Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Sự chuyển biến của một số tác giả thơ mới trong thơ ca cách mạng
lượt xem 23
download
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Sự chuyển biến của một số tác giả thơ mới trong thơ ca cách mạng đưa ra những sự chuyển biến về quan niệm sáng tác; sự chuyển biến về cảm hứng sáng tác; sự chuyển biến về giọng điệu, hình ảnh và ngôn ngữ thơ trong thơ ca cách mạng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Sự chuyển biến của một số tác giả thơ mới trong thơ ca cách mạng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DIÊN XƯỚNG SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ THƠ MỚI TRONG THƠ CA CÁCH MẠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH - 2005
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án do bản thân tôi thực hiện. Nếu có gì gian dối, vi phạm quy chế trong quá trình thực hiện luận án, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. NCS. Nguyễn Diên Xướng 3
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 3 MỤC LỤC .................................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Tính cần thiết và mục đích, ý nghĩa của đề tài: ...........................................................5 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu: ....................................................................5 3. Lịch sử vấn đề: ................................................................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................22 5. Đóng góp của luận án: ..................................................................................................23 6. Cấu trúc của luận án: ...................................................................................................23 CHƯƠNG 1: SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC ...................... 24 1.1. Quan niệm sáng tác của các nhà thơ mới trước năm 1945: ..................................24 1.2. Quan niệm sáng tác của các nhà thơ mới trong thơ ca cách mạng Việt Nam từ sau 1945: ............................................................................................................................30 CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC ...................... 43 2.1. Quan niệm về cảm hứng: ..........................................................................................43 2.2. Sự chuyển biến về cảm hứng sáng tác trong thơ các nhà thơ mới từ sau 1945: ..44 2.2.1. Sự chuyển biến từ cảm hứng về cái tôi cá nhân đến cảm hứng công dân: ...........44 2.2.2. Sự chuyển biến cảm hứng từ tình yêu riêng tư đến cảm hứng về tình yêu gắn với cộng đồng dân tộc: ..........................................................................................................68 CHƯƠNG 3. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ GIỌNG ĐIỆU, HÌNH ẢNH VÀ NGÔN NGỮ THƠ .................................................................................................................. 81 3.1. Sự chuyển biến về giọng điệu: ..................................................................................81 3.1.1. Quan niệm về giọng điệu: .....................................................................................81 3.1.2. Sự chuyển biến giọng điệu trong thơ các tác giả: .................................................82 3.2. Sự chuyển biến về hình ảnh thơ: ..............................................................................93 3.2.1. Quan niệm về hình ảnh thơ: ..................................................................................93 3.2.2. Sự chuyển biến về hình ảnh thơ trong thơ các tác giả: .........................................95 3.3. Sự chuyển biến về phương diện ngôn ngữ: ...........................................................106 3.3.1.Quan niệm về ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ thơ ca: ............................................106 3.3.2. Sự chuyển biến về ngôn ngữ thơ trong thơ các nhà thơ mới: .............................108 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 134 TƯ LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 139 4
- MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết và mục đích, ý nghĩa của đề tài: 1.1. Tính cần thiết của đề tài: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, phần lớn các nhà thơ trong Phong trào Thơ mới đều chuyển biến, đi theo cách mạng và tiếp tục sáng tác. Tìm hiểu sự chuyển biến cụ thể của họ bằng một công trình nghiên cứu nghiêm túc, luận án sẽ góp phần làm rõ những nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật mà các tác giả đã chọn lựa. Qua đó, luận án sẽ lý giải mối quan hệ giữa quan niệm sáng tác với thực tế sáng tác, giữa tài năng, bản lĩnh của các tác giả với yêu cầu của thực tiễn đời sống. 1.2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài: Từ tính cần thiết nêu trên, mục đích và ý nghĩa của luận án hướng đến hai vấn đề cụ thể sau: Xem xét sự chuyển biến của các nhà thơ mới đã đem lại bài học gì về nhận thức, sự sáng tạo nghệ thuật và đâu là lý do của những thành công, hạn chế của các tác giả. Do sự chuyển biến của các nhà thơ mới diễn ra đồng thời với quá trình hình thành một kiểu tác giả mới, nên luận án có dịp thấy rõ qui luật vận động, đặc điểm và thành tựu của thơ Việt Nam sau 1945. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Sự chuyển biến của một số nhà thơ mới trong thơ ca Cách mạng Việt Nam từ sau 1945. Thơ ca cách mạng nói ở đây là dòng thơ ca chịu ảnh hưởng ý thức hệ vô sản được bắt đầu từ sau cách mạng tháng Tám 1945 và phát triển phong phú trong cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc 30 năm (1945-1975) - Từ tiêu đề luận án, có thể xác định “Sự chuyển biến” là đối tượng trung tâm. Sự chuyển biến này rõ ràng là từ phạm trù Thơ mới, thơ lãng mạn đến thơ cách mạng. Sự chuyển biến như thế, tất phải khảo sát nội dung lẫn hình thức.. 5
- - “Sự chuyển biến” còn thường xuất hiện vào các thời kỳ giao thời, thời kỳ “bản lề” của trước và sau một biến thiên lớn, nên luận án xem thời kỳ Cách mạng tháng Tám 1945 là có ý nghĩa quan trọng. Đây là một thời kỳ lịch sử rất đặc biệt của dân tộc và văn học với nhiều dấu ấn riêng của chính trị, xã hội cùng các khuynh hướng văn hóa, tư tưởng khác nhau đã tác động đến sự chuyển biến của các nhà thơ mới. - “Sự chuyển biến” theo nghĩa rộng hãy còn tiếp tục ở các nhà thơ mới vào các thời kỳ sau. Tuy nhiên, suy cho cùng, các thời kỳ tiếp sau vẫn thuộc phạm trù thơ Cách mạng Việt Nam. Những chuyển biến về sau này của họ, thực ra cũng là quá trình điều chỉnh, phát triển con đường thơ của từng tác giả và tất nhiên điều này vẫn có sự chi phối từ những bình diện cơ bản đã được xác lập từ thời điểm sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Sự chuyển biến của các nhà thơ mới trong thơ ca cách mạng là một đề tài rộng, đòi hỏi khảo sát trên nhiều bình diện khác nhau. Từ điều kiện thực hiện luận án, chúng tôi giới hạn việc nghiên cứu đối với những vấn đề cơ bản như: Sự chuyển biến về quan niệm sáng tác, về cảm hứng, về giọng điệu, về hình ảnh thơ và ngôn ngữ. Những vấn đề này sẽ được triển khai trên cơ sở sự chuyển biến trong sáng tác thơ ca của các tác giả. Quan niệm rằng những ai có chuyển biến trong sáng tác và chuyển biến đến cùng trong nền thơ ca cách mạng (từ 1945 - 1975) mới có cơ sở để khảo sát đối với những bình diện cụ thể của sự sáng tạo, nên luận án, tuy có nói đến nhiều nhà thơ mới khác nhau, nhưng chủ yếu sẽ khảo sát, phân tích đối với các nhà thơ: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh. Đây là những nhà thơ có sự chuyển biến nhanh hoặc chậm, nhưng đều có nhiều sáng tác nhất. Một số tác phẩm sáng tác từ sau 1945 của họ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học ở nhà trường các cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và cũng được nhiều nhà nghiên cứu tham gia bàn luận. Do vậy, chắc chắn khảo sát sự chuyển biển của các nhà thơ nói trên, luận án có thể tìm thấy một số điểm riêng của từng nhà thơ và một số vấn đề chung đối với tất cả các nhà thơ mới đi theo cách mạng và tiếp tục sáng tác. 2.2. Phạm vi tư liệu: - Các nhà thơ mới lãng mạn chuyển biến thành những nhà thơ Cách mạng, nên những sáng tác trước năm 1945 của họ là tư liệu cần thiết để so sánh đối với sáng tác sau 1945. Và chính những sáng tác tiêu biểu từ sau 1945 của họ là phạm vi tư liệu cơ bản. 6
- - Các tài liệu, công trình có tính chất hồi ức, kỷ niệm về quá trình chuyển biến của các nhà thơ mới cũng là tư liệu cần thiết. - Tạp chí Tiên phong (1945 - 1946) với 34 số, tạp chí Văn nghệ (1948 - 1954) với 56 số sẽ là tư liệu tin cậy để tìm hiểu vấn đề. - Những bài viết, công trình của các cá nhân, tập thể khác (cả Miền Nam trước năm 1975) có liên quan đến đề tài, đều là tư liệu được tham khảo. 3. Lịch sử vấn đề: Cho đến nay, chưa có công trình chuyên sâu nào bàn về sự chuyển biến của các nhà thơ mới trong thơ ca cách mạng từ sau 1945. Nhưng nhìn một cách rộng rãi thì vấn đề ít nhiều đã được bàn đến từ thời kháng chiến chống Pháp cho đến nay qua nhiều bài viết, công trình khác nhau. Qua các giai đoạn, có thể thấy các nhà nghiên cứu quan tâm đến hai mặt cơ bản: chuyển biến về quan niệm sáng tác và sự chuyển biến về thực tế sáng tác (cả nội dung và hình thức). 3.1. Giai đọan 1945 - 1954: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, trên tạp chí Tiên Phong (1945 - 1946) và sau đó, trên báo Văn Nghệ (1948 - 1954), các nhà nghiên cứu - phê bình, các nhà văn như Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Đình Lạp... đều ghi nhận sự chuyển biến của các nhà thơ mới trong đời sống văn nghệ cách mạng. Các bình diện như nhận thức - tư tưởng, quan niệm sáng tác và thực tế sáng tác đều ít nhiều được đề cập đến. Trong bài: Nguồn sống mới của văn hóa Việt Nam, in ở tạp chí Tiên Phong số 3, Nguyễn Đình Thi ghi nhận sự chuyển biến của văn nghệ sĩ lớp trước 1945, trong đó có các nhà thơ mới đã “can đảm nhận cái lầm của mình, và quả quyết đem đời sống riêng đặt vào đời đoàn thể” [184; 162]. Chính nhà thơ Lưu Trọng Lư cũng nói: “Tôi có cảm giác là duy trì cuộc sống riêng biệt là không được nữa, chỉ có cuộc sống chung là đáng duy trì thôi” [119; 860]. Những nhận thức trên đây là một bước ngoặt quan trọng, có ý nghĩa lâu dài đối với quan niệm sáng tác về sau của họ. Khi được phỏng vấn về “Những nỗi băn khoăn của tư tưởng và nghệ thuật”, Lưu Trọng Lư trả lời với Nguyễn Đình Lạp như sau: “Từ ngày ở đấy về (ở Quảng Ngãi - TGLA), cái quan niệm văn chương của tôi như biến đổi hẳn từ trong căn 7
- bản. Tôi thích sự thực. Và hơn hết, sự thành thực” [119; 861]. Đối với Lưu Trọng Lư, có thể hiểu rằng, ông đã muốn chuyển biến từ sự “mơ mộng” đến với những gì thiết thực của đời sống. Tất nhiên là “phải biết đợi”, biết “rung động theo nhịp điệu của đoàn thể”, biết “dân tộc hóa một cách đầy đủ, chín chắn” [119; 866 - 868]. Trên phương diện sáng tác thơ ca, Nguyễn Đình Thi điểm lại chuyển biến rõ rệt của Trận Huyền Trân qua “điệu thơ sáu tám”, Vũ Hoàng Chương “hát lên những lời mới mẻ” và đặc biệt tác giả khẳng định “sự biến cải” của Xuân Diệu cùng với những sáng tác nhiều sự “hứa hẹn” của ông như Miền Nam ruột thịt, Đã đứng lên, Ngọn Quốc Kỳ [184; 163]. Cắt nghĩa những thành công mới mẻ của Xuân Diệu trên đây, Đặng Thai Mai cho rằng chính “cuộc tổng khởi nghĩa và những trận kháng chiến đã cấp cho Xuân Diệu một nguồn thi hứng rất giàu và rất khỏe” [122; 661]. Nhà nghiên cứu cũng xác nhận có một sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn và nghệ thuật của Nguyễn Xuân Sanh [122; 661] qua những bài thơ đăng báo thời kỳ này. Như vậy, trên các bình diện nhận thức - tư tưởng, quan niệm sáng tác và thành tựu thơ ca, các nhà nghiên cứu - phê bình đều đã nói đến sự chuyển biến của các nhà thơ mới. Tuy chưa được chi tiết, nhất là chưa có cái nhìn đối với sự chuyển biến từ thơ lãng mạn đến thơ sau Cách mạng tháng Tám, nhưng những ý kiến trên là bước khởi đầu rất đáng ghi nhận trong lịch sử nghiên cứu sự chuyển biến của các nhà thơ mới trong thơ ca cách mạng từ sau 1945. 3.2. Giai đoan 1954 - 1975: Giai đoạn này đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ xã hội khác nhau. Sự đánh giá về quá trình chuyển biến của các nhà thơ mới trong thơ ca cách mạng còn là vấn đề quan điểm, thiên kiến chính trị và phương pháp nghiên cứu. 3.2.1. Ở Miền Nam: Ở Miền Nam, từ cuối những năm năm mươi đã có một số tác giả đề cập đến khía cạnh văn nghệ sĩ tiền chiến đi theo cách mạng. Những ý kiến của họ đều nói đến nhận thức - tư tưởng, quan niệm sáng tác và thực tế sáng tác thơ ca, nhưng ít cụ thể và khá phân hóa về quan niệm. 8
- - Loại ý kiến thiếu khách quan đối với sự chuyển biển cửa các nhà thơ mới: Trong bài: “Nguyễn Bính và những bước lỡ làng gieo neo trong cuộc sống”, tác giả Sông Thai có ý phân biệt sự khác nhau trong cảm hứng và thành tựu thi ca của Nguyễn Bính qua hai thời kỳ trước và sau 1954. Trước năm 1954, khi còn hoạt động kháng chiến và làm thơ ở Miền Nam thì Nguyễn Bính “hết lòng với cách mạng, với tổ quốc” [179; 113] và sáng tác được nhiều tác phẩm thành công. Còn từ sau 1954, khi Nguyễn Bính tập kết ra Miền Bắc thì “tâm hồn nhà thơ đã hóa ra cằn cỗi, giá lạnh thiếu hẳn một ngọn lửa nhiệt tình làm cơ sở cho việc sáng tác” [179; 113]. Cuối cùng, tác giả đã quy kết việc “đuối sức, khô khan” của Nguyễn Bính “căn bản là vì chế độ Miền Bắc đã không có đủ yếu tố cần thiết tạo nên sinh lực cho tâm hồn và trí tuệ của nhà thơ” [179; 113]. Ở bài viết: “Đi tìm thân thế và tác phẩm một thi sĩ ẩn danh: Chế Lan Viên”, Nguyễn Phan nói từ sau 1945, Chế Lan Viên trở thành “một nhà thơ máy” [152; 03] của Miền Bắc. Trong việc sáng tác cụ thể của Chế Lan Viên, Nguyễn Phan nói “Chế Lan Viên thấy làm thơ ca tụng quá cũng nhàm lại bị bạn bè nói xỏ, nói xiên”, nên Chế Lan Viên đã chuyển cảm hứng sang làm một bài thơ tình cách mạng là Tình ca ban mai. Không thấy đưa ra những cứ liệu cụ thể nào của cơ quan in ấn hoặc đánh giá bài thơ tình nói trên, nhưng Nguyễn Phan nói tiếp: sau khi bài thơ cho đăng báo ít lâu thì Đảng “hỏi thăm” Chế Lan Viên về tội “ủy mỵ” trong bài thơ tình ấy và đòi đưa nhà thơ lên rừng cải tạo tư tưởng [152; ,04]. Cách nói thiếu căn cứ và mang tính chủ quan như trên là thiếu thuyết phục đối với trường hợp có sự chuyển biến đạt nhiều thành tựu trong nền thơ cách mạng như Chế Lan Viên. Ngoài ra, những ý kiến khiếm danh của các Nhà xuất bản Thăng Long, Hoa tiên... khi xuất bản lại một số công trình như Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan) hay hàng loạt tập thơ của các nhà thơ mới cũng đều cho rằng các nhà thơ mới không sáng tác được gì, từ khi đi theo cách mạng. Những ý kiến trên đều có phần thiếu khách quan. Do thiền kiến chính trị một chiều, cái nhìn của các tác giả chưa thấy hết được những chuyển biến cụ thể của các nhà thơ mới từ thơ lãng mạn đến thơ ca cách mạng. - Loại ý kiến có phần khách quan đối với sự chuyển biến của các nhà thơ mới: Trong biên khảo: “Hai mươi năm văn nghệ miền Bắc, 1945- 1965” (1969), Sông Thai có một số nhận xét tổng quát có phần khách quan về sự phát triển của văn nghệ Miền Bắc từ 9
- 1945 đến 1965 [178; 108 - 109]. Ở phần thơ ca, tác giả nói: trước hết phải kể đến những nhà thơ tiền chiến, lớp người đã đoạn tuyệt với nếp rung cảm lãng mạn, yếu đuối, vàng vọt qua cái cá nhân chủ nghĩa hoàn toàn bé nhỏ ích kỷ để hòa mình với cuộc kháng chiến rộng lớn bao trùm lấy mọi sinh hoạt xã hội [178; 93]. Ý kiến này chứa đựng cả sự chuyển biến về tư cách công dân và tư cách nghệ sĩ của các nhà thơ mới. Đối với hình thức và nội dung tác phẩm thơ ca, Sông Thai chỉ có ý kiến khái quát. Với hình thức thì thơ ca đã sử dụng rộng rãi nhiều hình thức [178; 93], với nội dung thì nói về những người bình thường nhưng cùng tâm chí chiến đấu cho dân tộc [178; 93]. Trong khi phân tích thơ của nhiều nhà thơ, các nhà thơ mới như Lưu Trọng Lư, Vân Đài, Anh Thơ cũng được tác giả dừng lại ở các điểm chuyển biến rõ rệt. Đối với Lưu Trọng Lư, Sông Thai xem là người đã “tỉnh mộng trở về” để “theo những cô thôn nữ quê mùa nhưng thật đáng yêu như hình ảnh khả ái của một O đi tiếp tế”. Tác giả cũng cho Lưu Trọng Lư là người đã “bình tĩnh để giới thiệu những con người Bình Trị Thiên hiên ngang bất khuất qua bài thơ xinh đẹp Ngò cải đơm hoa” [178; 91]. Tác giả cũng nhận thấy: một “Vân Đài dịu dàng:”, một “Anh Thơ yếu ớt” cũng đã cố gắng theo bộ đội hành quân, theo “Chị cán bộ kháng chiến” [178; 94- 98]. Các ý kiến của Sông Thai cho thấy các nhà thơ mới được nhắc đến ở đây đều có sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức - tư tưởng và sáng tác thơ ca. Tuy nhiên, ý kiến của Sông Thai tự bộc lộ sự bất nhất trong quan điểm đánh giá đối với các nhà thơ mới đang ở miền Bắc lúc bấy giờ. Ý kiến của Sông Thai về Nguyễn Bính trong bài: Nguyễn Bính và những bước lỡ làng gieo neo trong cuộc sống nói ở trước và ý kiến ở phần này cho thấy điều đó. Năm 1970, trong một bài viết gồm nhiều phần chủ yếu nói về cuộc đời và thơ văn của Thâm Tâm trước 1945, Thiên Tướng có nói đến sự chuyển biến của Thâm Tâm trên phương diện tư cách công dân đối với đất nước đang kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Tác giả khẳng định: “Thâm Tâm đi với kháng chiến, tích cực dự phần chiến đấu cho tự do, độc lập và dân chủ của đất nước” [211; 16]. Còn ở phương diện sáng tác, tuy Thiên Tướng biết Thâm Tâm “vẫn làm văn nghệ” [211; 06], nhưng tác giả không có tư liệu cụ thể. Có khác với ý kiến của Sông Thai nói về Nguyễn Bính ở bên trên, tác giả Thái Bạch trong bài: “Nguyễn Bính- nhà thơ kháng chiến ở miền Nam Việt Nam” (1974), có một vài ý kiến mang tính khách quan đáng ghi nhận. Tác giả xác định rằng, chính cuộc sống kháng chiến, nhất là những thắng lợi liên tiếp trên mặt trận quân sự ở Miền Nam đã tạo cảm hứng cho Nguyễn Bính viết được nhiều tác phẩm giàu sức rung động lòng người như: Những 10
- người của ngày mai, Tiểu đoàn 307, Trường ca Đồng Tháp Mười... Thái Bạch cũng đánh giá Nguyễn Bính là “nhà thơ đáng ghi vào văn học sử” và “chấp nhận” ở Nguyễn Bính “những bài có chất phục vụ cho cuộc sống theo chiều hướng tiến lên của một dân tộc mà thôi” [7; 20]. Tuy nhiên, tác giả Thái Bạch cũng không quên chỉ ra cái “không hiểu được” [7; 19] của Nguyễn Bính về vai trò của nhân dân, của cách mạng ngay trong những ngày nhà thơ tham gia kháng chiến và làm thơ. Ý kiến của Thái Bạch cho thấy sự chuyển biến của Nguyễn Bính tốt hơn ở phần sáng tác, còn phần nhận thức - tư tưởng có một số hạn chế. Trong hồi ký “Con người Chế Lan Viên” (1974), Hoàng Trọng Miên không nói đến sự chuyển biến và sáng tác của Chế Lan Viên từ khi đi theo cách mạng, nhưng tác giả dành nhiều trang thích đáng để nói về cảm hứng sáng tác dào dạt của Chế Lan Viên qua nhiều bài thơ trong tập Ánh sáng và phù sa [129; 14 - 16]. Cách trình bày của Hoàng Trọng Miên chứng tỏ tác giả thừa nhận Chế Lan Viên đã có những chuyển biến tích cực, dù sự thừa nhận này chưa được đối chiếu với tập thơ Điêu tàn trước kia của Chế Lan Viên. Tất cả những ý kiến thiếu khách quan hay có phần khách quan trên đây, thực ra vẫn chưa đầy đủ, nhưng nó cũng mang lại vài nét chung nhất trong quan niệm của các tác giả đối với vấn đề đang bàn: - Thứ nhất: Các tác giả đều chỉ thấy sự chuyển biến từ sau Cách mạng tháng Tám, chứ chưa xuất phát từ thơ ca của các tác giả trước 1945 để thấy sự đổi thay trong quá trình sáng tạo, - Thứ hai: Do phương pháp và thiên kiến chính trị, nên một số ý kiến phê phán sự chuyển biến của các nhà thơ mới trong thơ ca cách mạng, đánh giá thấp sự sáng tạo của họ. ở loại ý kiến này, cả Nguyễn Phan, Sông Thai đều có chỗ giống nhau ở thái độ phủ định văn nghệ ở miền Bắc. Điều này là do sự chi phối của thái độ chính trị của các tác giả và suy cho cùng, đó là sự chống phá, xuyên tạc đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa.. - Thứ ba: Một số tác giả tôn trọng sự chuyển biến của các nhà thơ mới, đánh giá cao những thành công mà họ đạt được, trong đó, ý kiến của Thái Bạch, nhà nghiên cứu từng tham gia kháng chiến chống Pháp và được bố trí ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động cách mạng là ý kiện đáng trân trọng. 11
- 3.2.2. Ở Miền Bắc: Đối với sự chuyển biến của một số nhà thơ mới trong thơ ca cách mạng, các nhà nghiên cứu ở Miền Bắc đã nhìn nhận vấn để trên quan điểm cách mạng và dân tộc, đánh giá cao sự chuyển biến và cống hiến của các nhà thơ mới trong đời sống cách mạng, kháng chiến, ghi nhận những thành công của họ cả trong chuyển biến về nhận thức - tự tưởng lẫn sáng tạo thi ca. Tuy nhiên, do phần nào thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể, nên cũng có ý kiến hạ thấp giá trị Thơ mới trong tương quan với thơ ca cách mạng, mà chưa chú ý đến vấn đề có tính phương pháp luận: Thơ mới và thơ ca cách mạng là hai phạm trù thi Ca khác nhau. Mặt khác, cũng có ý kiến chịu ảnh hưởng của quan niệm văn chương hiện thực mang tính xã hội học dung tục, nên chưa thực sự khách quan đánh giá sáng tác của các nhà thơ mới (giờ đã là những nhà thơ cách mạng) từ bình diện sáng tạo nghệ thuật. Mặc dù vậy, các ý kiến của các nhà nghiên cứu ở Miền Bắc giai đoạn này đã đánh dấu bước phát triển mới đối với việc nghiên cứu sự chuyển biến của các nhà thơ mới nói riêng, sáng tác của họ trong nền thơ ca cách mạng nói chung. Từ năm 1956, trong bài viết: “Một vài ý kiến về tập thơ NGÔI SAO của Xuân Diệu”, nhà phê bình Hoài Thanh đã thấy cách mạng càng tiến lên, Xuân Diệu càng thêm gắn bó với quần chúng, nhất là nông dân [182; 208]. Xuân Diệu thu nhận nhiều niềm vui của cuộc đời mà trước kia không có [182; 208-210]. Qua việc tham gia cải cách ruộng đất, Xuân Diệu có “một sự chuyển biến mới trong tư tưởng và trong thơ” [182; 211]. Từ đó, trong thơ ông, nhiều quan hệ cuộc đời được miêu tả “mặn mà, chu đáo” [182; 214]. Thái độ đả kích bọn phản cách mạng của Xuân Diệu là một ưu điểm [182; 213]. Cũng theo Hoài Thanh, bước biến trong tập thơ là nhờ sự “cố gắng chân thành” của tác giả và sự giáo dục của Đảng, của nhân dân. Năm 1970, khi nhìn lại quá trình thơ Xuân Diệu, Nguyễn Duy Bình xác định thơ Xuân Diệu đã “lao vào giữa biển người cách mạng” ngay từ đầu và ông ca ngợi cách mạng nhân dân, chĩa mũi nhọn vào bọn phá hoại chính quyền [9; 48-49]. Nguyễn Duy Bình cũng thấy Xuân Diệu còn trăn trở trên đường cách mạng, vì còn tình trạng “cứ chùn dần, cứ cuốn lại”. Đến sau cải cách ruộng đất, tình trạng này mới được khắc phục dần. Cảm xúc anh hùng, theo Nguyễn Duy Bình, xuất hiện rất sớm trong thơ Xuân Điệu, nhưng nó còn đậm màu “lãng mạn, tưởng tượng”, vì thực tế cách mạng trong Xuân Điệu còn ít [9; 53]. Tuy cuộc 12
- sống có khi còn “ứ tràn”, chưa chín trong thơ tác giả, nhưng con đường thơ Xuân Diệu theo Nguyễn Duy Bình sẽ còn “đâm chồi nảy lộc” [9; 60], Phan Cự Đệ thấy trong tập thơ Riêng - Chung, Xuân Diệu đã đem tình cảm ca ngợi Đảng và chế độ [37; 215]. Đem cái riêng của mình hòa với cái chung, nâng cái “tôi” cho khớp với cái “ta” của thời đại là một cố gắng của Xuân Diệu. Phan Cự Đệ cũng thấy cái nhìn của Xuân Diệu đối với thiên nhiên, con người có nhiều thay đổi, mang thêm tình cảm tốt đẹp và điều này chính là nhờ cách mạng [37; 217]. Nhưng nhà phê bình cũng nói rằng tình cảm ngợi ca con người lao động trong thơ Xuân Diệu như hãy còn “đứng ngoài” mà ca ngợi, chưa nói hết những vất vả, buồn vui trong cuộc đời của những người cần lao [37; 219- 220]. Các ý kiến trên đây thấy được sự chuyển biến của Xuân Diệu về lập trường tư tưởng lẫn sáng tác là đều nhờ cuộc sống cách mạng. Về tư tưởng, dù Xuân Diệu rất quyết tâm tự cải tạo mình, nhưng vẫn có tình trạng “chùn chân”, “cuốn lại”, tức cuộc đấu tranh nội tâm vẫn còn phức tạp, dai dẳng. Còn sáng tác của Xuân Diệu đã đóng góp tích cực vào nền thơ ca mới, dù vẫn chưa nói hết được mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, việc nhìn sự chuyển biến cụ thể của Xuân Diệu từ nội dung đến hình thức từ trước 1945 đến sau Cách mạng tháng Tám chưa được các tác giả chú ý. Cuối năm 1959, Minh Dương đã thấy Lưu Trọng Lư có “tiến lên về tư tưởng và nghệ thuật” qua tập thơ tỏa sáng đôi bờ. Minh Dương cho rằng tư tưởng, tình cảm của Lưu Trọng Lư đã “quần chúng hóa” [31; 316]. Đến tập thơ Người con gái sông Gianh của Lưu Trọng Lư, Hà Minh Đức, Vũ Đình Phòng đều xác định đề tài chống Mỹ có vị trí quan trọng trong thơ của Lưu Trọng Lư và nhà thơ đã ca ngơi những người anh hùng trong các cuộc chiến đấu. Cũng theo hai nhà nghiên cứu trên, hình ảnh người phụ nữ rất được Lưu Trọng Lư quan tâm [47; 326][145; 350]. Những con người như cô con gái Sông Gianh, chị út Tịch, chị Lý, chị Định, chị Khương, chị Viễn ... đều được nhà thơ trân trọng diễn đạt bằng bút pháp “lãng mạn hoa”. Dù tập thơ còn dùng từ ngữ, hình ảnh cũ, có chỗ chưa nhuần nhuyễn như các nhà nghiên cứu nói, nhưng Lưu Trọng Lư luôn gắn bó với sự nghiệp của nhân dân. 13
- Những ý kiến nêu trên cho thấy sự chuyển biến về đối tượng sáng tác của Lưu Trọng Lư đã đổi mới, nhưng hình thức thể hiện vẫn còn chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn. Cái nhìn của các tác giả chủ yếu vẫn tập trung vào phần sáng tác thơ sau Cách mạng tháng Tám, chứ chưa so sánh với tập thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trước 1945. Đọc Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chế Lan Viên, Lê Đình Kỵ đều xem những chuyến đi công tác thực tế của Huy Cận đã “xúc tiến sự nở rộ trong tâm hồn Huy Cận” [222; 78]. “đưa lại một sự chuyển biến lớn trong sáng tác của nhà thơ” [92; 96], Bên cạnh ưu điểm ngợi ca cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa, các tác giả cũng thấy tình cảm của nhà thơ có khi còn “tịch mịch” [92; 96] và còn có cái phần “sự sống chưa lên đến tận độ” [222; 83] ở một số bài thơ. Đến Bài thơ cuộc đời, Lê Đình Kỵ, Đào Xuân Quý thấy tập thơ có tính cách “nở hoa, kết trái” [160; 107], làm đầy đặn thêm cho “chủ đề lao động kiến thiết đất nước [93; 98], và nhờ đó, tâm hồn thơ Huy Cận trở nên giàu có hơn [160; 112], hào hứng, lãng mạn hơn [160; 99]. Mặc dù tập thơ còn cái nhìn “thuận chiều” [160; 113], chưa hài hoa giữa tư tưởng và tình cảm [93;103], [160; 113], nhưng các tác giả đều khẳng định Huy Cận có chuyển biến tốt [160; 99] và đi vào cuộc sống với “bước chân ngày một vững vàng” [93; 106]. Nghiên cứu những sáng tác của Huy Cận, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức đều khẳng định cảm hứng về đất nước, thiên nhiên, tạo vật vẫn hiện ra tươi đẹp, hài hoa trong thơ Huy Cận [128; 118], [49; 128 -129] qua hai tập thơ: Những năm sáu mươi, Chiến trường gần đến chiến trường xa. Đến tập thơ: Ngày hằng sống, ngày hằng thơ, Nguyễn Văn Long cũng thấy cái đẹp của thiên nhiên, tạo vật được Huy Cận đặt trong tương quan, hòa nhập với cuộc sống của con người [115; 141]. Nhưng quan trọng hơn, các tác giả đều thấy cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược đã trở thành chủ đề nổi bật trong hai tập thơ thời chống Mỹ nói trên. Hướng thơ về phía chính luận, suy tưởng [49; 127], tạo cho thơ cách nghĩ mang tầm dân tộc và thời đại [128; 122] cũng là một cố gắng của Huy Cận, theo các tác giả. Tuy nhiên, do phong cách có tính chất “lành, thấm” của mình mà Huy Cận “yêu thương thiết tha nhưng ít diễn đạt căm thù mãnh liệt” [128; 121]. Các nhà nghiên cứu cũng thấy có lúc “chất liệu chưa hoa thân đầy đủ” [49; 128] trong thơ, cảm xúc hơi đuối [128; 115] và chữ nghĩa còn lập lại đơn điệu [115; 145]. 14
- Dù cái nhìn nghệ thuật của Huy Cận còn tránh những mặt phức tạp của đời sống, nhưng ý kiến của các tác giả nói trên đều có điểm chung: từ việc thâm nhập thực tế, Huy Cận đổi mới hồn thơ, phản ánh được những vấn đề nổi bật của cuộc sống mới. Quan niệm của các tác giả chủ yếu được nhìn theo hướng ủng hộ sự phát triển của hồn thơ Huy Cận. Thực ra, Huy Cận có gần mười năm tính từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã có tình trạng không đồng hành giữa con người công dân, cán bộ và con người thi sĩ. Sự chuyển biến chậm chạp này chưa được các tác giả đi sâu phân tích. Chế Lan Viên xem sự chuyển biến về lập trường - tư tưởng của Tế Hanh. là lẽ dĩ nhiên trong mười lăm năm tính từ sau 1945. Trong thời gian này, Chế Lan Viên nhận thấy Tế Hanh có sự chuyển biến từ cảm xúc đến đề tài, chủ đề, cách diễn đạt. Theo Chế Lan Viên, từ đầu cách mạng, Tế Hanh đã là “nhà thơ hiện thực” và ông đã từ việc chuyên viết về mình, nay chuyển sang viết về người, về “nhân vật ngoài mình”. Qua tập thơ Tiếng sóng, Tế Hanh có một sự chuyển biến mới trong cách nhìn hiện thực [221; 76]. Nghiên cứu một số tác phẩm xuất hiện trong mười lăm năm ấy, các tác giả Thiếu Mai, Mã Giang Lân, Hà Minh Đức đều ghi nhận Tế Hanh giàu có về tâm hồn hơn, biết yêu cả những điều mà trước kia tưởng như không có quan hệ với mình và mỗi ngày, thơ Tế Hanh đã lớn lên thêm, cao thêm một chút [106; 115]. Hà Minh Đức, Mã Giang Lân cho rằng Tế Hanh có ý thức xoa bỏ những khoảng cách giữa nhà thơ và cuộc đời [50; 227], tự giác hoa nhập vào cách mạng. Hà Minh Đức, Ngô Quân Miện thống nhất xém phần thơ ca của Tế Hanh từ sau Cách mạng tháng Tám mới là phần thơ có nhiều hương vị và nổi trội nhất [50; 247], [130; 250]. Với các trang viết chu đáo, tinh tế về nhiều bài thơ của Tế Hanh, nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ cho rằng cái nhìn nghệ thuật của Tế Hanh chỉ có thể là của nhà thơ, nhà văn dưới chế độ chúng ta [94; 304]. Bên nhiều cái đáng yêu thích của tập thơ Tiếng Sóng, Lê Đình Kỵ còn nói đến cái dễ dãi, “cái cảm tưởng bằng phẳng” trong một số bài thơ của Tế Hanh. Khi xem xét Khúc ca mới, Đi suốt bài ca, Lê Tố, Nguyễn Xuân Nam, Thiếu Mai đều ghi nhận tính kịp thời của thơ Tế Hanh đối với những vấn đề thời sự - chính trị. Theo Vũ Quần Phương, ngoài những đề tài đã có, trong tập Theo nhịp tháng ngày, Tế Hanh đã “bám sát những đề tài của Miền Nam” [155; 379]. Vũ Quần Phương cũng thấy Tế Hanh không né 15
- tránh việc đả kích kẻ thù, nhưng ông “ca thì tâm tình” còn “rủa không độc níiệng” [155; 375]. Đọc những ý kiến trên, thấy các tác giả đều thống nhất nhận xét Tế Hanh là nhà thơ có sự chuyển biến rõ rệt trong tình cảm, nhận thức và đã sáng tác được một số thơ ca. Cuộc đấu tranh với con người cũ của mình cũng như quá trình “mò mẫm” trong sự sáng tạo của Tế Hanh là điều chưa được các tác giả quan tâm một cách cụ thể. Năm 1961, khi nghiên cứu Ánh sáng và phù sa, Lê Đình Kỵ và Xuân Diệu đều cho rằng thơ Chế Lan Viên đã “hồi sinh” bằng nhiều bài thơ cảm động về cuộc sống và con người [90; 113], đã đến được những vấn đề lớn của cuộc vui chung [27; 306]. Các tác giả thấy rõ Chế Lan Viên biến chuyển từ việc viết về “Chiêm nương, bóng tháp” đến viết về lãnh tụ, về Đảng [90; 313], biết “tự vượt mình để nghĩ đến mọi người” [27; 307]. Xuân Diệu nhận ra cách mạng và kháng chiến đã đưa Chế Lan Viên về với cái suy nghĩ và ăn nói bình thường của đông đảo con người [27; 304]. Lê Đình Kỵ lại phát hiện Chế Lan Viên xưng “ta” khi nói về cuộc sống mới, nhưng vẫn hiện rõ cái “tôi” của nhà thơ [90; 314]. Điều này chứng tỏ cái tôi cá nhân của nhà thơ vẫn tồn tại và được tôn trọng. Năm 1968, trong bài viết Những biển cồn hãy đem đến trong thơ, Lê Đình Kỵ xem tập thơ Hoa ngày thường, Chim báo bão của Chế Lan Viên đã chuyển mạnh sang phong cách chính luận [91; 331]. Chế Lan Viên làm một cuộc chuyển quân, tiến sát tới những tuyến đầu của cuộc chiến đấu của dân tộc và cửa thời đại [91; 334]. Cảm hứng anh hùng, cảm hứng dân tộc, cảm hứng thời đại đã nâng thơ Chế Lan Viên lên rất nhiều [91; 339]. Qua tập thơ, Lê Đình Kỵ thấy phần tự biểu hiện bị đẩy lùi ra sau và phẫn hiện thực đấu tranh của nhân dân để lên hàng đầu, trở thành cảm nghĩ và thể hiện [91; 341-342]. Theo Lê Đình Kỵ, đó cũng là bước phái triển quan trọng của thợ Chế Lan Viên theo hướng hiện thực chủ nghĩa [91; 342]. Tuy nhiên, Lê Đình Kỵ cũng nói Chế Lan Viên chưa có nhiều xót xa, “xế ruột xé lòng” [91; 344] trong những vần thơ chống Mỹ. Năm 1970, Nguyễn Văn Hạnh nghiên cứu đặc điểm thơ ca của Chế Lan Viên và cho rằng: tuy Chế Lan viên chuyển biến chậm, vất vả nhưng khi chuyển được thì “sâu và thấm thía” [63; 70]. Nhà nghiên cứu cũng thừa nhận Chế Lan Viên là người băn khoăn nhiều nhất, nói da diết nhất về mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới, giữa hạnh phúc và đau khổ [63; 74]. Theo Nguyễn Văn Hạnh, Tổ quốc là điểm tựa lớn cho các cảm xúc của Ghế Lan Viên. 16
- Từ tình yêu Tổ quốc mà nhà thơ nghĩ đến nhiều vấn đề, nhiều phương hướng của dân tộc, thời đại và phân tích sâu sắc về chúng [63; 71]. Cũng năm này Nguyễn Lộc thấy tập thơ Hoa ngày thường, Chim báo bão đã bớt đi việc gắn liền với cái riêng (như ở Ánh sáng và phù sa) mà đã chuyển biến theo hướng hòa nhập vào cái chung [116; 66]. Hà Minh Đức nhận thấy trong Ánh sáng và phù sa, cách mạng đã đưa Chế Lan Viên về với thực tế, sáng tác dưới ánh sáng của Đảng, lòng tin của quần chúng [48; 321]. Tình yêu Tổ quốc là một cảm xúc mạnh mẽ trong thơ Chế Lan Viên. Theo Hà Mình Đức, tuy thơ Chế Lan Viên có khi chưa bắt sâu vào “mạch tâm linh” của quần chúng, nhưng luôn cố gắng hòa nhập cái tôi riêng vào cái ta chung của nhân dân, hướng về các vấn đề hiện tại của đất nước [48; 323]. Hà Minh Đức quan niệm quá trình chuyển biến của Chế Lan Viên cũng như các nhà thơ cùng thời là một hiện tượng tốt đẹp, rất có ý nghĩa trong văn học chúng ta từ sau Cách mạng tháng Tám [48; 323]. Năm 1974, Vũ Tuấn Anh xem Hoa ngày thường, Chim báo bão là một bước phát triển của Chế Lan Viên. Đó là chất thời sự, chính trị nổi bật đã thay thế cho sắc thái trữ tình trước đó [3; 81]. Theo Vũ Tuấn Anh, do Chế Lan Viên “nghĩ trong những điều Đảng nghĩ” nên thơ ông có bề rộng và chiều sâu [3; 84]. Gần gũi với các ý kiến nói trên, Vũ Tuấn Anh xem niềm tự hào về Tổ quốc, dân tộc là cảm hứng chủ đạo trong thơ Chế Lan Viên [3; 85]. Cũng như Vũ Tuấn Anh và Phong Lan, trước đó (1973) Nguyễn Xuân Nam ghi nhận Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên tập trung cao độ vào dã tâm của giặc Mỹ và tập thơ cũng phản ánh những gian khổ, anh hùng của nhân dân ta [133; 358]. Chủ đề chống Mỹ, theo Vũ Tuấn Anh đã được nhà thơ đào sâu thêm, nhận thức và phản ánh khái quát hơn qua hai tập: Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới [3; 88]. Còn Hoàng Lan nói thêm: sự nghiệp đánh giặc ấy đã đi từ sức mạnh truyền thống [98; 347]. Thơ Chế Lan Viên cũng đã vượt biên giới tổ quốc để đến với quốc tế [98; 348]. Theo Hoàng Lan, vẻ đẹp trong, hình tượng thơ Chế Lan Viên là vẻ đẹp của một chủ thể trữ tình có hoạt động trí tuệ đầy năng động và sắc bén [98; 354]. Những ý kiến về thơ Chế Lan Viên trên đây rất phong phú. Các nhà nghiên cứu đều ghi nhận Chế Lan Viên đã làm một cuộc chuyển biến trong thơ ca khá kịp thời đối với các vấn đề thời sự của sự nghiệp cách mạng. Sự vận động của thơ Chế Lan Viên, theo các tác giả đã đi từ cái riêng đến cái chung và dù có khi day dứt, xót xa trong việc đấu tranh với 17
- “cái cũ” cũng như có khi tình cảm chưa theo kịp với lý trí, nhưng những thành tựu Chế Lan Viên đạt được rất đáng ghi nhận. Dù vậy, xem xét sự chuyển biến của Chế Lan Viên trong sự so sánh với thời viết Điêu tàn vẫn còn là một khoảng trống trong các bài nghiên cứu của các tác giả. Phần ý kiến của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn 1954 - 1975 trên đây cho thấy mấy điểm chung nhất về sự chuyển biến của các nhà thơ mới như sau: - Thứ nhất: Do quá trình chuyển biến của các nhà thơ mới từ sau 1945 có tình trạng không giống nhau, nên các tác giả không nghiên cứu đối với-tất cả-họ, mà chỉ nghiên cứu đối với một số nhà thơ mới có sự chuyển biến rõ rệt, kiên trì, trong đó Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Chế Lan Viên được tập trung nhiều hơn. - Thứ hai: Tuy là những bài viết riêng biệt và theo cách cảm thụ, đánh giá của từng tác giả, nhưng nhìn chung, các tác giả đều thống nhất cho rằng các nhà thơ mới đi theo cách mạng đã có một sự chuyển biến ngày càng tích cực, luôn có ý thức gắn bó với nhân dân, cách mạng và không ngừng đem thơ ca mình phản ánh, biểu hiện về cuộc sống cách mạng của họ qua các thời kỳ lịch sử. Ca ngợi cách mạng, thể hiện tình yêu Tổ quốc, nhân dân, thơ ca của các tác giả cũng đã bảo vệ những giá trị ấy bằng những tiếng thơ đả kích, vạch mặt tội ác của các loại kẻ thù. - Thứ ba: Dường như các tác giả đều xem sự chuyển biến về lập trường - tư tưởng để đi theo Cách mạng và tiếp tục sáng tác thơ ca là lẽ đương nhiên của các nhà thơ mới đi theo cách.mạng. Điều này đúng như Chế Lan Viên nói, vì nếu các nhà thơ mới không có chuyển biến gì, vẫn “cứ nằm ỳ” như trước 1945 thì không lấy gì để bàn luận [221; 65]. Do vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu chủ yếu bàn về quá trình phát triển nội dung và hình thức thơ ca của các nhà thơ cụ thể, chứ chưa xem Sự chuyển biến như một đối tượng để nghiên cứu. - Thứ tư: 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
322 p | 422 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945
217 p | 377 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 281 | 48
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
237 p | 197 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
169 p | 139 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phạm trù nội động/ngoại động trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
186 p | 144 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
164 p | 94 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)
232 p | 138 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
202 p | 116 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 111 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại
176 p | 56 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck
184 p | 48 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
172 p | 137 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
179 p | 98 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 p | 111 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập
282 p | 44 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
27 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
55 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn