Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng trong bối cảnh hiện nay
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đại học, cũng như thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng hiện nay, từ đó đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng nhằm góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng trong bối cảnh hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC HOÀNG SỸ TƯƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC
- HÀ NỘI 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong Luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ, hướng dẫn thực nghiệm khoa học của Luận án đã được các tác giả và các cơ sở giáo dục khối Quốc phòng an ninh đồng ý cho phép. Tác giả luận án Hoàng Sỹ Tương
- ii LỜI CÁM ƠN Xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã trực tiếp hướng dẫn Tôi hoàn thành Luận án này; Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy, Khoa Quản lý, cán bộ Phòng Sau đại học của Học viện Quản lý giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo; Xin chân thành cảm ơn cac th ́ ầy cô, cán bộ quản lý của các trường đại học khối Quốc phòng An ninh đã hỗ trợ Tôi thực hiện Luận án này. Tác giả luận án Hoàng Sỹ Tương
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ ATTT An toàn thông tin CAND Công an nhân dân CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục CBQLHV Cán bộ quản lý học viên ĐH Đại học ĐNGV Đội ngũ giảng viên GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GV Giảng viên HV Học viên HVKTMM Học Viện Kỹ thuật mật mã HVKTQS Học Viện Kỹ thuật Quân sự HVANND Học Viện An ninh Nhân dân KTXH Kinh tế xã hội KHGD Khoa học giáo dục NCKH Nghiên cứu khoa học NNL Nguồn nhân lực QPAN Quốc phòng an ninh QLGD Quản lý giáo dục
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................ i LỜI CÁM ƠN ............................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................. iv PHỤ LỤC .................................................................................... x DANH MỤC BẢNG ................................................................... xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................ xii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................... xiii MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................... 5 3. Khách thể nghiên cứu .................................................................... 6 4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 6 5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 6 6. Giả thuyết khoa học ....................................................................... 6 7. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 7 8. Tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ....................... 7 9. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 10 10. Luận điểm bảo vệ ..................................................................... 11 11. Đóng góp mới của Luận án ....................................................... 11
- v 12. Cấu trúc luận án ........................................................................ 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 14 .............................................................................................................. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu vấn đề ............................................ 14 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ............................................................. 14 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh. 20 ...... 1.1.3. Nhận xét tổng quan ............................................................. 25 1.2. Lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. ............................................................................................. 28 1.2.1. Các khái niệm ...................................................................... 29 1.2.2. Đặc điểm của giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN .............................................. 37 1.3. Bối cảnh hiện nay và các vấn đề đặt ra đối với đào tạo ngành an toàn thông tin ....................................................................... 47 1.3.1. Bối cảnh hiện nay đối với đào tạo ngành an toàn thông tin 47 ............................................................................................ 1.3.2. Những vấn đề đặt ra với giảng viên ngành an toàn thông tin. ....................................................................................... 52 1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 53 1.4.1. Quy hoạch đội ngũ giảng viên ........................................... 53 1.4.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên ......................... 55
- vi 1.4.3. Hòa nhập giảng viên vào môi trường làm việc mới .......... 56 1.4.4. Đánh giá, sử dụng đội ngũ giảng viên ............................... 57 1.4.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ............................. 58 1.4.6. Đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ giảng viên ................................. 59 1.4.7. Tạo lập môi trường phát triển đội ngũ giảng viên ............ 61 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin trong bối cảnh hiện nay .................... 61 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................... 61 1.5.2. Các Yếu tố khách quan ....................................................... 63 Tiểu kết chương 1 .................................................................... 65 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 67 .............................................................................................................. 2.1. Khái quát về các trường đại học khối quốc phòng an ninh được giao đào tạo trọng điểm an toàn thông tin ..................... 67 2.1.1. Học viện Kỹ thuật Mật mã ............................................... 67 2.1.2. Học viện Kỹ thuật Quân sự ............................................... 68 2.1.3. Học viện an ninh nhân dân ................................................. 70 2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng .................................... 73 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................... 73 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................... 73 2.2.3. Phương pháp, công cụ, hình thức khảo sát ........................ 73
- vii 2.2.4. Phạm vi và đối tượng khảo sát .......................................... 73 2.2.5. Xử lý số liệu ....................................................................... 75 2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh ............................... 78 2.3.1. Thực trạng số lượng đội ngũ giảng viên ngành ngành an toàn thông tin ...................................................................... 78 2.3.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ........................................................................................ 81 2.3.3. Thực trạng phẩm chất của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ...................................................................... 82 2.3.4. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ...................................................... 85 2.3.5. Thực trạng về năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. ..................................................... 88 2.3.6. Thực trạng về năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ........................................................................................ 92 2.3.7. Thực trạng về năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ............................. 94 2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin .............................................................................................. 96 2.4.1. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ................................................................. 97 2.4.2. Thực trạng tuyển dụng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ............................................................................ 102 2.4.3. Thực trạng sử dụng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ............................................................................ 103 2.4.4. Thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
- viii ngành an toàn thông tin .................................................... 106 2.4.5. Thực trạng thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ............................................................................ 108 2.4.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin .................................. 109 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. ....................................... 115 2.5.1. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan ...................................... 115 2.5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ............................ 120 2.6. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh 123 ................................................................................................ 2.6.1. Ưu điểm ............................................................................ 123 2.6.2. Hạn chế ............................................................................. 125 2.6.3. Nguyên nhân ..................................................................... 126 Tiểu kết chương 2 .................................................................. 128 Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 130 ............................................................................................................ 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT trong bối cảnh hiện nay ............................................. 130 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý ........................................................ 130 3.1.2. Đảm bảo tinh h ́ ệ thông ́ ..................................................... 130 3.1.3. Đảm bảo tinh hi ́ ệu quả .................................................... 131
- ix 3.2. Tổ chức phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh ................... 131 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của lãnh đạo giảng viên về phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin trong bối cảnh hiện nay. ........................................................... 131 3.2.2. Xây dựng khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành an toàn thông tin ............................................................... 137 3.2.3. Quy hoạch đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh ............... 147 3.2.4. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh 158 .......................................................................................... 3.2.5. Đánh giá, xếp loại đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin theo khung năng lực nghề nghiệp .............................. 163 3.2.6. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin theo khung năng lực nghề nghiệp ............ 167 3.2.7. Chỉ đạo ban hành chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường làm việc tạo động lực phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh ................................................................... 181 3.3. Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp ................................................................................. 187 3.3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết ................... 187 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi .................................. 189 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp ............................................. 192 3.5. Thử nghiệm một giải pháp do luận án đề xuất ..................... 193 3.5.1. Mục đích thử nghiệm ....................................................... 193 3.5.2. Lựa chọn giải pháp thử nghiệm ....................................... 193
- x 3.5.3. Giả thuyết thử nghiệm ..................................................... 194 3.5.4. Nội dung và tiêu chí đánh giá thử nghiệm ....................... 194 3.5.5. Cách thức tiến hành thử nghiệm ...................................... 195 3.5.6. Kết quả thử nghiệm ......................................................... 196 Tiểu kết chương 3 .................................................................. 203 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................... 204 1. Kết luận ...................................................................................... 204 2. Khuyến nghị ............................................................................... 205 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 183 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 195 ............................................................................................................ PHỤ LỤC
- xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể điều tra bằng phiếu hỏi ........ 74 Bảng 2.2. Thang đo và cách cho điểm .................................... 77 Bảng 2.3. Thống kê trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên ngành ATTT ............................................................... 79 Bảng 2.4. Thống kê ĐNGV an toàn thông tin theo trình độ công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ ........................................ 79 Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng phẩm chất của ĐNGV ngành ATTT .................................................................................................... 82 Bảng 2.6. Thực trạng năng lực chuyên môn của ĐNGV ngành ATTT .................................................................................................... 86 Bảng 2.7. Đánh giá năng lực sư phạm của ĐNGV ngành ATTT .................................................................................................... 88 Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của ĐNGV ngành ATTT .................................. 93 Bảng 2.9. Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của ĐNGV ngành ATTT ..................................................................... 96 Bảng 2.10. Quy hoạch đội ngũ giảng viên .............................. 99 Bảng 2.11. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên .......... 102 Bảng 2.12. Đánh giá đội ngũ giảng viên ................................ 104 Bảng 2.13. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên .............. 106 Bảng 2.14. Đãi ngộ, tôn vinh, tạo lập môi trường phát triển đội ngũ giảng viên ............................................................................. 108 Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra kết quả thực hiện quy hoạch
- xii phát triển ĐNGV ngành ATTT ......................................................... 110 Bảng 2.16. Mức độ đánh giá đội ngũ giảng viên .................. 114 Bảng 2.17. Các yếu tố chủ quan tác động đến việc phát triển đội ngũ giảng viên ............................................................................. 116 Bảng 2.18. Bảng lương dự kiến cho Quân đội, Công an từ 01/07/2020 .......................................................................................... 117 Bảng 2.19. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giảng viên .................................................................... 120 Bảng 3.1. Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT .................................................................................................. 138 Bảng 3.2. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp đề xuất phát triển ĐNGV ngành ATTT ......................................................................... 187 Bảng 3.3. Khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ............................................................ 191 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của giảng viên trước khi bồi dưỡng ................................................ 197 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát năng lực giảng dạy của giảng viên sau khi tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng ...................................... 200 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Năng lực sư phạm của ĐNGV ngành ATTT 89 ..... Biểu đồ 2.2. Thực trạng phát triển đội ĐNGV ngành ATTT . 97 98 ....................................................................................................
- xiii Biểu đồ 2.3. Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên (%) 98 .... Biểu đồ 2.4. Sử dụng đội ngũ giảng viên .............................. 104 Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ............................................................................... 192 Biểu đồ 2.1. Năng lực sư phạm của ĐNGV ngành ATTT 89 ..... Biểu đồ 2.2. Thực trạng phát triển đội ĐNGV ngành ATTT . 97 98 .................................................................................................... Biểu đồ 2.3. Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên (%) 98 .... Biểu đồ 2.4. Sử dụng đội ngũ giảng viên .............................. 104 Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ............................................................................... 192 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Học viện Kỹ thuật mật mã ......... 68 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức Học viện Kỹ thuật Quân sự ........ 70 Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức Học viện An ninh nhân dân ......... 72
- ` 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học khối QPAN đã tích cực tìm hiểu, tiếp cận các phương pháp giáo dục, đào tạo tiên tiến, không ngừng đổi mới quy trình, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; tích cực nghiên cứu, biên soạn tài liệu, giáo trình, bổ sung những vấn đề mới của khoa học quân sự hiện đại và thực tiễn công tác tại các đơn vị vào giảng dạy. Quy mô và loại hình đào tạo trong các nhà trường khối QPAN được mở rộng, hệ thống các nhà trường khối QPAN được kiện toàn cả về chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên, năng lực đào tạo của các nhà trường ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn cán bộ cho lĩnh vực QPAN. Việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong các trường đại học khối QPAN ngang tầm nhiệm vụ phải được xem là nhiệm vụ then chốt. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của các trường đại học khối QPAN hiện nay chất lượng chưa đồng đều; số lượng giảng viên trưởng thành từ trong chiến đấu ngày càng ít; trình độ ngoại ngữ, tin học của một số cán bộ, giảng viên còn có những hạn chế nhất định. Là một lĩnh vực đặc thù, QPAN chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó có lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Trước đây, một phát minh khoa học để được ứng dụng vào hoạt động quân sự, QPAN, nếu nhanh cũng phải 50 60 năm sau đó. Nhưng ngày nay, với sự ra đời của CMCN 4.0 sự phát triển của trình độ ứng dụng, một phát minh chỉ sau một vài năm, thậm chí là vài tháng, vài tuần đã được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động QPAN, qua đó tạo ra sự phát triển vượt bậc trên lĩnh vực này, hơn cả sự phát triển của lĩnh vực KTXH. Cuộc CMCN 4.0 cũng đặt ra các thách thức an ninh phi truyền
- ` 2 thống, như an ninh không gian: Hầu hết các ứng dụng quan trọng và nổi bật của CMCN 4.0 đã được sử dụng trong các cuộc chạy đua vũ trụ và không gian. Trái đất nơi con người sinh sống đang bị giám sát bởi vô số các thiết bị công nghệ kỹ thuật số chính xác đến từng centimet trên mặt đất, dưới mặt đất và trên không trung. Cuộc CMCN 4.0 thúc đẩy nâng cao chất lượng nhân tố con người trong lĩnh vực QPAN, sẵn sàng ứng phó và ứng phó thắng lợi với các vấn đề về QPAN quốc gia. Cũng như các cuộc CMCN trước đó, các nước trên thế giới, nhất là các nước tư bản chủ nghĩa với ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng, về nền tảng khoa học công nghệ, sẽ chủ động nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ từ cuộc CMCN 4.0, tích cực tạo ra sức mạnh răn đe lớn… Cùng với đó, các phần tử khủng bố, lực lượng chống phá trong và ngoài nước cũng nhân cơ hội cuộc cách mạng này mà nhanh chóng tiếp cận và sử dụng những thành tựu, phát minh mới, gây ra những thách thức tiềm ẩn mới, lớn cho cách mạng nước ta… buộc nước ta phải đẩy mạnh nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới, phát triển, nâng cấp chất lượng các yếu tố tạo thành sức mạnh QPAN của quốc gia, trước tiên là nhân tố con người. Yêu cầu nâng cao chất lượng nhân tố con người từ việc ứng phó với cuộc chiến tranh có sử dụng công nghệ cao, đến lượt nó lại đặt ra cho các nhà trường khối QPAN những yêu cầu mới về giáo dục và đào tạo, đồng thời cũng là cơ hội hiện hữu cho việc thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang hiện đại trong giai đoạn cách mạng mới. Về vấn đề an toàn thông tin: Sự xâm nhập các cơ sở dữ liệu để đánh cắp, làm thay đổi hoặc phá hoại các thông tin quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực là mối nguy thường trực của tất cả các tổ chức ở mọi cấp độ. Vấn đề bảo mật, đảm bảo an ninh mạng mang tính toàn cầu là thách thức lớn hiện
- ` 3 nay. Vì vậy, đào tạo ngành an toàn thông tin để đảm bảo an ninh thông tin cho các hoạt động của lĩnh vực QPAN được đặt lên vai các Học viện, nhà trường khối QPAN. Chất lượng nhân tố con người làm công tác đảm bảo ATTT trong lực lượng vũ trang phải được nâng cao, nhằm giúp cho việc ứng phó với các vấn đề về liên quan đến QPAN quốc gia trở nên nhanh chóng, linh hoạt, dễ dàng hơn, mục tiêu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước… được bảo đảm, tạo điều kiện cho KTXH đất nước phát triển bền vững. Trong lĩnh giáo dục đại học, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo ra sự thay đổi. Trường đại học học không còn được coi là những thực thể khép kín. Một số nhà trường đã hợp tác với nhau, hình thành mạng lưới hoặc trở thành đối tác với các trường khác. Một số trường đã bắt đầu hợp tác rộng rãi hơn với các tổ chức khác trong xã hội, chẳng hạn tổ chức khoa học, các trường đại học khác, tổ chức dịch vụ xã hôi, công ty công nghệ và doanh nghiệp nơi giảng viên và sinh viên có thể làm quen với các kỹ năng và năng lực mới mà các nhà tuyển dụng và xã hội đang cần. Các trường đại học mong muốn thực hiện chương trình đào tạo có thương hiệu thông qua sự hợp tác và mở rộng các mục tiêu của giáo dục đại học để giáo dục đại học trở thành “Giáo dục vì cộng đồng”. Một chương trình đào tạo như vậy sẽ phải nhận biết sự khác biệt của từng sinh viên và phải thừa nhận sinh viên có những kiến thức và kỷ năng riêng biệt, cũng như thái độ và giá trị sống khác nhau, do đó, dẫn đến lộ trình học tập phải khác nhau. Do đó, chương trình đào tạo phải động. Phải áp dụng các lộ trình học tập phi tuyến tính thay vì mong muốn tất cả sinh viên đi theo cùng một lộ trình học tập đã được chuẩn hoá. Chương trình đào tạo phải linh hoạt hơn và được cá nhân hoá để đảm bảo rằng tài năng riêng biệt của mỗi sinh viên, phải được phát triển nhằm giúp người học có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Vì vậy trong bối cảnh
- ` 4 CMCN 4.0 yêu cầu về kiến thức và kỹ năng sự phạm của người giảng viên phải thay đổi theo hướng “lấy người học làm trung tâm” làm phương trâm giảng dạy nhất là trong đào tạo ngành ATTT. Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành ATTT tại các trường đại học khối QPAN, người giảng viên cần phải có các khả năng cốt lõi sau: Khả năng thích ứng: khả năng cung cấp việc giảng dạy phù hợp với nhu cầu của mỗi người học thông qua việc đưa ra đánh giá ban đầu và các khuyến nghị (phản hồi cho người học hoặc giảng viên) trong suốt quá trình học tập chứ không chỉ khi kết thúc quá trình học tập (đánh giá tổng kết). Tính linh hoạt: Linh hoạt trong tổ chức giảng dạy, s ử dụng các công cụ giảng dạy, phương tiện giao tiếp với môi trường học tập, cũng như ở cập độ lộ trình học tập nhằm đáp ứng tốt nhất cho quá trình cá nhân hóa việc học. ví dụ: phải chuyển đổi phương pháp sư phạm như áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, học tập dựa trên dự án, lớp học đảo ngược, học tập qua trò chơi, học tập kết hợp… vào đào tạo ngành ATTT Hiệu quả: Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên (con người, tài chính, kỹ thuật), ví dụ có nhiều người học đạt được kết quả học tập cao trong khi chi phí đào tạo giảm xuống. Vì vậy để có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho KTXH nói chung và lĩnh vực QPAN nói riêng, vai trò của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN là cực kỳ quan trọng tuy nhiên thực tế cho thấy đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN hiện nay còn những tồn tại, hạn chế: Số lượng giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hiện nay còn thiếu rất nhiều; mất cân đối về độ tuổi, trình độ, chất lượng còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới; hầu hết số giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN chưa qua thực tiễn công tác ATTT tại các đơn vị
- ` 5 trong và ngoài lĩnh vực QPAN vì vậy kiến thức và kỹ năng hoạt động thực tiễn nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Nguồn giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN chủ yếu tuyển dụng từ nguồn sinh viên ngành ATTT tại các Học viện, nhà trường có đào tạo ngành ATTT; Những tồn tại này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đào nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho KTXH và QPAN có đủ khả năng đối phó với các nguy cơ và rủi ro mất ATTT, nguy cơ chiến tranh mạng một động lực bền vững cho sự phát triển KTXH và QPAN tại Việt Nam. Tình hình trên đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề cho công tác xây dựng, cũng cố, phát triển ĐNGV ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN. Với ý nghĩa nêu trên, vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu đối với các cấp quản lý; đặc biệt là với các chủ thể quản lý của các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin. Tuy nhiên, lựa chọn mô hình, lý thuyết phát triển đội ngũ giảng viên nào là phù hợp với xu thế đổi mới quản lý giáo dục hiện nay và phù hợp với thực tiễn phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT trong bối cảnh hiện nay là câu hỏi đầu tiên cần phải trả lời. Vì vậy nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đại học, cũng như thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng hiện nay, từ đó đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ giảng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
212 p | 44 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 43 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 26 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 38 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 30 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
207 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
54 p | 24 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn