intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ "Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người; Thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ; Dự báo và những giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TÔ NGỌC ĐƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HÀ NỘI - năm 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TÔ NGỌC ĐƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHÙNG THẾ VẮC HÀ NỘI - năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS Phùng Thế Vắc. Các trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những tài liệu tham khảo sử dụng trong luận án đều được liệt kê đầy đủ, cụ thể. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Tô Ngọc Đường
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................... 7 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ....................................................... 17 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................... 28 1.4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................... 33 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 36 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI 2.1. Khái niệm, ý nghĩa phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người ............................................................................................................ 37 2.2. Các nguyên tắc và nội dung phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người ............................................................................................... 50 2.3. Chủ thể phòng ngừa và các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người ................................................................................ 56 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 69 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NAM BỘ 3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây Nam Bộ ...................... 70 3.2. Thực trạng lực lượng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ ...................................................... 73 3.3. Thực trạng phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe con người ở Tây Nam Bộ .............................................................. 75
  5. 3.4. Thực trạng thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ ................................ 78 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 121 Chương 4 DỰ BÁO VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ 4.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ trong thời gian tới .......................................................... 122 4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người .................................................................................... 129 Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 170 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANTT: An ninh trật tự CAND: Công an nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân PNTHTP: Phòng ngừa tình hình tội phạm PBGDPL: Phổ biến giáo dục pháp luật TA: Tòa án TNB: Tây Nam Bộ THTP: Tình hình tội phạm UBND: Uỷ ban nhân dân XPSKCCN: Xâm phạm sức khỏe của con người
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Các tỉnh Tây Nam Bộ bao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương và 12 tỉnh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, diện tích của vùng là 40.576,2 km², dân số 17.590.000 người. Từ năm 2011 đến 2021, các tỉnh TNB có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, GDP của toàn vùng tăng bình quân 7.3%/năm [100]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được về kinh tế - xã hội thì mặt trái của nền kinh tế thị trường càng ngày càng bộc lộ những mặt hạn chế và tác động không nhỏ tới đời sống xã hội, làm cho tình hình ANTT trong vùng có những diễn biến phức tạp. Tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội XPSKCCN nói riêng cũng có xu hướng ngày càng tăng về số vụ và số đối tượng phạm tội. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ, trong 10 năm từ 2011 đến 2021, đã xảy ra 21.632 vụ XPSKCCN với 28.337 bị cáo. Trung bình mỗi năm xảy ra 2.163 vụ với 2.833 bị cáo [84]. Ngoài ra, theo nghiên cứu của tác giả, tình hình các tội XPSKCCN trong thời gian gần đây trên địa bàn các tỉnh TNB có diễn biến hết sức phức tạp: hoạt động phạm tội có tính chất băng, nhóm; sử dụng nhiều loại vũ khí để gây án với tính chất manh động, liều lĩnh, trắng trợn, côn đồ... ngày càng gia tăng; tình trạng bảo kê, đâm thuê, chém mướn chưa được trấn áp triệt để đã gây tâm lý hoang mang, bất bình trong quần chúng nhân dân. Hậu quả, tác hại của loại tội phạm này rất nghiêm trọng, đồng thời đã tác động xấu đến ANTT, môi trường để phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra tâm lý bất an trong đời sống của nhân dân. Để kịp thời đấu tranh với tình hình tội phạm, Bộ chính trị có Chỉ thị số 48- CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các dự án của Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm (Quyết định Số: 1217/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ); ban hành Chiến lược quốc gia về phòng chống tội phạm; Quyết định số 623/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Nhà 1
  8. nước ta cũng đã ban hành, bổ sung, sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đây chính là cơ sở quan trọng để các cấp các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Hoạt động PNTH các tội XPSKCCN trong thời gian qua trên địa bàn các tỉnh TNB mặc dù đạt những kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế thiếu sót, hiệu quả của công tác trên vẫn chưa thực sự đạt được mục tiêu đặt ra, tình hình các tội XPSKCCN vẫn diễn biến ngày một gia tăng và phức tạp hơn. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân thuộc về các cơ quan chức năng có thể kể đến như: hoạt động PNTH các tội XPSKCCN ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức và chưa thực hiện thường xuyên liên tục và đồng bộ; các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm XPSKCCN chưa được khắc phục một cách toàn diện và đầy đủ; phương tiện kỹ thuật vừa thiếu vừa lạc hậu, kinh phí cho hoạt động còn hạn chế không đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng chống tội phạm; hệ thống lý luận về công tác PNTP chưa phát triển tương xứng với yêu cầu và đòi hỏi của thực tế; sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị để PNTP nói chung và các tội XPSKCCN ở địa bàn còn yếu và mang tính hình thức; cơ sở pháp luật cho công tác phòng ngừa các tội phạm này còn chưa đồng bộ và hoàn thiện nên chưa tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho phòng ngừa... Như vậy, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là hệ thống lý luận PNTH các tội XPSKCCN chưa được nghiên cứu và tổng kết một cách khoa học làm cơ sở cho hoạt động của các cơ quan chức năng. Chỉ có thể PNTH các tội này đạt hiệu quả cao khi các lực lượng phòng, chống tội phạm được trang bị không chỉ các phương tiện kỹ thuật chuyên dùng hiện đại mà vấn đề có ý nghĩa to lớn là phải có cơ chế hoạt động dựa trên hệ thống lý luận khoa học. Mặc dù, từ trước đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến nhóm tội phạm này ở các góc độ khác nhau với các loại đối tượng khác nhau và ở trong một phạm vi nhất định nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống công tác PNTH các tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh TNB dưới góc độ tội phạm học phòng ngừa tội phạm. 2
  9. Xuất phát từ những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ” mang tính cấp thiết có tính thời sự cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn công tác PNTH các tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh TNB trong thời gian qua, luận án có mục đích đề xuất các giải pháp tăng cường PNTH các tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh TNB trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án hướng vào thực hiện các nhiệm vụ: Thứ nhất, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu hoặc nghiên cứu sâu hơn trong luận án. Thứ hai, phân tích những vấn đề lý luận về PNTH các tội XPSKCCN. Thứ ba, thống kê, thu thập số liệu, tài liệu và phân tích, đánh giá thực trạng PNTH các tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh TNB trong thời gian 10 năm từ năm 2011 đến năm 2021. Thứ tư, nghiên cứu, lập luận và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả PNTH các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh TNB. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quan điểm khoa học, những vấn đề lý luận về các tội XPSKCCN, các quy định pháp luật hình sự về các tội XPSKCCN; các quy định pháp luật khác có liên quan đến phòng ngừa tội phạm và thực tiễn PNTH các tội XPSKCCN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: luận án được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và PNTP về nhóm tội XPSKCCN được quy định tại các điều 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140 trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trước đây là 3
  10. các điều từ 104 -110 của BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009. - Phạm vi không gian: địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến 2021. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin về Nhà nước và pháp luật, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về chiến lược cải cách tư pháp, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như đường lối, chủ trương, chính sách về phòng, chống tội phạm. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận án sẽ sử dụng linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, quy nạp, diễn dịch, nghiên cứu điển hình, toạ đàm, điều tra xã hội học, suy luận logic, phương pháp chuyên gia và các phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu tội phạm học, khoa học phòng ngừa và điều tra tội phạm và khoa học pháp lý khác cụ thể như sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, suy luận logic, hệ thống: được sử dụng khi tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước trong Chương 1 của luận án. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, suy luận logic, tọa đàm khoa học được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận về PNTH các tội XPSKCCN tại chương 2 của luận án. Phương pháp pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch, thống kê hình sự, tổng hợp, nghiên cứu điển hình, phân tích quy phạm pháp luật, tọa đàm khoa học được sử dụng trong phần thực tiễn PNTH các tội XPSKCCN nhằm đánh giá những kết quả đạt được đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong thực tiễn PNTH các tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh TNB. Phương pháp phân tích, bình luận, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch, dùng để kiến nghị các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động PNTH các tội XPSKCCN trên 4
  11. địa bàn các tỉnh TNB. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án đã tổng quan được tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài, từ đó chỉ ra được những vấn đề luận án có thể kế thừa và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu hoặc nghiên cứu sâu hơn. Thứ hai, Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận về PNTH các tội XPSKCCN. Thứ ba, Luận án đã phân tích làm rõ thực tiễn PNTH các tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh TNB giai đoạn 2011- 2021, làm rõ những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong PNTH các tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh TNB giai đoạn 2011 - 2021. Thứ tư, luận án đã đưa ra được các dự báo về tình hình các tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh TNB trong thời gian tới và kiến nghị các giải pháp tăng cường PNTH các tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh TNB. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt khoa học - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về PNTH các tội XPSKCCN; - Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu còn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực tội phạm học và khoa học luật hình sự. 6.2. Về mặt thực tiễn - Nội dung của luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan lập pháp xem xét, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hình sự chưa hoàn thiện về các tội XPSKCCN. - Luận án đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khách quan, trung thực những vấn đề về tình hình; thực trạng hoạt động PNTH; rút ra các ưu điểm, kết quả đạt được, các mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; xây dựng dự báo tình hình các tội XPSKCCN và những yếu tố tác động tới hoạt động PNTH loại tội phạm này trong những năm tới đây. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống giải pháp có căn cứ khoa học và 5
  12. khả thi trên địa bàn các tỉnh TNB. Luận án có giá trị tham khảo đối với cán bộ làm công tác thực tiễn và là tài liệu bổ ích cho các cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy tội phạm học, PNTP và sinh viên các trường. Góp phần giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân xây dựng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả tình hình các tội XPSKCCN. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài được kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Những vấn đề lý luận về PNTH các tội xâm phạm sức khỏe của con người. Chương 3: Thực trạng PNTH các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ. Chương 4: Dự báo và những giải pháp tăng cường PNTH các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ. 6
  13. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Các kết quả nghiên cứu về lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm Nghiên cứu lý luận về PNTHTP nói chung và nghiên cứu lý luận về PNTH các tội XPSKCCN luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học. Qua nghiên cứu các tài liệu nước ngoài, cho thấy một số công trình nghiên cứu lý luận về PNTHTP như sau: Nhóm thứ nhất, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án Tiến sĩ có liên quan đến PNTHTP: - Minkovskij G.M (chủ biên), “Cơ sở lý luận của việc phòng ngừa tội phạm” - Mát-xcơ-va, Jurid. Literature, năm 1977 (bản dịch của Viện Thông tin Khoa học xã hội, năm 1982) [142]. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về cơ sở lý luận của PNTP, theo đó, về mặt phương pháp luận, công trình đã nêu rõ: Chủ nghĩa Mác-Lênin đã xác định tội phạm là một hiện tượng xã hội; phương hướng phòng, chống tội phạm cơ bản nhất là PNTP. Các tác giả cho rằng, PNTP phải bao gồm các biện pháp để loại trừ các hiện tượng tiêu cực khỏi đời sống xã hội, các điều kiện sống không lành mạnh và không ổn định; phát triển các tiền đề cho việc nâng cao trình độ văn hoá của các thành viên trong xã hội, làm cho họ có thể phát huy được tính tích cực của mình; mở rộng hơn nữa điều kiện giáo dục của gia đình. - Nhà tội phạm học người Mỹ, GS.TS. Edwin H.Sutherland [134] cho rằng: về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là do người phạm tội đã học hành vi phạm tội thông qua nhóm khác biệt, từ sự giao tiếp, quan hệ với người khác trong xã hội và những người này đã có ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi phạm tội của họ. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra và lý giải nguyên nhân cho các trường hợp phạm tội khác nhau của người phạm tội cũng như nguyên nhân người phạm tội tái phạm trong xã hội. - Nhà tội phạm học người Mỹ Frank Schmalleger [136]: “Tội phạm học là một khoa học liên ngành nghiên cứu về tội phạm và hành vi phạm tội, bao gồm cả những 7
  14. biểu hiện của nó cũng như nguyên nhân, các khía cạnh pháp lý và sự kiểm soát. Khi nghiên cứu về tội phạm học, người nghiên cứu phải có sự hiểu biết và thấy được mối quan hệ với các ngành khoa học khác để từ đó luận giải, làm rõ diễn biến, nguyên nhân, các quy định của pháp luật có liên quan. Để từ đó xây dựng các giải pháp hạn chế tội phạm xảy ra”. - Học giả Tim Newburn [151] đã sử dụng các học thuyết về tội phạm để giải thích nguyên nhân - điều kiện phát sinh tội phạm, như Học thuyết về cấu trúc xã hội, Học thuyết về tâm lý học của hành vi, Học thuyết về mối liên hệ giữa yếu tố sinh học và xã hội, Học thuyết về sự phát triển của cá nhân qua các giai đoạn … Về vấn đề phòng ngừa tội phạm, tác giả Tim Newburn [151] cho rằng PNTP được hiểu tương đối khác nhau, nhưng có hai xu hướng chính. Xu hướng thứ nhất coi PNTP là những ý tưởng, kế hoạch và chiến lược dùng để dự báo, nhận thức và đánh giá nguy cơ phạm tội để từ đó xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn, không để tội phạm xảy ra trong xã hội. Xu hướng khác cho rằng, PNTP là tổng hợp những sáng kiến cá nhân, chính sách của quốc gia với mục đích giảm thiểu hậu quả của những hành vi bị coi là tội phạm theo quy định của pháp luật. Theo đó, các biện pháp PNTP được xây dựng theo các định hướng: Phòng ngừa tội phạm qua xây dựng môi trường tích cực; Phòng ngừa tội phạm thông qua thực hiện các giải pháp ngăn chặn nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm; Phòng ngừa tội phạm thông qua giải quyết các vấn đề thiếu sót của xã hội, như phúc lợi xã hội, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn trong đời sống, tạo cơ hội tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội; Phòng ngừa tội phạm dựa trên cơ sở xác định những nhóm hành vi phạm pháp có thể được học hay tiếp thu trong quá trình phát triển nhân cách của một cá nhân, từ đó chủ động các biện pháp phòng ngừa đối với những hành vi phạm tội có nguy cơ xảy ra cao; Phòng ngừa tội phạm dựa trên sức mạnh cộng đồng; Phòng ngừa tội phạm qua xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ, hạn chế tối đa kẽ hở để tội phạm có thể lợi dụng được và phòng ngừa tội phạm qua hợp tác quốc tế nhằm phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. - GS.TS. Can Ueda [130] đã nghiên cứu và chỉ ra những khó khăn trong công tác PNTP. Theo ông, quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, sự di cư đã 8
  15. làm xã hội mất tính ổn định, tạo ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội, ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong dân cư. Đây chính là những khó khăn cho hoạt động PNTP. - A Century of Juvenile Justice (Vấn đề thực thi tư pháp đối với trẻ vị thành niên trong một thế kỷ) của Franklin E. Zimring (giáo sư chuyên ngành Luật học và giám đốc Viện nghiên cứu các chính sách pháp luật thuộc đại học Chicago, Hoa Kỳ), Margaret K. Rosenheim (giáo sư của trường đại học Chicago, giảng dạy chuyên ngành Quản lý các dịch vụ xã hội), David s. Tanenhaus (trợ lý giáo sư nghiên cứu về chuyên ngành Lịch sử của đại học Nevada, Hoa Kỳ và Bemardine Dohm (giám đốc của trung tâm tư pháp lĩnh vực gia đình và trẻ em của đại học Northwestern, Hoa Kỳ). Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về quá trình áp dụng pháp luật đối với người CTN phạm tội nói chung và các tội XPSKCCN trong suốt thế kỷ 20, đưa ra chi tiết và so sánh các chính sách tư pháp áp dụng đối với trẻ vị thành niên trong suốt lịch sử 100 năm. - Các chương trình phòng ngừa tội phạm, tài liệu, chuyên đề về PNTP trong thanh, thiếu niên ở Vương quốc Anh như: “Chiến lược phòng ngừa tội phạm trong thanh niên” của Bob Ashford năm 2007, chương trình “Phòng ngừa tội phạm trong thanh, thiếu niên” của chính phủ Vương quốc Anh... Các chương trình rất toàn diện: từ định hướng phát triển nhân cách, giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa, tạo việc làm cho thanh niên đến tăng cường các biện pháp kiểm soát xã hội của chính phủ trung ương và địa phương, của Cảnh sát đối với thanh thiếu niên. Các chương trình cũng đề ra các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan Cảnh sát, nhất là Cảnh sát ở cơ sở trong giáo dục thanh thiếu niên nói chung và phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Nhóm thứ hai, các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo liên quan đến PNTHTP: - Sách chuyên khảo “Chiến lược phòng ngừa tội phạm tại Châu Âu và Bắc Mỹ” (Crime Prevention Strategies in Europe and North America) xuất bản năm 1997 tại Viện nghiên cứu Phòng ngừa và Kiểm soát tội phạm Helsinki, Phần Lan, do Tiến sỹ John Graham tổng hợp. Nội dung sách đã trình bày nhiều nội dung về các biện pháp PNTP, trong đó đặc biệt đưa ra ba nhóm biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tội 9
  16. phạm, bao gồm: Một là, phòng ngừa mang yếu tố xã hội: Theo đó, để PNTP phải chú trọng việc loại trừ các nguyên nhân phạm tội xuất phát từ bản thân của người có khả năng, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội. Hai là, phòng ngừa mang yếu tố tình thế: PNTP phảỉ chú trọng cách thức loại trừ các điều kiện khách quan làm nảy sinh tội phạm từ môi trường sống xung quanh có thể dẫn tới hoàn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. Ba là, PNTP từ cộng đồng: nhóm biện pháp chú trọng đến việc hoàn thiện các chính sách xã hội nhằm làm giảm thiểu các cơ hội thực hiện tội phạm thông qua các chính sách xã hội. Sách “Crime prevention" của hai tác giả Susan Geason và Paul Wilson [149], được Viện Tội phạm Úc xuất bản năm 1988 đã đưa ra một số quan điểm về phòng, chống tội phạm như: Các quốc gia cần nâng cao chất lượng cuộc sống cho công dân, trong đó cần chú trọng tới những điều kiện sống tối thiểu như: chỗ ở, nước sạch, chăm sóc y tế, đầu tư giáo dục; Nhà nước phải tạo ra môi trường thuận lợi cho những người lầm lỗi có cơ hội làm lại cuộc đời, giúp họ không đi vào con đường tái phạm tội; Phải nghiên cứu, đánh giá đúng những nguyên nhân - điều kiện làm phát sinh tội phạm trong xã hội và triệt tiêu, xóa bỏ những yếu tố đó, đây chính là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. - Sách: “Tội phạm học” của D.A. Shestakob xuất bản năm 2006 của Nhà xuất bản Trung tâm pháp lý Press [146] đã chỉ ra cơ sở lý luận tội phạm học và những lĩnh vực mới của tội phạm học. Tác giả đề cập tới những hành vi phạm tội phổ biến, những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội trong xã hội. Đối với những lĩnh vực mới của tội phạm tác giả tập trung đề cập hai loại tội phạm mới đó là tội phạm gia đình và tội phạm chính trị. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội và các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Về biện pháp phòng ngừa, tác giả đã chỉ ra biện pháp PNTP là phải làm rõ nguyên nhân - điều kiện dẫn đến tội phạm; từ đó tiến hành các biện pháp làm triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Đây là công trình đề cập chuyên sâu đến những vấn đề lý luận cơ bản nhất về tội phạm, nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, các điều 10
  17. kiện tồn tại của tội phạm nói chung, và các giải pháp cơ bản có tính toàn diện, hệ thống về PNTP. - Sách chuyên khảo "Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại” của Giáo sư Can Ueda - Nhật Bản đã chỉ ra rằng: Một trong những kinh nghiệm thành công của Cảnh sát Nhật Bản trong công tác PNTP là do đã làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia vào công tác này và hỗ trợ điều tra tội phạm. - Giáo trình Criminology của Katherine S.Williams biên soạn, sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy tại Đại học Oxford. Tác giả cho rằng yếu tố nạn nhân có ảnh hưởng, tác động đến quá trình hình thành tội phạm, nhất là các tội về tài sản (sự phô trương và bảo quản tài sản kém). Các đặc điểm về sinh lý và di truyền cũng vậy, nó tạo nên những trạng thái tâm lý không bình thường, cảm giác thỏa mãn, mong muốn khi thực hiện những hành vi phạm tội. - Cuốn Crime prevention: principles, perspectives and practices (Phòng ngừa tội phạm: Nguyên tắc, quan điểm và thực tiễn) của Đại học Cambridge do nhóm tác giả Phó giáo sư Adam Sutton (Đại học Melbourne); Adrian Cherney (Đại học Queensland) và Giáo sư Rob White (Đại học Tasmania) biên soạn. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác phòng ngừa tội phạm và luận giả các vụ phạm tội Úc, Anh, Hoa Kỳ và các nước Tây Âu khác, các tác giả cho rằng chiến lược phòng ngừa tội phạm bao gồm cả phòng ngừa xã hội và phòng ngừa cá biệt, nhất là về chính sách xã hội, pháp luật và sự hài hòa giữa chúng. Các tác giả khuyến nghị rằng các quốc gia nên coi trọng và xây dựng chiến lược phòng chống tội phạm như là một chính sách phát triển đất nước và thay thế cho luật pháp và thiết lập trật tự xã hội bằng đội ngũ cơ quan bảo vệ pháp luật. - Giáo trình Hình pháp học, tác giả Filippov Alexander Georgievich, nhà xuất bản Luật, Mátxcơva, năm 2011 dưới góc độ chế định hình phạt trong khoa học pháp lý tác giả lại cho rằng việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm hiệu quả nhất đó là cần có chế tài xử lý nghiêm khắc kẻ phạm tội sẽ làm cho tội phạm sợ, từ đó từ bỏ ý định thực hiện hành vi phạm vi phạm tội. Đồng quan điểm, tác giả Malkova khi biên soạn giáo trình Tội phạm học cho các trường đại học, do NXB Thông tin pháp lý, 2006 11
  18. cũng cho rằng những biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước được xem là một trong những biện pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả nhất Ở cấp độ sách tham khảo: cuốn The Oxford Handbook of Crime Prevention (Sổ tay phòng ngừa tội phạm của đại học Oxford) của Phó giáo sư Brandon C. Welsh và Giáo sư David P. Farrington viết, do Đại học Oxford xuất bản năm 2012. Các học giả cho rằng phòng ngừa tội phạm phải thực hiện theo 3 chiến lược: can thiệp sớm; cải thiện các điều kiện xã hội; giáo dục nâng cao nhận thức về phòng ngừa tội phạm. Như vậy, có thể thấy ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phòng ngừa tội phạm đó là các biện pháp phòng ngừa sớm, nhanh chóng phát hiện, triệt tiêu nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tội phạm. Cuốn The Handbook on the Crime Prevention Guidelines: making them work của Margaret Shaw do Văn phòng liên hiệp quốc về ma túy và tội phạm, xuất bản năm 2010 tại New York thì xác định tầm quan trọng của Chính phủ và các tổ chức xã hội trong phòng chống tội phạm. Cụ thể hơn còn cung cấp những chương trình, dự án trong phòng chống tội phạm như: phòng chống bạo lực thanh thiếu niên; tái hòa nhập cộng đồng; phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và thúc đẩy an toàn của phụ nữ; phòng chống trộm cắp trong khu dân cư và khu thương mại; thiết kế nhà ở an toàn và không gian công cộng và công tác phòng chống buôn bán người. Cuối cùng tác giả cũng khẳng định rằng không có một giải pháp hay một chiến lược tối ưu nhưng việc đưa ra các chiến lược phòng chống tội phạm một cách cẩn thận, cân đối và sử dụng đồng bộ các biện pháp có thể đáp ứng các vấn đề cụ thể của tội phạm và nạn nhân trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Trong cuốn Understanding criminology: Current Theoretical Debates của tác giả Sandra Walklate do Nhà xuất bản McGraw-Hill Education (Anh) xuất bản năm 2007 hay cuốn Experimental Criminology - Prospects for advancing science and public policy do NXB Cambridge University Press xuất bản năm 2013, đã khẳng định việc nghiên cứu các chiến lược phòng ngừa tội phạm cần dựa trên cơ sở lý luận, chính trị và pháp lý cụ thể nhưng song song với đó cần nghiên cứu thực nghiệm trên phạm vi không gian và thời gian nhất định. Như vậy, có thể thấy rằng 12
  19. tội phạm học thực nghiệm là một trong những phương pháp nghiên cứu rất quan trọng trong tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, trên cơ sở những vấn đề lý luận của phương pháp cũng với việc áp dụng thực tiễn một cách khoa học sẽ giúp các nhà nghiên cứu đánh giá một cách chính xác tình hình tội phạm, đưa ra được nguyên nhân, điều kiện phạm tội; hiệu quả các biện pháp phòng ngừa từ đó hoàn thiện được biện pháp phòng ngừa tội phạm. Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài nghiên cứu về PNTP. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra cơ sở lý luận tội phạm học và những lĩnh vực mới của tội phạm học. Nội dung cơ sở lý luận tội phạm học đã xác định các hành vi phạm tội phổ biến; nguyên nhân - điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội trong xã hội. Về hệ thống các biện pháp phòng ngừa, các tác giả đã chỉ ra biện pháp PNTP là phải làm rõ nguyên nhân - điều kiện dẫn đến tội phạm; từ đó tiến hành các biện pháp xóa bỏ các nguyên nhân - điều kiện đó và kiến nghị các giải pháp cơ bản có tính toàn diện, hệ thống về PNTP. 1.1.2. Các kết quả nghiên cứu về lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người PNTH các tội XPSKCCN chính là góp phần bảo vệ các quyền cơ bản của con người là quyền sống, quyền bất khả xâm phạm sức khỏe của con người. Đây là vấn đề được cộng đổng quốc tế quan tâm và tích cực tham gia để bảo vệ quyền con người trước mọi nguy cơ bị xâm hại. Thuộc nhóm này có các công trình sau: Nhóm thứ nhất, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án Tiến sĩ: - “La violence et ses causes” của Joan Marie Domenach, Nxb Penguin Paris, năm 1975. Theo Joan Marie Domenach: “Bạo lực là những hành vi sử dụng sức mạnh bất hợp pháp nhằm xâm phạm vào tính mạng, sức khoẻ của người khác. Bạo lực là một hiện tượng luôn có quan hệ đến tự do của con người, vì vậy, muốn bảo vệ các quyền sống, quyền tự do của con người thì chúng ta phải tích cực đấu tranh loại trừ bạo lực ra khỏi đời sống cộng đồng”. Tác giả Joan Marie Dome nach cho rằng quan niệm về bạo lực của mỗi giai đoạn lịch sử đều khác nhau, song nhìn chung đều thống nhất là: “Nhìn từ góc độ lịch sử, bạo lực là một hiện tượng thuộc về con người. Giông bão, núi 13
  20. lửa, động đất hay tính hung hãn của động vật đều được bất nguồn từ sức mạnh nhưng không thể coi là bạo lực vì nó không có ý chí và lý trí của con người để đạt đến một mục đích nhất định.” [139, tr.33]. Theo tác giả, tội phạm bạo lực phải có 3 yếu tố: Sử dụng sức mạnh; xâm hại đến cơ thể của người khác; bị cấm bằng pháp luật. - Juvenile Delinquency: Theory, Practice, and Law (Trẻ vị thành niên phạm tội: Học thuyết, Thực tế và Luật pháp) của Giáo sư Larry J. Siegel (giảng dạy tại khoa Tư pháp hình sự và Tội Phạm học của Đại học Massachusetts, Hoa Kỳ); Brandon c. Welsh (Tiến sỹ đại học Cambridge và là giảng viên tại khoa Tư pháp hình sự và Tội Phạm học của Đại học Massachusetts, Hoa Kỳ; Joseph J. Senna (là giảng viên chuyên ngành luật và tư pháp hình sự của đại học Northeastern - Hoa Kỳ. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện các học thuyết trên thế giới về con đường dẫn đến sự phạm tội của trẻ vị thành niên nói chung và trẻ thành niên phạm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói riêng; yếu tố môi trường và các điều kiện hoàn cảnh tác động tới hành vi của trẻ; vấn đề pháp lý và hệ thống tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung và phạm các tội xâm xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người nói riêng. Nhóm thứ hai, các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo liên quan đến PNTH các tội XPSKCCN: - “Nghiên cứu và phòng ngừa các tội xâm phạm thân thể”, Tác giả G.I. Xe - Tra-Rop, (Khoa học nghiên cứu tội phạm, Viện nghiên cứu khoa học Công an, Hà Nội 1975, Chương XVIII). Trong tác phẩm của mình tác giả G.I. Xe-Tra-Rop đã đưa ra các đặc điểm về tội phạm học đối với những vụ giết người và gây thương tích nặng, đó là: Những đặc điểm về mặt tội phạm học của tội giết người và tội cố ý gây thương tích nặng được xem xét chung, vì những nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm này thông thường có nguồn gốc giống nhau. Xét về động cơ các tội giết người và tội cố ý gây thương tích nặng cũng giống nhau. Các cuộc nghiên cứu điển hình cho thấy: Số lượng các vụ cố ý giết người có chiều hướng giảm dần. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm giết người và cố ý gây thương tích được bắt nguồn từ những vấn đề sau: “Trước hết loại tội phạm này có liên quan đến trình độ văn hoá thấp, kết hợp trình 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2