intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan: Nghiên cứu trường hợp các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:273

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan: Nghiên cứu trường hợp các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam" nhằm góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam, và đề xuất định hướng giải pháp nhằm giảm thiểu bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan: Nghiên cứu trường hợp các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÙI ĐỨC DŨNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÙI ĐỨC DŨNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ (KHOA HỌC QUẢN LÝ) Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN THỊ VÂN HOA HÀ NỘI, NĂM 2024
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh (ký và ghi rõ họ tên) Bùi Đức Dũng
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ................................................................................................................................... i MỤC LỤC............................................................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG HÌNH ............................................................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 10 1. Sự cần thiết của đề tài luận án ............................................................................10 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án .....................................................14 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................14 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................16 5. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................19 6. Kết cấu của luận án..............................................................................................20 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................... 21 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến đào tạo đại học và chương trình đào tạo .....21 1.2. Nghiên cứu về các bên liên quan đến chương trình đào tạo .........................24 1.3. Nghiên cứu về bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo...................28 1.4. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................32 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 34 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN ..................... 35 2.1. Chương trình đào tạo đại học ..........................................................................35 2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................35 2.1.2. Nguyên tắc và nội dung xây dựng chương trình đào tạo ..............................37 2.1.3. Các bên liên quan đến chương trình đào tạo đại học ....................................38 2.2. Thông tin về chương trình đào tạo đại học.....................................................39 2.2.1. Nội dung thông tin về chương trình đào tạo đại học ....................................39 2.2.2. Hình thức và nguồn cung cấp thông tin về chương trình đào tạo đại học ....40 2.3. Bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan ....................................................................................................................41
  5. iii 2.3.1. Nội hàm ........................................................................................................41 2.3.2. Đặc điểm và hệ quả của bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học .....................................................................................................................42 2.3.3. Tiêu chí đánh giá bất cân xứng thông tin trong chương trình đào tạo đại học....45 2.3.4. Phương pháp và cách thức giải quyết bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan ...................................................................47 2.3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học đối với các bên liên quan .................................................................................50 2.4. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong quản lý giảm thiểu bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học. ..................................................55 2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .................................................55 2.4.2. Bài học cho Việt Nam...................................................................................61 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 62 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 63 3.1. Bối cảnh nghiên cứu ..........................................................................................63 3.1.1. Thực trạng đào tạo đại học tại Việt Nam giai đoạn 2013-2023 ...................63 3.1.2. Thực trạng về tự chủ đào đạo đại học ở các trường đại học công lập ..........63 3.1.3. Yêu cầu cung cấp thông tin về chương trình đào tạo đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ...............................................................................................................66 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................70 3.2.1. Quy trình điều tra ..........................................................................................70 3.2.2. Thiết kế phiếu điều tra ..................................................................................71 3.2.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................74 3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................75 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................................. 79 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VỀ THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM................................................ 80 4.1. Mô tả mẫu điều tra và kiểm định thang đo ....................................................80 4.1.1. Mô tả mẫu điều tra ........................................................................................80 4.1.2. Kiểm định thang đo ......................................................................................82
  6. iv 4.2. Thực trạng cung cấp thông tin về chương trình đào tạo đại học tại các trường đại học công lập tự chủ ............................................................................................83 4.2.1. Nội dung thông tin công khai .......................................................................84 4.2.2. Hình thức và thời gian công khai thông tin ..................................................88 4.2.3. Sử dụng các phương tiện để cung cấp thông tin ...........................................89 4.3. Thực trạng bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam ......................90 4.3.1. Thực trạng bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa trường đại học và sinh viên ......................................................................................................90 4.3.2. Thực trạng bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa trường đại học và nhà tuyển dụng ............................................................................................97 4.3.3. Thực trạng bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa trường đại học và cán bộ quản lý và giảng viên .....................................................................103 4.3.4. Thực trạng bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa trường đại học và phụ huynh học sinh ...................................................................................107 4.4. Tác động nghịch của bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa trường đại học với các bên liên quan ...................................................................118 4.4.1. Thực trạng tỷ lệ SV chậm tốt nghiệp, thôi học ...........................................118 4.4.2. Mức độ hài lòng chung của các bên liên quan về cung cấp thông tin chương trình đào tạo tại các trường đại học công lập tự chủ.............................................120 4.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin giữa các bên liên quan về chương trình đào tạo đại học tại trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam ..123 4.5.1. Nguyên nhân thuộc về các trường đại học .................................................123 4.5.2. Nguyên nhân thuộc bên ngoài trường đại học ............................................127 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 131 CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VỀ THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM ............ 132 5.1. Xu hướng ảnh hưởng đến phát triển giáo dục đại học và bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ đến năm 2030........................................................................................132 5.1.1. Xu hướng quốc tế .......................................................................................132 5.1.2. Xu hướng trong nước..................................................................................135
  7. v 5.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển giáo dục đại học và giảm bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ ..........................................................................................136 5.2.1. Quan điểm ...................................................................................................137 5.2.2. Mục tiêu ......................................................................................................137 5.3. Định hướng phát triển giáo dục đại học và giảm bất cân xứng thông tin về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ. .....139 5.4. Giải pháp giảm bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam..............141 5.4.1. Đổi mới tư duy lãnh đạo của trường đại học về cung cấp thông tin chương trình đào tạo đại học với các bên liên quan. .........................................................142 5.4.2. Khai thác có hiệu quả hệ thống quản trị thông tin chương trình đào tạo ...143 5.4.3. Nâng cao năng lực truyền thông trong cung cấp thông tin về chương trình đào tạo với các bên liên quan ......................................................................................144 5.4.4. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho quản trị thông tin chương trình đào tạo trong trường đại học..............................................................................................147 5.4.5. Chuẩn hoá, đa dạng hóa nội dung và hình thức cung cấp thông tin chương trình đào tạo phù hợp với từng bên liên quan .......................................................147 5.5. Khuyến nghị.....................................................................................................153 5.5.1. Khuyến nghị với Bộ GD&ĐT ....................................................................153 5.5.2. Khuyến nghị nhà tuyển dụng ......................................................................155 5.5.3. Khuyến nghị học sinh, sinh viên ................................................................155 5.5.4. Khuyến nghị cán bộ quản lý và giảng viên ................................................156 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 157 KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................. 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 161 PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 173
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT KÝ HIỆU VIẾT TẮT CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ 1 BCX TT Bất cân xứng thông tin 2 CBQL&GV Cán bộ quản lý và giảng viên 3 CMCN Cách mạng công nghiệp 4 CTĐT Chương trình đào tạo 5 ĐH Đại học 6 ĐHQG Đại học Quốc gia 7 DN Doanh nghiệp 8 ĐTĐH Đào tạo đại học 9 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 10 GDĐH Giáo dục đại học 11 GDP Thu nhập quốc nội 12 HĐT Hội đồng trường 13 KHCN Khoa học công nghệ 14 KT-XH Kinh tế - xã hội 15 NCKH Nghiên cứu khoa học 16 NCS Nghiên cứu sinh 17 NSLĐ Năng suất lao động 18 NSNN Ngân sách nhà nước 19 PHHS Phụ huynh học sinh 20 QLNN Quản lý nhà nước 21 R&D Nghiên cứu và phát triển 22 SV Sinh viên 23 THPT Trung học phổ thông 24 TP Thành phố 25 TTLĐ Thị trường lao động 26 WB Ngân hàng thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về bên liên quan đến CTĐT ĐH .......................26 Bảng 3.1: Tổng quan nội dung thông tin của chương trình đào tạo ............................72 Bảng 3.2: Cấu trúc bảng hỏi ........................................................................................73 Bảng 3.3: Quy mô mẫu điều tra...................................................................................75 Bảng 4.1: Quy mô mẫu điều tra sinh viên ...................................................................80 Bảng 4.2: Quy mô mẫu điều tra nhà tuyển dụng .........................................................81 Bảng 4.3: Quy mô mẫu điều tra cán bộ và giảng viên ................................................81 Bảng 4.4: Quy mô mẫu điều tra học sinh và phụ huynh học sinh ...............................82 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha.........................................................82 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha.........................................................83 Bảng 4.7: Nội dung công khai thông tin theo quy định của Thông tư 36/2017/TT- BGDĐT tại 3 trường ĐH công lập tự chủ trong mẫu nghiên cứu .............87 Bảng 4.8: Hình thức và thời gian công khai thông tin theo quy định của Thông tư 36/2017/TT-Bộ GD&ĐT tại 3 trường ĐH thuộc mẫu nghiên cứu ............88 Bảng 4.9: Xếp hạng điểm trung bình của các thang đo về tầm quan trọng và mức độ tiếp cận của thông tin về CTĐT đối với sinh viên ............................................93 Bảng 4.10: Điểm trung bình về mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật và sự hài lòng đối với thông tin được cung cấp về CTĐT đối với sinh viên ................................95 Bảng 4.11: Xếp hạng điểm trung bình của các thang đo về tầm quan trọng và mức độ tiếp cận của thông tin về CTĐT đối với nhà tuyển dụng ...........................99 Bảng 4.12: Điểm trung bình về mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật và sự hài lòng đối với thông tin được cung cấp về CTĐT đối với nhà tuyển dụng ....................101 Bảng 4.13: Xếp hạng điểm trung bình của các thang đo về tầm quan trọng và mức độ tiếp cận của thông tin về CTĐT đối với CBQL&GV ..............................103 Bảng 4.14: Tỷ lệ CBQL&GV không quan tâm nhiều nhất tại 3 trường đại học ........104 Bảng 4.15: Điểm trung bình về mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật và sự hài lòng đối với thông tin được cung cấp về CTĐT đối với CBQL&GV .........................105 Bảng 4.16: Xếp hạng điểm trung bình của các thang đo về tầm quan trọng và mức độ tiếp cận của thông tin về CTĐT đối với PHHS .......................................109
  10. viii Bảng 4.17: Điểm trung bình về mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật và sự hài lòng đối với thông tin được cung cấp về CTĐT đối với PHHS ...................................111 Bảng 4.18: Xếp hạng điểm trung bình của các thang đo về tầm quan trọng và mức độ tiếp cận của thông tin về CTĐT đối với học sinh ....................................115 Bảng 4.19: Điểm trung bình về mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật và sự hài lòng đối với thông tin được cung cấp về CTĐT đối với học sinh................................116 Bảng 4.20: Tỷ lệ SV chậm tốt nghiệp, thôi học tại các trường Đại học trong mẫu nghiên cứu .118 Bảng 4.21: Chênh lêch điểm trung bình giữa tầm quan trọng và mức độ tiếp cận thông tin của các bên liên quan ..........................................................................122 Bảng 4.22: Điểm trung bình chung về mức độ cập nhật, mức độ đầy đủ và sự hài lòng của các bên liên quan ...............................................................................122
  11. ix DANH MỤC BẢNG HÌNH Hình 3.1. Quy trình điều tra khảo sát và phân tích dữ liệu ...........................................70 Hình 4.1: Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các nhóm thông tin về CTĐT của sinh viên .................................................................96 Hình 4.2: Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các nhóm thông tin về CTĐT của nhà tuyển dụng .....................................................102 Hình 4.3: Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các nhóm thông tin về CTĐT của CBQL&GV ..........................................................106 Hình 4.4: Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các nhóm thông tin về CTĐT của PHHS ....................................................................113 Hình 4.5: Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các nhóm thông tin về CTĐT của học sinh.................................................................117
  12. 10 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài luận án Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Lý thuyết về vốn con người từ thập niên 60 chỉ ra rằng vốn con người là yếu tố chính tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động (NSLĐ). Cụ thể: (i) Giáo dục là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế và năng suất nhân tố tổng hợp, nhờ vào việc thực hiện và đổi mới công nghệ (Benhabib và Spiegel, 1994). (ii) Giáo dục bổ sung cần thiết cho đầu tư vào vốn vật chất. Thiếu vốn nhân lực có thể cản trở phát triển kỹ thuật và khả năng sử dụng hoặc tạo ra công nghệ mới, giải thích vì sao đầu tư vào vốn vật chất không chuyển từ nước giàu sang nước nghèo (Lucas, 1990). Chính vì nhận thức được vai trò của giáo dục nói chung và giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao. Chính sách phát triển GDĐH được thể hiện thông qua: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020; Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Luật GDĐH sửa đổi 2018; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020; Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045....Chính vì vậy thời gian qua GDĐH Việt Nam đạt được nhiều thành tựu: (i) Quy mô đào tạo liên tục tăng lên với 242 trường đại học (ĐH) và 1,73 triệu sinh viên đại học chính quy, 61.413 học viên học thạc sĩ và 6.434 nghiên cứu sinh trong năm học 2022-2023. (ii) Đội ngũ giảng viên gia tăng về số lượng và chất lượng với 82.474 giảng viên, trong đó 31,94% có trình độ tiến sĩ trở lên, 0,93% và 6,41% người có học hàm giáo sư và phó giáo sư; Tỷ lệ sinh viên/giảng viên đại học đạt 27,4 người. (iii) Chất lượng giáo dục đại học ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có 261 cơ sở đào tạo hoàn thành đánh giá ngoài và 194 cơ sở được kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước, cùng với 9 cơ sở được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế. Các cơ sở GDĐH Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí trên các bảng xếp hạng quốc tế, với 6 cơ sở trong danh sách THE WUR 2023, 3 cơ sở trong QS Sustainability Rankings 2023, và 11 cơ sở trong QS Asia University Rankings 2023. Ngoài ra, 9 cơ sở được xếp hạng trong bảng xếp hạng tầm ảnh hưởng của Times Higher Education, tăng 2 cơ sở so với năm 2022 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2023). (iv)
  13. 11 Tự chủ trong GDĐH đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Các cơ sở GDĐH ở Việt Nam được trao quyền tự chủ và phải chịu trách nhiệm giải trình về chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra để đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội. Trách nhiệm này được thực hiện công khai, minh bạch theo quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở GDĐH do Hội đồng trường ban hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ thể: Tự chủ trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, công bố công khai các chỉ tiêu này, chất lượng đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp, và thông tin tài chính của trường. Tuy nhiên GDĐH Việt Nam còn nhiều bất cập như: (i) Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngày càng giảm khi chênh lệch giữa sinh viên tuyển mới và sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt giai đoạn 2017-2022, xu hướng này thể hiện rõ nét nhất. (ii) Cơ cấu đào tạo bất hợp lý, chưa gắn với thị trường lao động. Việt Nam đứng thứ 137/140 quốc gia được đánh giá trong Báo cáo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh năm 2018 về mức độ phù hợp kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học dựa trên khảo sát với các nhà tuyển dụng ở mỗi quốc gia (Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2018). (iii) Chất lượng đào tạo còn hạn chế, nhiều trường đại học chưa xây dựng được chương trình đào tạo có chất lượng. (iv) Mức độ bao phủ thấp và bất bình đẳng trong tiếp cận GDĐH (WB, 2020). (iii) Quá trình tự chủ GDĐH công lập còn chậm và chưa hiệu quả… Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Thứ nhất, thiếu vốn đầu tư phát triển GDĐH. Năm 2016, tỷ lệ chi tiêu công cho GDĐH chiếm 0,33% GDP, thấp hơn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới (Trung Quốc: 0,87%; Thái Lan: 0,64%; Singapore: 1%, Phần Lan: 1,89%; Anh: 1,29%) (WB, 2020). Đến năm 2020, tỷ lệ chi tiêu công cho GDDH còn 0,23% GDP (Bộ Tài chính, 2023). Thứ hai, hiệu quả quản lý và quản trị GDĐH còn yếu. Thứ ba, bất cân xứng thông tin trong GDĐH còn lớn… Để đạt được mục tiêu trong dự thảo chiến lược phát triển GDĐH đến năm 2030, tầm nhìn 2045 “Phát triển nền GDĐH chất lượng, hiệu quả, công bằng, minh bạch và hiện đại, đáp ứng yêu cầu và dẫn dắt phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2030, Việt Nam nằm trong 4 quốc gia có hệ thống GDĐH tốt nhất khu vực Đông Nam Á” đòi hỏi hệ thống GDĐH Việt Nam cần phải có những giải pháp khắc phục nguyên nhân gây ra hạn chế trong phát triển GDĐH thời gian qua. Trong đó việc nghiên cứu “Bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan: Nghiên cứu trường hợp các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam” là rất cần thiết bởi những lý do sau:
  14. 12 Thứ nhất, bất cân xứng thông tin (BCX TT) về chương trình đào tạo đại học (CTĐT ĐH) gây ra nhiều tổn thất cho xã hội. BCX TT trong CTĐT ĐH sẽ dẫn đến 2 hệ quả: (i) Lựa chọn nghịch và (ii) Rủi ro về đạo đức. Trong đó lựa chọn ngịch sẽ dẫn đến hậu quả gây nhiều tổn thất cho xã hội, cụ thể: (i) Chất lượng lao động thấp, không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng do đào tạo không phù hợp với thị trường lao động (TTLĐ). (ii) Tỷ lệ bỏ học giữa chừng cao. (iii) Tỷ lệ thất nghiệp cao và NSLĐ thấp. (iv) Tốn chi phí đào tạo nhân lực khi đào tạo không hiệu quả do thiếu thông tin. Thứ hai, chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại Việt Nam Các nghiên cứu đã thực hiện trong lĩnh vực đào tạo đại học (ĐTĐH) tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào hai vấn đề lớn là: chất lượng đào tạo trong mối liên hệ với sự hài lòng và trung thành (Nguyễn Thành Lo 2008; Ngu ễn Thị Hoàng Yến, 2013; Ngu ễn ng, y y Việt Hùng, Hà Quỳnh Hoa, 2014) và tự chủ tài chính (Vũ Thị Thanh Thủy và Vũ Duy Hào 2012; Đặng Thị Lệ Xuân, 2015). Các nghiên cứu riêng về hệ thống quản lý thông , tin được thực hiện đơn lẻ theo từng cơ sở đào tạo nhằm phục vụ quá trình tác nghiệp cụ thể (Nguyễn Thanh Tuấn, 2014; Ngu ễn Quỳnh Mai và cộng sự, 2016; Phạm Thảo và y Nguyễn Quỳnh Mai, 2016). Hiện nay có nghiên cứu của Phan Hồng Mai (2020) đã chỉ ra hiện trạng BCX TT trong ĐTĐH tại Việt Nam khi sử dụng bộ dữ liệu điều tra 5 trường ĐH (bao gồm cả trường tự chủ và chưa tự chủ) và đối tượng điều tra là sinh viên, doanh nghiệp, cán bộ giảng viên và cơ quan chủ quản của 5 trường ĐH. Nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng BCX TT là do “các trường ĐH thổi phồng kết quả, chạy theo thành tích xếp hạng, không chú tâm đến điều kiện bảo đảm chất lượng…”. Bên cạnh đó nghiên cứu mới dừng lại ở tính xác xuất trung thành của đối tượng nghiên cứu mỗi khi nhóm thông tin được cải thiện để chỉ ra tầm quan trọng của cải thiện thông tin. Nghiên cứu chưa tính tầm quan trọng và mức độ dễ tiếp cận các nhân tố tới sự hài lòng của thông tin được cung cấp về CTĐT để từ đó chỉ ra nhóm thông tin nào ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của các bên liên quan. Đối với các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu thường tập trung nghiên cứu về: Mô hình tự chủ, tự chủ tài chính, thực trạng của tự chủ, chính sách tự chủ. Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu về BCX TT về CTĐT ở các trường ĐH công lập tự chủ để khẳng định vai trò trách nhiệm giải trình của trường ĐH với các bên liên quan từ khi thực hiện cơ chế tự chủ ĐH.
  15. 13 Thứ ba, các trường ĐH thực hiện triển khai minh bạch thông tin là tất yếu Trong giai đoạn 2012-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thông tư là cơ sở để các trường ĐH tăng cường thực hiện trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch thông tin để người học và toàn xã hội giám sát hoạt động. Bên cạnh đó, trong Luật Giáo dục Đại học 2018, sửa đổi bổ sung Điều 32 (Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH), trong đó có nhấn mạnh các nội dung thể hiện công khai thông tin như: (i) Tại Mục 2 điểm d: Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật. (ii) Tại Mục 6 điểm b: Công khai báo cáo hằng năm về các chỉ số kết quả hoạt động trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với chủ sở hữu và cơ quan quản lý có thẩm quyền. (iii) Tại Mục 6 điểm d: Thực hiện công khai trung thực báo cáo tài chính hằng năm và nội dung khác trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH theo quy định của Bộ GD&ĐT. Như vậy, vai trò trách nhiệm giải trình của trường ĐH với các bên liên quan trong giai đoạn hiện nay là tất yếu. Do đó, các trường ĐH nhất là trường ĐH công lập tự chủ cần có những giải pháp để khẳng định vai trò trách nhiệm giải trình của mình với các bên liên quan từ khi thực hiện cơ chế tự chủ ĐH. Thứ tư, trong Dự thảo Xây dựng Khung Chiến lược phát triển GDĐH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã xác định 4 chiến lược phát triển: (i) Chiến lược văn hóa chất lượng. (ii) Chiến lược tối ưu hóa hệ thống. (iii) Chiến lược tài chính đòn bảy và (iv) Chiến lược giáo dục ĐH số. Trong đó chiến lược ĐH số đều nhấn mạnh đến các nội dung: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH; Phát triển hệ thống thông tin quản lý toàn ngành kết nối liên thông với phần mềm quản trị nhà trường tại các cơ sở GDĐH; Phát triển và tích hợp các công cụ đánh giá, phân tích dữ liệu; Hệ thống phản hồi, lấy ý kiến các bên liên quan; hệ thống kiểm định chất lượng GDĐH… Trên cơ sở đó cho thấy việc hoàn thiện hệ thống thông tin về CTĐT và hệ thống phản hồi của các bên liên quan là cần thiết để thực hiện chiến lược ĐH số trong bối cảnh mới. Với những lý do nêu trên, là một thành viên làm việc trong các trường ĐH, nghiên cứu sinh chọn đề tài luận án “Bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan: Nghiên cứu trường hợp các trường đại học công lập tự chủ
  16. 14 ở Việt Nam” nhằm góp phần giảm thiểu BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Luận án sẽ tiếp cận vấn đề BCXTT về CTĐT ĐH theo góc độ khoa học quản lý. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận án nhằm góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam, và đề xuất định hướng giải pháp nhằm giảm thiểu BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các mô hình nghiên cứu về BCX TT trên cơ sở đó làm rõ nội hàm và các biểu hiện của BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan. - Phân tích rõ thực trạng và nguyên nhân của BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan hiện nay tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam. Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm giảm thiểu BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH trong thời gian tới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm hiện thực hóa mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án hướng tới trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: Nội hàm và các biểu hiện BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan như thế nào? Thực trạng BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam ra sao? Giải pháp nào để giảm thiểu BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi nội dung Thứ nhất, Luận án nghiên cứu về BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan. Trong đó, thông tin về CTĐT ĐH được giới hạn nội dung thông tin được cung cấp như:
  17. 15 i) Các thông tin chung về CTĐT; i Các thông ti về cơ sở vật chất và uy tín của trường; i) n iii) Thông tin về kết quả đào tạo và uy tín củaCTĐT; i Thông ti li qu n đến chi phí v) n ên a đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ; v) Thông ti li qu n đến TTLĐ có liên quan đến CTĐT. n ên a Hình thức thông tin về CTĐT được cung cấp từ trường đại học dựa trên yêu cầu của Bộ GD&ĐT bao gồm cả trong 3 công khai và tiêu chuẩn kiểm định. Nội dung tiếp cận từ sinh viên, học sinh, phụ huynh, nhà tuyển dụng, cán bộ và giảng viên, và được xem xét theo 3 khía cạnh: mức độ đầy đủ của thông tin, mức độ cập nhật của thông tin và sự hài lòng đối với thông tin được cung cấp. Luận án không nghiên cứu việc cung cấp thông tin qua bên thứ ba là giới truyền thông và cộng đồng là các bên truyền dẫn thông tin gián tiếp. b. Phạm vi không gian và thời gian - Phạm vi không gian Luận án tập trung nghiên cứu vào tình trạng BCX về nội dung và cách thức cung cấp thông tin về CTĐT ĐH ở trường đại học công lập thực hiện thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/ NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 ở Việt Nam. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu điển hình ở 3 trường đại học khối kinh tế tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, đó là: trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lý do luận án lựa chọn 3 trường ĐH thuộc khối kinh tế là: Thứ nhất, trong giai đoạn 2015 quy mô đào tạo ngành khối ngành III (Kinh doanh, quản lý và Pháp luật) có quy mô đào tạo lớn nhất, chiếm 25%-31,5% tổng số sinh viên chính quy được đào tạo. Bên cạnh đó, trong 23 trường ĐH công lập được tự chủ hoàn toàn có trên 70% trường có đào tạo sinh viên khối ngành III. (ii) Tại 3 TP lớn này tập trung số lượng các trường ĐH công lập tự chủ lớn nhất, đồng thời nghiên cứu tại 3 miền để thấy sự khác biệt trong văn hóa về nhu cầu cung cấp thông tin về CTĐT giữa các vùng miền. - Phạm vi thời gian Luận án nghiên cứu thực trạng BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan dựa vào số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2013-2023. Đồng thời luận án đề xuất định hướng và giải pháp đến năm 2030. Luận cứ lựa chọn mốc thời gian 2013-2023 là từ khi Luật Giáo dục Đại học 2012 bắt đầu quy định về tự chủ ĐH. Đề xuất giải pháp đến năm 2030 là luận án dựa vào tầm nhìn của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2045. Riêng đối với dữ liệu sơ cấp, luận án thu thập qua khảo sát bảng hỏi được thực hiện từ tháng 2/2022 đến tháng 6/2023.
  18. 16 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận Để thực hiện được yêu cầu đề ra, luận án đã sử dụng các cách tiếp cận sau: Cách tiếp cận của góc nhìn của khoa học quản lý và tiếp cận kết hợp lý luận với thực tế, cụ thể: (i) Tổng quan các tài liệu trong nước và ngoài nước để xây dựng khung lý thuyết về BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan. (ii) Phân tích thực trạng bất cân xứng thông tin về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ tại Việt Nam thời gian qua để rút ra những nhận định đánh giá về thành công, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế. Trên cơ sở đó để đề xuất giải pháp giảm BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan trong thời gian tới. Cách tiếp cận định tính: Luận án sử dụng cách tiếp cận này trong (i) Xác định mức độ BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan. (ii) Phân tích quan điểm của các chuyên gia cũng như nhà quản lý xác định BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan và nhân tố ảnh hưởng đến BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan. Cách tiếp cận định lượng: Cách tiếp cận cuối cùng mà luận án sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng làm nền tảng trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu, từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp. Theo đó, luận án đã sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu về thực trạng BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan. Việc thu thập dữ liệu với cỡ mẫu lớn và nhiều biến số được thực hiện nhằm đảm bảo tính đại diện, khách quan và đúng thực tế của các con số thống kê. Trên cơ sở nguồn dữ liệu đó, luận án sẽ vận dụng các công cụ phân tích thống kê định lượng như phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy, so sánh trung bình... để xử lý dữ liệu. Qua đó, chỉ ra được chênh lệch tiếp cận thông tin về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan. 4.2. Quy trình nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã thực hiện quy trình nghiên cứu như sau: - Bước 1: Tổng quan tài liệu để tìm khoảng trống nghiên cứu. - Bước 2: Trên cơ sở tổng quan tài liệu cũng như tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực GDĐH, luận án hoàn thiện khung nghiên cứu BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan. - Bước 3: Thu thập thông tin để đánh giá BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ. Thông tin luận án thu thập từ nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
  19. 17 - Bước 4: Phân tích thực trạng BCX TT về CTĐT ĐH gi các bên li qu n tại ữa ên a các trường ĐH công lập tự chủ. Trên cơ sở đó rút ranhững bất cập tro cu cấp thông ng ng ti về CTĐT ĐH gi trường ĐH công lập tự chủ và các bên li qu n. n ữa ên a - Bước 5: Đề xu qu n đi định hướng và gi pháp gi BCX TT về CTĐT ất a ểm, ải ảm ĐH gi các bên li qu n. ữa ên a Tổng qu n nghi cứu a ên Kho trống nghi cứu ảng ên Khu lý thu ết về bất cân xứng thông ti về CTĐT ĐH ng y n gi các bên li qu n ữa ên a Số liệu Số li ệu Thuthập số li ệu thứ cấp sơ cấp Phát hi vấn đề thực trạng bất cân xứng thông ti về CTĐT ĐH ện n gi các bên li qu n ữa ên a Đề xu định hướng và gi pháp gi bất cân xứng thông ti về ất ải ảm n CTĐT ĐH gi các bên li qu n ữa ên a 4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Lu án sử dụng cả ngu dữ li thứ cấp và sơ cấp. Vi thuthập các dữ li ận ồn ệu ệc ệu nàyđược thực hi như sa : ện u - Số li thứ cấp: ệu Lu án sử dụng phương pháp nghi cứu tạibàn, thu thập dữ li thứ cấp ận ên ệu thông qu phương pháp kế thừa tổng hợp các tài ệunghi cứutrước ba gồm các a , li ên o tài ệusa : li u (i Các nghi cứucủacác tổ chức và cá nhân và nhóm nghi cứucó li qu n ) ên ên ên a đến BCX TT về CTĐT ĐH gi các bên li qu n. (i BáocáocủaBộ GD&ĐT, củacác ữa ên a i ) trường ĐH công lập tự chủ để phục vụ đánh gi thực trạng BCX TT về CTĐT ĐH gi á ữa
  20. 18 các bên liên quan như: Báo cáo số liệu thống kê về GDĐH qu các năm; Báocáo3 công a khai của các cơ sở GDĐH công lập tự chủ, Chương trình đào tạo Báocáovề quy mô đào ; tạo tại các trường ĐH công lập; Tra thông ti của các trường ...(iii) Các văn bản quy ng n phạm pháp luật của Nhà nước. Các tài liệu này đều được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. - Số liệu sơ cấp: Luận án sử dụng số liệu sơ cấp từ nguồn sau: Điều tra bảng hỏi bằng để có thêm thông tin phân tích thực trạng BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan, cụ thể: Chọn mẫu khảo sát Về đối tượng khảo sát: Luận án khảo sát 5 nhóm đối tượng bao gồm: si vi nh ên; học si (THPT); phụ hu nh; cán bộ quản lý, giảng viên và nhà tuyển dụng. nh y Về phạm vi khảo sát: (i) Sinh viên, cán bộ và giảng viên của các trường đại học thuộc đối tượng nghiên cứu là: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trường ĐH Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. (ii) Học sinh THPT, phụ huynh học sinh, nhà tuyển dụng thuộc 3 địa phương có 3 trường ĐH thuộc đối tượng nghiên cứu là: Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Về hình thức phát/ gửi phiếu khảo sát: Luận án thực hiện khảo sát trực tuyến thông qua nền tảng Google Form và chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Về kích thước mẫu: Để kết quả nghiên cứu của luận án có tính chính xác và đại diện cao thì việc lựa chọn cỡ mẫu khảo sát là vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo Comrey (1973), Roger (2006) trong nghiên cứu định lượng thì số lượng mẫu khảo sát phù hợp cho nghiên cứu phân tích nhân tố tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Luận án sử dụng 38 biến đối với khảo sát các bên liên quan. Do vậy, quy mô mẫu khảo sát tối thiểu đối với các bên liên quan tối thiểu là 190 quan sát. Qui mô mẫu điều tra được cụ thể hóa trong chương 4 của luận án. 4.4. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu Các phương pháp phân tích thông tin luận án sử dụng: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phương pháp này để đánh giá các chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như các văn bản thể chế hóa triển khai thực hiện tại các trường ĐH tự chủ ở Việt Nam. Ngoài ra, phương pháp này cũng sử dụng để phân tích đánh giá BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại trường ĐH tự chủ ở Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2