
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 0
download

Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai "Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và xác định các các mô hình sử dụng nông nghiệp hợp lý phù hợp quá trình đô thị hóa của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; Đề xuất định hướng, giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC HỒNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ, PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC HỒNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ, PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH Ngành : Quản lý đất đai Mã số : 9.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Trọng Phương 2. TS. Nguyễn Đắc Nhẫn HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Hồng i
- LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, các Thầy Cô giáo, các nhà khoa học ở Bộ môn Trắc địa Bản đồ, Khoa Tài nguyên và Môi trường thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Trọng Phương - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và TS. Nguyễn Đắc Nhẫn - Bộ Tài nguyên và Môi trường, là người hướng dẫn luận án đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian, công sức tâm huyết và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban chủ nhiệm Khoa và các Thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, UBND Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo và cán bộ chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Phòng Kinh tế, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp cùng các đơn vị liên quan và UBND xã, phường cùng các hộ gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình điều tra, khảo sát, phỏng vấn và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Hồng ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vii Danh mục bảng ix Danh mục hình xi Trích yếu luận án xii Thesis abstract xiv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Những đóng góp mới của luận án 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa 5 2.1.1. Đất đai, đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp 5 2.1.2. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp 13 2.1.3. Đô thị hóa và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp 17 2.1.4. Mô hình sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa 28 2.2. Sử dụng đất nông nghiệp và các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam 36 2.2.1. Sử dụng đất nông nghiệp và mô hình sử dụng nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại một số nước trên trên thế giới 36 2.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp và mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh 43 2.3. Những nghiên cứu về sử dụng đất và mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa 49 2.4. Nhận xét chung về các vấn đề nghiên cứu và định hướng nghiên cứu 53 2.4.1. Nhận xét chung về các vấn đề nghiên cứu 53 2.4.2. Định hướng nghiên cứu 55 iii
- PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 57 3.1. NỘi dung nghiên cứu 57 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 57 3.1.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2011 - 2021 trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 57 3.1.3. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 57 3.1.4. Kết quả theo dõi mô hình sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa ở thị xã Đông Triều 57 3.1.5. Định hướng và đề xuất các nhóm giải pháp chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 58 3.2. Phương pháp nghiên cứu 58 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 58 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 60 3.2.3. Phương pháp thống kê, xử lý thông tin số liệu 61 3.2.4. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 61 3.2.5. Phương pháp đánh giá phân hạng thích hợp đất đai 62 3.2.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 64 3.2.7. Phương pháp phân tích 67 3.2.8. Phương pháp sử dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ 68 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 69 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 69 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 69 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 73 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 75 4.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2011 - 2021 trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 76 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 76 iv
- 4.2.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2021 trong quá trình đô thị hóa 78 4.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp tại thị xã Đông Triều 79 4.2.4. Thực trạng phát triển một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Đông Triều 80 4.2.5. Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 81 4.2.6. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 93 4.3. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp thị xã đông triều, tỉnh Quảng Ninh 99 4.3.1. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp 99 4.3.2. Tiềm năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp dưới tác động của quá trình đô thị hóa 111 4.3.3. Lựa chọn sản phẩm nông nghiệp để xây dựng mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp dưới tác động của quá trình đô thị hóa 114 4.4. Kết quả theo dõi mô hình sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa ở thị xã Đông Triều 121 4.4.1. Kết quả theo dõi mô hình trồng vải thiều 121 4.4.2. Kết quả theo dõi mô hình trồng cam 124 4.4.3. Kết quả theo dõi mô hình trồng na 126 4.4.3. Kết quả theo dõi mô hình trồng hoa - cây cảnh 129 4.4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của quá trình đô thị hóa bằng hàm Cobb - Douglas 131 4.5. Định hướng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh quảng Ninh 132 4.5.1. Các căn cứ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của quá trình đô thị hóa 132 4.5.2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 134 4.5.3. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 142 v
- PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 5.1. Kết luận 147 5.2. Kiến nghị 149 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan tới luận án 150 Tài liệu tham khảo 151 Phụ lục 160 vi
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ATLT An toàn lương thực ATTP An toàn thực phẩm BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BĐKH Biến đổi khí hậu BQ Bình quân BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVTV Bảo vệ thực vật CAQ Cây ăn quả CLĐ Công lao động CNH Công nghiệp hóa CNNN Công nghiệp ngắn ngày CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CP Cổ phần CPTG Chi phí trung gian ĐTH Đô thị hoá DVP Dịch vụ phí ĐVT Đơn vị tính ĐVĐĐ Đơn vị đất đai GTGT Giá trị gia tăng GTNC Giá trị ngày công GTSX Giá trị sản xuất HQĐV Hiệu quả đồng vốn HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ KTCB Kiến thiết cơ bản KTXH Kinh tế xã hội LĐ Lao động LUT Loại hình sử dụng đất vii
- LUS Hệ thống sử dụng đất LV Lãi vay NCS Nghiên cứu sinh NN Nông nghiệp NTTS Nuôi trồng thủy sản NXB Nhà xuất bản QCVN Quy chuẩn Việt Nam QL Quốc lộ QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất SXNN Sản xuất nông nghiệp TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TP Thành phố TX Thị xã UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng VC Chi phí vật chất viii
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. So sánh nông nghiệp đô thị và nông nghiệp nông thôn 22 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của loại/kiểu sử dụng đất 65 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của loại/kiểu sử dụng đất 65 3.3. Phân cấp chỉ tiêu hiệu quả môi trường của loại/kiểu sử dụng đất 66 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 tại thị xã Đông Triều 77 4.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2021 78 4.3. Một số sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung tại thị xã Đông Triều 81 4.4. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 84 4.5. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các LUT và theo phân cấp của Bộ Khoa học và Công nghệ 85 4.6. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 86 4.7. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất 87 4.8. So sánh hiệu quả xã hội giữa các LUT theo tiêu chí Bộ Khoa học và Công nghệ và Công nghệ 88 4.9. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất 89 4.10. Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chính 90 4.11. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số cây trồng chính 91 4.12. Đánh giá chung hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 92 4.13. Chuyển dịch cơ cấu đất đai của thị xã Đông Triều 93 4.14. Thực trạng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 95 4.15. Thực trạng tình hình chuyển dịch cơ cấu đất trồng cây hàng năm trên địa bàn thị xã Đông Triều 96 4.16. Thực trạng tình hình chuyển dịch cơ cấu đất trồng cây lâu năm trên địa bàn thị xã Đông Triều 97 4.17. Các yếu tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 99 4.18. Các loại đất dùng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 100 4.19. Phân cấp địa hình tương đối 101 4.20. Phân cấp thành phần cơ giới 100 4.21. Phân cấp và đánh giá độ dày tầng đất 101 ix
- 4.22. Phân cấp mức độ tưới 101 4.23. Phân cấp mức độ tiêu thoát nước 102 4.24. Kết quả tổng hợp các yếu tố đơn tính 103 4.25. Đặc điểm và tính chất các đơn vị đất đai 104 4.26. Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp 110 4.27. Nhu cầu tiêu thụ các một số nông sản chính của tỉnh Quảng Ninh 112 4.28. Nhu cầu tiêu thụ các một số nông sản chính của thị xã Đông Triều 113 4.29. Yêu cầu sử dụng đất của 03 sản phẩm lựa chọn 116 4.30. Diện tích thích hợp theo đơn vị hành chính cho hoa - cây cảnh 117 4.31. Diện tích thích hợp theo đơn vị hành chính cho cây vải 119 4.32. Diện tích thích hợp theo đơn vị hành chính cho cây na 120 4.33. Diện tích thích hợp theo đơn vị hành chính cho cây cam 121 4.34. Chi phí và hiệu quả kinh tế của mô hình vải thiều trên các loại đất 122 4.35. Hiệu quả xã hội đối với mô hình trồng vải thiều 123 4.36. Chi phí và hiệu quả kinh tế của mô hình cam trên các loại đất 125 4.37. Hiệu quả xã hội đối với mô hình trồng cam 126 4.38. Chi phí và hiệu quả kinh tế của mô hình na trên các loại đất 127 4.39. Hiệu quả xã hội đối với mô hình trồng na 128 4.40. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mô hình hoa - cây cảnh 129 4.41. Ảnh hưởng của mô hình hoa - cây cảnh đến chất lượng đất 130 4.42. Ảnh hưởng của thâm canh hoa - cây cảnh đến chất lượng nước 130 4.43. Kết quả phân tích hàm Cobb - Douglas cho 4 mô hình sử dụng đất nông nghiệp 132 4.44. Đề xuất cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 135 4.45. Đề xuất sử dụng đất để phát triển hoa - cây cảnh 136 4.46. Đề xuất sử dụng đất để phát triển sản phẩm vải thiều 138 4.47. Đề xuất sử dụng đất để phát triển sản phẩm na theo hướng sản xuất hàng hóa 140 4.48. Đề xuất sử dụng đất để phát triển sản phẩm cam 141 x
- DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Trình tự, thủ tục đánh giá đất theo FAO 15 2.2. Trình tự xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp 15 2.3. Đô thị và vùng đô thị lớn của Wdowiak (1976) 20 2.4. Sơ đồ minh họa khu vực đô thị và ven đô 21 2.5. Tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc thời kỳ 1953 - 2015 36 2.6. Mô hình lúa cá 37 2.7. Mô hình trồng rau trong nhà kính 37 2.8. Mô hình trồng lúa mì 39 2.9. Mô hình trồng rau - màu 39 2.10. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đô thị của Nhật Bản 41 2.11. Mô hình trồng rau thủy canh 42 2.12. Mô hình trồng rau ngoài đồng ruộng 42 2.13. Sơ đồ khung nghiên cứu của đề tài 56 4.1. Sơ đồ vị trí Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh 69 4.2. LUT chuyên lúa tại phường Kim Sơn 82 4.3. Ruộng trồng khoai lang tại xã An Sinh 82 4.4. Ruộng trồng khoai tây tại xã Bình Khê 82 4.5. Trồng màu tại xã Yên Thọ 83 4.6. Trồng quất cảnh, hoa tại xã Bình Khê 83 4.7. Trồng Vải tại xã Bình Khê 83 4.8. Trồng na tại xã An Sinh 83 4.9. Nuôi cá tại xã Hoàng Quế 84 4.10. Nuôi cá tại xã Hồng Thái Tây 84 4.11. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai cho hoa - cây cảnh, na, vải và cam 136 4.12. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai cho hoa - cây cảnh 137 4.13. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai cho cây vải thiều 139 4.14. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai cho cây na 140 4.15. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai cho cây cam 141 xi
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Hồng Tên luận án: Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hoá tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ngành: Quản lý đất đai. Mã số: 9.85.01.03. Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và xác định các các mô hình sử dụng nông nghiệp hợp lý phù hợp quá trình đô thị hóa của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; - Đề xuất định hướng, giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Bao gồm số liệu tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất… thị xã Đông Triều từ giai đoạn 2011 đến 2021. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra nông hộ hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở thị xã Đông Triều. - Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất và Phương pháp đánh giá sử dụng đất thích hợp theo theo quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp TCVN 8409:2012. - Phương pháp phân tích định lượng bằng hàm sản xuất Cobb-Douglas. - Phương pháp ứng dụng mô hình toán tuyến tính đa mục tiêu xác định diện tích cây trồng. - Phương pháp điều tra khảo sát đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng đất nông nghiệp. - Phương pháp xử lý số liệu. - Phương pháp sử dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ. Kết quả chính và kết luận 1) Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh. Thị xã có mức tăng trưởng về kinh tế cao và ổn định so các địa phương trong tỉnh nhờ phát triển CNH và ĐTH. Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thị xã đang đặt ra yêu cầu thay đổi về sử dụng đất đai và đất sản xuất nông nghiệp cho xu hướng và mục tiêu phát triển xã hội của thị xã. Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hoá là rất cần thiết để cung cấp những sản phẩm nông nghiệp đảm bảo về số lượng, chất lượng phục vụ cho nhu cầu thị trường. 2) Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2011 - 2021 trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh: Tổng diện tích đất nông nghiệp là 31.098,80 ha, chiếm 78,42% so với tổng diện tích tự nhiên của thị xã. Trong giai đoạn 2011 - 2021, đất sản xuất nông nghiệp tăng 2.741,01 ha do kiểm kê lại đất đai; đất trồng cây lâu năm tăng 2.286,64 ha chủ yếu từ đất đồi núi chưa sử dụng; đất nuôi trồng thủy sản tăng 507,06 ha (do tính thêm diện tích các hồ, đập). Trên địa bàn thị xã Đông Triều có 6 loại hình sử dụng đất chính với 19 kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả như sau: Đánh giá về hiệu quả kinh tế có thể sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: LUT 5 (cây ăn quả) > LUT 4 (hoa - cây cảnh) > LUT 2,3 > xii
- LUT 2 (lúa nuôi trồng thủy sản) > LUT 1 (chuyên lúa); Về giải quyết lao động: Những LUT thu hút nhiều công lao động là LUT 3 (chuyên màu) với 1.403 công/ha/năm, LUT 2 (lúa - màu) là 914 công/ha/năm, LUT cây ăn quả là 715 công/ha/năm. Thực tế tỷ lệ bón phân N, P, K và phân chuồng cho một số cây trồng như lúa, ngô, cà chua, su hào, bắp cải... chưa cân đối so với tiêu chuẩn khuyến cáo của trung tâm khuyến nông thị xã Đông Triều. 3) Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh: Tổ hợp đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa có 08 đơn vị đất đai (ký hiệu từ 01 - 08) với tổng diện tích là 813,06 ha; Tổ hợp đất nâu vàng trên phù sa cổ có 02 đơn vị đất đai (ký hiệu số: 9, 10) với tổng diện tích 610,74 ha; Tổ hợp đất vàng nhạt trên đá cát Có 16 đơn vị đất đai với tổng diện tích 19.572,81 ha; Tổ hợp đất phù sa được bồi chua: Có 01 đơn vị đất đai ký hiệu số 24 với diện tích 46,96 ha; Tổ hợp đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Có 10 đơn vị đất đai (ký hiệu từ số 25 - 35) với tổng diện tích 4.244, 26 ha… 4) Kết quả theo dõi mô hình sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa ở thị xã Đông Triều: - Mô hình trồng vải thiều: Tổng giá trị sản lượng của cả chu kỳ bình quân đạt 7.655,00 triệu đồng (283,5 triệu đồng/năm); Giá trị ngày công trung bình đạt từ 314,3 - 357,3 nghìn đồng/ngày công lao động. Theo kết quả điều tra 100% người dân địa phương đánh giá cao về mô hình trồng vải thiều. - Mô hình trồng cam: Tổng giá trị sản lượng của cả chu kỳ bình quân đạt 7.534,23 triệu đồng (301,4 triệu đồng/năm). Giá trị ngày công trung bình đạt từ 288,0 - 364,6 nghìn đồng/ngày công lao động. Khả năng kháng bệnh của cam trên địa bàn thị xã Đông Triều tương đối tốt đã góp phần giảm thiểu đáng kể lượng thuốc BVTV có thể gây hại tới môi trường. - Mô hình trồng na: Tổng giá trị sản lượng của cả chu kỳ bình quân đạt 4.984,97 triệu đồng. Giá trị ngày công trung bình đạt từ 418,2 - 457,7 nghìn đồng/ngày công lao động. Duy trì tốt độ che phủ của đất, góp phần tăng thêm tỷ lệ che phủ rừng; Hạn chế xói mòn, rửa trôi; Duy trì chất lượng đất, giảm thiểu hiện tượng suy thoái đất đai; Đây là loại hình tạo được bóng nên góp phần điều hòa vi khí hậu. - Mô hình trồng hoa - cây cảnh: Tổng giá trị sản xuất đạt 385,7 triệu đồng/ha/năm, GTSX/ngày/LĐ là 428,8 nghìn đồng. Các chỉ tiêu trong đất, nước đều thấp hơn TCCP, QCVN. Mô hình trồng hoa, cây cảnh phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 5) Trên cơ sở tiềm năng đất đai, các quan điểm phát triển của thị xã, các phương án quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp… nghiên cứu đã đề xuất được diện tích để phát triển 4 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa. Cụ thể: Vải đề xuất diện tích 564,4 ha (giảm 576,0 ha so với 2021); na diện tích đề xuất tăng 142,9 ha so với năm 2021); cam diện tích đề xuất 285,8 ha (tăng 135,8 ha so với năm 2021). Hoa - cây cảnh diện tích đề xuất là 240 ha (tăng 192,60 ha so với năm 2021). - Để phát triển mô hình sử đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hoá nghiên cứu đề xuất 3 nhóm giải pháp chính đó là: (1) Nhóm giải pháp về kỹ thuật; (2) Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng đất; (3) Nhóm giải pháp về đầu tư. xiii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Ngoc Hong Thesis title: Research and propose a model of rational agricultural land use, suitable for the process of urbanization in Dong Trieu town, Quang Ninh province. Major: Land Management Code: 9.85.01.03. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives - Assess the current status of agricultural land use and identify rational agricultural use models suitable to the urbanization process of Dong Trieu town, Quang Ninh province; - Proposing orientations and solutions to rationally use agricultural land, suitable to the process of urbanization in Dong Trieu town, Quang Ninh province. Research Methods The methods used in the study include: - Method of collecting secondary data: Including documentary data on natural conditions, socio-economic conditions, land use situation... Dong Trieu town from 2011 to 2021. - Methods of collecting primary data: surveying farm households effectively using agricultural land in Dong Trieu town. - The method of evaluating the effectiveness of land use and the method of evaluating the appropriate land use according to the assessment process of agricultural production land TCVN 8409:2012. - Quantitative analysis using Cobb-Douglas production function. - Method of applying multi-objective linear mathematical model to determine crop area. - Survey method to evaluate the effectiveness of agricultural land use models. - Data processing methods. - Methods of using GIS technology to create maps. Main results and conclusions 1) Dong Trieu town is located in the west of Quang Ninh province. The town has a high and stable economic growth rate compared to other localities in the province due to the development of industrialization and urbanization. The town's agricultural sector restructuring orientation is posing requirements for changes in land use and agricultural land for the town's social development trends and goals. Therefore, research to propose a reasonable model of agricultural land use suitable for the urbanization process is very necessary to provide agricultural products with guaranteed quantity and quality to serve the needs of customers. market demand. 2) Current status of agricultural land use during the urbanization process in the period 2011 - 2021 in Dong Trieu town, Quang Ninh province: Total agricultural land area is 31,098.80 hectares, accounting for 78.42% of the total natural area of the town. In the period 2011 - 2021, agricultural land increased by 2,741.01 hectares due to land inventory; Land for perennial crops increased by 2,286.64 hectares, mainly from unused hilly land; Aquaculture land increased by 507.06 hectares (due to the additional area of lakes and dams). In Dong Trieu town, there are 6 main land use types with 19 effective agricultural sub-land use types as follows: Assessment of economic efficiency can be arranged in order from high to low as follows: LUT 5 (fruit trees) > LUT 4 (flowers - ornamental plants) > LUT 2,3 > LUT 2 (aquaculture - rice) > LUT 1 (specialized xiv
- rice); Regarding labor settlement: LUTs that attract a lot of labor are LUT 3 (specialized in cash crops) with 1,403 working days/ha/year, LUT 2 (rice - crops) with 914 working days/ha/year, LUT for fruit trees with 715 working days/ha/year. In fact, the fertilization rates of N, P, K and manure for some crops such as rice, corn, tomatoes, kohlrabi, cabbage... are not balanced compared to the recommended standards of the Agricultural extension center of Dong Trieu town. 3) Assessing the potential for agricultural land use in Dong Trieu town, Quang Ninh province: The yellowish red soil changed due to rice cultivation has 08 land units (symbols from 01 - 08) with a total area of 813.06 hectares; The yellowish brown soil on ancient alluvium has 02 land units (symbols from 9, 10) with a total area of 610.74 hectares; Light yellow soil on sandstone has 16 land units with a total area of 19,572.81 hectares; Acid alluvial soil has 01 land unit with symbol 24 with an area of 46.96 hectares; Alluvial soil with red and yellow variegated layers has 10 land units (symbols from 25 to 35) with a total area of 4,244.26 hectares... 4) Results of monitoring agricultural land use patterns under the impact of urbanization in Dong Trieu town: - Lychee growing model: Total output value of the whole cycle averages 7,655.00 million VND (283.5 million VND/year); The average value of a working day ranges from 314.3 - 357.3 thousand VND/working day. According to survey results, 100% of local people highly appreciate the lychee growing model. - Orange growing model: Total output value of the whole cycle averages reached 7,534.23 million VND (301.4 million VND/year). The average value of a working day ranged from 288.0 - 364.6 thousand VND/working day. The relatively good disease resistance of oranges in Dong Trieu town has contributed to significantly reducing the amount of pesticides that can harm the environment. - Custard apple planting model: Total output value of the whole cycle averages reached 4,984.97 million VND. The average value of a working day ranges from 418.2 - 457.7 thousand VND/working day. Maintain good land coverage contributing to increasing the forest coverage rate; Limit erosion and washout; Maintain soil quality, minimize land degradation; This type creates shade so it contributes to microclimate regulation. - Flower and ornamental plant growing model: Total production value reached 385.7 million VND/ha/year, production value/day/labor was 428.8 thousand VND. Indicators in soil and water are lower than TCCP and QCVN. The model of growing flowers and ornamental plants is suitable for the urbanization process in Dong Trieu town, Quang Ninh province. 5) Based on the land potential, development perspectives of the town, planning options approved by competent State agencies, agricultural restructuring project... proposed research area to develop 4 agricultural commodity products. Specifically: proposed area for lychee is 564.4 hectares (down 576.0 hectares compared to 2021); The proposed area for custard apple increases by 142.9 hectares (compared to 2021); The proposed area for orange is 285.8 hectares (an increase of 135.8 hectares compared to 2021); proposed area for flowers - ornamental plants is 240 hectares (an increase of 192.60 hectares compared to 2021). - To develop a reasonable agricultural land use model, suitable for the urbanization process, the study proposes 3 main solution groups: (1) Technical solution group; (2) Group of solutions on land management and use; (3) Investment solution group. xv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đô thị hóa (ĐTH) là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ với nước ta mà còn đối với tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước ở Châu Á. Đô thị hoá là hệ quả tất yếu của nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất luận quốc gia nào (Alan Coulthart, 2006). Đối với các nước nông nghiệp, quá trình này đang diễn ra hết sức mạnh mẽ (Phạm Sỹ Liêm, 2016). Quá trình đô thị hoá ở các nước cũng như ở Việt Nam đã là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, kinh tế đô thị chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng GDP, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ, đã góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân… Quá trình ĐTH, mở rộng không gian đã làm một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị sinh sống cũng làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng; sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi. Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển bền vững của các đô thị (Đỗ Hậu & Nguyễn Đình Bồng, 2012). Việc tăng dân số đô thị đều đi đôi với tăng diện tích đất đô thị, áp lực dân số, giao thông, môi trường, bất cập giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn… Lê Du Phong (2007). Trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các mục đích khác như đất công nghiệp, thương mại dịch vụ, đô thị, các nước phải đối mặt với hàng loạt thách thức ngày càng gia tăng như: Mất an toàn lương thực, thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, thiếu đất sản xuất…(Trần Trọng Phương & cs., 2019). Vậy một vấn đề đặt ra là: Tại những nơi có quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa thì quá trình này đã và đang tác động như thế nào đến các mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Đặc biệt là việc sử dụng đất nông nghiệp còn lại với quá trình ĐTH đó như thế nào? Tại nơi đó định hướng sử dụng đất phù hợp cho việc điều chỉnh hạn chế hoặc tăng cường các tác động tích cực mà quá trình đó mang lại ra sao? Do đó vấn đề nghiên cứu tác động của đô thị hóa đến việc sử dụng quỹ đất, đặt biệt là quỹ đất còn lại để phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái hướng đi rất cần thiết (Trần Trọng Phương, 2016). Trong rất nhiều các 1
- giải pháp thì phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù với quá trình đô thị hóa được xem như một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình ĐTH, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai (Trần Trọng Phương, 2012). Thị xã Đông Triều là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh. Ngày 24/04/2015, Nghị Quyết Số 891 NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được chính thức ban hành về việc thành lập thị xã Đông Triều với số đơn vị hành chính gồm 06 phường và 15 xã (UBND thị xã Đông Triều (2021b). Từ đó đến nay, Đông Triều là một trong những địa phương phát triển nhanh của tỉnh Quảng Ninh, nhờ việc tận dụng lợi thế về tài nguyên than và đất sét dồi dào. Bên cạnh đó, Đông Triều còn là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần, và từng là trung tâm văn hóa Phật giáo của Việt Nam, gắn liền với triều đại Trần. Vị trí chiến lược quan trọng ở cửa ngõ phía Tây của Quảng Ninh và ở vị trí giáp ranh giữa ba tỉnh là điều kiện vô cùng thuận lợi để Đông Triều phát triển kinh tế (UBND thị xã Đông Triều (2021a). Trước những thay đổi phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội của thị xã theo hướng CNH và ĐTH cần thiết phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thị xã và một trong những vấn đề cần quan tâm trước tiên đó là những thay đổi (tính đến năm 2021 diện tích đất nông nghiệp giảm gần 700 ha so với năm 2011 do chuyển sang các mục đích khác ngoài nông nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội), chuyển dịch về sử dụng nông nghiệp nhằm đáp ứng các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất, cải thiện thu nhập cho người dân, đồng thời đóng góp cho công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao của thị xã đang tiến hành. Với quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn lại, trong tương lai nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã, sử dụng đất nông nghiệp cần phải xác định, xây dựng hướng sử dụng đất hiệu quả, bền vững phù hợp với xu hướng CNH và ĐTH đang diễn ra. Làm thế nào để phát huy và tận dụng tối đa những lợi thế và khắc phục đến những khó khăn để phát triển kinh tế hiệu quả cho Thị xã Đông Triều? Để có cơ sở đề xuất các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hoá, xác định giải pháp quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất của Thị xã và để có cơ sở khoa học đề xuất xây dựng các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn tới cho Thị xã Đông Triều là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2
- 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và xác định các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp quá trình đô thị hóa của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất định hướng, giải pháp và đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đất nông nghiệp, người sử dụng đất nông nghiệp, Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT) nông nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; - Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa và một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp và định hướng phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: trong phạm vi địa giới hành chính thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: + Thu thập số liệu thứ cấp giai đoạn (2011-2021) + Thu thập số liệu sơ cấp giai đoạn (2017-2021) + Đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho quá trình đô thị hóa thị xã Đông Triều giai đoạn 2021 - 2030. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Luận án đã đánh giá được hiệu quả, tiềm năng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Đã xác định được 4 mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có tính đặc thù của thị xã, đó là: mô hình vải thiều; mô hình cam; mô hình na, mô hình hoa - cây cảnh hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 3

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p |
56 |
22
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p |
46 |
14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p |
67 |
13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p |
63 |
13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p |
66 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p |
49 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p |
40 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p |
50 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p |
66 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p |
15 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay
182 p |
53 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p |
57 |
7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của các doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
27 p |
39 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p |
51 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p |
43 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p |
42 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p |
39 |
2
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam
236 p |
8 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
