intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:490

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn "Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan vấn đề nghiên cứu; cơ sở hình thành và diễn tiến của tư tưởng thị tài; tư tưởng thị tài nhìn từ phương diện nội dung; tư tưởng thị tài nhìn từ phương thức thể hiện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ================ TẠ THU THỦY TƯ TƯỞNG THỊ TÀI TRONG THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ================ TẠ THU THỦY TƯ TƯỞNG THỊ TÀI TRONG THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam (Trung đại) Mã số: 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. LÃ NHÂM THÌN HÀ NỘI – 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Lã Nhâm Thìn. Những kết quả, số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào. Các trích dẫn ý kiến của các nhà khoa học và nguồn tài liệu tham khảo đã được trình bày theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Tạ Thu Thủy
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến người thầy đáng kính của tôi là GS.TS. NGND Lã Nhâm Thìn. Thầy đã rất tận tình và trách nhiệm dẫn dắt tôi trong suốt quá trình làm luận án. Việc thầy luôn yêu cầu cao về tính khoa học, sự chỉn chu, chăm chỉ trong quá trình nghiên cứu bắt buộc tôi phải có thái độ nghiên cứu nghiêm cẩn để hoàn thành luận án của mình. Trong những lúc khó khăn nhất, sự động viên và khích lệ kịp thời của thầy đã giúp tôi có đủ sự tự tin để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho tôi có điều kiện học tập và nghiên cứu tốt nhất. Các thầy cô cũng có những nhận xét, phản hồi và hướng dẫn quan trọng giúp cho những ý kiến triển khai trong luận án của tôi trở nên mạch lạc và sáng rõ. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ, chia sẻ của các thầy cô giáo tổ Văn – Thể dục, trường THPT Long Châu Sa, Ban giám hiệu trường THPT Long Châu Sa, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ nơi công tác đã giúp tôi có điều kiện tốt nhất để hoàn thành luận án của mình. Xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã luôn bên cạnh khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi suốt thời gian qua. Bằng tất cả sự trân trọng, tôi luôn khắc ghi những tình cảm vô giá mà thầy cô, bè bạn và gia đình đã dành cho tôi. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Tạ Thu Thủy
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................3 5. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án .......................................................................................4 6. Cấu trúc luận án ...........................................................................................................................4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................5 1.1. Giới thuyết khái niệm ...............................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................................... 5 1.1.2. Lược sử về tư tưởng thị tài ....................................................................................................8 1.2. Những hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................................. 11 1.2.1. Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở nước ngoài ........................................................................ 11 1.2.2. Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở Việt Nam ........................................................................... 17 1.3. Tiêu chí khảo sát tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam.........................................23 Tiểu kết chương 1: ........................................................................................................................ 24 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ DIỄN TIẾN CỦA TƯ TƯỞNG THỊ TÀI 25 2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam ....................... 25 2.1.1. Cơ sở lịch sử - xã hội ..................................................................................... 25 2.1.2. Cơ sở văn hóa, tư tưởng ................................................................................. 28 2.1.3. Cơ sở văn học ................................................................................................. 33 2.2. Diễn tiến của tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam ............................. 38 2.2.1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII ............................................ 38 2.2.2. Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX ................................. 57 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 76 CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG THỊ TÀI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 78 3.1. Biểu hiện của tư tưởng thị tài theo loại hình tác giả. ........................................ 78 3.1.1. Loại hình tác giả là nhà thơ thiền .................................................................. 78 3.1.2. Loại hình tác giả vua, chúa ............................................................................ 79 3.1.3. Loại hình tác giả nhà nho .............................................................................. 82 3.2. Biểu hiện thị tài qua cách khoe tài .................................................................... 95
  6. 3.2.1. Tài văn chương ............................................................................................... 95 3.2.2. Cách khoe tài kinh bang tế thế ..................................................................... 104 3.2.3. “Tài” hành lạc ............................................................................................. 116 3.3. Biểu hiện của tư tưởng thị tài qua tâm thế thị tài ............................................ 127 3.3.1. Ngạo tài ........................................................................................................ 127 3.3.2. Thẹn tài ......................................................................................................... 131 3.4. Tư tưởng thị tài trong mối quan hệ với các yếu tố khác ................................. 133 3.4.1. Tài – Đức ...................................................................................................... 133 3.4.2. Tài – Danh .................................................................................................... 138 3.4.3. Tài – Mệnh ................................................................................................... 142 3.4.4. Tài – Tình ..................................................................................................... 147 Tiểu kết chương 3: ................................................................................................. 151 CHƯƠNG 4. TƯ TƯỞNG THỊ TÀI NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ............................................................................................................ 152 4.1. Tư tưởng thị tài thể hiện qua hình tượng nghệ thuật ....................................... 152 4.1.1. Hình tượng cây, hoa ..................................................................................... 152 4.1.2. Hình tượng muông thú ................................................................................. 160 4.1.3. Hình tượng đồ vật, sự vật ............................................................................. 166 4.2. Tư tưởng thị tài thể hiện qua không gian và thời gian nghệ thuật .................. 169 4.2.1. Không gian nghệ thuật ................................................................................. 169 4.2.2. Thời gian nghệ thuật .................................................................................... 175 4.3. Giọng điệu thị tài ............................................................................................. 182 4.3.1. Giọng điệu cao ngạo .................................................................................... 183 4.3.2. Giọng điệu khẳng định ................................................................................. 187 4.3.3. Giọng điệu lạc quan, tin tưởng .................................................................... 189 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................... 192 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 193 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ....................... 197 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................. 197 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 198 PHỤ LỤC
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tư tưởng thị tài có nguồn gốc từ triết học đi vào văn học. Nó cho thấy một triết lý sống, một nhân sinh quan, một phong cách, một quan điểm của người viết. Trong văn học, tư tưởng thị tài thể hiện ở ý thức về tài năng cùng khát vọng được cống hiến tài năng ấy cho cộng đồng của mỗi cá nhân. Qua những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, dưới tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội và các luồng tư tưởng khác, tư tưởng thị tài có một quá trình diễn tiến khá phức tạp và phong phú. Nghiên cứu Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam là một cách để hiểu rõ hơn về tâm hồn, ý chí, nghị lực, lòng tự tôn, khát vọng sinh tồn, phát triển của người Việt. 1.2. Đã từng có những nghiên cứu về tư tưởng thị tài trong văn học trung đại nhưng chưa có các nghiên cứu chuyên sâu, chuyên biệt. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều xem thị tài như một nét tính cách riêng biệt của nhà nho tài tử và chỉ được thể hiện trong sáng tác của loại hình tác giả này vào cuối thế kỷ XVIII. Nhưng khảo sát cho thấy thị tài là một nét tâm lí mang tính phổ biến trong ý thức của con người. Trong văn học trung đại, tư tưởng thị tài đã được thể hiện rất sớm, có sự biến thiên theo những bước phát triển thăng trầm của lịch sử. Nghiên cứu Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam, luận án muốn đưa ra một góc nhìn mới mẻ, toàn diện, sâu sắc hơn về quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng thị tài trong văn học Việt Nam thời trung đại. 1.3. Lịch sử các triều đại phong kiến đã ghi nhận: thời nào có nhiều nhân tài xuất hiện, được trọng dụng thì đất nước phồn vinh. Ngược lại, khi nhân tài xa lánh chốn quan trường, quay lưng với thời cuộc và những kẻ bất tài lộng hành thì vương triều ấy sẽ suy vong. Văn bia dựng năm 1448 tại Văn miếu Quốc Tử Giám cũng ghi: “Nhân tài đối với quốc gia có mối quan hệ rất lớn”. Nhưng lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam lại trải qua rất nhiều biến động thăng trầm khiến vai trò, vị trí, số phận của những người tài trong xã hội, ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, có nhiều thay đổi. Kéo theo đó là bao cung bậc cảm xúc của thi nhân: hoặc tin tưởng, kiêu hãnh vì tài năng đắc dụng, hoặc phẫn uất, đau buồn, tủi thẹn vì tài năng bị vùi dập, lãng quên… Nghiên cứu Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam, luận án muốn đưa đến một cách lí giải về thái độ, quan niệm, cách sử dụng tài năng của người tài trong mỗi giai đoạn lịch sử dân tộc.
  8. 2 1.4. Nhiều tác phẩm văn học thể hiện tư tưởng thị tài được đưa vào giảng dạy ở nhà trường. Vì vậy, việc nghiên cứu Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với việc giảng dạy, nghiên cứu văn học trong nhà trường các cấp. Qua luận án, chúng tôi cũng hi vọng phần nào cung cấp cho người giáo viên những bài học kinh nghiệm về cách sử dụng nhân tài của cha ông để họ ứng dụng trong thực tiễn “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thêm hiệu quả. Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một cách có hệ thống những biểu hiện của Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam trên hai bình diện nội dung và hình thức qua từng loại đối tượng, từng thời kì lịch sử nhằm làm rõ sự hình thành, vận động, phát triển của tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam. - Xem xét những yếu tố cấu thành, chi phối sự thể hiện tư tưởng thị tài của các tác giả trong tác phẩm của họ; lí giải vì sao người tài trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có cách ứng xử với tài năng khác nhau. - Đánh giá vai trò, đóng góp của tư tưởng thị tài với sự phát triển của thơ trung đại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Nghiên cứu sự biểu hiện vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa ở nội dung, vừa ở hình thức thể hiện của tư tưởng thị tài. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3.2.1. Phạm vi nội dung: Luận án hướng đến nhận diện, phân loại tư tưởng thị tài qua loại hình tác giả; qua cách khoe tài (tài văn chương, tài kinh bang tế thế, “tài” hành lạc); qua tâm thế (ngạo tài, thẹn tài). Luận án xem xét tư tưởng thị tài trong mối quan hệ với các yếu tố khác (Tài - Đức, Tài - Danh, Tài - Mệnh, Tài -Tình). Luận án tìm hiểu diễn tiến của tư tưởng thị tài từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. 3.1.2. Phạm vi tư liệu: Tư liệu được sử dụng trong luận án là Tổng tập văn học Việt Nam (tập 1 đến tập 17) do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia biên soạn, Nxb Khoa học Xã hội. Bên cạnh đó có: Thơ văn Lý Trần (3 tập), (từ 1977 đến 1988), Nxb Khoa học Xã hội; Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập (2012), Nxb Giáo dục
  9. 3 (Phạm Luận phiên âm, chú giải); Nguyễn Trãi, Ức Trai thi tập (2013), Nxb Giáo dục (Trần Văn Nhĩ dịch); Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (tập 1 và 3) (2001), Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học (Mai Quốc Liên chủ biên); Tổng tập văn học Nôm Việt Nam (2 tập), (2008), Nxb Khoa học Xã hội, (Nguyễn Tá Nhí chủ biên); Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tổng tập (2014), Nxb Văn học; Thơ văn trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (Bùi Duy Tân chủ biên); Ngô Thì Nhậm toàn tập (5 tập) (từ 2003 đến 2006), Nxb Khoa học Xã hội (Lâm Giang chủ biên); Thơ chữ Hán Nguyễn Du (2012), Công ty sách Thời đại và Nxb Văn học, (Lê Thước, Trương Chính biên soạn); Thơ Hồ Xuân Hương (2006), Nxb Văn học nghệ thuật; Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử (2008), Nxb Nghệ An (Đoàn Tử Huyến chủ biên); Cao Bá Quát toàn tập (2 tập) (2004 đến 2012), Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học; Nguyễn Khuyến - Tác phẩm (1984), Nxb Khoa học Xã hội (Nguyễn Văn Huyền sưu tầm, biên dịch); Tú Xương toàn tập (2010), Nxb Văn học. Số lượng tác phẩm bài thơ chúng tôi khảo sát là 7081 bài. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp văn học sử: Nghiên cứu tư tưởng thị tài trong sự vận động mang tính lịch sử. Tư tưởng thị tài được đặt trong tương quan với bối cảnh lịch sử, bao gồm cả lịch sử xã hội và lịch sử văn học. 4.2. Phương pháp hệ thống: Vấn đề cơ bản của phương pháp hệ thống là đặt đối tượng nghiên cứu trong chỉnh thể cấu trúc tương đối độc lập để tìm ra những quy luật phát triển cơ bản của đối tượng đó. Luận án đặt tư tưởng thị tài trong các hệ quy chiếu khác nhau để nhận ra quá trình hình thành và phát triển cùng những tác động qua lại của đối tượng nghiên cứu với các yếu tố khác từ môi trường bên ngoài. Từ đó, khái quát những đặc trưng cơ bản của tư tưởng thị tài. 4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu: So sánh, đối chiếu những biểu hiện của tư tưởng thị tài ở các giai đoạn khác nhau, ở các loại hình tác giả với các loại hình tư tưởng khác… Từ đó, người viết rút ra được những điểm gặp gỡ, kế thừa, những nét riêng không lặp lại trong cách thể hiện tư tưởng thị tài của người viết từ các bình diện trên. 4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tìm hiểu tư tưởng thị tài cần thiết phải vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Bởi lẽ tư tưởng thị tài có quan hệ với nhiều vấn đề khác như tư tưởng triết học, văn hóa, xã hội… Luận án vận
  10. 4 dụng, kết hợp thành tựu các bộ môn khoa học xã hội có liên quan như: văn hóa, lịch sử, địa lí, triết học… nhằm thấy được những ảnh hưởng tác động đó đến đối tượng nghiên cứu. 4.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích các yếu tố bộ phận trên nhiều bình diện. Từ đó, khái quát về đối tượng một cách chính xác nhất, thấy được những biểu hiện và quá trình vận động của tư tưởng thị tài trong thơ trung đại. 4.6. Phương pháp loại hình: Về loại hình chủ đề - nội dung, luận án nghiên cứu một cách có hệ thống các bài thơ cùng thể hiện tư tưởng thị tài. Về loại hình thể loại, luận án nghiên cứu tư tưởng thị tài ở các thể loại thơ, cả chữ Hán và chữ Nôm, hát nói. Phương pháp nghiên cứu này giúp người viết nhận diện những biểu hiện của tư tưởng thị tài ở mỗi loại hình tác giả khác nhau như nhà thơ thiền, vua, chúa – quý tộc nhà nho. Ngoài ra, luận án kết hợp sử dụng các thao tác nghiên cứu như: Khảo sát, thống kê, phân loại, hệ thống hoá các biểu hiện của tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam. 5. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án 5.1. Tổng hợp các lí thuyết nghiên cứu về vấn đề thị tài để đề xuất, xác lập khái niệm tư tưởng thị tài. 5.2. Trình bày một cách hệ thống và khoa học cơ sở hình thành và diễn tiến của tư tưởng thị tài trong thơ trung đại. 5.3. Nhận diện, phân loại những biểu hiện của tư tưởng thị tài qua loại hình tác giả, qua cách khoe tài, qua tâm thế thị tài của người viết và xem xét mối quan hệ giữa tài năng với các yếu tố khác như Tài - Đức, Tài - Danh, Tài - Tình, Tài - Mệnh. 5.4. Xem xét tư tưởng thị tài từ phương thức thể hiện. 5.5. Luận án là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy ở nhà trường các cấp. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở hình thành và diễn tiến của tư tưởng thị tài Chương 3: Tư tưởng thị tài nhìn từ phương diện nội dung Chương 4: Tư tưởng thị tài nhìn từ phương thức thể hiện
  11. 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thuyết khái niệm 1.1.1. Khái niệm Trong giới hạn nghiên cứu của luận án, chúng tôi tìm hiểu về Tài (才), Thị tài (恃 才) với lớp nghĩa riêng của từng phạm trù để xác lập khái niệm Tư tưởng thị tài. Về nghĩa của Tài (才), sách Từ Nguyên giải thích, Tài (才) là “tài năng” (才能) hoặc “người có tài năng” (有才能的人 - hữu tài năng đích nhân). Theo đó, Tài (才) được dùng trong các trường hợp: “tài cán” (才干) chỉ năng lực làm việc (办事的能力 - biện sự đích năng lực); “tài danh” (才名), chỉ danh tiếng tài năng (才华名声 - tài hoa danh thanh); “tài khí” (才气) tài năng bộc lộ ra ngoài (显露于外的才能气魄 - hiển lộ ư ngoại đích tài năng khí phách) [1; 297 - 299]. Sách Từ Hải giải thích Tài (才) là “tài năng” (才能) (Hoài tài năng bất ngộ 才能不遇 - Mang tài năng không gặp thời). Tài (才) còn là “người tài năng” (Kỳ hữu tài năng đích nhân 奇有才能的人 - Người có tài năng lạ). Theo nghĩa này, Tài được dùng trong các từ: tài hoa (才华) - thể hiện tài năng thiên về văn học nghệ thuật. (Chẳng hạn, 才华出众 - tài hoa xuất chúng - tài hoa hơn người); tài lược (才略) - tài năng chính trị và quân sự. (Chẳng hạn, 才略过人 - tài lược quá nhân - tài thao lược hơn người) [2; 270]. Sách Hán ngữ đại từ điển định nghĩa Tài (才) là “tài năng” (才能). Luận ngữ, Tử Hãn viết: Ký kiệt ngô tài, như hữu sở lập, trác nhĩ - 论语·子罕: “既竭吾, 如有所 立, 卓爾” (Sau khi sử dụng hết tài năng, tôi sẽ trở nên nổi bật). Tài (才) cũng là “người tài” (才人 - tài nhân). Theo nghĩa này, Tài (才) dùng trong các từ: tài tử (才子): người vừa có đức, có tài (古称德才兼备的人 - cổ xưng đức tài kiêm bị đích nhân); tài nữ (才女) - Người phụ nữ tài năng (有才华的 女子 - hữu tài hoa đích nữ tử); tài lang (才郎): người đàn ông tài năng (有才学的郎君 - hữu tài học đích lang quân) [3; 299 - 306]. Vậy, theo các từ điển trên, Tài (才) có nghĩa là “tài năng” hoặc “người tài năng”. Nội hàm của Tài (才) nhấn mạnh vào hiệu quả làm việc hơn hẳn của một người khi đối sánh với người xung quanh. Chẳng hạn, Hậu Hán thư của Phạm Diệp viết tiểu sử Trương Hành: “Hoài Nam Tử; tài cao hơn thiên hạ nhưng hắn không kiêu ngạo” (“淮南子·主术” 虽才高于世, 而无骄尚之情. 后汉书·张衡传). Tài cao hơn thiên hạ nghĩa là làm việc hiệu quả, giỏi giang hơn người bình thường. Từ nguyên của Tài (才) ở Trung Quốc có thể bắt nguồn từ thời tiền Tần [4; 154].
  12. 6 Về nghĩa của Thị tài: (恃才), sách Từ Nguyên giải thích Thị (恃) là “phụ thuộc vào”, “dựa vào” (依赖; 凭借). Theo đó, Thị tài (恃 才) được dùng trong cụm từ mang tính cố định như: Thị tài ngạo vật (恃才傲物): dựa vào tài năng mà kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác (依仗自己的才能而骄傲自大, 看不起别人); Thị tài phóng khoáng (恃才放旷): dựa vào tài năng của chính mình mà không bị gò bó (倚仗自己的才能而无 拘无束) [1; 3528 - 3529]. Sách Từ Hải giải thích Thị (恃) là “dựa vào” (依赖). Chẳng hạn “dựa vào tự tin mà không sợ hãi” (有恃无恐). Theo đó, Thị tài (恃才) được dùng trong cụm từ mang tính cố định như Thị tài phóng khoáng (恃才放旷): dựa vào tài năng của bản thân, nói và hành động không bị ràng buộc bởi nghi thức thế tục (依仗 自己的才能而言行不 受世俗礼) [2; 2823]. Sách Từ điển Hán ngữ hiện đại giải thích Thị (恃) là “dựa vào”, “phụ thuộc vào” (凭借; 依赖). Chẳng hạn, có chỗ dựa (nên) không sợ hãi (有恃无恐). Cũng theo tài liệu này, Thị tài (恃才) được dùng trong cụm từ Thị tài ngạo vật (恃才傲物) nghĩa là dựa vào tài năng mà kiêu hãnh, coi thường người khác (依仗自己的才能而 骄傲自大, 轻视旁人) [5 ;1198]. Ngoài ra, Thị tài (恃才) còn xuất hiện trong thành ngữ khác của Trung Hoa như Thị tài căng kỉ (恃才矜己 - dựa vào tài năng mà kiêu ngạo, tự phụ). Như vậy, Thị tài (恃才) là dựa, cậy vào tài năng, dựa vào việc mình có tài mà (làm gì đó). Sách Lương Thư (đời Đường, năm 636 – Trinh Quán thứ 10), tập 35, phần viết về Tiêu Tử Hiển (梁書,卷三五,蕭子顯) dùng cụm từ này: “Ông ấy dựa vào tài năng của mình mà kiêu hãnh. Vậy danh hiệu di cảo của ông ta nên là Kiêu” (他恃 才傲物, 谥号应该为骄). Từ đây, cụm từ Thị tài ngạo vật (恃才傲物 - dựa vào tài năng mà kiêu hãnh) được đời sau sử dụng để chỉ kiểu người cậy tài mà kiêu hãnh. Trong Tam quốc diễn nghĩa, chương 72, La Quán Trung dùng cụm từ Thị tài phóng khoáng (恃才放旷) khi viết về Dương Tu: “Nguyên Dương Tu xưa nay vốn là người cậy tài phóng khoáng, nhiều lần phạm vào những điều Tào Tháo kiêng kỵ” (杨修为人 恃才放旷, 数犯曹操之) [1; 3528 - 3529]. Về khái niệm Tư tưởng, theo Từ điển triết học: “Tư tưởng là phản ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện của quan hệ con người đối với thế giới xung quanh. Bất cứ tư tưởng nào cũng đều do chế độ xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất của con người quyết định. Không nên tìm thực chất của tư tưởng và nguồn gốc của tư tưởng trong bản thân tư tưởng mà phải tìm thực chất và nguồn gốc đó trong cơ cấu kinh tế
  13. 7 của xã hội, trong tồn tại xã hội mà tư tưởng phản ánh” [6; 885 - 886]. Từ điển thuật ngữ triết học (Cловарь философских терминов) cho biết: “Tư tưởng là một thực tại đặc biệt, qua đó tất cả các thực tại khác được biết và biến đổi: tự nhiên, xã hội, văn hóa. Sự hiện diện của tư tưởng là điều kiện cần thiết để con người ý thức về sự tồn tại, thấu hiểu thế giới bình dị và bản thể của chính mình trong thế giới (…). Và bản thân ý tưởng lý tưởng trong đầu một người là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình biến đổi hiện thực vật chất” [7; 343 - 344]. Như vậy, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực đời sống xã hội trong ý thức của con người, thể hiện quan điểm của con người trước hiện thực. Trong lĩnh vực văn học, tư tưởng được xem là sự thể hiện suy nghĩ và thái độ của nhà văn đối với các vấn đề của đời sống xã hội và con người thông qua tác phẩm. Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên định nghĩa tư tưởng là: “Sự nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể, sống động của tác phẩm văn học cũng như những vấn đề nhân sinh được đặt ra trong đó” [8; 326]. Như vậy, có thể hiểu Tư tưởng thị tài là suy nghĩ, nhận thức (chủ quan) về mức độ tài năng của bản thân ở mỗi người dẫn đến việc khoe tài, cậy tài để hành động theo ý muốn. Tư tưởng thị tài cho thấy nhận thức, quan điểm nhân sinh, phong cách sống của người sáng tác. Thực tế, khái niệm tư tưởng thị tài ở Việt Nam chưa được nhiều người bàn đến. Cách hiểu tư tưởng thị tài khi triển khai luận án được rút ra từ nghiên cứu cá nhân trên cơ sở tổng hợp công trình khoa học của các nhà nghiên cứu. Người trung đại chọn thơ để thể hiện tư tưởng thị tài vì nhiều nguyên nhân. Trước hết, người phương Đông cổ đại cho rằng con người là hội tụ tinh hoa của đất trời (Người ta là hoa đất), tài năng của con người do tú khí non sông chung đúc nên (Sơn xuyên anh dục, hà hải tú chung). Tuy nhiên, chỉ tài năng thiên phú thì chưa đủ làm nên một nhân tài. Nhân tài là hiện thân cho sự hài hòa, thống nhất giữa tài năng cá nhân và thiên phú, sự hợp nhất giữa trời và người, sự thống nhất giữa phát triển tài năng cá nhân và phát triển xã hội. Tân Nho giáo đời Tống và đời Minh của Trung Hoa nhấn mạnh “thuyết tu thân làm thánh” cho rằng mấu chốt của thành công là ở chỗ chủ thể có chăm chỉ học tập, hoạt động hay không, có cống hiến cho xã hội hay không? Theo đó, tài năng của con người chỉ được xem là có giá trị khi đáp ứng nhu cầu của thế giới bên ngoài. Nếu một cá nhân không có đóng góp gì cho
  14. 8 xã hội thì dù có kĩ năng và sinh lợi đến đâu cũng không được xem là nhân tài [dẫn theo 4; 157]. Quan niệm này khiến những cá nhân có ý thức cao về tài năng nảy sinh mong muốn được khoe tài, được chứng tỏ năng lực của họ qua những đóng góp cho cộng đồng để ai cũng thấy họ chính là nhân tài. Khi tìm một phương tiện giúp họ thể hiện bản thân, người thị tài nhận ra khả năng tác động không giới hạn của văn chương. Công chúng của văn chương đông đảo với đủ mọi tầng lớp trong xã hội, không chỉ đương thời mà mãi tới mai sau. Vì người xưa lập thân đều bắt đầu bằng văn chương. Vả lại, cổ nhân nói người quân tử cần có tam lập (cũng là tam bất hủ): lập đức, lập công và lập ngôn. Trong đó, lập ngôn (viết văn để lại cho đời) là quan trọng vì có đức tất có lời (ngôn), có lời tất có sự nghiệp (công). Thơ trung đại thích hợp để tìm hiểu tư tưởng thị tài hơn các thể loại khác vì theo Lại Nguyên Ân: “Thơ có khả năng tái tạo giọng nói sống động và sắc thái cá nhân của tác giả” [9; 315]; “Câu thơ lại cho phép tái tạo lại bằng giọng điệu trữ tình một sự thật trực tiếp của thể nghiệm sống cá nhân, một “giọng người” thật sự, riêng biệt – giọng nói của nhà thơ” [9; 315]. Trong đó, thơ trữ tình và hát nói có khả năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm, cá tính con người trung đại tốt hơn cả. Mà sự thể hiện tư tưởng thị tài cần những thể loại thích ứng với việc thể hiện con người cá nhân tác giả nên chúng tôi chọn thơ trữ tình và hát nói. Việc khoe tài, cậy tài trong thơ lúc đầu được người viết gửi gắm gián tiếp qua các hình tượng trong tác phẩm. Về sau, phương diện tự biểu hiện, tự thuật (nói trực tiếp về mình) chiếm ưu thắng. Trần Ngọc Vương cho biết: “Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Du đều không ngần ngại việc tự thuật” [10; 158]. Yếu tố tự thuật, tự biểu hiện mình trực tiếp giúp các tác giả thể hiện tư tưởng thị tài rõ nét hơn, mạnh mẽ hơn. Nhất là khi họ nói về các loại tài năng mình có như: tài văn chương, tài kinh bang tế thế, “tài” hành lạc. Có lúc, họ tự thuật tâm thế ngạo tài, xem mình là kiểu “người đặc biệt” hoặc họ kín đáo thể hiện tinh thần tự kiêu qua sự thẹn tài để giữ “đức khiêm cung”. Đây là cơ sở để chúng tôi xác lập tiêu chí khảo sát các bài thơ thị tài dựa trên nhận thức chủ quan và việc tự thể hiện tài năng của người viết trong tác phẩm. 1.1.2. Lược sử về tư tưởng thị tài Nguồn gốc của tư tưởng thị tài có lẽ bắt nguồn từ thuyết Quý sinh, vì mình của Dương Chu. Sách Liệt tử ghi Dương Chu tự phụ, quý sự sống, trọng bản thân. Ông chủ trương vị ngã, cho rằng trí khôn quý ở chỗ bảo toàn được thân mình: “Người
  15. 9 xưa mất một cái lông mà làm lợi cho thiên hạ thì cũng không chịu, mà có ai đem cả thiên hạ phụng dưỡng thân mình thì cũng không nhận” [dẫn theo 11; 62]. Ông chê hết thảy hiền nhân đời trước: “Coi trọng tiếng khen chê một thời làm cho tinh thần, hình hài tiều tụy, muốn lưu lại cái danh hão mấy trăm năm sau khi chết, nhưng chết rồi có cách nào làm cho nắm xương tàn tươi lại, tái sinh mà hưởng lạc được không?” [dẫn theo 11; 70-71]. Ảnh hưởng của học thuyết Dương Chu có lúc tràn lan khắp thiên hạ: “thiên hạ không theo Dương thì theo Mặc” [dẫn theo 11; 57]. Mà người thị tài cũng vì quý trọng bản thân, quý tài mà sinh kiêu. Do đó, thuyết Quý sinh có thể là thuyết nền tảng hình thành tư tưởng thị tài. Cũng cần tìm hiểu tư tưởng thị tài với một số tư tưởng liên quan như: tư tưởng khinh thế ngạo vật; tư tưởng vô tài toàn mệnh. Bề ngoài, tư tưởng thị tài (思想恃才) có vẻ tương đồng với tư tưởng khinh thế ngạo vật (輕世傲物) xuất hiện từ đời Chiến Quốc. Sách Chu thư (周书) của Lệnh Hồ Đức Phân (令狐德棻) nhắc đến kiểu người khinh thế ngạo vật qua nhân vật Điền Tử Phương trong Khinh người khi nêu quan điểm: “Kẻ có học thức xử cảnh bần tiện, đi đến đâu mà nhời nói vua quan không dùng, việc làm vua quan không theo thì xỏ chân vào giày đi ngay lập tức, có lo sợ gì mà không dám khinh người” [dẫn theo 12; 346]. Truyện Không đợi trông cũng biết trong Tùy Đường nhai thoại (đời Đường) cũng kể về Hứa Kính Tôn, người có thói quen gặp ai xong cũng quên ngay vì theo ông: “Cái đó là tự người ta làm cho người ta khó nhớ đấy thôi. Ví bằng ta gặp được những bực tài giỏi như Hà, Lưu, Thẩm, Tạ, thì dù sờ trong xó tối, ta cũng có thể biết mà nhớ ra được” [dẫn theo 12; 344]. Vậy, người khinh thế ngạo vật là kiểu người dựa vào học thức để kiêu ngạo, coi đời như không quan thiết gì đến mình. Họ tự xem mình đứng ở vị trí bề trên, không thuộc về thế giới. Sự tự phụ ấy dễ khiến họ cô độc, thậm chí cực đoan. Trang Tử phê phán người khinh thế ngạo vật là làm ra vẻ cao thượng, tự cho mình hơn người khác, sống trong hang núi khinh đời, thoát li thế tục, oán thán người khác, muốn cho hình hài khô đét rồi gieo mình xuống vực để tự sát [dẫn theo 13; 317]. Nhưng người mang tư tưởng thị tài muốn mọi người biết đến tài năng của mình, muốn cống hiến tài năng đó cho cộng đồng. Vậy, sợi dây gắn kết người thị tài và xã hội vẫn chặt chẽ. Cho dù họ mang tâm thế ly tâm “chính đạo” nhưng không phải là kiểu người lánh đời. Đây là điểm tích cực hơn của người thị tài so với người khinh thế ngạo vật.
  16. 10 Tư tưởng thị tài tưởng mâu thuẫn với thuyết vô tài toàn mệnh của Lão Tử và Trang Tử nhưng kỳ thực là không phải vậy. Trang Tử cho rằng sống trong đời loạn, chỉ mong mình không có tài, không ai biết tới tài của mình, “nếu có lỡ có tài thì cũng nên giấu tài đi mới mong được hưởng hết tuổi thọ của trời, như cái cây lớn cành lá sum suê vì gỗ xấu mà khỏi bị đốn” [dẫn theo 13; 23]. Ông chủ trương lối sống vô tài, vô dụng với người nhưng đại dụng với mình “Muốn bảo toàn được thân thì phải che giấu cái tài đức của mình đi, kẻ vô dụng tàn tật lại là kẻ sống yên ổn nhất” [13; 200]. Theo ông, người không quan tâm đến cõi người, biết dùng thân và tâm của mình mới là chân tâm. Mà đạo xử thế của chân nhân là “bất đắc dĩ mà an mệnh”, “giữ tài toàn và đức bất hình”, “vô dụng với đời nhưng đại dụng với mình”, “không cầu công, không cầu danh, không nhập thế, không cứu thế” [dẫn theo 13]. Trang Tử phê phán Đức của Nho gia là “khi Đức” (cái đức nhỏ, không bao quát vạn vật), còn tài là thứ bị người đời lợi dụng. Hình hài, tài, trí, đức của con người (theo quan điểm của Nho gia) trong quan hệ với xã hội đều bị xã hội tóm lấy. Theo Trang Tử, con người là cá thể, không liên hệ gì với xã hội nên Đức có đời sống độc lập, vận động theo lẽ lớn của tạo hóa. Vậy, Trang Tử quý tài, trọng thân, quý sinh nên không muốn “đem thân cho thế gian ngồi” (như cách Nguyễn Công Trứ nói về sau). Ông phê phán Nghiêu, Tống Kiên vì họ chỉ biết đem tài phục dịch người khác mà không phục dịch mình. Vậy, thuyết vô tài toàn mệnh thể hiện thái độ cậy tài, quý tài đạt đến đỉnh cao của ông. Ở Trung Quốc, tư tưởng thị tài xuất hiện sớm và được thể hiện rõ trong tính cách, lối sống và tác phẩm của các tác giả đời Ngụy Tấn như Tào Phi, Đới Chấn, Lưu Linh... Đến đời Đường, tư tưởng thị tài thể hiện rõ trong văn chương của Lí Bạch, Đỗ Phủ. Sang đời Minh – Thanh, tư tưởng thị tài thể hiện trong sáng tác của Kim Thánh Thán, Từ Vị, Cung Tự Trân... Ở Việt Nam, khái niệm cậy tài xuất hiện trong ca dao gắn với lời khuyên về hành xử: “Cậy tài, cậy khéo, khoe khôn/ Đừng có cậy của đa ngôn quá lời”. Khái niệm này được Nguyễn Trãi sử dụng ở thế kỉ XV: “Còn cậy vì hay một chữ đinh” (Ngôn chí 6). Ông còn sử dụng khái niệm này để khuyên người khác không nên cậy tài trong các bài Tự thán 22; Thuật hứng 18; Bảo kính cảnh giới 59. Sau ông, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng sử dụng cụm từ cậy tài: “Hễ kẻ anh hùng những cậy tài” (Bài 43); “Chớ cậy rằng khôn, chớ cậy tài” (Bài 65). Đến Nguyễn Công Trứ thì ông tự nhận mình là kiểu người cậy tài: “Lúc tuổi xanh chi khỏi cậy tài” (Con tạo ghét ghen).
  17. 11 Trong nghiên cứu khoa học, khái niệm cậy tài, thị tài được các nhà nghiên cứu Lê Thước, Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Hoài Chân, Trần Đình Sử, Đoàn Lê Giang… sử dụng để chỉ tính thích khoe tài của người tài tử. Việc sử dụng khái niệm này của chúng tôi kế thừa quan điểm của các nhà nghiên cứu trước nhưng mở rộng thêm các vấn đề: Nhận định, phân loại tư tưởng thị tài qua loại hình tác giả; qua cách khoe tài; qua tâm thế thị tài; qua hình thức nghệ thuật thể hiện; mối quan hệ giữa tư tưởng thị tài và các yếu tố khác như Đức, Danh, Mệnh, Tình và Diễn tiến của tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam. Để giải quyết tốt các vấn đề của luận án, chúng tôi dựa vào những hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài để định hướng cho mình. 1.2. Những hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.2.1. Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở nước ngoài Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở Trung Hoa: Các công trình nghiên cứu tư tưởng thị tài khá đa dạng, trải dài theo thời gian và tập trung theo ba hướng: Nghiên cứu các tác giả văn học thể hiện tư tưởng thị tài; Nghiên cứu nhân vật trong tác phẩm văn học thể hiện tư tưởng thị tài; Nghiên cứu các nhà phê bình, dịch thuật thể hiện tinh thần thị tài. Nghiên cứu các tác giả văn học thể hiện tư tưởng thị tài có các công trình: Đỗ Thẩm Ngôn: Cậy tài kiêu ngạo (杜审言:恃才且疏狂) [14]; Con người và thơ ca của Đỗ Thẩm ngôn (杜慎言的人与诗) [15]; Nghiên cứu tuyển tập Tiêu Dĩnh Sĩ (萧颖士文集 研究) [16]; Nghiên cứu về Tiêu Dĩnh Sĩ (研究萧颖士) [17]; Nghiên cứu thơ Tiêu Dĩnh Sĩ (学习铁英四的诗) [18]; Tiêu Dĩnh Sĩ cậy tài kiêu hãnh (萧颖士恃才傲物) [19]; Diệp Công Siêu cậy tài ngạo vật (恃才傲物叶公超) [20]; Chỉ cậy vào tài năng và sự giản dị mà văn như sông treo viết về Dương Khiết (恃才简倨和文如悬河—杨炯论略) [21]; “Khí” trong thơ Lí Bạch (李白诗歌中的“气”) [22]; Nói chuyện thú vị về nhà thơ kiêu ngạo nhất của nhà Đường (趣谈唐代最狂傲的诗人) [23]; Phân tích các yếu tố tính cách của Đỗ Phủ khi ở Thành Đô (试析杜甫在成都官任蹭蹬的个性因素) [24]; Nhìn những thay đổi trong thái độ sống của Thiết Đào qua những bài thơ của bà (从薛涛诗作看其处世态度的转变) [25]... Qua những công trình trên, các nhà thơ Đỗ Thẩm Ngôn, Tiêu Dĩnh Sĩ, Dương Khiết, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Diệp Công Siêu, Tiết Đào… đều được các nhà nghiên cứu xem là những người cậy tài. Đỗ Thẩm Ngôn được gọi là “một chú nhím trong số các nhà thơ, một học giả điên cuồng trong giới
  18. 12 học giả, một kẻ lập dị trong giới quan chức” bởi ông giỏi khoe khoang. Ông xem các nhà thơ vĩ đại như Khuất Nguyên, Tống Ngọc là khởi đầu cũ của mình và khẳng định Vương Hi Chi phải đầu hàng trước tài năng của ông [14; 30-31]. Lí Bạch được đánh giá là nhà thơ thanh cao hào kiệt, vô tiền khoáng hậu, kiêu căng ngạo mạn chưa từng có, luôn tin “tài ắt có ích” [23; 6]. Diệp Công Siêu tự nhận: “Tôi có một tính khí lớn cả đời”. Ông được xem là kiểu người “say nằm trên gối của mĩ nhân, tỉnh táo nắm được quyền lực thiên hạ” bởi ông rất tham vọng, cũng rất phóng đãng, đa tình [20; 78-80]. Nhưng để tự kiêu như thế, các nhà thơ đều có tài xuất chúng, có sự nghiệp rực rỡ, có nền tảng văn hóa sâu rộng để dựa vào. Nhưng chính tài năng ấy là “con dao hai lưỡi” cản trở sự nghiệp của họ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra: Đỗ Thẩm Ngôn vì ngông cuồng, càn rỡ mà phải đi đày, Tiêu Dĩnh Sĩ vì kiêu căng mà bị bãi chức, Lí Bạch bị gạt khỏi vũ đài chính trị, Dương Khiết bị người quyền lực đóng khung, tẩy chay suốt cuộc đời… Riêng về Đỗ Phủ, chính thái độ cậy tài khiến con đường sự nghiệp của ông không bằng phẳng. Triệu Đan Ninh cho biết: Trong cuộc đời Đỗ Phủ, sự nghiệp của anh ấy rất gập ghềnh. Lý do cơ bản vì anh ta “cậy tài kiêu hãnh” và “tự do”. Việc các nhà thơ Đường “cậy tài kiêu hãnh” khá phổ biến. Theo quan điểm tích cực, đây là biểu hiện của khí chất tự do, lãng mạn; theo quan điểm tiêu cực, với tư cách là một vị quan trong triều, kiểu ngạo mạn, khinh thường người khác là mối nguy hiểm tiềm tàng [24]. Tuy nhiên, cũng có ý kiến bênh vực họ. Lưu Lương(刘亮) trong Nói chuyện thú vị về nhà thơ kiêu ngạo nhất của nhà Đường cho rằng “Sự cậy tài và điên rồ của Đỗ Thẩm Ngôn thực ra là một loại hài hước và tự tin nhưng tiếc là ít người hiểu được điều đó. Cái gọi là kiêu ngạo chẳng qua là sự vu khống người tài của kẻ bất tài. Bởi những nhà thơ để lời nói và việc làm kiêu ngạo phần lớn là những người có tâm hồn trong sáng, chất phác, đáng quý, đáng yêu” [23; 6]. Nghiên cứu nhân vật trong tác phẩm văn học thể hiện tư tưởng thị tài có các công trình: Nhân vật Bàng Thống trong “Tam quốc diễn nghĩa” (论《三国演》中庞统 性格) [26]; Về bi kịch của nhân vật Ngụy Diên (论魏延的性格悲剧) [27]; Cậy tài kiêu ngạo mà mất tiền đồ (恃才傲物误前程) [28]; Xuất phát điểm giống nhau nhưng kết thúc lại rất khác - so sánh sự nghiệp của Tư Mã Ý và Dương Tu trong “Tam Quốc diễn nghĩa” (起点相似 结局迥异—“三国演义”中司马懿与杨修职场人生比较,秘书之友) [29]; Hiền tài cậy tài kiêu hãnh, đặc biệt là người: Đánh trống chửi Tào, một bữa
  19. 13 tiệc điển hình ( 古来才子多恃才傲物,尤以此人为甚,赤身击鼓辱曹,典型作死派) [30]; Phân tích mối tương quan giữa thành công và thất bại của Hàn Tín với những khiếm khuyết của phẩm chất lãnh đạo ( 信之成败与领导素质瑕瑜的关联探析) [31]… 韩 Đây là những bài nghiên cứu về các nhân vật Bàng Thống, Ngụy Diên, Nễ Hành, Dương Tu, Tư Mã Thiên, Hàn Tín… Họ có điểm chung là rất kiêu ngạo, cậy tài. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Bàng Thống ban đầu đến nước Thục chỉ được Lưu Bị giao chức quan nhỏ nên bất mãn, suốt ngày rượu chè, bỏ bê công việc (Hồi 56). Nễ Hành ngạo mạn, cảm thấy không có người nào đáng để mình đem tài phụng sự, nhiều lần làm nhục người khác và cả Tào Tháo (Hồi 23), Dương Tu, tự cho mình có tài, nhiều lần phạm vào điều cấm kị của Tào Tháo (Hồi 72). Các nhà nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân các nhân vật gặp phải rào cản cho tiền đồ của họ là do họ quá cậy tài, kiêu ngạo, không nỗ lực thể hiện tài năng. Giải thích việc Dương Tu và Tư Mã Ý xuất phát điểm giống nhau nhưng kết cục khác nhau, Mạc Thuận Bân cho rằng Tư Mã Ý dựa vào năng lực, sự khiêm tốn, nhẫn nại nên có thể nắm quyền lực và đạt đến một cấp độ cao hơn. Còn Dương Tu tuy là một nhân tài trong Tam quốc nhưng tự phụ, tự ý chí nên nhận kết cục bi thảm [29]. Trịnh Hứa Khải viết “Văn nhân đời xưa thường kiêu căng ngạo mạn: Dương Tu cậy tài hùng biện của mình mà bị Tào Tháo giết, Lí Bạch bắt Cao Lực Sĩ đi giày trước khi làm thơ, cuối cùng ông ta cũng bị loại trừ. Có thể thấy, dù bạn có tài năng thì việc giữ được tấm lòng khiêm tốn và thận trọng là điều vô cùng quan trọng” [19; 8] Nghiên cứu các nhà phê bình, dịch thuật thể hiện tinh thần thị tài có các công trình: Tiền Chung Thư cậy tài ngạo mạn và triết lí dịch thuật của ông (“恃才狂傲” 的 钱钟书及其翻译理念) [32]; “Niềm tự hào về tài năng” của Oscar Wilde từ Phương pháp tiếp cận tường thuật (从叙事手法看奥斯卡·王尔德的 “恃才傲物”) [33]. Các nhà nghiên cứu chỉ ra chính sự kiêu hãnh về tài năng ảnh hưởng nhiều đến cách thức phê bình, dịch thuật của các tác giả trên. Theo Tuệ Linh, Oscar Wilde là đại diện cho vòng nguyệt quế của phong trào thẩm mỹ phương Tây thế kỷ 19: “Sự kiêu ngạo và tự phụ” tràn ngập các tác phẩm khác nhau của anh ấy và nó rất trực quan, rõ ràng để nắm bắt cá tính của tác giả từ việc lựa chọn phong cách và góc độ trần thuật của ông [33]. Với Tiền Chung Thư, sự tự tin vào tài năng khiến ông có ý tưởng đề xuất Lí thuyết về “môi trường tịnh tiến” gây tranh cãi. Ông cũng là người đề xướng sử dụng tiếng Trung cổ điển trong dịch thuật. Sự táo bạo, tự phụ trong cuộc đời và
  20. 14 nghiên cứu khoa học khiến ông bị Mã Trường Phong xếp vào “một trong hai kẻ điên của trong lịch sử văn học hiện đại” [32]. Như vậy, các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng thị tài của Trung Hoa đều tập trung vào những tác giả hoặc nhân vật có tài năng, cá tính hết sức đặc biệt. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Trung Hoa có xu hướng gắn việc cậy tài với sự kiêu ngạo, xem thường người khác (thị tài ngạo vật). Do đó, họ cho rằng đó là một hạn chế trong tính cách, cản trở con đường sự nghiệp của người xưa. Các bài nghiên cứu thường kết thúc bằng việc rút ra các bài học để khuyên mọi người nên khiêm nhường hơn. Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở Nhật Bản. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tư tưởng thị tài như: Chính trị và Văn học của các nhà văn Lục triều: Tập trung vào sự thiếu kiên nhẫn về chính trị của các nhà văn Ngụy, Tề và Lương (六朝文人の政治と文学―魏、斉、梁文壇人物の政治的焦燥感を中心に―) [34]; Trọng tâm của văn học Thomas Mann (トーマス・マン文学の焦点) [35]; Văn học châm biếm trong thời đại chủ nghĩa nhân văn (フマニスムス時代の諷刺文学) [36]. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản hướng đến mục đích của việc khoe tài ở các văn nhân và cho rằng nó liên quan đến các vấn đề đời sống chính trị, xã hội đương thời. Khi nói về Tào Phi, Dukko Jaku (独孤 嬋覚) khẳng định Tào Phi khoe tài vì mục đích chính trị. Ông ta vốn không phải là người được Tào Tháo chọn kế ngôi từ đầu nên có lẽ không được cha yêu mến. Tào Tháo lại yêu thích văn chương nên ưu ái con thứ là Tào Thực. Để giành tình cảm của cha, cạnh tranh và đánh bại em trai, thu hút văn nhân quanh mình nhằm củng cố thế lực, giữ vững ngai vàng, Tào Phi mới thể hiện mình là người có tài văn chương đặc biệt. Việc khoe tài của Tào Phi là để có điều kiện hiện thực hóa lí tưởng chính trị, vượt qua nỗi buồn về tình cha - con, anh - em, chồng - vợ. Do đó, anh ta mang theo tài năng đó suốt một đời, viết đến cả trăm bài thơ [34; 37-47]. Với Vương Dung, việc khoe tài lại là để tạo dựng hình ảnh bản thân trở thành một chính trị gia tài năng, nhân từ, đức độ. [34; 108 -113]. Về Giang Yêm, người thời tuổi trẻ được đánh giá là tài năng xuất chúng nhưng đến già lại mang danh “Giang Lang tài tận” (cạn kiệt tài năng), Dukko Jakue phỏng đoán cuối đời Giang Yêm giữ vị trí chính trị cao, công việc bận rộn nên không có thời gian viết tác phẩm có giá trị. Vì vị trí của mình, ông bị một số văn nhân đương thời ghen tị, hạ bệ bằng cách chế giễu tài năng. Hơn nữa, sau khi con trai mất, có lẽ ông thấy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2