intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội (giai đoạn 1986-2019)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:311

58
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong tạo dáng và trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019. Từ đó, nội dung luận án đưa ra những nhận định về giá trị nghệ thuật tạo dáng và trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp cho việc nghiên cứu giá trị nghệ thuật trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam theo quan điểm thiết kế ngày nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội (giai đoạn 1986-2019)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Khánh Trang NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG, TRANG TRÍ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 1986-2019) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Khánh Trang NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG, TRANG TRÍ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 1986-2019) Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phan Thanh Thảo Hà Nội – 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án tiến sĩ Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội (giai đoạn 1986-2019) là công trình nghiên cứu do tôi viết và chưa công bố. Các kết quả nghiên cứu cũng như kết luận trong luận án này là trung thực. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã kế thừa nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước và thực hiện trích dẫn cũng như ghi nguồn đầy đủ theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2021 Tác giả luận án
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẲT ........................................................... iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI ......................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................. 9 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài luận án ............................................................... 20 1.3. Khái quát nghề mây tre đan Việt Nam và Hà Nội ................................... 34 Tiểu kết ............................................................................................................ 57 Chương 2 HÌNH THỨC BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG, TRANG TRÍ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1986- 2019 ................................................................................................................. 59 2.1. Kỹ thuật, vật liệu trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 ........................................................................................ 59 2.2. Hình thức tạo dáng của sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 ......................................................................................................................... 74 2.3. Hình thức trang trí trên sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 ......................................................................................................................... 93 Tiểu kết .......................................................................................................... 115 Chương 3 SỰ CHUYỂN BIẾN, ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG, TRANG TRÍ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI ............................. 117 GIAI ĐOẠN 1986-2019 VÀ BÀN LUẬN .................................................. 117 3.1. Sự chuyển biến trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 ............................................................................................. 117 3.2. Một số đặc điểm trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội ....................................................................................................................... 134
  5. iii 3.3. Bàn luận về giá trị thẩm mỹ, kinh tế, văn hóa và thiết kế phát triển sản phẩm mây tre đan trong xã hội ngày nay ...................................................... 149 Tiểu kết .......................................................................................................... 159 KẾT LUẬN .................................................................................................. 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ......... 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 170 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 186
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẲT H. Hình HN Hà Nội HSB Hà Sơn Bình MTĐ Mây tre đan MTCN Mỹ thuật công nghiệp MTƯD Mỹ thuật ứng dụng NCS Nghiên cứu sinh NN Nghệ nhân Nxb. Nhà xuất bản PL. Phụ lục SP. Sản phẩm TCMN Thủ công mỹ nghệ TCVN Thủ công Việt Nam Tp. Thành phố Tr. Trang
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, các làng nghề gốm, sơn mài, thêu ren, khảm trai, mây tre đan đã tạo nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những đặc trưng riêng của chất liệu, của vùng miền. Nhìn lại lịch sử, nghệ thuật thủ công mỹ nghệ của nước ta đã có từ lâu đời, nhiều làng nghề ở miền Bắc đã tạo nên những sản phẩm truyền thống mang nét đặc trưng. Riêng nghề mây tre đan không những gắn với đời sống bình dị của người Việt mà còn vươn qua biên giới ra thị trường quốc tế với nhiều sản phẩm xuất khẩu vừa mang tính hiện đại, vừa có nét riêng của một đất nước nông nghiệp nhiều sáng tạo. Ở nước ta có khoảng hơn 80 làng nghề mây tre đan, trong đó có một số làng nghề nổi tiếng làm ra nhiều sản phẩm đẹp, đạt thẩm mỹ, chất lượng cao, loại hình phong phú. Tính riêng ở Hà Nội, có rất nhiều làng nghề lớn nhỏ, nổi bật trong đó có làng nghề Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), làng nghề Ninh Sở (huyện Thường Tín), làng nghề Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ), làng nghề Phú Túc (huyện Phú Xuyên). Đây là những làng nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, có đội ngũ nghệ nhân nhiều kinh nghiệm, khéo léo, sáng tạo, tạo nên nhiều sản phẩm nổi tiếng. Thông qua việc tạo dáng, chế tác các chi tiết trang trí, sản phẩm mây tre đan không còn đơn thuần là vật dụng sinh hoạt mà còn trở thành biểu tượng văn hóa Bắc Bộ, chứa đựng tâm tư tình cảm, tín ngưỡng cộng đồng, giá trị tinh thần sâu sắc. Nét độc đáo của sản phẩm mây tre đan chính là kỹ thuật đan lát từ vật liệu mây, tre tạo nên những kiểu dáng, hình thức trang trí đặc trưng. Sự sáng tạo dưới bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân đã thổi hồn vào các sản phẩm mây tre đan, đưa nghệ thuật mây tre đan trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của người Việt. Nghiên cứu về làng nghề, hoạt động nghề, nghệ nhân và sản phẩm đã được một số học giả tiếp cận từ góc độ xã hội, văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên, chưa
  8. 2 có nghiên cứu chuyên biệt nào tiếp cận từ góc độ nghệ thuật học. Trong giai đoạn hội nhập, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang dần xác định chỗ đứng trên thị trường quốc tế, vừa mang nét truyền thống, vừa có những sáng tạo mới hiện đại, đáp ứng thị hiếu của khách hàng nước ngoài. Do vậy, việc kế thừa và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan được đặt ra như một nhu cầu cần thiết. Không chỉ trong quá khứ mà cho tới sau này, nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội đã và đang có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng tiêu dùng của ngành thủ công mỹ nghệ nước ta. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, NCS lựa chọn đề tài nghiên cứu về Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội (giai đoạn 1986-2019) làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, nội dung luận án làm rõ tạo dáng, trang trí của sản phẩm để tìm ra nét đặc trưng và giá trị nghệ thuật của sản phẩm mây tre đan Hà Nội. Qua nghiên cứu này, tác giả luận án mong muốn đóng góp một phần tư liệu còn khuyết thiếu vào kho tàng nghệ thuật thủ công mỹ nghệ Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong tạo dáng và trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019. Từ đó, nội dung luận án đưa ra những nhận định về giá trị nghệ thuật tạo dáng và trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp cho việc nghiên cứu giá trị nghệ thuật trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam theo quan điểm thiết kế ngày nay.
  9. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án chủ yếu như sau: - Hệ thống hóa các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Vận dụng cơ sở lý luận để phân tích hình thức biểu hiện của nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan ở Hà Nội giai đoạn 1986-2019 thông qua các sản phẩm tiêu biểu. - So sánh nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội với một số khu vực khác từ đó làm sáng rõ những đặc trưng nghệ thuật của sản phẩm mây tre đan Hà Nội. - Nhận định về giá trị của nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. - Nhận định vai trò của thiết kế phát triển sản phẩm mây tre đan và luận bàn về kết quả nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan tại một số làng nghề tiêu biểu ở Hà Nội (có sản phẩm đạt các giải thưởng tại các cuộc thi, triển lãm mỹ thuật ứng dụng). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu sản phẩm mây tre đan tại một số làng nghề thuộc thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, có đề cập so sánh sản phẩm mây tre đan với sản phẩm mây tre ở một số địa phương khác. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sản phẩm mây tre đan Hà Nội trong giai đoạn từ 1986-2019. Đây là giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.
  10. 4 4. Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp cận 4.1. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích và tài liệu thứ cấp Đây là phương pháp cơ bản để tác giả luận án tiếp cận trực tiếp vấn đề nghiên cứu. Thông qua việc thu thập tài liệu, thông tin, công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, nội dung luận án chọn lọc những tài liệu chính thống, có nguồn gốc rõ ràng và khả năng tin cậy cao. Phương pháp này làm cơ sở cho những luận điểm được đặt ra, hỗ trợ việc khai triển luận án nghiên cứu mang tính khoa học và logic hơn. - Phương pháp điền dã Qua điền dã tại thực địa đã giúp tác giả luận án thu thập, xác minh các dữ liệu và thực hiện khảo sát, xem xét hiện vật, chụp hình, khảo tả. - Phương pháp phỏng vấn Luận án áp dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật ứng dụng bằng cách gặp trực tiếp, gọi điện hoặc trao đổi trực tuyến. Để hiểu sâu hơn nhận định của họ đối với nghệ thuật mây tre đan ở các góc nhìn khác nhau. Thông tin từ các cuộc phỏng vấn giúp tác giả luận án có góc nhìn khách quan và đa chiều về nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội để thực hiện các nội dung nghiên cứu. - Phương pháp nghệ thuật học Đối với một đề tài nghiên cứu nghệ thuật, việc áp dụng phương pháp nghệ thuật học là cần thiết và quan trọng. Phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc phân tích mẫu mã sản phẩm mây tre đan ở góc độ nghệ thuật. Với hình thức biểu hiện của các yếu tố mỹ thuật như đường nét, mảng, khối, chất liệu, họa tiết, bố cục.
  11. 5 - Phương pháp so sánh Trên cơ sở thông tin từ các nguồn tư liệu, các chuyến khảo sát thực địa và phỏng vấn, luận án đã thống kê, phân loại và so sánh, đối chiếu để làm rõ vấn đề của nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Nhằm tìm ra những giá trị nổi bật, khác biệt trong nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội, nội dung luận án so sánh nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội với một số làng nghề địa phương khác. 4.2. Phương pháp tiếp cận Phương pháp liên ngành Nội dung luận án vận dụng phương pháp tiếp cận liên ngành để có góc nhìn bao quát hơn đối với đối tượng nghiên cứu. Cách tiếp cận từ hướng nghệ thuật học và nghiên cứu về lịch sử, xã hội, văn hóa cho thấy sự ảnh hưởng của các tác nhân, mục đích trong việc sáng tạo sản phẩm mây tre đan. Lý thuyết văn hóa cho thấy sự ảnh hưởng của quan niệm thẩm mỹ địa phương đến sáng tạo sản phẩm cũng như yếu tố tiếp biến mỹ thuật trong quá trình giao thoa. Cách tiếp cận theo hướng lịch sử cho thấy được vị trí của nghề mây tre đan trong dòng chảy lịch sử với các bối cảnh văn hóa xã hội biến động. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 được biểu hiện như thế nào? - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 có kế thừa tư duy mỹ thuật truyền thống và phát triển theo xu thế thời đại không? - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội có giá trị như thế nào đời sống xã hội hiện nay nói chung và mỹ thuật ứng dụng nói riêng?
  12. 6 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội có những nét đặc trưng nghệ thuật thể hiện ở chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, kỹ thuật đan, họa tiết trang trí trên sản phẩm. - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội kế thừa tư duy tạo hình mỹ thuật truyền thống và phát triển phù hợp xu thế của thời đại thông qua sự chuyển biến về tạo dáng và trang trí. - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan có giá trị thẩm mỹ, văn hóa và kinh tế trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt, là dòng sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc, cần được đầu tư thiết kế để phát triển bền vững. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về phương diện lý luận Những nghiên cứu trong nội dung luận án đưa ra hệ thống lý luận về nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986- 2019. Nội dung luận án phân tích nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội theo góc nhìn của mỹ thuật ứng dụng. Nhận định mối liên hệ giữa yếu tố công năng và kiểu dáng, hình khối, đường nét, màu sắc, họa tiết, vật liệu. Trên cơ sở đó, chỉ ra những đặc trưng thẩm mỹ trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội. Nội dung luận án nhấn mạnh giá trị nghệ thuật của sản phẩm mây tre đan trong đời sống vật chất và thẩm mỹ của con người, tầm quan trọng trong việc phát triển dòng sản phẩm này. Bên cạnh đó, đưa ra thông tin về xu hướng thiết kế tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan trong bối cảnh các lĩnh vực hoạt động sản xuất của xã hội đều hướng tới phát triển bền vững.
  13. 7 - Về phương diện thẩm mỹ Nội dung luận án chỉ ra cái đẹp trong nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan với những thành tựu đạt được từ các cuộc thi. Trong đời sống, sản phẩm mây tre đan cũng đã và đang thể hiện vai trò làm đẹp và thổi hồn vào không gian sống xanh với kiến trúc từ tre, các sản phẩm bàn ghế, trang trí nội thất từ mây tre. Cách thức biểu đạt về thẩm mỹ trong sáng tạo sản phẩm mây tre đan không chỉ ở ngôn ngữ mỹ thuật mà còn là ngôn ngữ văn hóa. Nghiên cứu của luận án cũng đưa ra cách nhìn mới về sáng tạo sản phẩm mây tre đan ngày nay. - Về công tác đào tạo Những nghiên cứu trong luận án chỉ ra những đặc điểm, những yếu tố tác động trong quá trình thiết kế tạo mẫu sản phẩm mây tre đan. Nội dung nghiên cứu của luận án cũng sẽ đưa vào làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu cho sinh viên ngành mỹ thuật ứng dụng để hiểu thêm về nét đẹp của nghề thủ công truyền thống và khơi nguồn cảm hứng trong thiết kế sản phẩm hiện đại. Bên cạnh đó, chúng cũng gợi mở về định hướng đào tạo cho họa sỹ thiết kế muốn ứng dụng kỹ thuật thủ công truyền thống trong sáng tạo sản phẩm. Trong thời đại mới, người thiết kế, nghệ nhân phải nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc lưu giữ và bảo tồn nét đẹp của mỹ thuật ứng dụng dân gian, tập trung phát triển mẫu mã sản phẩm gắn liền yếu tố truyền thống và hiện đại, thổi hồn cho những sản phẩm ứng dụng hiện đại một tinh thần truyền thống đậm đà. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (7 trang), Tài liệu tham khảo (15 trang), và Phụ lục (117 trang), nội dung chính của luận án được bố cục thành 3 chương:
  14. 8 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát sản phẩm mây tre đan Hà Nội (50 trang). Chương 2: Hình thức biểu hiện nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 (58 trang). Chương 3: Sự chuyển biến, đặc điểm nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 và bàn luận (45 trang).
  15. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Các tài liệu về sản phẩm mây tre đan phần nhiều đều tiếp cận dưới góc độ văn hóa giới thiệu nét văn hóa bản địa đặc sắc thông qua hình ảnh các sản phẩm. Một số cuốn sách tác giả luận án tiếp cận được về nghệ thuật mây tre đan Nhật Bản, Đài Loan đều là giới thiệu về nghệ thuật mây tre đan thông qua hệ thống hình ảnh minh họa phong phú từ truyền thống đến hiện đại. Bên cạnh đó các tài liệu khác nghiên cứu sản phẩm mây tre đan dưới góc độ kinh tế, văn hóa xã hội, lịch sử. Nhóm các tài liệu mỹ thuật ứng dụng thì khai thác kỹ thuật đan lát mây tre trên các thiết kế hiện đại, có tính ứng dụng cao. 1.1.1.1. Nhóm tài liệu liên quan đến tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan dưới góc độ kinh tế, văn hóa và xã hội Năm 2000, trong cuốn Contemporary Japanese Bamboo Arts (Nghệ thuật tre đan đương đại Nhật Bản) của các tác giả Pat Pollard và Robert T. Coffland [151] giới thiệu với người đọc về thế giới nghệ thuật tre đương đại của Nhật Bản. Tác giả cung cấp cho người đọc thông tin cơ bản cần thiết để hiểu loại hình nghệ thuật này phát triển như thế nào trong hàng trăm năm qua và những thách thức hiện tại mà lĩnh vực này phải đối mặt. Năm 2009, trong cuốn The Art of Bamboo and Rattan Weaving của tác giả Lee Chan-Hung James [150] (Dịch: Nghệ thuật mây tre đan) giới thiệu nghệ thuật đan lát mây tre của Đài Loan với những hình ảnh minh họa phong phú chứng minh cho sự thăng hoa của một loại hình mỹ thuật thủ công. Cuốn sách tập hợp và giới thiệu sự phong phú trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Đài Loan thông qua hệ thống hình ảnh của các sản phẩm tiêu biểu
  16. 10 như các loại giỏ mây, tre khác nhau, rương, bình hoa và các đồ vật trong gia đình. 1.1.1.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu liên quan đến tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan dưới góc độ mỹ thuật ứng dụng Trong thời gian gần đây, việc đưa nghệ thuật mây tre đan thủ công truyền thống vào các thiết kế các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng hiện đại và các tác phẩm mỹ thuật tạo hình đã trở nên phổ biến trên thế giới. Đặc biệt tại các nước khu vực Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc hay các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Phillipines, Indonesia và ngày càng được ưa chuộng bởi giá trị thẩm mỹ cũng như văn hóa đậm nét. Năm 2005 trong cuốn Inspired Shapes: Contemporary Designs for Japan's Ancient Crafts [157] (Dịch: Cảm hứng từ hình dạng: Thiết kế đương đại từ nghệ thuật thủ công cổ truyền của Nhật Bản) tập hợp các sản phẩm thiết kế đương đại của Nhật Bản khai thác nguồn tài nguyên từ nghệ thuật trang trí, thủ công truyền thống với các kỹ thuật và chất liệu truyền thống Nhật Bản như tre, sơn mài, thủy tinh, gỗ… Cuốn sách giới thiệu về tạo dáng sản phẩm hiện đại ứng dụng vật liệu và kỹ thuật thủ công truyền thống trong đó có mây tre đan. Năm 2012, Bamboo, from traditional crafts to contemporary design and architecture [149] (Dịch: Tre, từ thủ công truyền thống đến thiết kế và kiến trúc hiện đại) của tác giả Esteve – Sendra, Chelea nghiên cứu ứng dụng của tre trong nghệ thuật thủ công truyền thống và thiết kế sản phẩm đương đại, khám phá tre và nhiều công dụng của nó từ thực phẩm đến đồ nội thất. Trong nhiều trường hợp, các nhà thiết kế hợp tác với các nghệ nhân, tạo ra các sản phẩm khác nhau, thay đổi lối sống và áp dụng các công nghệ mới để tạo ra một thế giới với các sản phẩm sinh thái bền vững. Nghiên cứu tiếp cận
  17. 11 nghề mây tre đan truyền thống dưới góc độ mỹ thuật ứng dụng với những giải pháp trên sản phẩm cụ thể. Năm 2012, The Development and Effects of the Twentieth-Century Wicker Revival của tác giả Emily A. Morris [148] (Dịch: Sự phát triển và sự hồi sinh của mây thế kỷ XX) nghiên cứu những ảnh hưởng các phong cách nghệ thuật thế kỷ XX đến sự hồi sinh của sản phẩm đan lát. Đồ nội thất đan lát xuất hiện và phổ biến từ cuối thế kỷ XIX đến thập niên 1920, tuy nhiên trải qua một thời gian dài chịu ảnh hưởng của các cuộc Thế chiến bị mai một, phải đến nửa sau thế kỷ XX, vào khoảng những năm 50-60, sản phẩm đan lát mới được hồi sinh. Tài liệu đề cập đến tạo dáng, trang trí trên sản phẩm nội thất mây những năm đầu thế kỷ XX ở Châu Âu. Năm 2014, Design and development of handy crafts furniture and decorative product, case study: Rattan fake [161] (Dịch: Thiết kế và phát triển đồ nội thất thủ công tiện dụng và sản phẩm trang trí, nghiên cứu trường hợp: Mây nhân tạo) của tác giả Ruengsombat và các cộng sự nghiên cứu các ứng dụng của mây nhân tạo trong thiết kế và phát triển các sản phẩm nội thất và trang trí ứng dụng thủ công. Nghiên cứu cho thấy những ứng dụng kỹ thuật đan lát trên vật liệu mới có thể tạo ra những sản phẩm tiện dụng, có giá trị thực tiễn nhất định trong sử dụng vật liệu mới để thiết kế sản phẩm có hiệu ứng mây tre đan. Năm 2014, When bamboo meets design - reviving bamboo handicraft in modern design [164] (Dịch: Khi tre kết hợp thiết kế - hồi sinh nghề thủ công tre đan trong thiết kế hiện đại) của tác giả Zhang Yezhi nghiên cứu các thiết kế từ vật liệu tre, sự hồi sinh của vật liệu tre trên sản phẩm. Sản phẩm hiện đại, tài liệu này giới thiệu nhiều mẫu thiết kế từ vật liệu mây tre với sự biến tấu trong kết hợp hình khối, đường nét, mang đậm tính hiện đại. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp hiện đại và sự thay đổi lớn
  18. 12 trong lối sống của con người, nhiều sản phẩm thủ công đã được thay thế bằng các sản phẩm đại chúng và đang trên bờ vực bị biến mất. Tác giả nghiên cứu một số nghề thủ công tre cơ bản và tham gia vào quá trình sản xuất để làm quen với vật liệu và các kỹ thuật liên quan. Bằng cách sử dụng các bộ phận khác nhau của tre và sử dụng các tính năng khác nhau của vật liệu và kỹ thuật cụ thể. Năm 2014, The Application Research on Chinese Traditional Patterns in the Design of Bamboo and Rattan Furniture [160] (Dịch: Nghiên cứu ứng dụng về các họa tiết truyền thống của Trung Quốc trong thiết kế đồ nội thất mây tre) của tác giả Ruofu Bai nghiên cứu ứng dụng của họa tiết hoa văn truyền thống Trung Quốc trên sản phẩm thiết kế nội thất. Những nghiên cứu này cho thấy nghệ thuật mây tre đan thủ công truyền thống đã được chú ý đến trong những thiết kế đương đại, ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thiết kế sản phẩm nội thất, trang trí. Công trình này nhằm mục đích nghiên cứu tích hợp các mẫu truyền thống của Trung Quốc vào sản xuất đồ nội thất mây tre hiện đại theo nhu cầu về thiết kế sáng tạo của đồ nội thất mây tre đan. Công trình nghiên cứu dưới góc độ thực tiễn với các giải pháp tạo dáng, trang trí sản phẩm hiện đại khai thác hoa văn truyền thống. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Nhóm tài liệu liên quan đến sản phẩm mây tre đan dưới góc độ kinh tế, văn hóa và xã hội Năm 1992, bài viết “Nghề mây tre đan cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ” của tác giả Lê Huyên [52] đưa cái nhìn khái quát về quá trình phát triển của nghề mây tre đan trong khu vực Đông Nam Á, lịch sử phát triển của nghề mây tre đan ở Việt Nam thông qua các di vật khảo cổ học. Căn cứ vào những khảo sát dân tộc học, tác giả đưa ra nhận định ở cuối thời kỳ phong kiến khoảng thế kỷ XVIII-XIX đã hình thành những làng xã chuyên về đan lát đồ mây tre.
  19. 13 Bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan về lịch sử, cũng như đưa ra nhận xét nghề mây tre đan phát triển ở những làng nghề không phải ở đồng bằng trồng lúa Bắc Bộ mà chuyển dịch lên vùng trung du sát đồng bằng. Đó là các làng Phú Nghĩa, Phú Hòa, Mỹ Du thuộc Hà Sơn Bình (cũ). Tác giả phân tích nghề mây tre đan đồng bằng Bắc Bộ trên các phương diện kỹ thuật và hiệu quả kinh tế chứ chưa đề cập đến tạo dáng, trang trí sản phẩm. Năm 1992, bài viết “Tre đan Ninh Sở” của tác giả Nguyễn Thọ Sơn [108] giới thiệu về làng nghề tre đan Ninh Sở. Nếu như trong các công bố đã có liên quan đến nghề đan lát người ta thường hay nhắc đến làng nghề mây đan Phú Vinh với những sản phẩm mây đan có giá trị xuất khẩu cao thì tác giả đã bổ sung một làng nghề với sản phẩm tre đan đặc sắc, nơi đây nghề tre đan phát triển tinh vi đến mức người nghệ nhân có thể nhìn vào ảnh, nghĩ ra cách đan để tạo thành những bức tranh chân dung hay phong cảnh. Bài viết tiếp cận nghề mây tre đan dưới góc độ văn hóa và tập trung vào nghề tre đan, chưa có những phân tích khía cạnh mỹ thuật ứng dụng. Năm 2000, cuốn Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam của tác giả Bùi Văn Vượng [136] nghiên cứu về các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam nổi bật với những đặc điểm văn hóa, quy trình chế tạo, những giá trị kinh tế, văn hóa, mỹ thuật. về các làng nghề, các đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội. Trong tổng quan chung các làng nghề truyền thống của Việt Nam thì tác giả nhấn mạnh làng nghề mây tre đan Phú Vinh ở Chương Mỹ với nhiều mẫu mã chủng loại, tiêu biểu như bát mây, lẵng mây, đĩa mây… Cuốn sách nghiên cứu nghề mây tre đan dưới góc độ văn hóa, không đề cập đến nhiều đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Năm 2004, trong cuốn Giá trị văn hóa trong nghề thủ công đan lát của các tộc người Việt Nam do tác giả Hà Thị Nự chủ biên [95], nghề mây tre đan của các tộc người được nhìn nhận một cách tổng quát từ họa tiết trang trí đến
  20. 14 quy trình tạo tác cho từng loại sản phẩm. Công trình này là tài liệu tập hợp rất đầy đủ về nghề mây tre đan cổ truyền, từ những tổng kết từ nhiều nguồn tài liệu các lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, lịch sử về lịch sử phát triển của nghề mây tre đan đến quy trình chế tác sản phẩm mây tre đan. Đặc biệt trong cuốn sách này, tác giả còn mô tả rất kỹ từng kỹ thuật đan và quy trình để tạo ra những kiểu hình dáng hay họa tiết trang trí trên sản phẩm mây tre đan một số dân tộc. Tài liệu đưa ra cái nhìn so sánh về sản phẩm mây tre đan của Hà Nội và các vùng miền khác, cụ thể là một số tộc người miền núi phía Bắc. Năm 2008, trong luận văn cao học với đề tài Làng nghề đan lát Nam Cường [8], tác giả Trương Thị Ngọc Bích nhận xét trên địa bàn cả nước thì chỉ tính riêng ở đồng bằng Bắc Bộ cũng có tới vài chục làng nghề đan lát có thu nhập từ sản phẩm mây tre đan xuất khẩu, nổi tiếng nhất là các làng như Phú Vinh ở Chương Mỹ, làng Vác ở Thanh Oai, làng Tăng Tiến ở Bắc Giang. Công trình nghiên cứu làng nghề đan lát Nam Cường ở Mê Linh, Hà Nội dưới góc độ văn hóa, đi sâu vào phân tích lịch sử phát triển, các đặc điểm văn hóa xã hội. Công trình mô tả mô hình sản xuất sản phẩm đan lát của làng nghề Nam Cường từ nguồn vật liệu, các kỹ thuật và mô hình tổ chức sản xuất. So với nghề đan lát ở các địa phương khác nghề đan lát ở Nam Cường vừa có những nét riêng, độc đáo vừa có những nét chung trong bối cảnh phát triển ngành thủ công vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tài liệu nghiên cứu về làng nghề mây tre đan về phương diện văn hóa, làng nghề, những đặc điểm cũng như mô hình sản xuất. Năm 2009, trong cuốn Làng nghề Hà Nội - tiềm năng và triển vọng phát triển của Sở Công Thương Hà Nội [129] phát hành thì nghề mây tre, giang đan ở Hà Nội phát triển nhất ở huyện Chương Mỹ, Hà Tây với lịch sử gần 400 năm tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa. Trong các làng nghề mây tre đan của huyện Chương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1