intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

30
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về VHTN của công chức hành chính trong TTCV, đánh giá thực trạng về VHTN của công chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam, đề tài luận án có mục đích đề xuất các quan điểm và giải pháp xây dựng VHTN của công chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ HƯƠNG THẢO VĂN HÓA TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG THỰC THI CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ HƯƠNG THẢO VĂN HÓA TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG THỰC THI CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 3 4 0 4 0 3 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển 2. PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu mới của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Vũ Thị Hương Thảo
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận án với đề tài “Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay”. Để có thể hoàn thành được luận án này, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô - giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện đã giúp đỡ tôi trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến hai Thầy hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc Gia và PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh đã luôn động viên, khích lệ và dành nhiều thời gian, tâm sức hướng dẫn để tôi hoàn thành đề tài luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Văn bản và Công nghệ Hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Tác giả
  5. iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .................................................................................................. i Lời cảm ơn .................................................................................................... ii Mục lục ......................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................. viii Danh mục các bảng ....................................................................................... ix Danh mục các hình ......................................................................................... x MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................... 10 1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ trong nước ......................................................................... 10 1.1.1. Nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật về trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức ................................................... 10 1.1.2. Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức ....................................................................... 15 1.1.3. Nghiên cứu về nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức......................................... 22 1.1.4. Nghiên cứu về giải pháp tăng cường thực hiện trách nhiệm công vụ ....................................................................................... 24 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ của nước ngoài .................................................... 30 1.3. Những đóng góp của các tác giả trong nghiên cứu về văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ ............................................... 35 1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ .................................................................... 36 Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 38
  6. iv CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG THỰC THI CÔNG VỤ . 39 2.1. Khái niệm về văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ .................................................................... 39 2.1.1. Khái niệm về văn hóa ................................................................. 39 2.1.2. Khái niệm về trách nhiệm ........................................................... 41 2.1.3. Khái niệm về văn hóa trách nhiệm .............................................. 43 2.1.4. Khái niệm về công chức hành chính ........................................... 44 2.1.5. Khái niệm về thực thi công vụ .................................................... 48 2.1.6. Khái niệm về văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ................................................................. 49 2.2. Nội dung văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ .............................................................................. 51 2.2.1. Các giá trị về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần, thái độ của công chức hành chính trong thực thi công vụ .................. 51 2.2.2. Các giá trị chuẩn mực trong giao tiếp và ứng xử của công chức hành chính trong thực thi công vụ............................................... 52 2.2.3. Các giá trị chuẩn mực về phong thái, tác phong của công chức hành chính trong thực hiện trách nhiệm công vụ......................... 53 2.2.4. Các giá trị chuẩn mực về đạo đức, lối sống của công chức hành chính trong thực hiện trách nhiệm công vụ ................................. 53 2.2.5. Các giá trị về tính chịu trách nhiệm của công chức hành chính trong thực hiện trách nhiệm công vụ của mình ........................... 54 2.3. Đặc trưng của văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ .................................................................... 55 2.3.1. Thể hiện đặc điểm của văn hóa nói chung ................................... 55 2.3.2. Gắn liền với chính sách và pháp luật của Nhà nước .................... 57 2.3.3. Được đo bằng hiệu quả của hành vi hoạt động công vụ .............. 58 2.3.4. Có sự thay đổi và phát triển phù hợp với yêu cầu thực thi công vụ ....... 60
  7. v 2.3.5. Thể hiện vai trò vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ ....................................... 62 2.3.6. Đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế ........................................ 64 2.4. Cơ sở hình thành và các yếu tố tác động đến văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở nước ta hiện nay ....................................................................................... 65 2.4.1. Cơ sở hình thành văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở nước ta hiện nay ......................... 65 2.4.2. Các yếu tố tác động đến văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở nước ta hiện nay................. 70 Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 81 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG THỰC THI CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................................. 82 3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển đội ngũ công chức hành chính ở Việt Nam.......................................................... 82 3.2. Thực trạng thể chế về văn hóa trách nhiệm của công chức .......... 86 3.2.1. Quan điểm của Đảng về đề cao vai trò, trách nhiệm của công chức .. 86 3.2.2. Chính sách và quy định của Nhà nước về trách nhiệm của công chức... 89 3.3. Kết quả đạt được trong việc thực thi quy định về văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ của công chức hành chính ở Việt Nam.............. 93 3.3.1. Chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần, thái độ làm việc của công chức hành chính ................................................................. 93 3.3.2. Giao tiếp và ứng xử của công chức hành chính trong thực thi công vụ ....................................................................................... 99 3.3.3. Phong thái, tác phong của công chức hành chính trong thực thi công vụ ..................................................................................... 104 3.4. Một số nhân tố tác động đến việc thực hiện quy định văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay ... 120 Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 124
  8. vi CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG THỰC THI CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................... 125 4.1. Bối cảnh tác động đến việc xây dựng văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay ....... 125 4.2. Quan điểm xây dựng văn hóa trách nhiệm cho công chức hành chính trong thực thi công vụ ........................................................ 131 4.2.1. Xây dựng văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của một nền công vụ tiên tiến, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả .............................. 131 4.2.2. Xây dựng văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính ở nước ta................................................................................... 132 4.2.3. Xây dựng văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ nhằm đáp ứng tốt nhất sự hài lòng của tổ chức và công dân đối với sự phục vụ của nền hành chính, nền công vụ .... 133 4.2.4. Xây dựng văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế ở nước ta ................................................... 134 4.3. Giải pháp xây dựng văn hóa trách nhiệm cho công chức hành chính trong thực thi công vụ ........................................................ 136 4.3.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về quản lý công vụ, công chức ................................................................................. 136 4.3.2. Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ..................................................... 137 4.3.3. Phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ cho công chức hành chính ............................................................... 139 4.3.4 Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát trách nhiệm thực thi công vụ ............................................................................................. 140
  9. vii 4.3.5. Tăng cường vai trò của tổ chức, công dân trong giám sát việc thực thi công vụ của công chức hành chính .............................. 141 4.3.6. Kịp thời khuyến khích những hành vi góp phần xây dựng và phát triển văn hóa công vụ trong tổ chức, xử lý nghiêm minh với các hành vi thực hiện không đúng trách nhiệm công vụ, làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng văn hóa công vụ trong tổ chức.... 142 4.3.7. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, cải thiện môi trường thực thi công vụ ..................................................... 143 4.3.8. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với công chức hành chính ... 145 Tiểu kết chương 4 ................................................................................. 146 KẾT LUẬN ............................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 152 PHỤ LỤC.................................................................................................. 165 Phụ lục 1 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc hình thành VHTN của công chức hành chính trong TTCV ........................................... 166 Phụ lục 2 Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến VHTN trong TTCV của công chức hành chính ......................................................... 168 Phụ lục 3 Phiếu điều tra xã hội học............................................................ 169
  10. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBCC Cán bộ, công chức HCNN Hành chính nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân QLNN Quản lý nhà nước TTCV Thực thi công vụ UBND Ủy ban nhân dân VHTN Văn hóa trách nhiệm
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 3.1. Điểm đánh giá về tinh thần, thái độ của công chức trong TTCV .. 97 Bảng 3.2. Điểm đánh giá về giao tiếp, ứng xử của công chức trong TTCV 101 Bảng 3.3. Điểm đánh giá về phong thái, tác phong của công chức trong TTCV ......................................................................................... 105 Bảng 3.4: Tỷ lệ người dân cho biết không bị vòi vĩnh đòi hối lộ ................ 109 Bảng 3.5. Điểm đánh giá về đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của công chức trong TTCV ............................................................... 111 Bảng 3.6. Điểm đánh giá về tính trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm của công chức trong TTCV ............................................................... 116 Bảng 3.7. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng liên quan đến tinh thần, thái độ làm việc của công chức hành chính ................................... 98 Bảng 3.8. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng liên quan đến giao tiếp, ứng xử của công chức hành chính ............................................... 102 Bảng 3.9. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng liên quan đến phong thái, tác phong của công chức hành chính .......................................... 108 Bảng 3.10. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân của công chức hành chính ........... 115 Bảng 3.11. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng liên quan đến tính trách nhiệm và chịu trách nhiệm của công chức hành chính ................ 120
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang Hình 3.1. Biểu đồ mức độ hài lòng về công chức (%) .................................. 95 Hình 3.2. Biểu đồ mức độ hài lòng của người dân với một số loại dịch vụ hành chính công............................................................................ 96 Hình 3.3. Tỷ lệ người trả lời cho biết cuộc gặp với cán bộ UBND xã/phường để giải quyết khúc mắc có kết quả tốt (%) .................................. 110 Hình 3.4. Biểu đồ đánh giá về mức độ ảnh hưởng của VHTN trong TTCV đến hiệu quả hoạt động của nền công vụ..................................... 122
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [61; t5, tr269]; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [61; t6, tr46]. Vì vậy, muốn công việc trôi chảy phải có đội ngũ cán bộ tốt. Nghĩa là đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, “vừa hồng, vừa chuyên”. Ngày nay cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Chính phủ cũng đã triển khai xây dựng mô hình Chính phủ liêm chính, hành động, chuyển từ nền hành chính quản lý sang nền hành chính phục vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy hành chính công. Một trong những nội dung được coi là bước đột phá trong việc xây dựng nền hành chính phục vụ chính là việc chú trọng, nâng cao văn hóa công vụ, văn hóa trách nhiệm (VHTN) của cán bộ, công chức (CBCC). Vì lẽ đó để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của mô hình nền hành chính phục vụ, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ mới, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ Quản lý công bởi những lý do sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ lý do chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu chuyên sâu về VHTN trong thực thi công vụ của công chức hành chính Thực tế cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa trong các lĩnh vực cụ thể nói riêng. Bên cạnh đó, cũng có những công trình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý, hay trách nhiệm của CBCC trong thực thi công vụ (TTCV). Tuy nhiên, ngay cả việc nghiên cứu trách nhiệm của CBCC trong TTCV cũng mới chỉ đề cập ở một vài khía cạnh khác nhau mà chưa có những công trình riêng biệt đề cập đến VHTN của công chức hành chính trong TTCV.
  14. 2 Thứ hai, xuất phát từ vai trò của VHTN trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả TTCV Hệ thống các giá trị của VHTN có khả năng định hướng các hành vi của công chức hành chính trong quá trình TTCV. Khi TTCV, mỗi công chức sẽ có xu hướng lựa chọn những hành vi phù hợp với hệ thống giá trị và chuẩn mực chung trong VHTN của mỗi cơ quan, mỗi tổ chức. Ở chiều cạnh ngược lại, những hành vi tích cực, đúng đắn của mỗi công chức hành chính trong quá trình TTCV sẽ được thừa nhận, tán thưởng và có sức lan tỏa, ảnh hưởng ở một mức độ nhất định đến tổ chức, lâu dần các hành vi đó sẽ tạo thành những giá trị chung của tổ chức và góp phần hình thành nên VHTN chung của tổ chức. Như vậy có thể thấy VHTN và hành vi TTCV của công chức có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hành vi TTCV nếu được thực hiện trong một môi trường công vụ có nền tảng VHTN tốt, thì các hành vi này sẽ ít có điều kiện lệch chuẩn do phải chịu sự tác động, chi phối và thậm chí giám sát của các cá nhân đang chịu sự điều chỉnh bởi cả một hệ thống các giá trị, chuẩn mực đúng đắn. Điều này đồng nghĩa với việc: kết quả của hành vi TTCV sẽ mang lại giá trị tốt, nói cách khác, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, nền công vụ sẽ được cải thiện và nâng cao. Ngược lại, nếu hành vi TTCV của công chức được thực hiện trong một môi trường công vụ có nền tảng VHTN kém, thì các hành vi này sẽ có nhiều nguy cơ lệch chuẩn do ít chịu sự điều chỉnh của các giá trị, chuẩn mực chung. Điều này cũng sẽ góp phần ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, nền công vụ. Thứ ba, xuất phát từ thực trạng của VHTN trong TTCV hiện nay Khi đề cập đến văn hóa trách nhiệm TTCV, yếu tố quan trọng nhất được thể hiện là thông qua hành vi, hoạt động thực tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước giao. Nhìn chung, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã căn cứ vào
  15. 3 các quy định để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; CBCC có ý thức trong việc thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của người CBCC kể cả những việc CBCC không được làm. Những kết quả kể trên đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng môi trường văn hóa trong TTCV. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có không ít những hạn chế, bất cập nảy sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng TTCV của CBCC, là rào cản trong hội nhập và công cuộc cải cách hành chính, như: một bộ phận công chức sẵn sàng đánh đổi danh dự, uy tín, lòng tự trọng, trách nhiệm công vụ, hủy bỏ những phẩm chất vốn có của chính mình để đạt được lợi ích cá nhân; ý thức tự quản, tự giác chưa cao, tính ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu nhiệt huyết trong công việc, tâm lý “làm cho có, làm cho xong” nên chất lượng TTCV bị ảnh hưởng, kết quả công việc kém; tác phong giải quyết công việc của một số CBCC chưa chuyên nghiệp. Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho đội ngũ CBCC có cơ hội được tiếp cận với nhiều kiến thức khoa học và thực tiễn mới về các mô hình công vụ và các nền hành chính khác nhau. Điều này giúp đội ngũ CBCC tự nhận thức và ý thức được vị trí và khả năng thực tế của mình trong nền công vụ để có thể tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế cũng yêu cầu chính nền hành chính, nền công vụ của Việt Nam cũng phải có những thay đổi để có thể phù hợp với xu thế chung của các nền hành chính, nền công vụ trên thế giới. Để có được sự thích ứng này, đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có một yếu tố mang ý nghĩa quyết định, đó chính là bản thân đội ngũ CBCC phải không ngừng nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và rất nhiều các yếu tố khác nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho CBCC khi TTCV. Hội nhập quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ cho đội ngũ CBCC về khả năng thích ứng tốt, tiếp thu có chọn lọc những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và văn hóa của các nước khác, “gạn đục, khơi trong” “hòa nhập không hòa tan”. Tăng cường giao lưu phát triển văn hóa nhưng phải luôn có ý thức giữ gìn bản
  16. 4 sắc văn hóa dân tộc. Mỗi công chức đều có ý thức một cách đầy đủ về nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trước những yêu cầu hội nhập thì đó cũng là những biểu hiện về VHTN của công chức trong TTCV. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt nam hiện nay’’ 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về VHTN của công chức hành chính trong TTCV, đánh giá thực trạng về VHTN của công chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam, đề tài luận án có mục đích đề xuất các quan điểm và giải pháp xây dựng VHTN của công chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã nêu ở trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến luận án nhằm mục đích kế thừa những kết quả nghiên cứu, từ đó luận án xác định rõ những khoảng trống và nội dung cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, phân tích cơ sở lý luận về VHTN của công chức hành chính trong TTCV; Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng VHTN của công chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam hiện nay; Thứ tư, đề xuất các quan điểm và giải pháp xây dựng VHTN của công chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là: Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam.
  17. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về VHTN của công chức hành chính trong TTCV; thực trạng, quan điểm và giải pháp xây dựng VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu VHTN của công chức hành chính ở Việt Nam - Phạm vi về thời gian: Từ khi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có hiệu lực. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa công vụ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận, nghiên cứu sinh đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh trong việc nghiên cứu các tài liệu, văn bản của Đảng, Nhà nước về công vụ, công chức và trách nhiệm TTCV của công chức; các báo cáo tổng kết, báo cáo nghiên cứu có liên quan đến trách nhiệm TTCV của công chức; các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để nghiên cứu về quá trình hình thành của đội ngũ công chức hành chính; những đóng góp của các tác giả trong nghiên cứu về trách nhiệm TTCV của công chức hành chính; thực trạng về VHTN trong
  18. 6 TTCV ở Việt Nam hiện nay, quan điểm và giải pháp xây dựng VHTN trong TTCV ở Việt Nam. - Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng để phỏng vấn các đối tượng là công chức hành chính công tác trong cơ quan HCNN từ trung ương đến cấp huyện gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, đại diện cho ba miền Bắc- Trung - Nam nhằm thu thập các thông tin định lượng về: (1) thực trạng trách nhiệm TTCV của công chức hành chính; (2) ảnh hưởng của một số nhân tố đến trách nhiệm TTCV của công chức hành chính; (3) một số giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm TTCV của công chức hành chính... Tổng số mẫu được khảo sát của Luận án là 750 phiếu, trong đó: + 150 phiếu được khảo sát tại ba Bộ, bao gồm: Bộ Nội vụ (là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công chức, công vụ), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về văn hóa); Bộ Thông tin - Truyền thông (là cơ quan Bộ được chọn ngẫu nhiên trong các Bộ còn lại). + 600 phiếu được khảo sát tại 6 tỉnh thành đại diện cho 3 khu vực: miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên (bao gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Đà Nẵng, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng). + Cơ cấu mẫu khảo sát được phân bổ theo một số tiêu chí cụ thể như sau: (+) Giới tính: công chức nam: 50,3%; công chức nữ: 49,7%; (+) Trình độ chuyên môn: Cao đẳng: 2,6%; Đại học 60,5%, Trên Đại học: 36,9%; (+) Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 25,3%; Trung cấp: 49,9%; Cử nhân/Cao cấp: 6,5% và có 18,3% chưa qua đào tạo lý luận chính trị; (+) Vị trí công tác: công chức thừa hành: 83,5%; công chức lãnh đạo, quản lý: 16,5%;
  19. 7 Do hạn chế về nguồn lực, nên việc lựa chọn các địa bàn và mẫu nghiên cứu kết hợp giữa hai phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ; chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Việc áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ được áp dụng để phân địa bàn nghiên cứu thành 4 tổ: Bộ/ cơ quan ngang bộ; miền Bắc; miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Đồng thời phương pháp này cũng được áp dụng để phân các địa bàn nghiên cứu thuộc ba miền thành 2 tổ cấp hai, bao gồm: đô thị và nông thôn. Việc áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện được áp dụng để lựa chọn các địa bàn nghiên cứu cụ thể từ phân tổ địa bàn cấp 2 và các đơn vị mẫu tham gia khảo sát cụ thể. - Phương pháp thống kê: luận án sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp những số liệu, dữ liệu thống kê về thực trạng VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay. Các kết quả khảo sát định lượng được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội để đảm bảo được tính khách quan, khoa học. - Phương pháp chuyên gia: trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận án tiếp thu ý kiến của các chuyên gia là những nhà khoa học và những nhà quản lý quan tâm đến đến tính trách nhiệm và VHTN trong TTCV ở Việt Nam. - Phương pháp so sánh: được thực hiện để so sánh kết quả nghiên cứu của luận án với một số kết quả của các điều tra hoặc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó, từ đó chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt để làm rõ hơn kết quả nghiên cứu của luận án về VHTN trong TTCV của công chức ở Việt Nam 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài luận án cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
  20. 8 Câu hỏi 1: Thực trạng thể chế và việc thực hiện những quy định liên quan đến VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay? Câu hỏi 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay? Câu hỏi 3: Nhận thức của đội ngũ công chức hành chính về VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay? Câu hỏi 4: Quan điểm và những giải pháp xây dựng VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay? 5.2. Giả thuyết khoa học VHTN có vai trò quan trọng đối với việc TTCV và chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. VHTN trong TTCV của CBCC ở Việt Nam có những ưu điểm nhất định, nhưng vẫn còn có không ít những hạn chế. Những hạn chế này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động TTCV. Việc thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ sẽ góp phần xây dựng VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay. 6. Những đóng góp của luận án 6.1. Về lý luận Luận án là đề tài đầu tiên nghiên cứu về Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính. Vì vậy, luận án nghiên cứu thành công sẽ có những đóng góp nhất định vào hệ thống lý luận về văn hóa công vụ và văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong TTCV. Luận án góp phần hệ thống hóa, phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về VHTN trong TTCV gồm: khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của VHTN trong TTCV; nội dung VHTN trong TTCV; những yếu tố ảnh hưởng đến VHTN trong TTCV. 6.2. Về thực tiễn Luận án đã đánh giá thực trạng thể chế và việc thực hiện các quy định liên quan đến VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay; đánh giá mức độ nhận thức của đội ngũ công chức hành chính về VHTN trong TTCV và phân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2