Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh giáo dục đổi mới hiện nay
lượt xem 16
download
Luận án "Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh giáo dục đổi mới hiện nay" đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh giáo dục đổi mới hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- PHAN TRỌNG ĐÔNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- PHAN TRỌNG ĐÔNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN TS. NGUYỄN THỊ THANH HÀ NỘI - 2023
- ` i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Phan Trọng Đông
- ` ii LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và triển khai đề tài luận án “Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh giáo dục đổi mới hiện nay” theo chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ các thầy cô giáo là Lãnh đạo, giảng viên và cán bộ của Học Viện quản lý giáo dục. Tự trong tâm thức, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo là Lãnh đạo Học viện; giảng viên, cán bộ các Khoa/Phòng/ban thuộc Học viện quản lý giáo dục. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời chân thành cảm ơn đến GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến; TS. Nguyễn Thị Thanh là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu khoa học và luôn theo sát, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An; các đồng chí hiệu trưởng, hiệu phó, đồng nghiệp các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, thực nghiệm, thử nghiệm các nội dung của đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè,…đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi làm nghiên cứu sinh. Tác giả luận án Phan Trọng Đông
- ` iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý GD Giáo dục GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HĐXD Hoạt động xây dựng HS Học sinh NV Nhân viên PHHS Phụ huynh học sinh QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục THPT Trung học phổ thông VH Văn hóa VHNT Văn hóa nhà trường VHTC Văn hóa tổ chức
- ` iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... iii MỤC LỤC....................................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG....................................................................................................... ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. xi DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................... xii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY................................................................ 11 1.1. Tổng quan các nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 11 1.1.1. Nghiên cứu về văn hóa nhà trường.................................................................... 11 1.1.2. Nghiên cứu về hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ................................. 15 1.1.3. Nghiên cứu về quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường .................... 17 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài .......................................................................... 20 1.2.1. Văn hóa, văn hóa nhà trường, nhà trường trung học phổ thông, văn hóa nhà trường trung học phổ thông ................................................................................... 20 1.2.2. Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông ....................... 24 1.2.3. Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông .......... 25 1.3. Những vấn đề lý luận về văn hóa nhà trường và xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông ........................................................................................ 27 1.3.1. Vai trò của văn hóa nhà trường trung học phổ thông ....................................... 27 1.3.2. Đặc điểm cơ bản của nhà trường trung học phổ thông .................................... 31 1.3.3. Cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường trung học phổ thông ............... 33 1.3.4. Tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường trung học phổ thông ............................ 46 1.4. Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông ............................... 48 1.4.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục .................................................................................. 48 1.4.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ..................... 51 1.4.3. Những yêu cầu đặt ra đối với xây dựng và quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục .............. 52
- ` v 1.5. Nội dung hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............................................................................... 55 1.5.1. Hoạt động kế thừa, duy trì và phát triển những giá trị văn hóa đã có ............. 56 1.5.2. Hoạt động xây dựng các giá trị văn hóa mới .................................................... 62 1.6. Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ................................................................................. 70 1.6.1. Vai trò của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông đối với việc quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............... 70 1.6.2. Nội dung quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ........................................................................ 74 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông ........................................................................................ 82 1.7.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................... 82 1.7.2. Các yếu tố khách quan ....................................................................................... 87 Kết luận chương 1 ........................................................................................................ 91 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY .................... 92 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục cấp trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ................................................................................................................. 92 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - văn hóa- xã hội tỉnh Nghệ An........ 92 2.1.2. Đặc điểm giáo dục - đào tạo cấp trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ............. 93 2.2. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng và quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh nghệ An ........ 94 2.2.1. Mục đích, nội dung khảo sát .............................................................................. 94 2.2.2. Phương pháp, công cụ khảo sát ......................................................................... 95 2.2.3. Địa bàn và đối tượng khảo sát ........................................................................... 95 2.2.4. Thời gian khảo sát .............................................................................................. 99 2.2.5. Phương pháp phân tích kết quả khảo sát ........................................................... 99 2.3. Thực trạng biểu hiện văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay .......................................................... 100 2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ................. 100 2.3.2. Thực trạng mức độ biểu hiện các thành tố của văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ................. 101
- ` vi 2.4. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ............................. 125 2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ........................................................................................................................ 125 2.4.2. Thực trạng hoạt động xây dựng các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ................................................................................................................. 126 2.4.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay............ 132 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ...................... 133 2.5.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh hiện nay........ 133 2.5.2. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An............................................................................... 136 2.5.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ................................................................... 139 2.5.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ............................................................ 143 2.5.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý hoạt động xây dựng và duy trì, phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ............. 146 2.5.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An............................................................................... 148 2.6. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh hiện nay ........ 150 2.6.1. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ................................................. 150 2.6.2. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ............................................. 154 Kết luận chương 2 ...................................................................................................... 157 Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ..................................................... 158 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ................................................................................................................ 158 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý....................................................................... 158
- ` vii 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học .................................................................... 159 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................... 159 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................................... 159 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..................................................................... 159 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ....................................................................... 159 3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay .... 160 3.2.1. Giải pháp 1: Chỉ đạo thiết lập quy trình quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ......... 160 3.2.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển văn hóa nhà trường trung học phổ thông đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay .............................. 167 3.2.3. Giải pháp 3: Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay .................................. 171 3.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ......................................................................................................... 179 3.2.5. Giải pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng triển khai các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông.................................. 185 3.2.6. Giải pháp 6: Tổ chức xây dựng không gian văn hóa nhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay................................................... 190 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ......................................................................... 195 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất ................. 196 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm....................................................................................... 196 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ....................................................................................... 197 3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm ..................................................................................... 197 3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm................................................................................. 197 3.4.5. Cách thức tiến hành............................................................................................ 197 3.4.6. Kết quả khảo nghiệm ......................................................................................... 198 3.4.7. Đánh giá kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi .................................... 203 3.5. Thử nghiệm .......................................................................................................... 204 3.5.1. Mục đích thử nghiệm ......................................................................................... 204 3.5.2. Giả thuyết thử nghiệm........................................................................................ 204 3.5.3. Phương pháp thực hiện thử nghiệm ................................................................... 204 3.5.4. Nội dung thử nghiệm ......................................................................................... 205 3.5.5. Phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm ........................................................ 205
- ` viii 3.5.6. Cách thức thực hiện ........................................................................................... 207 3.5.7. Tiến hành thử nghiệm ........................................................................................ 208 3.5.8. Phân tích kết quả thử nghiệm ............................................................................. 212 Kết luận chương 3 ...................................................................................................... 217 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 218 1. Kết luận .................................................................................................................... 218 2. Khuyến nghị ............................................................................................................. 219 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 222 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............................. 229 PHỤ LỤC
- ` ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê đặc điểm nhà trường và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại 15 trường khảo sát tỉnh Nghệ An năm học 2019 - 2020 ...................................................................................... 96 Bảng 2.2. Tổng hợp mẫu khảo sát .................................................................... 97 Bảng 2.3. Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu....................................... 98 Bảng 2.4. Đánh giá tầm quan trọng của VHNT trung học phổ thông .............. 100 Bảng 2.5. Đánh giá mức độ biểu hiện về logo, biểu tượng của nhà trường...... 102 Bảng 2.6. Đánh giá mức độ biểu hiện về khẩu hiệu, phương châm làm việc ... 103 Bảng 2.7. Đánh giá mức độ biểu hiện về kiến trúc của nhà trường ................. 104 Bảng 2.8. Đánh giá mức độ biểu hiện về không gian, cảnh quan của nhà trường ............................................................................................. 105 Bảng 2.9. Đánh giá mức độ biểu hiện về trang phục của nhà trường............... 108 Bảng 2.10. Đánh giá mức độ biểu hiện hệ giá trị của nhà trường ...................... 110 Bảng 2.11. Đánh giá mức độ biểu hiện về thái độ đối với việc thực thi nhiệm vụ ........................................................................................ 113 Bảng 2.12. Đánh giá mức độ biểu hiện về thái độ đối với cái mới, đối với sự thay đổi của nhà trường hiện nay .................................................... 114 Bảng 2.13. Đánh giá mức độ chuyên nghiệp trong thực thi công việc của nhà trường............................................................................................. 115 Bảng 2.14. Đánh giá mức độ biểu hiện về quy trình, thủ tục trong giải quyết công việc của nhà trường................................................................ 116 Bảng 2.15. Đánh giá mức độ biểu hiện về hành vi ứng xử của cán bộ quản lý .. 117 Bảng 2.16. Đánh giá mức độ biểu hiện về hành vi ứng xử của giáo viên, cán bộ nhân viên ................................................................................... 118 Bảng 2.17. Đánh giá mức độ biểu hiện về hành vi ứng xử tích cực của HS ...... 119 Bảng 2.18. Đánh giá mức độ biểu hiện về hành vi ứng xử tiêu cực của học sinh .. 120 Bảng 2.19. Đánh giá mức độ biểu hiện về việc chia sẻ thông tin của nhà trường trung học phổ thông ............................................................ 122 Bảng 2.20. Đánh giá mức độ hoạt động xây dựng các giá trị văn hóa vật chất .. 127 Bảng 2.21. Đánh giá về thực trạng hoạt động xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần ......................................................................................... 130 Bảng 2.22. Mức độ nhận biết về quản lý hoạt động xây dựng giá trị văn hóa nhà trường ...................................................................................... 134
- ` x Bảng 2.23. Mức độ thực hiện nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng các giá trị văn hóa trong trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ......................................................................................... 147 Bảng 2.24. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động xây dựng văn hóa trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ............. 151 Bảng 2.25. Mức độ ảnh hưởng của cơ sở vất chất đến quản lý hoạt động xây dựng văn hóa trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ................ 152 Bảng 2.26. Mức độ ảnh hưởng năng lực quản lý của Lãnh đạo nhà trường đến quản lý hoạt động xây dựng văn hóa trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ........................................................................ 153 Bảng 2.27. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý hoạt động xây dựng văn hóa trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ........................................................................................ 155 Bảng 3.1. Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường trung học phổ thông ........ 172 Bảng 3.2. Đánh giá kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp....... 198 Bảng 3.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp ......... 201 Bảng 3.4. Mức độ hiểu biết/kiến thức và kỹ năng thực hành của giáo viên về văn hóa nhà trường, xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông trước thử nghiệm ........................................................... 213 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá mức độ hiểu biết/kiến thức của giáo viên về văn hóa nhà trường, xây dựng và quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông và kỹ năng cần thiết sau thử nghiệm ..................................................................................... 214
- ` xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Cấu trúc văn hóa nhà trường theo mô hình tảng băng của Frank Gonzales ......................................................................................... 33 Biểu đồ 1.2. Cấu trúc văn hóa nhà trường trung học phổ thông ........................... 35 Biểu đồ 2.1. Đánh giá mức độ biểu hiện về mục tiêu, tầm nhìn của nhà trường .... 109 Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ biểu hiện phong cách quyết đoán của lãnh nhà trường ........................................................................................... 111 Biểu đồ 2.3. Đánh giá mức độ biểu hiện phong cách lãnh đạo dân chủ của nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An .............................. 112 Biểu đồ 2.4. Đánh giá mức độ biểu hiện về phương pháp truyền thông của nhà trường .................................................................................... 124 Biểu đồ 2.5. Đánh giá tầm quan trọng của hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An..................................... 126 Biểu đồ 2.6. Đánh giá tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ........ 135 Biểu đồ 2.7. Mức độ thực hiện nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động kế thừa, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa phù hợp đã có tại nhà trường THPT tỉnh Nghệ An.................................................... 137 Biểu đồ 2.8. Mức độ thực hiện nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động xây dựng các giá trị văn hóa mới tại nhà trường THPT tỉnh Nghệ An ..... 139 Biểu đồ 2.9. Mức độ thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động kế thừa, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa phù hợp đã có của nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ........................ 141 Biểu đồ 2.10. Mức độ thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động xây dựng giá trị văn hóa mới trường THPT tỉnh Nghệ An ............ 142 Biểu đồ 2.11. Mức độ thực hiện chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động kế thừa, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa phù hợp đã có của nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An ........................ 144 Biểu đồ 2.12. Mức độ thực hiện chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động xây dựng văn hóa mới của nhà trường THPT tỉnh Nghệ An.......... 145 Biểu đồ 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp theo thứ bậc Trung bình .............................................................................................. 199 Biểu đồ 3.2. Đánh giá mức độ cần thiết và rất cần thiết của các giải pháp ......... 200 Biểu đồ 3.3. Đánh giá mức độ khả thi theo thứ bậc trung bình .......................... 202
- ` xii Biểu đồ 3.4. Đánh giá mức độ khả thi và rất khả thi của các giải pháp .............. 203 Biểu đồ 3.5. Đánh giá kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất..................................................................... 203 Biểu đồ 3.6. Kết quả đánh giá mức độ hiểu biết và kỹ năng thực hành của giáo viên về xây dựng văn hóa nhà trường trước và sau thử nghiệm ........ 215 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng và các lực lượng giáo dục trong việc phát triển văn hóa nhà trường THPT ...................................................................................... 70 Sơ đồ 3.1. Quy trình quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông .............................................................. 164
- ` 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng văn hóa là con đường ngắn nhất để giúp mỗi quốc gia phát triển bền vững và theo kịp với sự tiến bộ của văn minh nhân loại. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, điều này được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021) đã xác định: “Tập trung khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc. Chú trọng xây dựng chính sách, cơ chế và tinh thần công hiến vì mọi người dân và đất nước Việt Nam. Phát huy tối đa yếu tố con người, coi đây là trung tâm, chủ thể và là nguồn lực của sự phát triển. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị hiện đại và truyển thống. Xây dựng và phát triển đồng bộ, hài hòa các lĩnh vực, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa một cách phong phú, đa dạng trên cơ sở phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân lại để văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế”. Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã chỉ rõ đối với ngành giáo dục cần phải giáo dục văn hoá tạo ra những con người vừa có đức vừa có tài để phục vụ đất nước:“Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [37]; Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, Cương lĩnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam [36]. Trong đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” được thủ tướng chính phủ ban hành quyết định ngày 03/10/2018 đã nhấn mạnh đến mục tiêu, chú trọng tăng cường xây dựng, hình thành văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo ra những thay đổi, chuyển biến tích cực căn bản về ứng xử văn hóa của nhà giáo, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên để hoàn thiện nhân cách,
- ` 2 lối sống, văn hóa, phát triển năng lực, xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng con người Việt Nam nhân ái, yêu nước, nghĩ tình, trung thực, đoàn kết, cần cù và sáng tạo” [52]. Quan điểm, chủ trương này nhất quán với quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa học đường nói riêng của nước ta từ trước đến này. Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh đổi mới hiện nay, văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề được cả xã hội quan tâm, có tầm quan trọng đặc biệt. Văn hóa nhà trường bao gồm toàn bộ niềm tin, giá trị, thói quen và truyền thống được các thành viên thừa nhận và thể hiện màu sắc văn hóa truyền thống của nhà trường đó. VHNT có vị trí quan trọng trong sự hình thành và phát triển của nhà trường, lan tỏa trực tiếp đến các thành viên trong nhà trường. Đối với giáo viện, văn hóa tạo nên môi trường của sự hợp tác, chia sẻ, môi trường học tập chuyên môn và phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong tập thể, tạo thành một tổ chức gắn kết, chia sẻ và biết học hỏi. Đối với học sinh, văn hóa sẽ tạo ra một bầu không khí học tập tích cực, HS được tôn trọng, tự tin, thoải mái, được thừa nhận và cảm thấy mình có giá trị. HS thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực khám phá và tích cực tương tác với GV, bạn bè. HS tích cực học tập để đem lại thành tích cho nhà trường, cho gia đình và xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hỗ trợ với bạn bè, tôn trọng thầy cô giáo, và xác định rõ mục tiêu trong học tập của bản thân. Điều đó cho thấy VHNT tạo ra những giá trị về vật chất và tinh thần to lớn, góp phần thay đổi môi trường và đưa nhà trường phát triển bền vững. Hiện nay, quản lý hoạt động xây dựng VHNT có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp QL, đặc biệt là sự chủ động, tâm huyết cầu thị của các nhà trường, trong đó có vai trò quan trọng của người lãnh đạo, QL nhà trường bởi chính họ là người định hướng và quản lý hoạt động xây dựng VHNT từ việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường đến lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động nhằm giúp xây dựng văn hoá nhà trường tạo điều kiện cho việc QL nhà trường hiệu quả, giúp gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa cốt lõi của một nhà trường, duy trì những giá trị truyền thống tốt đẹp và ngăn chặn được những ảnh hưởng tiêu cực từ phía môi trường xã hội, vì vậy nhà quản lý cần có những kiến thức, kỹ năng và năng lực để thực hiện các hoạt động quản lý hiệu quả, nhằm tạo dựng và duy trì văn hóa tích cực trong nhà trường.
- ` 3 Ở Việt Nam đang tiến hành CHN - HĐH đất nước, những năm gần đây sự hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng đem lại nhiều tác động to lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông cũng phần nào tác động tiêu cực đến các hoạt động giáo dục - đào tạo của nhà trường. Các biểu hiện như chất lượng giáo dục còn hạn chế; cơ sở vật chất của nhiều nhà trường còn nghèo nàn, lạc hậu; đạo đức của một bộ phận HS và GV xuống cấp (như các hành vi chơi cờ bạc, nghiện hút, vi phạm nội quy học tập của nhà trường, bạo lực học đường như học trò tấn công thầy giáo, hiện tượng phụ huynh đánh GV ngay trong trường học; GV thô bạo với HS bằng lời nói, hành động; Ghành vi công kích, tẩy chay, gây áp lực tâm lý trong môi trường hiện thực và cả không gian mạng xã hội,…) phần nào đã thể hiện VHNT còn nhiều bất cập cần được giải quyết. Tại hội thảo quốc gia“Xây dựng môi trường văn hóa học đường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, ngày 17/10/2018, của Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An phối hợp với Công đoàn Trường Đại học Vinh tổ chức đã chỉ ra thực trạng khi khảo sát sơ bộ và thống kê trên địa bàn tỉnh Nghệ An với 22 trường, 43 lớp, trực tiếp lấy ý kiến qua phiếu khảo sát đối với 295 GV và 1.494 HS từ lớp 3 đến lớp 12 cho thấy: Đang có sự suy giảm về đạo đức trong HS phổ thông theo thời gian, cấp học. Càng lên cấp học trên, tỉ lệ HS hạnh kiểm tốt giảm xuống, thay vào đó là tỉ lệ hạnh kiểm trung bình và yếu tăng, hiện tượng“Trên lớp thì trò không sợ thầy, không kính thầy; ra đường người già sợ trẻ nhỉ; về nhà cha, mẹ nịnh con cái” diễn ra nhiều hơn. Trong khi đó, nhận thức của GV về vấn đề học đường, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, hành vi ứng xử trên không gian mạng của HS cũng chưa được đầy đủ, kịp thời với không gian văn hóa mạng đa dạng như nhiện nay. Nhiều GV khi được hỏi về văn hóa học đường tỏ ra lúng túng, chưa nhận thức sâu sắc về vấn đề này, điều đó làm ảnh hưởng đến việc tuyên truyền giáo dục học đường cho HS tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh hiện nay. Trong hội thảo có 08 ý kiến phát biểu trực tiếp và 25 ý kiến gửi bằng văn bản về cho Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An của các nhà khoa học, các đại biểu chỉ ra những bất cập còn hạn chế trong công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tỉnh Nghệ An hiện nay như: Khâu lập kế hoạch còn chưa bám sát thực tiễn, chưa đầy đủ được hết nội dung; Công tác chỉ đạo, kiểm tra đánh giá chưa thật sự sát sao,...cần có các biện pháp để “Xây dựng môi trường văn hóa học đường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
- ` 4 Hiện nay, công tác xây dựng văn hóa nhà trường nói chung và nhà trường THPT nói riêng tại tỉnh Nghệ An chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến. Đặc biệt là kể từ năm 2018 đến nay khi Việt Nam áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông mới thì nội dung, hình thức giáo dục đã có sự thay đổi, kéo theo đó văn hóa nhà trường cũng cần thay đổi cho phù hợp với mục tiêu giáo dục chung của nhà trường, của đất nước. Hơn nữa, đại dịch Covid vừa qua làm cho HS được tiếp cận giáo dục trên nền công nghệ thông tin nhiều, ảnh hướng của hành vi ứng xử văn hóa trên không gian mạng là rất lớn. Trong khoảng thời gian gần đây, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào tại tỉnh Nghệ An về quản lý xây dựng, phát triển văn hóa phù hợp với bối cảnh giáo dục hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu quản lý HĐXD văn hóa của các trường trung học phổ thông ở nước ta hiện nay cũng như tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết, vì vậy đề tài “Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” cần được đặt ra để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và qua quá trình khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông dựa trên những cách tiếp cận nào? Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi, bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa ứng xử của các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là học sinh, vì vậy cần những yêu cầu gì đối với quản lý hoạt xây dựng văn hóa nhà trường THPT và các yếu tố nào có thể tác động đến quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT?
- ` 5 4.2. Trước bối cảnh đổi mới giáo dục và sự phát triển của xã hội hiện nay thì văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An diễn ra như thế nào và thực trạng quản lý các hoạt động xây dựng văn hóa đó có những ưu điểm, hạn chế nào? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng VHNT ở tỉnh Nghệ An. 4.3. Để nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay thì các nhà quản lý giáo dục cần áp dụng những giải pháp nào? 5. Giả thuyết khoa học Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực văn hóa xã hội nói chung và văn hóa tại các trường THPT nói riêng. Các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok,...đã trở thành hiện tượng văn hóa mới, chứa đựng nhiều thông tin, văn hóa đa dạng, phong phú mang cả các giá trị tích cực lẫn giá trị tiêu cực và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa của học sinh. Trong quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT hiện nay hiệu quả cần xác định được vai trò chủ trì, phối hợp của các bên tham gia trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc kế thừa, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa đã có; xây dựng các giá trị văn hóa mới đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT phù hợp với yêu cầu của ngành và chính quyền, với đặc điểm của nhà trường và địa phương, với đội ngũ giáo viên và học sinh thì sẽ xây dựng được văn hóa tích cực tại các trường THPT ở tỉnh Nghệ An, góp phần giáo dục phẩm chất học sinh theo yêu cầu trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng VHNT ở các trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 6.2. Khảo sát thực trạng VHNT và quản lý HĐXD văn hóa nhà trường THPT ở tỉnh Nghệ An, làm rõ các kết quả đạt được cũng như những hạn chế, đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó để có các giải pháp khắc phục. 6.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT tại tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 6.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Thử nghiệm 01 giải pháp đã đề xuất.
- ` 6 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Luận án xác định chủ thể thực hiện các biện pháp là Hiệu trưởng các trường THPT để triển khai các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. 7.2. Về đối tượng khảo sát - Khảo sát CBQL, GV, PHHS, HS tại các trường THPT tỉnh Nghệ An. - Hình thức khảo sát: Phiếu hỏi, Phỏng vấn sâu. 7.3. Về địa bàn nghiên cứu Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Trường THPT Diễn Châu II, Diễn Châu III, Diễn Châu V, Nghi Lộc III, Quỳ Hợp II, Quỳnh Lưu I, Quỳnh Lưu IV, Nguyễn Xuân Ôn, Hà Huy Thập, Lê Viết Thuật, Anh Sơn I, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Cảnh Chân, Đô Lương I và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An. 7.4. Về thời gian nghiên cứu Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu trong 3 năm gần đây từ năm 2019 đến năm 2022. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Các tiếp cận trong nghiên cứu 8.1.1. Tiếp cận hệ thống Trường THPT là một bộ phận nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý của hệ thống giáo dục Việt Nam và VHNT là một dạng của văn hóa tổ chức nên nó mang các đặc trưng của văn hóa tổ chức. Do vậy, quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT là quản lý một hệ thống bao gồm nhiều nội dung, nhiều thành tố có quan hệ biện chứng với nhau, bị chi phối bởi các yếu tố môi trường, bối cảnh đổi mới giáo dục. Văn hóa nhà trường THPT được xây dựng, tạo lập bởi giá tinh thần và giá trị vật chất, đây là các giá trị có mối quan hệ gắn kết, hỗ trợ nhau để tạo nên bản sắc riêng của nhà trường. Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường THPT bao gồm nhiều hoạt động làm thay đổi, phát huy các giá trị văn hóa này. Để quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường hiệu quả, cần đặc biệt quan tâm, phát huy tốt đến các hoạt động đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 30 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 239 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 37 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 29 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn