Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên đại học Việt Nam thông qua các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học
lượt xem 7
download
Luận án này làm rõ và tổng hợp lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức ở cấp độ cá nhân. Cụ thể hơn, luận án đã kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố cá nhân và xã hội đến sự tiếp nhận tri thức của giảng viên trong bối cảnh hợp tác quốc tế về giáo dục đại học tại Việt Nam và tương tác điều tiết của các nhân tố xã hội đối với ảnh hưởng này. Bổ sung cho phần còn thiếu hụt trong nghiên cứu định tính và định lượng về các nhân tố cá nhân và xã hội cùng tương tác giữa chúng trong ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức của cá nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên đại học Việt Nam thông qua các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ THỊ HƯƠNG LAN Các nhân tố ảnh hưởng ñến sự tiếp nhận tri thức về ñào tạo của giảng viên ñại học Việt Nam thông qua các chương trình liên kết ñào tạo quốc tế bậc ñại học LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ THỊ HƯƠNG LAN Các nhân tố ảnh hưởng ñến sự tiếp nhận tri thức về ñào tạo của các trường ñại học Việt Nam thông qua các chương trình liên kết ñào tạo quốc tế bậc ñại học Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD) Mã số: 9340101_QTV LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Văn Hoa HÀ NỘI – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Hoa, người thầy đã giúp tôi định hướng và tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của tôi tại Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, những người đã luôn khuyến khích, động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những thời điểm khó khăn trong giai đoạn học tập và nghiên cứu.
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 4 2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 4 2.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5 4. Cách tiếp cận nghiên cứu ................................................................................. 6 4.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 4.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 7 4.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 8 5. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 9 5.1. Đóng góp về lý luận.......................................................................................... 9 5.2. Đóng góp về thực tiễn .................................................................................... 10 6. Kết cấu của luận án ........................................................................................ 11 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .................. 12 1.1. Khái niệm tri thức và tiếp nhận tri thức ......................................................... 12 1.1.1. Khái niệm tri thức........................................................................................... 12 1.1.2. Phân loại tri thức ........................................................................................... 13 1.1.3. So sánh tri thức và hiểu biết ........................................................................... 16 1.1.4. Tri thức về đào tạo ......................................................................................... 17 1.1.5. Tiếp nhận tri thức ........................................................................................... 19 1.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức cá nhân ……………………………………………………………………………….21 1.2.1. Các khung lý thuyết nghiên cứu được sử dụng để phân nhóm nhân tố ......... 22 1.2.2. Các nhân tố cá nhân ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức ............................. 24 1.2.3. Các nhân tố xã hội ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức ................................ 26 1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 33
- 1.3. Tóm tắt chương 1 ........................................................................................... 36 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 37 2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố cá nhân ............................................................... 37 2.1.1. Lý thuyết năng lực hấp thụ tri thức ................................................................ 37 2.1.2. Các giả thuyết dựa trên lý thuyết năng lực hấp thụ tri thức .......................... 41 2.1.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố tri thức chuyên môn tới tiếp nhận tri thức ........ 41 2.1.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố tri thức liên văn hóa tới tiếp nhận tri thức ....... 42 2.1.2.3. Ảnh hưởng của nhân tố động lực học hỏi nội tại tới tiếp nhận tri thức .. 43 2.1.2.4. Ảnh hưởng của nhân tố tư duy xã hội hóa tới tiếp nhận tri thức ............ 44 2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố xã hội ................................................................. 45 2.2.1. Lý thuyết sáng tạo tri thức trong tổ chức ....................................................... 46 2.2.2. Các giả thuyết dựa trên lý thuyết sáng tạo tri thức trong tổ chức ................. 48 2.2.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố tương tác với giảng viên đối tác ....................... 49 2.2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố vai trò “người gác cổng tri thức” của cán bộ chuyên môn ............................................................................................................... 50 2.3. Tương tác giữa các nhân tố cá nhân và xã hội trong mối liên hệ với tiếp nhận tri thức……………….. ................................................................................................. 52 2.3.1. Tương tác giữa nhân tố “tương tác với giảng viên đối tác” và các nhân tố đặc điểm cá nhân ............................................................................................................. 52 2.3.2. Tương tác giữa nhân tố vai trò “người gác cổng tri thức” và các nhân tố đặc điểm cá nhân ............................................................................................................. 54 2.4. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 55 2.5. Tóm tắt chương 2 ........................................................................................... 56 CHƯƠNG 3. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 57 3.1. Bối cảnh chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam ........................ 57 3.1.1. Các động lực thúc đẩy liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam ........................ 57 3.1.1.1. Nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo từ các chủ thể liên quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế............................................................................................... 57 3.1.1.2. Thay đổi về quản trị trong trường đại học .............................................. 62 3.1.1.3. Quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam .................................................. 63 3.1.2. Sự hình thành và phát triển các chương trình LKĐTQT ............................... 64 3.1.2.1. Quá trình phát triển các chương trình liên kết đào tạo quốc tế .............. 64
- 3.1.2.2. Các mô hình liên kết đào tạo quốc tế chính ............................................ 65 3.1.3. Hàm ý đối với tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên trong các chương trình LKĐTQT bậc đại học....................................................................................... 71 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 71 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 71 3.2.2. Thang đo ......................................................................................................... 72 3.2.2.1. Thang đo cho sự tiếp nhận tri thức.......................................................... 73 3.2.2.2. Thang đo cho nhân tố tri thức chuyên môn ............................................. 75 3.2.2.3. Thang đo cho nhân tố tri thức liên văn hóa ............................................ 75 3.2.2.4. Thang đo cho nhân tố động lực học hỏi nội tại ....................................... 76 3.2.2.5. Thang đo cho nhân tố tư duy xã hội hóa ................................................. 76 3.2.2.6. Thang đo cho nhân tố tương tác với giảng viên đối tác .......................... 77 3.2.2.7. Thang đo cho nhân tố vai trò “người gác cổng tri thức” ....................... 77 3.2.2.8. Kiểm định độ tin cậy của thang đo .......................................................... 78 3.2.3. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 81 3.2.3.1. Lựa chọn tình huống nghiên cứu ............................................................. 81 3.2.3.2. Quy trình nghiên cứu định tính................................................................ 82 3.2.3.3. Phân tích dữ liệu ...................................................................................... 83 3.2.4. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 83 3.2.4.1. Quy trình xây dựng bảng hỏi ................................................................... 83 3.2.4.2. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 84 3.2.4.3. Phân tích dữ liệu ...................................................................................... 86 3.3. Tóm tắt chương 3 ........................................................................................... 87 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN .............................. 89 4.1. Kết quả và thảo luận nghiên cứu định tính ..................................................... 89 4.1.1. Đặc điểm các chương trình liên kết đào tạo quốc tế trong nghiên cứu định tính ……………………………………………………………………………….89 4.1.1.1. Chương trình Cử nhân Ngân hàng - Tài chính liên kết giữa Trường ĐHKTQD và Đại học West of England, Vương quốc Anh....................................... 89 4.1.1.2. Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh liên kết giữa Trường ĐHKTQD, tổ chức Pearson và Đại học Sunderland, Vương quốc Anh .................. 90 4.1.2. Các loại tri thức được tiếp nhận và kênh tiếp nhận ....................................... 91
- 4.1.2.1. Tri thức về nội dung môn học .................................................................. 91 4.1.2.2. Tri thức về phương pháp giảng dạy ........................................................ 93 4.1.2.3. Tri thức về phương pháp đánh giá .......................................................... 95 4.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận tri thức của giảng viên ................. 98 4.1.3.1. Tri thức chuyên môn ................................................................................ 98 4.1.3.2. Tri thức liên văn hóa ............................................................................... 99 4.1.3.3. Động lực học hỏi nội tại ........................................................................ 101 4.1.3.4. Tư duy xã hội hóa .................................................................................. 103 4.1.3.5. Tương tác với giảng viên đối tác ........................................................... 104 4.1.3.6. Vai trò “người gác cổng tri thức” ......................................................... 106 4.1.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu định tính ....................................................... 109 4.2. Kết quả và thảo luận nghiên cứu định lượng ............................................... 113 4.2.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 113 4.2.2. Phân tích nhân tố EFA ................................................................................. 115 4.2.3. Kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức của giảng viên ............................................................................................................... 117 4.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu định lượng ................................................... 122 4.3. Tổng kết và tóm tắt chương 4....................................................................... 128 CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 130 5.1. Định hướng phát triển các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học130 5.2. Một số khuyến nghị ...................................................................................... 131 5.2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................................. 131 5.2.2. Đối với các trường đại học........................................................................... 133 5.2.2.1. Khuyến nghị dành cho cấp trường ........................................................ 133 5.2.2.2. Khuyến nghị dành cho cấp quản lý trực tiếp chương trình LKĐTQT... 136 5.2.2.3. Khuyến nghị dành cho giảng viên chương trình LKĐTQT bậc đại học 138 5.3. Tóm tắt chương 5 ......................................................................................... 139 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 140 1. Kết quả đạt được của luận án ....................................................................... 140 2. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................... 141 3. Gợi ý cho những hướng nghiên cứu mới ..................................................... 142
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tóm tắt một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp nhận tri thức cá nhân .............................................................................................................. 29 Bảng 2.1: Sự phát triển của nghiên cứu về năng lực hấp thụ tri thức cá nhân ......... 39 Bảng 3.1: Các mô hình LKĐTQT ............................................................................ 69 Bảng 3.2: Thang đo cho sự tiếp nhận tri thức về đào tạo ......................................... 74 Bảng 3.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo .........................................79 Bảng 3.4: Danh sách chương trình LKĐTQT tại Hà Nội được nghiên cứu ............ 85 Bảng 4.1: Vai trò của các kênh tiếp nhận ............................................................... 109 Bảng 4.2: Tương quan định tính giữa các nhân tố cá nhân và xã hội tới sự tiếp nhận tri thức của giảng viên .......................................................................................... 1122 Bảng 4.3: Giảng viên tham gia khảo sát định lượng phân bổ theo chương trình . 1144 Bảng 4.4: Bộ thang đo chính thức (kết quả phân tích EFA) cho các biến độc lập .............................................................................................................................. 1155 Bảng 4.5: Thang đo chính thức cho biến phụ thuộc Sự tiếp nhận tri thức ........... 1166 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức của giảng viên ................................................................................. 1188
- DANH MỤC HÌNH Hình 1: Quy trình nghiên cứu của luận án ................................................................. 8 Hình 1.1: Liên hệ giữa học hỏi, tri thức và hiểu biết................................................ 17 Hình 1.2: Chuỗi giá trị của tổ chức đào tạo đại học………………………………..19 Hình 1.3: Phân loại các nhân tố ảnh hưởng tới tiếp nhận tri thức trong một số nghiên cứu trước đây ............................................................................................................ 28 Hình 2.1: Quá trình sáng tạo tri thức SECI .............................................................. 46 Hình 2.2: Ba - bối cảnh chia sẻ trong sự vận động................................................... 48 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu tổng quát ................................................................. 55 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu về sự tiếp nhận tri thức của giảng viên trong chương trình LKĐTQT .......................................................................................................... 56 Hình 3.1: Xu hướng thành lập và phê duyệt các chương trình LKĐTQT ............... 65 Hình 3.2: Quy trình chi tiết cho nghiên cứu của luận án .......................................... 72 Hình 4.1: Phân bố giảng viên tham gia khảo sát định lượng theo độ tuổi ............. 113 Hình 4.2: Kết quả kiểm định về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức của giảng viên ............................................................................................................... 122
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo ĐH Đại học ĐHKTQD Đại học Kinh tế Quốc dân LKĐTQT liên kết đào tạo quốc tế NHTC Cử nhân Ngân hàng – tài chính hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học West of England, Anh quốc QAA Cơ quan Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Vương quốc Anh QTKD Cử nhân Quản trị kinh doanh hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với Đại học Sunderland, Anh quốc SECI sáng tạo tri thức thông qua các giai đoạn xã hội hóa, ngoại hóa, kết hợp và tiếp thu (Socialization – Externalization – Combination – Internationalization)
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thế kỷ 21 là thế kỷ của tri thức, trong đó các xã hội và nền kinh tế phát triển trên cơ sở của sự sáng tạo, truyền bá, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả thông tin và kiến thức (MBRF and UNDP, 2018). Tri thức tạo nên lợi thế cạnh tranh của tổ chức (Grant, 1997), là tài sản chính để một tổ chức sống sót và thành công (Jashapara, 2011). Toàn cầu hóa đã tạo thêm động lực cho sự hình thành các nền kinh tế tri thức, thúc đẩy việc chia sẻ, chuyển giao và học hỏi tri thức giữa các tổ chức và quốc gia (Sutrisno, 2014). Với sứ mệnh phổ biến và tạo ra tri thức bậc cao, các trường đại học trên thế giới đang tham gia tích cực vào quá trình chuyển giao và học hỏi tri thức xuyên biên giới, thông qua nhiều phương tiện giao lưu và hợp tác (Li-Hua, 2007). Tại Việt Nam, trong làn sóng hội nhập quốc tế, các trường đại học cũng rất chủ động trong việc tiếp thu tri thức đào tạo từ những nền giáo dục tiên tiến. Một trong các cách thức đại học Việt Nam đang sử dụng để tiếp thu nhanh chóng những tinh hoa về đào tạo từ các đối tác quốc tế là các chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Liên kết đào tạo quốc tế (LKĐTQT) là một khái niệm phổ biến, gắn với các chương trình đào tạo có sự hợp tác của nước ngoài, có mặt ở hầu hết các trường đại học của Việt Nam. Theo Nghị định Chính phủ số 86/2018/NĐ-CP, LKĐTQT được quy định là hình thức hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân. Hình thức LKĐTQT xuất hiện cùng với sự ra đời của chính sách đổi mới, thay đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, khởi đầu từ những năm đầu thập niên 90, sau đó phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. Cùng sự phát triển kinh tế, nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường về nguồn nhân lực chất lượng cao đã đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học và đem đến khát vọng có được một nền giáo dục hội nhập và thiết thực cho công chúng. Nhận thấy cơ hội của thị trường, cũng là cơ hội để nâng cấp các chương trình đào tạo cùng với đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, tiến tới hội nhập quốc tế, các trường đại học Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế và cho ra đời những chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài. Một thị trường du học tại chỗ được mở ra và sau đó tăng trưởng nhanh chóng. Trong vòng 20 năm trở lại đây, các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế liên tục ra đời, phổ biến nhất là các chương trình bậc đại học và 1
- thạc sỹ. Năm 2016, cả nước có 436 chương trình liên kết đang hoạt động với các đối tác ở khắp các châu lục trên thế giới (Nhan and Nguyen, 2018). Mặc dù có một số ý kiến hoài nghi về chất lượng của các chương trình liên kết (Nhan and Nguyen, 2018), phần lớn các quan điểm đều thống nhất rằng các chương trình LKĐTQT mang lại nhiều lợi ích hơn là bất cập, trong đó những lợi ích chính bao gồm cơ hội cho trường đại học Việt Nam học hỏi tinh hoa và thông lệ đào tạo quốc tế, người học được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến ở mức giá hợp lý (Welch, 2010). Chất lượng đào tạo của trường đại học được thể hiện qua năng lực giảng dạy của giảng viên nhà trường. Với việc giảng viên học hỏi được tri thức đào tạo tiên tiến trên thế giới, đội ngũ cán bộ giảng dạy được nâng cao năng lực, qua đó giúp một số trường đại học Việt Nam nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới chuẩn quốc tế. Với nguồn học phí từ học viên, LKĐTQT là một giải pháp rất tiết kiệm cho các trường nâng cao năng lực giảng viên. Do đó, tổ chức các chương trình LKĐTQT sao cho quá trình tiếp nhận tri thức đào tạo của giảng viên được thực hiện một cách hiệu quả nhất, thúc đẩy được quá trình hội nhập quốc tế của nhà trường, có ý nghĩa quan trọng và cấp bách đối với công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước. Việc tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức đào tạo của giảng viên thông qua chương trình LKĐTQT sẽ làm sáng tỏ vấn đề làm thế nào để giảng viên tiếp nhận được nhiều tri thức nhất. Các trường đại học/chương trình LKĐTQT sẽ có thể tạo điều kiện cho sự tiếp nhận tri thức đó đạt hiệu quả tối đa bằng cách tăng cường các nhân tố có ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực tới sự tiếp nhận tri thức của giảng viên trong chừng mực hoàn cảnh cho phép. Khi có đa số giảng viên chương trình LKĐTQT tiếp nhận tri thức đào tạo quốc tế hiệu quả, họ sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tri thức trong nhà trường, tiến tới nâng cấp mặt bằng chung về năng lực giảng dạy của giảng viên nhà trường. Chất lượng đào tạo của nhà trường từ đó được tăng cường, vừa đáp ứng được khát vọng đổi mới về giáo dục của xã hội, vừa đáp ứng được nhu cầu hội nhập giáo dục quốc tế của nền giáo dục đại học Việt Nam. Về lý luận, chuyển giao, tiếp nhận và quản lý tri thức là lĩnh vực đã nhận được quan tâm nghiên cứu từ giới học giả. Đã có nhiều lý thuyết được đưa ra trong lĩnh vực này, song các nghiên cứu thực chứng của quốc tế và Việt Nam tập trung vào việc tiếp nhận và quản lý tri thức thông qua mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp, còn về bối cảnh hợp tác giữa các đại học với nhau thì chưa được quan tâm nhiều. Ngoài ra, nghiên cứu về tiếp nhận tri thức trong hợp tác quốc tế tại Việt Nam và trên thế giới đều tập trung vào sự tiếp nhận ở các cấp độ tổ chức chứ chưa chú ý tới sự 2
- học hỏi của cá nhân, cũng như chưa đề cập nhiều đến vai trò của cá nhân trong sự tiếp nhận tri thức. Easterby-Smith và cộng sự (1998) cho rằng cá nhân là kho chứa tri thức của tổ chức và là một phần của cơ chế chuyển giao tri thức. Nonaka (1994) khẳng định tri thức không thể được tạo ra nếu thiếu các cá nhân, đồng thời nhấn mạnh rằng tri thức tổ chức được bắt nguồn từ cam kết tiếp nhận tri thức của các cá nhân. Mặc dù vậy, các nghiên cứu chưa có đủ lý luận về những nhân tố ảnh hưởng ở cấp độ cá nhân trong những nghiên cứu về chuyển giao tri thức (Fey và cộng sự, 2014). Đã có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thiếu sót của quan điểm dựa vào tri thức là quá nhấn mạnh vào các yếu tố tập thể mà bỏ qua các biến ở cấp độ cá nhân. Do đó, tích hợp các nền tảng vi mô vào quá trình học hỏi tổ chức là chủ đề tiềm năng làm phong phú thêm lý thuyết về sáng tạo tri thức (Foss, 2009). Sự tiếp nhận tri thức của một cá nhân bị ảnh bởi các yếu tố cá nhân và xã hội liên quan đến người đó (Kankanhalli và cộng sự, 2012). Do đó, các nghiên cứu về tiếp nhận tri thức cá nhân đến nay đều tập trung vào ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố là đặc điểm cá nhân và đặc điểm xã hội. Mặc dù các nghiên cứu đều thống nhất về mặt lý thuyết rằng đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng tới tiếp nhận tri thức, một số kết quả kiểm định lại không thống nhất, gợi ý rằng có những nhân tố điều tiết cho ảnh hưởng này. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố điều tiết nói trên, tạo ra khoảng trống lý luận. Cụ thể hơn, sự tương tác qua lại giữa hai nhóm nhân tố cá nhân và xã hội tới tiếp nhận tri thức chưa được quan tâm nghiên cứu. Liệu một người với năng lực tiếp thụ tri thức rất tốt có thể học hỏi tốt trong môi trường xã hội với những đặc điểm không thuận lợi cho tiếp nhận tri thức? Hay ngược lại, liệu môi trường xã hội thuận lợi có thể thúc đẩy một cá nhân học hỏi tốt mặc dù cá nhân đó không sở hữu năng lực tiếp thu cao? Những câu hỏi này có vai trò quan trọng không chỉ trong lý thuyết mà còn cả trong thực tiễn, khi các trường đại học cần đặt thứ tự ưu tiên cho những công việc nhằm phát triển nguồn nhân lực. Luận án này sẽ khai thác khoảng trống lý thuyết đó, và tìm kiếm những bằng chứng về vai trò điều tiết của nhóm nhân tố xã hội. Tóm lại, về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên thông qua chương trình LKĐTQT sẽ đóng góp vào công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam bằng cách giúp xác định những yếu tố cần tập trung cải thiện hoặc khắc phục để giảng viên học hỏi được nhiều nhất những thông lệ, kiến thức và kỹ năng đào tạo từ các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, từ đó ứng dụng chúng trong giảng dạy đại học. Về mặt lý thuyết, luận án đóng góp cho sự phát triển của các lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp 3
- nhận tri thức cá nhân trong bối cảnh giáo dục đại học và sự tương tác giữa các nhóm nhân tố ảnh hưởng đó. 2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên đại học Việt Nam thông qua chương trình LKĐTQT bậc đại học. Các mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm: - Làm rõ cơ sở lý luận về các nhân tố cá nhân và xã hội ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên Việt Nam thông qua chương trình LKĐTQT, - Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên Việt Nam thông qua chương trình LKĐTQT, - Đề xuất các kiến nghị để tăng cường sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên Việt Nam thông qua chương trình LKĐTQT. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ trả lời các câu hỏi sau: 1. Các nhân tố cá nhân và xã hội nào ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên Việt Nam thông qua chương trình LKĐTQT? 2. Chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố trên tới sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên Việt Nam thông qua chương trình LKĐTQT là như thế nào? 3. Các nhân tố xã hội có ảnh hưởng gì tới mối quan hệ giữa các nhân tố cá nhân và tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên? 4. Làm thế nào để tăng cường sự tiếp nhận tri thức từ đối tác nước ngoài của giảng viên đại học Việt Nam thông qua các chương trình LKĐTQT? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên đại học Việt Nam thông qua các chương trình LKĐTQT. Tri thức về đào tạo được xác định theo chuỗi giá trị của Sison and Pablo (2000) bao gồm: nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá người học. Đây là nguồn tri thức 4
- chính mà phía đối tác nước ngoài mang đến Việt Nam và là tri thức gắn chặt với hoạt động giảng dạy thường ngày của giảng viên. Sự tiếp nhận tri thức này tăng cường năng lực của giảng viên, cũng là năng lực đào tạo của nhà trường. Bên cho tri thức được xác định là đối tác nước ngoài, bên nhận là giảng viên chương trình LKĐTQT bậc đại học trực thuộc trường đại học Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi về không gian Về không gian, phạm vi nghiên cứu là các chương trình LKĐTQT được thực hiện trên khắp cả nước. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu gồm các trường đại học tại Hà Nội đảm bảo các điều kiện sau: - là trường đại học công lập (đại học công lập và đại học tư thục rất khác nhau về bối cảnh quản lý và mục tiêu, nên để tập trung nghiên cứu sâu nhân tố, tác giả không nghiên cứu các chương trình thuộc các trường đại học tư.) - có chương trình LKĐTQT bậc đại học được kiểm định chất lượng bởi một tổ chức uy tín, lấy bằng của đại học nước ngoài hoặc song bằng, theo hình thức hợp tác đào tạo toàn thời gian trong nước hoặc nhượng quyền. Luận án tập trung vào LKĐTQT bậc đại học vì (i) ở bậc này quy mô và thời lượng đào tạo lớn hơn so với thạc sỹ, do đó có nhiều điều kiện hơn cho việc tiếp nhận tri thức đào tạo, (ii) tính chất định hướng và ảnh hưởng lâu dài của giáo dục đại học đối với người học và (iii) đào tạo đại học hiện vẫn là sứ mệnh quan trọng số một của đa số trường đại học tại Việt Nam. Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài này hiện nay được triển khai dưới các hình thức chủ yếu: (i) hợp tác đào tạo toàn bộ thời gian trong nước: đối tác nước ngoài và Việt Nam cùng cung cấp dịch vụ đào tạo tại Việt Nam dưới sự kiểm soát chất lượng của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc (ii) nhượng quyền: cơ sở giáo dục nước ngoài chuyển giao chương trình đào tạo cho cơ sở giáo dục Việt Nam và giám sát điều kiện đảm bảo chất lượng, và (ii) liên thông: sinh viên học một số năm ở Việt Nam (thường là từ nửa thời gian đào tạo trở lên) và học nốt thời gian đào tạo còn lại tại trường đại học nước ngoài. Qua nghiên cứu tình huống, ở những chương trình liên thông, sự tiếp nhận tri thức của phía Việt Nam là không đáng kể, do phía Việt Nam tự chủ về nội dung, phương pháp đào tạo và đánh giá cho những học phần tại Việt Nam. Vì vậy, luận án tập trung vào sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên thông qua các chương trình hợp tác đào tạo trong nước và nhượng quyền. 5
- Để việc học hỏi của giảng viên Việt Nam có ý nghĩa, các chương trình được lựa chọn cũng là những chương trình có đối tác nước ngoài có uy tín và thứ hạng tốt. Uy tín của các chương trình đó được bảo đảm bởi sự kiểm định chất lượng một tổ chức giáo dục uy tín quốc tế, hoặc của quốc gia của đại học đối tác nước ngoài, hoặc của chính bộ phận bảo đảm chất lượng của đại học nước ngoài. b. Phạm vi về nội dung Về nội dung, phạm vi nghiên cứu tri thức tiếp nhận được xác định như sau: - Tri thức bắt nguồn từ đối tác nước ngoài. Luận án không xét đến sự tiếp nhận tri thức thông qua việc tự học hỏi của giảng viên qua các nguồn khác nhằm phát triển chuyên môn, đáp ứng với công việc được yêu cầu. - Tri thức được tiếp nhận là tri thức về đào tạo, bao gồm: nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá người học. Đây là những tri thức gắn chặt với hoạt động giảng dạy thường ngày của giảng viên. Luận án không xem xét các tri thức khác như tri thức về văn hóa, tri thức về tổ chức chương trình liên kết. - Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc năng lực hấp thụ tri thức cá nhân, bao gồm tri thức chuyên môn, tri thức liên văn hóa, động lực học hỏi nội tại và tư duy xã hội hóa; và các nhân tố xã hội, bao gồm tương tác của giảng viên Việt Nam với giảng viên đối tác và vai trò “người gác cổng tri thức” của cán bộ phụ trách chuyên môn trong chương trình LKĐTQT. c. Phạm vi về thời gian Tác giả thực hiện luận án trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2020, trong đó thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp trong năm 2017, dữ liệu định tính từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2018, thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp định lượng từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2019, hoàn thiện luận án trong năm 2019-2020. 4. Cách tiếp cận nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp định tính và định lượng để tìm hiểu sâu, đồng thời lượng hóa được ảnh hưởng của các nhân tố tới sự tiếp nhận tri thức của giảng viên chương trình LKĐTQT. Sự kết hợp của hai phương pháp là cần thiết vì tiếp nhận tri thức là một quá trình phức tạp và mơ hồ, nên nếu chỉ dùng một phương pháp thì sự tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố không được sâu và bao quát. Hơn nữa, nghiên cứu định tính sẽ bổ sung cho những kiểm nghiệm và thống kê của nghiên cứu định lượng. 6
- Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính để (i) tìm hiểu thông tin có chiều sâu về sự tiếp nhận tri thức của giảng viên, bao gồm những tri thức được tiếp nhận và kênh tiếp nhận tri thức, (ii) tìm kiếm các nhân tố mới và (iii) củng cố thêm các bằng chứng về sự ảnh hưởng của các nhân tố cũ và điều chỉnh chúng cho phù hợp bối cảnh. Nghiên cứu định lượng sau đó được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết về sự ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các nhân tố. 4.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu bao gồm các bước sau: Bước 1: tổng quan các nghiên cứu Tác giả tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên đại học Việt Nam thông qua chương trình LKĐTQT bậc đại học. Bước 2: xây dựng mô hình và thang đo Dựa trên tổng quan các nghiên cứu về tiếp nhận tri thức trong các hợp tác quốc tế, mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết năng lực hấp thụ tri thức (Cohen and Levinthal, 1990) và lý thuyết sáng tạo tri thức (Nonaka, 1994). Các thang đo được xây dựng trên cơ sở tham khảo và sử dụng các thang đo từ những nghiên cứu đã được công bố trước về tiếp nhận tri thức cấp độ cá nhân, đồng thời tác giả tự xây dựng một số thang đo từ định nghĩa của các học giả đi trước. Bước 3: nghiên cứu bối cảnh các chương trình LKĐTQT tại Việt Nam Dựa trên các dữ liệu thứ cấp cung cấp bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nghiên cứu trước đó và các thông tin công bố đại chúng, tác giả tìm hiểu về động lực thúc đẩy, lịch sử hình thành và các mô hình LKĐTQT hiện nay. Mục tiêu của bước này là cung cấp bối cảnh nền tảng cho nghiên cứu của luận án. Bước 4: nghiên cứu định tính Dựa vào các kết quả ở bước 1 và bước 2, tác giả luận án thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu 8 giảng viên tại hai chương trình LKĐTQT khác biệt về đối tác và ngành đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, mỗi chương trình phỏng vấn 4 người. Bước 5: nghiên cứu định lượng Bảng hỏi được gửi cho những giảng viên các chương trình LKĐQT bậc đại học có 7
- mô hình đào tạo toàn thời gian trong nước hoặc nhượng quyền, đã hoàn thành ít nhất một chu trình đào tạo tại các trường đại học công lập tại Hà Nội. Tổng cộng có 18 chương trình phù hợp tại 11 đơn vị đào tạo, với tổng giảng viên là 344. Số phiếu trả lời đạt yêu cầu thu lại được là 218 phiếu. Tác giả sử dụng SPSS chạy hồi quy đa biến để kiểm định mô hình và các giả thuyết về tiếp nhận tri thức của giảng viên. Bước 6: đánh giá kết quả và kết luận Tác giả kết hợp kết quả phân tích định tính và định lượng để đưa ra nhận xét về các nhân tố ảnh hưởng tới tiếp nhận tri thức của giảng viên. Quy trình nghiên cứu trên đây được sơ đồ hóa trên hình 1. Nghiên Nghiên Tổng Xây dựng Thiết lập cứu định cứu định Kết luận quan mô hình bối cảnh tính lượng Hình 1: Quy trình nghiên cứu của luận án 4.3. Phương pháp phân tích Luận án sử dụng phương pháp mô tả, phân loại và tổng hợp để phân tích dữ liệu định tính. Đây là dữ liệu giàu thông tin nên tác giả luận án đã phân chia chúng theo các chủ đề và trích dẫn nguyên văn (có biên soạn để rút gọn câu từ) nhằm bảo đảm ý đồ của người trả lời được truyền tải nguyên vẹn. Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng bao gồm các phương pháp thống kê, mô tả dữ liệu, phân tích nhân tố, phân tích độ tin cậy, kiểm định hồi quy và tương quan. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích. Ngoài ra, để phục vụ cho việc mô tả bối cảnh chương trình, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp bao gồm: các thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình LKĐTQT, thỏa thuận hợp tác (nếu có thể tiếp cận được), các thông tin về tuyển sinh và hoạt động của chương trình đào tạo được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng như: trang web của chương trình, thông tin trên báo chí, các quy định của chương trình phổ biến cho sinh viên và phụ huynh, khung chương trình giảng dạy. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 162 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 27 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 47 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn