intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam

Chia sẻ: Kim Cương KC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

67
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu sinh trực tiếp thực hiện điều tra cùng với sự giúp đỡ của cán bộ của các tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp sau khi đã được nghiên cứu sinh hướng dẫn về nội dung và cách thức điều tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀM KHẮC CỬ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀM KHẮC CỬ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 934 04 10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. TRẦN THỊ MINH CHÂU 2. TS. VŨ VĂN THÚ HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện. Các thông tin, số liệu, dữ liệu trong luận án là hoàn toàn xác thực và được trích nguồn chính xác. Những kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Đàm Khắc Cử
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 10 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 10 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 26 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu trong luận án 34 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 40 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ 40 2.2. Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ 48 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp và bài học rút ra cho Việt Nam 67 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM 79 3.1. Thực trạng thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 79 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 85 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 111
  5. Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM 128 4.1. Phương hướng cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 128 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2030 139 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn lao động ATVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao động BHLĐ : Bảo hộ lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp DN : Doanh nghiệp ĐKLĐ : Điều kiện lao động GTĐB : Giao thông đường bộ GTVT : Giao thông vận tải HĐND : Hội đồng nhân dân LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động QLNN : Quản lý nhà nước TNLĐ : Tai nạn lao động VSLĐ : Vệ sinh lao động UBND : Ủy ban nhân dân
  7. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng . : Các thành ph n của hệ thống quản lý ATVSLĐ ILO- OSH 200 được áp dụng trong các mô hình quản lý ATVSLĐ ở khu vực châu - Thái Bình Dương 21 Bảng 3. : Số lượng DN GTĐB Việt Nam giai đoạn 20 0-2018 81 Bảng 3.2: Tình hình tai nạn lao động hai năm 20 8, 20 9 ở Việt Nam 83 Bảng 3.3: Đánh giá của người tham gia điều tra về quy định pháp luật hiện hành về ATVSLĐ 111 Bảng 3.4: Tỷ trọng DN có số cán bộ quản lý chuyên trách ATVSLĐ khác nhau 117
  8. DANH MỤC BIỂU Trang Biểu đồ 2. : Số người chết do tai nạn lao động ở Mỹ từ 992 đến 20 2 68 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tai nạn chết người trên 00000 lao động ở Mỹ từ 2006 - 2012 69 Biểu đồ 2.3: Thống kê các tai nạn chết người và t n suất tai nạn trên 00000 lao động của Anh 993-2012 72 Biểu đồ 3. : Tình trạng tai nạn lao động vì thiếu bảo hộ lao động hoặc chưa chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ ở DN GTĐB 84 Biểu đồ 3.2: Các hình thức, phương tiện tuyên truyền ATVSLĐ 99 Biểu đồ 3.3: Doanh nghiệp cung cấp thông tin về các quy định của Luật ATVSLĐ 101 Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng DN tổ chức huấn luyện ATVSLĐ 101 Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng các DNGTĐB đón nhận đoàn thanh tra ATVSLĐ trong giai đoạn 20 3-2020 106 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ DN thực hiện kiểm tra, giám sát về công tác ATVSLĐ 107 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ DN lập đoàn điều tra khi xảy ra tai nạn 108 Biểu đồ 3.8: Ý kiến của người lao động về công tác thanh tra ATVSLĐ 109 Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ DN thực hiện và không thực hiện đo, kiểm môi trường lao động 109 Biểu đồ 3. 0: Tỷ lệ DN sử dụng máy móc, thiết bị có yêu c u nghiêm ngặt về ATLĐ 110 Biểu đồ 3. : Tỷ lệ DN đánh giá việc phối hợp quản lý nhà nước về ATVSLĐ giữa cơ quan nhà nước 112 Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ DN nhận được văn bản quy định của nhà nước về ATVSLĐ 113 Biểu đồ 3. 3: Tỷ trọng DN có xây dựng và không xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hàng năm 114 Biểu đồ 3. 4: Tỷ trọng DN bố trí và không bố trí mạng lưới an toàn vệ sinh viên 114
  9. Biểu đồ 3. 5: Tỷ trong DNGTĐB thành lập Hội đồng ATVSLĐ 115 Biểu đồ 3. 6: Tỷ trọng DN có thành lập phòng (Ban) quản lý chuyên trách về ATVSLĐ 116 Biểu đồ 3. 7: Tỷ trọng DNGTĐB có trang bị bảo hộ cho người LĐ 118 Biểu đồ 3. 8: Tỷ lệ DN thực hiện bồi thường, trợ cấp TNLĐ 119 Biểu đồ 3. 9: Đánh giá mức độ áp dụng chế độ đối với người bị tai nạn lao động 119 Biểu đồ 3.20: Tỷ trọng DN có và không có bộ phận y tế cơ sở 123
  10. DANH MỤC HÌNH Trang Hình . : Mô hình hệ thống ILO-OSH 2001 14 Hình .2: Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800: 2004 của nước Anh 17 Hình .3: Mô hình hệ thống an toàn, vệ sinh lao động của OHSAS 18001:2007 18 Hình .4: Hệ thống quản lý ATVSLĐ ANSI Z 0 của Hoa K 19 Hình .5: Hệ thống quản lý ATVSLĐ CSA-Z 000-06 của Canada 20 Hình .6: Hệ thống quản lý ATVSLĐ 2.0.230 - 2007 của Cộng đồng các quốc gia độc lập ( Н ) 20 Hình .7: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động ILO-OSH 2001 28 Hình 2.1: Cơ cấu HTQL ATVSLĐ quốc gia 42 Hình 2.2: Hệ thống an toàn vệ sinh lao động theo hướng dẫn của Hội đồng An toàn Mỹ 68 Hình 2.3: Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe theo HSG65 - 99 của Anh 70 Hình 2.4: Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe theo HSG65-2013 71 Hình 3. : Mô hình bộ máy QLNN về ATVSLĐ trong các DNGTĐB Việt Nam 94
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận n Người lao động vừa là lực lượng sản xuất, vừa là đối tượng phục vụ của sản xuất. Chính vì thế, bảo đảm an toàn tính mạng và phòng tránh bệnh nghề nghiệp (gọi chung là bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động - viết tắt là ATVSLĐ) cho người lao động (NLĐ) vừa có ý nghĩa tăng năng suất lao động, vừa hoàn thành mục tiêu đảm bảo điều kiện làm việc của người lao động theo hướng tiến bộ và nhân đạo. Tuy nhiên, bảo đảm ATVSLĐ là lĩnh vực phức tạp, trong đó quyền lợi, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, nhất là giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ, đan xen với nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Chủ DN với tư cách NSDLĐ, có động cơ trốn tránh nghĩa vụ thực hiện các giải pháp bảo đảm ATVSLĐ để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. NLĐ có nguyện vọng và có quyền được làm việc trong điều kiện bảo đảm ATVSLĐ. Trong cuộc đấu tranh này NLĐ c n có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội khác. Nhận thức rõ yêu c u chính đáng của NLĐ, nhà nước ở nhiều quốc gia đã đề ra các quy định pháp lý buộc NSDLĐ trong các doanh nghiệp (DN) phải xây dựng và vận hành hệ thống ATVSLĐ, coi đó là một trong những yếu tố cấu thành của quy trình sản xuất. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đưa ra các tuyên bố và khuyến nghị chính phủ các nước c n hành động mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo mọi người lao động đều được làm việc trong điều kiện an toàn và phòng tránh bệnh nghề nghiệp (BNN). Ở Việt Nam, ngay từ khi giành được độc lập, Nhà nước đã quan tâm đến lĩnh vực ATVSLĐ. Điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động ban hành tháng 2 năm 964 đã đề cập đến các quy định pháp lý về đảm bảo ATVSLĐ... Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, Nhà nước Việt Nam càng quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ NLĐ nói
  12. 2 chung, bảo đảm ATVSLĐ nói riêng. Bộ luật Lao động Việt Nam (1995) đã giành chương XII quy định về ATVSLĐ. Tính từ năm 1995 đến năm 2014, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe NLĐ. Hàng năm Việt Nam đã tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về ATVSLĐ. Các cơ quản lý nhà nước đã xây dựng và ban hành g n 500 tiêu chuẩn Quốc gia về ATVSLĐ. Ở mức độ cao hơn, ngày 25/6/2015 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật số 84/2015/QH13 về ATVSLĐ, tạo dựng khung khổ pháp lý đồng bộ, nhất quán cho cơ quan nhà nước, DN và NLĐ thực hiện. Từ khi Luật ATVSLĐ có hiệu lực thi hành đến nay, hệ thống đảm bảo ATVSLĐ đã được nhiều DN thiết lập và vận hành khá tốt. NLĐ đã được tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện để vừa nhận thức tốt hơn về quyền lợi, trách nhiệm, vừa rèn luyện kỹ năng thực hiện ATVSLĐ. Chính sách đối với NLĐ bị tai nạn hoặc làm việc trong các lĩnh vực có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (BNN) được thực thi minh bạch, công khai. Tuy nhiên, thực tế vận hành các hệ thống đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ trong các DN ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) chưa giảm đáng kể, thậm chí có năm còn tăng lên. Theo Báo cáo về tình hình tai nạn lao động năm 20 8, 20 9 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (Bộ LĐTBXH), năm 20 9 số vụ TNLĐ trong cả nước là 7 30 (tăng 40 vụ so với năm 20 8, mặc dù có giảm 6 9 vụ so với năm 20 7). Số người chết do TNLĐ năm 20 9 là 6 0 người. Số người bị thương nặng là .592, giảm không đáng kể so với năm 20 8. Thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy ra năm 20 8 khá lớn: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,... là .494 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 5,0 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là 127.034 ngày [29]. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều DN chưa quan tâm đ u tư cải thiện điều kiện làm việc của NLĐ và quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực này còn nhiều khiếm khuyết.
  13. 3 Giao thông đường bộ (GTĐB) có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường, nhất là ở một nước đang phát triển như Việt Nam. Các DN GTĐB cung ứng dịch vụ vận chuyển người và hành khách bằng nhiều phương tiện GTĐB, nhưng chủ yếu là ô tô. Mỗi DN GTĐB thường sử dụng lực lượng lao động không lớn, nhưng có yêu c u cao về tính độc lập, tự chịu trách nhiệm trong quá trình cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra, NLĐ trong các DN GTĐB còn phải có sức khỏe dẻo dai để đảm nhiệm các công việc nặng nhọc, môi trường làm việc căng thẳng, nhiều rủi ro, tiềm ẩn TNLĐ và BNN. Hơn nữa, những TNLĐ trong lĩnh vực GTĐB không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của bản thân NLĐ, mà còn gây tai nạn cho những người tham gia giao thông khác. Vì thế, bảo đảm ATVSLĐ trong các DN GTĐB không những c n thiết cho NLĐ, cho DN, mà còn cho xã hội. Thực tế những năm qua cho thấy, việc đảm bảo ATVSLĐ trong các DN GTĐB Việt Nam còn quá nhiều bất ổn dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm. Theo báo cáo về tình hình TNLĐ hàng năm của Bộ LĐTBXH, các vụ tai nạn giao thông thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các vụ TNLĐ gây thương vong và chết người. Một ph n nguyên nhân của những tai nạn đó là do Nhà nước còn thiếu các quy định cũng như chưa giám sát chặt chẽ việc đảm bảo ATVSLĐ trong các DN GTĐB. Mặc dù Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Bộ GTVT, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo cũng như đề ra các quy định pháp lý nhằm giảm thiểu tình trạng tai nạn trong lĩnh vực GTĐB, nhưng cho đến nay, tình trạng tai nạn GTĐB ở Việt Nam vẫn còn tr m trọng. Để giảm tai nạn GTĐB, trong đó có yêu c u bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ trong các DN GTĐB, c n tăng cường trách nhiệm quản lý của cả cơ quan nhà nước lẫn giới quản trị DN, trước hết là tăng cường quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là lý do c n nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam". Ngoài ra, ở Việt Nam cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về chủ đề này.
  14. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam và đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường QLNN trong lĩnh vực này nhằm không những giúp DN thực hiện tốt ATVSLĐ cho NLĐ, mà còn góp ph n giảm TNLĐ trong cả nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ: Một là, xây dựng khung lý thuyết của QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB. Hai là, tổng hợp có phân tích, so sánh kinh nghiệm QLNN của nước ngoài về ATVSLĐ trong DN GTĐB và rút ra bài học cho Việt Nam. Ba là, phân tích thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019. Bốn là, đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường QLNN nhằm giảm TNLĐ và BNN trong DN GTĐB Việt Nam cho giai đoạn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án là QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Nội dung QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB được tiếp cận theo chức năng quản lý của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ bao gồm: Ban hành khung khổ pháp lý về ATVSLĐ trong DN GTĐB; tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong DN GTĐB; kiểm tra, giám sát quá trình tuân thủ các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong DN GTĐB. Phạm vi về chủ thể quản lý: Chủ thể QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB giới hạn ở các cơ quan trung ương và chính quyền cấp tỉnh. Đối tượng QLNN giới hạn ở các DN kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ và các DN xây dựng các công trình đường bộ.
  15. 5 Phạm vi về thời gian: Thực trạng QLNN về ATVSLĐ đối với DN GTĐB Việt Nam được khảo sát trong giai đoạn từ năm 2010-2019. Các đề xuất cho giai đoạn từ nay đến 2030. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài có sử dụng các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam về QLNN trong lĩnh vực ATVSLĐ đi đôi với kế thừa các thành quả nghiên cứu về pháp lý, kỹ thuật và xã hội của ILO cũng như thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước về hệ thống ATVSLĐ và QLNN về ATVSLĐ. Phương pháp tiếp cận QLNN về ATVSLĐ được thực hiện theo chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: ban hành các văn bản pháp lý về ATVSLĐ trong DN GTĐB; Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp lý đã ban hành; kiểm tra, giám sát quá trình tuân thủ các quy định pháp lý về ATVSLĐ của các DN GTĐB. Ngoài ra, quá trình triển khai nghiên cứu đề tài còn sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, logich, lịch sử, liên ngành kinh tế - xã hội - chính trị để xây dựng cơ sở lý thuyết, thực hiện đánh giá thực trạng, đề xuất kiến nghị hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa các kết quả nghiên cứu lý thuyết và dữ liệu thứ cấp đã có để hình thành khung phân tích lý thuyết và căn cứ để phân tích thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam. Tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với cán bộ quản lý và NLĐ làm việc trong các DN GTĐB. Chi tiết thực hiện phương pháp điều tra như sau: * Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân t ng. Tiêu chuẩn phân
  16. 6 t ng là 3 khu vực: Bắc, Trung, Nam. Trong mỗi khu vực lựa chọn ngẫu nhiên một số DN có thể tiếp cận để điều tra. Tại khu vực Miền Bắc: Chọn các DN trên các địa bàn có đông DN đại diện cho các tiểu vùng là Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Hòa Bình, Lạng Sơn. Tại khu vực Miền Trung: Chọn các DN tại địa bàn đại diện cho tiểu vùng là Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Nông. Tại khu vực Miền Nam: Chọn các DN tại địa bàn đại diện cho hai vùng là thành phố Hồ Chí Minh và C n Thơ. Thời gian điều tra khảo sát được tiến hành trong nửa đ u năm 2020. * Đối tượng tham gia điều tra: Mỗi DN chọn ngẫu nhiên một số cán bộ quản lý và NLĐ theo tỷ lệ NLĐ nhiều hơn cán bộ quản lý. * Quy mô mẫu điều tra (N=200) theo nguyên tắc quy mô mẫu phải lớn hơn hoặc bằng số câu hỏi x 5. Bảng hỏi có 22 câu hỏi nên quy mô mẫu phải lớn hơn 22x5 = 110. Quy mô mâu 200 đáp ứng yêu c u này. Đặc điểm n % 1. Giới tính Nam 106 53.0 Nữ 94 46.5 2. Nhóm tuổi Dưới 30 tuổi 26 13.0 Từ 30-40 tuổi 78 39.0 Từ 40-50 tuổi 70 31.0 Từ 50 tuổi 25 12.5 3.Thời gian công tác Dưới 0 năm 16 8.0 Từ 10 - 20 năm 69 34.5 Trên 20 năm 39 19.0
  17. 7 * Nội dung điều tra: Nhận thức của người tham gia điều tra đối với các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong DN; hình thức và chất lượng hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp lý về ATVSLĐ; hoạt động bảo đảm ATVSLĐ trong DN; hoạt động huấn luyện ATVSLĐ; hoạt động điều tra, khai báo, thống kê về TNLĐ, BNN; khía cạnh tài chính của thực hiện ATVSLĐ; hoạt động thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ. * Phương pháp điều tra: Nghiên cứu sinh trực tiếp thực hiện điều tra cùng với sự giúp đỡ của cán bộ của các tổ chức công đoàn trong DN sau khi đã được nghiên cứu sinh hướng dẫn về nội dung và cách thức điều tra. * Phương pháp xử lý dữ liệu: Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Epi Info7, thông qua một bảng được thiết kế và mã hóa dựa trên nội dung bảng hỏi. 5. Điểm mới của luận án 5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận - Tổng thuật các thành quả nghiên cứu lý thuyết của các học giả trong nước và quốc tế để đi đến một số luận điểm có thể kế thừa là: ATVSLĐ có lợi cho NLĐ, DN và xã hội; hệ thống quản lý ATVSLĐ quốc gia phải có sự tham gia của nhà nước, NSDLĐ, NLĐ và tổ chức xã hội của NLĐ; coi trọng các biện pháp phòng ngừa và liên tục cải tiến; cấu thành hệ thống quản lý ATVSLĐ gồm: Hoạch định; Thực hiện; Điều chỉnh. - Xây dựng cơ sở lý thuyết về QLNN về ATVSLĐ trong các DN bao gồm nội dung QLNN về ATVSLĐ trong DN (xây dựng khung khổ pháp lý và chính sách về ATVSLĐ; tổ chức thực hiện các quy định pháp lý và chính sách ATVSLĐ; kiểm tra, giám sát, chế tài trong lĩnh vực ATVSLĐ); mục tiêu QLNN về ATVSLĐ trong DN GTVT (thiết lập đ y đủ các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong DN; nâng cao tinh th n tự giác thực hiện các quy định và tiêu chuẩn về ATVSLĐ của NSDLĐ và NLĐ; đảm bảo các DN tuân thủ nghiêm minh các các quy định, tiêu chuẩn về ATVSLĐ trong DN; thúc đẩy
  18. 8 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực bảo đảm ATVSLĐ trong DN); các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ trong DN (đặc điểm của doanh nghiệp; trình độ phát triển của khoa học công nghệ theo ngành nghề; các quy định, tiêu chuẩn quốc tế mà nhà nước cam kết thực hiện; nhận thức và sự ủng hộ của xã hội; tác động của các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp; nhận thức và quyết tâm của nhà nước trong quản lý lĩnh vực ATVSLĐ; tiềm lực tài chính của chính phủ; thẩm quyền và cơ cấu bộ máy QLNN về ATVSLĐ; trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ QLNN về ATVSLĐ 5.2. Những điểm mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu, khảo sát - Tập hợp có phân tích kinh nghiệm QLNN về ATVSLĐ của một số nước trên thế giới và rút ra bốn bài học cho Việt Nam là: xây dựng khung pháp lý thống nhất, hợp lý, toàn diện về ATVSLD; kế thừa các mô hình quản lý ATVSLĐ của các nước thành công; thiết lập và kiện toàn các cơ quan QLNN về ATVSLĐ; nâng cao nhận thức của bản thân NLĐ. - Mô tả rõ nét thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam, rút ra được 04 thành công (hệ thống văn bản pháp lý về ATVSLĐ có tính hệ thống, toàn diện; tổ chức thực hiện khung khổ pháp lý và chính sách về ATVSLĐ đã được cải thiện; hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATVSLĐ đã được tăng cường; các dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực ATVSLĐ đã được Nhà nước triển khai); 04 hạn chế (khung khổ pháp lý về ATVSLĐ chưa thực sự đồng bộ với các quy định pháp lý chuyên ngành; phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa tốt; tác động của thanh tra còn thấp so với yêu c u; các hoạt động dịch vụ hỗ trợ còn nghèo nàn); 07 nguyên nhân của hạn chế (ý thức của người sử dụng lao động và người lao động về ATVSLĐ chưa cao; tiềm lực của DN GTVT và cơ sở huấn luyện ATVSLĐ còn yếu; hệ thống GTĐB còn nhiều bất cập; công đoàn cơ sở chưa phát huy tốt vai trò của mình; cơ quan và lãnh đạo chính quyền chưa thật sự quan tâm và đ u tư thích đáng cho công tác đảm bảo ATVSLĐ; tiến độ hoàn thiện pháp
  19. 9 luật, tổ chức nghiên cứu, xây dựng hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ còn khá chậm; Việc xử lý các vụ TNLĐ nghiêm trọng và chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe). - Đề xuất 03 phương hướng (Coi việc bảo đảm ATVSLĐ trong các DNGTĐB; ứng dụng nhanh thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực QLNN về ATVSLĐ; hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB hướng tới các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn mới) và 0 giải pháp (bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong trong giao thông đường bộ Việt Nam; đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam; một số giải pháp hỗ trợ). 6. Kết cấu của luận án Ngoài ph n mở đ u, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương, 11 tiết.
  20. 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bản chất và vai trò của bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Trong giai đoạn đ u phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu thế kỷ XVIII-XIX, giới quản trị DN chưa coi trọng vấn đề bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ tại nơi làm việc. Ngược lại, h u hết cán bộ quản trị DN chỉ coi NLĐ như là một bộ phận của chi phí sản xuất c n tiết giảm càng nhiều càng tốt. Để tăng tỷ suất lợi nhuận, giới quản trị DN gia sức tiết kiệm chi phí c n thiết cho người lao động. Họ không chỉ giảm tiền lương của công nhân đến mức tối thiểu, kéo dài thời gian lao động trong ngày, mà còn bớt xén các phương tiện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động của họ. Biện hộ cho các hành vi đó của giới quản trị DN, một số nhà kinh tế t m thường như Johl Stuatmin đã đưa ra quy luật sắt về tiền lương cho rằng, nếu trả mức lương cao hơn nhu c u thiết yếu thì công nhân sẽ lười biếng. Các nhà khoa học theo trào lưu xã hội chủ nghĩa đã không đồng tình với quan điểm đó. Họ tố cáo nhà tư bản bóc lột NLĐ, buộc NLĐ làm việc trong. Ph.Ănghen đã miêu tả điều kiện làm việc tồi tệ của NLĐ lúc bấy giờ trong tác phẩm nổi tiếng "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh". Trước sự phản kháng của xã hội về chế độ bóc lột công nhân tàn tệ của nhà tư bản, nhất là để đối phó với trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cả giới quản trị DN tư bản và nhà nước tư sản đã d n thay đổi chính sách của họ đối với NLĐ. Nhà tư bản nhượng bộ nhỏ giọt các yêu sách của công đoàn trong cải cách tiền lương và cải thiện ĐKLĐ cho công nhân. Nhà nước tư sản từng bước đề ra các quy định pháp luật chế định thời gian, điều kiện làm việc và mức lương tối thiểu của công nhân. Thanh tra lao động cũng được thành lập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2