Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung Bộ
lượt xem 21
download
Mục đích nghiên cứu của luận án: Đề xuất giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các khu đô thị ven biển Nam Trung Bộ phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhằm từng bước cải thiện về nhà ở, cải thiện điều kiện sống của công nhân KCN, giúp KCN phát triển bền vững và góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển của các đô thị ven biển Nam Trung bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRỊNH TIẾN DŨNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội, 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRỊNH TIẾN DŨNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 62.58.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS PHẠM TRỌNG MẠNH 2. PGS.TS PHẠM TRỌNG THUẬT Hà Nội, 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, năm 2015 Tác giả luận án Trịnh Tiến Dũng
- I MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục I Bảng các chữ viết tắt V Danh mục Hình vẽ - Bảng biểu VI MỞ ĐẦU IX 1. Lý do chọn đề tài IX 2. Mục đích nghiên cứu XI 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu XI 4. Phƣơng pháp nghiên cứu XI 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn XIII 6. Những đóng góp mới của luận án XIII 7 Cấu trúc luận án VIV 8 Các khái niệm XV CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ ................................................................................................. 1 1.1 Tình hình quy hoạch, xây dựng phát triển KCN tại Việt Nam và khu vực Nam Trung bộ...................................................................................................... 1 1.1.1 Tình hình phát triển KCN tại Việt Nam ............................................................... 1 1.1.2 Tình hình phát triển KCN ven biển Nam Trung bộ .............................................. 4 1.2 Thực trạng công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ .................................................................... 8 1.2.1 Thực trạng phát triển ........................................................................................... 8 1.2.2 Đánh giá thực trạng quản lý phát triển ................................................................. 16 1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý phát triển nhà ở
- II công nhân KCN ......................................................................................................... 18 1.3.1 Các đề tài nghiên cứu khoa học ........................................................................... 18 1.3.2 Các Hội thảo và bài báo khoa học ........................................................................ 22 1.4 Những vấn đề tồn tại trong quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ ............................................................ 25 1.4.1 Quản lý quy hoạch, kiến trúc, trật tự xây dựng ................................................... 26 1.4.2 Quản lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ......................................................... 29 1.4.3 Quản lý môi trƣờng ............................................................................................. 30 1.4.4 Cơ chế chính sách phát triển nhà ở công nhân KCN ............................................ 30 1.4.5 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển ............................................ 31 1.4.6 Bộ máy quản lý phát triển .................................................................................... 32 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ ........................................................................................................... 34 2.1 Cơ sở lý thuyết quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ........................................... 34 2.1.1 Quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ............................................................ 34 2.1.2 Chính sách quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN .......................................... 41 2.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN .................................... 46 2.2.1 Văn bản quản lý phát triển nhà ở công nhân của Trung ƣơng 46 2.2.2 Văn bản quản lý phát triển nhà ở công nhân của địa phƣơng ............................... 49 2.3 Định hƣớng quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ ..................................................................................................... 50 2.4 Các yếu tố tác động đến quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ ............................................................ 54 2.4.1 Điều kiện tự nhiên, Văn hóa - Xã hội ................................................................... 54 2.4.2 Điều kiện kinh tế, Lao động – việc làm................................................................ 56 2.4.3 Số lƣợng công nhân tại các KCN 60
- III 2.4.4 Trình độ - Thu nhập của công nhân KCN 61 2.4.5 Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở công nhân KCN 62 2.4.6 Nhu cầu nhà ở của công nhân khu công nghiệp 63 2.5 Kinh nghiệm quản lý phát triển khu nhà ở cho công nhân khu 66 công nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam ......................................... 2.5.1 Kinh nghiệm quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công 66 nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới ..................................................................... 2.5.2 Kinh nghiệm quản lý phát triển nhà ở công nhân tại Việt Nam ............................ 72 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂN KCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ..................................................................................................................................... 87 3.1 Quan điểm và các nguyên tắc quản lý phát triển nhà ở công nhân 87 khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ .............................................. 3.1.1 Quan điểm quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ........................................... 87 3.1.2 Nguyên tắc quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN .......................................... 90 3.2 Giải pháp quản lý phát triển ......................................................................................... 91 3.2.1 Quản lý quy hoạch và kiến trúc cảnh quan ........................................................... 91 3.2.2 Quản lý trật tự xây dựng ...................................................................................... 98 3.2.3 Quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ....................................................................................................................... 103 3.2.4 Quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ....................................................................................................................... 109 3.3 Giải pháp về chính sách phát triển .............................................................................. 120 3.4 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý phát triển ................................................................ 126 3.5 Quản lý xã hội với sự tham gia của cộng đồng ............................................................ 133 3.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu........................................................................................ 139 3.6.1 Bàn luận về khả năng và điều kiện áp dụng các mô hình 139
- IV quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ .............................................................................................. 3.6.2 Bàn luận về việc thực hiện các giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ............................... 140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 147 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 147 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................................ 149 CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................................. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- V BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐS : Bất động sản CN : Công nhân CNKT : Công nhân kỹ thuật DN : Doanh nghiệp ĐK : Điều kiện HK : Hộ khẩu HTKT : Hạ tầng kỹ thuật HTXH : Hạ tầng xã hội KCN : Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế KCX : Khu chế xuất KTX : Ký túc xá LĐ : Lao động LĐPT : Lao động phổ thông NN : Nhà nước PVCC : Phục vụ công cộng PT : Phát triển QL : Quản lý QH : Quy hoạch QLPT : Quản lý phát triển SD : Sử dụng XD : Xây dựng TH : Tổng hợp TP : Thành phố TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân
- VI DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Danh mục hình Trang Hình 1.1 1 Vị trí các đô thị ven biển Nam Trung bộ .................................................. 1 Hình 1.2 Bản đồ phân bố các KCN ........................................................................... 3 Hình 1.3 Cơ cấu lao động trong KCN 4 Hình 1.4 Nhà ở công nhân bị bỏ dở tại KCN Hòa Khánh- Đà Nẵng ........................................................................................................... 8 Hình 1.5 Nhà ở công nhân bị bỏ dở tại KCN Hòa Hiệp - Phú Yên ............................................................................................................. 12 Hình 1.6 Nhà ở CN do dân xây tại KCN Hòa Khánh – TP Đà Nẵng ........................................................................................................... 15 Hình 1.7 Khu nhà ở CN do dân xây tại KCN Hòa Khánh –TP Đà Nẵng ........................................................................................................... 16 Hình 2.1 Liên kết không gian giữa nhà ở CN và các khu chức năng ........................................................................................................... 35 Hình 2.2 Nhu cầu thuê nhà ở tập trung dạng KTX của công nhân KCN ........................................................................................................... 65 Hình 2.3 Nhà ở công nhân tại Mexico City ................................................................ 66 Hình 2.4 Nhà ở công nhân giá rẻ tại Trung Quốc ....................................................... 68 Hình 2.5 Nhà ở bằng container cho công nhân tại Thành Đô ..................................... 70 Hình 2.6 Hình thái phát triển nhà ở công nhân KCN .................................................. 76 Hình 2.7 Ký túc xá công nhân KCN Bắc Thăng Long - Hà Nội ................................. 77 Hình 2.8 Khu lưu trú công nhân Linh Trung – Thủ Đức ............................................ 78 Hình 2.9 Nhà lưu trú công nhân Linh Trung-Thủ Đức ............................................... 79 Hình 2.10 Khu lưu trú công nhân Khu chế xuất Tân Thuận ......................................... 80 Hình 2.11 Khu thể thao dành cho công nhân................................................................ 80 Hình 2.12 Khu lưu trú công nhân KCN Tân Bình ........................................................ 81
- VII Hình 2.13 Nhà lưu trú công nhân Công ty Nissel - Thủ Đức ........................................ 81 Hình 2.14 Nhà ở công nhân do dân xây dựng tại TP Hồ Chí Minh .............................. 84 Hình 3.1 Quản lý quy hoạch phát triển trong bố cục tập trung .................................. 94 Hình 3.2 Quản lý quy hoạch phát triển trong bố cục phân tán ................................... 97 Hình 3.3 Quản lý trật tự xây dựng .............................................................................. 102 Hình 3.4 Nội dung quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ......................................................................................... 109 Hình 3.5 Cấu trúc hoạt động của Hợp đồng quản lý ................................................... 113 Hình 3.6 Chính sách tài chính phát triển nhà ở CN theo bố cục tập trung...................................................................................................... 122 Hình 3.7 Chính sách tài chính phát triển nhà ở CN theo bố cục phân tán ...................................................................................................... 123 Hình 3.8 Quản lý thực hiện các chính sách tài chính phát triển nhà ở công nhân KCN theo bố cục phân tán................................................ 125 Hình 3.9 Cơ cấu tổ chức tổng thể phát triển nhà ở công nhân KCN ............................................................................................................ 127 Hình 3.10 Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo QL phát triển nhà ở công nhân KCN ................................................................................................... 129 Hình 3.11 Tổ chuyên viên QLPT nhà ở công nhân KCN ............................................. 130 Hình 3.12 Cơ cấu tổ chức quản lý phát triển nhà ở công nhân theo bố cục hỗn hợp............................................................................................ 133 Hình 3.13 Trình tự các bước tham gia của CN trong mô hình tập trung ........................................................................................................... 135 Hình 3.14 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý theo mô hình phân tán .............................................................................................. 138
- VIII Danh mục bảng Bảng 1.1 Một số chỉ số phát triển Khu công nghiệp trong nước ................................. 2 Bảng 1.2 Tình hình hoạt động KCN tại các đô thị Nam Trung bộ .............................. 5 Bảng 1.3 Các khu công nghiệp do địa phương thành lập ............................................ 6 Bảng 1.4 Số lượng công nhân KCN tại các đô thị Nam Trung bộ .............................. 7 Bảng 1.5 Tình hình phát triển nhà ở công nhân KCN tại tỉnh Quảng Nam 10 Bảng 1.6 Tình hình phát triển nhà ở công nhân KCN tại Nam Trung Bộ .................................................................................................... 13 Bảng 1.7 Tổng hợp nhà ở do dân xây cho thuê tại Nam Trung bộ .............................. 13 Bảng 2.1 Khoảng cách đi lại tương ứng với thời gian ............................................... 36 Bảng 2.2 Hệ thống văn bản quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ........................................................................................................... 49 Bảng 2.3 Thu nhập bình quân đầu người .................................................................... 57 Bảng 2.4 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế.................................... 57 Bảng 2.5 Trình độ lao động khu vực Nam Trung bộ .................................................. 58 Bảng 2.6 Tình hình lao động – việc làm khu vực Nam Trung bộ ............................... 59 Bảng 2.7 Số lượng công nhân KCN tại khu vực Nam Trung bộ ................................. 60 Bảng 2.8 Số lượng lao động tại các KKT khu vực Nam Trung bộ.............................. 60 Bảng 2.9 Trình độ - thu nhập công nhân KCN tại khu vực Nam Trung bộ ..................................................................................................... 61 Bảng 2.10 Tổng hợp hình thức cư trú công nhân KCN ................................................ 63 Bảng 2.11 Tình hình cư trú của công nhân tại một số địa phương ................................ 64 Bảng 2.12 Khoảng cách ưu tiên đối với vị trí của nhà ở công nhân KCN................................................................................................... 65 Bảng 2.13 Tổng hợp ưu nhược điểm các hình thức phát triển nhà ở công nhân ................................................................................................ 85
- IX MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, đáp ứng mục tiên đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Quá trình hình thành và phát triển một cách nhanh chóng các khu công nghiệp trong thời gian gần đây đã tạo nên sự dịch chuyển đáng kể lao động từ khu vực nông - lâm - ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ và khoa học công nghệ, góp phần tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng, xóa đói giảm nghèo cho một số địa phương… Tính đến cuối năm 2014, cả nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó có 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha; tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 48%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trên 65%. [7] Việc dịch chuyển lao động diễn ra theo chiều ngang (từ nông thôn đến thành thị, khu công nghiệp) và diễn ra theo chiều đứng (lao động nông nghiệp chuyển thành lao động phi nông nghiệp) đang diễn ra mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2014, tại các KCN, KKT có khoảng 2,4 triệu lao động trực tiếp. [7] Sự dịch chuyển cơ cấu lao động đã kéo theo sự thay đổi cách sống, làm việc, đi lại. Nếp sống văn minh công nghiệp đã dần thay thế cho nếp sống tiểu nông. Tại các khu công nghiệp nếp sống công nghiệp của người công nhân đã dần được hình thành. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho khu công nghiệp, thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, đi lại và sinh hoạt văn hóa của công nhân khu công
- X nghiệp, khu nhà ở công nhân khu công nghiệp ra đời như một tất yếu khách quan. Bởi vì, khu công nghiệp chỉ có thể hoạt động được khi có công nhân và đời sống của công nhân được đảm bảo. Tuy vậy với nhiều khu công nghiệp, việc cung cấp nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Ổn định đời sống của người công nhân và gia đình chưa được quan tâm do đó công nhân chưa gắn bó lâu dài với KCN, trong đó việc chưa đáp ứng được nhà ở cho công nhân là một trong các nguyên nhân quan trọng. Điều này dẫn đến tính hấp dẫn đầu tư giảm. Một số khu công nghiệp đã xây dựng khu nhà ở công nhân nhưng không được công nhân chọn lựa để ở (cho dù giá cho thuê khá rẻ), hiệu quả đầu tư chưa thật sự như mong đợi. Đối với loại hình nhà ở nước ta, loại hình nhà ở công nhân khu công nghiệp mới xuất hiện và tồn tại trong bối cảnh nền công nghiệp Việt Nam còn non trẻ và chịu ảnh hưởng sâu sắc nền kinh tế tiểu nông. Miền Nam Trung bộ có điều kiện phát triển khu công nghiệp là khá thuận lợi. Tuy nhiên số lượng các khu công nghiệp còn ít, diện tích khu công nghiệp không lớn, tỷ lệ lấp đầy là chưa cao so với một số đô thị trong cả nước. Như vậy có thể thấy môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dầu nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động xúc tiến quảng bá, có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư. Nhưng bên cạnh điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng chưa thực sự thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu phát triển của các khu công nghiệp và của nhà đầu tư... còn là các yếu tố xã hội như nguồn nhân lực chưa ổn định, cuộc sống của công nhân chưa đủ điều kiện để có thể phát triển lâu dài và bền vững các khu công nghiệp. Việc công nhân phải ở trong những khu nhà trọ tạm bợ, do dân tự xây, chưa được quản lý một cách chặt chẽ không những gây khó khăn trong công tác quản lý kiến trúc đô thị, trật tự xây dựng, tạo áp lực lớn cho công tác quản lý đô thị vốn đã tồn tại nhiều bất cập, hạn chế mà còn không tạo được tiền đề cho việc phát triển công nghiệp, tạo động lực cho KCN phát triển lâu dài.
- XI Hiện nay chưa có khu nhà ở cho công nhân nào tại các đô thị khu vực ven biển Nam Trung Bộ phát triển thành công. Do nhu cầu phát triển nên các đô thị trong khu vực đang nghiên cứu tìm giải pháp quản lý phát triển nhà ở cho công nhân. Sự lúng túng về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, quản lý phát triển và vận hành,v.v… đang là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài: ‘Quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung Bộ” là việc làm cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vừa có ý nghĩa khoa học. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các khu đô thị ven biển Nam Trung Bộ phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhằm từng bước cải thiện về nhà ở, cải thiện điều kiện sống của công nhân KCN, giúp KCN phát triển bền vững và góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển của các đô thị ven biển Nam Trung bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung Bộ. Phạm vi nghiên cứu: quản lý Nhà nước về quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. Giai đoạn nghiên cứu: đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu. 4.1 Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin, tư liệu liên quan đến đề tài. Các tư liệu gồm nhiều nguồn khác nhau như: hình ảnh, tư liệu, các bài báo về nhà ở công nhân KCN,
- XII các vấn đề liên quan đến đời sống công nhân KCN; các nghiên cứu liên quan đến đề tài; các dự án phát triển nhà ở công nhân KCN đã thành công tại một số đô thị trong cả nước; các dự án phát triển nhà ở công nhân KCN đã thất bại tại các đô thị trong khu vực nghiên cứu; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN. 4.2 Phương pháp điều tra khảo sát Nhằm tìm hiểu về nhu cầu nhà ở công nhân KCN cũng như các yêu cầu mà người công nhân mong muốn về nhà ở với điều kiện có thể đáp ứng về kinh tế, tác giả đã dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là công nhân KCN khi đi khảo sát đời sống công nhân tại các KCN ở đồng Bằng Bắc bộ, Đông Nam bộ và trên địa bàn nghiên cứu, qua đó thấy được những thuận lợi và khó khăn của công nhân tại các KCN đã và chưa phát triển nhà ở cho công nhân. Trên cơ sở đó đó, tác giả đã lập phiếu điều tra xã hội học về nhu cầu nhà ở cho đại diện một số công nhân tại 2 KCN trong địa bản khảo sát (KCN Hòa Khánh – Đà Nẵng: nơi có số lượng công nhân lớn và KCN Hòa Hiệp - Phú Yên: nơi có số lượng công nhân nhỏ) để làm đại diện bằng bảng hỏi (Phụ lục 1). Với đối tượng khảo sát là công nhân KCN có mức độ tập trung lớn và phân tán theo các khu vực địa lý khác nhau nên mẫu câu hỏi được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên theo cụm. Sau đó trong mỗi cụm sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp quan sát khách quan. Tác giả đã tham quan nhiều mô hình phát triển tại các đô thị đã phát triển thành công cũng như thất bại một số dự án nhà ở công nhân KCN. 4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích Với những thông tin thu thập được, các số liệu điều tra khảo sát cùng với những kết quả đã nghiên cứu đi trước, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp
- XIII để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN. Từ đó phân tích xử lý làm nền tảng cho các giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN. 4.4 Phương pháp chuyên gia Tác giả đã sử dụng các thông tin từ các buổi phỏng vấn các cán bộ quản lý của Ban Quản lý KCN tại các đô thị, các doanh nghiệp phát triển thành công nhà ở công nhân KCN, xin ý kiến các chuyên gia và các nhà khoa học làm việc trong các lĩnh vực liên quan. Đặc biệt, tác giả đã tổ chức thực hiện 2 buổi Hội thảo chuyên gia. Qua đó, nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, các nhà khoa học đã giúp tác giả bổ sung và hoàn thiện luận án. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: đề xuất giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp thích hợp với các đô thị ven biển Nam Trung Bộ. Đóng góp vào công tác nghiên cứu, ban hành các chính sách chế độ của Nhà nước đối với việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý nhà ở hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: góp phần điều chỉnh quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp hiện có phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và KCN trong khu vực cũng như định hướng quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN sẽ xây dựng trong tương lai. 6. Những đóng góp mới của luận án a. Luận án đã phân tích thực trạng phát triển nhà ở công nhân KCN trong cả nước và trong địa bàn nghiên cứu; qua đó đánh giá, tổng hợp 06 vấn đề tồn tại trong quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. b. Luận án đã xây dựng 03 quan điểm và 04 nguyên tắc quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN trên địa bàn nghiên cứu.
- XIV c. Luận án đã đề xuất 04 nhóm giải pháp quản lý phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cũng như điều kiện phát triển KCN của khu vực nghiên cứu, bao gồm: Giải pháp quản lý phát triển; Giải pháp chính sách phát triển; Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý phát triển; Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển. Các nhóm giải pháp này đã có tính đến việc xử lý các tồn tại lịch sử của công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN; các giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN phù hợp với chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật, định hướng phát triển các đô thị và KCN. Qua đó, các địa phương có cơ sở đánh giá, rà soát và ban hành các văn bản quản lý; lựa chọn giải pháp quản lý phát triển phù hợp với điều kiện và năng lực tài chính nhằm cải thiện điều kiện sống của công nhân KCN; giúp KCN phát triển bền vững và góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển của các đô thị ven biển Nam Trung bộ. d. Luận án đã đề xuất bổ sung thêm một số nội dung của Điều 20, Lưu trú, tạm trú trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất của Nghị định 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cho phù hợp với thực tế; e. Luận án đã đề xuất có những chế tài cụ thể ràng buộc thực hiện Quyết định số 1780/2011/QĐ-TTg về Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. 7. Cấu trúc luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận án được bố cục trong 3 chương:
- XV Chương 1. Tổng quan về quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. Chương 3. Giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. 8. Các khái niệm Khái niệm về quản lý Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cần phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới mục tiêu chung. Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong những môi trường nhất định (khách thể quản lý). Như vậy có thể nói: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động” [50], [65]. Khái niệm nhà ở công nhân KCN Tại Luật nhà ở 2005 và Nghị định Số: 71/2010/NĐ-CP thì nhà ở cho công nhân KCN mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định là nhà ở xã hội. Theo Quyết định Số: 66/2009/QĐ-TTg: nhà ở công nhân khu công nghiệp là nhà ở các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuê theo phương thức xã hội hóa.
- XVI Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án thì: Nhà ở công nhân KCN là một hình thức của nhà ở xã hội, do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN thuê để ở. Khái niệm quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp. Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo làm tăng diện tích nhà ở [73]. Nhà ở công nhân khu công nghiệp là một bộ phận của nhà ở xã hội, nhưng có những đặc thù riêng vì công nhân KCN hầu hết là những đối tượng có tuổi đời trẻ, đa số có trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế và có thu nhập rất thấp. Vì vậy nhà ở công nhân KCN cần được quản lý để phát triển đảm bảo cho công nhân có nơi ở đủ để đáp ứng các yêu cầu cho cuộc sống. Trong đó không chỉ các nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi mà còn các nhu cầu khác như học tập nâng cao trình độ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, văn hóa xã hội và các nhu cầu thiết yếu cơ bản khác cho bản thân và gia đình. Việc phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển; quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp; quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, đảm bảo đủ các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt văn hoá, thể dục - thể thao nhằm tạo môi trường sống văn minh, đảm bảo an ninh trật tự và phù hợp với các quy định của pháp luật. Nhà ở công nhân phải được sử dụng đúng mục đích, đáp ứng một cách tốt nhất trong khả năng có thể đối với cuộc sống của công nhân, từng bước cải tạo điều kiện sống của người lao động. Như vậy, trong phạm vi của luận án thì Quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN là một quá trình quản lý nhà nước về sự phát triển nhà ở cho công
- XVII nhân KCN, bắt đầu từ việc quản lý công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý các nguồn vốn, các ưu đãi cho việc đầu tư phát triển; quản lý trật tự xây dựng và kiến trúc cảnh quan, môi trường đô thị cũng như các đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho đến sự tham gia của cộng đồng để nhà ở cho công nhân KCN phát triển và vận hành đáp ứng các yêu cầu và quy định của nhà nước, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của địa phương, từng bước nâng cao chất lượng đời sống của công nhân KCN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 32 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 22 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 9 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn