intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính quyền đô thị thông minh cấp tỉnh tại Việt Nam giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:237

29
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Chính quyền đô thị thông minh cấp tỉnh tại Việt Nam giai đoạn hiện nay" là xác lập căn cứ khoa học từ đó đề xuất những giải pháp, định hướng xây dựng chính quyền thông minh tại các đô thị cấp tỉnh của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính quyền đô thị thông minh cấp tỉnh tại Việt Nam giai đoạn hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM TIẾN LUẬT CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÔNG MINH CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA QUỐC GIA PHẠM TIẾN LUẬT CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÔNG MINH CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Võ Kim Sơn 2. PGS.TS Bế Trung Anh Hà Nội, 2022
  3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Võ Kim Sơn và PGS.TS Bế Trung Anh. Các số liệu nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tác giả Phạm Tiến Luật
  4. Lời cảm ơn Luận án được hoàn thành theo chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản lý công do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức tại Hà Nội. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc, Học viện Hành chính Quốc gia và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho Tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn các cá nhân, tổ chức đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Luận án. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Võ Kim Sơn, Thầy giáo PGS.TS. Bế Trung Anh đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng hỗ trợ trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận án này. Dù đã cố gắng nhưng Luận án còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn của các thầy cô và ý kiến đóng góp chân tình của các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Phạm Tiến Luật
  5. MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các thuật ngữ Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ .......................................................................... 0 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu................................................... 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 4 5. Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết khoa học .................................................... 7 6. Đóng góp của đề tài trong lĩnh vực nghiên cứu ............................................... 8 7. Cấu trúc của Luận án ........................................................................................ 9 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÔNG MINH ........................................................................................... 10 1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng đô thị thông minh ........................ 10 1.1.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài.............................................................................11 1.1.2. Công trình nghiên cứu trong nước .............................................................................16 1.2. Các đề tài nghiên cứu về Chính quyền đô thị thông minh .......................... 21 1.2.1. Đề tài nghiên cứu nước ngoài .....................................................................................21 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ......................................................................25 1.3. Đánh giá khái quát các công trình liên quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án ...................................................................... 31 1.3.1. Những vấn đề mà các công trình liên quan đến đề tài Luận án đã đạt được........31 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cho Luận án cần tập trung nghiên cứu ..................................32 Tiểu kết Chương 1 .............................................................................................. 35 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÔNG MINH CẤP TỈNH .................................................................................................................. 36 2.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 36 2.1.1. Công nghệ thông tin, vai trò của Công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước ..36 2.1.2. Khái niệm đô thị, đô thị cấp tỉnh và đô thị thông minh ...........................................37 2.1.3. Khái niệm Chính quyền, Chính quyền địa phương, Chính quyền đô thị.............39 2.2. Một số vấn đề lý luận về Chính quyền thông minh và xây dựng Chính quyền thông minh ............................................................................................... 45 2.2.1. Khái niệm Chính quyền điện tử, Chính quyền thông minh ...................................45 2.2.2. Vai trò và lợi ích của Chính quyền thông minh........................................................49
  6. 2.2.3. Các mô hình giao dịch trong Chính quyền thông minh ..........................................50 2.2.4. Sự khác nhau giữa Chính quyền truyền thống và Chính quyền thông minh.......51 2.2.5. Các điều kiện cơ bản trong xây dựng Chính quyền thông minh ...........................53 2.3. Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền thông minh tại một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam...................................................................................................... 61 2.3.1. Mô hình, cách thức xây dựng Chính quyền điện tử tại Hoa Kỳ ............................62 2.3.2. Chính quyền điện tử tại Vương quốc Anh................................................................68 2.3.3. Chính phủ điện tử tại Australia ...................................................................................71 2.3.4. Chính phủ điện tử tại Singapore .................................................................................78 2.3.5. Bài học kinh nghiệm trong xây dựng Chính quyền thông minh rút ra từ các quốc gia trên .............................................................................................................................84 Tiểu kết Chương 2 .............................................................................................. 86 Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN THÔNG MINH TẠI CÁC ĐÔ THỊ CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM ................................................................ 88 3.1. Khái quát Tổ chức bộ máy nhà nước tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay............................................................................................................... 88 3.2. Thực trạng các điều kiện xây dựng Chính quyền thông minh tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam.......................................................................................... 100 3.2.1. Điều kiện về thể chế pháp lý trong xây dựng và phát triển Chính quyền thông minh.........................................................................................................................................100 3.2.2. Bộ máy quản lý Nhà nước tại các đô thị cấp tỉnh hiện nay...................................104 3.2.3. Điều kiện về nguồn nhân lực ....................................................................................106 3.2.4. Hạ tầng Cơ sở kỹ thuật Công nghệ thông tin và Truyền thông............................113 3.2.5. Điều kiện về kinh tế-xã hội tại các đô thị cấp tỉnh..................................................124 3.3. Những kết quả đạt được trong xây dựng Chính quyền thông minh tại các đô thị cấp tỉnh ........................................................................................... 129 3.3.1. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong nội bộ của cơ quan nhà nước ........129 3.3.2. Ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ công dân và doanh nghiệp........141 3.3.3. Đánh giá những kết quả đạt được trong xây dựng Chính quyền thông minh tại đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam ...................................................................................................147 Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................... 153 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN THÔNG MINH TẠI CÁC ĐÔ THỊ CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM .......................... 155 4.1. Định hướng xây dựng Chính quyền thông minh tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam........................................................................................................... 155
  7. 4.1.1. Xu hướng chuyển đổi từ Chính quyền điện tử sang Chính quyền thông minh tại Việt Nam ................................................................................................................................155 4.1.2. Định hướng xây dựng Chính quyền đô thị thông minh giai đoạn 2020-2030 ..157 4.2. Giải pháp cho việc xây dựng Chính quyền đô thị thông minh tại các đô thị cấp tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ......................................... 158 4.2.1. Giải pháp về thể chế, pháp lý ....................................................................................158 4.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước .....................................................161 4.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ....................................................................................165 4.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Công nghệ thông tin và Truyền thông .....171 4.2.5. Giải pháp tài chính, thu hút vốn đầu tư ....................................................................182 Tiểu kết Chương 4 .................................................................................................... 185 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 186 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................................... 193 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 194 A. TIẾNG VIỆT .............................................................................................................. 194 B. TIẾNG ANH ............................................................................................................... 208 C. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT .......................................................... 211 PHỤ LỤC I ......................................................................................................................... 213 PHỤ LỤC II ........................................................................................................................ 217
  8. Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt STT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ 1. CNTT Công nghệ thông tin 2. CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông 3. CP Chính phủ 4. DVC Dịch vụ công 5. DVCTT Dịch vụ công trực tuyến 6. CPĐT Chính phủ điện tử 7. CQĐT Chính quyền điện tử 8. CQTM Chính quyền thông minh 9. NCS Nghiên cứu sinh 10. CQĐP Chính quyền địa phương 11. CNVT Công nghệ viễn thông 12. CQNN Cơ quan nhà nước 13. CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức 14. CSDL Cơ sở dữ liệu 15. HĐND Hội đồng nhân dân 16. UBND Uỷ ban nhân dân 17. CCHC Cải cách hành chính 18. TTĐT Thông tin điện tử 19. TTHC Thủ tục hành chính 20. TPTM Thành phố thông minh 21. QLNN Quản lý nhà nước 22. NXB Nhà xuất bản 23. LHQ Liên Hợp quốc 24. CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 25. TTTT Thông tin và Truyền thông
  9. Danh mục các thuật ngữ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HDD Hard Disk Drive Ổ đĩa cứng ICT Information Communication Công nghệ Thông tin Truyền thông Technology IDS Intrusion Detection Systems Hệ thống phát hiện truy nhập trái phép LAN Local Area Network Mạng cục bộ Mbps Megabits per second Mê ga bit mỗi giây WAN Wide Area Network Mạng diện rộng VCS Video Conference System Hệ thống hội nghị truyền hình SAN Storage Area Network Mạng lưu trữ
  10. Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ STT Tên bảng, biểu đồ, hình vẽ Trang Hình 1.1: Cơ cấu đối tượng tham gia trả lời phiếu trưng cầu ý kiến 1. 7 bằng bảng hỏi 2. Hình 3.1: Sơ đồ Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay 88 Hình 3.2: Sơ đồ Tổ chức chính quyền tại các tỉnh theo Hiến pháp 3. 89 2013 và Luật tổ chức CQĐP 2015 Hình 3.3: Sơ đồ Tổ chức chính quyền tại các thành phố trực thuộc 4. 89 Trung ương theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức CQĐP 2015 5. Hình 3.4: Khung kiến trúc CQĐT cấp tỉnh phiên bản 1.0 94 6. Hình 3.5: Khung kiến trúc CQĐT (CPĐT) Việt Nam phiên bản 2.0 99 Biểu đồ 3.1: Kết quả đạt được trong xây dựng CQTM tại các địa 7. 116 phương Biểu đồ 3.2: Đánh giá mức độ tác động của những yếu tố đến việc 8. 142 xây dựng và hoàn thiện CQTM tại Việt Nam Bảng 3.1: Chỉ số ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các 9. 148 thành phố trực thuộc Trung ương Bảng 3.2: Xếp hạng theo số lượng DVCTT mức độ 3, mức độ 4 10. 149 được cung cấp tại các thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016 Bảng 3.3: Xếp hạng theo số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến 11. (hồ sơ trực tuyến) mức độ 3, mức độ 4 tại các thành phố trực thuộc 150 Trung ương năm 2016 Bảng 3.4: Chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các 12. 151 thành phố trực thuộc Trung ương 13. Hình 4.1: Giải pháp tổ chức bộ máy Chính quyền tại đô thị cấp tỉnh 162 Hình 4.2: Mô hình hạ tầng CNTT-TT liên thông bốn (04) cấp từ 14. 173 Trung ương đến cấp xã 15. Hình 4.3: Mô hình hạ tầng CNTT-TT của TPTM (nội bộ) 181
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ 21, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mọi khía cạnh của đời sống, kinh tế-xã hội. Công nghệ ngày càng phát triển và sự thay đổi xã hội đã tạo ra những đột phá về tổ chức đi lại, sử dụng năng lượng, hệ thống phân phối logistics, công nghiệp phụ trợ, quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý công và cung cấp DVC. Trên cơ sở những thay đổi về công nghệ đã làm cho thế giới thay đổi về nhận thức, thể chế và cách chúng ta tạo ra giá trị trong thời đại mới. Thành phố “thông minh” hay “thông minh hơn” ra đời là một tất yếu khi công nghệ đạt được những thành tựu to lớn, đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều quốc gia đã triển khai các chương trình để hiện thực hóa mục tiêu trở thành TPTM. Mỗi quốc gia hoặc thành phố lựa chọn cách riêng để đạt được mục tiêu của mình phụ thuộc vào bối cảnh phát triển. Một số nước trên thế giới đã triển khai xây dựng thành công TPTM như Barcelona (Tây Ban Nha), Copenhagen (Đan Mạch), Helsinki, Vancouver (Phần Lan), Vienna (Áo), London (Anh), San Francisco (Hoa Kỳ),… Singapore công bố kế hoạch xây dựng quốc gia thông minh, hay Ấn Độ triển khai đề án xây dựng 100 TPTM. TPTM hay Đô thị thông minh đã và đang trở thành xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại, là một cuộc cách mạng về quản lý đô thị. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, trong những năm trở lại đây vấn đề xây dựng đô thị thông minh đang trở nên cấp bách, không chỉ xuất phát từ vai trò trọng yếu của các đô thị đối với phát triển kinh tế-xã hội cả nước mà còn vì những vấn đề lớn đang nảy sinh tại các đô thị như dân số tăng, kéo theo áp lực về môi trường, giao thông, y tế, nhà ở; Hạ tầng lạc hậu, quá tải; Cạnh tranh kinh tế giữa các đô thị, các vùng tăng; Đòi hỏi của người dân về chất 1
  12. lượng cuộc sống tăng. Mặt khác, Chính phủ cũng đang đẩy mạnh yêu cầu về CCHC và hệ thống quản lý, hạ tầng và mức độ ứng dụng, phát triển CNTT- TT tại Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt. Hiện cả nước đã có một số thành phố bắt đầu triển khai xây dựng Đề án TPTM như: Huế (năm 2015); Hà Nội (2015); Đà Nẵng (7/2016); thành phố Hồ Chí Minh (8/2016); Cần Thơ (9/2016),… Trong một đô thị thông minh, hoạt động QLNN của bộ máy chính quyền (hay “Chính quyền điện tử”, “Chính quyền thông minh”) đóng vai trò chủ đạo. Những năm qua, xây dựng CPĐT, CQĐT các cấp luôn được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng và luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng CNTT, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các CQNN. Nhiều Văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thúc đẩy ứng dụng CNTT, CNTT được coi là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc; là động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH hoà nhập với quốc thế trong thời đại cuộc “Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư” hay “Cách mạng Công nghiệp 4.0” (CMCN 4.0) bảo đảm phát triển nhanh và bền vững đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng CQTM tại các đô thị cũng gặp phải rất nhiều rào cản như: hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT chưa hoàn thiện, đồng bộ, các phân mềm, ứng dụng CNTT triển khai trong hoạt động QLNN và CSDL chuyển ngành chưa được đồng bộ kết nối liên thông 4 cấp, từ Trung ương đến cấp xã. Bên cạnh đó, nhận thức về ứng dụng và phát triển CNTT của các cấp lãnh đạo tại các đơn vị vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc triển khai ứng dụng chưa đồng đều, tiến độ triển khai còn chậm, thiếu sự tích cực. Sự phối hợp giữa các sở, ngành của thành phố nhiều lúc chưa tốt, nên việc kết nối và tích hợp thông tin, dữ liệu còn nhiều bất cập. Không chỉ cán bộ, công chức, mà 2
  13. nhiều người dân cũng chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề này, nên chưa thúc đẩy được mạnh mẽ nhu cầu ứng dụng CNTT-TT trong các CQNN,... Trên cơ sở đó, Luận án hướng đến nghiên cứu các khía cạnh của việc xây dựng CQTM tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động ứng dụng CNTT-TT trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của Chính quyền. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng việc xây dựng Chính quyền đô thị thông minh cấp tỉnh của Việt Nam để từ đó thấy được những thách thức đang gặp phải đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng CQTM, hiện đại tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam hướng đến xây dựng thành công Đô thị thông minh tại Việt Nam trong giai đoạn phát triển CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xác lập căn cứ khoa học từ đó đề xuất những giải pháp, định hướng xây dựng CQTM tại các đô thị cấp tỉnh của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận trong xây dựng CQTM tại đô thị cấp tỉnh; - Nghiên cứu thực tiễn xây dựng CQTM tại các đô thị cấp tỉnh hiện nay dựa trên việc tìm hiểu các điều kiện trong xây dựng CQTM như: điều kiện về thể chế, pháp lý; Bộ máy quản lý nhà nước; Điều kiện về nguồn nhân lực; Cơ sở hạ tầng CNTT-TT; Điều kiện về Kinh tế- xã hội tại các đô thị. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được trong xây dựng CQTM tại các đô thị cấp tỉnh. - Phân tích những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng CQTM tại các đô thị cấp tỉnh hiện nay; - Đề xuất những giải pháp trong việc xây dựng CQTM tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam. 3
  14. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính quyền thông minh tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam (05 thành phố trực thuộc Trung ương). 3.2. Khách thể nghiên cứu - CBCCVC, công dân tại các đô thị cấp tỉnh của Việt Nam; 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện trong xây dựng CQTM. Đánh giá những kết quả đạt được và chưa đạt được trong xây dựng CQTM tại các đô thị cấp tỉnh. Trên cơ sở đó để xuất các giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn xây dựng CQTM. Phạm vi về và thời gian: Dữ liệu nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2021. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng các phương pháp luận chủ yếu trong nghiên cứu khoa học quản lý công như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cùng với các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về xây dựng CQTM tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và viết Luận án,tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau - trong đó, liên quan đến đối tượng và chuyên ngành nghiên cứu thì các phương pháp chủ yếu được sử dụng bao gồm: 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu thứ cấp Tác giả tiến hành Việc nghiên cứu luận án dựa trên kết quả phân tích tài liệu thứ cấp là các công trình nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng CNTT trong QLNN, xây dựng CQĐT, CQTM. 4
  15. 4.2.2. Phương pháp hội thảo Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án tác giả đã tham dự và đưa ra các ý kiến tại các buổi tọa đàm, hội thảo về xây dựng CQĐT, xây dựng Mô hình TPTM tại Việt Nam. Tác giả đã tiếp thu các ý kiến trao đổi, thảo luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý trên cơ sở các thông tin thu thập được, từ đó phân tích, đánh giá, xem xét trên góc độ lý luận và thực tiễn. Qua đó, tổng hợp lại để có những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn về cơ chế QLNN đối mới mô hình TPTM. 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Thực hiện phỏng vấn sâu lãnh đạo một số cơ quan trong hệ thống chính quyền; cán bộ, công chức đang làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước và công dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi Để có được những đánh giá khách quan, luận án đã sử dụng phương pháp điều tra trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi. Bảng hỏi tập trung phân tích những quan điểm đánh giá của cá nhân về thực trạng CQĐT tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam (Phụ lục I). Tác giả sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến đối với đối tượng là cán bộ, công chức trong CQNN, công dân đến làm việc tại các CQNN trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Đây là cách chọn mẫu phù hợp với dạng nghiên cứu trường hợp, thuận tiện cho người nghiên cứu về mặt thời gian, chi phí và công tác phát bảng hỏi cũng được diễn ra dễ dàng hơn. Tác giả đã phát phiếu trưng cầu với 500 trường hợp tuy nhiên số phiếu trưng cầu ý kiến thu về 370 phiếu đầy đủ thông tin và tiến hành xử lý thông tin của các phiếu này. Cách thức tiến hành thu thập thông tin: Tác giả tiến hành phát phiếu trưng cầu tại 05 địa điểm tại Hà Nội gồm: UBND thành phố Hà Nội; UBND quận Hoàn Kiếm; UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai); UBND 5
  16. phường Ngã Tư Sở (quận Đống Đa); UBND phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) trong thời gian từ ngày 01/9/2017 đến ngày 15/9/2017. Bảng hỏi thu về được làm sạch và xử lý thông tin thu được: Tỷ lệ giới tính Tỷ lệ (%) Tỷ lệ nghề nghiệp Tỷ lệ (%) 6
  17. Tỷ lệ độ tuổi Tỷ lệ (%) Hình 1.1: Cơ cấu đối tượng tham gia trả lời phiếu trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi 5. Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Chính quyền đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu 2: Các đô thị ở Việt Nam đáp ứng được ở mức độ nào về các điều kiện để xây dựng CQTM? Tại sao còn nhiều hạn chế trong xây dựng CQTM tại đô thị cấp tỉnh hiện nay? Câu hỏi nghiên cứu 3: Làm thế nào để xây dựng được CQTM tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam? 5.2. Giả thuyết khoa học Tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam đã và đang đầu tư lớn cho các điều kiện xây dựng CQTM bao gồm: Xây dựng hạ tầng CNTT-TT; ứng dụng CNTT-TT trong công tác quản lý; đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCCVC, thiết lập lại bộ máy tổ chức nhà nước,... hướng tới xây dựng thành công mô hình CQTM. 7
  18. Chính quyền hiện nay ở các đô thị cấp tỉnh mới chỉ đáp ứng được những điều kiện căn bản của CQĐT. Công dân đã có thể thực hiện được một số giao dịch hoàn chỉnh mà không phải đến các cơ quan hành chính để thực hiện, DVCTT cũng được mở rộng ở mức độ 3 hoặc mức độ 4. Tính phức tạp, quy mô công nghệ cũng được nâng cao, tăng mức độ tương tác giữa công dân và Chính phủ. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong quá trình xây dựng CQTM, có thể kể đến như: Hạ tầng CNTT-TT chưa được xây dựng đồng bộ theo hướng hiện đại, nguồn nhân lực hạn chế, một số TTHC vẫn áp dụng các phương thức giao dịch truyền thống, chưa tận dụng hết được những thành quả khoa học mà CNTT-TT mang lại. Để xây dựng thành công Chính quyền đô thị thông minh cần áp dụng nhiều giải pháp khác nhau, trong đó đặc biệt là các giải pháp về hoàn thiện thể chế pháp lý, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hoá hạ tầng kỹ thuật, CNTT-TT, đảm bảo vấn đề an toàn thông tin và cải cách TTHC. 6. Đóng góp của đề tài trong lĩnh vực nghiên cứu 6.1. Về lý luận Một là, làm rõ lý luận về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng CQTM tại đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam. Hai là, luận giải được các điều kiện cơ bản trong xây dựng và hoàn thiện Chính quyền đô thị thông minh. Ba là, nâng cao nhận thức của việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động điều hành và QLNN tại các đô thị cấp tỉnh của Việt Nam. 6.2. Về thực tiễn Một là, cung cấp những kiến thức nền tảng, làm rõ thực tiễn việc chuyển đổi CQĐT thành CQTM tại đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sau. 8
  19. Hai là, Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng Chính quyền đô thị thông minh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của Việt Nam. 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành bốn (04) Chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về Chính quyền đô thị thông minh. Chương 2: Cơ sở khoa học về xây dựng Chính quyền đô thị thông minh cấp tỉnh. Chương 3: Thực trạng xây dựng Chính quyền đô thị thông minh tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam. Chương 4: Định hướng và giải pháp để xây dựng Chính quyền đô thị thông minh tại các đô thị cấp tỉnh ở Việt Nam. 9
  20. Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Xây dựng Đô thị thông minh, Chính quyền đô thị thông minh dù mới xuất hiện trong những năm gần đây, tuy nhiên đã thu hút sự quan tâm của Chính phủ, các nhà hoạch định, xây dựng chính sách cũng như các nhà nghiên cứu về vấn đề này bởi tính cấp thiết của nó. Trên thế giới, cũng như tại Việt Nam đã có rất nhiều đề tài, dự án, nghiên cứu xoay xung quanh mảng đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn này, có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau. 1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng đô thị thông minh Với tốc độ gia tăng nhanh chóng của quá trình đô thị hóa trên thế giới, dân cư đô thị cũng vì thế mà không ngừng gia tăng. Dựa trên thống kê, cuộc sống của phần lớn nhân loại sẽ diễn ra trong khu vực đô thị. Trên 50% dân số trái đất hiện nay đang sinh sống ở khu vực thành phố, đến năm 2050 dự đoán tối thiểu sẽ là 70%. Khu vực thành phố cũng là nơi tiêu thụ phần lớn năng lượng toàn cầu và thải ra nhiều khí nhà kính nhất. Do đó, việc phát triển thành phố trong tương lai có ảnh hưởng lớn tới môi trường. Khoa học, chính trị và công nghiệp đã nhận ra điều đó, tại các quốc gia đã và đang định ra giải pháp cho các vấn đề liên quan đến quá trình đô thị hoá. Một giải pháp hiện nay đều được các quốc gia hướng đến mang tên TPTM. Thuật ngữ “Thành phố thông minh” đã trở nên phổ biến khi nhiều thành phố lớn trên thế giới tìm cách áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sống của cư dân, trước áp lực đô thị phát triển quá nhanh trong những năm gần đây. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng TPTM ở các quốc gia trên thế giới, trước hết là những công trình nghiên cứu nước ngoài. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2