21. Bảng phân tích tham số đặc trưng thống kê .................................................... 134 Bảng 3.22. Bảng phân tích z-Test ..................................................................................... 135 Bảng 3.23. Mức độ ảnh hưởng tác động kết quả điểm ...................................................... 136 vii
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1. Sơ đồ quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khung NL CNTT ............................ 8 Hình 2. Sơ đồ cấu trúc khung logic nghiên cứu của luận án ................................................. 9 Hình 1.1. Tổng quan khung lý luận DH [44]....................................................................... 14 Hình 1.2. Mô hình đánh giá theo NL [72] ........................................................................... 24 Hình 1.3. Quy trình chung đánh giá theo NL ...................................................................... 25 Hình 1.4. Mô hình NL của Bloom ....................................................................................... 26 Hình 1.5. Mô hình NL theo các nhà sư phạm của Đức và UNESCO ................................. 27 Hình 1.6. Mô hình NL phát triển [53] ................................................................................. 27 Hình 1.7. Đề xuất khóa đào tạo GV tiền dịch vụ về CNTT trong GD [84] ........................ 29 Hình 1.8. Mô hình công nghệ GD với ICT-TPCK [7] ........................................................ 30 Hình 1.9. Tiêu chuẩn ISTE dành cho nhà GD [6] ............................................................... 31 Hình 1.10. Mô hình năng lực công nghệ số thế kỷ 21 [86] ................................................. 32 Hình 1.11. Hoạt động học tập trong bối cảnh mở rộng của lớp học [87] ............................ 33 Hình 1.12. Mô hình tiêu chí đánh giá theo AUN-QA [89].................................................. 33 Hình 1.13. Tương tác đa chiều trong GD dựa trên nền tảng công nghệ .............................. 38 Hình 1.14. Lịch sử ứng dụng CNTT trong dạy và học [108] .............................................. 40 Hình 1.15. Mô hình DH thế kỷ 21 ....................................................................................... 41 Hình 1.16. Lược đồ chức năng hệ thống tổ chức DH trực tuyến ........................................ 44 Hình 1.17. Thang đo NL của Bloom Hình 1.18. Kỹ năng tư duy bậc cao ...................... 46 Hình 1.19. Khung mô hình TPACK [114] .......................................................................... 46 Hình 1.20 (1,2,3). Sơ đồ nhận thức của GV với việc sử dụng CNTT trong DH ................. 49 Hình 1.21. Sơ đồ mục đích sử dụng CNTT của GV trong giảng dạy ................................. 50 Hình 1.22. Sơ đồ biểu hiện NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến ................... 51 Hình 1.23. Sơ đồ nhu cầu phát triển NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến ...... 53 Hình 1.24. Sơ đồ điều kiện tổ chức DH trực tuyến ............................................................. 54 Hình 1.25. Sơ đồ nhu cầu về thiết bị công nghệ phục vụ DH trực tuyến ............................ 54 Hình 1.26. Sơ đồ nhu cầu trang cấp hệ thống thiết bị phục vụ DH trực tuyến.................... 55 Hình 1.27. Sơ đồ nhu cầu vận dụng khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến ......... 56 Hình 2.1. Hoạt động sư phạm sử dụng CNTT trong DH của nhà trường [118] .................. 59 Hình 2.2. Mô hình cấu trúc phương pháp mô phỏng trong DH .......................................... 60 Hình 2.3. Sơ đồ hóa sử dụng CNTT trong GD&ĐT ........................................................... 60 Hình 2.4. Kỹ năng sử dụng CNTT trong DH ...................................................................... 69 Hình 2.5. Các mức độ kỹ năng thành thạo về sử dụng CNTT trong DH ............................ 69 Hình 2.6. Sơ đồ 6 bước xây dựng khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến ... 75 Hình 2.7. Mô hình triển khai ứng dụng CNTT trong trường học [122] .............................. 77 Hình 2.8. Các mức áp ứng dụng CNTT trong đổi mới DH ................................................. 78 Hình 2.9. Khái quát kỹ năng sử dụng CNTT trong DH ...................................................... 79 Hình 2.10. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng CNTT trong DH [124]................ 80 Hình 2.11. Sơ đồ hóa cấu trúc khung NL CNTT trong DH trực tuyến ............................... 81 viii
  11. Hình 2.12. Khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến (ITCEL-OT) .......................... 81 Hình 2.13. Sơ đồ quy trình đánh giá thang đo khung NL CNTT trong DH ........................ 84 Hình 2.14. Mô hình cách tiếp cận CNTT hỗ trợ DH [126] ................................................. 86 Hình 2.15. Mô hình kiến thức về nội dung, phương pháp và công nghệ - TPACK [127] .. 86 Hình 2.16. Quy trình học tập thông qua hệ thống hỗ trợ trực tuyến - LMS ........................ 98 Hình 2.17. Mô hình thực thi khung NL CNTT trong đào tạo giáo viên [12] ...................... 99 Hình 3.1. Mức độ GV ứng dụng CNTT trong DH ............................................................ 104 Hình 3.2. Sơ đồ nhu cầu phát triển NL sử dụng CNTT của GV trong DH ....................... 106 Hình 3.3. Sơ đồ điều kiện tổ chức DH trực tuyến ............................................................. 107 Hình 3.4. Sơ đồ nhu cầu vận dụng khung NL CNTT của GV trong DH .......................... 108 Hình 3.5. Quy trình đánh giá thang đo khung NL CNTT trong DH ................................. 109 Hình 3.6. Cấu trúc khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến .................................. 109 Hình 3.7. Sơ đồ phân tích kết quả đánh giá thang đo khung NL CNTT ........................... 114 Hình 3.8. Kết quả đánh giá tiêu chí nhóm NL1 của khung NL CNTT ............................. 117 Hình 3.9. Sơ đồ phân tích kết quả đánh giá các tiêu chí thang đo khung NL CNTT ........ 117 Hình 3.10. Giao diện trung Trung tâm học tập trực tuyến - LMS ..................................... 120 Hình 3.11. Lược đồ chức năng hệ thống tổ chức DH trực tuyến ...................................... 121 Hình 3.12. Tỷ lệ % GV đạt các cấp độ về NL sử dụng CNTT trong DH ......................... 121 Hình 3.13. Tỷ lệ % SV sư phạm đạt các cấp độ về NL sử dụng CNTT ............................ 122 Hình 3.14. Hình giao diện học phần lớp TN trên OLC – Đợt 1 ........................................ 123 Hình 3.15. Sơ đồ kết quả phân bố điểm Xi ....................................................................... 123 Hình 3.16. Sơ đồ kết quả phân phối điểm Fi ..................................................................... 124 Hình 3.17. Sơ đồ bảng tần suất điểm cuối kỳ .................................................................... 124 Hình 3.18. Sơ đồ tần suất hội tụ lùi điểm cuối kỳ ............................................................. 125 Hình 3.19. Hình giao diện học phần lớp TN trên OLC – Đợt 2 ........................................ 127 Hình 3.20. Sơ đồ kết quả phân bố điểm Xi ....................................................................... 128 Hình 3.21. Sơ đồ kết quả phân phối điểm Fi ..................................................................... 129 Hình 3.22. Sơ đồ bảng tần suất điểm giữa kỳ .................................................................... 129 Hình 3.23. Sơ đồ tần suất hội tụ lùi điểm giữa kỳ ............................................................. 130 Hình 3.24. Sơ đồ kết quả phân bố điểm Xi ....................................................................... 132 Hình 3.25. Sơ đồ kết quả phân phối điểm Fi ..................................................................... 132 Hình 3.26. Sơ đồ tần suất điểm cuối kỳ............................................................................. 133 Hình 3.27. Sơ đồ tần suất hội tụ lùi điểm cuối kỳ ............................................................. 133 ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xu thế giáo dục thế kỷ 21 với tác động của cuộc CMCN lần thứ tư Thế kỷ 21 đang thay đổi rất nhanh, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ. Những phát triển gần đây trong lĩnh vực CNTT&TT đã mở ra nhiều thách thức cho con người trong nhiều lĩnh vực, khả năng sử dụng CNTT một cách hiệu quả và hợp lý là điều cần thiết để người học tiếp thu và khai thác thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có hoạt động GD. Cùng với sự phát triển CNTT&TT mạnh mẽ với tiềm năng to lớn của nó, CNTT đã chắc chắn mở ra những con đường mới cho việc học tập suốt đời, giúp mọi người thích ứng tốt hơn trong nền kinh tế thông tin mới. Xã hội tri thức đã tạo ra sự chuyển hướng từ công nghệ làm động lực thay đổi đến công cụ cung cấp những cách thức mới để kết hợp các thông tin phổ biến. Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa của cuộc CMCN lần thứ tư (CMCN 4.0) với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lí - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật (IoT-Internet of Things), Trí tuệ nhân tạo (AI-Artificial Intelligence), Thực tế ảo (VR-Virtual Reality), Tương tác thực tại ảo (AR-Augmented Reality) cùng với mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC-Social Mobile Analytics Cloud)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số, mà đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của hệ thống kết nối số hóa. Thực tế này mở ra những cơ hội và cả thách thức rất lớn cho các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong thời kì công nghệ số. CMCN 4.0 tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực GD&ĐT. Giáo dục thời kỳ 4.0 (hay GD 4.0) đáp ứng nhu cầu của xã hội trong kỷ nguyên GD sáng tạo. Xu hướng này phù hợp với hành vi thay đổi với các đặc tính đặc biệt của tính song hành, kết nối và trực quan hóa [1]. Trong bối cảnh đó, GD phổ biến là những nơi mà con người, máy móc, sự vật được kết nối để tạo ra môi trường DH được cá thể hóa và hoàn toàn quyết định, tự quyết định của cá nhân theo một phong cách thích nghi khác nhau. Sự thích nghi và đổi mới này tạo ra một môi trường sinh thái GD mới ở đó sự sáng tạo được là nền tảng của GD 4.0. Vì vậy, để đáp ứng với GD 4.0 với xu hướng số hóa, các cơ sở GD&ĐT đặc biệt là các trường đại học phải nhanh chóng đổi mới chương trình, đổi mới các mô hình DH nhằm đào tạo nhân lực nói chung và cho thế hệ giáo viên trong thế kỷ 21 nói riêng cả về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và cả về mặt công nghệ mà cốt lõi là CNTT. Một vấn đề khác đặt ra cho các cơ sở GD&ĐT là cách thức tổ chức để chuyển tải nội dung chương trình đào tạo đến người học. CMCN 4.0 đòi hỏi phương thức và phương pháp đào tạo thay đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT, công nghệ kĩ thuật số, hệ thống mạng và các hệ thống thông minh tích hợp. Và các hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa tài nguyên DH sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai. 1.2. Định hướng ứng dụng CNTT trong đổi mới giáo dục và đào tạo Việt Nam với chính sách về ứng dụng và phát triển CNTT trong Luật CNTT 2006 đã nêu rõ: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, “Tạo điều 1
  13. kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia”, cho phép ứng dụng những thành tựu của CNTT vào trong GD&ĐT thuận lợi. Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ GD&ĐT đã yêu cầu ngành GD phải từng bước phát triển GD dựa trên CNTT “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong dạy và học, đến năm 2015, 100% GV đại học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giảng dạy nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng CNTT&TT trong DH. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử”. Chỉ thị số 5444/BGDĐT-GDĐH, ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học, yêu cầu các trường đại học “Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp và đào tạo thực hành tại doanh nghiệp. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến dùng chung, xây dựng nguồn tài nguyên dùng chung (đặc biệt kho học liệu điện tử dùng chung)” [2]. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính Phủ về “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” [3]. Nghị quyết 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đặt ra trong xu thế GD nước nhà hiện nay; việc đào tạo trực tuyến hướng đến phát triển NL của người dạy và người học đang được chú trọng và đặc biệt về NL sử dụng CNTT càng được quan tâm mạnh mẽ trong thời đại đang đẩy mạnh ứng dụng của cuộc CMCN 4.0 [4]. Với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ GD&ĐT về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển tiềm năng của việc áp dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và lĩnh vực GD&ĐT càng được chú trọng trong việc tổ chức triển khai, nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao công nghệ về số hóa trong đào tạo để có thể đáp ứng của xu thế hiện đại hóa và hội nhập về công nghệ số hóa hiện nay. 1.3. Đặc trưng của CNTT với xu hướng dạy học trực tuyến Công nghệ thông tin là ngành công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh và xâm nhập ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Sự phát triển kéo theo chu kỳ phát triển của các sản phẩm CNTT ngày càng rút ngắn, thường xuyên được đổi mới và cập nhật về công nghệ. Với đặc thù của ngành CNTT và yêu cầu đặt ra của thị trường lao động trong thế kỷ 21 phải là lao động tri thức, lao động sáng tạo. Vấn đề DH và đổi mới phương thức DH từ xưa đến nay vẫn là mối quan tâm hàng đầu của thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cách DH truyền thống hiện nay với nhiều hạn chế về đối tượng, phát triển kỹ năng, tính sáng tạo, thời gian, không gian, tài nguyên và phương thức thực hiện; với hình thức đào tạo trực tuyến thì khoảng cách về những hạn chế đó dần được xóa bỏ. Giờ đây, người học đã trở thành trung tâm của quá trình đào tạo, có thể xác định mục tiêu đào tạo, có thể lựa chọn chương trình phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân, chủ động, sáng tạo trong học tập; người dạy dưới sự trợ giúp của các công cụ sẽ dễ dàng thiết kế số hóa bài dạy, tổ chức hoạt động dạy, truyền đạt các kiến thức dưới nhiều hình thức, đồng thời cũng có thể giám sát, theo dõi và đánh giá việc học của người học một cách sâu sát, mọi lúc, mọi nơi dựa trên nền tảng ứng dụng của phương thức đào tạo trực tuyến thông qua môi trường mạng Internet. Trong xã hội dựa trên tri thức và số hóa, GD&ĐT phải đương đầu với thách 2
  14. thức to lớn về chuyển từ DH truyền thống sang đổi mới phương pháp DH mới. Nó đặt ra yêu cầu lớn biến đổi vai trò người dạy từ truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối. Sự biến đổi này buộc người dạy đối diện với nhiệm vụ mới một cách linh hoạt hơn và cần được đào tạo, bồi dưỡng lại cho các nhiệm vụ rất mới mẻ này. Vai trò người dạy đã và đang tiếp tục thay đổi từ vị thế người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập. Trong DH trực tuyến không còn chỉ là tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học mà còn tương tác giữa người học với người học, người học với nội dung học tập được thực hiện thông qua máy tính và mạng Internet. Sự tương tác giữa người học với nội dung học tập (bài giảng, mô phỏng, phần mềm DH tương tác, trò chơi, thí nghiệm thực hành ảo,…) được chú trọng trong lĩnh hội kiến thức và tri thức. CMCN 4.0 với cốt lõi là sự phát triển bậc cao của CNTT&TT đã hình thành mô hình đào tạo trực tuyến với những ưu điểm nổi bật: Chương trình đào tạo luôn được cập nhật nhanh nhất mảng kiến thức mới cho người học; Quá trình học được thực hiện trực tuyến linh hoạt ở mọi lúc (every time) và mọi nơi (every where), người dạy và người học tương tác qua nhiều kênh, nhiều hình thức thông qua lớp học trên mạng (lớp học ảo) mà không cần tới lớp học truyền thống (lớp học giáp mặt). Dạy học trực tuyến đang là xu thế tất yếu của thời đại thông tin, kỷ nguyên số. Bởi vậy thiết kế và tổ chức DH các khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác hướng phát triển NL CNTT một cách có hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra. Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đại, xây dựng các nội dung DH trực tuyến được phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học; người học có thể khai thác nội dung học tập trực tuyến từ thiết bị di động, thiết bị CNTT, hay học tập trong mô hình trường “trường học ảo”, “lớp học ảo” ở bất kì đâu, bất kì lúc nào khi công nghệ truyền thông được kết nối, đặc biệt với nền tảng công nghệ của CMCN 4.0 đang bùng nổ hiện nay là xu thế tất yếu trong GD hiện đại. Đa phần, người dạy lẫn người học đang tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT để tổ chức dạy và tham gia học mà chưa có một bộ chuẩn nào về công cụ và tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT trong môi trường DH trực tuyến. Hơn lúc nào hết, việc phát triển ứng dụng NL sử dụng CNTT trong DH và DH trực tuyến là một trong những giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề về đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, tăng tính tương tác, phát triển kỹ năng, NL của người dạy và người học trong bối cảnh của thời đại số. Vì vậy, việc xây dựng khung NL CNTT trong DH trực tuyến phù hợp với điệu kiện thực tiễn Việt Nam và xu hướng chung của thế giới là điều cần thiết. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng khung NL, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT hay đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH trong và ngoài nước, tiêu biểu như: UNESCO (2018) [5] đã đề ra khung NL CNTT&TT cho GV trong DH; ISTE (2017) [6] xuất bản bộ chuẩn về kĩ năng công nghệ cho GV; mô hình TPACK với cấu trúc ICT-TPCK (2009) [7]; ETS (2006) [8] phát triển một bộ công cụ kiểm tra NL CNTT&TT; Hsu S. (2017) [9] phát triển và xác nhận thang đo để thay đổi trình độ tích hợp CNTT của GV theo thời gian; Claudia & Robert (2000) [10] đã đưa ra công cụ đánh giá NL CNTT&TT; Lê Thị Kim Loan (2019) [11] “Phát triển NL CNTT trong DH cho SV sư phạm ở trường đại học”. Kết quả nghiên cứu từ các công trình nêu trên đã phần nào cung cấp khá đầy đủ và bao phủ về tính vận dụng hay NL sử 3
  15. dụng CNTT trong DH. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đang dừng lại ở việc mô tả bộ khung NL CNTT với các yếu tố cơ bản, cụ thể về công cụ như sử dụng máy tính và thiết bị ngoại vi hay sử dụng một số phần mềm máy tính ở mức độ cơ bản; những yếu tố thiết yếu phát triển khung NL CNTT trong DH chưa được đề cập đến và đào sâu như: về chính sách trong sử dụng CNTT, ứng dụng CNTT trong phát triển chương trình đào tạo, tính sư phạm gắn với kỹ năng sử dụng CNTT, NL sử dụng và vận hành các phần mềm chuyên sâu theo từng chuyên môn, tích hợp các yếu tố công nghệ trong xây dựng tài nguyên số, quản trị học tập trực tuyến, … và đây cũng là vấn đề cần được bàn luận và làm rõ hơn nhiệm vụ của GV về sử dụng CNTT trong DH, cùng với đó bằng kết quả tương tác, đánh giá NL người học được tổ chức trên nền tảng trực tuyến chưa giải quyết, đặt ra vấn đề về xây dựng bộ công cụ về tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH và DH trực tuyến. Vấn đề về đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến của các trường đại học trong đào tạo giáo viên còn ít được nghiên cứu và chưa có công bố nào về thang đo NL sử dụng CNTT đối với GV hay SV sư phạm trong DH trực tuyến. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu “Đánh giá năng lực sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong dạy học trực tuyến” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận án Tiến sĩ chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phát huy hiệu quả trong DH tích hợp CNTT với NL sư phạm của GV trong GD&ĐT, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học nói chung và ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn NL sử dụng CNTT của GV trong DH và DH trực tuyến, luận án đề xuất quy trình và xây dựng khung NL CNTT với bộ tiêu chí đánh NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của GV, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT bậc đại học. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến của các trường đại học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình DH trực tuyến tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu: Bao gồm GV, SV sư phạm các khoa chuyên môn sư phạm thuộc trường ĐHSP Huế, trường ĐHSP Đà Nẵng, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường CĐSP Quảng Trị và một số trường đại học đào tạo giáo viên khu vực Bắc Trung bộ. Phạm vi thực hiện nội dung thực nghiệm: Khảo nghiệm và dạy thực nghiệm một số bộ môn chuyên ngành sư phạm thuộc các khoa chuyên môn của trường đại học, cao đẳng sư phạm. Phạm vi đối tượng thực nghiệm: Tổ chức khảo nghiệm và thực nghiệm với khóa học trực tuyến cho khoảng từ 70 đến 90 SV thuộc chuyên ngành sư phạm của trường đại học, cao đẳng sư phạm. 4
  16. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng bộ công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT theo khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến phù hợp với thực tiễn DH, sẽ góp phần phát triển NL CNTT của người dạy và người học, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong đào tạo giáo viên. 5. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến của các trường đại học đào tạo giáo viên. Thiết lập quy trình, xây dựng khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá theo khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến. Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của kết quả nghiên cứu thông qua việc thiết kế và tổ chức thực nghiệm khóa học trực tuyến vận dụng khung NL CNTT cho môn học cụ thể nhằm phát triển NL CNTT của người dạy và người học. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận nghiên cứu Quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng: Xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Quan điểm hệ thống cấu trúc: Không xem xét các sự vật, hiện tượng một cách riêng lẻ mà luôn đặt chúng trong một hệ thống, chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố trong hệ thống đó. Quan điểm thực tiễn: Những nghiên cứu trong đề tài phải xuất phát từ thực tiễn và hướng đến việc giải quyết những vấn đề trong hiện thực GD. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn thông tin, tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài. Sử dụng các phương thức, cách thức đã được chứng minh, khẳng định trước đó nhằm mục đích nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về các phạm trù có liên quan đến đề tài, lấy đó làm cơ sở tiến hành nghiên cứu thực trạng. Các văn kiện, văn bản chỉ đạo, điều hành về đổi mới GD theo hướng phát triển NL, ứng dụng CNTT trong đào tạo của hệ thống GD quốc dân Việt Nam. Nghiên cứu lý luận về phát triển NL sử dụng CNTT trong DH và DH trực tuyến, từ đó làm cơ sở cho việc thiết lập quy trình, xây dựng khung NL CNTT và bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến của trường đại học, cao đẳng sư phạm trong đào tạo giáo viên. 6.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.3.1. Phương pháp điều tra: Điều tra, khảo sát thực trạng bằng phiếu lấy ý kiến về nhận thức, thái độ, tính sẵn sàng của người dạy và người học về ứng dụng CNTT trong DH và DH trực tuyến; phiếu điều tra ý kiến của chuyên gia và GV về khung NL CNTT dành cho GV vận dụng cho DH trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả tương tác và chất lượng trong DH. 6.3.2. Phương pháp quan sát sư phạm: Việc quan sát sư phạm được tiến hành trên khách thể nghiên cứu thông qua giảng dạy, dự giờ và làm việc trong lớp học truyền thống và khóa học trực tuyến. Các 5
  17. thông tin thu thập được từ phương pháp này sẽ sử dụng để bổ sung, chính xác hóa cho kết quả của phương pháp điều tra. 6.3.3. Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các GV, SV nhằm đối chiếu với thông tin thu thập qua phiếu điều tra và đánh giá các đối tượng khảo sát về phát triển NL CNTT của GV trong DH và DH trực tuyến. Đồng thời, thu thập, bổ sung hiểu biết cụ thể, sâu hơn và đầy đủ hơn về các nội dung nghiên cứu trong vận dụng DH phát triển NL sử dụng CNTT được điều tra. 6.3.4. Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp được sử dụng để xin ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp, tham vấn ý kiến chuyên gia trong giải thích các đề xuất mới, các số liệu xác lập, các biểu hiện phức tạp hoặc khác thường trong kết quả nghiên cứu về quy trình và khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến. Phương pháp này hỗ trợ cho mục đích làm cơ sở xác thực các đề xuất trong nội dung nghiên cứu của luận án. 6.3.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu phân tích sản phẩm về thiết lập, xây dựng khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến; tổ chức hoạt động DH vận dụng bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến; đánh giá kết quả DH. 6.3.6. Phương pháp thống kê Toán học: Sử dụng phương pháp thống kê Toán học trong khoa học GD để xử lý các kết quả điều tra và thực nghiệm sư phạm làm cơ sở cho các nhận xét, đánh giá kết quả nghiên cứu. 6.3.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá, kiểm chứng, khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng khung NL CNTT dựa trên các tiêu chí của bộ công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến trong đào tạo giáo viên của trường đại học, cao đẳng sư phạm. Xử lý thông tin thu thập trên thực nghiệm sư phạm, kết hợp với phương pháp thống kê Toán học để xử lý các kết quả thực nghiệm làm cơ sở cho các nhận xét, đề xuất và đánh giá kết quả của luận án. 7. Những đóng góp của Luận án 7.1. Về lý luận Góp phần bổ sung vào lý luận DH trong đào tạo trực tuyến theo định hướng phát triển NL sử dụng CNTT của GV. Làm sáng tỏ cơ sở khoa học và thực tiễn, các khái niệm về DH hướng phát triển NL CNTT. Đề xuất quy trình, xây dựng khung NL CNTT dành cho GV và thiết lập bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến trong đào tạo giáo viên của trường đại học, cao đẳng sư phạm. Khung NL xác định độ đáp ứng NL cần thiết về sử dụng CNTT so với chuẩn NL nghề nghiệp của GV; xác nhận cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng NL nghề nghiệp sư phạm và NL công nghệ đối với đội ngũ GV trong sử dụng CNTT. 7.2. Về thực tiễn Đánh giá thực trạng về DH vận dụng khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến trong đào tạo giáo viên của trường đại học, cao đẳng sư phạm. 6
  18. Xác lập kết quả thực nghiệm, đánh giá tính hiệu quả trong DH thông qua việc thiết kế và tổ chức khóa học trực tuyến vận dụng khung NL CNTT dành cho GV. Xác lập các tiêu chí theo các cấp độ cần có đối với GV về sử dụng CNTT trong DH mang tính mở nhằm thích ứng trong môi trường DH truyền thống và trực tuyến đáp ứng xu thế của sự phát triển nhanh của công nghệ ngày nay. Chỉ rõ phương thức đào tạo trực tuyến vận dụng bộ công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT có nhiều ưu điểm giúp nâng cao NL phát hiện và giải quyết vấn đề trong DH hướng phát triển NL đối với người dạy và người học bậc đại học nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV và yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD Việt Nam. 8. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo và phụ lục; luận án được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Chương 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Chương 3. KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 7
  19. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THEO KHUNG NĂNG LỰC CNTT TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Hình 1. Sơ đồ quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khung NL CNTT 8
  20. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC KHUNG LOGIC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Bối cảnh vấn đề nghiên cứu Tác động Định hướng Tác động DH CMCN 4.0 UD CNTT trực tuyến ĐÁNH GIÁ NL SỬ DỤNG CNTT TRONG DH TRỰC TUYẾN Lý luận DH phát Mô hình DH phát Thực trạng đánh giá triển NL CNTT triển NL CNTT NL CNTT trong DH CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NL SỬ DỤNG CNTT TRONG DH TRỰC TUYẾN Nguyên tắc và yêu cầu đánh giá NL SD CNTT trong DH Quy trình xây Quy trình xây dựng cấu trúc dựng bộ tiêu chí khung NL CNTT đánh giá theo ĐÁNH GIÁ NL khung NL CNTT SỬ DỤNG CNTT CỦA GV TRONG Xây dựng khung DH TRỰC Xây dựng bộ tiêu NL CNTT của TUYẾN chí đánh giá gắn GV trong DH trực với khung NL tuyến CNTT KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ Khảo sát ý kiến GV Lấy ý kiến Thực nghiệm và SV sư phạm chuyên gia và đánh giá Tác động sử dụng Kiểm chứng vận Khung NL NCTT CNTT trong DH dành cho GV dụng khung NL trực tuyến CNTT trong DH Phân tích – Đánh giá KẾT LUẬN, HƯỚNG PHÁT TRIỂN LUẬN ÁN, KHUYẾN NGHỊ Hình 2. Sơ đồ cấu trúc khung logic nghiên cứu của luận án 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2