intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:276

22
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu biểu hiện của HVTT trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) để làm rõ các đặc trưng và giá trị nghệ thuật của HVTT trên lụa tơ tằm Vạn Phúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Thị Quỳnh Mai HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN LỤA VẠN PHÚC (Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội, 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Thị Quỳnh Mai HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN LỤA VẠN PHÚC (Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN THỊ TÌNH Hà Nội, 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tài liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Quỳnh Mai
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ H I QU T VỀ HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA ........ 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 9 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 20 1.3. Khái quát về hoa văn trang trí trên lụa .................................................. 34 Tiểu kết ........................................................................................................ 54 Chƣơng 2. IỂU HIỆN CỦA HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA VẠN PH C .......................................................................................................... 56 2.1. Đề tài hoa văn trang trí ........................................................................ 56 2.2. Đồ án hoa văn trang trí ......................................................................... 92 2.3. Hình thức trang trí hoa văn ................................................................... 92 2.4. Kỹ thuật .............................................................................................. 106 Tiểu kết ...................................................................................................... 111 Chƣơng 3. LUẬN BÀN VỀ Đ C TRƢNG VÀ GI TRỊ CỦA HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA VẠN PH C ................................................... 114 3.1. Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc trong tương quan với lụa một số vùng khác ở Việt Nam................................................................................ 114 3.2. Đặc trưng hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc .................................... 114 3.3. Giá trị văn hóa nghệ thuật của hoa văn trên lụa Vạn Phúc .................. 146 Tiểu kết ...................................................................................................... 162 KẾT LUẬN ............................................................................................... 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ................................... 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 170 PHỤ LỤC ................................................................................................. 183
  5. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GS.TS : Giáo sư Tiến sĩ H : Hình HVTT : Hoa văn trang trí NCS : Nghiên cứu sinh Nxb : Nhà xuất bản PL : Phụ lục Tr : Trang
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) là làng nghề dệt lụa tơ tằm có truyền thống từ ngàn xưa. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng cả nước vì chất lượng bền, đẹp, được triều đình lựa chọn để may trang phục và được người Pháp đánh giá là sản phẩm tinh xảo của xứ Đông Dương tại hội chợ Marseille năm 1931. Với những đặc tính như; mềm, mịn, độ thấm hút mồ hôi cao, lụa tơ tằm Vạn Phúc đã và đang đáp ứng hiệu quả về mỹ cảm cùng khả năng tạo dáng, khả năng định hình cho mẫu trang phục trở nên đặc sắc và phong phú. Lụa Vạn Phúc được coi là chất liệu đặc sắc, được nhiều người ưa chuộng bởi tính thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trang phục may bằng chất liệu lụa, không chỉ tôn vinh vóc dáng cơ thể mà còn thể hiện sự tinh tế, duyên dáng, ý nhị biểu hiện nét cổ điển truyền thống của người Việt. 1.2. Hiện nay, lụa Vạn Phúc đã rất phát triển trong công nghiệp dệt xơ sợi Việt Nam và được đánh giá cao trong các nhóm vật liệu ngành may. Một trong những thành tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật, cũng là yếu tố quyết định đến thẩm mỹ của lụa Vạn Phúc chính là HVTT. Chủng loại HVTT trên lụa Vạn Phúc phong phú và đa dạng, được lấy từ kho tàng hoa văn truyền thống của dân tộc ở các đề tài về thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá, chim muông hay đề tài về tứ linh, đề tài về chữ và nhóm hình học. Nhưng có sự sáng tạo chứ không rập khuôn, nhằm phù hợp với kỹ thuật và chất liệu sợi dệt tạo hoa văn, mang tính mỹ thuật đặc trưng của lụa, thể hiện sự cần mẫn, khéo léo của người nghệ nhân đã làm nên những sản phẩm thủ công truyền thống đặc sắc. Vì vậy, việc kế thừa và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển HVTT trên lụa được đặt ra như một nhu cầu cần thiết với những đổi mới liên tục của mẫu HVTT trên trang phục hiện đại. Không chỉ trong quá khứ mà cho tới sau này, nghệ
  7. 2 thuật trang trí hoa văn trên bề mặt lụa Vạn Phúc đã và đang có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng tiêu dùng của ngành công nghiệp dệt may – thời trang nước ta. Qua khảo sát thực địa cho thấy HVTT trên lụa Vạn Phúc đã sử dụng phương thức nghệ thuật trang trí dân gian truyền thống, mang nét phóng khoáng, mềm mại trong tương quan bố cục và phong cách tạo hình trên bề mặt lụa. Nhưng điều này, chỉ nhận biết được qua sự hiện hữu của hoa văn trên một số sản phẩm lụa đặc trưng, mà ít khi được quan tâm tới việc nó bắt nguồn từ đâu, mang ý nghĩa và biểu tượng gì. Phải chăng HVTT trên lụa Vạn Phúc là sản phẩm tiếp nối từ mỹ thuật trang trí truyền thống dân tộc và có cả yếu tố mỹ thuật ngoại sinh. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu, cũng là lý do để NCS thực hiện nội dung đề tài luận án. 1.3. Hiện nay, do điều kiện kinh tế, các hộ làm nghề dệt lụa, năng suất lao động thấp, không gian nhỏ hẹp, công cụ giản đơn nên cũng làm hạn chế sự phát triển của các mô típ HVTT trên lụa, tình trạng trên phổ biến ở các làng nghề Việt Nam nói chung và làng Vạn Phúc nói riêng. Đây cũng là nỗi lo về sự “mai một” và thất truyền các hình thức trang trí trên sản phẩm tơ lụa Việt Nam. Trong khi đó, các trào lưu mới, các phong cách, khuynh hướng mới về trang phục đã cho ra đời nhiều hình thức trang trí công nghiệp phát triển như in, thêu, vẽ bằng máy móc hiện đại. Trong bối cảnh giao lưu hội nhập này, việc nghiên cứu, đánh giá về giá trị thẩm mỹ cũng như khẳng định bản sắc dân tộc của sản phẩm tiêu dùng trên thị trường đang trở nên cấp thiết. Từ tình hình đó, việc nghiên cứu hoa văn dưới góc độ mỹ thuật tạo hình trang trí, hình thức biểu hiện cũng như giải mã biểu tượng hoa văn trên lụa Vạn Phúc cũng là việc cần làm để phát huy ứng dụng vào đời sống đương đại. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, NCS lựa chọn đề tài nghiên cứu về Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà
  8. 3 Nội) làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án làm rõ tính chất trang trí của hoa văn để tìm ra nét đặc trưng và giá trị nghệ thuật của HVTT trên lụa Vạn Phúc. Góp phần bổ sung cho phần tư liệu còn khuyết thiếu vào kho tàng nghệ thuật trang trí hoa văn Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu biểu hiện của HVTT trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) để làm rõ các đặc trưng và giá trị nghệ thuật của HVTT trên lụa tơ tằm Vạn Phúc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật của HVTT trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Được giới hạn tại làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Ngoài ra, luận án còn mở rộng đề cập tới việc so sánh, đối chiếu đặc điểm, phong cách trang trí của hoa văn trên lụa ở một số vùng khác để thấy được sự tương đồng và khác biệt về hình thức biểu hiện của đề tài và đồ án trang trí. Phạm vi thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài HVTT trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) từ năm 1986 đến nay (2020). Đây là giai đoạn đổi mới của đất nước, HVTT trên lụa Vạn Phúc đã có sự chuyển mình rõ nét về đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật của HVTT trên lụa Vạn Phúc.
  9. 4 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: HVTT trên lụa Vạn Phúc được biểu hiện như thế nào thông qua đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật? Câu hỏi 2: Đặc trưng và giá trị nghệ thuật HVTT trên lụa Vạn Phúc, được biểu hiện như thế nào so với HVTT trên lụa các vùng khác? Câu hỏi 3: HVTT trên lụa Vạn Phúc, mang phong cách tạo hình dân gian Việt Nam hay được tiếp biến từ văn hóa một số nước khác ở khu vực phương Đông? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Hoa văn trên lụa Vạn Phúc được biểu hiện rất đa dạng và đặc sắc thông qua các đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật. Đường nét trang trí không quá rườm rà, phức tạp mà mềm mại, phóng khoáng và dứt khoát. Màu sắc của hoa văn biến đổi linh hoạt, đa sắc, đa chiều nhờ vào những sợi tơ tằm được dệt trên mỗi tấm lụa Vạn Phúc. Giả thuyết 2: HVTT trên lụa Vạn Phúc tuy mang nhiều nét tương đồng so với lụa ở các vùng miền khác, nhưng vẫn có những đặc trưng và giá trị nghệ thuật riêng biệt mà không phải vùng nào cũng có. Điển hình là ở cách sắp xếp các hoa văn trong đồ án trang trí mang giá trị về nghệ thuật, đã tạo nên nét độc đáo của HVTT trên lụa Vạn Phúc, phù hợp với thẩm mỹ của dân tộc. Giả thuyết 3: HVTT trên lụa Vạn Phúc phần lớn mang đậm phong cách tạo hình dân gian Việt Nam. Những đề tài trang trí truyền thống như hoa Sen, hoa Cúc, hoa Mai, hoa Chanh… thường thấy xuất hiện ở kiến trúc, điêu khắc trong nghệ thuật trang trí cổ của dân tộc. Căn cứ vào tình hình nghiên cứu thì những hoa văn kể trên, được nhận định là các đề tài mẫu mực trong nghệ thuật tạo hình trang trí của nghệ nhân cũng là người nghệ sĩ dân gian Việt
  10. 5 Nam. Bên cạnh đó, có sự giao lưu tiếp biến về tạo hình và nghệ thuật trang trí của văn hóa một số nước khác ở phương Đông, làm nảy sinh thể loại mới, kỹ thuật mới nhưng vẫn mang đậm phong cách nghệ thuật trang trí của người Việt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng đương thời. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận 5.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp: Đây là phương pháp cơ bản để luận án tiếp cận trực tiếp vấn đề nghiên cứu. Thông qua việc thu thập tài liệu, thông tin, công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó chọn lọc những tài liệu chính thống, có nguồn gốc rõ ràng và khả năng tin cậy cao. Nhằm nhận định thông tin tiếp cận một cách chính xác, để khai triển luận án nghiên cứu mang tính khoa học logic hơn, làm cơ sở cho những luận điểm được đặt ra trong nội dung của đề tài. - Phương pháp điền dã: Qua điền dã tại thực địa đã giúp NCS thu thập, xác minh các dữ liệu và thực hiện khảo sát, xem xét hiện vật, chụp hình, khảo tả, làm bản rập. - Phương pháp thống kê, so sánh: Luận án thống kê các mẫu HVTT trên lụa Vạn Phúc và so sánh sự khác biệt giữa các hoa văn đó với lụa ở các vùng miền khác, có đối chiếu với mỹ thuật cổ Việt Nam. Từ đó xác định được hoa văn nào mang giá trị truyền thống, yếu tố nào được hình thành trong quá trình giao lưu tiếp biến. Nhìn nhận những vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu HVTT cũng như phát hiện tính mới và đưa ra giả thuyết trong đề tài luận án. - Phương pháp phỏng vấn: NCS tìm hiểu, nghiên cứu và phỏng vấn, đặt câu hỏi cho một số nghệ nhân ở làng nghề dệt đã sáng tác hoa văn, các nhà thiết kế thời trang và người dệt trực tiếp trang trí hoa văn trên lụa, nhằm
  11. 6 xác minh dữ liệu nghiên cứu một cách khoa học, rõ ràng, minh bạch giúp luận án thêm những cứ liệu hiện thực và tin cậy. 5.2. Phƣơng pháp tiếp cận Phương pháp tiếp cận liên ngành: Luận án sử dụng và tham khảo những thành tựu nghiên cứu của một số ngành khoa học có mối liên quan tới đề tài như: địa lý, lịch sử, văn hóa, khảo cổ để làm sáng tỏ hơn đặc trưng nghệ thuật của HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay (2020). Phương pháp này có ưu thế tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh vực dựa trên mối quan hệ qua lại của các ngành để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và hệ thống hơn cho luận án. Ngoài ra, luận án còn tiếp cận theo hướng nhân học biểu tượng. Mỗi HVTT trên lụa Vạn Phúc đều mang giá trị biểu tượng riêng, được biểu hiện như một thế giới quan sinh động, ẩn chứa trong đó những ước vọng về cuộc sống, sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên mà người đương thời muốn gửi gắm thông qua tấm lụa Vạn Phúc. Người nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc đã sử dụng các biểu tượng hoa văn mang đậm kiểu thức cổ truyền dân tộc để đưa vào trang trí cũng là phản ánh một phần quan điểm gu thẩm mỹ về cái đẹp, một phần thể hiện tư tưởng giáo lý, tín ngưỡng tôn giáo của người Việt. Mối quan tâm của đề tài cũng chính là nghiên cứu, giải mã nội dung, ý nghĩa chứa đựng bên trong mỗi biểu tượng HVTT trên lụa Vạn Phúc. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Về phương diện lý luận và lịch sử mỹ thuật: Đề tài là công trình nghiên cứu chuyên biệt theo hướng tiếp cận nghệ thuật học, thông qua việc nghiên cứu HVTT trên lụa Vạn Phúc mang giá trị về lịch sử, văn hóa tạo nên nét đặc trưng riêng biệt trong HVTT Việt Nam. Đề tài đóng góp bổ sung tư liệu vào kho tàng mỹ thuật dân gian Việt Nam.
  12. 7 Đối với nghệ thuật tạo hình: Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về HVTT trên lụa Vạn Phúc, trên cơ sở làm rõ các đặc trưng và giá trị nghệ thuật được biểu hiện thông qua đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật. Từ đó làm cơ sở tham khảo và phát huy giá trị mỹ thuật dân gian cho mỹ thuật ứng dụng hiện nay. HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay (2020), mang đến những giá trị thẩm mỹ nhất định, những đặc trưng riêng không thể lẫn với các sản phẩm lụa ở các vùng miền khác. Với di sản văn hóa: Đề tài chỉ ra được những đặc trưng và giá trị văn hóa nghệ thuật sâu sắc, biểu hiện ở một số hoa văn chứa đựng tính dân tộc, tính truyền thống quy tụ trong một bố cục trang trí trên lụa mang phong cách tạo hình gần gũi với nghệ thuật dân gian. HVTT trên lụa đã vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần, khẳng định được giá trị thẩm mỹ thông qua sản phẩm lụa đặc sắc. Về giáo dục thẩm mỹ: Góp phần nhận thức được những giá trị về nghệ thuật, giá trị văn hóa của cha ông, có tiếp thu và kế thừa kho tàng mỹ thuật truyền thống. Giáo dục thẩm mỹ có vai trò quan trọng nhằm biểu đạt tư duy và bồi đắp kiến thức về cái đẹp thông qua các đặc trưng về HVTT, yếu tố tạo hình cùng các đồ án trang trí trên lụa Vạn Phúc. Khơi dậy niềm đam mê yêu thích nghệ thuật trang trí truyền thống của dân tộc. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án góp phần bổ sung kiến thức về lý luận mỹ thuật cho các nhà sáng tác hoa văn nói chung và HVTT trên lụa nói riêng, các nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng. Cũng như người làm việc và công tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, lĩnh vực nghiên cứu vật liệu dệt may. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống ứng dụng vào đời sống đương đại.
  13. 8 Luận án góp phần bổ khuyết cho những khoảng trống về nghiên cứu lý luận cũng như hệ thống hóa tư liệu về HVTT trên lụa Vạn Phúc, mang tính trực quan hữu ích cho mỹ thuật ứng dụng nói chung và chuyên ngành thiết kế thời trang nói riêng. 7. ết cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu (8 trang), kết luận (5 trang), tài liệu tham khảo (12 trang), phụ lục (87 trang), nội dung luận án được kết cấu 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về hoa văn trang trí trên lụa (47 trang). Chương 2: Biểu hiện hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (58 trang). Chương 3: Luận bàn về đặc trưng và giá trị văn hóa nghệ thuật của hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (50 trang).
  14. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ H I QU T VỀ HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Hướng nghiên cứu về lụa tiếp cận từ lịch sử Theo nhận định của các nhà nghiên cứu đi trước cho rằng: nguồn gốc ra đời của vải lụa ở nước ta có từ thời Hùng Vương, nhưng nghiên cứu về lụa thì đến thế kỷ XV mới bắt đầu. Đã có nhiều nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá về vải lụa ở các khía cạnh khác nhau, trong đó có các nhà nghiên cứu thời kỳ đầu như Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên, Lê Quý Đôn… Mỗi tác giả lại đề cập ở các khía cạnh liên quan tới chất liệu, màu sắc, kỹ thuật dệt, lịch sử hình thành… Qua tổng hợp các dạng tài liệu, NCS phân định theo trình tự về mặt thời gian như sau: Trong Dư Địa Chí [104] Nguyễn Trãi viết năm 1435, ông đã nói đến các phường thợ dệt được lụa như Thụy Chương, Nghi Tàm thuộc Hà Nội hay ấp Mao Điền, Bất Bể thuộc Hải Dương; ấp Hội Am thuộc Hải Phòng. Ở những ấp nhỏ ấy, có các phường thợ tài giỏi đã dệt được loại vải nhỏ mặt, mịn màng thường đựng vào hộp tre để tiến cống, đó là loại lụa mềm mại, óng ả. Năm 1697, Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư (quyển II) [48] về triều Lý Thái Tông, nhà vua đã cho gọi những người thợ giỏi ở các địa phương về kinh đô dạy cho cung nữ dệt lụa, gấm, vóc. Số lượng lụa, là, gấm vóc của ta thời bấy giờ đã đạt đến mức có thể thay thế toàn bộ gấm vóc phải mua hàng năm của nhà Tống. Điều này đã khẳng định bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển vải lụa tơ tằm biểu hiện cho tinh thần tự lập tự cường mạnh mẽ của triều đình và nhân dân ta thời bấy giờ. Đây cũng là cơ sở xác định sự phát triển về mặt hàng lụa ở nước ta đã mang bản sắc riêng từ thời Lý.
  15. 10 Tiếp đến, cuốn Vân đài loại ngữ [22] của Lê Quý Đôn viết năm 1773 đã nêu: Đất Việt, đất Giao là xứ nóng, nuôi tằm nhiều hơn nơi khác, một năm nuôi đến 8 lứa... Tằm (tàm) là loại dương, thích ấm ráo, ghét ẩm thấp… Đó là: Bát bối tàm, Nguyên trân tàm ươm vào tháng Ba; Thái tàm ươm vào tháng Tư; Nguyên tàm ươm vào tháng Năm; Ái tàm ươm vào tháng Sáu; Hàn trân tàm ươm vào tháng Bảy; Tứ xuất tàm ươm vào tháng Chín; Hàm tàm ươm vào tháng Mười [22, tr. 209]. Năm 1777, Lê Quý Đôn viết tiếp trong Kiến văn tiểu lục [23] như sau: “Huyện Từ Liêm và Huyện Đan Phượng, thuộc phủ Quốc Oai có nhiều bãi trồng dâu, nhân dân chăm lo việc chăn tằm, dệt cửi. Các xã Hà Hội, Thiên Mỗ, Ỷ La, Trung Thụy và Đại Phùng có tài dệt lụa, trìu, lĩnh, là” [23, tr. 337]. Dựa vào các nhận định trên cho thấy sự phát triển của vải lụa đến thời Lê đã ghi dấu ấn mạnh trong diễn trình lịch sử về sự phát triển của sản phẩm lụa tơ tằm Việt Nam. Năm 1954, P. Huard et M. Durand trong Connaissance du VietNam [135] đã đề cập đến những vấn đề xung quanh con người Việt Nam thông qua các lễ hội, nghệ nhân, đời sống xã hội, chiến tranh, nông dân…, đặc biệt tác giả đã nhắc đến vấn đề ăn mặc và trang phục. Trong nghiên cứu của mình, P. Huard et M. Durand nói về chất liệu dùng để may trang phục triều đình thời phong kiến Việt Nam chủ yếu là lụa mềm, bóng và nhiều màu sắc sinh động. Đây thực sự là những ghi chép quý cho hướng nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ lịch sử của luận án. Tuy nhiên trong toàn bộ nghiên cứu, một phần rất quan trọng để làm nên giá trị thẩm mỹ của sản phẩm lụa lại chưa được tác giả quan tâm đến đó là HVTT. Đối tượng nghiên cứu chỉ xoay quanh đến chất liệu
  16. 11 trang phục mà chưa mở rộng đến các yếu tố nghệ thuật trang trí trên sản phẩm đặc trưng này. Sử quán triều Nguyễn đã ghi lại tình hình cả nước ta trong Đại Nam nhất thống chí (tập 4) năm 1971 [70] đó là không có tỉnh nào không dệt vải lụa, thậm chí còn ghi chép được đến 5 loại vải, 4 loại lụa, 3 loại sợi, 3 loại lĩnh, 3 loại trừu, 3 loại the và một số loại nhiễu, gấm, bông, tơ khác. Cuốn sách còn nêu: Lụa trắng sản ở các huyện Đan Phượng, Tiên Phong, Yên Lãng, Phúc Thọ có hộ chuyên nghiệp; duy có lụa ở Chu Chàng và Cổ Đô thuộc huyện Tiên Phong là tốt hơn cả. The thổ có tên là the Đại La… Vải của xã Vân ở huyện Yên Lạc, sợi nhỏ dày và trắng hơn các huyện khác [70, tr. 245 - 246]. Cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển của chủng loại lụa thông qua việc cải tiến khung dệt. Tức là, người thợ dệt đã nghiên cứu chuyển chiếc khung cửi đạp chân thành khung cửi giật tay, nhằm nâng cao sản xuất và phát triển mặt hàng lụa trong cả nước. Trong tập sách Nghề đẹp quê hương (1977) [110] của tác giả Trần Lê Vân cũng nói đến đình làng Cổ Đô có thờ Hoàng Phủ Thiếu Hoa – Bà tổ nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa như sau: Hùng Định Vương sinh ra một Mỵ nương tên là Hoàng Phủ Thiếu Hoa, có tên Mô Nhâm, lại có tên hiệu là Mô Nhĩ. Khi lớn tuổi, mỵ nương theo Loa Tổ học nghề. Học được nghề, mỵ nương về dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa… Năm 32 tuổi, Hoàng Phủ Thiếu Hoa xin cho vua cha cho nàng đi chơi thăm nhiều nơi xa gần, vua ưng cho. Đến làng nào, nàng cũng dạy dân nuôi tằm, cấy lúa… [110, tr.7].
  17. 12 Sau này bà được tôn thờ là vị tổ nghề lụa. Tập sách cũng nói về thời Hùng Vương, dân chăm việc nông tang, nuôi tằm từ rất sớm. Có trồng dâu nuôi tằm thì chắc hẳn phải có ươm tơ dệt lụa, thời kỳ này xuất hiện nhiều vị “tổ nghề”. Trong nghiên cứu của mình, Trần Lê Vân cũng đưa ra các vị “tổ nghề” như sau: Làng Vạn Phúc thờ bà tổ nghề tên là Lã Thị Nga, bà sống khoảng thế kỷ VII - VIII rất giỏi dệt lụa, sa, the và đã truyền dạy cho dân làng Vạn Phúc, sau này dân làng nhớ công lao của bà nên đã phong bà là Thành Hoàng làng. Làng La Khê hiện nay còn đền thờ tổ phường “canh cửi” (dệt vải). Trong đền La Khê có tấm bia khắc tên mười vị “tổ sư”, từ phương xa đến nhập tịch và truyền nghề dệt lụa cho dân làng (Theo gia phả họ Nguyễn ở La Khê). Mười vị “tổ sư” ấy nhập tịch làng vào thời Lê Trung Hưng. Làng Phùng Xá (Hà Tây) thờ trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) bởi ông có công cải tiến nghề dệt lụa. Tiếp nối nghiên cứu về lụa là công trình Những bàn tay tài hoa của cha ông (1988) [17] của hai tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đã chỉ ra rất rõ về lịch sử hình thành và phát triển của vải lụa làng Vạn Phúc. Nội dung nghiên cứu tập trung đề cập đến những mốc tiêu biểu trong quá trình phát triển của chất liệu lụa tơ tằm thông qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu còn bàn về vải tơ lụa trong thời cận đại. Đây được coi là nguồn tư liệu quý, giúp ích cho NCS trong việc luận giải các vấn đề cơ bản của đối tượng nghiên cứu trong đề tài luận án của NCS. Cuốn Tinh hoa nghề nghiệp cha ông (1998) [117] của Bùi Văn Vượng lại bàn về nghề dệt từ thời Đông Sơn, phong Kiến cho đến thế kỷ XIX. Tài liệu bước đầu phân tích tổng hợp số lượng dọi xe sợi rất lớn thời Đông Sơn. Sự phân bố của chúng trong các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Đông Sơn cũng như di chỉ Phùng Nguyên trước đó. Tập trung với mật độ cao tại một số địa điểm như làng Vạc (Thái Hòa, Nghệ An) tới 200 chiếc dọi xe sợi. Sự kiện
  18. 13 ấy dường như xác nhận quan điểm cho rằng, nghề dệt tơ lụa thời Đông Sơn đã rất phát triển theo hướng chuyên môn hóa ở các trung tâm sản xuất. Tác giả đã có sự so sánh, đối chiếu và đưa ra các dẫn chứng liên quan đến quá trình sản xuất lụa ở từng vùng. Dựa vào công trình tổng hợp này, luận án có thể đối chiếu để tìm ra nét đặc trưng riêng của lụa Vạn Phúc so với lụa ở các vùng khác. Công trình có đối tượng khảo sát lớn xuyên suốt nhiều thời kỳ nên việc đi sâu vào tính trang trí trên lụa không được nhắc tới. Vì vậy, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và bổ sung những đặc điểm của HVTT trên lụa. Công trình Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội (2000) [122] của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo nghiên cứu về sự phát triển của các làng nghề Thăng Long, Hà Nội qua các thời kỳ. Công trình có nhắc đến làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc và nhấn mạnh sự biến đổi của làng nghề kéo theo những ảnh hưởng đến chất liệu tơ tằm. Vì thế, luận án tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng đó có dẫn tới sự thay đổi các yếu tố tạo hình trang trí trên lụa Vạn Phúc không? Trong Lịch sử Việt Nam (2008) [62], Nxb Khoa học Xã hội cũng đã nêu sơ lược vào những thế kỷ đầu công nguyên, tổ tiên ta đã nuôi tằm với năng suất cao: một năm tám lứa kén… Thế kỷ XVII, cả vùng đất ven sông Đuống, khi ấy là nhánh chính của sông Hồng, do có sự giao lưu buôn bán với một số trung tâm kinh tế lớn mới được hình thành mà trở nên sầm uất. Các làng thủ công, phường thủ công xuất hiện ở nhiều nơi. Trong sách có nêu sơ lược như sau: Thăng Long, Sơn Tây ở Đàng Ngoài, Thuận Hóa ở Đàng Trong là nơi tập trung nhiều làng dệt có truyền thống lâu đời, đặc biệt là nghề dệt lụa tằm tang. Lúc này, các hộ nghề dệt lụa trong nhân dân được phát triển và nhân rộng. Các khâu về kỹ thuật như chọn tơ, se tơ, nhuộm tơ được chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm lụa tơ tằm. Hàng năm, số lượng tơ lụa mềm mại, óng ả được chuyển ra Đàng Ngoài lên đến hàng nghìn tạ. Như vậy,
  19. 14 có thể thấy rằng vào thế kỷ XVII, các sản phẩm lụa tơ tằm đã có bước tiến mới cả về số lượng và chất lượng. Trong cuốn Trang phục Thăng Long Hà Nội (2010) [98] của nhà nghiên cứu Đoàn Thị Tình đã đưa ra một luận điểm đáng chú ý có liên quan trực tiếp đến đề tài đó là: đời Lê có hồng phương ty, bạc phương ty; đời Nguyễn có bát ty, trừu nam, nam đại (loại hàng dệt tơ dày). Tác giả nhận định, từ thời Lý “Những người thợ đã dệt được đủ các loại gấm, vóc, lụa, đoạn... nhiều màu, có họa tiết trang trí đặc sắc, không những được sử dụng trong nước mà còn làm vật cống phẩm cho triều đình phương Bắc” [98, tr. 24]. Đến thời Nguyễn “đã có thêm nhiều mặt hàng mới, riêng Hà Nội có tơ, bông, lụa trắng, lụa vân, trừu nam, lĩnh hoa, là, the hoa, the mình băng, sa hoa nhỏ..., với nhiều màu sắc” [98, tr. 184]. Từ những luận điểm trên, tác giả đã khẳng định về sự phong phú và đa dạng của các loại lụa tơ tằm Việt Nam. Đây là những sản phẩm dệt tồn tại qua nhiều thế kỷ, nhưng ở mỗi thời kỳ mỗi vùng miền khác nhau lại có những tên gọi riêng. Trong hướng nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ lịch sử còn có công trình Tổng quan về nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam (tập 1) [29] của Trương Minh Hằng đã bàn đến làng nghề dệt và đưa ra cái nhìn toàn cảnh về nghề tằm tang, ươm tơ dệt lụa của người Việt cổ. Một số bài báo trên các tạp chí khoa học của các nhà nghiên cứu, phê bình viết về sản phẩm lụa, nhưng chỉ dừng lại ở nghiên cứu làng nghề, nghiên cứu văn hóa, một số thành công hay vấn đề bảo tồn mà chưa đề cập tới quá trình hình thành và phát triển, dấu ấn lịch sử, điểm mới hay yếu tố cốt lõi hình thành nên giá trị thẩm mỹ của vải lụa. Đó là các bài nghiên cứu: “Mấy ý kiến về nghề thủ công cổ truyền ở nước ta” [58] của tác giả Lâm Bá Nam; “Nghề gấm vẫn còn có cái tên” (1989) của Quách Vinh [116].
  20. 15 Như vậy qua một số cuốn sách, công trình chuyên khảo, bài viết, những nội dung và cơ sở lý luận của các tài liệu trên đã giúp NCS có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm tơ lụa Việt Nam. Qua đó, khẳng định mốc thời gian, lịch sử hình thành của sản phẩm lụa có từ khi nào? Cũng như mong muốn phân giải được quá trình phát triển của chất liệu lụa tơ tằm Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. 1.1.2. Hướng nghiên cứu hoa văn trang trí tiếp cận từ mỹ thuật Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện cho nội dung của đề tài, mục đích tìm hiểu phân tích HVTT dưới góc độ mỹ thuật được coi là phần then chốt quan trọng trong việc giải mã các vấn đề của luận án. Theo các học giả đi trước, những nghiên cứu về lụa đã xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XV. Nhưng nghiên cứu về HVTT trên lụa thì chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ XX. Trong đó phải kể đến công trình Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam (1999) [57] của tác giả Lâm Bá Nam. Công trình đã nêu “Hoa văn trên các sản phẩm dệt chủ yếu là hoa văn trên sản phẩm tơ lụa với nhiều loại khác nhau” [57, tr.111]. Đáng lưu ý là tác giả đã căn cứ vào hình dáng, ý nghĩa của hoa văn để đánh giá, phân loại và thống kê các nhóm HVTT trên lụa thành 3 nhóm đề tài như sau: thứ nhất đề tài động vật, thứ hai là đề tài thực vật và thứ ba là nhóm đề tài đồ vật/ hình học/ mô phỏng. Nhận thấy, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có liên quan về tính thẩm mỹ của lụa tơ tằm Việt Nam. Mặc dù phần dẫn chứng về HVTT còn khá “khiêm tốn”. Nhưng công trình vẫn là nguồn tư liệu đáng quý cho NCS trong việc hệ thống và phân loại các nhóm HVTT cũng như xác định cụ thể tên gọi một số chủng loại hoa văn đặc trưng. Từ đó có sự so sánh đối chiếu sang lụa Vạn Phúc, giúp ích cho quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Trong Hoa văn trang trí thông dụng [56] của tác giả Hoàng Minh với hơn 1000 mẫu hoa văn được chọn lọc qua đồ dùng, vật dụng trong cuộc sống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2