Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường Đại học Y hiện nay
lượt xem 6
download
Nội dung của luận án trình bày cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay; cơ cở thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay; biện pháp và kiểm nghiệm biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường Đại học Y hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN DANH HỮU QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHO GIẢNG VIÊN LÂM SÀNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN DANH HỮU QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHO GIẢNG VIÊN LÂM SÀNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 914 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Đinh Văn Học 2. GS. TS Đinh Quang Báo HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS Nguyễn Danh Hữu
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 14 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết 31 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHO GIẢNG VIÊN LÂM SÀNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HIỆN NAY 35 2.1. Những vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay 35 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay 53 2.3. Bối cảnh hiện nay và những yêu cầu về năng lực giảng dạy, về quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y 62 2.4. Các yếu tố tác động đến quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay 69 Chương 3: CƠ CỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHO GIẢNG VIÊN LÂM SÀNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HIỆN NAY 76 3.1. Khái quát về giáo dục và đào tạo ở các trường đại học y hiện nay 76 3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 81 3.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y 84 3.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y 92 3.5. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y 102 3.6. Đánh giá chung thực trạng và nguyên nhân thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y 104
- Chương 4: BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHO GIẢNG VIÊN LÂM SÀNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HIỆN NAY 115 4.1. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay 115 4.2. Khảo nghiệm và thử nghiệm biện pháp 137 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 PHỤ LỤC 175
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bồi dưỡng giảng viên BDGV 2 Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên BDĐNGV 3 Bồi dưỡng năng lực giảng dạy BDNLGD 4 Cán bộ quản lý CBQL 5 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNH - HĐH 6 Cơ sở vật chất CSVC 7 Giảng viên lâm sàng GVLS 8 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 9 Đại học y ĐHY 10 Đội ngũ giảng viên ĐNGV 11 Hoạt động bồi dưỡng HĐBD 12 Hoạt động dạy học HĐDH 13 Hoạt động giảng dạy HĐGD 14 Năng lực giảng dạy NLGD 15 Nghiệp vụ sư phạm NVSP 16 Quản lý giáo dục QLGD
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Nội dung Trang 1. Bảng 2.1 Tiêu chí NLGD của GVLS 44 2. Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng đối tượng khảo sát 82 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát tầm quan 3. Bảng 3.2 84 trọng của bồi dưỡng GVLS ở các trường ĐHY Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thái độ của 4. Bảng 3.3 các lực lượng sư phạm của nhà trường trong bồi 85 dưỡng GVLS ở các trường ĐHY Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng 5. Bảng 3.4 87 nội dung bồi dưỡng Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng 6. Bảng 3.5 88 phương pháp và hình thức bồi dưỡng Đánh giá về mức độ thực hiện nhiệm vụ của 7. Bảng 3.6 89 các lực lượng tham gia BDNLGD cho GVLS Đánh giá về thực trạng đảm bảo các điều kiện 8. Bảng 3.7 90 cơ sở vật chất phục vụ BDNLGD cho GVLS Kết quả bồi dưỡng NLGD của GVLS ở các 9. Bảng 3.8 91 trường ĐHY Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát mức độ 10. Bảng 3.9 92 xây dựng kế hoạch BDGV. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát mức độ 11. Bảng 3.10 thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng 94 GVLS ở các trường ĐHY Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát mức độ 12. Bảng 3.11 96 quản lý đội ngũ giảng viên tham gia BDGV. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát mức độ 13. Bảng 3.12 97 quản lý đối tượng bồi dưỡng. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát mức độ 14. Bảng 3.13 98 quản lý phương pháp và hình thức BDGV.
- Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát mức độ quản 15. Bảng 3.14 100 lý cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện BDGV. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát về mức độ 16. Bảng 3.15 101 thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát đánh giá mức 17. Bảng 3.16 103 độ tác động của các yếu tố đến bồi dưỡng GVLS 18. Bảng 4.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 138 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các 19. Bảng 4.2 140 biện pháp 20. Bảng 4.3 Lượng hoá các tiêu chí đánh giá 145 21. Bảng 4.4 Chất lượng của các lớp tham gia thử nghiệm 147 22. Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả kiểm tra trước thử nghiệm 148 23. Bảng 4.6 Thống kê kết quả kiểm tra kiến thức y khoa 149 Phân phối tần xuất kết quả kiểm tra kiến thức 24. Bảng 4.7 150 y khoa qua thử nghiệm Phân phối tần xuất luỹ tích kết quả kiểm tra 25. Bảng 4.8 150 kiến thức y khoa Phân phối các tham số đặc trưng kết quả về 26. Bảng 4.9 152 kỹ năng y khoa ở cơ sở thử nghiệm 1 Phân phối các tham số đặc trưng kết quả về 27. Bảng 4.10 154 kỹ năng y khoa ở cơ sở thử nghiệm 2 So sánh kết quả đánh giá kỹ năng y khoa các 28. Bảng 4.11 156 lớp thử nghiệm và đối chứng So sánh kết quả đánh giá kỹ năng y khoa các 29. Bảng 4.12 157 lớp thử nghiệm và đối chứng
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ TT Tên sơ đồ Nội dung Trang 1. Sơ đồ 2.1 Các thành tố của hệ thống bồi dưỡng 53 Tên biểu đồ Nội dung Trang Đánh giá của CBQL, giảng viên về tầm quan 1. Biểu đồ 3.1 85 trọng của BDGV 2. Biểu đồ 3.2 Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của BDGV 85 3. Biểu đồ 3.3 Thái độ của các lực lượng sư phạm về BDGV. 86 4. Biểu đồ 3.4 Thái độ của sinh viên về BDGV 86 Kết quả BDNLGD của GVLS ở các trường 5. Biểu đồ 3.5 92 đại học y Sự tương quan giữa 2 mức độ đánh giá về 6. Biểu đồ 3.6 94 xây dựng kế hoạch BDGV. Sự tương quan giữa 2 mức độ đánh giá về 7. Biểu đồ 3.7 95 thực hiện mục tiêu, nội dung BDGV Sự tương quan giữa 2 mức độ đánh giá quản 8. Biểu đồ 3.8 96 lý đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng Sự tương quan giữa 2 mức độ đánh giá về 9. Biểu đồ 3.9 98 quản lý hoạt động BDGV Sự tương quan giữa 2 mức độ đánh giá về 10. Biểu đồ 3.10 99 phương pháp và hình thức BDGV Sự tương quan giữa 2 mức độ đánh giá về quản 11. Biểu đồ 3.11 101 lý cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện BDGV Sự tương quan giữa 2 mức độ đánh giá thực 12. Biểu đồ 3.12 102 hiện kiểm tra 13. Biểu đồ 3.13 Thực trạng các yếu tố tác động đến BDGV 104 14. Biểu đồ 4.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý 141 15. Biểu đồ 4.2 Mức độ đánh giá tính khả thi của các biện pháp 142 So sánh kết quả kiến thức y khoa giữa lớp thử 16. Biểu đồ 4.3 151 nghiệm và đối chứng ở cơ sở thử nghiệm 1 So sánh kết quả kiến thức y khoa giữa lớp thử 17. Biểu đồ 4.4 153 nghiệm và đối chứng ở cơ sở thử nghiệm 2 TT Tên đồ thị Nội dung Trang Đồ thị biểu diễn tần xuất luỹ tích điểm kết quả 1. Đồ thị 4.1 150 tiến bộ về kiến thức y khoa ở cơ sở thử nghiệm 1 Đồ thị biểu diễn tần xuất luỹ tích điểm kết 2. Đồ thị 4.2 153 quả kỹ năng y khoa ở cơ sở thử nghiệm 2
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong các nhà trường, nhà giáo là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. UNESCO đã khẳng định: “Đội ngũ nhà giáo có vai trò quyết định trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ có trách nhiệm xây dựng tương lai của nhân loại theo hướng toàn cầu hóa” [136]. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao. Trong đó khẳng định, đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định đảm bảo chất lượng giáo dục [3]. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng và quản lý BDNLGD cho giảng viên trường đại học nói chung, trường ĐHY nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục, chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học; đào tạo ra những con người chủ nhân tương lai của đất nước với những phẩm chất nhân cách và trí tuệ đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới của đất nước, của thời đại. Để đào tạo được nguồn nhân lực đó đòi hỏi phải có đội ngũ nhà giáo có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực, nhân lực y tế trong giai đoạn hiện nay. Năng lực giảng dạy hay năng lực chuyên môn của nhà giáo có tác động lớn đến việc học và có ảnh hưởng lâu dài lên thành tích học tập của người học. Nhân cách người học được hình thành và phát triển, không chỉ phụ thuộc vào chương trình học hay sách giáo khoa, cũng không chỉ phụ thuộc vào năng lực, tư chất của người học mà còn phụ thuộc vào người thầy giáo, ở phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực sư phạm và đặc điểm lao động của họ mà không có gì thay thế được. Nghề nghiệp của nhà giáo là nghề nghiệp có quan hệ trực tiếp với con người, nghề mà công cụ tác động chủ yếu đến người học là nhân cách của chính mình, nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và sáng tạo cao, nghề lao động trí óc chuyên nghiệp.
- 6 Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà giáo, việc BDNLGD và quản lý BDNLGD cho giảng viên có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả. Nghị quyết 29/NQ - TW ngày 04/01/2013, khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định “Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và thu hút các nhà khoa học tham gia giảng dạy” [5, tr.296]. Để thực hiện chủ trương đó, các cơ sở giáo dục đại học đã không ngừng chăm lo thật chu đáo về nhiều phương diện, trong đó có sự chăm lo về việc bồi dưỡng kiến thức cả về nhiệm vụ lẫn chuyên môn. Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện của Đảng xác định: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo… Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm [3, tr.128]. Giảng viên lâm sàng ở các trường ĐHY là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và điều trị. GVLS trực tiếp giảng dạy và giáo dục sinh viên y khoa, NLGD của GVLS là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo, năng lực của bác sĩ sau khi ra trường, chất lượng khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế trong giai đoạn hiện nay. Tuy giảng viên bất cứ cơ sở giáo dục, đào tạo nào cũng đều được bồi dưỡng, đào tạo để có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nhưng chương trình đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sự phạm chủ yếu có nội dung lý luận dạy học đại cương, còn hạn chế lý luận và thực hành dạy học chuyên ngành lâm sàng; khiếm khuyết này cần được khắc phục.
- 7 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý giáo dục, thời gian qua Ban Giám hiệu các trường ĐHY đã rất chú ý quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách trong phát triển nguồn nhân lực, trong đó tập trung đột phá vào BDNLGD của GVLS thông qua các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, thực hiện các chính sách đãi ngộ,... nhằm tạo động lực, tăng sự gắn kết và cống hiến của lực lượng này với Bệnh viện, cơ sở điều trị nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế ở các trường ĐHY. Tuy nhiên, thực trạng năng lực của GVLS còn tồn tại khá nhiều bất cập, hạn chế. Mặc dù GVLS có trình độ nhất định thể hiện qua bằng cấp và các chức danh đảm nhiệm, nhưng năng lực của GVLS còn yếu, đặc biệt là NLGD, hướng dẫn thực hành,…Một trong những nguyên nhân hạn chế của vấn đề này là do hoạt động BDNLGD và quản lý hoạt động BDNLGD ở các trường còn mang tính kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học; việc kết hợp các phương pháp, hình thức bồi dưỡng đội ngũ GVLS chưa được phong phú và đa dạng; mặt khác bản thân giảng viên chưa tích cực, chủ động tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực,... Vấn đề BDNLGD của GVLS cần phải có sự thống nhất về nhận thức của các tổ chức, các lực lượng tham gia như: Đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường, giảng viên. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh nhận thấy nghiên cứu về BDNLGD và quản lý BDNLGD cho giảng viên ở các trường đại học đã có những nghiên cứu khai thác ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đối với NLGD của GVLS ở các trường ĐHY, chưa có nhiều công trình nghiên cứu, quan tâm đề cập. Vì vậy, cần phải có một nghiên cứu để khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về NLGD đặc thù, đặc điểm BDNLGD và quản lý BDNLGD của GVLS ở các trường ĐHY hiện nay. Do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay” làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ.
- 8 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý BDNLGD cho GVLS, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY hiện nay, giúp cho hệ thống năng lực giảng dạy của GVLS phát triển và hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường ĐHY hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY hiện nay. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực giảng dạy của GVLS và quản lý BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY làm cơ sở thực tiễn cho đề xuất các biện pháp quản lý. Đề xuất các biện pháp quản lý BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY hiện nay. Tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm sư phạm nhằm chứng minh tính khoa học, phù hợp, khả thi của các biện pháp đề xuất trong thực tiễn. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý bồi dưỡng giảng viên ở các trường ĐHY. Đối tượng nghiên cứu Quản lý BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY trong bối cảnh hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý BDNLGD cho GVLS cơ hữu ở các trường ĐHY. Căn cứ vào khung năng lực; chức năng, nhiệm vụ của giảng viên đại học và chức năng, nhiệm vụ đào tạo đặc thù của GVLS đại học y.
- 9 Phạm vi về khách thể khảo sát: Đề tài tập trung khảo sát các nội dung liên quan đến BDNLGD và quản lý BDNLGD cho GVLS của các trường ĐHY: Trường đại học y Hà Nội, Học viện Quân y, trường đại học y dược Hải Phòng; trường đại học y dược Thái Bình. Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2016 đến nay. 4. Giả thuyết khoa học Nếu chủ thể quản lý đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động BDNLGD với hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đặc trưng cho GVLS ở các trường ĐHY phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, thì sẽ nâng cao được năng lực giảng dạy cho đội ngũ GVLS, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐHY hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài vận dụng các tiếp cận: Hệ thống- cấu trúc; lịch sử- logic; tiếp cận thực tiễn; tiếp cận năng lực…để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, cụ thể: Tiếp cận hệ thống- cấu trúc: Các trường ĐHY là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy, nghiên cứu về các trường ĐHY phải đặt trong hệ thống giáo dục quốc dân, cụ thể là với nhu cầu phát triển nhân lực của cả nước, chịu sự tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đồng thời, đội ngũ GVLS chỉ là một bộ phận trong đội ngũ nhà giáo nói chung của các trường ĐHY nên quá trình bồi dưỡng năng lực cho GVLS phải đặt trong quá trình bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên nói chung.
- 10 Tiếp cận lịch sử- logic: Luận án đã tiếp cận, nghiên cứu để tổng quan các công trình nghiên cứu theo các sự kiện lịch sử phát triển của đối tượng nghiên cứu và khái quát hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực và quản lý bồi dưỡng năng lực. Tiếp cận thực tiễn: Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay và với yêu cầu xây dựng đội ngũ giảng viên ở các trường ĐHY. Ngoài các tiếp cận xuyên suốt trong nghiên cứu khoa học nêu trên, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý sẽ vận dụng các tiếp cận đặc thù cho hoạt động quản lý giáo dục sau: Tiếp cận chức năng quản lý: Sử dụng các chức năng quản lý trong xác định nội dung quản lý và đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực cho GVLS. Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực: GVLS là thành phần nguồn nhân lực chủ chốt để thực hiện sứ mạng, mục tiêu đào tạo của các trường ĐHY. Tiếp cận năng lực: Xác định năng lực cần có và các tiêu chí khung năng lực cụ thể đối với giảng viên. Luận án sử dụng tiếp cận năng lực để phân tích, đánh giá các NLGD cơ bản của giảng viên, GVLS làm cơ sở cho quản lý BDNLGD GVLS trong các trường ĐHY. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu lý luận, sách chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài ước, các bài báo khoa học về quản lý, quản lý giáo dục và các tài liệu liênN an đến đề tài nghiên cứu là cơ sở cho việc đề xuất chương trình bồi dưỡng ăng lực nghề nghiệp GVLS và các biện pháp quản lý thực hiện chương rình bồi dưỡng đó. Phân tích, tổng hợp các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới và đội ngũ nhà giáo của Đảng, Nhà nước để làm rõ cơ sở lý luận của các nội dung chỉ đạo có tính hành chính của các văn bản đó.
- 11 Nghiên cứu các văn bản tổng kết về bồi dưỡng giảng viên, phát triển giảng viên ở các trường ĐHY; từ đó rút ra những kết luận có liên quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực cho GVLS. Qua đó, giúp nghiên cứu sinh khái quát, đánh giá và luận giải các quan điểm, tư tưởng có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp trưng cầu ý kiến Khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến khoảng 420 giảng viên, 220 CBQL. Phiếu trưng cầu ý kiến đặt ra những câu hỏi và các phương án trả lời các vấn đề có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu, như nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực GVLS; nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng và quản lý BDNLGD cho GVLS. Từ đó tổng hợp kết quả đối chiếu với thực trạng, tính khả thi của các biện pháp mà nghiên cứu sinh đã đề xuất trong luận án. Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp Tọa đàm, trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục (Ban Giám hiệu, giảng viên, cán bộ Phòng đào tạo, Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục) về các vấn đề NLGD và BDNLGD cho GVLS. Đặc biệt là lấy ý kiến về các nội dung BDNLGD và các biện pháp quản lý hoạt động BDNLGD cho GVLS. Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát trực tiếp các hoạt động giảng dạy của GVLS, các hoạt động học tập của GVLS ở các lớp bồi dưỡng và hoạt động học tập của sinh viên, qua đó có nhận xét về NLGD của GVLS. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Hồi cứu, tổng hợp phân tích hồ sơ, tài liệu tiêu biểu, thi giảng viên dạy giỏi, các báo cáo tổng kết của ngành, của các cơ sở đào tạo, biên bản kết luận các hội nghị liên quan đến bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVLS là các minh chứng về hoạt động bồi dưỡng và quản lý HĐBD năng lực cho GVLS. Phương pháp chuyên gia Tiến hành trao đổi với cán bộ quản lý, giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động quản lý GD&ĐT, nhất là các giảng viên có sáng kiến,
- 12 kinh nghiệm, xin ý kiến một số nhà khoa học về lĩnh vực quản lý GD&ĐT; quản lý kết quả học tập của sinh viên của các trường ĐHY về nội dung BDNLGD và các biện pháp quản lý hoạt động BDNLGD cho GVLS. Phương pháp khảo nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đó. Phương pháp thử nghiệm Đề tài tiến hành thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất để khẳng định thêm một lần nữa tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đó trong thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giảng dạy của GVLS cho biết được trình độ nghiệp vụ, kiến thức, đặc điểm tính cách và khả năng đạt được, khả năng phấn đấu của GVLS ở các trường ĐHY. Nhóm phương pháp hỗ trợ Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng bồi dưỡng năng lực và quản lý bồi dưỡng năng lực cho GVLS. Phương pháp sử dụng phần mềm tin học: Sử dụng phần mềm tin học để biểu thị các số liệu dưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ,... giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy. 6. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng cơ sở lý luận của việc quản lý BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY hiện nay. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế trong quản lý BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY làm cơ sở thực tiễn cho đề xuất các biện pháp quản lý BDNLGD cho GVLS. Đề xuất và khẳng định tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp quản lý BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ĐHY.
- 13 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp bổ xung, cụ thể hóa lý luận về quản lý, quản lý giáo dục nói chung, quản lý BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY. Những đóng góp đó có thể xây dựng thành tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy ở các trường ĐHY hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Cùng với đóng góp lý luận, kết quả điều tra khảo sát sẽ cung cấp những nhận định và số liệu trung thực giúp cho các chủ thể quản lý ở các trường ĐHY nhận rõ, đánh giá đúng chất lượng, hiệu quả BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY để có cơ chế chính sách phù hợp tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực GVLS. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 14 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực cho giáo viên, giảng viên 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giảng viên, mà công tác bồi dưỡng nhà giáo được đặc biệt coi trọng. Nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, năng lực sư phạm, ở các nước trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, công tác bồi dưỡng giảng viên được đặt ở nội dung chủ yếu, bởi giảng viên là nhân vật trung tâm của mọi chương trình cải cách, cải tổ và đổi mới giáo dục. Tác giả Tsunesaburo Makiguchi (Nhật Bản) khi nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng, đã đánh giá cao vai trò của hình thức tự học; tự học được xem là một phẩm chất quan trọng của nhà giáo và ông cho rằng “truyền đạt tri thức không phải và không bao giờ là mục đích của giáo dục. Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào tay mỗi người họcˮ và cũng xây dựng tiêu chuẩn cho nhà giáo có năng lực rất khắt khe: Theo đó, tiêu chuẩn để qua chương trình tập sự được rải trong một năm học, với tổng số thời gian tối thiểu 90 ngày; trong đó 60 ngày tập sự giảng dạy tại trường, được đồng nghiệp tư vấn chỉ dẫn; hơn 30 ngày tham dự các buổi giảng bài, hội thảo, thực hành; 5 ngày tập huấn ở các trung tâm giáo dục hoặc các cơ sở giáo dục ngoài trường. Các tác giả Rayja Roy Singh, S. P Sharma và Shakti Ahmed [86] khi nghiên cứu cũng đánh cao việc học thường xuyên, học suốt đời, đề cao vai trò chuyên gia, cố vấn và cho rằng quá trình tự bồi dưỡng của giảng viên là hình thức dạy học có hiệu quả, trong đó tính tích cực và độc lập tư duy của người
- 15 học là cơ sở để học tập có hiệu quả cao. Ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, có nhiều công trình nghiên cứu về BDNLGD. Công trình của X.I.Kixegof, N.V.Kuzmina, F.N.Gonobolin, B.P.Exipov…đưa ra cả một hệ thống lý luận và kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp cho giảng viên, các tác giả cho rằng bản chất hoạt đồng bồi dưỡng chính là hoạt động tự tìm tòi, tự khám phá. Ở các nước phương Tây và Mỹ, các tác giả J.Watson (1926), A.Pojoux (1926), F.Skinner (1963), nhóm “Phi Delta Kappan” đại học Stanford (Mỹ), khi nghiên cứu lại đề cập đến huấn luyện các kỹ năng, kỹ thuật giảng dạy của người giảng viên đứng lớp, có thể xem tương ứng với năm bước lên lớp và có thể dùng để đánh giá đối với giảng viên [130].Trong nghiên cứu của Hannele Niemi và Ritva Jakku-Sihvonen (Phần Lan) [121], các tác giả đã mô tả, phân tích chi tiết và khảng định những thay đổi trong cấu trúc, nội dung chương trình BDGV có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các tác giả như Bulach, Clêt- Pickett, Mark E Anderson, Sergiovani, David Dean, Leverme Barret (Anh), Edgar Yoder, Mc Pherson, Wynne (Mỹ), lại tập trung nghiên cứu vào các lỗi lầm dễ mắc của các nhà quản lý như: kĩ năng quan hệ con người, quan hệ nội bộ kém; thiếu khả năng nhìn nhận, thất bại trong lãnh đạo và ngăn chặn các mâu thuẫn, thiếu khả năng tạo động lực cho đội ngũ, tìm ra nguyên nhân và xác định chủ yếu là do các chương trình đào tạo, bồi dưỡng họ những vấn đề cần thiết của công tác quản lý... [113]. Các tác giả Harold Koontz, Barret và Yoder (Mĩ), A.Kisel (Đức), E.Ribaraca (Bungari), Mc Pherson, Wynne, LT.Ôgôrônhicôp, Iu.Kbabanxki (Liên Xô cũ), John Wlutmorre (Anh), ... Ở những góc độ khác nhau khi nghiên cứu, các tác giả đều nhấn mạnh về vấn đề phát huy tính tích cực của người học. Các phương pháp thảo luận nhóm, dựng cảnh, tình huống, mô phỏng, thực hành, chia sẻ kinh nghiệm,... hay tổ chức cho học viên thăm quan, thực tập tại các cơ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 29 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 237 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 32 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 32 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 37 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
207 p | 34 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn