intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến sinh kế của người dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai "Nghiên cứu tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến sinh kế của người dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng thay đổi SDĐ và các nguồn vốn sinh kế trong quá trình xây dựng nông thôn mới (2011-2021) tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; Xác định tác động của thay đổi SDĐ trong quá trình XDNTM đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; Đề xuất một số giải pháp thay đổi SDĐ hợp lý nhằm góp phần tăng cƣờng nguồn vốn sinh kế tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến sinh kế của người dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỖ ĐÌNH HIỆU NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỖ ĐÌNH HIỆU NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Thị Tám TS. Mai Văn Phấn HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc tập thể, cá nhân công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Đỗ Đình Hiệu i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án này đƣợc thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Đỗ Thị Tám và TS. Mai Văn Phấn, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hƣớng giúp tôi trƣởng thành trong nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng, Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Luận án này đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của tập thể cán bộ và nhân dân huyện Thọ Xuân; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa; Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND và nhân dân huyện Thọ Xuân, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu đó. Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận đƣợc sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và động viên tinh thần giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Đỗ Đình Hiệu ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ................................................................................................................. ix Trích yếu luận án .............................................................................................................. x Thesis abstract................................................................................................................. xii Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.4. Những đóng góp mới của luận án........................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 5 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 5 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 5 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 6 2.1. Cơ sở lý luận về tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến sinh kế của ngƣời dân ....................................................................... 6 2.1.1. Đất đai trong xây dựng nông thôn mới ................................................................... 6 2.1.2. Khái quát về xây dựng nông thôn mới .................................................................... 8 2.1.3. Thay đổi sử dụng đất và thay đổi sử dụng đất trong trong xây dựng nông thôn mới .................................................................................................................. 9 2.1.4. Sinh kế trong xây dựng nông thôn mới................................................................. 21 2.2. Cơ sở thực tiễn về tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến sinh kế của ngƣời dân ..................................................................... 32 2.2.1. Vấn đề đất đai trong xây dựng nông thôn mới tại một số nƣớc trên thế giới và tại Việt Nam ..................................................................................................... 32 iii
  6. 2.2.2. Một số công trình nghiên cứu về thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân ................................................... 36 2.3. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 48 Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 51 3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 51 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ....... 51 3.1.2. Thực trạng nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ................................................................... 51 3.1.3. Tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ........................................................................ 51 3.1.4. Đề xuất một số giải pháp để thay đổi sử dụng đất góp phần tăng cƣờng nguồn vốn sinh kế trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân .......................... 51 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 51 3.2.1. Tiếp cận hệ thống .................................................................................................. 51 3.2.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu...................................................... 52 3.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý tài liệu, số liệu ....................................................... 55 3.2.4. Phƣơng pháp đánh giá tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế ngƣời dân ................................................ 58 3.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................................... 60 3.2.6. Phƣơng pháp phân tích SWOT ............................................................................. 60 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 63 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Thọ Xuân .................................. 63 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 63 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................... 67 4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ............................................ 69 4.2. Thực trạng nguồn vốn sınh kế của ngƣờı dân trong xây dựng nông thôn mớı tại huyện Thọ Xuân .............................................................................................. 70 4.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân ..................................... 70 4.2.2. Thực trạng nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân .............................................................................................. 77 4.2.3. Tác động của thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Thọ Xuân .......................................................... 98 4.3. Tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Thọ Xuân ................................................................................................. 107 iv
  7. 4.3.1. Thực trạng thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân giai đoạn 2010-2021 ................................................................................. 107 4.3.2. Tác động của thay đổi đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Thọ Xuân ............................................................................................ 125 4.4. Đề xuất một số giải pháp để thay đổi sử dụng đất có tác động tích cực đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân ....................................................................... 134 4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp..................................................................................... 134 4.4.2. Phân tích cơ hội và những thách thức về phát triển nguồn vốn sinh kế tại huyện Thọ Xuân ................................................................................................. 136 4.4.3. Đề xuất giải pháp để thay đổi sử dụng đất góp phần tăng cƣờng nguồn vốn sinh kế trong xây dựng nông thôn mới ............................................................... 139 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 146 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 146 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 147 Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án .............................................. 148 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 149 Phụ lục .......................................................................................................................... 163 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn BTNMT Bộ tài nguyên và môi trƣờng CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HTX Hợp tác xã HĐND Hội đồng nhân dân KH - CN Khoa học - công nghệ KTXH Kinh tế xã hội MDSDD Mục đích sử dụng đất NVCN Nguồn vốn chăn nuôi NVDV Nguồn vốn dịch vụ NVLN Nguồn vốn làng nghề NVNTTS Nguồn vốn nuôi trồng thủy sản NQ Nghị quyết NTM Nông thôn mới NTTS Nuôi trồng thủy sản NVTT Nguồn vốn trồng trọt QĐ-TTg Quyết định Thủ tƣớng QH, KHSDĐ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất QHKGTT Quy hoạch không gian tổng thể QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất QHSX Quy hoạch sản xuất QHXD Quy hoạch xây dựng QSDĐ Quyền sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất TB Trung bình UBND Ủy ban nhân dân UBTVQH Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội XDNTM Xây dựng nông thôn mới XHCN Xã hội chủ nghĩa vi
  9. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Phân cấp mức độ của mối quan hệ giữa 2 biến ................................................ 59 4.1. Tình hình phát triển kinh tế huyện Thọ Xuân giai đoạn 2010-2021 ................ 68 4.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới đến năm 2021 huyện Thọ Xuân .................. 71 4.3. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2021 huyện Thọ Xuân ...................................................................................... 72 4.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá của ngƣời dân về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 03 xã nghiên cứu ....................................... 74 4.5. Một số chỉ tiêu về sinh kế trồng trọt huyện Thọ Xuân ..................................... 77 4.6. Một số chỉ tiêu về sinh kế chăn nuôi ................................................................ 79 4.7. Một số chỉ tiêu về sinh kế nuôi trồng thủy sản ................................................. 80 4.8. Một số chỉ tiêu về sinh kế làng nghề, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp............ 81 4.9. Thực trạng nguồn vốn tự nhiên trên địa bàn huyện Thọ Xuân năm 2021 ....... 84 4.10. Thực trạng nguồn vốn xã hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân ............................ 86 4.11. Thực trạng nguồn vốn tài chính trên địa bàn huyện Thọ Xuân ........................ 88 4.12. Thực trạng nguồn vốn vật chất trên địa bàn huyện Thọ Xuân ......................... 90 4.13. Thực trạng nguồn vốn con ngƣời trên địa bàn huyện Thọ Xuân ...................... 91 4.14. Đánh giá nguồn vốn để phát triển sinh kế ........................................................ 95 4.15. Sự khác nhau nguồn vốn sinh kế giữa các vùng ............................................... 96 4.16. Kết quả điều tra một số yếu tố ảnh hƣởng đến nguồn vốn sinh kế trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân ................................... 97 4.17. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach‟s Alpha ......................... 98 4.18. Tác động của thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế trồng trọt ...................................................................................... 100 4.19. Tác động của quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế chăn nuôi......................................................................................................... 101 4.20. Tác động của thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế nuôi trồng thủy sản ...................................................................... 102 4.21. Tác động của thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế làng nghề ..................................................................................... 103 4.22. Tác động của thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế dịch vụ ......................................................................................... 104 vii
  10. 4.23. Tổng hợp mức độ tác động của thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế ............................................................................. 105 4.24. Thay đổi diện tích sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân giai đoạn 2010–2021 ..................................................................... 108 4.25. Tỉ lệ thay đổi diện tích sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới ................... 109 4.26. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến 2020.................... 111 4.27. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2021 ........................................ 115 4.28. Kết quả thực hiện các dự án thuộc danh mục thu hồi đất năm 2021 .................. 117 4.29. Kết quả thực hiện chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nƣớc năm 2021 .... 117 4.30. Tình hình thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân ....................................................... 119 4.31. Đánh giá của cán bộ về quản lý sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân ................................................................................. 121 4.32. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 tại 03 xã điều tra ..................... 123 4.33. Đánh giá của ngƣời dân về sự thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân ......................................................................... 124 4.34. Đánh giá sự khác nhau giữa các vùng về chỉ tiêu thay đổi sử dụng đất ............... 125 4.35. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach‟s Alpha ....................... 126 4.36. Tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế trồng trọt ................ 127 4.37. Tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế chăn nuôi................ 128 4.38. Tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế nuôi trồng thủy sản ... 129 4.39. Tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế làng nghề................ 131 4.40. Tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế dịch vụ ............... 132 4.41. Mức độ tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế trong xây dựng nông thôn mới ................................................................................. 133 4.42. Phân tích SWOT về phát triển nguồn vốn sinh kế trồng trọt ......................... 136 4.43. Phân tích SWOT về phát triển nguồn vốn sinh kế chăn nuôi ......................... 137 4.44. Phân tích SWOT về phát triển nguồn vốn sinh kế nuôi trồng thủy sản ............... 137 4.45. Phân tích SWOT về phát triển nguồn vốn sinh kế làng nghề ......................... 138 4.46. Phân tích SWOT về phát triển nguồn vốn sinh kế dịch vụ............................. 139 viii
  11. DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Sơ đồ hóa khái niệm sinh kế.................................................................................. 22 2.2. Khung sinh kế bền vững của DFID ....................................................................... 23 2.3. Khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones, 1998 ........................................ 24 2.4. Khung phân tích sinh kế trong xây dựng nông thôn mới ...................................... 24 2.5. Khung nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 50 3.1. Sơ đồ phân vùng huyện Thọ Xuân ........................................................................ 54 3.2. Khung phân tích SWOT về thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới................................................................................................................. 62 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Thọ Xuân trong tỉnh Thanh Hóa.................................... 63 4.2. Tổng hợp nguồn vốn sinh kế theo vùng ................................................................ 97 ix
  12. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Họ tên NCS: Đỗ Đình Hiệu Tên luận án: Nghiên cứu tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến sinh kế của ngƣời dân huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa. Ngành: Quản lý đất đai; Mã số: 9 85 01 03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu của luận án - Đánh giá thay đổi sử dụng đất và nguồn vốn sinh kế tại huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011-2021, tỉnh Thanh Hóa. - Đánh giá tác động của thay đổi sử dụng đất trong quá trình xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp thay đổi sử dụng đất hợp lý nhằm góp phần tăng cƣờng nguồn vốn sinh kế tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận án, sử dụng kết hợp 2 nhóm phƣơng pháp chính đó là thu thập tài liệu số liệu và xử lý số liệu và đƣợc chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Sau khi thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, tiến hành phân vùng và điều tra 450 ngƣời sử dụng đất đại diện của các hộ gia đình, cá nhân tại 03 khu vực nghiên cứu, và 100 phiếu điều tra cán bộ địa phƣơng. Giai đoạn 2: Sử dụng phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu: (i) Nghiên cứu định tính bằng việc xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo; sử dụng thang đo Likert để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới; nguồn vốn sinh kế và thay đổi sử dụng đất; sử dụng kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha (ii) Nghiên cứu định lƣợng bằng việc ứng dụng phƣơng pháp phân tích ANOVA để kiểm định mức độ khác nhau giữa các vùng theo nhóm yếu tố quan sát; tính toán tỉ lệ thay đổi sử dụng đất (iii) Xác định mối tƣơng quan giữa các biến quan sát với nhau (thông qua hệ số tƣơng quan r) để từ đó xác định tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả chính và kết luận 1) Huyện Thọ Xuân nằm cách thành phố Thanh Hoá 36 km về phía Đông với diện tích tự nhiên là 29.229,4 ha, dân số 199.064 ngƣời, mật độ dân số là 681 ngƣời/km2. Năm 2010, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 13,7%. Năm 2021 ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,7%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 21,3%; ngành dịch vụ tăng 12,2% so với năm 2020. 2) Huyện đạt chuẩn NTM năm 2019 và đến năm 2021 đã có 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trên địa bàn huyện có 5 sinh kế chính và nguồn vốn để phát triển sinh kế trồng trọt đƣợc đánh giá ở mức cao ở cả 3 vùng. Nguồn vốn để phát triển sinh kế chăn nuôi đƣợc đánh giá ở mức cao ở vùng 1, vùng 2 và ở mức trung bình ở vùng 3. Nguồn vốn để phát triển sinh kế NTTS đƣợc đánh giá ở mức cao x
  13. tại vùng 2 và ở mức thấp ở 2 vùng còn lại. Nguồn vốn để phát triển sinh kế làng nghề đƣợc đánh giá ở mức cao tại vùng 2 và ở mức rất cao tại vùng 1 và vùng 3. Nguồn vốn để phát triển sinh kế dịch vụ đƣợc đánh giá ở mức rất cao tại vùng 1 và ở mức cao tại vùng 2 và vùng 3. Năm 2021, huyện có 29.229,40 ha; trong đó: đất nông nghiệp là 19.411,30 ha, chiếm 66,41%; đất phi nông nghiệp là 9.376,16 ha, chiếm 32,08%; đất chƣa sử dụng là 441,94 ha chiếm 1,51%. Về tác động của QHKGTT có tác động ở mức cao với sinh kế trồng trọt tại vùng 3. QHSDĐ có tác động ở mức cao với nguồn vốn sinh kế chăn nuôi ở vùng 1 và sinh kế dịch vụ ở vùng 3. QHSX có tác động ở mức cao với nguồn vốn sinh kế trồng trọt, chăn nuôi, làng nghề và dịch vụ tại vùng 1 và vùng 2, ở mức cao với nguồn vốn sinh kế chăn nuôi tại vùng 1. QHXD có tác động ở mức cao với nguồn vốn sinh kế trồng trọt ở vùng 1 và vùng 3. 3) Thay đổi SDĐ trong XDNTM giai đoạn 2010-2021 theo xu hƣớng tăng diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, giảm diện tích đất chƣa sử dụng. Công tác quản lý đất đai thực hiện tƣơng đối tốt đã góp phần thực hiện thành công mục tiêu XDNTM của huyện. Có 2/12 tiêu chí về quản lý SDĐ đƣợc đánh giá ở mức rất tốt; có 7/12 tiêu chí đƣợc đánh giá ở mức tốt; có 2/12 tiêu chí ở mức trung bình và 01 tiêu chí ở mức kém. Thay đổi diện tích SDĐ đƣợc đánh giá ở mức cao và không có sự khác nhau giữa 3 vùng. Thay đổi mục đích SDĐ đƣợc đánh giá ở mức cao và có sự khác nhau giữa vùng 1 và vùng 3. Thay đổi QSDĐ đƣợc đánh giá ở mức cao và có sự khác nhau giữa vùng 1 và vùng 3. Kết quả nghiên cứu về tác động cho thấy: sự thay đổi diện tích SDĐ có tác động ở mức rất cao với nguồn vốn sinh kế dịch vụ, ở mức cao với sinh kế trồng trọt, sinh kế chăn nuôi, sinh kế làng nghề tại vùng 1. Vùng 2 có sự tác động ở mức cao với sinh kế trồng trọt và sinh kế dịch vụ. Vùng 3 có sự tác động cao với sinh kế trồng trọt và dịch vụ. Sự thay đổi mục đích SDĐ có tác động đến nguồn vốn sinh kế: tại vùng 1 có sự tác động ở mức rất cao với sinh kế dịch vụ và trồng trọt, ở mức cao với sinh kế làng nghề. Tại vùng 2 có sự tác động ở mức rất cao với sinh kế trồng trọt và sinh kế dịch vụ. Tại vùng 3 có sự tác động rất cao với sinh kế dịch vụ, ở mức cao với sinh kế trồng trọt và sinh kế làng nghề. Sự thay đổi QSDĐ có sự tác động ở mức rất cao tới nguồn vốn sinh kế dịch vụ, ở mức cao với sinh kế trồng trọt và sinh kế làng nghề ở vùng 1. Tại vùng 2 có sự tác động ở mức rất cao với sinh kế trồng trọt và sinh kế dịch vụ. Tại vùng 3 có sự tác động rất cao với sinh kế dịch vụ, ở mức cao với sinh kế trồng trọt. 4) Để thay đổi SDĐ có tác động tích cực đến nguồn vốn sinh kế trong quá trình XDNTM cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Rà soát, hoàn thiện phƣơng án quy hoạch XDNTM; tăng cƣờng công khai quy hoạch để ngƣời dân biết đƣợc kế hoạch chuyển mục đích SDĐ; tăng cƣờng quản lý thực hiện quy hoạch XDNTM; tăng cƣờng quản lý thực hiện các dự án liên quan đến thay đổi SDĐ; tăng cƣờng quản lý SDĐ XDNTM. xi
  14. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Do Dinh Hieu Thesis title: Study on the impact of land use change in new rural construction on the livelihood of people in Tho Xuan district, Thanh Hoa province. Major: Land Management; Code: 9 85 01 03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA). Research Objectives - Assess the land use change and livelihood sources in Tho Xuan district for the period 2011-2021, Thanh Hoa Province. - Determine the impact of land use change during the new rural construction on the livelihood capital of people in Tho Xuan district, Thanh Hoa province. - Propose some solutions to change reasonable land use to contribute to enhancing livelihood capital in Tho Xuan district, Thanh Hoa province. Materials and Methods In the thesis, two groups of methods were used, they are gathering data and processing data which are divided into two stages as follows. Phase 1: After collecting documents and secondary data, conducting surveys with 450 representatives of individual households and organizations in 03 selected regions, and 100 representatives of local officials. Phase 2: Using the methods of data processing and analyzing: (i) qualitative research by developing the system of concepts/scales and using the Likert scale to measure the results of the implementation of the new rural construction planning; livelihood resources and land use change; using Cronbach's Alpha scale reliability test; (ii) quantified research by applying analytical methods ANOVA to verify different degrees among regions under a group of observation elements; (iii) Determined the correlations between the observed variables (through the correlation coefficient r) determine the impact of land use change on people's livelihood resources in the process of new rural construction. Main findings and conclusions 1. Tho Xuan district is located 36 km east of Thanh Hoa city with a population of 199,064 people, and population density was 681 people/km2. In 2010, the economic growth rate reached 13.7%; by 2020 it reached 16.36%, by 2021 it reached 16.50%. 2. The district met the new rural standards in 2019 and by 2021, there have been 9 communes meeting the advanced new rural standards and 2 communes reaching the model rural area standards. There were 5 main livelihoods in the district. Capital for the development of the crop livelihoods was assessed at a high level in all three regions. Capital for livestock livelihood development was assessed at a high level in Region 1 and Region 2 and a medium level in Region 3. Capital for aquaculture livelihood development was assessed at a high level in Region 2. and low in the other two regions. Capital sources for the development of craft village livelihoods were assessed at a high level in Region 2 and a very high level in Regions 1 and 3. Funds for the development xii
  15. of service livelihoods are assessed at a very high level in Regions 1 and 3. at high levels in regions 2 and 3. In 2021, the district has 29,229.40 hectares (of which: agricultural land accounts for 66.41%; non-agricultural land accounts for 32.08%; unused land accounts for 1.51%). The area allocated by land use object is 24,567.88 ha; under management is 4,661.53 ha. Spatial planning has a high impact on crop livelihood capital in region 3. Land use planning had a high impact on livestock livelihoods in region 1 and service livelihoods in region 3. Production planning had a high impact on livelihood capital sources of cultivation, animal husbandry, craft villages, and services in Region 1 and Region 2, with a high level of funding for livestock livelihoods in Region 1. Construction planning had a high impact on crop livelihood capital in regions 1 and 3. 3. Land management has performed relatively well, contributing to the successful implementation of the district's goal of development. 2/12 criteria on land use management were rated at a very good level; up to 7/12 criteria are evaluated as good; There are 2/12 criteria at a medium level and 01 criterion at a poor level. Change in land use area is assessed at a high level and there is no difference between the three regions. Change of land use purpose is assessed at a high level and there is a difference between zone 1 and zone 3. Change of land use is assessed at a high level and there is a difference between zone 1 and zone 3. Research results on the impact of land use change on livelihood capital show that: the change in land use area has a very high impact on service livelihood resources and a high level of service livelihood capital. Crop livelihoods, livestock livelihoods, and craft village livelihoods in Region 1. Region 2 has a high level of impact on crop livelihoods and service livelihoods. Region 3 has a high effect on the crop livelihoods and services. The change of land use purpose has an impact on livelihood resources: in region 1, there was a very high impact on service and farming livelihoods, and a high level on craft village livelihoods. In Region 2 there was a very high impact on crop livelihoods and service livelihoods. In Region 3, there was a very high impact on service livelihoods, a high level on the crop livelihoods, and craft village livelihoods. The change of land use rights had a very high impact on service livelihood capital, and a high level on crop livelihoods and craft village livelihoods in Region 1. In Region 2, the effect was very high. high with crop livelihoods and service livelihoods. In region 3 there was a very high impact on service livelihoods and a high level on the crop livelihoods. 4. To change land use to have a positive impact on livelihood capital in the process of building a new countryside, it is necessary to synchronously implement the following solutions: Review and finalize the plan for new rural construction; increase publicity of the planning so that people know the plan to change the land use purpose; strengthen the management and implementation of the new rural construction planning; strengthen the management and implementation of projects related to land use change; strengthen the management of land use for new rural construction. xiii
  16. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế đƣợc của nông nghiệp, lâm nghiệp (Quốc hội, 2013), là tài sản vô giá giúp nông dân đảm bảo sinh kế tốt hơn, cho họ nhiều cơ hội lựa chọn hơn, bao gồm cả việc chuyển đổi sinh kế dựa vào đất (Oxfam Vietnam, 2012). Tiếp cận, sử dụng và kiểm soát đất đai là vấn đề trung tâm của văn hóa, lịch sử, sinh kế và bản sắc của ngƣời Việt Nam (Oxfam Vietnam, 2012) và là điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ đất nƣớc (Ban Chấp hành Trung ƣơng, 2022a). Năm 2020, khu vực nông thôn Việt Nam có 8.297 xã, 66.206 thôn, 16.880,47 nghìn hộ dân cƣ và 62.885,27 nghìn nhân khẩu (Tổng cục Thống kê, 2021). Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) thực hiện trên toàn quốc đã có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội (KTXH) của các vùng nông thôn. Có tới 9/19 tiêu chí XDNTM có liên quan trực tiếp đến phân bổ và sử dụng quỹ đất. Đó là các tiêu chí thuộc nhóm quy hoạch (QH) và thực hiện QH, nhóm hạ tầng KTXH. XDNTM đã đạt kết quả to lớn, toàn diện và mang tính lịch sử với 64,6% số xã, 29% số huyện đạt chuẩn NTM; có 12 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM và 4 tỉnh hoàn thành nhiệm vụ XDNTM (Tổng cục Thống kê, 2021). Đến cuối năm 2021, có 5.615/8.233 xã (68,2%) đạt chuẩn NTM; trong đó 503 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 43 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân cả nƣớc đạt 17,0 tiêu chí/xã (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022). Tuy nhiên XDNTM chƣa đồng đều, nhiều nơi chƣa chú trọng đúng mức đến phát triển sản xuất, tạo sinh kế, xây dựng đời sống văn hoá. Nguyên nhân là do “Một số cơ chế, chính sách chậm ban hành, chƣa sát thực tiễn, thiếu nguồn lực thực hiện, chậm sửa đổi, bổ sung, nhất là về đất đai…” (Ban Chấp hành Trung ƣơng, 2022b); “công tác quản lý và sử dụng đất còn nhiều hạn chế” (Ban Chấp hành Trung ƣơng, 2022a). Để tiếp tục nâng cao chất lƣợng, hiệu quả XDNTM Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII khẳng định phải “Cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, 1
  17. kinh tế nông thôn gắn với XDNTM theo hƣớng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”. Nghị quyết số 19-NQ/TW nhấn mạnh “Xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh và đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và bền vững”. Định hƣớng phát triển đất nƣớc giai đoạn 2021–2030 đã chỉ rõ: “phát triển kinh tế nông thôn gắn với XDNTM”. Để XDNTM bền vững, thu nhập, sinh kế và chất lƣợng sống của ngƣời nông dân ở nông thôn cần phải tăng lên. Tại Nghị quyết số 19-NQ/TW đã nhấn mạnh quan điểm “Tạo sinh kế, việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho nông dân và cƣ dân nông thôn…” và đề cao nhiệm vụ, giải pháp “tạo sinh kế, việc làm ổn định, tiếp cận các nguồn vốn” (Ban Chấp hành Trung ƣơng, 2022b). Nhƣ vậy có thể thấy sinh kế bền vững là một nội dung quan trọng trong chƣơng trình XDNTM. Sinh kế là “khả năng, tài sản (sự dự trữ, nguồn tài nguyên, quyền đòi hỏi và tiếp cận) và các hoạt động cần thiết cho phƣơng tiện sinh hoạt” (Carney, 1998; Carney, 1999; Chambers & Conway, 1992; Ellis, 1999; Scoones, 1998). Theo DIFD sinh kế là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con ngƣời có thể kết hợp đƣợc với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu và ƣớc nguyện của họ” (dẫn theo Viện Tài nguyên, Môi trƣờng và Phát triển Cộng đồng, 2010). Khung sinh kế bền vững của DFID gồm: khung hoàn cảnh dễ bị tổn thƣơng, tài sản sinh kế (cách gọi khác là nguồn vốn sinh kế, nguồn lực sinh kế), cấu trúc chuyển đổi và quá trình thực hiện, các chiến lƣợc sinh kế và kết quả. Trong đó, nhân tố quan trọng, đóng vai trò trung tâm của khung sinh kế bền vững là 5 loại vốn: nhân lực, tự nhiên, tài chính, vật chất, xã hội (Scoones, 1998; DFID, 1999, 2003). Tiếp cận tốt với nguồn vốn sinh kế là một kết quả mong muốn của bất kỳ chiến lƣợc sinh kế nào bởi vì nguồn vốn sinh kế có vai trò quan trọng và mang tính quyết định đối với chiến lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế (Bedru & cs., 2008; Phan Xuân Lĩnh, 2016; Nguyễn Văn Cƣờng, 2015; Lê Ánh Dƣơng & Phạm Thị Mỹ Dung, 2017; Nguyễn Hải Núi, 2019). Tại tỉnh Thanh Hóa khi thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM (năm 2010), trung bình mỗi xã chỉ đạt 4,7 tiêu chí NTM. Đến cuối năm 2021, cả tỉnh đã đạt 17,7 tiêu chí/xã, trong đó 12 đơn vị cấp huyện; 346 xã, 902 thôn, bản đạt chuẩn NTM; 56 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã và 234 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Tiếp tục với những thành công đó, ngày 12/08/2022 UBND tỉnh đã ra Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND về việc ban hành tiêu chí thôn thông minh và tiêu chí xã NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022- 2
  18. 2025 theo lĩnh vực nổi trội nhất; Ban Thƣờng vụ tỉnh ra Nghị quyết số 10 trong đó nhấn mạnh “Đẩy mạnh XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu” (Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá, 2022). Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa thực hiện XDNTM từ năm 2011. Đến năm 2019 có 36/36 xã đạt chuẩn NTM và huyện đạt chuẩn huyện NTM. Theo Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14, ngày 16/10/2019 của Quốc hội huyện Thọ Xuân sáp nhập thành 27 xã, 3 thị trấn và phân thành 3 vùng. Riêng xã Xuân Lai không thực hiện XDNTM. Đến năm 2021 huyện có 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong quá trình XDNTM việc phát triển hạ tầng KTXH và hình thành các khu cụm công nghiệp, khu đô thị mới trên địa bàn huyện đã dẫn đến những thay đổi trong SDĐ và sinh kế của ngƣời dân. Sinh kế truyền thống tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, manh mún, thiếu bền vững đã dần đƣợc thay thế một số sinh kế mới là sinh kế dịch vụ và sinh kế nông nghiệp mới. Để đảm bảo mục tiêu “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” theo tinh thần Đại hội Đảng khóa XIII, UBND huyện chỉ đạo các xã duy trì và nâng cao chất lƣợng các tiêu chí NTM và tiếp tục XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Một trong 4 chƣơng trình trọng tâm huyện đề ra trong giai đoạn tới là nâng cao chất lƣợng XDNTM, XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hƣớng bền vững, chất lƣợng; đảm bảo đến năm 2025 hoàn thành mục tiêu 100% các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 30% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Huyện ủy Thọ Xuân, 2020). Trên địa bàn huyện đang có sự đổi thay dễ nhận thấy trong SDĐ và nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân, nhất là từ khi có Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về XDNTM. Sự thay đổi này đặt ra rất nhiều câu hỏi cần giải đáp, đó là: Quá trình thay đổi SDĐ huyện Thọ Xuân từ khi thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về XDNTM diễn ra nhƣ thế nào? Sinh kế tại huyện Thọ Xuân từ khi thực hiện Chƣơng trình XDNTM thay đổi thế nào? Thay đổi SDĐ có tác động gì đến nguồn vốn sinh kế? Giải pháp SDĐ nào để gia tăng nguồn vốn sinh kế đáp ứng nhu cầu phát triển sinh kế bền vững? Để trả lời các câu hỏi trên và làm rõ quá trình thay đổi SDĐ và tác động của nó đến nguồn vốn sinh kế, việc thực hiện đề tài nghiên cứu tác động của thay đổi sử dụng đất trong XDNTM đến sinh kế của ngƣời dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là vô cùng quan trọng. 3
  19. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng thay đổi SDĐ và các nguồn vốn sinh kế trong quá trình xây dựng nông thôn mới (2011-2021) tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Xác định tác động của thay đổi SDĐ trong quá trình XDNTM đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp thay đổi SDĐ hợp lý nhằm góp phần tăng cƣờng nguồn vốn sinh kế tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Thay đổi SDĐ, sinh kế và các nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân trong XDNTM tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Các chính sách liên quan đến thay đổi SDĐ và nguồn vốn sinh kế. - Ngƣời dân sống tại huyện Thọ Xuân và cán bộ công chức, viên chức có liên quan trực tiếp đến Chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nội dung + Đánh giá kết quả XDNTM tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa thực trạng nguồn vốn sinh kế và tác động của XDNTM đến nguồn vốn sinh kế + Thực trạng thay đổi SDĐ trong XDNTM tại huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011 – 2021 (thay đổi diện tích SDĐ, thay đổi mục đích SDĐ và thay đổi quyền SDĐ) và tác động thay đổi SDĐ đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2010-2021. Số liệu sơ cấp điều tra năm 2021. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đánh giá đƣợc thực trạng thay đổi SDĐ và nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân trong quá trình XDNTM tại huyện Thọ Xuân. - Xác định đƣợc tác động của thay đổi SDĐ trong XDNTM đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Thọ Xuân. Đó là, sự thay đổi diện tích SDĐ có tác động thuận ở mức cao với nguồn vốn sinh kế trồng trọt và dịch vụ, ở mức trung bình với nguồn vốn sinh kế chăn nuôi, NTTS và làng nghề. Sự thay đổi mục đích SDĐ 4
  20. có tác động thuận ở mức rất cao đến nguồn vốn sinh kế dịch vụ, ở mức cao với nguồn vốn sinh kế trồng trọt và làng nghề, ở mức trung bình đến nguồn vốn sinh kế chăn nuôi và NTTS. Sự thay đổi QSDĐ có tác động thuận ở mức rất cao tới nguồn vốn sinh kế trồng trọt và dịch vụ, ở mức trung bình với nguồn vốn sinh kế trồng trọt, chăn nuôi, NTTS và làng nghề. - Đề xuất giải pháp quản lý SDĐ hợp lý nhằm góp phần tăng cƣờng nguồn vốn sinh kế trong XDNTM tại huyện Thọ Xuân. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phƣơng pháp luận trong nghiên cứu quản lý sử dụng đất thông qua việc xác định tác động của thay đổi SDĐ đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân. - Những giải pháp đề xuất trong đề tài có thể góp phần vào hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất phục vụ mục tiêu phát triển KTXH. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoạch định chính sách, lựa chọn giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý, hiệu quả tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cũng nhƣ tại các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự nhƣ huyện Thọ Xuân. - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học về quản lý sử dụng đất. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0