intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

28
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được thực hiện nhằm góp phần là làm sáng tỏ thực trạng bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2017-2021 (thời điểm ban hành và triển khai thực hiện Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN SƠN BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN SƠN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9340403 LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Triệu Văn Cường 2. TS. Vũ Thanh Xuân HÀ NỘI, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Nguồn dữ liệu phục vụ phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ được xác định rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của kết quả nghiên cứu Luận án./. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Văn Sơn
  4. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 9 6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài 10 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10 8. Cấu trúc của đề tài 11 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Cách tiếp cận và nội dung tổng quan nghiên cứu 12 1.2. Hướng nghiên cứu thực tiễn về bồi dưỡng công chức 13 1.3. Hướng nghiên cứu lý luận về bồi dưỡng công chức 17 1.4. Hướng nghiên cứu về quản lý công chức 21 1.5. Hướng nghiên cứu trọng tâm của đề tài Luận án 25 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 2.1. Công chức ngành Nội vụ 29 2.1.1. Khái niệm 29 2.1.2. Đặc điểm của công chức ngành Nội vụ 32 2.1.3. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công chức ngành Nội vụ 34 2.2. Cải cách hành chính và hoạt động bồi dưỡng công chức 37 ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 2.2.1. Cải cách hành chính và yêu cầu của cải cách hành chính đối 37 với công chức ngành Nội vụ
  5. 2.2.2. Hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu 48 cầu cải cách hành chính 2.2.3. Thang đo nghiên cứu, mô hình nghiên cứu về bồi dưỡng công 56 chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 2.3. Hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng 59 yêu cầu cải cách hành chính 2.3.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội 59 vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành 61 Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 2.3.3. Thang đo nghiên cứu, mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh 68 hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Chương 3. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 3.1. Thực trạng công chức ngành Nội vụ 73 3.2. Thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng 79 yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn 2017-2021 3.2.1. Thống kê của cơ quan quản lý về thực trạng bồi dưỡng công 79 chức ngành Nội vụ 3.2.2. Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh về thực trạng bồi 91 dưỡng công chức ngành Nội vụ 3.2.3. Đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ 102 3.3. Hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng 105 yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn 2017-2021 3.3.1. Đánh giá của cơ quan quản lý về hiệu quả bồi dưỡng công 105 chức ngành Nội vụ 3.3.2. Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh về hiệu quả bồi dưỡng 115 công chức ngành Nội vụ Chương 4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức 119 ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành 121 Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
  6. 4.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công 121 chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn đến năm 2030 4.2.2. Nội dung giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức 127 ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn đến năm 2030 4.3. Khuyến nghị 135 KẾT LUẬN 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 1. CCHC : Cải cách hành chính 2. CĐ : Cao đẳng 3. CV : Chuyên viên 4. CVC : Chuyên viên chính 5. CVCC : Chuyên viên cao cấp 6. ĐH : Đại học 7. HCNN : Hành chính nhà nước 8. LLCT : Lý luận chính trị 9. NCS : Nghiên cứu sinh 10. QLNN : Quản lý nhà nước 11. SĐH : Sau đại học 12. VTLT : Văn thư, lưu trữ :
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH, BIỂU ĐỒ Trang BẢNG BIỂU Bảng 1 Thang đo nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành 56 Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Bảng 2 Thang đo nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả 67 bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Bảng 3 Thống kê công chức của ngành Nội vụ của 20 tỉnh, 75 thành phố năm 2021 Bảng 4 Thống kê mẫu khảo sát 76 Bảng 5 Đánh giá của 20 Sở Nội vụ về thực trạng bồi dưỡng công 79 chức ngành Nội vụ địa phương giai đoạn 2017-2021 Bảng 6 Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức quản lý 85 nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch của công chức của ngành Nội vụ của 20 tỉnh, thành phố năm 2021 Bảng 7 Thống kê trình độ lý luận chính trị công chức ngành 89 Nội vụ của 20 tỉnh, thành phố năm 2021 Bảng 8 Kết quả kiểm định thang đo nghiên cứu về bồi dưỡng 90 công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Bảng 9 Tương quan giữa các biến của mô hình nghiên cứu về 91 bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Bảng 10 Thống kê các biến của thang đo nghiên cứu về bồi dưỡng 92 công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Bảng 11 Đánh giá của 20 Sở Nội vụ về phẩm chất, trình độ, 106 năng lực của công chức ngành Nội vụ địa phương Bảng 12 Kết quả thống kê và kiểm định thang đo nghiên cứu về 114 hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Bảng 13 Kết quả kiểm định thang đo nghiên cứu yếu tố ảnh 122 hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
  9. Bảng 14 Tương quan giữa các biến của mô hình nghiên cứu yếu 123 tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính MÔ HÌNH Hình 1 Mô hình nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội 58 vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Hình 2 Mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả 69 bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính BIỂU ĐỒ Biểu đô 1 Thống kê ý kiến đánh giá về bồi dưỡng kiến thức 93 chuyên ngành cho công chức ngành Nội vụ Biểu đồ 2 Thống kê ý kiến đánh giá về bồi dưỡng theo tiêu chuẩn 95 ngạch, vị trí việc làm cho công chức ngành Nội vụ Biểu đồ 3 Thống kê ý kiến đánh giá về bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp 98 vụ cải cách hành chính cho công chức ngành Nội vụ Biểu đồ 4 Thống kê ý kiến đánh giá về bồi dưỡng phẩm chất 99 chính trị, đạo đức cho công chức ngành Nội vụ Biểu đồ 5 Thống kê ý kiến đánh giá về hiệu quả bồi dưỡng công 115 chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Bồi dưỡng công chức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong tiến trình đổi mới và cải cách hành chính (CCHC) với mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước; xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân1. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021. Bên cạnh đó, trong chỉ đạo điều hành hành chính, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 và nhiều văn bản liên quan khác. Quá trình thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng công chức trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2011-2020 đạt được những kết quả thiết thực, “góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu cơ bản của sự nghiệp đổi mới đất nước”2 và xây dựng đội ngũ công chức “đạt chuẩn về chuyên môn, lý luận chính trị và tiêu chuẩn ngạch công chức”3, là tiền đề để tiếp tục thực hiện CCHC giai đoạn 2021-2030. Thực tế quản lý nhà nước (QLNN) ở Việt Nam, việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng, triển khai thực hiện CCHC và bồi dưỡng công chức thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành Nội vụ. Để thực hiện được mục 1 Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011. Chính phủ (2021), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021. 2 Triệu Văn Cường, Nguyễn Minh Phương (2018), Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, Nxb. Hồng Đức, tr.10. 3 Bộ Nội vụ (2020), Báo cáo số 7046/BC-BNV ngày 31/12/2020. 1
  11. tiêu bồi dưỡng công chức trong bối cảnh CCHC nêu trên, chất lượng đội ngũ công chức ngành Nội vụ là một trong những nhân tố quyết định. Điều này là bởi vì, đội ngũ công chức ngành Nội vụ vừa là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ CCHC, tham mưu hoạch định chính sách cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, vừa là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cũng như tham mưu hoạch định chính sách bồi dưỡng công chức của đất nước. Và trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức đi đôi với nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hiện nay, thì yêu cầu nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ càng trở nên cấp bách. Thực tiễn những năm qua cho thấy chất lượng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và trước những đòi hỏi của CCHC trong xu hướng hội nhập; công chức ngành Nội vụ vẫn chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu cả về số lượng và chất lượng: Chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của Ngành, … trong một số lĩnh vực còn thiếu cả về số lượng và hạn chế về chất lượng (lĩnh vực tôn giáo, văn thư - lưu trữ, thi đua - khen thưởng)4. Công chức ngành Nội vụ mặc dù được bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch hàng năm và đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch, kiến thức quản lý theo chức vụ bổ nhiệm với tỷ lệ cao, nhưng năng lực thực tiễn sử dụng còn yếu, nhất là năng lực khai thác, sử dụng trình độ ngoại ngữ, tin học: Chưa khai thác được các tính năng ưu việt của máy vi tính, mà chủ yếu chỉ là soạn thảo văn bản phục vụ công việc; khả năng giao tiếp, trực tiếp làm việc với đối tác nước ngoài rất hạn chế, khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh CCHC và hội nhập quốc tế5. 4 Bộ Nội vụ (2020), Báo cáo số 7046/BC-BNV ngày 31/12/2020. 5 Bộ Nội vụ (2022), “Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ngành Nội vụ”, Dự án điều tra, khảo sát cấp bộ, mã số DA.02/20, nghiệm thu ngày 20/9/2022, Quyết định công nhận kết quả thực hiện số 731/QĐ-BNV ngày 29/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 2
  12. Hạn chế trên đang đặt ra thách thức đối với các nhà lãnh đạo ngành Nội vụ, rằng “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC” trong khi chính đội ngũ công chức của Ngành lại là những người tham mưu hoạch định chính sách cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, chính sách đối với công chức của các bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Để giúp các nhà lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, thách thức trên, việc đẩy mạnh nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng công chức nhằm cung cấp thêm những luận cứ, luận chứng, những thông tin khoa học phục vụ cho việc tham mưu hoạch định chính sách và chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo ngành Nội vụ là rất cần thiết. Chính vì thế, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn chủ đề “Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” làm đề tài nghiên cứu Luận án chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a) Mục đích Luận án được thực hiện nhằm góp phần là làm sáng tỏ thực trạng bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2017-2021 (thời điểm ban hành và triển khai thực hiện Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức). Từ đó, NCS đề xuất giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030. b) Nhiệm vụ - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bồi dưỡng công chức, hiệu quả bồi dưỡng công chức; liên quan đến CCHC để làm cơ sở xây dựng khung lý thuyết của đề tài Luận án. - Phân tích, đánh giá, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của hoạt động bồi dưỡng công chức; hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2017-2021. - Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030. 3
  13. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm hai nội dung: Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ; hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. - Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ: Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành bắt buộc hàng năm; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm; Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ CCHC; Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức. - Hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ: Phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức sau khi được bồi dưỡng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là giới hạn vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu. Trong đề tài Luận án này, NCS xác định phạm vi nghiên cứu gồm: Phạm vi khách thể, nội dung và phạm vi không gian, thời gian. a) Phạm vi khách thể và nội dung nghiên cứu - Phạm vi khách thể của hoạt động bồi dưỡng là công chức ngành Nội vụ. Xét ở phạm vi hẹp, công chức ngành Nội vụ là những người làm việc trong cơ quan Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ. Xét ở phạm vi rộng, công chức ngành Nội vụ là những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị khác nhưng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành Nội vụ, chẳng hạn như Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức cán bộ, Phòng Tổ chức cán bộ, Văn phòng, … của các Bộ, Cơ quan ngang bộ, các Sở... Trong đề tài Luận án, NCS tiếp cận công chức ngành Nội vụ ở phạm vi hẹp (công chức cơ quan Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ). Việc xác định khách thể tập trung nghiên cứu khách thể là công chức chuyên môn; không bao công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. - Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở đối tượng nghiên cứu, gồm Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ; hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ, cụ thể là: 4
  14. + Nội dung bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ được xác định trên cơ sở Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và một số văn bản liên quan, bao gồm: Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành bắt buộc hàng năm; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm (Bồi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch công chức; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của vị trí việc làm); Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ CCHC; Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức. + Hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ được thể hiện qua nhiều khía cạnh, chẳng hạn như: Hiệu quả về chi phí (ngân sách), hiệu quả về thời gian thực hiện, hiệu quả về thực tiễn (phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức sau khi được bồi dưỡng). Trong đề tài này, NCS chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả bồi dưỡng công chức thể hiện qua khía cạnh: Phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức sau khi được bồi dưỡng. b) Phạm vi không gian và thời gian - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi ngành Nội vụ. NCS thực hiện việc chọn mẫu bao gồm cơ quan Bộ Nội vụ và một số Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ (20 Sở Nội vụ, 60 Phòng Nội vụ) của địa phương đại diện cho ba miền của đất nước. - Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện thông qua việc điều tra, khảo sát hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ giai đoạn 2017- 2021 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài bao gồm cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Đối với mỗi loại dữ liệu trên, NCS lại có phương pháp thu thập riêng để có được nguồn dữ liệu trung thực, đáng tin cậy nhất phục vụ cho việc phân tích thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. 5
  15. 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Để có được dữ liệu thứ cấp, NCS thu thập các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến bồi dưỡng công chức và bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đã được công bố như: Đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách tham khảo, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn internet, văn bản pháp luật, báo cáo của cơ quan nhà nước, v.v. Sau khi thu thập các tài liệu trên, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài để thuận tiện cho việc mã hóa các dữ liệu này. 4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp định tính (phỏng vấn sâu đối với một số chuyên gia, nhà quản lý liên quan đến hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ) và phương pháp định lượng (điều tra, khảo sát bằng Phiếu khảo sát đối với các đối tượng là công chức lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị ngành Nội vụ). a) Phương pháp nghiên cứu định tính Trong phương pháp này, tác giả phỏng vấn sâu/xin ý kiến một số chuyên gia, nhà quản lý liên quan đến hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. Nội dung phỏng vấn/xin ý kiến được thiết kế thành câu hỏi mở dựa trên cơ sở mục tiêu và nội dung nghiên cứu của để tài nhằm thu thập thông tin đánh giá, phản biện, góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng công chức của ngành Nội vụ thời gian qua. Việc phỏng vấn/xin ý kiến chuyên gia được thực hiện một cách linh hoạt trong quá trình thực hiện đề tài Luận án, theo thời gian thích hợp và không đưa dữ liệu vào Phụ lục Luận án. b) Phương pháp nghiên cứu định lượng 6
  16. Trong phương pháp này, NCS thực hiện điều tra, khảo sát qua Phiếu khảo sát đối với các đối tượng là công chức lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị ngành Nội vụ nhằm thu thập ý kiến đánh giá của nhà quản lý về việc tham gia bồi dưỡng của công chức chuyên môn và hiệu quả bồi dưỡng của các cơ quan ngành Nội vụ. Việc điều tra, khảo sát được thực hiện qua nhiều kênh thông tin, gồm cả khảo sát trực tiếp và khảo sát qua các cơ quan đầu mối ở địa phương. Các câu hỏi trong Phiếu khảo sát được thiết kế có liên quan đến vấn đề bồi dưỡng công chức dựa trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Quy mô mẫu và nội dung bảng hỏi được trình bày dưới đây: - Mẫu khảo sát Việc điều tra, khảo sát để thu thu thập thông tin dự kiến hướng vào 450 công chức, bao gồm: 50 công chức là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc cơ quan Bộ Nội vụ; 280 Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của 20 sở Nội vụ đại diện cho 3 miền của đất nước và 120 Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nội vụ của 20 địa phương có Sở Nội vụ nêu trên. Trong đề tài nghiên cứu này, NCS sử dụng phương pháp phân tích tương quan trong nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết gồm 2 mô hình nghiên cứu: Mô hình 1 gồm 17 biến quan sát (Bảng 1, Hình 1), Mô hình 2 gồm 12 biến quan sát (Bảng 2, Hình 2), cỡ mẫu tối thiểu cần thực hiện khi phân tích nhân tố là N = 17*5 = 856. Trong nghiên cứu này, NCS thực hiện với cỡ mẫu N = 450 > 85 cho thấy độ tin cậy cao khi thực hiện nghiên cứu khảo sát. Sau khi thiết kế và hoàn thiện Phiếu khảo sát, NCS tiến hành điều tra sơ bộ tại địa bàn thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Đắk Lắk với cỡ mẫu N = 90 công chức lãnh đạo, quản lý là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Sở Nội vụ và Trưởng 6 Hair, J.F. et al. (2009). Multivariate Data Analysis, 7th Edition. Prentice Hall. 7
  17. phòng, Phó Trưởng phòng Nội vụ. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy các biến quan sát có độ tin cậy để có thể đưa vào sử dụng khảo sát chính thức ở phạm vi rộng hơn. Đối với các dữ liệu sơ cấp thu được từ Phiếu khảo sát, NCS sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để lượng hóa mức độ đánh giá của các đối tượng trả lời nhằm làm sáng tỏ thực tiễn bồi dưỡng công chức của ngành Nội vụ giai đoạn 2017-2021. - Phiếu khảo sát Nội dung Phiếu khảo sát gồm hai phần: Phần giới thiệu của NCS và phần trả lời câu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát (Phụ lục). + Phần giới thiệu của NCS về đề tài nghiên cứu được thiết kế nhằm đảm bảo thông tin tin cậy và tính minh bạch của việc khảo sát. + Phần trả lời gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở được thiết kế với nội dung riêng nhằm thu thập thông tin theo định hướng của NCS. Việc thiết kế Phiếu khảo sát được thực hiện dựa trên nguyên tắc khoa học. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, khung lý thuyết đã xây dựng được, NCS đặt ra các câu hỏi khảo sát, sau đó tổ chức lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan. Trên cơ sở các ý kiến góp ý đó, NCS hoàn thiện Phiếu khảo sát cả về hình thức và nội dung trước khi đưa vào sử dụng chính thức. 4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Sau khi thu thập các dữ liệu trên, đối với dữ liệu thứ cấp, NCS thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủ đề. Đối với dữ liệu sơ cấp, NCS gỡ băng và văn bản hóa nội dung phỏng vấn/xin ý kiến hoặc tổng hợp văn bản trả lời góp ý (đối với nội dung phỏng vấn/xin ý kiến); làm sạch dữ liệu bằng cách loại bỏ những 8
  18. Phiếu trả lời không hợp lệ (đối với nội dung khảo sát bằng Phiếu khảo sát) và sử dụng phầm mềm SPSS 22.0 hỗ trợ phân tích các dữ liệu trên. Từ những ý kiến, nhận định, đánh giá của người trả lời, NCS phân tích dữ liệu để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. Ngoài ra, NCS còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp thống kê, so sánh, v.v. từ đó có được những thông tin đầy đủ nhất về thực trạng bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ giai đoạn 2017-2021. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu Để giúp cho các nhà lãnh đạo ngành Nội vụ trả lời được câu hỏi quản lý như đã đề cập ở phần mở đầu: “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC”, đồng thời để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài Luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Công chức ngành Nội vụ có đặc điểm gì và CCHC đặt ra yêu gì đối với công chức ngành Nội vụ? (2) Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ như thế nào để đáp ứng yêu cầu CCHC? (3) Tiêu chí nào để xác định hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC? (4) Yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC? (5) Thực tiễn bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ giai đoạn 2017- 2021 như thế nào? (6) Cần giải pháp gì để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030? Việc đặt ra các câu hỏi nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để NCS xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu đề tài Luận án, gồm các thang đo, mô 9
  19. hình và giả thuyết nghiên cứu: Thang đo, mô hình, giả thuyết nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ (Bảng 1, Hình 1); thang đo, mô hình, giả thuyết nghiên cứu về hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ (Bảng 2, Hình 2). NCS kiểm định các giải thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan trong nghiên cứu định lượng trên cơ sở tập dữ liệu thu thập được từ kết quả điều tra, khảo sát bằng Phiếu khảo sát. Các giả thuyết nghiên cứu trên được kiểm chứng sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, góp phần cung cấp thông tin khoa học không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách của Bộ Nội vụ, mà còn đối với các địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức phục vụ cho sự nghiệp phát triển của mình trong bối cảnh CCHC. 6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài - Chỉ ra được những đặc điểm nghề nghiệp của công chức ngành Nội vụ và yêu cầu cơ bản của CCHC đối với công chức ngành Nội vụ; những nội dung cơ bản của hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. - Xây dựng được các tiêu chí đánh giá hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC; yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC. - Chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế của hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ giai đoạn 2017-2021 và xây dựng được giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận - Kết quả đạt được của đề tài góp phần làm sáng tỏ khung lý thuyết nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ, phục vụ hoạt động 10
  20. nghiên cứu khoa học và đào tạo ngành/chuyên ngành đến quản trị nhân lực, quản lý công…; làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau liên quan đến chủ đề này. - Thông qua quá trình thực hiện đề tài và các kết quả điều tra, khảo sát, NCS khẳng định được năng lực nghiên cứu cá nhân để tiến tới hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ học tập, nghiên cứu theo kế hoạch. 7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Kết quả đạt được của đề tài góp phần làm sáng tỏ thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ giai đoạn 2017-2021, đồng thời đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030. - Kết quả đạt được của đề tài giúp cung cấp thông tin khoa học cho các nhà lãnh đạo ngành Nội vụ để tiếp tục có những điều chỉnh chính sách phù hợp trong hoạt động bồi dưỡng công chức của Ngành. - Kết quả đạt được của đề tài còn có thể được ứng dụng trong hoạt động bồi dưỡng và đào tạo của các cơ sở đào tạo ngành Nội vụ (Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) với các chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản lý công, Chính sách công. 8. Cấu trúc của đề tài Nội dung chính của đề tài gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án. Chương 2. Cơ sở lý luận và pháp lý về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Chương 3. Thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh cải cách hành chính giai đoạn 2017-2021. Chương 4. Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn đến năm 2030. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2