intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:253

431
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng nắm bắt những nội dung về Nguyên Hồng - nhà văn của lòng thương cảm thống thiết; Nguyên Hồng - ngòi bút hiện thực giàu chất lãng mạn; Nguyên Hồng - một bút pháp nồng nhiệt, thiết tha thông qua luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH BẠCH VĂN HỢP ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 5.04.33 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS TRẦN HỮU TÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2002
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Bạch Văn Hợp
  3. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY Tài liệu trích dẫn đƣợc ghi theo số thứ tự tƣơng ứng của nó trong phần danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO và đƣợc đặt trong dấu ngoặc vuông [ ] ngay sau phần có liên quan, sau dấu hai chấm (:) là số trang. Nếu đoạn trích dẫn nằm ở hai ba trang liên tục thì giữa trang đầu và cuối có ghi thêm dấu gạch ngang (-), ví dụ [27: 240 -1245]; nếu đoạn trích dẫn không nằm ở hai, ba trang liên tục thì có chữ "và" ở giữa, ví dụ [27: 240 và 245]. Thông tin đầy đủ về tài liệu trích dẫn đƣợc ghi trong mục TÀI LIỆU THAM KHẢO đặt cuối luận án (sau phần phụ lục). Đối với phần đƣợc trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số thứ tự của các tài liệu đƣợc đặt độc lập trong từng dấu ngoặc vuông, ví dụ [18], [27], [45], [52]. Phần đƣợc trích dẫn in nghiêng và đƣợc đặt trong hai dấu ngoặc kép (" ").
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 0.1. Sự cần thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu .................................................. 1 0.2. Giới hạn của đề tài .............................................................................................. 2 0.3. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 4 0.4. Đóng góp mới của luận án ................................................................................ 12 0.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 13 0.6. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 14 CHƢƠNG MỘT: NGUYÊN HỒNG - NHÀ VĂN CỦA LÒNG THƢƠNG CẢM THỐNG THIẾT ....................................................................................................................... 16 1.1. Thương cảm - cảm hứng chủ đạo của Nguyên Hồng trong suốt cuộc đời cầm bút................................................................................................................................ 16 1.1.1. Nguyên Hồng viết văn vì lòng thƣơng cảm những kiếp ngƣời cùng khổ .. 16 1.1.2. Nguồn gốc cảm hứng thƣơng cảm của Nguyên Hồng ................................ 19 1.2. Thế giới nghệ thuật và những nhân vật cùng khổ của Nguyên Hồng ........ 29 1.2.1. Con đƣờng nghệ thuật nhất quán của Nguyên Hồng ................................. 29 1.2.2. Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng ...................................................... 36 1.2.3. Những nhân vật cùng khổ của Nguyên Hồng ............................................ 42 1.3. Tình huống gợi lòng thương cảm, nhân vật "chịu nạn" ............................. 52 1.3.1. Tình huống gợi lòng thƣơng cảm............................................................... 52 1.3.2. Nhân vật "chịu nạn " .................................................................................. 57
  5. CHƢƠNG HAI: NGUYÊN HỒNG - NGÒI BÚT HIỆN THỰC GIÀU CHẤT LÃNG MẠN ........................................................................................................................................ 65 2.1. Ngòi bút trữ tình dạt dào sôi nổi.................................................................... 67 2.1.1. Thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật ........................................ 67 2.1.2. Những tình cảm sôi nổi, mãnh liệt của loại "nhân vật trái tim" ................. 72 2.2. Ngòi bút hiện thực thấm đượm chất thơ....................................................... 76 2.2.1. Chất thơ vút lên từ đời sống cần lao .......................................................... 79 2.2.2. Chất thơ tỏa ra từ cái nhìn và niềm tin của nhà văn đối với ngƣời lao động ............................................................................................................................. 83 2.2.3. Chất thơ của bức tranh thiên nhiên miền cửa biển đầy nắng vàng và gió lộng ..................................................................................................................... 98 2.3. Những nhân vật khác thường ...................................................................... 104 2.3.1. Nhân vật lƣu manh ................................................................................... 105 2.3.2. Nhân vật giàu nghĩa khí, mang dáng dấp anh hùng hảo hán ................... 109 2.3.3. Nhân vật mang dáng dấp cổ tích, huyền thoại ......................................... 113 2.3.4. Nhân vật thánh thiện ................................................................................ 115 2.3.5. Nhân vật quỷ sứ ....................................................................................... 118 CHƢƠNG BA: NGUYÊN HỒNG - MỘT BÚT PHÁP NỒNG NHIỆT, THIẾT THA ................................................................................................................................................ 122 3.1. Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm .................................................................... 122 3.1.1. Một cách sử dụng thành ngữ độc đáo ...................................................... 122 3.1.2. Ngôn ngữ gây ấn tƣợng ............................................................................ 134 3.1.3. Ngôn ngữ giàu cảm xúc ........................................................................... 146 3.2. Giọng điệu sôi nổi, thiết tha và cấu trúc chồng tầng của lời văn nghệ thuật ............................................................................................................................................ 158 3.2.1. Giọng điệu chủ yếu: cảm thƣơng thống thiết, sôi nổi, thiết tha ............... 158 3.2.2. Cấu trúc chồng tầng theo mạch cảm xúc của lời văn nghệ thuật ............. 160
  6. 3.3. Thủ pháp trần thuật giàu tình cảm và chất trữ tình ................................. 167 3.3.1. Một kiểu tự sự không giấu mình .............................................................. 167 3.3.2. Sử dụng độc thoại nội tâm nhƣ một thủ pháp thể hiện những trạng thái tâm lý căng thẳng và tình cảm mãnh liệt của nhân vật ............................................ 174 3.3.3. Trữ tình ngoại đề sôi nổi đan xen trong mạch trần thuật ......................... 185 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 190 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH THÀNH NGỮ ......................................................... 197 PHỤ LỤC 2: BẢNG THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ ................... 221 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH TIẾNG LÓNG ......................................................... 223 PHỤ LỤC 4: BẢNG THỐNG KÊ VÀ SO SÁNH VỀ TIẾNG LÓNG ................ 227 PHỤ LỤC 5: BẢNG THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI THÁN TỪ, NGỮ THÁN TỪ ............................................................................................................................................ 228 PHỤ LỤC 6: BẢNG THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI DẤU CẢM ........................ 229 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................................... 231 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 232
  7. MỞ ĐẦU 0.1. Sự cần thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu 0.1.1. Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Nguyên Hồng là một nhà văn có quá trình sáng tác bền bỉ, liên tục và đã để lại một khối lƣợng tác phẩm khá đồ sộ gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký, bút ký và thơ. Nhiều tác phẩm của ông đã chịu đƣợc sự thử thách của thời gian và sự sàng lọc của công chúng, góp phần làm nên thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam hiện đại ở cả hai thời kỳ trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám. Có đƣợc chỗ đứng vinh dự đó chính là vì Nguyên Hồng, bằng thực tiễn sáng tác của mình, đã đónG góp một tiếng nói riêng, một phong cách riêng. Giới nghiên cứu, phê bình văn học ở nƣớc ta đã viết nhiều về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyên Hồng. Ngay cả lĩnh vực phong cách nghệ thuật của ông cũng không phải là một vùng đất trống chƣa ai bàn tới, nhƣng phải thừa nhận rằng vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng chƣa đƣợc trình bày, lý giải một cách có hệ thống với tƣ cách là một phạm trù hoàn chỉnh trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. 0.1.2. Ngƣời viết tiếp cận đề tài từ góc độ văn học sử. Do vậy, luận án không đi sâu trình bày lịch sử những vấn đề lý luận về phong cách học và những mối quan hệ đa dạng, phức tạp của nó với các phạm trù khác của lý luận văn học. Nhiệm vụ chủ yếu của luận án là trình bày hệ thống những nét độc đáo, tiêu biểu, có ý nghĩa thẩm mỹ cao và những biến chuyển theo chiều hƣớng nhất quán của phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng, từ đó góp phần khẳng định những cống hiến và vị trí của nhà văn trong lịch sử phát triển của nền văn hóa Việt Nam hiện đại. 1
  8. 0.2. Giới hạn của đề tài Tuy lý luận không phải là mục đích chính, nhƣng do khảo sát nhà văn ở bình diện phong cách nên luận án không thể không xác định nội hàm khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn - một phạm trù của lý luận văn học. Khái niệm phong cách chúng tôi đề cập dƣới đây là chỉ phong cách của nhà văn chứ không phải phong cách nghệ thuật nói chung hoặc phong cách của các trào lƣu, phong cách dân tộc, phong cách thời đại. 0.2.1. Nếu ví lịch sử văn học của một dân tộc nhƣ một vƣờn hoa có nhiều loài hoa đẹp với hƣơng thơm và màu sắc khác nhau thì phong cách mỗi nhà văn chính là một trong những loài hoa ấy. Phong cách của mỗi nhà văn gắn với tƣ duy nghệ thuật và cách thụ cảm cuộc sống của họ, qua đó bộc lộ tài năng, cá tính sáng tạo của mỗi ngƣời. Phong cách chính là dấu hiệu trƣởng thành của nhà văn. Phong cách càng nở rộ càng chứng tỏ sự trƣởng thành sung mãn của một nền văn học. Đã có nhiều nhà lý luận và nghiên cứu đƣa ra định nghĩa khác nhau về phong cách. Có ngƣời định nghĩa phong cách thiên về hình thức, có ngƣời minh định phong cách thiên về nội dung, có ngƣời lại quan niệm phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất các yếu tố nội dung và hình thức. Nhƣng điểm thống nhất trong các quan niệm về phong cách của những nhà lý luận, nghiên cứu là: Phong cách là chỗ độc đáo thể hiện tài năng, bản lĩnh của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. Trên cơ sở tổng hợp những quan niệm về phong cách của các nhà lý luận và nghiên cứu, chúng tôi quan niệm về phong cách nghệ thuật của nhà văn nhƣ sau: - Phong cách là nét độc đáo gắn liền với con ngƣời nhà văn, toát ra từ toàn bộ sáng tác của họ, xuyên suốt các yếu tố nội dung - hình thức của tác phẩm, bộc lộ cả trong ý thức nghệ thuật và bút pháp của tác giả. 2
  9. - Không phải nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng nghệ thuật, có bản lĩnh, biết sử dụng các phƣơng tiện hình thức trong một thể thống nhất theo một kiểu riêng để thể hiện đạt hiệu quả điều mình muốn nói mới tạo ra phong cách riêng. Cái "riêng", cái "độc đáo" của nhà văn phải thể hiện trong tác phẩm với sự bền vững, nhất quán ở tất cả các yếu tố cấu thành nên nó và đƣợc lặp đi, lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn khiến cho sáng tác của họ có diện mạo, cốt cách không thể trộn lẫn với văn của ngƣời khác. Do vậy, phong cách không phải là một cái gì quá mơ hồ mà là một khái niệm có nội dung cụ thể có thể tri giác đƣợc. - Phong cách nhà văn vừa thống nhất, vừa đa dạng, bởi vì cuộc sống luôn luôn vận động và biến đổi, đòi hỏi nhà văn cũng thƣờng xuyên phải đổi mới, không đƣợc lặp lại mình. Nhƣng sự đổi mới đó của nhà văn chỉ có thể làm giàu có, phong phú thêm phong cách vốn có chứ không thể làm lu mờ cái độc đáo thuộc phạm trù phẩm chất trong hoạt động sáng tạo của mình. Phong cách phụ thuộc vào những thói quen tâm lý và những sở trƣờng riêng, tài nghệ riêng của nhà văn. Vì vậy, phong cách nhà văn một khi đã định hình thì thƣờng có tính bền vững nhất định. Tất nhiên nó có biến đổi, phát triển nhƣng ít khi chuyển hẳn sang một phong cách khác. 0.2.2. Từ quan niệm về phong cách nhà văn nhƣ trên, luận án sẽ tập trung xác định và làm sáng tỏ những đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng. Do phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật có tính bền vững xuyên suốt các sáng tác của nhà văn, cho nên ngƣời viết có tham vọng khảo sát toàn bộ tác phẩm văn chƣơng của Nguyên Hồng bao gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện và thơ, nhằm rút ra những đặc điểm tiêu biểu của phong cách nhà văn. Tuy nhiên, khối lƣợng sáng tác của Nguyên Hồng khá đồ sộ, hơn nữa, việc tìm kiếm cho đầy đủ những sáng tác của nhà văn, nhất là những sáng tác trƣớc Cách mạng 3
  10. tháng Tám năm 1945 cũng là một việc làm không ít khó khăn, do vậy, luận án chủ yếu tập trung khảo sát những tác phẩm tiêu biểu có ý nghĩa cắm mốc cho sự hình thành phong cách và sự trƣởng thành về tƣ tƣởng và nghệ thuật của nhà văn ở hai thời kỳ trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám. Ngoài ra, luận án cũng khảo sát một số sáng tác của các nhà văn khác cùng thời đại với Nguyên Hồng để so sánh, đối chiếu nhằm làm bật nổi đặc điểm phong cách của ông. 0.3. Lịch sử vấn đề Cho đến nay, đã có nhiều ngƣời viết về Nguyên Hồng và các tác phẩm của ông. Ngƣời viết chủ yếu quan tâm đến các ý kiến bàn về phong cách, và các khía cạnh có liên quan đến cá tính sáng tạo của nhà văn. Tuy nhiên, luận án cũng phải bao quát tình hình nghiên cứu Nguyên Hồng nói chung với ý nghĩa làm nền cho việc tìm hiểu những ý kiến bàn về phong cách. Do vậy, trong phần lịch sử vấn đề, ngƣời viết sẽ điểm qua tình hình nghiên cứu Nguyên Hồng nói chung, trên cơ sở đó đi sâu vào những ý kiến bàn về phong cách của nhà văn. 0.3.1. Khái quát chung về tình hình nghiên cứu Nguyên Hồng Luận án chia các bài viết về Nguyên Hồng làm hai thời kỳ trƣớc và sau khi nhà văn qua đời (5/1982). 0.3.1.1. Những bài viết trƣớc khi nhà văn qua đời 0.3.1.1.1. Trƣớc Cách mạng tháng Tám Nguyên Hồng là một trong số ít nhà văn thành công ngay từ tác phẩm đầu tay và đƣợc dƣ luận chú ý. Nhân dịp tiểu thuyết Bỉ vỏ của ông đƣợc giải thƣởng phóng sự tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn năm 1937, Thạch Lam đã khen Nguyên Hồng: "Ông quan sát khéo, chỉ tả những cái gì đáng để ý. Những tình cảm thật, những cảm giác đúng " và chê "nhiều chỗ vụng về cẩu thả [...], nhiều câu văn chƣa gẫy gọn " [41:11]. Năm 1940, khi nhà xuất bản Đời nay in lần đầu tiên cuốn 4
  11. hồi ký tự truyện Những ngày thơ ấu, Thạch Lam cũng đã trang trọng ghi lời tựa nói rất trúng cái "hồn" của tác phẩm, mà sau này, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình thƣờng trích dẫn: "Những ngày thơ ấu mà Nguyên Hồng kể lại dƣới đây [...] , tôi chỉ thấy trong những kỷ niệm đau đớn ấy sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại, lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn" [131:75]. Năm 1942, Vũ Ngọc Phan xuất bản cuốn Nhà văn hiện đại, giới thiệu 78 nhà văn Việt Nam. Về Nguyên Hồng, nhà phê bình họ Vũ đã đƣa ra một nhận định khái quát: " Ở tập văn nào của Nguyên Hồng cũng vậy, tƣ tƣởng nhân từ, bác ái của tác giả bao giờ cũng tràn lan và chính đó là cái phần cốt yếu của nhà văn xã hội cầu mong ánh sáng" [153:1147]. Nếu nhƣ Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra đƣợc một vài khía cạnh đặc sắc trong những tác phẩm cụ thể của Nguyên Hồng thì Trƣơng Chính lại đánh giá Bỉ vỏ chƣa thỏa đáng, khi ông nhìn từ góc độ Dưới mắt tôi: "Quyển Bỉ vỏ là một quyển tiểu thuyết tầm thƣờng, không đặc sắc. Tác giả còn thiếu nghệ thuật, thiếu kinh nghiệm. Ngòi bút của ông còn non nớt, vụng về" [16:172]. 0.3.1.1.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến trƣớc khi nhà văn qua đời Từ sau Cách mạng tháng Tám, việc nghiên cứu Nguyên Hồng có phát triển và mở rộng hơn. Có thể thấy một số xu hƣớng sau đây trong các bài viết về Nguyên Hồng: Thứ nhất, nghiên cứu Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng tháng Tám với tƣ cách là một nhà văn hiện thực phê phán. Xu hƣớng này thể hiện trong các cuốn Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 của hai trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản đầu những năm 60 và 5
  12. phần Khải luận của Nguyễn Đăng Mạnh trong Tổng tập văn học Việt Nam tập 30A của nhà xuất bản Khoa học xã hội (1982). Thứ hai, nghiên cứu, giới thiệu Nguyên Hồng với tƣ cách là một nhà văn hiện đại bao quát những sáng tác của ông từ trƣớc Cách mạng và một phần sau Cách mạng. Xu hƣớng này thể hiện trong bài viết của Chu Nga Nguyên Hồng và quá trình sáng tác của anh trong cuốn Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại (từ sau 1945) của nhà xuất bản Khoa học xã hội (1977). Thứ ba là nghiên cứu một khía cạnh, một vấn đề nào đó liên quan đến hoạt động sáng tạo của nhà văn và phê bình những tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng. Xu hƣớng này thể hiện trong các công trình nhƣ: Mấy vấn đề về văn học hiện thực phê phán Việt Nam của Nguyễn Đức Đàn (1968), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Phan Cự Đệ (1974) và một số bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu: Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Nhƣ Phong, Chu Nga... Ở miền Nam trƣớc năm 1975, Nguyên Hồng cũng đƣợc giới nghiên cứu, phê bình nhắc đến một cách sơ lƣợc về những sáng tác trƣớc Cách mạng tháng Tám. Tiêu biểu là công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ (1967). 0.3.1.2. Những bài viết sau khi nhà văn qua đời Cái chết của Nguyên Hồng đã gây một nỗi xúc động lớn trong giới văn học nghệ thuật và công chúng yêu thích văn học. Hàng loạt bài viết và một số công trình nghiên cứu tổng hợp về ông đã ra đời sau đó. Có thể kể hai xu hƣớng chính trong các bài viết ở thời kỳ này. Một là những hồi ức, những kỷ niệm của các nhà văn, nhà thơ các nhà nghiên cứu, phê bình văn học vốn quen biết nhà văn nhƣ: Nguyễn Tuân, Huy Cận, Tô Hoài, Kim Lân, Tế Hanh, Nhƣ Phong, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn 6
  13. Đăng Mạnh, Nguyên Ngọc, Ngô Thảo, Phạm Bá Chi, Lê Lựu, Xuân Cang, Ngọc Trai, Trần Tự,... Nội dung của những bài viết này là những kỷ niệm liên quan đến nhà văn mà ngƣời viết là ngƣời trong cuộc, nhằm bày tỏ tình cảm xót thƣơng; ngợi ca tài năng, đức độ, phẩm chất nghệ sĩ và những bài học có ý nghĩa tốt đẹp rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp của Nguyên Hồng. Hai là những công trình, những chuyên luận nghiên cứu quy mô, bao quát toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tiêu biểu cho xu hƣớng này là bài viết về Nguyên Hồng trong cuốn Nhà văn Việt Nam tập 11 (1979) và Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyên Hồng (1983) của Phan Cự Đệ; các mục từ của Nguyễn Hoành Khung giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng, tiểu thuyết Bỉ vỏ, hồi ký Những ngày thơ ấu, của Nguyễn Văn Long về bộ tiểu thuyết Cửa biển trong cuốn Từ điển văn học của nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1983); hai chuyên luận Nguyên Hồng và thành phố Hải Phòng (1987), Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp (1988) của Nguyễn Đăng Mạnh và gần đây là bài viết Nguyên Hồng, nhà văn của những khát vọng sống của Hà Minh Đức trên Tạp chí Văn học số 9 (9-2001). Ngoài ra, có một số bài viết đi sâu tìm tòi vào một vài bình diện, khía cạnh cụ thể trong sáng tác của ông nhƣ tìm hiểu cảm quan tôn giáo (Đào Đức Doãn: Cảm quan tôn giáo trong sáng tác của Nguyên Hồng); những nét nổi bật trong hồi kí (Nguyễn Đăng Điệp: Đặc sắc hồi kí Nguyên Hồng); thơ Nguyên Hồng (Chu Văn Sơn: Thơ của một nhà tiểu thuyết); đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Nguyên Hồng (Linh Thi: Giọt lệ lớn và đoàn tàu chợ) [147]. 0.3.2. Những ý kiến bàn về phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, phê bình về Nguyên Hồng và tác phẩm của ông nằm trong khuynh hƣớng chung là nghiên cứu lịch sử tác giả văn học hay phê bình văn học (phê bình ấn tƣợng, phê bình xã hội học). Những bài 7
  14. viết trực tiếp bàn về phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng không nhiều lắm. Tuy nhiên, từ những bài viết đã công bố, chúng tôi vẫn tiếp nhận đƣợc những ý kiến trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến phong cách của nhà văn. Ngay từ trƣớc Cách mạng tháng Tám, tuy đánh giá Bỉ vỏ có phần khe khắt, nhƣng Trƣơng Chính đã có một ý kiến rất đáng quan tâm về cách xây dựng nhân vật của Nguyên Hồng: "tác giả dồn nạn này đến nạn khác trên đầu Bính cho đến khi cô bị bắt, ở tù, mới chịu thôi" [16:173]. Nhƣng đó mới là một nhận xét cảm tính về một nhân vật và nhà nghiên cứu cũng chƣa lý giải nguyên nhân của cách làm đó với ý nghĩa là một nét phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng. Thạch Lam khá tinh tế khi đọc Những ngày thơ ấu. Ông đã thấy ở đó "những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại". Phải chăng tác giả Gió đầu mùa muốn nói đến chất trữ tình sôi nổi, thiết tha, cảm động trong văn Nguyên Hồng? Nhƣng vì vấn đề đƣợc nêu trong khuôn khổ của một lời tựa, nên Thạch Lam không có điều kiện để trình bày một cách ngọn ngành. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan thấy ở văn Nguyên Hồng "tƣ tƣởng nhân từ, bác ái [...] bao giờ cũng tràn lan". Thực chất ở đây nhà nghiên cứu muốn đề cập đến giá trị nhân đạo trong những sáng tác của Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng. Tuy nhiên, nhà phê bình chƣa trình bày, lý giải một cách thấu đáo nhận xét trên của mình với ý nghĩa là một nét phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chu Nga, trong bài viết Nguyên Hồng và quá trình sáng tác của anh, đã giới thiệu khái quát quá trình sáng tác của Nguyên Hồng và nhận định "tiếng nói mới riêng biệt của Nguyên Hồng góp vào dòng văn học hiện thực phê phán về căn bản vẫn là một tiếng nói yêu thƣơng, nhân đạo, có phê phán, nhƣng không mỉa mai trào lộng nhƣ Nguyễn Công Hoan, không chì chiết, đau đớn nhƣ Nam Cao, hay sâu cay nặng nề nhƣ Ngô Tất Tố, mà sôi nổi, lạc quan, tràn đầy một lòng tin ở ngày mai tƣơi sáng vì nhìn thấy đƣợc những phẩm chất đẹp đẽ ở những con ngƣời nghèo 8
  15. khổ hôm nay" [136:51]. Ý kiến của bà rất đáng chú ý khi tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng về mặt nội dung tƣ tƣởng và giọng điệu tác phẩm, nhƣng nó mới dừng ở một nhận định chung về những sáng tác của nhà văn trƣớc Cách mạng và cũng chƣa đƣợc lý giải, chứng minh cụ thể. Nguyễn Hoành Khung cũng nhận thấy ở ngòi bút Nguyên Hồng "một tinh thần nhân đạo thiết tha" [98:69] trong Bỉ vỏ và "một trái tim yêu thƣơng thiết tha, chân thành [...], một bút pháp chân thực, giản dị mà thấm đƣợm trữ tình" [99:137] trong hồi ký Những ngày thơ ấu. Từ đó, ông nêu một nhận định khái quát, xác đáng về Nguyên Hồng: "Ông xứng đáng đƣợc coi là nhà văn chân chính của những ngƣời khốn khổ, một tình cảm thiết tha đối với quần chúng lao động nghèo thấm đƣợm trong toàn bộ sáng tác của nhà văn" [100:44]. Nguyễn Văn Long khi giới thiệu bộ tiểu thuyết Cửa biển nói đến chất thơ trong sáng tác của Nguyên Hồng: "Ngòi bút Nguyên Hồng có lúc tỏ ra giàu chất thơ và bức tranh Hải Phòng của ông tuy rất thực với nhiều chi tiết sống phong phú đến bộn bề, vẫn có nhiều nét thi vị" [122:171]. Tuy nhiên, do khuôn khổ giới hạn của những mục từ trong Từ điển văn học, hai nhà nghiên cứu đã không có điều kiện trình bày, lý giải những nhận định của mình một cách cặn kẽ. Hai nhà nghiên cứu đề cập trực tiếp và có những phát hiện tinh tế, sâu sắc nhất về phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng là Phan Cự Đệ và Nguyễn Đăng Mạnh. Phan Cự Đệ đề cập đến Nguyên Hồng dƣới các góc độ khác nhau trong nhiều bài viết. Tuy nhiên, những ý kiến bàn về phong cách của Nguyên Hồng tập trung trong tiểu luận giới thiệu Tuyển tập Nguyên Hồng năm 1983. Ông khẳng định "cùng đứng trong chủ nghĩa hiện thực phê phán [...] mỗi ngƣời có một phong cách riêng. Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng cũng mang những màu sắc thẩm mỹ độc đáo". Sau đó, ông nói về cảm hứng sáng tạo của Nguyên Hồng: 9
  16. "cảm hứng chủ đạo của nhà văn dƣờng nhƣ bắt nguồn từ một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc đối với những lớp ngƣời cùng khổ. Anh là một cây bút đôn hậu, luôn luôn hƣớng đến cái cao đẹp, trong sáng, niềm tin yêu thắm thiết" [29:22]. Phan Cự Đệ nói đến màu sắc trữ tình lãng mạn nhƣ một đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng: "Không phải lúc nào Nguyên Hồng cũng viết bằng một bút pháp hiện thực tỉnh táo và nói chung ít khi anh sử dụng một lối viết nặng nề về trí tuệ. Ở anh, những yếu tố nội tâm, những tình cảm sôi nổi, dạt dào từ bên trong đôi lúc cứ muốn lấn lƣớt, trùm lên trên cái hiện thực khách quan đƣợc miêu tả" [29:31]. Phan Cự Đệ cũng chú ý lý giải sự biến chuyển về tƣ tƣởng và nghệ thuật của Nguyên Hồng từ sau Cách mạng tháng Tám gắn liền với quá trình thâm nhập thực tế, đi theo Cách mạng của nhà văn. Còn về phong cách Nguyên Hồng, ông vẫn khẳng định một sự nhất quán: "Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng giờ đây giàu có phong phú hơn trƣớc nhƣng nhìn chung vẫn là một phong cách hiện thực giàu chất lãng mạn cách mạng và chất trữ tình say đắm" [29:52]. Nguyễn Đăng Mạnh là một trong những ngƣời viết nhiều về Nguyên Hồng và ông cũng là ngƣời đặc biệt chú ý nghiên cứu về tƣ tƣởng và phong cách của nhà văn. Ngay từ đầu những năm 70, khi viết chƣơng Nguyên Hồng trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, ông đã khẳng định "Nguyên Hồng là nhà văn có phong cách rõ rệt quy định bởi những đặc điểm về hoàn cảnh gia đình, môi trƣờng sống, về tƣ tƣởng, tình cảm, về sự tiếp thu ảnh hƣởng xã hội và văn học" [125:20]. Ông cũng đã chỉ ra một vài nét tiêu biểu của phong cách Nguyên Hồng nhƣ "tinh thần khắc kỷ" của nhân vật, "yếu tố trữ tình", "tình cảm lạc quan, say sƣa, bồng bột" và "tinh thần nhân đạo chủ nghĩa thiết tha" trong những tác phẩm của Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng. Sau khi Nguyên Hồng qua đời, Nguyễn Đăng Mạnh tiếp tục viết về phong cách Nguyên Hồng một cách khái quát, sâu sắc hơn, bao quát toàn bộ sự nghiệp 10
  17. sáng tác của nhà văn. Ông nói về cảm hứng nhân đạo của nhà văn "Nguyên Hồng viết văn nhƣ là đặt luôn cái "tâm" nóng hổi của mình trên trang sách. Nếu cần nói thật khái quát một cái gì chung nhất cho mọi chủ đề tác phẩm của Nguyên Hồng, thì đó là lòng nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống thiết mãnh liệt" [131:221]. Ông viết về chất thơ hay cảm hứng trữ tình nhƣ một đặc điểm phong cách tiêu biểu của Nguyên Hồng "Nguyên Hồng không chỉ viết văn, ông còn làm thơ. Nhƣng ở Nguyên Hồng, chất thơ không chỉ có trong thơ mà còn dào dạt trong văn xuôi nữa. Một cảm hứng trữ tình lãng mạn chủ nghĩa sôi nổi trên những trang tiểu thuyết hƣớng về trời cao, biển rộng lồng lộng nắng gió, hƣớng về những con ngƣời say mê lý tƣởng, có tầm vóc khác thƣờng, tâm trạng khác thƣờng. Giọng văn của ông cũng thế: cuồn cuộn, sục sôi, hăm hở, tràn đầy cảm xúc, dù là kể việc, vẽ ngƣời hay tả cảnh" [131:45]. Ngoài ra, dƣờng nhƣ tác giả Nhà văn, tư tưởng và phong cách muốn coi màu sắc Hải Phòng nhƣ là một đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng, khi ông viết "Đọc Nguyên Hồng thấy rõ điều này: dù ông viết về nơi đâu, thuộc địa chỉ nào, ngƣời đọc cũng cảm thấy nhƣ mở ra trƣớc mắt cảnh vật, con ngƣời và không khí của thành phố Hải Phòng. Cho nên có thể nói, Nguyên Hồng là nhà văn của thành phố Cửa biển này" [131:42]. Ở một chỗ khác, ông bàn về phong cách lãng mạn của Nguyên Hồng: "Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng có một cái gì rất gần gũi với thần thoại, cổ tích, truyện Tàu, lại giống nhƣ thế giới đầy dông bão của những trƣờng ca, những thiên truyện ngắn lãng mạn của Mắc-xim Go-rơ-ki hay tiểu thuyết của Vích-to Huy-gô, trong đó có sự đối lập dữ dội giữa ánh sáng và bóng tối, giữa bão táp và nắng vàng, giữa quỷ dữ và thiên thần, giữa Địa ngục và Lò lửa " và "Nguyên Hồng có thiên hƣớng xây dựng những tính cách phi thƣờng, những hình tƣợng kỳ dị, những tâm trạng đƣợc phóng đại, những tình huống dữ dội, những quang cảnh rộng lớn, náo động đầy dông bão [...] phù hợp với một giọng văn thống thiết của một tâm hồn nồng 11
  18. nhiệt muốn giãi bày trực tiếp trên những trang sách" [131:46]. Điểm lại các bài nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng, ngƣời viết thấy các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện chính xác một số đặc điểm phong cách nghệ thuật của ông. Rất tiếc là những nhận xét tinh tế và có sức khái quát cao ấy chƣa đƣợc trình bày trong những công trình chuyên sâu, lý giải vấn đề một cách có hệ thống. 0.4. Đóng góp mới của luận án 0.4.1. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ý kiến bàn về phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng của những ngƣời đi trƣớc, luận án xác định, trình bày, lý giải đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng từ góc độ cảm hứng nghệ thuật của nhà văn. Đây là một phạm trù quan trọng của lí luận văn học. Các nhà lí luận xô viết đã có công đƣa khái niệm cảm hứng vào nghiên cứu văn học từ vài ba thập kỉ gần đây [160:141-196]. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu, lí luận văn học cũng đã đƣa khái niệm này vào nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trƣờng [119:314 - 317]. Bên cạnh phạm trù nguyên tắc phản ánh đời sống hay còn gọi là phƣơng pháp sáng tác (chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn), các nhà lý luận coi cảm hứng là khái niệm cơ bản để nghiên cứu sáng tác của nhà văn. Việc vận dụng khái niệm cảm hứng để nghiên cứu phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng mang lại cho việc khảo sát phong cách một cách tiếp cận mới. Đây là cách làm mà nhiều công trình nghiên cứu về Nguyên Hồng trƣớc nay còn ít chú ý. Hơn nữa việc vận dụng khái niệm này cũng rất phù hợp với đặc điểm của bản thân đối tƣợng nghiên cứu: Nguyên Hồng là nhà văn của những xúc cảm mãnh liệt, chứa chan khát vọng và tình thƣơng, cái độc đáo của sáng tác Nguyên Hồng không phải ở chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo mà là ở trái tim nồng nàn, ở cảm hứng yêu thƣơng và tràn đầy chất thơ, chất lãng mạn. 12
  19. Trong luận án này, việc nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng có điểm khác biệt: những nét độc đáo trong phong cách Nguyên Hồng đƣợc khảo sát một cách nhất quán, xuyên suốt từ những biểu hiện về nội dung, đặc điểm về cảm hứng đến những phƣơng tiện nghệ thuật gắn bó và diễn tả đặc điểm nội dung ấy. Cách xem xét này không những triệt để về lí luận mà còn giúp ngƣời đọc hình dung phong cách Nguyên Hồng không phải nhƣ một tổng số các đặc điểm rời rạc mà nhƣ một chỉnh thể, một nét riêng xuyên suốt các tác phẩm của ông. 0.4.2. Bằng việc làm sáng tỏ những đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng, luận án góp một tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị trí của nhà văn trong tiến trình phát triển lịch sử của văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời, những kết quả của luận án còn góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về nhà văn Nguyên Hồng trong nhà trƣờng hiện nay. 0.5. Phương pháp nghiên cứu 0.5.1. Phương pháp cụ thể - lịch sử Luận án khảo sát đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng tức là đề cập đến tác gia và tác phẩm văn học. Mà tác gia, tác phẩm văn học là sản phẩm của thời đại, của những hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể và nằm trong tiến trình của lịch sử văn học dân tộc. Vì vậy, tất yếu chúng tôi phải dựa trên phƣơng pháp cụ thể - lịch sử. Vận dụng phƣơng pháp cụ thể - lịch sử, chúng tôi muốn tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, môi trƣờng văn hóa, tƣ tƣởng của thời đại đã tác động, ảnh hƣởng đến nhà văn khiến ông có thể tạo ra đƣợc những tác phẩm văn học có giá trị, mang một phong cách độc đáo và ngƣợc lại là những ảnh hƣởng, đóng góp của nhà văn đối với lịch sử văn học dân tộc qua hai chặng đƣờng trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2