intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận án nhằm đánh giá toàn diện về thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên; tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THẾ HOÀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THẾ HOÀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 9.85.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THÁI SƠN THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng sử dụng để bảo vệ bất kì học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc./.
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan, tập thể, cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, tập thể, cá nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lí tài nguyên; tập thể cán bộ Phòng Quản lí đào tạo, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, Văn phòng Đăng kí đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; xin cảm ơn Trung tâm Phát triển quỹ đất, Văn phòng Ủy ban nhân dân, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Chi nhánh văn phòng Đăng kí đất đai thành phố Thái Nguyên; xin cảm ơn lãnh đạo UBND, công chức địa chính, các tổ trƣởng tổ dân phố thuộc 5 phƣờng nghiên cứu đã lựa chọn điều tra; xin cảm ơn các hộ gia đình, cá nhân thuộc 5 dự án mà nghiên cứu tiến hành điều tra. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hƣớng dẫn khoa học, Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thái Sơn đã định hƣớng cho tôi, tận tụy hƣớng dẫn bảo, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các bạn bè, các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn !!!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của nghiên cứu........................................................................................... 3 4. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ .............................. 4 1.1.1. Cơ sở lí luận của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ................................ 4 1.1.2. Căn cứ pháp lí và các quy định của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ......................................................................................................................... 8 1.2. Kinh nghiệm về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trên thế giới ............................ 16 1.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................................... 16 1.2.2. Kinh nghiệm của Đài Loan ............................................................................. 20 1.2.3. Kinh nghiệm của Singapore ............................................................................ 21 1.2.4. Kinh nghiệm của Thái Lan .............................................................................. 21 1.2.5. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ............................................................................ 21 1.2.6. Kinh nghiệm của Australia (Úc) ..................................................................... 23 1.2.7. Kinh nghiệm của Pháp .................................................................................... 24 1.2.8. Kinh nghiệm của Đức ..................................................................................... 24 1.2.9. Kinh nghiệm của Canada ................................................................................ 25 1.2.10. Kinh nghiệm của Ấn Độ ............................................................................... 26 1.2.11. Kinh nghiệm của các nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu ............................... 26 1.2.12. Kinh nghiệm từ các tổ chức của Liên hợp quốc ........................................... 27
  6. iv 1.3. Khái quát về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ở Việt Nam .................... 28 1.3.1. Đặc điểm và nội dung của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ............... 28 1.3.2. Phân tích mối quan hệ và tác động của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ....................................................................................................................... 29 1.3.3. Khái quát về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay ............................................................................................................. 31 1.3.4. Nhận xét về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ở Việt Nam .................. 32 1.3.5. Quy trình thu hồi đất ở Việt Nam ................................................................... 33 1.4. Những kết quả nghiên cứu về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ........................... 37 1.4.1. Những kết quả nghiên cứu về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trên thế giới........... 37 1.4.2. Những kết quả nghiên cứu về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ở Việt Nam .... 40 1.5. Những kết luận từ nghiên cứu tổng quan tài liệu và định hƣớng nghiên cứu .......... 50 1.5.1. Những kết luận từ nghiên cứu tổng hợp tài liệu có liên quan đến bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ......................................................................................... 50 1.5.2. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài sau khi nghiên cứu tổng quan tài liệu ...... 52 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 53 2.1. Đối tƣợng, phạm vi, địa điểm nghiên cứu.......................................................... 53 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 53 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 53 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 53 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 54 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 55 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp ......................................................... 55 2.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp ........................................................... 56 2.3.3. Phƣơng pháp phân tích xác định các yếu tố, nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến thu hồi đất .................................................................................................................. 61 2.3.4. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích số liệu, so sánh thông tin .......................... 64
  7. v Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 65 3.1. Khái quát về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại thành phố Thái nguyên giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................... 65 3.1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Thái Nguyên ............................................. 65 3.1.2. Tổng hợp kết quả công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ............................................................................ 67 3.1.3. Thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại 05 phƣờng nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017................................................. 69 3.1.4. Nhận xét từ khái quát công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017..................................................................... 75 3.2. Thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017................................................. 75 3.2.1. Thực trạng công tác bồi thƣờng tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ............................................................................ 75 3.2.2. Thực trạng công tác hỗ trợ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 .................................................................................... 80 3.2.3. Tổng số và tỉ lệ phân bổ sử dụng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ..................................... 83 3.2.4. Thực trạng công tác tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ............................................................................ 89 3.2.5. Thực trạng khiếu nại và nhận xét về thái độ của ngƣời làm bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ......................................................................................................... 91 3.2.6. Đánh giá chung về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ..................................... 96 3.3. Thực trạng đời sống ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ........................................................... 100 3.3.1. Thực trạng việc làm của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên..................................................... 100 3.3.2. Thực trạng thu nhập của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên .............................................. 103
  8. vi 3.3.3. Thực trạng điều kiện chỗ ở của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên .................................. 106 3.3.4. Ý kiến của ngƣời dân có đất thu hồi về việc thực hiện các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ................................................................................. 112 3.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên ............................................................................................................ 113 3.4.1. Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên ............................................................................................................ 113 3.4.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên ............................................................................................................ 120 3.5. Tồn tại và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại thành phố Thái Nguyên ......................................................................... 132 3.5.1. Các tồn tại và nguyên nhân trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại thành phố Thái Nguyên ................................................................................. 132 3.5.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại thành phố Thái Nguyên ...................................................................................... 140 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 157
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1. BT Bồi thƣờng 2. BT, HT, TĐC Bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ 3. CTXD Công trình xây dựng 4. DA Dự án 5. DC Dân cƣ 6. ĐGT Đƣờng giao thông 7. DNƢT Doanh nghiệp ứng tiền 8. GPMB Giải phóng mặt bằng 9. GT Giao thông 10. HT Hỗ trợ 11. KD Kéo dài 12. KDC Khu dân cƣ 13. KN Khiếu nại 14. NN Nông nghiệp 15. NNCT Nhà nƣớc cấp tiền 16. ÔĐĐS, TKVL Ổn định đời sống, tìm kiếm việc làm 17. QLĐĐ Quản lí đất đai 18. TB Trung bình 19. TĐC Tái định cƣ 20. THĐ Thu hồi đất 21. TP Thành phố 22. UBND Ủy ban nhân dân
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số mẫu điều tra của các dự án thu hồi đất nghiên cứu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ............................................ 58 Bảng 2.2. Thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá các chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu khi nghiên cứu về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ..................................... 58 Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ............................................................... 67 Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại 05 phƣờng nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ................... 69 Bảng 3.3. Kết quả bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất tại 05 phƣờng nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 tính theo đơn vị hành chính .................................................................................................... 70 Bảng 3.4. Kết quả bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất tại 05 phƣờng nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 tính theo mục đích sử dụng ...................................................................................................... 71 Bảng 3.5. Kết quả bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất tại 05 phƣờng nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 tính theo nguồn kinh phí.................................................................................................. 73 Bảng 3.6. Kết quả bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất tại 05 phƣờng nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 tính theo hạng mục chi .............................................................................................................. 74 Bảng 3.7. Thực trạng thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ........................................................................ 76 Bảng 3.8. Tỉ lệ đất nông nghiệp thu hồi tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ............................................................... 78 Bảng 3.9. Tổng số tiền bồi thƣờng tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ........................................................................ 79 Bảng 3.10. Tổng số tiền hỗ trợ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ........................................................................ 80
  11. ix Bảng 3.11. Hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề ngoài tiền mặt tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ................... 82 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ................... 84 Bảng 3.13. Thực trạng phân bổ tiền bồi thƣờng và hỗ trợ cho tiêu dùng tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ........ 85 Bảng 3.14. Thực trạng phân bổ tiền bồi thƣờng và hỗ trợ cho kinh doanh tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017............. 86 Bảng 3.15. Thực trạng sử dụng tiền bồi thƣờng và hỗ trợ cho học nghề tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ........ 86 Bảng 3.16. Phân bổ các khoản chi từ tiền bồi thƣờng và hỗ trợ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ................... 87 Bảng 3.17. Kết quả giao đất tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ............................................................... 89 Bảng 3.18. Tổng hợp khiếu nại tại các dự án nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ........................................................................ 92 Bảng 3.19. Kết quả điều tra thái độ của ngƣời làm công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ........................................................................ 95 Bảng 3.20. So sánh một số chỉ tiêu chính về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 .............. 97 Bảng 3.21. Thực trạng thay đổi việc làm của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên..................... 100 Bảng 3.22. Sự phù hợp của việc làm mới so với trƣớc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ................. 101 Bảng 3.23. Mức độ ổn định việc làm của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ................. 102 Bảng 3.24. Thực trạng thu nhập của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên .......................... 104
  12. x Bảng 3.25. Mức độ ổn định thu nhập của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ................. 105 Bảng 3.26. Thực trạng tái định cƣ của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ................. 107 Bảng 3.27. Vị trí thửa đất tái định cƣ của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ................. 107 Bảng 3.28. Đánh giá các tiêu chí cơ sở hạ tầng nơi ở của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ................................................................................................... 109 Bảng 3.29. Đánh giá các tiêu chí dịch vụ công nơi ở của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ................................................................................................... 109 Bảng 3.30. Đánh giá các tiêu chí môi trƣờng nơi ở của ngƣời dân sau bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ................................................................................................... 110 Bảng 3.31. Đánh giá các nhóm tiêu chí điều kiện nơi ở của ngƣời dân tại khu tái định cƣ của các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ......... 111 Bảng 3.32. Tổng hợp ý kiến của ngƣời dân có đất thu hồi về việc thực hiện các dự án nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên ................................... 112 Bảng 3.33. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hồi đất đƣợc liệt kê trong phiếu điều tra ............................................................................................................. 115 Bảng 3.34. Kết quả điều tra các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hồi đất đã liệt kê trong phiếu điều tra ....................................................................................... 117 Bảng 3.35. Kết quả khảo sát số yếu tố ảnh hƣởng đến thu hồi đất ngoài phiếu điều tra ............................................................................................................. 119 Bảng 3.36. Kết quả chọn biến nghiên cứu qua đánh giá theo chỉ số p-value ......... 123 Bảng 3.37. Thang đo các nhóm yếu tố ảnh hƣởng sau khi dùng phƣơng pháp lựa chọn stepwise ........................................................................................... 126 Bảng 3.38. Kết quả phân tích hệ số hồi quy (coefficients) để xây dựng phƣơng trình tƣơng quan .............................................................................. 127 Bảng 3.39. Mức độ và thứ tự ảnh hƣởng của các nhóm yếu tố đến thu hồi đất ..... 130 Bảng 3.40. So sánh về mặt kinh tế giữa 02 trƣờng hợp bồi thƣờng đất ở và tái định cƣ theo kết quả điều tra ....................................................................... 138
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ quy trình thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 ....................................... 34 Hình 1.2. Sơ đồ Quy trình bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ theo Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................................... 35 Hình 2.1. Quy trình xây dựng bộ câu hỏi của phiếu điều tra.......................................... 61 Hình 2.2. Khung nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến thu hồi đất ........ 62 Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ................... 65 Hình 3.2. Chi phí trung bình để thu hồi 1 m2 đất tại 05 phƣờng nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 tính theo đơn vị hành chính......................................................................................................... 71 Hình 3.3. Chi phí trung bình để thu hồi 1 m 2 đất tại 05 phƣờng nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 tính theo mục đích sử dụng ........................................................................................... 72 Hình 3.4. Chi phí trung bình để thu hồi 01 m2 đất tại 05 phƣờng nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 tính theo nguồn kinh phí ..... 73 Hình 3.5. Tỉ lệ các hạng mục chi để thu hồi 01m2 đất tại 05 phƣờng nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ............................................. 74 Hình 3.6. Giá bồi thƣờng quyền sử dụng đất so với giá thị trƣờng tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ............................................................. 76 Hình 3.7. Giá bồi thƣờng tài sản gắn liền với đất so với giá thị trƣờng tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên ........................................................ 78 Hình 3.8. Tổng số tiền hỗ trợ cho 1 hộ gia đình, cá nhân tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ..................................... 81 Hình 3.9. Chi phí trung bình để thu hồi 1 m2 đất tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ................................................ 84 Hình 3.10. Tỉ lệ phân bổ các khoản chi từ tiền bồi thƣờng và hỗ trợ tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ......................... 88
  14. xii Hình 3.11. Giá đất giao tái định cƣ so với giá thị trƣờng tại các dự án nghiên cứu ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ............................................. 90 Hình 3.12. Tỉ lệ khiếu nại tại các dự án nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 .......................................................................................... 93 Hình 3.13. Mô hình nghiên cứu các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến thu hồi đất ............. 121 Hình 3.14. Tỉ lệ ảnh hƣởng của các nhóm yếu tố đến thu hồi đất tại trung tâm thành phố Thái Nguyên................................................................................... 131
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Thu hồi đất (THĐ) để thực hiện dự án là một trong những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong công tác quản lí đất đai; nó liên quan đến lợi ích của 04 bên là: ngƣời đang sử dụng đất, doanh nghiệp thực hiện dự án, Nhà nƣớc và cộng đồng dân cƣ nơi thực hiện dự án. Nếu làm không tốt có thể gây ảnh hƣởng xấu đến đời sống của ngƣời dân, gây bức xúc trong xã hội. Hơn nữa thu hồi đất nông nghiệp, tức là ngƣời nông mất tƣ liệu sản xuất, sau khi thu hồi một bộ phận không chuyển đƣợc sang nghề mới, làm cho thu nhập giảm, hoặc không ổn định, thất nghiệp tăng gây mất ổn định xã hội. Từ năm 1945 đến nay, chính sách đất đai nói chung và chính sách bồi thƣờng (BT), hỗ trợ (HT), tái định cƣ (TĐC) khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói riêng ở nƣớc ta luôn đƣợc sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của đất nƣớc. Thực hiện Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 đƣợc ban hành, quy định quyền sử dụng đất có giá trị đƣợc tính bằng tiền đã làm thay đổi trong chính sách pháp luật đất đai, đồng thời thu hồi đất cũng phức tạp hơn rất nhiều vì phải “đền bù” giá trị quyền sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện Luật Đất đai 2003 đến Luật Đất đai 2013, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đã hoàn thiện hơn rất nhiều ở việc quy định “giá đất cụ thể” và bổ sung nhiều khoản hỗ trợ, góp phần cho công tác thu hồi đất thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất vẫn còn tồn tại, vƣớng mắc, tạo ra bức xúc trong dân, gây khiếu kiện kéo dài. Việc bồi thƣờng cho ngƣời dân không sát với giá thị trƣờng đã phát sinh nhiều khiếu kiện đông ngƣời mang tính chất điểm nóng (Lê Thị Hƣơng Giang, 2014). Còn một số thiệt hại chƣa đƣợc quy định bồi thƣờng; chƣa quy định rõ trách nhiệm đối với quy hoạch treo gây thiệt hại cho ngƣời dân; đối với bồi thƣờng không sát với giá thị trƣờng, chậm chi trả tiền bồi thƣờng… (Phan Trung Hiền, 2017c). Hệ quả tiêu cực của thu hồi đất là sự xung đột lợi ích dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện ở mức độ cao (chiếm tới 70% tổng lƣợng khiếu nại, khiếu kiện), đông ngƣời, phức tạp; thƣờng gây ra nhiều bức xúc cho ngƣời dân mà trƣớc hết là do sự chênh lệch quá lớn giữa giá bồi thƣờng và giá thị trƣờng (Đặng Hùng Võ, 2019b).
  16. 2 Thành phố Thái Nguyên không chỉ là đô thị tỉnh lị mà còn là đô thị trung tâm khu vực miền núi và trung du phía Đông Bắc Bắc bộ, từ năm 2010 đƣợc nâng cấp thành đô thị loại 1, tốc độ phát triển càng nhanh, các dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ngày càng nhiều. Việc thực hiện các dự án này đã thu đƣợc nhiều kết quả khích lệ, góp phần phát triển kinh tế - Xã hội, tăng thu nhập ngân sách. Trong những năm gần đây công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại thành phố Thái Nguyên đã thu đƣợc nhiều kết quả tốt, nhiều dự án đảm bảo tiến độ. Trong tƣơng lai, tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng sẽ còn thực hiện nhiều hơn nữa các dự án phải thu hồi đất. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ và toàn diện về thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ở thành phố Thái Nguyên nhằm rút kinh nghiệm cho thời gian tiếp theo. Xuất phát từ lí do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu của nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu nhằm đánh giá toàn diện về thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên; tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017. - Đánh giá thực trạng đời sống ngƣời dân sau khi bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại thành phố Thái Nguyên. - Xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng và chỉ ra mức độ ảnh hƣởng của từng nhóm yếu tố đến công tác thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên. - Chỉ ra các tồn tại, nguyên nhân và đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại thành phố Thái Nguyên.
  17. 3 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa lí luận của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, làm rõ hơn cơ sở khoa học của chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để hoàn thiện hơn nữa các quy định sao cho có đƣợc chính sách hợp lí nhất cho công tác thu hồi đất. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cao cho tỉnh Thái Nguyên và cho các địa phƣơng khác trong thu hồi đất; có thể sử dụng cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lí, các nhà nghiên cứu tham khảo. 4. Những đóng góp mới của luận án - Phân tích, đánh giá đƣợc toàn diện từ lí luận đến thực tiễn về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại 05 dự án nghiên cứu; so sánh giữa nhóm dự án đƣờng giao thông với nhóm dự án khu dân cƣ và giữa nhóm dự án Nhà nƣớc cấp tiền với nhóm dự án Doanh nghiệp ứng tiền trên các mặt: kết quả bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và đời sống ngƣời dân sau thu hồi đất. - Chỉ ra 22 trong 27 yếu tố đƣợc xác định, chia thành 8 nhóm ảnh hƣởng đến thu hồi đất; phân tích bằng mô hình đa biến đã xếp thứ tự và chỉ ra đƣợc mức độ ảnh hƣởng của mỗi nhóm nhƣ sau: (1) Chính sách bồi thƣờng = 24,59% → (2) Chính sách hỗ trợ = 23,85% → (3) Chính sách tái định cƣ = 17,54% → (4) Quản lý = 12,03% → (5) Môi trƣờng khu tái định cƣ = 11,11% → (6) Tâm lý = 4,53% → (7) Nguồn vốn và mục tiêu = 3,51% → (8) Khách quan = 2,84%. - Xác định đƣợc 06 tồn tại trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ là: (i) Đơn giá bồi thƣờng thấp; (ii) Đơn giá giao đất tái định cƣ thấp; (iii) Tỉ lệ khiếu nại cao; (iv) Tỉ lệ chi tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho học nghề và kinh doanh thấp; (v) Sự phù hợp với việc làm mới chƣa cao; (vi) Một số quy định còn thiếu, chƣa chuẩn. Phân tích các nguyên nhân, đƣa ra 14 giải pháp theo 3 định hƣớng là: (-) Giải quyết triệt để tận gốc các khiếu nại, đảm bảo công bằng; xác định đơn giá bồi thường, giao đất tái định cư sát với giá thị trường; (-) Nâng cao tỉ lệ chi tiền cho học nghề và kinh doanh; đảm bảo cuộc sống người dân ổn định bền vững; (-) Hoàn thiện các quy định liên quan sao cho lợi ích của người có đất thu hồi được đảm bảo đầy đủ và bền vững.
  18. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ 1.1.1. Cơ sở lí luận của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 1.1.1.1. Các khái niệm liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Điều 3, Luật Đất đai 2013 quy định: - Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nƣớc quyết định thu lại quyền sử dụng đất của ngƣời đƣợc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của ngƣời sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Khoản 11). - Bồi thường về đất là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho ngƣời sử dụng đất (Khoản 12). - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nƣớc trợ giúp cho ngƣời có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Khoản 14). - Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí mà ngƣời sử dụng đất đã đầu tƣ vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhƣng đến thời điểm cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chƣa thu hồi đƣợc (Khoản 13). Tái định cư: Luật Đất đai không giải thích khái niệm tái định cư; tuy nhiên, nhiều văn bản vẫn quy định về tái định cƣ. Có thể hiểu rằng, tái định cƣ là việc bố trí chỗ ở mới cho ngƣời bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở nào khác trong phạm vi cấp xã nơi có đất bị thu hồi và phải di chuyển chỗ ở. Hình thức tái định cƣ bao gồm: bằng nhà ở, bằng đất ở hoặc bằng tiền (Phan Trung Hiền, 2017a). Giải phóng mặt bằng: Trong Luật Đất đai và Luật Xây dựng hiện hành không có định nghĩa về giải phóng mặt bằng (GPMB), mặc dù có sử dụng cụm từ này. Có thể nói, GPMB là một quá trình “làm sạch” mặt bằng thông qua việc thực hiện di dời các công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và một bộ phận dân cƣ trên một diện tích đất nhất định nhằm thực hiện quy hoạch, cải tạo hoặc xây dựng công trình mới (Phan Trung Hiền, 2017a). Vì vậy, có thể hiểu GPMB bao gồm các hoạt động chính là: thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ.
  19. 5 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: - Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật” (Điều 158). - Quyền Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhƣ chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của ngƣời không phải là chủ sở hữu (Điều 179). - Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. (Điều 189). Ngƣời không phải là chủ sở hữu đƣợc sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 191). - Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản (Điều 192). 1.1.1.2. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và vấn đề thu hồi đất * Quyền sở hữu đất đai và vấn đề thu hồi đất Điều 19, Hiến pháp 1980, quy định gộp các hình thức sở hữu đất đai trƣớc đây thành một hình thức - Đó là “Sở hữu toàn dân”. Hiến pháp 1992 vẫn quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, “Nhà nƣớc giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài” (Điều 17 và Điều 18). Đến Hiến pháp 2013, tiếp tục quy định “Đất đai... thuộc sở hữu toàn dân”, nhƣng đã quy định rõ hơn “do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 53) và quy định “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nƣớc, đƣợc quản lý theo pháp luật” (Điều 54). Với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu nhƣ ở nƣớc ta thì Nhà nƣớc với tƣ cách là chủ sở hữu đất đai có những quyền sau: - Quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nƣớc: Nhà nƣớc nói chung và Chính quyền các cấp tự nắm giữ tổng tài nguyên đất đai thuộc phạm vi lãnh thổ, hành chính của mình, sự nắm giữ này là tuyệt đối và không điều kiện, không thời hạn. Nhà nƣớc quyết định giao một phần quyền chiếm hữu của mình cho ngƣời sử dụng trên những diện tích đất cụ thể với thời gian cụ thể. Ngƣời sử dụng đất tuy có quyền chiếm hữu nhƣng là chiếm hữu để sử dụng theo quy định cho phép của chủ sở hữu là Nhà nƣớc.
  20. 6 - Quyền sử dụng đất đai của Nhà nƣớc: Nhà nƣớc không tự mình trực tiếp sử dụng đất đai mà tổ chức cho toàn xã hội sử dụng thông qua việc giao đất, cho thuê đất đối với “ngƣời sử dụng”; Nhà nƣớc thực hiện quyền sử dụng đất đai một cách gián tiếp thông qua thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất. - Quyền của định đoạt đất đai của Nhà nƣớc là tuyệt đối, thể hiện bằng các hoạt động cụ thể nhƣ sau: (i) Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho chuyển mục đích sử dụng; (ii) Quyết định thu hồi đất, trƣng dụng đất đã giao, đã cho thuê; (iii) Lập hồ sơ quản lí, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (iv) Quy định các quyền và nghĩa vụ cho ngƣời sử dụng đất; (v) Quyết định mục đích, hạn mức, thời hạn sử dụng cho từng diện tích cụ thể; (vi) Quy định chính sách tài chính đất... Trong các hoạt động thể hiện quyền định đoạt đất đai của Nhà nƣớc, có quyền lấy lại (thu hồi) các diện tích đất đã giao, đã cho thuê. Trong trƣờng hợp này, pháp luật đất đai không dùng từ “trƣng mua” do lập luận Nhà nƣớc không mua lại những cái thuộc về sở hữu của mình mà là lấy lại, thu hồi lại (Tôn Gia Huyên, 2005). Do vậy, hiện nay ở Việt Nam chỉ có Nhà nƣớc mới có quyền thu hồi đất. * Quyền sử dụng đất đai và vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Theo Điều 5, Luật Đất đai 2013, ngƣời trực tiếp sử dụng đất gồm 8 chủ thể sau: cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cƣ, cơ sở tôn giáo, tổ chức, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tổ chức nƣớc ngoài có chức năng ngoại giao. Nhà nƣớc là chủ sở hữu đại diện cho toàn dân, không trực tiếp sử dụng đất, mà trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể trên đây trực tiếp sử dụng theo hình thức giao đất hoặc cho thuê đất (Trần Quốc Toản, 1993). Quyền sử dụng đất là một tính chất đặc thù của pháp luật đất đai Việt Nam. Quyền sử dụng đất đƣợc coi là quyền tài sản, ngƣời sử dụng đất thu đƣợc những lợi ích từ việc sử dụng đất. Chính vì vậy, khi nhà nƣớc thu hồi đất, Nhà nƣớc cần phải bồi thƣờng những lợi ích của ngƣời sử dụng đất bị thiệt hại. Do đó, tại Điều 3, Luật Đất đai 2013 quy định “Bồi thường về đất là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho ngƣời sử dụng đất”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2