intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ ngành Tài chính Ngân hàng: Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân – Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

67
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân; phân tích tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế châu Á và Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Tài chính Ngân hàng: Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân – Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ VIỆT AN TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN ĐẦU TƯ TƯ NHÂN - NGHIÊN CỨU Ở MỘT SỐ NỀN KINH TẾ CHÂU Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ VIỆT AN TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN ĐẦU TƯ TƯ NHÂN - NGHIÊN CỨU Ở MỘT SỐ NỀN KINH TẾ CHÂU Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ĐẶNG ANH TUẤN 2. TS. TRỊNH THỊ THÚY HỒNG HÀ NỘI - 2020
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2020 Nghiên cứu sinh Lê Việt An
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập nghiên cứu sinh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi đã được thụ hưởng một môi trường học thuật tuyệt vời cùng sự tận tâm, nhiệt tình của quý Thầy, Cô và đội ngũ cán bộ nhân viên nhà trường. Đây thật sự là quãng thời gian quý báu và ấn tượng trong cuộc đời đi học của tôi. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Viện Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đặng Anh Tuấn, TS. Trịnh Thị Thúy Hồng đã tận tâm hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành hướng nghiên cứu, cũng như có những lời góp ý, phản biện và lời khuyên quý báu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin dành những lời cảm ơn chân thành đến Viện Ngân hàng - Tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân; đặc biệt là PGS. TS. Cao Thị Ý Nhi - Trưởng Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, PGS. TS. Hồ Đình Bảo - Trưởng Khoa Kinh tế học đã có những góp ý quan trọng và chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp, các anh chị cán bộ nhà trường đã đồng hành, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án này. Luận án này chứa đựng nhiều sự cố gắng của tôi, nhưng vẫn không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý, chia sẻ từ quý thầy, cô và đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2020 Nghiên cứu sinh Lê Việt An
  5. iii MỤC LỤC 1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4 1.6. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................4 1.7. Kết cấu luận án ....................................................................................................4 2.1. Chi tiêu công ........................................................................................................9 2.1.1. Quan niệm về chi tiêu công ..................................................................................... 9 2.1.2. Vai trò của chi tiêu công ........................................................................................10 2.1.3. Đặc điểm của chi tiêu công....................................................................................12 2.1.4. Phân loại chi tiêu công ...........................................................................................13 2.2. Đầu tư tư nhân ...................................................................................................14 2.2.1. Quan niệm về đầu tư tư nhân.................................................................................14 2.2.2. Các nhân tố tác động đến đầu tư tư nhân ..............................................................15 2.3. Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ..............................................23 2.3.1. Hiệu ứng lấn át đầu tư ............................................................................................23 2.3.2. Hiệu ứng bổ trợ đầu tư ...........................................................................................29 2.4. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ..................................................................................................................30
  6. iv 2.4.1. Hiệu ứng lấn át đầu tư ............................................................................................30 2.4.2. Hiệu ứng bổ trợ đầu tư ...........................................................................................31 2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân .......33 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................37 3.2. Mô hình nghiên cứu...........................................................................................38 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ...............................................................................................38 3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu của phương trình chi tiêu công ........................................44 3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................46 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng ....................................................................47 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .......................................................................48 3.4. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................49 4.1. Tình hình chi tiêu công và đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế châu Á .....52 4.1.1. Tình hình chi tiêu công ..........................................................................................52 4.1.2. Tình hình đầu tư tư nhân ........................................................................................55 4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế châu Á ......................................................................58 4.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...............................................................58 4.2.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến số ..........................................................63 4.2.3. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ...............................................................................................................................64 4.2.3.3. Kết quả hồi quy phương trình tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân 68 4.3. Tình hình chi tiêu công và đầu tư tư nhân ở Việt Nam .................................75 4.3.1. Chi tiêu công ở Việt Nam ......................................................................................75 4.3.2. Đầu tư tư nhân ở Việt Nam ...................................................................................82 4.3.3. Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở Việt Nam ...............................88
  7. v 5.1. Kết luận chung về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân .............101 5.2. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam ..............................................................104 5.2.1. Đối với hoạt động chi tiêu công ..........................................................................105 5.2.2. Một số khuyến nghị khác.....................................................................................110 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................112 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................................112
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 2SLS Two-Stage Least Squares Mô hình hồi quy 2 giai đoạn 3SLS Three-Stage Least Squares Mô hình hồi quy 3 giai đoạn ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á ECM Error Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FE Fixed Effect Tác động cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước GMM Generalized Method of Moment Mô hình mô-men tổng quát HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người ICOR Incremental Capital-Ouput Ratio Hệ số gia tăng vốn - sản lượng IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế LPI Logistics Performance Index Chỉ số kết quả hậu cần NSNN Ngân sách nhà nước OLS Ordinary Least Square Bình phương bé nhất PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PPP Public-Private Partnership Hợp đồng đối tác công - tư RE Random Effect Tác động ngẫu nhiên SVAR Structural Vector AutoRegression Mô hình vectơ tự hồi quy dạng cấu trúc VAR Vector AutoRegression Mô hình vectơ tự hồi quy VECM Vector Error Correction Model Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số WB World Bank Ngân hàng thế giới WDI World Development Indicators Báo cáo Chỉ số phát triển thế giới WEO World Economic Outlook Báo cáo Tổng quan kinh tế thế giới WGI Worldwide Governance Indicators Chỉ số quản trị toàn cầu
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng kết một số kết quả từ các phương pháp nghiên cứu ............................34 Bảng 3.1. Giới thiệu các biến nghiên cứu trong mô hình ..............................................40 Bảng 4.1. Cơ cấu gói kích thích kinh tế của Trung Quốc (tỷ nhân dân tệ) ...................55 Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .......................................................58 Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong phương trình 1 .....................63 Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong phương trình 2 .....................64 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy phương trình 2 ....................................................................66 Bảng 4.6. Kết quả hồi quy phương trình 1 ....................................................................69 Bảng 4.7. Kết quả đối chiếu giữa giả thuyết và kết quả hồi quy ...................................74 Bảng 4.8. Số bằng sáng chế được cấp phép, 2006-2016 ...............................................88 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy mô hình bằng 3SLS cho trường hợp Việt Nam ..................90
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cơ chế tác động của hiệu ứng lấn át đầu tư...................................................23 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................37 Hình 3.2. Quan hệ giữa các biến số trong phương trình 1 ............................................41 Hình 3.3. Quan hệ giữa các biến số trong phương trình 2 ............................................44 Hình 4.1. Tỷ lệ chi tiêu công/GDP của một số nước châu Á ........................................52 Hình 4.2. GDP và chi tiêu công thực tế của Bangladesh (tỷ USD) ...............................53 Hình 4.3. Tỷ lệ đầu tư tư nhân/GDP của một số nước châu Á (%)...............................56 Hình 4.4. Giá trị vốn đầu tư tư nhân ở một số nước châu Á .........................................57 Hình 4.5. Quan hệ giữa thu ngân sách và chi tiêu công của từng nước ........................65 Hình 4.6. Xu hướng quan hệ giữa thu ngân sách và chi tiêu công của 14 nước ...........67 Hình 4.7. Quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tư tư nhân của từng nước .......................68 Hình 4.8. Xu hướng quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tư tư nhân của 14 nước ..........70 Hình 4.9. Tình hình chi tiêu công của Việt Nam ..........................................................75 Hình 4.10. Cơ cấu chi tiêu công của Việt Nam .............................................................76 Hình 4.11. Cơ cấu chi thường xuyên của Việt Nam .....................................................77 Hình 4.12. So sánh mức lương khu vực công của Việt Nam với khu vực ....................77 Hình 4.13. Tốc độ tăng của chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển ........................80 Hình 4.14. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng trưởng chi tiêu công .....................................81 Hình 4.15. Số vốn và số lượng doanh nghiệp thành lập mới qua các năm ...................83 Hình 4.16. Vốn và cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở Việt Nam ..........................84 Hình 4.17. Giá trị GDP của các khu vực kinh tế ngoài nhà nước .................................84 Hình 4.18. Số lượng doanh nghiệp qua các năm ...........................................................85 Hình 4.19. Năng suất lao động các khu vực kinh tế ở Việt Nam ..................................86 Hình 4.20. Mối quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tư tư nhân ở Việt Nam ..................89 Hình 4.21. Kết quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng của một số nước châu Á ........................91 Hình 4.22. Điểm chất lượng cơ sở hạ tầng (1 = thấp nhất, 5 = tốt nhất) .......................91 Hình 4.23. Khả năng tiếp cận đất đai của doanh nghiệp - PCI 2017 ............................97
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Nhiều lý thuyết kinh tế đã chứng minh rằng chi tiêu công là một trong những nguồn vốn quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình đó, chi tiêu công còn tác động đến một nhân tố quan trọng khác của nền kinh tế, đó là đầu tư của khu vực tư nhân trong nước. Mối quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tư tư nhân đã thu hút rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra là, đầu tư tư nhân (đầu tư của khu vực tư nhân trong nước, không tính FDI) có thể được khuếch đại bởi những ảnh hưởng thuận chiều (hiệu ứng bổ trợ đầu tư) hay bị giảm sút bởi những tác động tiêu cực (hiệu ứng lấn át đầu tư)? Từ góc độ hoạt động nghiên cứu, nhiều nhà kinh tế trên thế giới đồng tình với ảnh hưởng tích cực lên đầu tư của khu vực tư nhân từ chi tiêu công (Aschauer, 1989; Blejer và Khan, 1984; Ghura và Goodwin, 2000; Blanchard và Perotti, 2002; Erden và Holcombe, 2005; Gjini và Kukeli, 2012). Điều này được giải thích theo hướng vốn công được coi là một nhân tố sản xuất bổ trợ, giúp làm tăng năng suất biên của vốn tư nhân. Vì thế, mối quan hệ giữa 2 nhân tố này diễn ra cùng chiều, nghĩa là chi tiêu công kích thích đầu tư tư nhân gia tăng. Ngược lại, một số tác giả khác khẳng định hiệu ứng lấn át với đầu tư tư nhân là có diễn ra (Argimon và cộng sự, 1997; Furceri và Sousa, 2011, Su và Bui, 2016). Sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ kéo theo tổng cầu hàng hóa dịch vụ tăng lên, từ đó đẩy mức lãi suất lên cao, làm chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn, khiến mức độ tiếp cận vốn của khu vực tư nhân giảm xuống. Nói một cách khác, vốn nhà nước đã lấn át đầu tư tư nhân. Nhận định bổ trợ và lấn át đầu tư tư nhân xảy ra đối với nhiều nước đang phát triển ở khu vực châu Á, nhưng các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở số liệu đến năm 2013. Từ đó đến nay, trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, hiện tượng lấn át hay bổ trợ đầu tư tư nhân hiện đang diễn biến như thế nào ở khu vực mới nổi và đang phát triển châu Á? Câu hỏi đó đặt ra yêu cầu cho các nghiên cứu tiếp theo để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các nhân tố đặc biệt quan trọng này. Từ thực tế, tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân đã thể hiện khá rõ. Một mặt, nhiều đánh giá cho thấy chi tiêu công là nguồn vốn quan trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội của một quốc gia, từ đó tạo dựng những nền tảng ban đầu cho một môi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần thu hút vốn đầu tư của các khu vực, đặc biệt là khu vực tư nhân. Nguồn chi của chính phủ cũng góp phần hỗ trợ, vực dậy nền kinh tế các nước nói chung, khu vực tư nhân nói riêng thoát khỏi những trục trặc
  12. 2 kinh tế, đặc biệt là giai đoạn sau khủng hoảng tài chính Đông Á 1997, 1998 và suy thoái kinh tế đi kèm lạm phát cao đến 2 con số những năm 2008. Chẳng hạn, tốc độ tăng GDP của Việt Nam có xu hướng đi theo một đường thẳng, từ mức thấp nhất sau khủng hoảng là 5,25% năm 2012 lên mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây với con số 7,08% năm 2018. Tương tự, nhiều nước châu Á khác cũng đạt được thành tích tăng trưởng tốt trong năm 2018 như Trung Quốc (6,1%), Ấn Độ (5,1%), Indonesia (5,02%), hay Philippines (6,4%). Đồng thời, khu vực tư nhân cũng ngày càng phát triển đến mức Nakao (2020) đã khẳng định thành công của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á chủ yếu dựa vào thị trường và khu vực tư nhân, đóng vai trò như những động cơ tăng trưởng. Những tín hiệu khả quan của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khu vực châu Á có được từ sự đóng góp của nhiều chính sách, trong đó có chính sách chi tiêu công. Do vậy, vai trò tích cực của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân luôn được khẳng định. Mặt khác, một số nhà kinh tế lại không đồng tình với điều này khi tìm ra những tác động tiêu cực của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân. Chẳng hạn, một vấn đề nổi cộm là sự ưu ái của các doanh nghiệp khối vốn nhà nước so với khối vốn tư nhân trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất, khiến khu vực tư nhân bị cản trở cơ hội đầu tư hoặc phải đầu tư với chi phí cao hơn nhiều. Vì thế, nếu các quốc gia tiếp tục mở rộng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội khác, vấn đề cần quan tâm là hướng tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân. Trong bối cảnh khu vực tư nhân ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế nhiều nước, việc xác định sự ảnh hưởng này là cần thiết để điều chỉnh chính sách chi tiêu cho phù hợp. Bên cạnh đó, ở nhiều nước, một số bất ổn của hoạt động chi tiêu công đang bộc lộ khi một số nước phải đối mặt với tình hình nợ công còn cao, khoảng cách thu - chi ngân sách bị nới rộng, không gian tài khóa hạn hẹp, tính bền vững trong nền tài chính công bị đe dọa, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân cơ bản là do hoạt động chi tiêu công ở các nước còn chứa nhiều hạn chế, tốc độ tăng chi cao, đồng nghĩa với việc nợ công có nguy cơ phình to, cùng nhiều áp lực lên chính sách tài khóa, kiểm soát lạm phát mà vẫn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế, ít ảnh hưởng tiêu cực đến các khu vực kinh tế khác trong nền kinh tế. Do vậy, các nước vẫn đang tìm kiếm giải pháp phù hợp cho hoạt động chi tiêu trong điều kiện kinh tế biến động mạnh như hiện nay. Như vậy, xét trên nhiều khía cạnh, từ lý thuyết, các nghiên cứu, đến thực tế; dù đứng ở góc độ nhà hoạch định chính sách hay nhà nghiên cứu, chúng ta cũng nên đánh giá được sự tác động của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân để có cái nhìn chuyên
  13. 3 sâu hơn về ảnh hưởng của chi tiêu công ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á. Đồng thời, không nằm ngoài bối cảnh chung của khu vực, Việt Nam cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự. Do vậy, từ nhận xét về tác động của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á, cũng cần đưa ra đánh giá về điều này ở Việt Nam. Hiệu ứng lấn át hay hiệu ứng bổ trợ đầu tư tư nhân hiện đang diễn ra ở Việt Nam? Nhà nước nên chi tiêu thế nào cho hợp lý để vừa thực hiện được chức năng của mình, vừa thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển… là các vấn đề luôn được các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Như vậy, xem xét ảnh hưởng của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á; từ đó có thể đưa ra những giải pháp hợp lý cho chính sách chi tiêu công ở Việt Nam. Đây chính là lý do mà luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân - Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài “Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân - Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam” được thực hiện nhằm hướng tới các mục tiêu sau: i- Xem xét tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế châu Á. ii- Đánh giá tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân trong trường hợp Việt Nam. iii- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm gia tăng ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra sẽ là: 1- Các nhà nghiên cứu kinh tế có đánh giá như thế nào về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân? 2- Chi tiêu công tác động đến đầu tư tư nhân theo hướng nào ở một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở khu vực châu Á? 3- Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân trong trường hợp Việt Nam giống hay khác xu hướng tác động ở các nền kinh tế châu Á nói trên. Nói một cách khác, chi tiêu công tác động đến đầu tư tư nhân như thế nào trong trường hợp Việt Nam?
  14. 4 4- Những chính sách khả thi nào mà chính phủ Việt Nam có thể sử dụng để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân trong thời gian tới? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về hướng tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Thời gian lựa chọn để nghiên cứu là từ năm 2000 đến năm 2018. Khoảng thời gian nghiên cứu là 19 năm, đảm bảo độ dài một cách tương đối để có thể phát hiện ra các mối quan hệ mang tính bản chất và quy luật giữa các biến số trong mô hình nghiên cứu. Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu này phân tích trường hợp của một số nước châu Á. Cụ thể, đây là 14 nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở khu vực châu Á. Các quốc gia này có nhiều đặc điểm kinh tế xã hội gần như tương đồng với nhau, có thể đưa vào cùng một mẫu quan sát. Lúc đó, dữ liệu thu được sẽ là dữ liệu bảng với số lượng là 266 quan sát (bằng 14 nước x 19 năm). 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích định lượng là phương pháp nghiên cứu chính trong luận án này. Trong đó, tác giả tiến hành hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng để đánh giá sự ảnh hưởng của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân. Mô hình cụ thể được sử dụng là mô hình hồi quy ba giai đoạn. Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm nhiều quốc gia, trải dài qua nhiều năm nên dữ liệu bảng được sử dụng cho luận án. Tác giả cũng sử dụng các kiểm định cần thiết để kiểm tra các khuyết tật của mô hình, từ đó tiến hành khắc phục những sai sót. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp định tính khi phân tích tình hình thực tế về mối quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng; đây là cơ sở cho việc đề xuất những chính sách cải thiện mối quan hệ giữa hai nhân tố trên. 1.6. Những đóng góp mới của luận án Luận án này được thực hiện với những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt là đối với Việt Nam, cụ thể như sau: Thứ nhất, trên cơ sở lý thuyết về hiệu ứng lấn át và bổ trợ đầu tư, nội dung luận án đã hệ thống lại kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân, cho thấy ảnh hưởng khá đa dạng, cả thuận chiều lẫn nghịch chiều. Khác
  15. 5 với các nghiên cứu trước đó thường tập trung vào một nước hoặc một nhóm nước, luận án vừa xem xét tác động của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân ở một số nước châu Á vừa nghiên cứu chi tiết trường hợp Việt Nam. Thứ hai, luận án đã làm rõ sự liên quan giữa các biến số vĩ mô với vốn đầu tư của khu vực tư nhân, đặc biệt là chi tiêu công; trong khi chi tiêu công lại chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác. Mối quan hệ đồng thời này được xử lý bằng phương pháp hồi quy 3 giai đoạn (3SLS). Cách thức này giải quyết được vấn đề nội sinh, tự tương quan và khắc phục yếu điểm từ việc ước lượng từng phương trình riêng biệt (bằng các phương pháp khác như OLS, FE, RE...). Vì thế, kết quả ước lượng sẽ nhất quán và hiệu quả, giúp đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hơn những ảnh hưởng của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân. So với các nghiên cứu tương tự, đây cũng là phương pháp chưa được sử dụng nhiều với nhóm nước nói chung và chưa được sử dụng với Việt Nam nói riêng - trong phạm vi hiểu biết của tác giả; do vậy tạo nên đóng góp mới về mặt phương pháp nghiên cứu. Thứ ba, nghiên cứu một lần nữa khẳng định tác động tích cực của chi tiêu công lên đầu tư của khu vực tư nhân ở một số quốc gia mới nổi và đang phát triển khu vực châu Á với thời gian cập nhật hơn, đến năm 2018 so với năm 2013 của các nghiên cứu tương tự. Thứ tư, luận án chứng tỏ ảnh hưởng thuận chiều của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân ở Việt Nam bằng phân tích định lượng (3SLS) và phân tích định tính (phương pháp theo dõi quá trình, suy luận mô tả và phân tích tình huống), khác với nhận định của một số nghiên cứu trước đây về tác động lấn át đầu tư tư nhân. Thứ năm, luận án đã xem xét ảnh hưởng của môi trường thể chế kinh tế. Đây là nhân tố ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, được đề cập nhiều trong các mô hình phân tích tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân với mẫu quan sát là nhóm nước nhưng ít được đề cập trong nghiên cứu về Việt Nam, do đó sẽ tạo sự khác biệt cho nghiên cứu này. Việc nghiên cứu về vai trò của thể chế sẽ là căn cứ để các giải pháp đề ra chú trọng hơn vào việc cải cách các yếu tố có liên quan đến thể chế như phân cấp, cách thức thực hiện ngân sách, tạo dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ sáu, để gia tăng ảnh hưởng tích cực của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân ở Việt Nam, dựa trên kết quả nghiên cứu, hàm ý chính sách được đưa ra là Nhà nước nên tập trung vào việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu; kiểm soát chi thường xuyên bằng cách sáp nhập một số cơ quan chuyên môn, thực
  16. 6 hiện KPI trong khu vực công; minh bạch trong chi tiêu công; tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ phát triển. 1.7. Kết cấu luận án Ngoài các phần phụ, luận án gồm 5 chương với nội dung chính trong từng chương như sau: Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu Chương 1 giới thiệu những vấn đề chung của luận án như: lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp mới của luận án. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân Chương 2 trình bày đánh giá của các nghiên cứu trước đây về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm, từ đó xem xét mối tương quan này trong thực tế các quốc gia diễn biến như thế nào. Việc tổng quan các nghiên cứu này là cơ sở để phát hiện khoảng trống nghiên cứu, từ đó đưa ra định hướng nghiên cứu cho luận án. Đồng thời, trong chương này còn trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân như: khái niệm chi tiêu công, cơ chế, kênh tác động, chiều tác động… từ các khoản chi tiêu công đến hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương 3 thể hiện cách thức thực hiện nghiên cứu, từ quy trình đến mô hình nghiên cứu và các biến số cụ thể. Nguồn dữ liệu, phương pháp cụ thể cho việc nghiên cứu cũng được mô tả trong chương này. Việc đánh giá những ảnh hưởng của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân sẽ được tiến hành dựa trên thiết kế nghiên cứu này. Chương 4: Phân tích tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế châu Á và Việt Nam Chương 4 trình bày kết quả hồi quy từ mô hình và phương pháp nghiên cứu được đề cập trong chương 3. Từ đó, tiến hành phân tích kết quả để đưa ra những nhận định về tác động của hoạt động chi tiêu công đến đầu tư của khu vực tư nhân ở một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khu vực châu Á và Việt Nam. Quá trình này sẽ giúp làm rõ ảnh hưởng của chi tiêu từ khu vực công trong giai đoạn nghiên cứu là hỗ trợ hay lấn át đầu tư của khu vực tư. Đồng thời, kết quả phân tích cũng thể hiện vai trò của các nhân tố ảnh hưởng khác đến tình hình đầu tư tư nhân.
  17. 7 Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách đối với Việt Nam Chương 5 đưa ra những đánh giá chung về tình hình đầu tư tư nhân tại Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của chi tiêu công. Những đánh giá trên kết hợp với kết quả nghiên cứu được thảo luận ở chương 4 là cơ sở để đề xuất một số chính sách cho Việt Nam. Các chính sách này liên quan đến việc giảm bớt tác động tiêu cực, gia tăng tác động tích cực của chi tiêu chính phủ đến đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó, các hạn chế của nghiên cứu này cũng được đưa ra để gợi mở định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
  18. 8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu một số nội dung cơ bản của luận án. Trước hết là bối cảnh nghiên cứu để từ đó đưa ra lý do lựa chọn đề tài. Xét trên nhiều góc độ, về lý thuyết lẫn các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy chi tiêu công có những ảnh hưởng nhất định đến đầu tư của khu vực tư nhân. Về thực tế, hoạt động chi tiêu công của Việt Nam đã có nhiều biến động lớn cùng với những thăng trầm của nền kinh tế và có những tác động, kể cả tích cực lẫn tiêu cực. Việc đánh giá được chiều hướng và quy mô của ảnh hưởng này là rất quan trọng để có thể gợi mở những hàm ý chính sách hợp lý cho hoạt động chi tiêu công ở Việt Nam. Từ đây, luận án đã đưa ra 3 mục tiêu nghiên cứu và cụ thể hóa thành 4 câu hỏi nghiên cứu. Tác giả cũng xác định đối tượng nghiên cứu là tình hình chi tiêu công của 14 nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khu vực châu Á giai đoạn 2000-2018. Để phân tích dữ liệu của các đối tượng trên và trả lời câu hỏi nghiên cứu, luận án lựa chọn phương pháp hồi quy hệ phương trình đồng thời theo 3 giai đoạn; cộng với phân tích định tính tình hình cụ thể tại Việt Nam. Luận án được thiết kế thành 5 chương để có thể truyền tải hết các nội dung nghiên cứu. Từ những vấn đề cơ bản trên, tác giả cũng kỳ vọng luận án sẽ đóng góp điểm mới cho hoạt động nghiên cứu và thực tiễn ở Việt Nam.
  19. 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN ĐẦU TƯ TƯ NHÂN 2.1. Chi tiêu công 2.1.1. Quan niệm về chi tiêu công Trên thế giới có không ít các nghiên cứu về vai trò của Chính phủ đối với hoạt động kinh tế. Thực tế cho thấy, bàn tay vô hình không thể tự mình giải quyết hoàn toàn những khúc mắc của thị trường. Đôi khi quyết định của khu vực tư nhân không đem lại hiệu quả kinh tế, đòi hỏi khu vực công phải can thiệp nhằm bình ổn hoạt động vĩ mô (Keynes, 1936; Stiglitz, 1997). Lúc này, khu vực công sẽ cung ứng ra một lượng hàng hóa công nhất định. Theo nhà kinh tế học hiện đại P.A. Samuelson, hàng tiêu dùng tập thể (collective consumption goods) - ngày nay quen gọi bằng thuật ngữ “hàng hóa công” (public goods) - là hàng hóa mà việc tiêu dùng của người này không gây loại trừ đối với việc tiêu dùng của người khác (Samuelson, 1954). Nếu coi hoạt động của khu vực công như một quy trình sản xuất, chúng ta thấy rằng khu vực công cũng sử dụng vốn, nhân lực và các nguồn lực khác để sản xuất ra hàng hóa công cộng. Thật ra, nếu đi vào chi tiết, người ta có thể phân thành hai giai đoạn là sản xuất và cung cấp hàng hóa công. Chẳng hạn, Chính phủ có thể cung cấp hàng hóa công, nhưng đồng thời cho phép khu vực tư nhân sản xuất ra nó. Nhưng cho dù khu vực công là một nhà sản xuất hay nhà cung cấp thì nó cũng cần có những khoản chi tiêu để tạo ra hàng hóa công cho xã hội. Những khoản chi này được gọi là “chi tiêu công”. Đó là các khoản chi phát sinh bởi các đơn vị trong khu vực công, từ cấp trung ương đến cấp địa phương để thỏa mãn nhu cầu chung của người dân. Chi tiêu công giúp chính phủ có thể sản xuất và mua sắm hàng hóa dịch vụ nhằm cung ứng hàng hóa công và tái phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế xã hội. Tương tự, Sử Đình Thành (2009) cho rằng chi tiêu công phản ánh giá trị của các loại hàng hóa dịch vụ mà chính phủ đã mua về để hình thành nên hàng hóa, dịch vụ công, từ đó cung ứng cho xã hội nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước; đồng thời thực hiện chính sách tái phân phối thu nhập. Lúc đó, có thể hiểu rằng tất cả các khoản chi tiêu của chính quyền các cấp, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp do chính phủ tài trợ là chi tiêu công. Nói một cách khác, chi tiêu công chủ yếu là các khoản chi ngân sách. Tương tự, Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2009) nhận định chi tiêu công là việc phân phối và sử dụng các quỹ công mà chủ yếu là quỹ ngân sách nhà nước (NSNN), nhằm phục vụ cho hoạt động của bộ máy nhà nước, thực
  20. 10 hiện các chức năng kinh tế xã hội của nhà nước, duy trì sự hoạt động bình thường của nền kinh tế xã hội. Như vậy, hầu hết quan niệm chi tiêu công đều xoay quanh các khoản chi từ phía chính phủ cho việc duy trì bộ máy nhà nước và thực hiện chức năng của nó. Trong luận án này, thuật ngữ chi tiêu công được sử dụng dựa trên quan điểm của IMF. Đó là tất cả các khoản chi của chính phủ và chi ròng cho đầu tư tài sản phi tài chính (như mua lại tài sản vốn cố định, cổ phiếu chiến lược, đất đai và tài sản vô hình). Cụ thể, đó là các khoản chi tiêu của chính phủ được tài trợ bởi ngân sách nhà nước; gồm tất cả các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương để trang trải kinh phí cho các hoạt động của chính phủ, từ việc nuôi dưỡng bộ máy khu vực công đến cung ứng hàng hóa, dịch vụ công. 2.1.2. Vai trò của chi tiêu công Rõ ràng chi tiêu công là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động của mọi chính phủ và nền kinh tế. Tuy nhiên, để tìm một điểm chung về quan điểm của các nhà kinh tế học về vai trò của chi tiêu công thì không phải là điều dễ dàng. Trên thế giới có không ít các nghiên cứu về vai trò của chi tiêu chính phủ đối với hoạt động kinh tế. Về cơ bản, có thể chia thành hai nhóm quan điểm: (1) ủng hộ sự điều tiết của thị trường, (2) ủng hộ vai trò của chính phủ thông qua công cụ chi tiêu. Quan điểm ủng hộ sự điều tiết của thị trường nhận được sự hậu thuẫn của các nhà kinh tế học cổ điển. Trường phái này chủ yếu xoay quanh vai trò của thị trường theo hướng hoạt động một cách tự do và không bị ngăn cản. Họ tin rằng sự can thiệp của chính phủ sẽ là trở ngại cho dòng lưu chuyển tự do của hàng hóa dịch vụ và làm mọi việc trở nên xấu đi, gây ra nhiều thiệt hại hơn là lợi ích. Đồng thời, nguồn thu của chính phủ được lấy từ khu vực sản xuất, trong khi các khoản chi của họ lại không sinh lời; gây tổn thất cho nền kinh tế. Vì thế, cần phải giảm thiểu sự chi phối của chính phủ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Để khuyến khích tăng trưởng, chính phủ nên đảm bảo cho tự do thương mại, tự do thị trường và ngân sách cân bằng. Chức năng chính của chính phủ chỉ là các chức năng truyền thống như đảm bảo an ninh quốc phòng, duy trì luật lệ và trật tự quốc gia, phát triển công cộng. Mọi việc còn lại sẽ do bàn tay vô hình của thị trường tự động hướng các hoạt động kinh tế đến điểm cân bằng tối ưu. Do vậy, những chức năng khác ngoài ba chức năng trên được coi là vượt quá phạm vi của nhà nước và chi tiêu cho chúng được xem như bất công, lãng phí (Smith, 1976). Như vậy, ngay cả những nhà kinh tế học ủng hộ bàn tay vô hình của thị trường cũng vẫn thừa nhận vai trò của chính phủ, nhưng họ giới hạn phạm vi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2