intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh thanh hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:203

61
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án phân tích, đánh giá khách quan thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chỉ rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng tốt yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2025 và tầm nhìn 2035.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh thanh hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐỨC LƢƠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HÓA TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐỨC LƢƠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HÓA TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 9 34 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ KHANH HÀ NỘI - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả TRẦN ĐỨC LƢƠNG
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12 1.1. Những công trình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước liên quan đến đề tài luận án 12 1.2. Nhận xét chung về công trình nghiên cứu liên quan; khoảng trống lý luận, thực tiễn và nhiệm vụ đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 28 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 33 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu và nguyên tắc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 33 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 52 2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện và bài học rút ra cho tỉnh Thanh Hóa 67 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HÓA TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 79 3.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ cấp huyện và vấn đề đặt ra về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 79 3.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2010 -2018 95 3.3. Đánh giá chung về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 120 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH THANH HÓA 131 4.1. Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa 131 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 137 KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BCH TW : Ban Chấp hành Trung ương BCT : Bộ Chính trị BTC : Ban Tổ chức CBCC : Cán bộ, công chức CBQL : Cán bộ quản lý CBQLKTCH : Cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTCB : Công tác cán bộ CBCC : Cán bộ chủ chốt DNNN : Doanh nghiệp nhà nước LC, ĐĐ : Luân chuyển, điều động LĐ, QL : Lãnh đạo, quản lý ĐT, BD : Đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB : Đội ngũ cán bộ HĐND : Hội đồng nhân dân KH-CN : Khoa học – công nghệ KTTT : Kinh tế thị trường KT-XH : Kinh tế - xã hội LLCT : Lý luận chính trị NN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NNL : Nguồn nhân lực Nxb CTQG : Nhà xuất bản Chính trị quốc gia NSNN : Ngân sách nhà nước PTKT : Phát triển kinh tế TCCD : Tiêu chuẩn chức danh QLKT : Quản lý kinh tế QLNN : Quản lý nhà nước QLNNVKT : Quản lý nhà nước về kinh tế UBND : Ủy ban nhân dân XDĐN : Xây dựng đội ngũ XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Tình hình tăng trưởng kinh tế theo ngành giai đoạn 2010-2017 (Giá so sánh 2010) 80 Bảng 3.2: Trình độ đào tạo của cán bộ quản lý kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 86 Bảng 3.3: Năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa 98 Bảng 3.4: Cơ cấu cán bộ QLKT cấp huyện quy hoạch trong BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015 - 2020 101 Bảng 3.5: Tình hình tham gia đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 113 Bảng 3.6: Đánh giá về chất lượng các khóa ĐT, BD chuyên môn cho CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010 - 2017 113 Bảng 3.7: Tình hình tham gia bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành của CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 114 Bảng 4.1: GRDP và GRDP/người/năm của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 -2030 132
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2017 81 Biểu đồ 3.2: Đánh giá về công tác TCCB QLKT cấp huyện, thị, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa 85 Biểu đồ 3.3: Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQLKTCH của tỉnh Thanh Hóa 86 Biểu đồ 3.4: Trình độ lý luận của ĐNCB chủ chốt về kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa 87 Biểu đồ 3.5: Một số tồn tại trong quy hoạch ĐNCB QLKT chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa 102 Biểu đồ 3.6: Đánh giá về công tác quy hoạch đội ngũ CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa 103 Biểu đồ 3.7: Tình hình LC, ĐĐ cán bộ Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018 105 Biểu đồ 3.8:Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch LC, ĐĐ cán bộ lãnh đạo, QLKT cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa 106 Biểu đồ 3.9: Tình hình thực hiện LC, ĐĐ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện thuộc Tỉnh ủy Thanh Hóa quản lý giai đoạn 2010-2015 107 Biểu đồ 3.10: Đánh giá về LC, ĐĐ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện thuộc Tỉnh ủy Thanh Hóa 108 Biểu đồ 3.11: Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa 112 Biểu đồ 3.12: Đánh giá mức độ, chất lượng các khóa bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành của đội ngũ CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 -2017 115 Biểu đồ 3.13: Ý kiến của CBQLKTCH đánh giá về việc rà soát, đánh giá CBCC, viên chức nhằm mục tiêu sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ 117 Biểu đồ 3.14: Ý kiến của CBQLKTCH đánh giá về chế độ, chính sách của tỉnh Thanh Hóa đối với cán bộ 119 Biểu đồ 3.15: Ý kiến của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa về chế độ, chính sách đãi ngộ CBQLKTCH 119 Biểu đồ 3.16: Ý kiến của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa về công tác cán bộ đối với CBQLKTCH 124
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ nói chung, cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện (CBQLKTCH) nói riêng đóng vai trò quyết định nâng cao hiệu quả QLNNVKT của cả nước cũng như từng địa phương. Xây dựng đội ngũ (XDĐN) cán bộ nói chung, XDĐN CBQLKTCH nói riêng hội tụ đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất cách mạng; năng động và sáng tạo trong QLKT sẽ đẩy nhanh, hiệu quả sự nghiệp CNH, HĐH, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, gắn với chủ động hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới là rất cấp bách. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ của Đại hội là: “Tập trung XDĐN cán bộ,... đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [33]. Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH TW khóa XII đã chỉ rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; CTCB là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. XDĐN cán bộ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư XDĐN cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài” [3]. Đối với tỉnh Thanh Hóa, vấn đề đổi mới, hoàn thiện công tác XDĐN CBQLKTCH trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là tất yếu khách quan, bởi vì: Thứ nhất, đội ngũ CBQLKTCH đóng vai trò quyết định trong quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung, của tỉnh Thanh Hóa nói riêng; là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước, của Tỉnh, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH; là chủ thể đóng vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, lãnh đạo Tỉnh trong đổi mới, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch,
  9. 2 kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương; là đội ngũ trực tiếp tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương. Do đó, muốn phát triển KT-XH của địa phương bền vững phải xây dựng cho được đội ngũ CBQLKTCH đủ về số lượng, có năng lực CM, NV và phẩm chất, đạo đức cách mạng, dám nghĩ, dám làm và có hiệu quả trong quá trình tham gia lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp CNH, HĐH địa phương. Thứ hai, vẫn còn những bất cập, yếu kém, chưa thật sự bắt kịp với những thay đổi nhanh của quá trình phát triển KT - XH trong thời kỳ mới của đội ngũ CBQLKTCH của địa phương. Điều đó đã và đang đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phải tiếp tục XDĐN CBQLKTCH đáp ứng tốt yêu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa là một tỉnh có tiềm năng, lợi thế để trở thành một tỉnh phát triển hàng đầu của cả nước. Thanh Hóa có vị trí địa kinh tế, địa chính trị, rất thuận lợi cho quá trình phát triển, là cửa ngõ của miền Trung, cầu nối giữa ba trung tâm kinh tế: Đông Bắc Bộ-Hà Nội-Bắc Trung Bộ, là khu vực phát triển kinh tế (PTKT) năng động. Đến tháng 6 năm 2018, tỉnh Thanh Hóa có hơn 3,4 triệu dân, với trên 2 triệu người trong độ tuổi lao động; 72.348 cán bộ, công chức, viên chức (cán bộ, công chức là 18.192 người, viên chức 54.156 người). Trong đó, CBQLKTCH là 5.531 người, 1.832 người có trình độ trên đại học (tiến sĩ: 117 người, chiếm 0,2% và thạc sĩ: 1.715 người, chiếm 2,4%); 29.978 người có trình độ đại học, chiếm 41,4%; 13.474 người có trình độ cao đẳng, chiếm 18,6% và 27.064 người có trình độ trung cấp trở xuống, chiếm 37,4% [76]. ĐNCB đã được đào tạo bài bản về trình độ lý luận chính trị (LLCT) (cao cấp LLCT, cử nhân chính trị có 897 người, trung cấp 924 người); trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ CBQLKTCH được nâng lên rõ rệt... Tuy nhiên, đánh giá khách quan phải thấy rằng, ĐNCB LĐ, QL, nhất là CBQLKTCH khá đông đảo nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chất còn hạn chế, nhất là về
  10. 3 năng lực tư duy chiến lược, kỹ năng xử lý tình huống, thái độ nhiệt huyết chưa cao; cơ cấu đội ngũ cán bộ bất hợp lý cả về độ tuổi, giới tính, dân tộc... dẫn đến hẫng hụt. Thứ ba, sự nghiệp CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong tiến trình phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường, trật tự, an ninh trên địa bàn đã, đang đặt ra yêu cầu phát triển phải tích cực, chủ động xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLKTCH. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn cấp huyện tỉnh Thanh Hóa là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội từ lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến; ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực, chủ động chuẩn bị điều kiện để phát triển nền kinh tế số ngay trên địa bàn cấp huyện. Do đó, cần phải XDĐN cán bộ QLKT nói chung, CBQLKTCH nói riêng đủ về số lượng, cơ cấu và không ngừng nâng cao về chất lượng; NNL có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là ĐNCB làm công tác QLNNVKT nhằm đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH của địa phương góp phần phát triển KT-XH nhanh, ổn định, bền vững. - Toàn cầu hoá trở thành xu thế tất yếu chi phối sự vận hành kinh tế thế giới, có tác động trực tiếp đến tất cả các nền kinh tế, trong đó, Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng; là bộ phận hợp thành nền kinh tế thế giới rộng mở; vừa đem lại thời cơ vừa tạo ra nguy cơ trong phát triển, khi mở cửa, hội nhập. Thực tế, trong quá trình mở cửa, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút ngày càng nhiều nguồn lực, nhất là vốn, khoa học - công nghệ từ các nước tiên tiến vào phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn huyện. Vì vậy, yêu cầu phát triển đội ngũ CBQLKTCH đáp ứng tốt yêu cầu về sức khỏe, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và tác phong lao động, quản trị chuyên nghiệp, hiện đại... để nắm bắt, tận dụng được thời cơ, hạn chế nguy cơ trong trong tiến trình hội nhập là tất yếu, khách quan.
  11. 4 - Yêu cầu mới về phát triển KT-XH - môi trường của tỉnh Thanh Hóa cũng như của các huyện, thị, thành phố theo hướng bền vững đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh có hiệu quả XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa. Theo tinh thần của Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010 - 2015), tiếp tục được quán triệt và khẳng định trong Nghị quyết Đại hội XVIII (nhiệm kỳ 2015 – 2020), đó là: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững”[75]; xây dựng ĐNCB nói chung, CBQLKTCH nói riêng “thật sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo; có uy tín trong Đảng và trong xã hội; có tầm nhìn chiến lược; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; có khả năng tập hợp và đoàn kết nội bộ” [76] ..., “tranh thủ thời cơ, vận hội mới; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư phát triển; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; coi phát triển nông nghiệp và XDNTM là nền tảng, phát triển công nghiệp là then chốt; tập trung phát triển du lịch và dịch vụ có lợi thế; tăng cường ứng dụng tiến bộ KH- CN, nâng cao chất lượng NNL..., bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo cho phát triển nhanh, bền vững... Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm đạt 12% trở lên; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.600 USD; năm 2020 tổng giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD trở lên, trên 50% xã đạt chuẩn xây dựng NTM” [75]..., tạo nền tảng phát triển KT-XH đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên đây, vấn đề “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành QLKT.
  12. 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận án là đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm XDĐN CBQLKTCH, đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH, PTKT nhanh, bền vững ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa, bổ sung và làm sáng rõ cơ sở lý luận về XDĐN CBQLKTCH, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. - Nghiên cứu kinh nghiệm về XDĐN CBQLKTCH của một số địa phương (Quảng Ninh, Hà Nội và Vĩnh Phúc); rút ra bài học đối với XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở Thanh Hóa. - Phân tích, đánh giá khách quan thực trạng XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH; chỉ rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng tốt yêu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH đến năm 2025 và tầm nhìn 2035. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH. Chủ thể XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH là chính quyền nhân dân tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: - Nội dung XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: Xây dựng TCCD; quy hoạch cán bộ; đề bạt, bổ nhiệm, LC, ĐĐ; ĐT, BD, sử dụng; kiểm tra, đánh giá; chế độ chính sách đối với CBQLKTCH.
  13. 6 - CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa được hiểu theo nghĩa là một bộ phận của công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Đó là các cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, cán bộ đang làm việc tại các phòng (đơn vị tương đương), theo các chức danh: 1) Chủ tịch, phó chủ tịch UBND các huyện và thành phố trực thuộc tỉnh, gồm 24 huyện; 02 thị xã và 01thành phố trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. 2) Trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc các phòng, ban chuyên môn huyện và tương đương (thuộc các quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, gồm 10 đơn vị). 3) Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Điện lực, Bưu điện, Viễn thông, các chi nhánh: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) [27]. - Các cơ quan và ĐNCB thuộc Công an huyện, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cũng tham gia vào hoạt động QLNNVKT thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát kinh tế, không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án; các phòng quản lý gián tiếp về kinh tế (Quản lý đô thị, Y tế, Văn Hoá, Tư pháp, Thanh tra; các tổ chức chính trị xã hội: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên… cấp huyện) không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án. * Về không gian: Luận án nghiên cứu XDĐN CBQLKTCH, với 27 đơn vị trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: 02 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn); 01 thị xã (Bỉm Sơn) và 24 huyện (Đông Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Tĩnh Gia, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát). * Về thời gian: Luận án nghiên cứu về XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa với thời gian từ năm 2011 đến nay, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây và tầm nhìn đến năm 2035. Các số liệu phân tích về XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa bao gồm số liệu sơ cấp (điều tra), số liệu thứ cấp.
  14. 7 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận án chú trọng sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về XDĐN CBQLKTCH; sử dụng một số lý thuyết hiện đại về quản lý, phát triển NNL, xây dựng ĐNCB QLKT. Đồng thời, luận án nghiên cứu và quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh và huyện ở tỉnh Thanh Hóa về XDĐN cán bộ QLKT để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong đó, kết hợp giữa phương pháp định tính (Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, thống kê, so sánh...) và phương pháp định lượng (Điều tra khảo sát) để rút ra những kết luận khoa học, lượng hóa các kết quả nghiên cứu về XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa. Phương pháp cụ thể được sử dụng tùy thuộc mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của từng chương của luận án. Cụ thể là: Chương 1: Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp: Hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ những công trình khoa học đã công bố ở trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án và rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được trong nghiên cứu nhằm tìm ra khoảng trống về lý luận, thực tiễn chưa hoặc cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. Chương 2: Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp: Hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp... xây dựng khung lý thuyết (khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng) về XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. Luận án sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương (Quảng Ninh,
  15. 8 Hà Nội và Vĩnh Phúc) về XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. Từ đó, rút ra những bài học về XDĐN CBQLKTCH cho tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Luận án vận dụng phương pháp duy vật lịch sử, tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, đặc biệt coi trọng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế nói chung, QLKT nói riêng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa. Trong đó: Thứ nhất: Nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng tổng hợp, chú trọng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích - tổng hợp để rút ra những kết luận khoa học về thực trạng XDĐN CBQLKTCH ở Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH. Luận án nắm bắt thông tin đầy đủ về đội ngũ CBQLKTCH mà quan trọng hơn là tạo lập bức tranh toàn cảnh thực trạng về xây dựng TCCD, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, LC, ĐĐ, ĐT, BD, sử dụng, chế độ chính sách, kiểm tra, đánh giá CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa. Luận án sử dụng bảng, sơ đồ, biểu đồ và đồ thị để phân tích, chứng minh thực trạng XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn từ năm 2011 đến nay. Thứ hai: Nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, với 2 mẫu Phiếu khảo sát ý kiến và 2 đối tượng: CBQLKTCH và cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, tỉnh để điều tra về thực trạng XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa: - Mục tiêu khảo sát là đánh giá thực trạng XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa. Tiến hành thu thập thông tin về đội ngũ CBQLKTCH, chú trọng khảo sát về chất lượng ĐNCB, đề bạt, bổ nhiệu, LC, ĐĐ, ĐT, BD, sử dụng, kiểm tra, ĐGCB và chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa. - Thu thập thông tin thông qua bảng hỏi với 02 mẫu. Mẫu 01, đối tượng
  16. 9 khảo sát là CBQLKTCH trực thuộc tỉnh Thanh Hóa; phát ra 500 phiếu, thu về 412 phiếu; thời gian thực hiện cuộc điều tra vào tháng 8/2018. Mẫu 02 (chủ yếu là câu hỏi phỏng vấn sâu), đối tượng khảo sát là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện ở Thanh Hóa; phát ra 100 phiếu, thu về 90 phiếu; thời gian thực hiện cuộc điều tra vào tháng 2/2019 - Phạm vi khảo sát theo vùng địa lý kinh tế - xã hội. Chọn mẫu khảo sát: 1) Địa bàn khảo sát gồm các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: 01 thành phố, 02 thị xã và một số huyện trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. 2) Đối tượng khảo sát là các CBQLKTCH và cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh Thanh Hóa. thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh. Tiến hành xử lý phiếu điều tra, sử dụng Chương trình SPSS Statistics 20. Hình thành bộ số liệu điều tra và kết quả điều tra về thực trạng XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án. Chương 4: Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, diễn dịch, quy nạp và dự báo để rút ra kết luận khoa học, xác định phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 và những năm tiếp theo. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Về mặt lý luận: - Đưa ra quan niệm về đội ngũ CBQLKTCH - là một bộ phận công chức trong cơ quan nhà nước hoạt động gián tiếp (cấp ủy) hoặc trực tiếp trong cơ quan, đơn vị kinh tế cấp huyện. Khái niệm về XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH - là tổng thể các hoạt động nhằm hình thành, phát triển ĐNCB QLKT đáp ứng yêu cầu của QLNNVKT, đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh, bền vững trên địa bàn huyện. - Phân tích rõ 05 đặc điểm, 04 vai trò, 04 yêu cầu, 04 nguyên tắc XDĐN
  17. 10 CBQLKTCH, 06 nội dung, 2 nhóm tiêu chí đánh giá (quy trình và cụ thể) và 05 nhân tố ảnh hưởng đến XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. Từ đó, hình thành ĐNCB QLKT (có năng lực, phẩm chất, cơ cấu hợp lý) đáp ứng tốt yêu cầu của QLNNVKT trong quá trình CNH, HĐH cấp huyện. 5.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án: - Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm của Quảng Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc; rút ra 6 bài học về XDĐN CBQLKTCH ở Thanh Hóa. - Phân tích tiềm năng, lợi thế phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa. - Phân tích, đánh giá khoa học thực trạng XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH từ năm 2011 đến nay. Chỉ ra 6 kết quả đạt, 6 hạn chế: 1) Chưa cụ thể hóa trong xây dựng tiêu chuẩn cho từng chức danh. 2) Quy hoạch chức danh chưa thực sự coi trọng. 3) Chưa gắn ĐT, BD với yêu cầu, tiêu chuẩn và sử dụng; công tác LC, ĐĐ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa thật tốt; chính sách đãi ngộ cán bộ bất cập; quản lý cán bộ và đảm bảo cơ cấu cán bộ còn hạn chế; chỉ rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan, tạo lập căn cứ khoa học để XDĐN CBQLKTCH đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, quyết liệt trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa. + Phương hướng XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH đến năm 2025, tầm nhìn 2035 ở tỉnh Thanh Hóa: 1) Đảm bảo về quy mô, cơ cấu, chuẩn hóa cán bộ. 2) Nâng cao chất lượng ĐNCB. 3) Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải XDĐN CBQLKTCH. 4) Nâng cao chất lượng ĐT, BD, luân chuẩn, điều động, bổ nhiệm cán bộ. + Giải pháp XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ở tỉnh Thanh Hóa: 1) Đổi mới, hoàn thiện công tác quy
  18. 11 hoạch CBQLKTCH. 2) Đẩy mạnh thu hút nhân lực trình độ cao hoạt động trong các cơ quan, đơn vị QLKT cấp huyện. 3) Nâng cao chất lượng tuyển dụng CBQLKTCH. 4) Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng CBQLKTCH. 5) Đổi mới công tác đánh giá, xếp loại CBQLKTCH, lấy hiệu quả công việc làm thước đo. 6) Thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp, điều động, LC, ĐĐ và thực hiện tốt chính sách CBQLKTCH. 7) Đổi mới phương thức đánh giá khen thưởng, kỷ luật CBQLKTCH. 8) Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của CBQLKTCH. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chương 3: Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa
  19. 12 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƢỚC VÀ TRONG NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nƣớc có liên quan đến cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và quản lý kinh tế Hiện nay có nhiều công trình ngoài nước liên quan đến người quản lý, CBQL, XDĐN CBQL nói chung, QLKT nói riêng, nổi bật là: - Những nghiên cứu vai trò của người quản lý trong PTKT: Quá trình hình thành, phát triển nền kinh tế tri thức làm thay đổi căn bản cách thức điều hành nền kinh tế cũng như tại các doanh nghiệp hiện đại. Thay đổi đó bắt đầu từ tư duy LĐ, QL. Bất kỳ thành công hoặc thất bại nào cũng luôn chịu tác động chính yếu bởi con người, mà trực tiếp là năng lực chuyên môn, năng lực LĐ, QL của NNL. Trong tác phẩm “Quản lý NNL trong khu vực nhà nước”, tác giả Christian Batal [19] là một công trình nghiên cứu, làm sáng rõ ý nghĩa, vai trò và nội dung của xây dựng, quản lý NNL trong nền kinh tế, nhất là khu vực kinh tế nhà nước, trong đó có DNNN. Công trình nghiên cứu đã tập trung xây dựng khung năng lực, với các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể đánh giá năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và khả năng lãnh đạo, QLKT của ĐNCB các cấp. Công trình phân tích rõ tiêu chí, tiêu chuẩn cán bộ gắn với công việc chuyên môn cụ thể của một số vị trí công tác chuyên trách trong QLKT khu vực kinh tế nhà nước. Công trình “International Differences in Growth Rates”, tác giả Mario Baldassarri, Luigi Paganetto và Edumun S. Phelps, St. Martin’s Press [], (1994) đã phân tích vai trò của nguồn vốn đặc biệt – vốn nhân lực trong quản trị nền kinh tế hiện đại, thể hiện tập trung, trước hết là sức phát triển của một
  20. 13 quốc gia. Trên nền tảng lý thuyết kinh tế về định lượng, khảo sát thực tiễn, tác giả đã phân tích và đi đến kết luận vai trò quyết định của nguồn vốn nhân lực trong PTKT cũng như trong quản trị nền kinh tế hiện đại. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của nhân lực khoa học – công nghệ với trình độ cao trong hấp thụ, nghiên cứu và triển khai KH-CN hiện đại, tạo ra nền tảng tăng trưởng cao có chất lượng, phát triển nhanh của một đất nước. Cuốn sách “Truy tìm căn nguyên tăng trưởng” của tác giả William Easterly [119], khẳng định: Không có phương thức thần kỳ nào có thể biến nhanh một dân tộc nghèo trở nên giàu có. Viện trợ, đầu tư hay giáo dục, kiểm soát dân số, điều chỉnh chính sách cho vay, xoá nợ… chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ cho một quốc gia cất cánh. Trước hết và quan trọng nhất là đội ngũ quan chức cao cấp của Chính phủ phải có năng lực, phẩm chất cách mạng vì mọi người, do con người. Nếu động cơ của đội ngũ cán bộ có năng lực LĐ, QL vì mọi người, do con người thì quy mô, tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, nền kinh tế phát triển bền vững và ngược lại. Tác phẩm “The rise of the creative class” của Richard Florida, Basic Book – A member of the Perseus Books Group (2004) chỉ ra: Nếu như trước đây tăng trưởng chủ yếu dựa vào tỷ lệ tiết kiệm, tích luỹ tư bản, vốn vật chất, thì ngày nay tăng trưởng chủ yếu dựa vào NNL, công nghệ, truyền thống văn hoá, nhất là thể chế kinh tế. Yếu tố tạo nên sự tăng trưởng đã thay đổi so với thời đại công nghiệp, phụ thuộc chính yếu vào vốn nhân lực, trong đó có nhân lực quản lý trong điều kiện cách mạng KH-CN mới - cách mạng 4.0). - Những nghiên cứu về thay đổi tư duy quản lý và XDĐN QLKT: Trong ấn phẩm“Tư duy lại tương lai” (2006), Nxb Trẻ, các tác giả đã nghiên cứu về tư duy quản trị, quản lý, chỉ ra tính tất yếu phải đổi mới tư duy, hình thành tri thức mới. Xu thế tất yếu, người LĐ, QL có thể dự báo, kiểm soát các hoạt động của tương lai. Vì vậy, yêu cầu trong phát triển thời đại mới phải đổi mới tư duy xây dựng, phát triển nhân lực, nhất là nhân lực quản lý chất lượng cao nhằm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2