intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:236

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi giá trị, tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường; Phân tích, đánh giá thực trạng tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An theo tiếp cận từ các bên liên quan trong chuỗi giá trị; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ * * * NGUYỄN MẠNH HÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ MÍA ĐƯỜNG NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội, 2024
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ * * * NGUYỄN MẠNH HÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ MÍA ĐƯỜNG NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 9340101.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN ANH TÀI 2. PGS. TS. NGUYỄN PHƯƠNG MAI Hà Nội, 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả Luận án Nguyễn Mạnh Hà
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy cô giảng viên Viện Quản trị kinh doanh tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên môn sâu, định hướng cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai người hướng dẫn khoa học của tôi là PGS.TS. Trần Anh Tài và PGS. TS. Nguyễn Phương Mai. Thầy và cô giáo hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn nghiên cứu. Sự dẫn dắt của hai thầy cô đã giúp tôi có được quyết tâm hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Sở, Ban, Ngành có liên quan đã cung cấp tài liệu, các bạn đồng nghiệp, những người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả Luận án Nguyễn Mạnh Hà
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..............................................................................................................................9 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về chuỗi giá trị .......................................................... 9 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về tính bền vững của chuỗi giá trị .......................... 37 1.3. Tổng quan các nghiên cứu về chuỗi giá trị mía đường ...................................... 40 1.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 43 Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................... 44 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ MÍA ĐƯỜNG ..............................................................................46 2.1. Khái niệm và các đặc trưng của chuỗi giá trị ..................................................... 46 2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị .................................................46 2.1.2. Các đặc trưng của chuỗi giá trị ...................................................................51 2.2. Khung phân tích chuỗi giá trị ............................................................................. 51 2.2.1. Khung phân tích chuỗi giá trị theo Michael Porter .....................................53 2.2.2. Khung phân tích chuỗi giá trị theo Kaplinsky và Morris ............................56 2.3. Tính bền vững của chuỗi giá trị ......................................................................... 59 2.4 Các lý thuyết liên quan đến tính bền vững của chuỗi giá trị ............................... 61 2.4.1. Lý thuyết ba trụ cột bền vững .....................................................................61 2.4.2. Lý thuyết các bên liên quan ........................................................................62 2.4.3. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực ...................................................................63 2.5. Đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị .......................................................... 65 2.5.1. Các phương pháp đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị .......................65 2.5.2. Các chỉ số đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị ..................................67
  6. 2.6. Chuỗi giá trị mía đường và tính bền vững của chuỗi ......................................... 69 2.6.1. Đặc điểm của chuỗi giá trị mía đường ........................................................69 2.6.2. Vai trò của các thành phần trong phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường .72 Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 81 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................82 3.1. Bối cảnh nghiên cứu.......................................................................................... 82 3.1.1. Thực trạng ngành mía đường Nghệ An trong những năm gần đây ............82 3.1.2. Chuỗi giá trị mía đường Nghệ An và các thành phần tham gia chuỗi ........84 3.2. Quy trình nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu................................. 88 3.3. Thiết kế thang đo ................................................................................................ 92 3.3.1 Thang đo tính bền vững về phương diện kinh tế .........................................93 3.3.2. Thang đo tính bền vững về phương diện xã hội .........................................94 3.3.3. Thang đo tính bền vững về phương diện môi trường .................................95 3.4. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................. 96 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................96 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..........................................................97 3.5. Đánh giá sơ bộ thang đo ................................................................................... 101 3.5.1. Đánh giá thang đo bằng phương pháp định tính .......................................101 3.5.2. Đánh giá thang đo bằng phương pháp định lượng ....................................110 3.6. Điều chỉnh thang đo ......................................................................................... 116 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 117 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN .................................118 4.1. Kết quả kiểm định thang đo ............................................................................. 118 4.1.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu...................................................118 4.1.2. Kết quả phân tích khẳng định nhân tố (CFA) ...........................................119 4.2. Đánh giá của các bên liên quan về tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường Nghệ An .................................................................................................................. 123 4.2.1. Đánh giá tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường .124 4.2.2. Đánh giá tính bền vững về phương diện xã hội của chuỗi giá trị mía đường ..138
  7. 4.2.3. Đánh giá tính bền vững về phương diện môi trường của chuỗi giá trị mía đường...................................................................................................................158 4.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu chính và bình luận...................................... 166 Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 168 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ MÍA ĐƯỜNG NGHỆ AN ......................................................................................170 5.1. Định hướng phát triển ngành mía đường Việt Nam và Nghệ An .................... 170 5.2. Giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An.................... 172 5.2.1. Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước ...............................................172 5.2.2. Đề xuất đối với nhà máy đường ................................................................179 5.2.3. Đề xuất đối với nông dân ..........................................................................183 5.2.4. Đề xuất đối với các đơn vị liên quan ........................................................185 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tương lai ................................. 191 5.3.1. Một số hạn chế ..........................................................................................191 5.3.2. Định hướng nghiên cứu tương lai .............................................................192 Tóm tắt chương 5 .................................................................................................... 192 KẾT LUẬN .............................................................................................................193 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................................................195 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................196 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt ASEAN Trade in Goods Hiệp định thương mại hàng hóa 1 ATIGA Agreement ASEAN Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện và 2 CPTPP Progressive Agreement for Tiến bộ xuyên Thái Bình Trans-Pacific Partnership Dương 3 DN Doanh nghiệp 4 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ European-Vietnam Free Trade Hiệp định Thương mại tự do 5 EVFTA Agreement Việt Nam - EU European-Vietnam Hiệp định Bảo hộ Đầu tư 6 EVIPA Investment Protection giữa Liên minh châu Âu và Việt Agreement Nam 7 KH Khách hàng 8 GCC Global Commodity Chain Chuỗi hàng hóa toàn cầu 9 GTTB Giá trị trung bình 10 QLNN Quản lý nhà nước 11 SP Sản phẩm Political Economics Social Chính trị Kinh tế Xã hội Công 12 PESTEC Techonogical Cultural nghệ Văn hóa 13 R&D Research and Development Nghiên cứu và Phát triển 14 TBL Triple Bottome Line Ba trụ cột bền vững i
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về phân tích chuỗi giá trị trên thế giới ......13 Bảng 1.2: Tổng hợp một số nghiên cứu về chuỗi giá trị tại Việt Nam .....................34 Bảng 2.1: So sánh chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị...................................................50 Bảng 2.2: Phân loại hoạt động trong phân tích chuỗi giá trị của Michael Porter .....54 Bảng 3.1: Thang đo tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường 93 Bảng 3.2: Thang đo tính bền vững về phương diện xã hội của chuỗi giá trị mía đường .94 Bảng 3.3: Thang đo tính bền vững về phương diện môi trường của chuỗi giá trị mía đường.........................................................................................................................96 Bảng 3.4: Tổng hợp ý kiến các bên liên quan về tính phù hợp và khả thi của thang đo 104 Bảng 3.5. Hệ số tương quan giữa các nhân tố.........................................................111 Bảng 3.6. Kết quả phân tích khám phá nhân tố (EFA) ...........................................111 Bảng 3.7: Kết quả phân tích EFA và Cronbach’s alpha thang đo tính bền vững về phương diện kinh tế .................................................................................................114 Bảng 3.8: Kết quả EFA và Cronbach’s alpha thang đo tính bền vững về phương diện xã hội .......................................................................................................................114 Bảng 3.9: Kết quả EFA và Cronbach’s alpha thang đo tính bền vững về phương diện môi trường ...............................................................................................................115 Bảng 4.1: Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu .........................................................119 Bảng 4.2: So sánh giữa các mô hình dựa trên phân tích khẳng định nhân tố .........120 Bảng 4.3: Kết quả CFA thang đo tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường (N=473) 120 Bảng 4.4: Thống kê mô tả thang đo tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường .....................................................................................................125 Bảng 4.5: Đo lường tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mia đường từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn đầu vào .....................................126 Bảng 4.6: Đo lường tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn sản xuất ....................................128 Bảng 4.7: Đo lường tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn đầu ra ........................................129 ii
  10. Bảng 4.8: Kiểm định ANOVA nhân tố tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường ...........................................................................................130 Bảng 4.9: Thống kê mô tả thang đo tính bền vững về phương diện xã hội của chuỗi giá trị mía đường .....................................................................................................139 Bảng 4.10: Đo lường tính bền vững về phương diện xã hội của chuỗi giá trị từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn đầu vào .....................................................141 Bảng 4.11: Đo lường tính bền vững về phương diện xã hội của chuỗi giá trị từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn sản xuất ....................................................145 Bảng 4.12: Đo lường tính bền vững về phương diện xã hội của chuỗi giá trị từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn đầu ra ........................................................146 Bảng 4.13: Kiểm định ANOVA nhân tố tính bền vững về phương diện xã hội của chuỗi giá trị mía đường ...........................................................................................148 Bảng 4.14: Thống kê mô tả thang đo tính bền vững về phương diện môi trường của chuỗi giá trị mía đường ...........................................................................................159 Bảng 4.15: Đo lường tính bền vững về phương diện môi trường của chuỗi giá trị từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn đầu vào .........................................159 Bảng 4.16: Đo lường tính bền vững về phương diện môi trường của chuỗi giá trị từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn sản xuất .........................................161 Bảng 4.17: Đo lường tính bền vững về phương diện môi trường của chuỗi giá trị từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn đầu ra ............................................162 Bảng 4.18. Kiểm định ANOVA nhân tố tính bền vững về phương diện môi trường của chuỗi giá trị mía đường.....................................................................................162 iii
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: So sánh chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ...................................................49 Hình 2.2: Bộ chỉ số đo lường tính bền vững của doanh nghiệp................................69 Hình 2.3: Chuỗi giá trị mía đường ............................................................................70 Hình 3.1: Chuỗi giá trị mía đường Nghệ An.............................................................85 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ................................................................................89 Hình 3.3 : Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững chuỗi giá trị Mía đường Nghệ An……………………………………………………………………………91 Hình 4.1: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q1 .....................133 Hình 4.2: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q2 .....................134 Hình 4.3: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q3 .....................135 Hình 4.4: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q5 .....................136 Hình 4.5: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q6 .....................137 Hình 4.6: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q14 ...................138 Hình 4.7: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q30 ...................150 Hình 4.8: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q9 .....................151 Hình 4.9: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q10 ...................152 Hình 4.10: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q13 .................153 Hình 4.11: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q16 .................154 Hình 4.12: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q23 .................155 Hình 4.13: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q32 .................156 Hình 4.14: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q33 .................157 Hình 4.15: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q35 .................158 Hình 4.16: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q26 .................164 Hình 4.17: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q27 .................165 Hình 4.18: So sánh đánh giá của các nhóm bên liên quan về biến Q28 .................166 iv
  12. v
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tính bền vững là một khái niệm đa chiều bao gồm sự cân bằng giữa các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nó thúc đẩy việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên, bảo tồn hệ sinh thái, công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế theo cách duy trì sự hài hòa giữa các hoạt động của con người và môi trường tự nhiên. Theo nghĩa rộng hơn, tính bền vững nhằm mục đích tạo ra một thế giới kiên cường, công bằng và thịnh vượng cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Trong một nền kinh tế, sự phát triển bền vững của một nền kinh tế đòi hỏi có sự phát triển bền vững của các ngành, các doanh nghiệp vận hành trong đó. Theo cách tiếp cận chuỗi giá trị thì tính bền vững của chuỗi giá trị đề cập đến việc duy trì và nâng cao lâu dài các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm và dịch vụ. Khái niệm này là một cách tiếp cận toàn diện và chủ động để quản lý các giai đoạn sản xuất, phân phối, tiêu dùng và xử lý rác thải sau tiêu dùng, có mối liên hệ với nhau, đảm bảo rằng các nhu cầu của hiện tại được đáp ứng mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Trong chuỗi giá trị bền vững, các công ty ưu tiên các khía cạnh như bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội với các chủ thể như người lao động, nhân viên, cộng đồng; tính khả thi về kinh tế. Bằng cách tích hợp những cân nhắc này vào các chiến lược kinh doanh và quá trình ra quyết định của mình, các công ty có thể tạo ra các chuỗi giá trị hỗ trợ ba lợi ích cốt lõi là con người, hành tinh và lợi nhuận. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường và xã hội mà còn nâng cao uy tín, giá trị thương hiệu và khả năng cạnh tranh lâu dài của công ty trên thị trường. Ngành mía đường trên thế giới đã và đang cung cấp việc làm cho rất nhiều hộ nông dân và công nhân các nhà máy. Ngành mía đường toàn thế giới đã đạt giá trị 37.62 tỷ USD vào năm 2022 và dự báo sẽ tăng trưởng lên đến 46.56 tỷ USD vào năm 2029, đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 2.72% trong giai đoạn 2022-2029. Thị trường mía đường thế giới đang cho thấy sự tăng trưởng diễn ra trên toàn cầu do 1
  14. có sự mở rộng mạnh mẽ trong hoạt động chế biến thực phẩm ở các thị trường đang phát triển như Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các đồ uống có cồn và không cồn là chất xúc tác thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường. Đồng thời, nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm đồ uống làm từ sữa, sữa chua, kem cũng được dự báo sẽ thúc đẩy thị trường trong những năm tới. Mặc dù có những dự báo tăng trưởng trong tương lai, ngành mía đường toàn cầu hiện đang phải đối mặt với những thách thức cho phát triển bền vững. Trước hết là sự biến động giá đường thế giới có thể khiến các nhà sản xuất đường gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch dài hạn. Các yếu tố như thời tiết, điều kiện kinh tế toàn cầu và chính sách của chính phủ có thể tác động đáng kể đến cung và cầu, dẫn đến biến động giá cả. Bên cạnh đó, các rào cản thương mại như các chính sách bảo hộ ở một số quốc gia, chẳng hạn như thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và trợ cấp, có thể cản trở sự phát triển của ngành đường toàn cầu bằng cách hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các nhà sản xuất và bóp méo thương mại toàn cầu. Ngoài ra, ngành mía đường có liên quan đến một số vấn đề môi trường, chẳng hạn như phá rừng, ô nhiễm nước và phá hủy môi trường sống. Những lo ngại này đã dẫn đến sự giám sát ngày càng tăng từ các chính phủ, công chúng và các tổ chức phi chính phủ, điều này có thể dẫn đến các quy định chặt chẽ hơn, chi phí cao hơn và thiệt hại về uy tín cho ngành. Vấn đề biến đổi khí hậu cũng là một thách thức cho sự phát triển bền vững của ngành mía đường. Sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể tác động đáng kể đến sản xuất mía và củ cải đường. Hạn hán, lũ lụt và bão có thể gây ra thiệt hại mùa màng, ảnh hưởng đến năng suất và làm gián đoạn chuỗi cung ứng, dẫn đến biến động giá cả và bất ổn tài chính cho người sản xuất. Đồng thời, cùng với sự phát triển về tri thức của các nền kinh tế, các ngành sản xuất dựa vào nhân công giá thấp như ngành mía đường cũng gặp nhiều áp lực phải thay đổi. Điều này có thể dẫn đến tăng chi phí lao động và tiềm ẩn tình trạng thiếu lao động. 2
  15. Xét từ khía cạnh sản phẩm, với việc người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe hơn, nhu cầu về các chất làm ngọt thay thế ngày càng tăng, chẳng hạn như stevia và các chất thay thế đường tự nhiên khác. Những lựa chọn thay thế này có thể làm giảm nhu cầu đối với đường truyền thống, ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành. Sở thích của người tiêu dùng không ngừng thay đổi và ngành mía đường phải thích ứng với những thay đổi này để duy trì tính cạnh tranh. Điều này có thể bao gồm đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới sản phẩm và nỗ lực tiếp thị để bắt kịp xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng. Nói một cách khác, trong bối cảnh ngành mía đường đang gặp nhiều áp lực như vậy thì việc nghiên cứu tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường là cần thiết để tìm ra lời giải cho bài toán phát triển chung của ngành. Xét về góc độ học thuật, đến nay có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị nông sản nói chung và chuỗi giá trị mía đường nói riêng. Các đề tài nghiên cứu đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của chuỗi giá trị nông sản cũng như ngành mía đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong và ngoài nước về chuỗi giá trị thường áp dụng khung phân tích do các cơ quan phát triển quốc tế đề xuất, dựa trên các lý thuyết về chuỗi giá trị và chuỗi ngành hàng. Các nghiên cứu đã phân tích chuỗi giá trị nói chung và đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp nói riêng từ cấp độ quốc gia, vùng và địa phương ở các khía cạnh khác nhau nhưng chưa có một nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu phân tích đầy đủ đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị sản phẩm mía đường theo một bộ tiêu chí đo lường cụ thể. Là một trong những quốc gia từng phải nhập khẩu, đã vươn lên từng bước xuất khẩu đường, mặc dù quy mô còn nhỏ, đó là bước phát triển đáng ghi nhận của ngành mía đường Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện nay, mía đường là một trong những ngành sản xuất chiến lược của nước ta. Trong điều kiện hội nhập, sự tồn tại và phát triển chuỗi giá trị mía đường đã và đang chịu tác động trực tiếp của sự biến động thị trường đường thế giới, giá đường trong nước lên xuống do chịu phần nào bởi giá đường thế giới, sự trợ giá bất hợp lý của các nước trong khu vực, vấn nạn của gian 3
  16. lận thương mại, đường lậu, đường lỏng. Nói một cách khác, sự phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường vẫn đang phải đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt khi nước ta tham gia nhiều hiệp định Thương mại tự do khu vực và thế giới, song phương và đa phương, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVFTA và IPA), đặc biệt hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ đầu năm 2020. Trong những năm gần đây, chuỗi giá trị mía đường của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Tổng diện tích mía nguyên liệu liên tục bị giảm dẫn đến sản lượng đường giảm, tồn kho đường tại các nhà máy tăng, thiếu các sản phẩm chuyên sâu. Việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy phải giảm công suất. Trên cả nước đã có 17/30 nhà máy đường thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu. Nhiều nhà máy đường có nguy cơ phải đóng cửa trong tương lai gần, giá thu mua mía giảm khiến bà con nông dân thua lỗ nặng, nợ ngân hàng phải bỏ cây mía dẫn đến việc đứt gẫy ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính bền vững của chuỗi giá trị. Tỉnh Nghệ An là một trong những trung tâm sản xuất đường mía lớn nhất cả nước, nơi có ngành mía đường phát triển trên 30 năm, là một trong những khu vực trọng tâm của cả nước trong đề án phát triển 01 triệu tấn đường, sự phát triển bền vững của chuỗi giá trị mía đường có đóng góp to lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt đã giúp tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn hộ nông dân, bà con dân tộc thiểu số như dân tộc Thái, Thổ… lao động trực tiếp và gián tiếp tại các khu vực vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, góp phần vào việc bảo vệ anh ninh khu vực, an ninh biên giới. Hàng năm diện tích trồng mía của tỉnh biến động từ 26,000 ha – 32,000 ha, năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 55 tấn/ha. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy vào khoảng 12,000 tấn mía cây/ngày. Mặc dù vậy như đã đề cập ở trên, cùng chung với hoàn cảnh của cả nước, ngành mía đường của tỉnh Nghệ An đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Năng suất mía đường thấp, các yếu tố đầu vào như phân bón ngày càng tăng giá, người nông dân hầu như không có lãi. Giá bán sản phẩm thấp, có những thời điểm giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Lượng đường 4
  17. tồn kho nhiều, chất lượng sản phẩm thấp hơn các nước, tiêu thụ đường ngay trên thị trường nội địa gặp nhiều khó khăn. Bối cảnh nói trên đặt ra bài toán cần đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị sản phẩm mía đường nói chung cũng như tỉnh Nghệ An nói riêng để tìm ra giải pháp phát triển bền vững ngành mía đường. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bộ tiêu chí nào được phát triển để đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm “Đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An”, trên cơ sở sử dụng một bộ tiêu chí được phát triển và bổ sung từ các nghiên cứu tiền nghiệm. 2. Mục tiêu nghiên cứu ▪ Mục tiêu nghiên cứu chung Luận án nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường Nghệ An để đưa ra những giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An. ▪ Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Luận án đặt ra một số mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi giá trị, tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường; - Phân tích, đánh giá thực trạng tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An theo tiếp cận từ các bên liên quan trong chuỗi giá trị; - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường Nghệ An. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An. 3. Câu hỏi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận án, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: Câu 1: Thực trạng ngành mía đường của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng hiện nay ra sao? Câu 2: Chuỗi giá trị mía đường Nghệ An có đang phát triển bền vững không? Tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường được thể hiện ở kết quả đo lường như thế nào? 5
  18. Câu 3: Những giải pháp nào cần thực hiện và các bên liên quan nào tham gia để phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An? Câu 4: Phương pháp và các tiêu chí đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị Mía đường Nghệ An? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ▪ Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường. ▪ Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung Luận án nghiên cứu sự tham gia của các bên liên quan vào chuỗi giá trị mía đường để đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị. Nghiên cứu chỉ tập trung vào các tiêu chí đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị theo cách tiếp cận 3 trụ cột bền vững (triple bottom line). Phạm vi về không gian Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Nghệ An với giới hạn là các bên liên quan tham gia vào chuỗi giá trị mía đường từ khâu đầu vào đến phân phối sản phẩm đầu ra qua kênh bán buôn và bán lẻ. Phạm vi về thời gian Mốc thời gian 2010 được chọn làm thời gian đầu kỳ nghiên cứu vì đây là thời điểm theo lộ trình hội nhập AFTA, Việt Nam áp dụng thuế xuất nhập khẩu đường là 5%. Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. Đây là dấu mốc khởi đầu cho những khó khăn của ngành đường để cạnh tranh với các nước có ngành đường phát triển trong khu vực và trên thế giới. Các thông tin thứ cấp về ngành mía đường được thu thập trong giai đoạn 2010-2021. Các thông tin sơ cấp từ khảo sát thực địa tại địa bàn nghiên cứu được thu thập trong năm 2022. 6
  19. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án này có tính mới thể hiện ở một số điểm sau: Thứ nhất, nghiên cứu về chuỗi giá trị mía đường tại Việt Nam là một hướng nghiên cứu mới. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên. các nghiên cứu trước đây chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường từ góc độ tiếp cận của chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Thứ hai, luận án sử dụng một bộ tiêu chí đo lường tính bền vững của mía đường theo phương pháp định lượng. Chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam về chuỗi giá trị mía đường sử dụng phương pháp này. Thứ ba, luận án phát triển một bộ tiêu chí đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường theo tiếp cận tích hợp ba trụ cột phát triển bền vững với các bộ tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững. Đây là bộ tiêu chí được xây dựng trên cơ sở tham khảo các bộ tiêu chí đo lường tính bền vững của các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp khác nhau và sàng lọc, điều chỉnh thông qua các bước phỏng vấn sâu chuyên gia và điều tra doanh nghiệp. Bộ tiêu chí được cập nhật và gắn với bối cảnh nghiên cứu của sản phẩm mía đường. Có thể nói đây là điểm mới riêng biệt của luận án so với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam. Thứ tư, luận án đánh giá tính bền vững của các mối quan hệ trong chuỗi giá trị từ góc độ tiếp cận chuyên ngành quản trị kinh doanh, từ đó đề xuất giải pháp cho các thành phần tham gia chuỗi phát triển. Nội dung nghiên cứu này là một điểm mới so với các nghiên cứu tiền nghiệm. Về mặt lý luận, luận án có những đóng góp sau: - Hệ thống hóa một cách khoa học các nghiên cứu về chuỗi giá trị và tính bền vững của chuỗi giá trị; - Phát triển, xây dựng phương pháp và kiểm chứng bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường tại một địa phương cấp tỉnh trong bối cảnh nghiên cứu mới là một quốc gia chuyển đổi. Về mặt thực tiễn, luận án dự kiến có những đóng góp sau: 7
  20. Một là, Luận án làm rõ bức tranh thực trạng tính bền vững chuỗi giá trị mía đường của Nghệ An dựa trên các tiêu chí đánh giá cụ thể. Hai là, Luận án phân tích, đánh giá về tính bền vững chuỗi giá trị mía đường hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An, rút ra những kết luận, đánh giá, chỉ rõ nguyên nhân những hạn chế từ đó đề xuất những giải pháp kiến nghị nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An. Ba là, kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được dùng tham khảo cho Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp để xây dựng các giải pháp có tính chiến lược nhằm phát triển bền vững ngành mía đường. Bên cạnh đó, Luận án cũng cung cấp các luận cứ cho các doanh nghiệp, hộ nông dân tham gia vào chuỗi giá trị mía đường để họ có chiến lược phát triển phù hợp với chiến lược chung của ngành mía đường. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, Luận án được kết cấu thành 5 chương, cụ thể là: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bình luận Chương 5: Một số giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2