Luận án tiến sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Tây Nguyên
lượt xem 28
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa cơ sở khoa học những vấn đề lý luận về thực thi chính sách ASXH; tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng thực thi một số chính sách ASXH ở Tây Nguyên, từ đó, đề xuất một số giải pháp cho việc tổ chức thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên được đảm bảo trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Tây Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ LINH GIANG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ LINH GIANG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 62 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Lƣu Kiếm Thanh 2. PGS.TS Lê Văn Đính HÀ NỘI, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thị Linh Giang
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................. 12 1.1. Nghiên cứu về chính sách công và thực thi chính sách công ....................... 12 1.2. Nghiên cứu về an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội .......... 15 1.3. Công trình nghiên cứu về thực thi an sinh xã hội ở Tây Nguyên ................. 23 1.4. Những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu......................................... 27 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘIVÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI .......................... 30 2.1. Lý luận chung về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội ..................... 30 2.2. Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội .................................................... 47 2.3. Kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và bài học cho Tây Nguyên về thực hiện chính sách an sinh xã hội .................................................................................................. 63 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC THI MỘT SỐ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN .......................................... 76 3.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hành chính có ảnh hưởng đến thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên ............................................................. 76 3.2. Thực thi một số chính sách an sinh xã hội vùng Tây Nguyên ...................... 85 3.3. Đánh giá thực trạng thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên hiện nay.................................................................................................................. 102
- CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI . 126 CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TÂY NGUYÊN ............................ 126 4.1. Quan điểm và yêu cầu đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên................................................................................................................... 126 4.2. Giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên ........... 132 4.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ................................ 158 KẾT LUẬN .................................................................................................. 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 165 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1. ASXH An sinh xã hội 2. BHXH Bảo hiểm xã hội 3. BHYT Bảo hiểm y tế 4. BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 5. CBCC Cán bộ, công chức 6. CT-XH Chính trị - Xã hội 7. CSC Chính sách công 8. DTTS Dân tộc thiểu số 9. DCTD Di cư tự do 10. ĐBKK Đặc biệt khó khăn 11. HĐND Hội đồng nhân dân 12. KT-XH Kinh tế - Xã hội 13. THCS Trung học cơ sở 14. THPT Trung học phổ thông 15. TTg Thủ tướng chính phủ 16. TGXH Trợ giúp xã hội 17. UBND Ủy ban nhân dân 18. ƯĐXH Ưu đãi xã hội 19. QĐ Quyết định 20. VPCP Văn phòng chính phủ
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Diện tích, dân số các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2015 ................. 77 Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nam giới và nữ giới từ 18-60 tuổi ................................................................................................ 80 Bảng 3.3. Tình hình dân di cư tự do và công tác ổn định dân di cư tự do giai đoạn 2005-2013 ............................................................................ 82 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả rà soát và thực hiện một số hạng mục theo Quyết định số 755/QĐ-TTg .......................................................... 94 Bảng 3.5. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí nông thôn mới (tính đến tháng 6/2014) .. 96 Bảng 3.6. Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ................................ 116 Bảng 3.7. Đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, buôn (tính đến tháng 9-2014) ............................................ 117 Bảng 3.8. Kết quả huy động các nguồn lực xây dựng Nông thôn mới từ năm 2011 đến năm 2013 ..................................................................... 120
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) của 5 tỉnh Tây Nguyên ........... 78 Biều đồ 3.2: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Tây Nguyên............................................................................. 84 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hộ nghèo các vùng giai đoạn 2010-2014....................... 87 Biều đồ 3.5: Một số chỉ tiêu về Thông tin - Truyền thông năm 2015....... 100 Biều đồ 3.4: Số lượng Bưu điện văn hóa xã năm 2013............................. 101 Biểu đồ 3.6: Mức độ tham gia họp, thảo luận về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách của đối tượng thụ hưởng ............. 103 Biểu đồ 3.7: So sánh nhận định việc chồng chéo trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội của các đối tượng .................................. 105 Biểu đồ 3.8: Ý kiến phản hồi về cách thức tổ chức thực hiện chính sách ASXH từ trên xuống ở Tây Nguyên ..................................... 106 Biểu đồ 3.9. Đánh giá hiệu quả của các kênh phổ biến chính sách tại các tỉnh Tây Nguyên ................................................................... 108 Biểu đồ 3.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức về chất lượng công tác tuyên truyền ............................................................ 109 Biều đồ 3.11: Đánh giá về hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách ............................................................. 114 Biều đồ 3.12: Đánh giá mức độ tham gia kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức khi triển khai thực hiện chính sách ASXH .................. 122
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2020 ............... 34 Hình 2.2: Sơ đồ mô tả quy trình thực thi chính sách ASXH .......................... 63 Hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy và mối quan hệ phối hợp trong triển khai thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên ................................. 111
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hội nhập, sự phân hóa giàu nghèo và các vấn đề xã hội phát sinh ngày càng gia tăng. Để đảm bảo sự ổn định và công bằng xã hội, vấn đề hoàn thiện và thực thi chính sách an sinh xã hội cần được quan tâm chú trọng đặc biệt. Nghị quyết Trung ương 5, khóa XI đã khẳng định “Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ, bảo đảm bền vững, công bằng” [30]. Và tại Đại hội lần thứ XII của Đảng, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh:“Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống”[32]. Do vậy, việc nghiên cứu để tìm kiếm được cách thức triển khai thực hiện đáp ứng trong điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc thù riêng của từng vùng, nhất là khi triển khai các chính sách này tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa hiện nay rất cần thiết. Riêng với Tây Nguyên, từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung nhiều công sức và trí tuệ, phương tiện vật chất, có nhiều chính sách phát triển KT-XH và quốc phòng an ninh, đảm bảo ASXH (giảm nghèo; nước sạch, nhà ở và đất sản xuất; chính sách đặc thù cho vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc tiểu số trên các nội dung như phát triển đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ lãi xuất tín dụng, tuyển dụng lao động là người đồng bào DTTS, chính sách hỗ trợ học phí, đào tạo nghề...) đã làm thay đổi bộ mặt của Tây Nguyên. Đặc biệt, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời k 2001-2010, KT-XH vùng Tây Nguyên đã có bước phát triển vượt bậc: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 1
- hàng năm đạt 11,9 ; thu ngân sách năm 2001 đạt 1.229 tỷ đồng, năm 2011 đạt 13.138 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần; thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2001 đạt 2,9 triệu đồng thì năm 2011 đạt trên 20 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 giảm bình quân 2,6 /năm, giai đoạn 2006-2010 giảm 3,6 /năm; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi có nhiều kết quả. Quốc phòng, an ninh được tăng cường và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, phục vụ có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội; đã đấu tranh làm thất bại âm mưu thành lập “Nhà nước Đềga của tổ chức phản động FULRO, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ biểu tình, bạo loạn trên địa bàn. Hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở, buôn, làng được quan tâm củng cố, kiện toàn và đầu tư toàn diện, đội ngũ cán bộ cơ sở từng bước được chuẩn hóa, chất lượng lãnh đạo và quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; đã thu h p nhanh số buôn, làng “trắng đảng viên và “trắng tổ chức đảng, công tác phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc được chú trọng (toàn vùng đã kết nạp được 7.600 đảng viên mới) [Error! Reference source not found., tr.6-11] Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chính sách (kinh tế, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, xã hội, ASXH...) ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn bộc lộ tồn tại trên các nội dung: vấn đề đời sống, đất đai, công ăn việc làm, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS), các thế lực thù địch, phản động bên ngoài vẫn tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để kích động chống phá chính quyền. Do đó, lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Tây Nguyên” làm luận án tiến sĩ Hành chính công, chuyên ngành Quản lý công, tác giả mong muốn có đưa ra những luận cứ khoa học cho việc thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp đưa các chính sách ASXH đã ban hành được triển khai thành công nhằm đảm bảo “xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc. Nâng cao đời sống 2
- văn hóa, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc; bảo đảm ASXH; sớm đưa nông thôn Tây Nguyên thoát kh i tình trạng nghèo nàn, lạc hậu để phát triển bền vững theo tinh thần tại Kết luận số 12/KL-TW, ngày 24-10-2011 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa IX, phát triển vùng Tây Nguyên thời k 2011-2020 [11]. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở khoa học những vấn đề lý luận về thực thi chính sách ASXH; tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng thực thi một số chính sách ASXH ở Tây Nguyên, từ đó, đề xuất một số giải pháp cho việc tổ chức thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên được đảm bảo trong thời gian tới. - Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương hướng đến đảm bảo thực thi một số chính sách ASXH ở Tây Nguyên đạt được mục tiêu 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ - Nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu của các học giả, tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ cơ sở khoa học về ASXH, đặc biệt, tập trung làm rõ khung lý thuyết thực thi chính sách ASXH ở nước ta hiện nay. - Tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập số liệu và tổng hợp kết quả thực hiện một số chính sách ASXH ở 5 tỉnh Tây Nguyên (Kum Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, ĐắkNông, Lâm Đồng). Để phân tích thực trạng thực thi chính sách ASXH tại vùng Tây Nguyên thời gian qua. - Đánh giá kết quả thực thi chính sách ASXH đã triển khai ở các tỉnh Tây Nguyên, từ đó, nêu quan điểm, xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo tổ chức thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên thời gian đến. 3
- 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình thực hiện chính sách ASXH ở các tỉnh Tây Nguyên (tiến hành nghiên cứu ở tất cả các cấp chính quyền địa phương và tập trung phần lớn ở cấp xã). Vì vậy, luận án tập trung làm rõ các nội dung cụ thể của quy trình tổ chức thực hiện chính sách ASXH. Trên cơ sở khung lý thuyết về quy trình thực hiện chính sách, luận án thông qua đánh giá kết quả triển khai một số chính sách ASXH ở Tây Nguyên đưa ra kiến nghị và đề xuất một số giải pháp đến các cấp chính quyền nhằm đảm bảo triển khai các chính sách ASXH đi vào thực tiễn cuộc sống thành công. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các sản phẩm khoa học có liên quan, luận án tập trung làm rõ khung lý thuyết về quy trình thực thi chính sách. Từ đó, phân tích, đánh giá việc thực thi một số chính sách ASXH ở các tỉnh Tây Nguyên, cụ thể: Chính sách giảm nghèo và giải quyết việc làm; Chính sách định canh, định cư, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt; Chính sách cung cấp thông tin cho người dân Tây Nguyên có chú trọng đến tính đặc thù vùng. Qua đó, làm rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp đảm bảo tốt hơn việc thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên những năm tiếp theo. - Về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu địa bàn Tây Nguyên theo phân vùng kinh tế gồm 05 tỉnh: Kum Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, ĐắkNông, Lâm Đồng. - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2015 (có cập nhật số liệu đến tháng 9 năm 2016) là thời gian thực hiện các chính sách theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. 4
- 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và kế thừa, phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa họcvề thực hiện chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH. Đồng thời, vận dụng lý thuyết về khoa học hành chính công, kế thừa các nghiên cứu của ngành khoa học chính trị, triết học và các dữ liệu thu thập phản ảnh thực tiễn vấn đề cần nghiên cứu tại địa phương. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Luận án sử dụng phương pháp này chủ yếu tại Chương 1 để tiến hành việc lựa chọn nhóm chính sách, phân loại theo nhu cầu nghiên cứu, hệ thống lý thuyết cho từng nhóm, từng lĩnh vực trên các nguồn tài liệu như: văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, giáo trình, các công trình khoa học, sách báo, tạp chí… có liên quan, từ đó, xây dựng cơ sở lý luận và luận cứ khoa học cho phù hợp với yêu cầu, mục đích nghiên cứu của luận án. - Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê Được sử dụng nhiều ở hầu hết tại các chương của luận án, phương pháp này sử dụng nhằm tổng hợp thông tintừ các số liệu thứ cấp và sơ cấp từ các nguồn tin cậy. Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê được sử dụng để phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách, kết quả sau khi triển khai thực hiện chính sách đối với các chính sách được lựa chọn nghiên cứu. Đồng thời, qua đó thiết lập các bảng biểu, biểu đồ để củng cố độ tin cậy và phản ảnh dễ dàng, rõ nét hơn thực trạng nói trên. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội như: khái quát hoá, trừu tượng hoá, kết hợp lịch sử - lôgic, hệ thống - cấu trúc, v.v. 5
- 4.2.2. Phương pháp thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng tại Chương 3 và một phần kết quả khi thực hiện khảo sát được dẫn chứng cho giải pháp ở Chương 4 với hai phương pháp cụ thể: - Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi Thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra xã hội học dùng khảo sát trên 03 đối tượng: người thụ hưởng chính sách, người trực tiếp thực hiện chính sách và cán bộ lãnh đạo cấp phòng tại các đơn vị ở các tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể: + Đối tượng thụ hưởng: 300 phiếu (Mỗi tỉnh chọn 02 huyện, mỗi huyện phát 30 phiếu ở 3 xã). + Cán bộ, công chức triển khai thực hiện chính sách: 175 phiếu (Cấp tỉnh: 25phiếu/5tỉnh; cấp huyện: 50 phiếu/10 huyện; 100 phiếu/20 xã). + Cán bộ lãnh đạo cấp phòng: 20 phiếu/5 tỉnh Các điểm được lựa chọn để tiến hành phát phiếu điều tra gồm: + Cấp Tỉnh: Văn phòng UBND, Sở Lao động, thương binh và xã hội, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch. + Cấp Huyện: Mẫu khảo sát khi tiến hành phát phiếu điều tra tại cấp Huyện dựa trên một số tiêu chí, cụ thể: 1. Vị trí địa lý có những điểm tương đồng: vùng nông thôn miền núi, khoảng cách từ Huyện đến trung tâm của Tỉnh (dưới 25 km: 04 huyện và trên 45 km: 04 huyện); 2. Tỷ lệ hộ gia đình nghèo và cận nghèo; 3. Có đối tượng thuộc diện định canh, định cư; 4. Có người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS tại chỗ và DTTS di cư) sinh sống trên địa bàn chiếm từ 40 trở lên; 5. Địa bàn đã và đang triển khai thực hiện một trong các chính sách ASXH mà phạm vi nghiên cứu của luận án đề cập. Gồm các Huyện sau: Tỉnh KumTum (Huyện Đăk Hà, Huyện Đăk Tô), Tỉnh Gia Lai (Huyện Ayunpa, Huyện Mang Yang), Tỉnh Đăk Lăk (Huyện Ea HLeo, Huyện Buôn Đôn), Tỉnh Đăk Nông (Huyện Đăk Song, Huyện Krông Nô), Tỉnh Lâm Đồng (Huyện Đức Trọng, Huyện Lạc Dương). 6
- + Cấp Xã: Tại các Huyện đề cập ở trên sẽ chọn các xã với tiêu chí: 1. Mỗi huyện chọn 03 xã; 2. Trên cùng địa bàn khảo sát với 2 đối tượng: thụ hưởng và cán bộ, công chức trực tiếp triển khai chính sách ASXH; 3. Có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú; 4. Có triển khai các chính sách ASXH được xác định tại phạm vi nghiên cứu. Kết quả khảo sát sẽ là nguồn thông tin sơ cấp rất quan trọng phục vụ phân tích trên cơ sở kết hợp với các thông tin thứ cấp để có được cái nhìn thực tiễn toàn cảnh về kết quả thực hiện một số chính sách ASXH nắm bắt được thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách, các mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thực hiện chính sách, vai trò của cấp chính quyền địa phương (chủ yếu cấp xã) trong việc tìm kiếm nguồn lực, tuyên truyền và vận động, đánh giá và duy trì kết quả thực hiện một chính sách ASXH ở các tỉnh Tây Nguyên. - Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia Tác giả đã trực tiếp trao đổi, tham khảo ý kiến của Quý thầy cô giáo, các cán bộ khoa học, các nhà làm quản lý có nghiên cứu về chính sách công khi được gặp gỡ các buổi hội thảo, hội nghị (Hội thảo về Giải pháp bảo đảm hòa nhập và tái hòa nhập cho các nhóm xã hội bị thiệt thòi trong quá trình phát triển ở Việt Nam vào tháng 6/2015; Hội nghị tập huấn xây dựng và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội, Bộ Lao động-thương binh và xã hội và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tổ chức tại Hạ Long vào tháng 8/2015). Thiết lập các câu h i ph ng vấn để làm rõ vấn đề thực tiễn tại địa phương đối với các nhà quản lý trực tiếp tham gia vào thực hiện chính các chính sách có liên quan trong nghiên cứu của luận án (Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh ĐắkLắk, UBND tỉnh Kumtum, Huyện ủy,…) 4.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu Các thông tin, số liệu thu thập được sẽ sử dụng phần mềm EXCEL để xử lý nhằm đáp ứng thông tin cần thiết cho nhu cầu nghiên cứu của luận án. 7
- 5. Những điểm mới của luận án 5.1. Về mặt lý luận - Luận án thực thi chính sách ASXH trên địa bàn Tây Nguyên tiếp cận dưới góc độ của ngành khoa học Hành chính công đã góp phần khẳng định khoa học Hành chính công là ngành khoa học độc lập cũng như có cách tiếp cận về thực thi chính sách ASXH dưới góc độ quản lý Hành chính công. - Qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về ASXH, thực thi chính sách ASXH, luận án đã hệ thống hóa, làm sáng thêm t lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện chính sách ASXH. - Với việc sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, luận án đã cung cấp thông tin về quan điểm của Đảng, các chính sách của Nhà nước, kết quả thực hiện một số chính sách ASXH, một số giải pháp đảm bảo quá trình thực thi chính sách thành công trong điều kiện thực tế của vùng đặc thù. 5.2. Về mặt thực tiễn - Qua nghiên cứu thực hiện chính sách ASXH của các vùng, luận án đã rút ra được 6 bài học kinh nghiệm có giá trị cho thực thi chính sách ASXH Tây Nguyên nói riêng và tham khảo cho công tác nghiên cứu nói chung. - Luận án phản ánh được kết quả,làm rõ nguyên nhân của hạn chế trong công tác thực thi một số chính sách ASXH trên địa bàn Tây Nguyên,từ đó, đề xuất hai nhómgiải pháp: 1. Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra theo khung lý thuyết về thực hiện chính sách; 2. Nhóm giải pháp đi vào giải quyết vấn đề cụ thể tại các chính sách ASXH nhằm đảm bảo thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên thành công trong điều kiện thực tiễn sau này. - Luận án sau khi hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về chính sách công và thực thi chính sách công, đồng thời, cũng mang lại giá trị nhất định trong nghiên cứu thực tiễn đối với các học giả quan tâm nghiên cứu và xây dựng chính sách đặc thù với vùng Tây Nguyên và công tác quản lý đối với các nhà làm chính sách. 8
- 6. Câu hỏi nghiên cứu vàgiả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở khoa học về thực thi chính sách và quy trình để thực hiện chính sách ASXH đã có hay chưa? Đề trả lời câu h i này, luận án đi vào tìm kiếm và khẳng định khung lý thuyết về thực thi chính sách và áp dụng nó vào việc thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn Tây Nguyên thông qua vận hành một số chính sách ASXH ở thực tiễn. - Kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách ASXH tại một số quốc gia và đặc biệt tại một số vùng có đem lại bài học kinh nghiệm gì cho các tỉnh Tây Nguyên? Đi vào tìm câu trả lời, luận án cần tìm kiếm kinh nghiệm thực hiện chính sách ASXH ở một số quốc gia và vùng kinh tế tại Việt Nam để tìm kiếm nét tương đồng hay sự khác biệt hướng đến sự vận dụng cho phù hợp với thực tiễn tại Tây Nguyên. - Quá trình triển khai thực hiện chính sách ASXHcủa vùng Tây Nguyên chịu sự ảnh hưởng của nhân tố nào? Thực trạng tổ chức triển khai hiện nay ra sao? Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết để chính sách ASXH được đảm bảo thực hiện? Làm rõ câu h i này, luận án áp dụngcác phương pháp nghiên cứu cũng như lựa chọn một số chính sách ASXH đã và đang triển khai trên địa bàn để làm rõ một số nội dung: 1.Yếu tố tác động đến quá trình triển khai thực hiệnchính sách? 2. Tình hình tổ chức triển khai chính sách ASXH như thế nào trên các nội dung: Chủ thể tham gia vào quá trình thực thi chính sách ASXH; Nguồn lực có được từ đâu; Hoạt động giám sát, kiểm tra; Công tác tuyên truyền thực hiện như thế nào?... 3. Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện? 4. Để đảm bảo thực hiện chính sách, vấn đề nào cần được quan tâm giải quyết?. 9
- - Giải pháp nào được tìm kiếm để việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH được đảm bảo trong điều kiện đặc thù của Tây Nguyên? Thông qua tìm kiếm câu trả lời từ các câu h i trên, luận án sẽ luận giải để có những giải pháp thay đổi thực tiễn ở bước trong thực thi chính sách công nhằm có được đề xuất mới trong quản lý tổ chức thực hiện chính sách ASXH ở vùng đặc thù Tây Nguyên. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn từ thực hiện một số chính sách ASXH đang triển khai, luận án hướng đến đề xuất một số giải pháp gắn với những chính sách cụ thể được lựa chọn nghiên cứu. 6.2. Giả thuyết nghiên cứu Chính sách ASXH đã triển khai thực hiện ở Tây Nguyên chưa đạt được kết quả như mong muốn.Vì vậy, việc tổ chức thực thi chính sách ASXH ở cấp chính quyền địa phương một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện đặc thù của Tây Nguyên thì kết quả mang lại sẽ thành công hơn so với hiện tại. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: + Khái quát và hệ thống hóa lý luận về chính sách ASXH; + Đánh giá được tầm quan trọng của giai đoạn thực thi chính sách trong chu trình chính sách công - Về thực tiễn: + Đánh giá khách quan về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp đảm bảo hiệu quảviệc thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên. + Từ góc độ nghiên cứu về hành chính công, luận án làm rõ được vai trò của các chủ thể, mối quan hệ giữa các chủ thể này khi tham gia vào quá trình tổ chức thực hiệnchính sách ASXH, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động vào việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH đối với vùng đặc thù Tây Nguyên, từ đó, đưa ra phương hướng và giải pháp cho việc đảm bảo thực thi thành công chính sách ASXH ở Tây Nguyên. 10
- 8. Cấu trúc của luận án Cấu trúc luận án được kết cấu thành 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận. Phần nội dung được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở khoa học về chính sách an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội Chương 3: Thực trạng thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên Chương 4: Quan điểm và giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn