Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch tại Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 18
download
Luận án tiến hành khảo sát trong nghiên cứu định lượng chính là khách du lịch tại Tp. Hồ chí Minh với bối cảnh nghiên cứu và và pháp luật hiện hành tại Việt Nam, khách du lịch nói chung cũng như khách du lịch trong bối cảnh nghiên cứu tại Tp. Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch tại Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG --------------------------- LÊ THỊ KIỀU ANH MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC RỦI RO, HẠNH PHÚC CHỦ QUAN VÀ Ý ĐỊNH QUAY LẠI CỦA KHÁCH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đồng Nai – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ***** LÊ THỊ KIỀU ANH MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC RỦI RO, HẠNH PHÚC CHỦ QUAN VÀ Ý ĐỊNH QUAY LẠI CỦA KHÁCH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGÔ QUANG HUÂN TS NGUYỄN THANH LÂM Đồng Nai –2020
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***** LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lê Thị Kiều Anh, xin cam đoan nội dung luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh: “Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch tại Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và giảng viên hướng dẫn TS. Ngô Quang Huân, TS. Nguyễn Thanh Lâm. Các nội dung trình bày trong luận án là đúng sự thật và chưa bao giờ công bố trên bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những nội dung trích dẫn, tham khảo và kế thừa đều được dẫn nguồn một cách rõ ràng, trung thực, đầy đủ trong danh sách các tài liệu tham khảo. Nghiên cứu sinh Lê Thị Kiều Anh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được rất nhiều sự động viên, hỗ trợ giúp đỡ, góp ý chân thành và khoa học từ quý Thầy/Cô tại trường Đại học Lạc Hồng. Tác giả cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các du khách đã trả lời phiếu khảo sát, tham gia phỏng vấn hỗ trợ nghiên cứu cho tác giả. Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn các chuyên gia trong ngành du lịch đã dành thời gian cho các buổi phỏng vấn góp ý nhằm hỗ trợ tác giả xây dựng mô hình, thang đo và bảng hỏi trong quá trình nghiên cứu định lượng sơ bộ cũng như chính thức. Tác giả vô cùng biết ơn khi nhận được các định hướng nghiên cứu, sự theo dõi, động viên và hướng dẫn tận tình từ TS. Ngô Quang Huân và TS. Nguyễn Thanh Lâm cũng như quý thầy cô trong mọi trao đổi, góp ý về vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bài báo khoa học và các vấn đề học thuật khác. Với tất cả sự kính trọng, tác giả kính gửi quý Thầy/Cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình lòng biết ơn sâu sắc. Trân trọng cảm ơn! Đồng Nai, ngày.... tháng…. năm 2020 Lê Thị Kiều Anh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... xi TÓM TẮT ............................................................................................................... xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................. 1 Giới thiệu ................................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................. 1 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn............................................................................................... 1 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết .............................................................................................. 4 1.2 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 6 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 7 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ............................................................................ 7 1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................. 7 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 7 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 8 1.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 10 1.6 Tổng quan các nghiên cứu trước ...................................................................... 11 1.6.1 Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan ................................................... 11 1.6.2 Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu được phát hiện ....................................... 24 1.7 Kết cấu của luận án ........................................................................................... 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 27 Giới thiệu ................................................................................................................. 27 2.1 Các lý thuyết liên quan ...................................................................................... 27 2.1.1 Các lý thuyết hỗ trợ xây dựng mối quan hệ giữa các nhân tố với ý định quay lại27 2.1.2 Các lý thuyết hỗ trợ xây dựng vai trò điều tiết của văn hóa ............................... 32
- iv 2.2 Các khái niệm liên quan .................................................................................... 34 2.2.1 Du lịch .............................................................................................................. 34 2.2.2 Khách du lịch ................................................................................................... 36 2.2.3 Ý định............................................................................................................... 37 2.2.4 Ý định quay lại ................................................................................................. 38 2.2.5 Nhận thức rủi ro ............................................................................................... 42 2.2.6 Hạnh phúc chủ quan ......................................................................................... 47 2.2.7 Công bằng dịch vụ ............................................................................................ 51 2.2.8 Văn hóa ............................................................................................................ 53 2.3 Mối quan hệ giữa các nhân tố ........................................................................... 61 2.3.1 Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và ý định quay lại........................................ 61 2.3.2 Mối quan hệ giữa hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại ................................. 62 2.3.3 Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan ................................ 63 2.3.4 Mối quan hệ giữa công bằng dịch vụ và hạnh phúc chủ quan ............................ 64 2.3.5 Mối quan hệ công bằng dịch vụ và nhận thức rủi ro .......................................... 64 2.3.6 Vai trò điều tiết của Văn hóa lên các mối quan hệ với ý định quay lại ............... 65 2.4 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất ................................... 66 2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 66 2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 78 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 79 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 80 Giới thiệu ................................................................................................................. 80 3.1 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 80 3.1.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu................................................................... 80 3.1.2 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 81 3.2 Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 86 3.2.1 Mục tiêu ........................................................................................................... 86 3.2.2 Các phương pháp được sử dụng ....................................................................... 86 3.2.3 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 87 3.2.4 Thực hiên nghiên cứu định tính ........................................................................ 88 3.2.5 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát với cỡ mẫu nhỏ ................................................ 89
- v 3.2.6 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................ 90 3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................................ 98 3.3.1 Mục tiêu ........................................................................................................... 98 3.3.2 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 98 3.3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu sơ bộ.................................................................... 98 3.3.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức ........................................................ 99 3.3.5 Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................................. 99 3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức...................................................................102 3.4.1 Thiết kế mẫu ................................................................................................... 102 3.4.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................................... 104 3.4.3 Công cụ xử lý dữ liệu ..................................................................................... 104 3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu dự kiến .......................................................... 105 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .........................................................................................109 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................111 Giới thiệu ................................................................................................................111 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................111 4.2 Kiểm định thang đo chính thức ........................................................................114 4.3 Phân tích nhân tố khám phá ............................................................................115 4.4 Phân tích nhân tố khẳng đinh...........................................................................117 4.4.1 Kiểm định tính đơn hướng (undimensionality) ............................................... 117 4.4.2 Kiểm định độ tin cậy, độ hội tụ và giá trị phân biệt ........................................ 119 4.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu..................................................120 4.6 Kiểm định vai trò điều tiết của biến văn hóa ...................................................123 4.6.1 Vai trò điều tiết của văn hóa ở cấp độ toàn mô hình ....................................... 123 4.6.2 Vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và ý định quay lại.................................................................................................................... 124 4.6.3 Vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại ............................................................................................................ 125 4.6.4 Vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan ......................................................................................................... 126 4.7 Kiểm định khác biệt giá trị trung bình ý định quay lại của các nhóm ...........127
- vi 4.7.1 Khác biệt trung bình ý định quay lại giữa các nhóm khách phân loại theo văn hóa .......................................................................................................................... 128 4.7.2 Khác biệt trung bình ý định quay lại giữa các nhóm khách............................. 129 4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................131 4.8.1 Thảo luận về mối quan hệ giữa công bằng dịch vụ, nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại. .................................................................................... 131 4.8.2 Thảo luận về vai trò điều tiết của văn hóa đối mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch ............................ 135 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .........................................................................................137 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................139 Giới thiệu ................................................................................................................139 5.1 Kết luận .............................................................................................................139 5.2 Hàm ý quản trị ..................................................................................................142 5.2.1 Gia tăng ý định quay lại của các nhóm du khách khác nhau .............................143 5.2.2 Gia tăng ý định quay lại của du khách thông qua gia tăng hạnh phúc chủ quan.148 5.2.3 Gia tăng ý định quay lại của du khách thông qua giảm thiểu nhận thức rủi ro. .152 5.2.4 Cải thiện cảm nhận công bằng dịch vụ để gia tăng ý định quay lại thông qua nhận thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan. ...........................................................................158 5.2.5 Hàm ý dựa trên sự khác biệt về văn hóa ...........................................................164 5.3 Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................169 5.3.1 Đóng góp về mặt khoa học ............................................................................. 169 5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn.............................................................................. 171 5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................171 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .........................................................................................172 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... PHỤ LỤC 1: BẢNG TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ ............................................................................................................ PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP THANG ĐO GỐC VÀ THANG ĐO VIỆT HÓA .............................................................................................................................. PHỤ LỤC 3A: KỊCH BẢN PHỎNG VẤN LẦN 1 ........................................................ PHỤ LỤC 3B: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LẦN 1 .....................................
- vii PHỤ LỤC 4A: KỊCH BẢN PHỎNG VẤN LẦN 2 ........................................................ PHỤ LỤC 4B: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LẦN 2 – NHÓM 1 ................... PHỤ LỤC 4C: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LẦN 2 – NHÓM 2 ................... PHỤ LỤC 5A: KỊCH BẢN PHỎNG VẤN LẦN 3 ........................................................ PHỤ LỤC 5B: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LẦN 3 ..................................... PHỤ LỤC 6A: BẢNG KHẢO SÁT SƠ BỘ DÀNH CHO KHÁCH NỘI ĐỊA............... PHỤ LỤC 6B: BẢNG KHẢO SÁT SƠ BỘ DÀNH CHO KHÁCH QUỐC TẾ ............. PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ................................. PHỤ LỤC 8: THỐNG KÊ CÁC ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ............................................. PHỤ LỤC 9A: BẢNG KHẢO CHÍNH THỨC DÀNH CHO KHÁCH NỘI ĐỊA .......... PHỤ LỤC 9A: BẢNG KHẢO SÁT CHÍNH THỨC DÀNH CHO KHÁCH QUỐC TẾ ..................................................................................................................... PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC .................. PHỤ LỤC 11A: KỊCH BẢN PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA LẦN 3 ............................. PHỤ LỤC 11B: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LẦN 3 ...................................
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng tổng hợp khái niệm về ý định quay lại .............................................. 41 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp khái niệm về nhận thức rủi ro ............................................ 44 Bảng 2.3: Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 77 Bảng 3.1: Thang đo ý đinh quay lại ........................................................................... 92 Bảng 3.2: Thang đo nhận thức rủi ro.......................................................................... 93 Bảng 3.3: Thang đo hạnh phúc chủ quan ................................................................... 94 Bảng 3.4: Thang đo công bằng dịch vụ ...................................................................... 95 Bảng 3.5: Thang đo văn hóa ...................................................................................... 96 Bảng 3.6: Kiểm định độ tin cậy của thang đo với cỡ mẫu nhỏ...................................100 Bảng 3.7: Kết quả KMO và Kiểm định Bartlett ........................................................101 Bảng 3.8: Phân tích nhân tố khám phá ......................................................................102 Bảng 3.9: Tổng hợp các phương pháp phổ biến về xác định cỡ mẫu .........................105 Bảng 4.1: Thống kế mẫu nghiên cứu theo văn hóa ....................................................112 Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo ............................................................113 Bảng 4.3: Kết quả KMO và Kiểm định Bartlett ........................................................114 Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA .............................................................................115 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp kết quả phân tích CFA ......................................................116 Bảng 4.6: Hệ số tải chuẩn hóa...................................................................................118 Bảng 4.7: Kết quả đánh giá CR, AVE, MSV và SQRTAVE .....................................118 Bảng 4.8: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa ..................................................................120 Bảng 4.9: Hệ số hồi quy chuẩn hóa...........................................................................121 Bảng 4.10: Kiểm định khác biệt chi bình phương mô hình giới hạn và mô hình cơ sở .........................................................................................................................123 Bảng 4.11: Kiểm định vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và ý định quay lại ............................................................................................123 Bảng 4.12: Kiểm định vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại ......................................................................................125 Bảng 4.13: Kiểm định vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan ....................................................................................126
- ix Bảng 5.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định quay lại của du khách ........................................................................................................................147 Bảng 5.2: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc chủ quan .........150 Bảng 5.3: Tổng hợp khác biệt mức độ ảnh hưởng của hạnh phúc chủ quan đến ý định quay lại do văn hóa ...................................................................................................151
- x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tổng thu từ khách du lịch trong giai đoạn 2009 - 2019 ................................. 1 Hình 1.2: Các điểm đến phổ biến của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam ................... 2 Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của Namkung & Jang (2010) ...................................... 15 Hình 2.1: Mô hình Lý thuyết hạnh phúc chủ quan ..................................................... 30 Hình 2.2: Lý thuyết văn hóa Grid - group .................................................................. 34 Hình 2.3: Mô hình khái niệm của một ảnh hưởng điều tiết......................................... 57 Hình 2.4: Mô hình khái niệm của một ảnh hưởng trung gian toàn phần ..................... 58 Hình 2.5: Mô hình khái niệm của một ảnh hưởng trung gian bán phần ...................... 59 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 78 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 82 Hình 4.1: Kết quả phân tính mô hình cấu trúc tuyến tính chuẩn hóa .........................119 Hình 5.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................140 Hình 5.2: Bản đồ văn hóa Châu Âu ..........................................................................167
- xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh Phương sai trung bình được Average Variance 1 AVE trích Extracted 2 CBDV Công bằng dịch vu Service Fairness Confirmatory Factor 3 CFA Phân tích nhân tố khẳng định Analysis 4 CMIN Chi bình phương Chi Square Chi-bình phương điều chinh Chi square/degree of 5 CMIN/df theo bậc tự do freedom ratio 6 CFI Chi số thích hợp so sánh Comparative fit index 7 CR Độ tin cậy tổng hợp Composite Reliability 8 ctg Các tác giả 9 DL Du lịch Exploratory Factor 10 EFA Phân tích nhân tố khám phá Analysis 11 GFI Chi số thích hợp tốt Good of Fitness Index 12 HPCQ Hạnh phúc chủ quan Subject Well Being International Union of Liên hiệp Quốc tế các tổ chức 13 IUOTO Official Travel lữ hành chính thức Organization Maximum Share 14 MSV Phương sai riêng lớn nhất Variance 15 NTRR Nhận thức rủi ro Risk Perceive Căn bậc hai sai số trung bình Root mean square error 16 RMSEA của giá trị gần đúng approximation 17 SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính Structure Model Căn bậc hai của phương sai 18 SQRTAVE Square Root of AVE trung bình được trích 19 Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 20 TLI Chi số của Tucker và Liwis Tucker & Liwis index
- xii The World Tourism 21 UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới Organization 22 VH Văn hóa Culture 23 YĐQL Ý định quay lai Revisit Intention
- xiii TÓM TẮT Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch (DL), ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới. Lượng khách quốc tế đến DL tại Việt Nam tăng trưởng mạnh, trung bình trên 12% mỗi năm với 18 triệu lượt khách năm 2019. Khách nội địa cũng tăng mạnh từ 1 triệu lượt năm 1990 đến 43,5 triệu lượt năm 2019. Tuy nhiên, tỷ lệ du khách quay lại điểm đến du lịch Việt Nam lần thứ 2 là rất thấp, chỉ khoảng 40% trên tổng số và khoảng 10% du khách quốc tế. Do đó, nghiên cứu được thực hiện để xác định cơ chế tác động đến ý định quay lại của khách du lịch, giúp các doanh nghiệp DL gia tăng ý định quay lại điểm DL tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả khảo lược lý thuyết, các nghiên cứu trước và phỏng vấn chuyên gia giúp xây dựng mô hình và thang đo. Nghiên cứu định lượng thực hiện qua hai giai đoạn sơ bộ và chính thức bằng phần mềm SPSS và AMOS. Dữ liệu sử dụng từ khảo sát du khách thực hiện tại 10 địa điểm DL tại Tp. HCM, với 710 quan sát đạt chuẩn. Chấp nhận 8 giả thuyết nghiên cứu, kết quả khẳng định mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý đinh quay lại của khách du lịch. Đồng thời, khẳng định vai trò điều tiết mối quan hệ giữa các nhân tố của văn hóa. Nghiên cứu đã bổ sung cơ sở lý thuyết về ý định quay lại của du khách và đề xuất các hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp gia tăng ý định quay lại thông qua gia tăng hạnh phúc chủ quan và hạn chế nhận thức rủi ro của khách du lịch. Đồng thời, chỉ rõ vai trò của văn hóa và các nhóm văn hóa (gồm: chủ nghĩa chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa giai cấp, chủ nghĩa bình quyền, chủ nghĩa bi quan) đối với hành vi du lịch.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Giới thiệu Chương 1 nhằm mục đích chỉ ra cơ sở tiến hành nghiên cứu. Với những vấn đề đặt ra từ bối cảnh thực tiễn, bối cảnh nghiên cứu lý thuyết về và ý định quay lai (YĐQL) của khách du lịch để xác định khoảng trống cần lấp đầy. Bên cạnh đó, chương 1 cũng nêu ra vấn đề, mục tiêu nghiên cứu cũng như các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời. Đồng thời, đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng như tính mới và những đóng góp của nghiên cứu về lý thuyết, thực tiễn cũng như cấu trúc luận án cũng được trình bày. 1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn Ngành du lịch Việt Nam chính thức bắt đầu từ ngày 09/7/1960, mặc dù muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng đã thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế trong những năm gần đây, đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành ngày 16/01/2017 khẳng định DL sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc phát triển Đất nước, là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Hình 1.1: Tổng thu từ khách du lịch trong giai đoạn 2009 - 2019 (Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)
- 2 Ngành đã mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Tỷ lệ đóng góp trực tiếp trong năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2019, tổng thu của ngành đạt 726.000 tỉ đồng và ước tính đón 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách du lịch nội địa. Trong các các điểm đến nội địa, Tp. HCM được đánh giá một trong những trọng điểm DL của cả Nước. Bằng chứng, Du lịch Thành phố đã phát triển khá toàn diện cả về số lượng lẫn chất lượng với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 15%- 20%, đóng góp bình quân từ 55% - 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và chiếm gần 40% doanh thu du lịch cả Nước. Qua nhận định của nhiều tổ chức DL uy tín, thành phố nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN, top những điểm đến hấp dẫn của DL thế giới. (Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam) Hình 1.2: Các điểm đến phổ biến của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam Nhiều năm qua, DL Tp. HCM luôn lập kỷ lục về tăng trưởng khách du lịch trong và ngoài nước. Nhưng đằng sau những con số đẹp này, DL Tp. HCM nói riêng và ngành DL cả Nước nói chung vẫn đang loay hoay tìm điểm nhấn để khách lưu trú dài ngày hơn, tỷ lệ khách quay trở lại cao hơn và tăng doanh thu từ ngành công nghiệp không khói này. Hiện, tỷ lệ khách du lịch quay trở lại thấp, chỉ từ 10-40%. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam tại hội thảo năm 2017 về chuyên
- 3 nghiệp hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm DL, có 80% khách du lịch không quay trở lại. Đồng thời, theo Hiệp hội Du lịch Quốc tế cũng thống kê, cứ 10 khách quốc tế mới có 1 người muốn quay trở lại lần thứ hai. Trích dẫn nguồn điều tra khách du lịch của Dự án EU (là dự án huy động chuyên gia trong nước và quốc tế thực hiện việc điều tra khách du lịch tại 5 điểm đến) thì chỉ có 6% khách quốc tế quay lại lần 2, lần 3 là 2% và từ 4 lần trở lên là 3,2% trong năm 2013. Những con số này đã khẳng định tỷ lệ khách du lịch quay lại từ trước đến nay vẫn luôn là vấn đề còn bị bỏ ngỏ và chưa có hướng giải quyết triệt để. Do vậy, cần nhiều thêm các nghiên cứu chuyên sâu về tình hình quay trở lại của du khách trong và ngoài ước, đồng thời, cũng cần đánh giá ý định quay lại điểm đến của họ nhằm tìm ra phương hướng giúp gia tăng hành vi quay trở lại. Theo báo cáo của Sở Du lịch Thành phố, trong 9 tháng năm 2019, lực lượng trật tự DL Tp. HCM đã tiếp nhận và giải quyết 3.661 vụ taxi, xích lô, hàng rong, ăn xin chèo kéo, đeo bám du khách, dù giảm 3.173 vụ so với cùng kỳ năm 2018, nhưng mức độ ngày càng tăng. Tiêu điểm, vào đầu tháng 7 năm 2019, Báo Pháp Luật đưa tin một tài xế ô tô chạy dịch vụ taxi công nghệ ở Tp. HCM đã thỏa thuận giá chặng đi với một du khách quốc tế vừa đến Tp. HCM là 200.000 đồng. Tuy nhiên, khi đến nơi thì tài xế đã lấy của khách 800.000 đồng. Sang đầu tháng 8, vụ việc ông cụ Oki Toshiyuki (83 tuổi, du khách Nhật Bản) đã phải chi trả 2,9 triệu đồng cho một cuốc xích lô 5 phút dạo quanh Tp. HCM. Nạn chặt chém, lừa đảo khách du lịch hiện nay không có xu hướng giảm mà chiêu trò kẻ xấu khá đa dạng và tinh vi. Bên cạnh đó, Trong cuộc khảo sát vào năm 2017, từ 1.004 du khách Australia do Công ty dược phẩm Sanofi thực hiện cho thấy 40% khách du lịch thừa nhận họ từng bị ốm đau khi đi DL tại Việt Nam. Hầu hết nguyên nhân chính là do gặp các vấn đề như ngộ độc thực phẩm hay bị côn trùng cắn. Đấy vẫn luôn là những vấn đề phức tạp trong DL, khiến các du khách lo sợ và e ngại làm sụt giảm hoặc triệt tiêu mong muốn quay trở lại điểm đến. Vậy nên, sự lo sợ các rủi ro hay mức độ chấp nhận rủi ro của khách du lịch cũng là vấn đề cần phải nghiên cứu sâu. Nếu chỉ xem xét các lý do khiến du khách không quay trở lại mà phủ nhận các yếu tố làm số lượng khách du lịch vẫn tăng qua các năm, thậm chí vượt kế hoạch thì
- 4 thật là thiếu sót. Việc truyền thông và quảng bá DL đã kích thích sự tò mò và mong muốn trải nghiệm đủ lớn để khách du lịch thực hiện chuyến đi lần đầu. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực hiện chuyến đi, các du khách phải thực sự cảm thấy hạnh phúc và đủ thỏa mãn mới có thể nảy sinh ý định quay lại lần tiếp theo. Theo một chia sẻ của du khách được đăng trên báo Du lịch (baodulich.net.vn), Ông Keiko Santelmann đến từ Norwegain (Na Uy) “Tôi đã đến Việt Nam 5 lần, hầu như tất cả khách du lịch có cảm nhận chung như tôi, về một đất nước rất xinh đẹp, con người ở đây rất thân thiện và có rất nhiều địa điểm DL đẹp và đặc biệt là những món ăn rất ngon”. Thông thường, các du khách quay lại nhiều lần đều có những phản hồi có xu hướng hài lòng với điểm đến, thỏa mãn các dịch vụ đã trải nghiệm hoặc có những cảm xúc tích cực, vui vẻ tại điểm đến. Chính những yếu tố này cấu thành nên cảm nhận hạnh phúc hay còn gọi hạnh phúc chủ quan của khách du lịch. Do vậy, hạnh phúc chủ quan của du khách cũng là điểm mấu chốt hình thành ý định quay lại. Việc làm rõ sự ảnh hưởng của hạnh phúc chủ quan lên ý định quay lại thức sự cần thiết. Từ các phương diện thực tế nổi cộm đó, tác giả xét thấy cần nghiên cứu sâu hơn giúp các doanh nghiệp DL tìm được phương hướng thu hút khách hàng quay trở lại. Hơn thế nữa, giúp các nhà hoạch định đưa ra các chính sách phù hợp và hiệu quả hơn nhằm làm đẹp các cảm nhận của du khách đối với điểm đến. Từ đó đạt được mục tiêu về tăng chỉ số về số lượng du khách quay trở lại nhiều lần. 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết Abubakar và ctg (2017) cho rằng người tiêu dùng dịch vụ du lịch được chia làm khách du lịch lần đầu và khách du lịch quay trở lại. Ra quyết định của khách du lịch lần đầu chủ yếu dựa trên thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này dẫn đến sự mong đợi về chuyến đi/ dịch vụ du lịch, chính những kỳ vọng này tạo ra ý định đến thăm lần đầu. Còn ý định quay lại được hình thành khi khách du lịch có mục tiêu sử dụng lặp lại các dịch vụ du lịch mà trước đây đã gặp phải trong thực tế. Ý định quay lại được xem là một chiến lược canh tranh và là chiến lược hiệu quả cho các nhà quản trị (Meng và Cui, 2020). Việc tăng ý định quay lại của cá nhân là mục tiêu quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp du lịch nào. Làm cho khách du lịch có hứng thú ghé thăm lại và giới thiệu điểm đến cho người khác là mục tiêu của mọi nhà
- 5 quản lý điểm đến DL. Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu, điển hình là Sthapit và Björk (2017) cho rằng ý định quay lại là một chủ đề nghiên cứu chính trong lĩnh vực DL. Đồng thời, các nghiên cứu về YĐQL điểm đến DL đã được thực hiện tập trung vào việc khai thác và tìm hiểu về các nhân tố làm ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch quay lại của khách du lịch. Ví dụ như nghiên cứu của: Kim và ctg (2015), Kim và ctg (2020), Hasan và ctg (2017), Artuğer (2015), Holm và ctg (2017), Namkung và Jang (2010), Chai và ctg (2009), Li và ctg (2013), Hasan và ctg (2017), Um và ctg (2006), Phillips và ctg (2011), Ma và ctg (2020), Jung và Lee (2020), Hà Nam Khánh Giao và ctg (2020), Nguyễn Minh Hà và ctg (2019)… Nhìn chung, việc nghiên cứu và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến của du khách đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Các nghiên cứu đã xác định được những nhân tố có giá trị và chỉ rõ mức độ tác động của các nhân tố trên đến ý định của khách du lịch đối với việc quay lại một điểm đến. Các nhân tố này có thể xếp theo hai nhóm: (1) nhóm các nhân tố chỉ ra nguyên nhân khiến khách du lịch gia tăng ý định quay lại, tiêu biểu như sự hài lòng (Chen và ctg, 2016; Abubakar và ctg, 2017), cảm xúc tích cực, hạnh phúc chủ quan (Kim và ctg, 2015; Kim và ctg, 2020)… (2) nhóm các nhân tố chỉ ra nguyên nhân khiến khách du lịch giảm hoặc không có ý định quay lại điểm đến như nhận thức rủi ro (Hashim và ctg, 2018, Savaş Artuğer, 2015; Hasan và ctg, 2017; Çetinsöz và Ege, 2013). Xét theo nhóm giúp gia tăng ý định quay lại, hạnh phúc chủ quan được hiểu là một phần của phép đo lường cảm nhận hài lòng của cá nhân về các sự việc xảy ra trong cuộc sống của mình Neal và ctg (2007). Nói như vậy, sự hài lòng của khách du lịch cũng chính là một phần của hạnh phúc chủ quan. Diener (1996) cũng cho rằng hạnh phúc chủ quan bao gồm cảm xúc về cuộc sống của họ, bao gồm cả cảm xúc tích cực lần tiêu cực. Như vậy, việc nghi ngờ hạnh phúc chủ quan chính là nguyên nhân quan trọng nhất và bao hàm các nhân tố như sự hài lòng, cảm xúc tích cực là hợp lý và có căn cứ. Tuy nhiên, có quá ít các nghiên cứu về chủ đề này. Duy chỉ có nghiên cứu của Kim và ctg (2015), Kim và ctg (2020) khẳng định sự tác động của hạnh phúc chủ quan đến ý định quay lại tại cùng bối cảnh nghiên cứu là Hàn Quốc. Do đó, mối quan hệ này cần được khẳng định và làm rõ hơn thông qua việc đánh giá tại nhiều bối cảnh nghiên cứu khác. Mặt khác, nhận thức rủi ro (NTRR) của khách DL được xem là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 163 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
247 p | 44 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 159 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 59 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p | 49 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 27 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 26 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 25 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 49 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng đồng bằng sông Hồng
187 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh
191 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chánh niệm của khách hàng trong đồng tạo sinh giá trị dịch vụ cho cuộc sống tốt hơn
25 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
27 p | 23 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn