Luận án Tiến sĩ: Quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự
lượt xem 23
download
Luận án làm rõ cơ sở khoa học của việc quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn (KHXHNV) của HV, nhằm bảo đảm cho các hoạt động đánh giá được tiến hành khoa học, chặt chẽ, tin cậy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo ở các trường ĐHQS hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự
- LỜI CAM ĐOAN T«i cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ cã xuÊt xø râ rµng! TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Thành Trung
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 28 1.1. Những khái niệm cơ bản 28 1.2. Những vấn đề chung về quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự 38 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự 57 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 63 2.1. Xu hướng trong đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở đại học quân sự 63 2.2. Khái quát chung về tổ chức khảo sát thực trạng 66 2.3. Thực trạng đánh giá và quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự 68 2.4. Nguyên nhân của những hạn chế 84 Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 88 3.1. Yêu cầu trong quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự 88 3.2. Các biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự hiện nay 91
- Chương 4 KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM 124 4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 124 4.2. Tổ chức thử nghiệm 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Đại học quân sự ĐHQS Khoa học xã hội nhân văn KHXHNV Nhà xuất bản Nxb Quân đội nhân dân QĐND Thử nghiệm TN Đối chứng ĐC QLGD QLGD Giảng viên GV Học viên HV
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Nội dung Trang Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng đánh 01 2.1 giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở đại học quân sự 68 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện 02 2.2 các nội dung công tác kế hoạch hoá quản lý đánh giá kết quả học tập của học viên 72 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện 03 2.3 các nội dung công tác tác tổ chức (triển khai) đánh giá kết quả học tập của học viên 74 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện 04 2.4 các nội dung công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý đánh giá kết quả học tập của học viên 76 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện 05 2.5 các nội dung công tác kiểm tra trong quản lý đánh giá kết quả học tập của học viên 78 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát các yếu tố tác 06 2.6 động, ảnh hưởng đến quản lý đánh giá kết quả học tập của học viên 82 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết của 07 4.1 các biện pháp quản lý 125 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi của 08 4.2 các biện pháp quản lý 126 Bảng tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 09 4.3 của các biện pháp quản lý đề xuất 126 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết 10 4.4 và tính khả thi biện pháp quản lý 1 128 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết 11 4.5 và tính khả thi biện pháp quản lý 2 129 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết 12 4.6 và tính khả thi biện pháp quản lý 3 130
- TT Tên bảng Nội dung Trang Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết 13 4.7 và tính khả thi biện pháp quản lý 4 131 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết 14 4.8 và tính khả thi biện pháp quản lý 5 132 Bảng tổng hợp những nội dung chính trong Kế 15 4.9 hoạch tổ chức thử nghiệm 137 Bảng các tiêu chí đánh giá và các chỉ báo đánh giá 16 4.10 thử nghiệm 139 Bảng tổng hợp điểm số đánh giá môn Giáo dục học 17 4.11 quân sự sau tác động thử nghiệm 143 Bảng tổng hợp kết quả về tính hiệu quả, hiệu lực 18 4.12 của các quyết định quản lý đến nhận thức của các lực lượng tham gia vào quá trình đánh giá 145 Bảng tổng hợp kết quả về tính hiệu quả, hiệu lực 19 4.13 của các tác động quản lý đến khâu coi, chấm thi, đánh giá kết quả học tập của học viên 146 Bảng tổng hợp kết quả về tính hiệu quả của các 20 4.14 tác động quản lý trong kiểm soát, kiểm tra quá trình tổ chức đánh giá kết quả học tập của học viên 147
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Nội dung Trang Sơ đồ quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học 01 1.1 xã hội nhân văn của học viên theo tiếp cận chức năng quản lý 40 02 1.2 Sơ đồ tiếp cận văn hoá trong quản lý 43 Sơ đồ quản lý quy trình đánh giá kết quả học tập của 03 3.1 học viên 109 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu TT Nội dung Trang đồ Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi của các biện 01 4.1 pháp quản lý 127 Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản 02 4.2 lý 1 128 Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản 03 4.3 lý 2 129 Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản 04 4.4 lý 3 130 Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản 05 4.5 lý 4 131 Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản 06 4.6 lý 5 132 Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả 07 4.7 thi của các biện pháp 133 Biểu đồ kết quả thử nghiệm và đối chứng trong 08 4.8 kiểm tra kết thúc môn học tại hai cơ sở thử nghiệm 143
- 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đánh giá kết quả học tập của HV nói chung, đánh giá kết quả học tập trong dạy học các môn KHXH&NV (sau đây được gọi chung là đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS) nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo. Là GV được tham gia giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của HV, tác giả luận án nhận thấy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập, đặc biệt với các môn KHXHNV đang còn những bất cập. Sự bất cập đó do nhiều nguyên nhân song nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là công tác quản lý và năng lực của các nhà quản lý. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát tốt hoạt động đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS... đây là câu hỏi được sự quan tâm nghiên cứu của các cấp quản lý, các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ GV... trong đó có tác giả luận án. Với sự tâm huyết đó, luận văn thạc sĩ tác giả đã chọn vấn đề “Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị” để nghiên cứu; để phát triển ý tưởng khoa học này, luận án tiến sĩ tác giả tiếp tục chọn vấn đề “ Quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự” để nghiên cứu. Với trải nghiệm hơn 20 năm công tác ở ĐHQS, tác giả luận án mong muốn được đóng góp những kết quả nghiên cứu khoa học để các nhà quản lý có thể tham khảo, vận dụng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS. Quá trình nghiên cứu luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề lí luận, thực tiễn, trong đó phương pháp điều tra, khảo sát, khảo nghiệm, thử nghiệm, t ổng k ết th ực tiễn được sử dụng chủ yếu. Luận án đượ c kết cấu gồm phần tổng quan;
- 6 cơ sở lí luận và thực tiễn, các biện pháp quản lý và phần khảo nghiệm, thử nghiệm, phần kết lu ận và những kiến nghị. Ngoài ra còn có hệ thống danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Các môn KHXHNV được giảng dạy ở các trường ĐHQS nhằm trang bị hệ thống tri thức về xã hội và con người trong lĩnh vực hoạt động quân sự, bao gồm những quy luật, tính quy luật, bản chất, thuộc tính, các hiện tượng xã hội và nhân văn trong lĩnh vực quân sự... trên nền tảng lí luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng quân sự truyền thống dân tộc Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kì lịch sử. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước, Đảng ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta đã xác định chủ trương: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt... Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại ...”[14, tr.130, 216]. Tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương đó Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo… đã cụ thể hoá mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo, trong đó nội dung thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo được xác định: Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết
- 7 quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Đối với dạy học các môn KHXHNV, do đặc điểm và tính chất trừu tượng; tính chất lí luận của chúng, nên việc đánh giá chất lượng hiệu quả của việc dạy và học cũng như quản lý đánh giá kết quả học tập đang cần một quy trình, phương thức, biện pháp quản lý thống nhất, có tính khoa học và thực tiễn cao. Do đó cần có những nghiên cứu độc lập về vấn đề này để chỉ đạo thực tiễn quản lý đánh giá kết quả học tập của HV ở các trường ĐHQS. Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo nghị quyết của Đảng, hoạt động giáo dục, đào tạo trong các trường ĐHQS được đổi mới toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bàn về hoạt động kiểm tra đánh giá, Nghị quyết số 86/NQĐUQSTW (nay là Quân ủy Trung ương) đã nêu: Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục các môn KHXHNV. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bảo đảm tính khách quan, phản ánh đúng thực chất trình độ của người học, thúc đẩy việc dạy thực chất, học thực chất... Xuất phát từ thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS thời gian qua: Bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại những hạn chế đó là, trong quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV, các lực lượng tham gia vào quá trình đánh giá chưa thấy hết được vị trí vai trò của hoạt động này; quá trình tiến hành một số khâu chưa đảm bảo tính khách quan; việc ứng dụng các phương tiện kĩ thuật, công nghệ thông tin trong đánh giá còn ít; việc quản lý nội dung, quy trình, qui chế đánh giá còn những bất cập...
- 8 Xuất phát từ tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: Hiện nay, đã có những công trình khoa học trên thế giới và trong nước nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập dưới các góc độ tiếp cận khác nhau. Những công trình đó rất đáng trân trọng và là kết quả nghiên cứu để chúng tôi tham khảo, nhưng ch ưa có công trình hay tác giả đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu dưới góc độ quản lý đánh giá kết quả học tập trong dạy học các môn KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS. Từ các lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của HV ở các trườ ng ĐHQS” để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở khoa học của việc quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV, nhằm bảo đảm cho các hoạt động đánh giá được tiến hành khoa học, chặt chẽ, tin cậy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo ở các trường ĐHQS hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS; Khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS; Đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS;
- 9 Tiến hành kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp đã được đề xuất trong thực tiễn đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học * Khách thể nghiên cứu Đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở ĐHQS * Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý đánh giá kết quả học tập trong dạy học các môn KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS. Phạm vi về khách thể khảo sát, do số lượng nhà trường quân đội lớn, đa dạng về đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu yêu cầu đào tạo, địa điểm đóng quân. Vì vậy, luận án chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS, tập trung vào các nhà trường quân sự đào tạo bậc đại học khu vực Hà Nội gồm: Học Viện Chính trị, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Với số lượng tham gia khảo sát là: 200 cán bộ, 300 GV và 600 HV, thành phần gồm: cán bộ quản lý HV, GV trực tiếp giảng dạy và tham gia vào các hình thức đánh giá; các đối tượng HV; cơ quan khảo thí, kiểm định và bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo. Phạm vi về thời gian, các số liệu sử dụng phục vụ việc nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp được giới hạn từ năm 2007 đến nay. * Giả thuyết khoa học
- 10 Chất lượng của hoạt động đánh giá kết quả học tập KHXHNV tùy thuộc trước hết vào trình độ tổ chức và thái độ nghiêm túc của các chủ thể giáo dục trong thi, kiểm tra, cũng như nội dung, phương pháp và chuẩn mực đánh giá kết quả học tập của HV. Nếu các trường ĐHQS thực hiện có hiệu lực các biện pháp như: xây dựng kế hoạch thi, kiểm tra chặt chẽ, duy trì nghiêm túc quy chế giáo dục đào tạo, thống nhất được các tiêu chí, chuẩn mực đánh giá kết quả học tập phù hợp với đặc điểm các môn học KHXHNV, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thì sẽ quản lý một cách khoa học, có hiệu quả hoạt động đánh giá kết quả học tập của HV ở các trường ĐHQS. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác Lênin. Quán triệt và cụ thể hoá tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương đổi mới giáo dục, đào tạo và QLGD của Đảng, đặc biệt là đổi mới hoạt động đánh giá trong giáo dục và đào tạo đồng thời vận dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc, quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử lôgíc của Khoa học giáo dục trong triển khai nghiên cứu đề tài luận án. * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp lý luận: Luận án đã hệ thống, khái quát hóa các nguồn tài liệu nhằm khai thác có hiệu quả các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận của luận án. Các nguồn tài liệu được khai thác phục vụ nghiên cứu gồm: Các tác phẩm kinh điển Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản giáo dục, đào tạo của Nhà nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các công trình nghiên cứu khoa học QLGD,
- 11 luận án, báo cáo khoa học, các bài báo khoa học và tác phẩm chuyên khảo về QLGD, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài. Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát quy trình kiểm tra đánh giá một số môn KHXHNV của các lực lượng sư phạm ở Học viện Chính trị; Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Nội dung quan sát tập trung vào, phương pháp quản lý chỉ đạo, thái độ trách nhiệm của các lực lượng có liên quan; cách thức ra đề, chấm thi, sử dụng phương pháp, phương tiện trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Nghiên cứu báo cáo tổng kết giáo dục đào tạo nói chung, các nội dung về đánh giá kết quả học tập KHXHNV của các trường ĐHQS có thời lượng giảng dạy các môn KHXHNV lớn. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến với các lực lượng có liên quan trực tiếp đến đề tài (cán bộ quản lý HV, GV trực tiếp giảng dạy và tham gia vào các hoạt động đánh giá, các đối tượng HV, cán bộ cơ quan chức năng) với số lượng 200 cán bộ GV và 300 HV ở Học viện Chính trị; Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Phương pháp chuyên gia phỏng vấn sâu: Tổ chức trao đổi với cán bộ, GV có kinh nghiệm trong hoạt động QLGD, giảng dạy ở các trường ĐHQS. Xin ý kiến, phỏng vấn sâu một số nhà khoa học và chuyên gia về lĩnh vực quản lý, đánh giá kết quả học tập. Qua đó hoàn thiện những nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp TN: Luận án tiến hành TN có đối chứng một số nội dung mà đề tài đã đề xuất tại Khoa Sư phạm Quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị và Khoa Công tác Đảng, Công tác chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1; Khoa Khoa học Xã hội của Học Viện Kỹ thuật Quân sự; Hệ Sư phạm, Học viện Chính trị.
- 12 Phương pháp thống kê: Luận án đã sử dụng các phương pháp thống kê, lập biểu bảng để xử lý số liệu thu nhận được, kiểm chứng các kết quả nghiên cứu của đề tài luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án Xây d ựng đượ c khung lí thuy ết về đánh giá và quả n lý đánh giá kế t qu ả học tập KHXHNV c ủa HV ở ĐHQS. Phân tích đúng thực trạng đánh giá và quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS, góp phần cung cấp những luận cứ thực tiễn cho các trường thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục và đào tạo có cơ sở hơn. Đề xuất được một hệ thống biện pháp chủ yếu và khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp trong quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về mặt lí luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào sự phát triển chung trong nghiên cứu khoa học QLGD; bổ sung, phát triển lý luận quản lý đào tạo nói chung, quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS nói riêng. Về mặt thực tiễn: Các kết quả khảo sát, điều tra có tính tập trung theo các vấn đề quản lý gắn với mục tiêu yêu cầu đào tạo ở các trường. Kết quả khảo sát, điều tra cung cấp những số liệu trung thực giúp các trường nhận rõ, đánh giá đúng tình hình hoạt động đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV hiện nay. Những biện pháp được đề xuất trong luận án là những gợi ý, giúp các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý tham khảo áp dụng trong thực tiễn đào tạo ở trường mình. 8. Kết cấu của luận án
- 13 Đề tài luận án được kết cấu gồm phần mở đầu; phần nội dung với 4 chương; phần kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 1. Những nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn Ralph Tyler được coi là một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm đánh giá, ông sử dụng thuật ngữ đánh giá để biểu thị quy trình đánh giá sự tiến bộ của người học theo các mục tiêu đạt được và theo ông trong đánh giá người học thì đánh giá kết quả học tập của họ là quan trọng nhất vì nó là sự thể hiện rõ ràng con đường để đi đến mục tiêu. Năm 1966, mô hình CIPP của L.D.Stufflebean được hình thành dựa trên sự kết hợp của đánh giá bối cảnh (Context), đánh giá đầu vào (Input), đánh giá quá trình (Process), đánh giá kết quả (Product). Năm 1967, M.Scriven đã đưa ra mô hình đánh giá không theo mục tiêu (Goal Free). Tiếp theo là sự ra đời của mô hình ứng đáp câu hỏi (Responsive) do R.E.Stake khởi xướng... Có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực đo lường đánh giá trong giáo dục rất công phu, như công trình “Educational Measurement and Evaluation” (Đo lường và đánh giá trong giáo dục) của Jum C. Nunnally, công trình “Measuring Educational Achievement” “Đo lường thành tích giáo dục” của Robert L. Ebel mô tả rất chi tiết phương pháp đo lường đánh giá định lượng kết quả học tập của học sinh. Công trình “Measurement and Evaluation in teaching” (Đo lường và đánh giá trong dạy học) của Norman E. Gronlund giới thiệu cho giáo viên và những người đang theo học nghiệp vụ sư phạm về những nguyên tắc và quy trình đánh giá cần thiết cho việc dạy học hiệu quả. Các chuyên gia, các
- 14 nhà quản lý, giám sát và tham vấn cũng cho rằng công trình khoa học này có ích cho họ [95]. Có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về hướng dẫn đánh giá trong lớp học dành cho giáo viên như “A Teacher’s Guide to Assessment” (Hướng dẫn giáo viên đánh giá) của D.S. Frith và H.G.Macintosh trình bày rất cụ thể về những lý luận cơ bản của đánh giá trong lớp học, cách lập kế hoạch đánh giá, cách đánh giá, cho điểm [92]... Hiện nay, trên thế giới, khoa học đánh giá giáo dục đang phát triển mạnh, đặc biệt ở Mỹ cũng như các nước thuộc khối OECD. Xu hướng đánh giá hiện đại đang được coi trọng triển khai nghiên cứu ứng dụng, trong đó phải kể đến là công trình nghiên cứu của giáo sư Anthony J. Nitko thuộc Đại học Arizôna của Mỹ mang tên: “Educational Assessment of Students” (Đánh giá học sinh). Cuốn sách đề cập đến tất cả nội dung của đánh giá kết quả học tập, bao gồm phát triển các kế hoạch giảng dạy kết hợp với đánh giá; các đánh giá về mục tiêu, hiệu quả; đánh giá học sinh... các bài kiểm tra thành tích đã được chuẩn hóa [91]. Công trình nghiên cứu “Classroom Assessment Techniques” của Thomas A. Agelo đã giới thiệu cho giáo viên biết họ cần sử dụng các phương pháp cụ thể nào trong đánh giá trên lớp học và việc ra các quyết định khi sử dụng các kết quả đánh giá [102]. Tiếp theo, cần phải kể đến là tác giả Rick Stiggin và các đồng nghiệp đã dày công nghiên cứu về đánh giá trên lớp học với các phương pháp, kỹ thuật cụ thể, các Ông đã cho xuất bản 3 cuốn sách nghiên cứu về lĩnh vực này mang tên: “Student Centered Classroom Assessment” 1994; “Classroom Assessment for Student Learning” 2004; “Student Involved Assessment for Learning ” 2008 [97,98,99].
- 15 Vấn đề đánh giá kết quả học tập của người học đã thu hút được đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước đầu tư nghiên cứu. Tiêu biểu về hướng nghiên cứu này có thể kể đến các tác giả cùng những công trình như: Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh, với công trình “Đánh giá và đo lường kết quả học tập”[62]; tác giả Lâm Quang Thiệp “Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập ở các trường đại học nước ta”[71]; tác giả Nguyễn Thành Nhân “Thực trạng và hướng đổi mới hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học the o học chế tín chỉ”[46]; tác giả Trần Thanh Phương với công trình nghiên cứu “Phương pháp kiểm tra, đánh giá”[66]; tác giả Đặng Thành Hưng với công trình “Đánh giá kĩ năng”[39]; tác giả Trần Xuân Bách trong công trình nghiên cứu “Đánh giá giảng viên theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay”[1]...Ngoài những tác giả kể trên còn có một số tác giả khác cũng có những nghiên cứu gần với lĩnh vực này bao gồm tác giả, Lê Thanh Sơn và Trần Tú Anh với “Mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp với nhu cầu xã hội về kiến thức và kĩ năng một tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đại học” [68]; Nguyễn Đức Minh với “Đánh giá và vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục” [56]; Nguyễn Quang Việt với “Đánh giá kết quả học tập theo năng lực hành nghề của học sinh trong các cơ sở dạy nghề” [88]; Phạm Ngọc Long với “Đánh giá sinh viên trong quá trình dạy học” [50]. Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh trong công trình “Đánh giá và đo lường kết quả học tập” của mình đã lý giải và đưa ra những vấn đề chung về lý luận đánh giá và đánh giá kết quả học tập. Tác giả đã khẳng định, đánh giá kết quả học tập có vai trò quan trọng không thể thiếu của quá trình dạy học; nó không chỉ là hoạt động chắp nối thêm vào sau bài giảng mà nó có quan hệ hợp thành với hoạt động của các lực lượng tham gia vào quá trình đào tạo như nhà quản lý, giáo viên, học sinh [62]. Tác giả cũng đưa ra ba hình thức đánh giá cơ bản thường được sử dụng trong quá trình dạy học ở nhà trường
- 16 hiện nay là: Đánh giá thường xuyên; Đánh giá định kỳ; Đánh giá tổng kết. Cùng với đó là các phương pháp đánh giá kết quả học tập bao gồm: Phương pháp kiểm tra viết tự luận; Phương pháp trắc nghiệm khách quan; Phương pháp kiểm tra vấn đáp; Phương pháp kiểm tra thực hành... Ở từng phương pháp tác giả đã chỉ ra ưu điểm, hạn chế và đề ra yêu cầu khi sử dụng. Điểm mới trong công trình nghiên cứu của tác giả là đã xây dựng được “Phương pháp đánh giá thái độ” của học sinh, với các phương pháp cụ thể: Phương pháp quan sát; Phương pháp lấy ý kiến trả lời từ học sinh; Phương pháp đánh giá bạn [62, tr.138 155]. Tác giả Lâm Quang Thiệp trong công trình nghiên cứu “Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập ở các trường đại học nước ta” cho rằng: Giữa dạy và học có nhiều mối quan hệ tương tác quan trọng nhất là công tác đánh giá. Như vậy, phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp đánh giá là vấn đề hàng đầu mà hệ thống giáo dục phải quan tâm. Theo tác giả, phương pháp đánh giá kết quả học tập tốt nhất đó là thông qua thi, kiểm tra mà trong thi, kiểm tra sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan là tối ưu nhất [71]. Tác giả Trần Thanh Phương nghiên cứu về phương pháp kiểm tra, đánh giá đã đưa ra 11 phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bao gồm: 1. Quan sát trên lớp 7. sinh viên tự kiểm tra, đánh giá đồng đẳng 2. Bài làm tự luận 8. Điểm sách 3. Câu hỏi ngắn 9. Báo cáo 4. Vấn đáp 10. Sổ tay công tác 5. Trắc nghiệm khách quan 11. Bài tập lớn, đồ án, luận văn [66]. 6. Thi thực hành Tác giả Đặng Thành Hưng ở cách tiếp cận khác đã đưa ra mô hình “Đánh giá kĩ năng”. Theo tác giả kĩ năng là một trong những sự vật quan
- 17 trọng trong dạy học, cần phải được đánh giá. Nó là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học tâm lý khác của cá nhân như, nhu cầu tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định [39]. Tác giả Trần Xuân Bách trong công trình nghiên cứu “Đánh giá giảng viên theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay” đã đưa ra mô hình đánh giá khá mới lạ, đó là mô hình kiểu đánh giá “Ngồi bên nhau”. Theo tác giả, đánh giá ngồi bên nhau là cách đánh giá mà chủ thể đánh giá (người đánh giá) cùng thảo luận với người được đánh giá một cách bình đẳng và chân thành, thông qua các bằng chứng thu thập được qua các phương pháp khác nhau để cùng đưa ra các kết luận mà cả hai bên có thể chấp nhận được [1]. Hệ thống nhà trường ĐHQS là cơ sở trực tiếp đào tạo đội ngũ cán bộ sĩ quan nguồn nhân lực bậc cao các chuyên ngành khoa học đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 86NQ/ĐUQSTU của Đảng ủy Quân sự trung ương (nay là Quân ủy trung ương) năm 2007 về “Công tác giáo dục đào tạo trong tình hình mới” đã tạo ra sự chuyển biến toàn diện trong mọi hoạt động giáo dục đào tạo trong đó có hoạt động đánh giá kết quả học tập của HV ở ĐHQS. Các công trình khoa học về đánh giá kết quả học tập của HV được triển khai tương đối đa dạng, gắn với đặc điểm đối tượng, mục tiêu yêu cầu đào tạo của từng lĩnh vực ngành nghề, chuyên môn kĩ thuật (chính trị, quân sự, hậu cần, kĩ thuật...), tiêu biểu phải kể đến đó là: Nhóm tác giả của Học viện Kĩ thuật Quân sự với đề tài “Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn KHXH&NV theo hướng kích thích tính tích cực
- 18 của HV ở Học viện Kỹ thuật Quân sự” [34]; tác giả Nguyễn Văn Phán với công trình “Đánh giá chất lượng học tập của HV đào tạo ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” [64]; tác giả Nguyễn Minh Thức với công trình “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thi, kiểm tra trong dạy học các môn KHXHNV ở các trường ĐHQS” [74]; Tác giả Bùi Quang Đạt với công trình nghiên cứu “Đổi mới phương pháp thi, kiểm tra các môn lí luận Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội hiện nay” [18]. Trong công trình “Đánh giá chất lượng học tập của HV đào tạo ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” tác giả Nguyễn Văn Phán đã phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về kiểm tra đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá, tiến hành khảo sát đưa ra những nhận định về thực tiễn chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn KHXHNV ở Học viện Chính trị quân sự và đề xuất các giải pháp gồm: Bảo đảm tính khoa học trong xây dựng đề thi, kiểm tra, khâu chấm bài của GV, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HV trong học tập; tăng cường sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến đảm bảo đánh giá khách quan, toàn diện và chính xác kết quả học tập của HV; bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá và thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của các lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá. Tác giả Nguyễn Minh Thức trong luận án “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thi, kiểm tra trong dạy học các môn KHXHNV ở các trường ĐHQS”, tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất lượng thi, kiểm tra trong dạy học KHXHNV ở các trường ĐHQS. Trên cơ sở đó Tác giả đã đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học ở ĐHQS.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 31 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 240 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 39 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 30 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn