intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

10
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng đồng bằng sông Hồng" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp may; Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may; Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may vùng Đồng bằng sông Hồng; Định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may vùng Đồng bằng sông Hồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng đồng bằng sông Hồng

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------------- LÝ THU CÚC NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------------- LÝ THU CÚC NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Hữu Cường 2. PGS.TS. Vũ Tuấn Hưng Hà Nội - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Lý Thu Cúc
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ DOANH NGHIỆP MAY .......................................................... 5 1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................................... 5 1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may ................................................... 9 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............. 12 1.4. Đánh giá chung các tài liệu và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ........ 14 1.4.1. Đánh giá chung ....................................................................................... 15 1.4.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ............................. 15 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP MAY ....................................................... 17 2.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .... 17 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................. 17 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp............... 22 2.2. Nội hàm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may .................................. 24 2.2.1. Các tài sản cạnh tranh của doanh nghiệp may ....................................... 24 2.2.2. Tiến trình cạnh tranh của DN may ......................................................... 27 2.2.3. Các kết quả cạnh tranh của DN may ...................................................... 33 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may ..... 34 2.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ........................................................ 34 2.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ........................................................ 36 2.4. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 38 2.4.1. Khái quát về ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam ...................... 38 2.4.2. Giá trị và tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam ............................. 40 2.4.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp may Việt Nam....................................................................................... 40 2.4.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp may của một số vùng kinh tế tại Việt Nam..................................................................... 43 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 44 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 45 3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .................................................... 45
  5. 3.1.1.Phương pháp tiếp cận .............................................................................. 45 3.1.2. Khung phân tích ..................................................................................... 46 3.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 46 3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ......................................................................... 46 3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp ........................................................................... 47 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 56 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 56 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 59 Chương 4: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ................ 60 4.1. Tổng quan về DN may vùng Đồng bằng sông Hồng ..................................... 60 4.1.1. Bối cảnh cạnh tranh của các DN may vùng ĐBSH................................ 60 4.1.2. Số lượng doanh nghiệp may vùng ĐBSH ............................................. 66 4.1.3. Tổng quan về thị trường của các DN may ĐBSH .................................. 69 4.2. Thực trạng NLCT của các DN may vùng ĐBSH .......................................... 73 4.2.1. Tài sản cạnh tranh của các DN may vùng ĐBSH .................................. 73 4.2.2. Tiến trình cạnh tranh của các DN may vùng ĐBSH .............................. 88 4.2.3. Kết quả cạnh tranh của các DN may vùng ĐBSH........................................... 97 4.2.4. Kết quả phân tích tiêu chí đánh giá NLCT của DN may vùng ĐBSH . 102 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN may vùng ĐBSH .... 105 4.3.1. Phân tích định tính các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN may vùng ĐBSH............................................................................................. 105 4.3.2. Phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN may vùng ĐBSH .................................................................................................... 114 4.4. Đánh giá chung về NLCT DN may vùng ĐBSH ......................................... 119 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 124 Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP MAY VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ......................................................... 125 5.1. Chiến lược phát triển của DN may vùng ĐBSH ......................................... 125 5.1.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển của ngành dệt may Việt Nam ........................................................................................................ 125
  6. 5.1.2. Đặc điểm của cạnh tranh và thị trường giai đoạn hậu Covid-19 .......... 128 5.2. Một số giải pháp nâng cao NLCT của các DN may vùng ĐBSH ............... 129 5.2.1. Nâng cao năng lực tài chính ................................................................. 129 5.2.2. Nâng cao chất lượng nhân lực và năng lực điều hành ......................... 129 5.2.3. Nâng cao năng lực công nghệ .............................................................. 132 5.2.4. Nâng cao năng lực marketing của DN ................................................. 133 5.2.5. Phát triển các nguồn nguyên liệu và CNHT ......................................... 137 5.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao NLCT của DN may vùng ĐBSH .......... 138 5.3.1. Kinh nghiệm hỗ trợ DN dệt may trong việc nâng cao NLCT của một số quốc gia ...................................................................................................... 138 5.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành, địa phương ....................... 144 5.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam và Tập đoàn dệt may Việt Nam ........................................................................................................ 145 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 ....................................................................................... 147 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN ................................................................. 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ . 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 160
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ cái viết tắt/ Cụm từ đầy đủ ký hiệu BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CĐS Chuyển đổi số CNHT Công nghiệp hỗ trợ CNTT Công nghệ thông tin CMCN Cách mạng công nghiệp CP Cổ phần DN DN DNSX DN sản xuất DT Doanh thu ĐBSH ĐBSH GTGT Giá trị gia tăng KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ KNXK Kim ngạch xuất khẩu NLCT NLCT NTD Người tiêu dùng MMTB Máy móc thiết bị LN Lợi nhuận PTN Phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn SHTT Sở hữu trí tuệ TMĐT Thương mại điện tử TNDN Thu nhập DN TNHH Trách nhiệm hữu hạn VN Việt Nam
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ cái viết tắt/ Cụm từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt ký hiệu ASEAN – Australia – New Khu vực thương mại tự do AANZFTA Zealand Free Trade giữa các nước ASEAN, Agreement Australia và New Zealand ASEAN - China Free Trade Hiệp định Thương mại Tự do ACFTA Agreement ASEAN - Trung Quốc Khu vực Mậu dịch Tự do AFTA ASEAN Free Trade Area ASEAN AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN ASEAN - India Free Trade Khu vực Mậu dịch Tự do AIFTA Agreement ASEAN-Ấn Độ ASEAN - Japan Free Trade Hiệp định đối tác kinh tế toàn AJFTA Agreement diện ASEAN- Nhật Bản Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế APEC Cooperation châu Á – Thái Bình Dương Asia Europe Summit ASEM Hội nghị Á – Âu Meeting Hình thức buôn bán, kinh B2B Business to Business doanh, giao dịch trực tiếp giữa DN và DN Hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa B2C Business to Consumer DN và người tiêu dùng cuối cùng Compounded Annual Tốc độ tăng trưởng bình quân CAGR Growth Rate kép Central Institute for Viện Nghiên cứu quản lý kinh CIEM Economic Management tế Trung ương Phương thức sản xuất gia CMT Cut-Make-Trim công theo mẫu
  9. Chữ cái viết tắt/ Cụm từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt ký hiệu Comprehensive and Hiệp định đối tác toàn diện và CPTPP Progressive Agreement for tiến bộ xuyên Thái Bình Trans-Pacific Partnership Dương EEU Eurasian Economic Union Liên minh Kinh tế Á Âu EU European Union Liên minh châu Âu EU – Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do EVFTA Agreement Việt Nam – EU FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Phương thức sản xuất theo FOB Free On Board kiểu “mua nguyên liệu, bán thành phẩm” Công ty cổ phần chứng khoán FPTS FPT Securities FPT FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội International Organization ISO Tiêu chuẩn hoá Quốc tế for Standardization Original Brand OBM Sản xuất thương hiệu gốc Manufacturer Original Design ODM Sản xuất thiết kế gốc Manufacturer Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển OECD Cooperation and Kinh tế Development Original Equiment OEM Sản xuất thiết bị gốc Manufacturer Tên gọi của 1 mô hình kinh doanh trong đó DN sẽ thu hút O2O Online to Offline khách hàng từ các kênh trực tuyến (Online) đến cửa hàng vật lý (Offline)
  10. Chữ cái viết tắt/ Cụm từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt ký hiệu Product Lifecycle PLM Quản lý vòng đời sản phẩm Management PR Public Relations Quan hệ công chúng QC Quanlity Control Kiểm soát chất lượng Regional Comprehensive Hiệp định đối tác toàn diện RCEP Economic Partnership khu vực R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển SCM Supply Chain Management Quản lý chuỗi cung ứng Small and Medium SME DN nhỏ và vừa Enterprise Strengths - Weaknesses - Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ SWOT Opportunities - Threats hội - Thách thức. United Kingdom – Vietnam Hiệp định thương mại tự do UKVFTA Free Trade Agreement Việt Nam – Vương quốc Anh Chile -Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do VCFTA Agreement Việt Nam – Chile Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công VCCI Commerce and Industry nghiệp Việt Nam. Hiệp định Thương mại tự do Vietnam and Eurasian VEAEU Việt Nam – Liên minh kinh tế Economic Union Á Âu Vietnam Nation Textile and VINATEX Tập đoàn dệt may Việt Nam Garment Group Vietnam - Japan Economic Hiệp định đối tác kinh tế toàn VJEPA Partnership Agreement diện Việt Nam - Nhật Bản Vietnam - Korea Free Trade Hiệp định thương mại tự do VKFTA Agreement Việt Nam – Hàn Quốc Product, Place, Price, Sản phẩm, giá, phân phối, xúc 4P Promotion tiến hỗn hợp
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Hệ thống tiêu chí và hệ số quan trọng đánh giá NLCT xuất khẩu của DN dệt may....................................................................................................... 10 Bảng 2. 1. Ma trận SWOT DN may Việt Nam ......................................................... 40 Bảng 3.1. Thang đo các chỉ tiêu đánh giá NLCT ...................................................... 48 Bảng 3.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT DN may ............................... 48 Bảng 3.3. Số lượng DN may vùng ĐBSH năm 2017 ............................................... 51 Bảng 3.4. Số lượng DN may vùng ĐBSH năm 2018 ............................................... 52 Bảng 3.5. Số lượng DN may vùng ĐBSH năm 2018 ............................................... 54 Bảng 3.6. Tổng hợp số phiếu điều tra phát ra ........................................................... 55 Bảng 3.7. Tổng hợp số phiếu điều tra thu về ............................................................ 56 Bảng 4.1. Tổng số DN may vùng ĐBSH phân bố .................................................... 66 theo tỉnh/thành phố .................................................................................................... 66 Bảng 4.2. Phân tích số lượng lao động tối thiểu trên chuyền may công nghiệp ....... 67 Bảng 4.3. Tổng số DN may vùng ĐBSH có trên 10 lao động phân bố theo tỉnh/thành phố ................................................................................................... 68 Bảng 4.4. Mật độ DN đang hoạt động BQ trên 1000 dân ......................................... 68 Bảng 4.5. Đánh giá NLCT về tài chính của các DN ................................................. 74 Bảng 4.6. NLCT về nhân lực tại các DN .................................................................. 76 Bảng 4.7. Mức độ tự động hóa giữa các công đoạn .................................................. 80 Bảng 4.8. NLCT về công nghệ của các DN .............................................................. 82 Bảng 4.9. Đánh giá khả năng hội nhập, hợp tác của DN ......................................... 85 Bảng 4.10. Tình hình tài sản trí tuệ của các DN điều tra .......................................... 86 Bảng 4.11. NLCT về sản phẩm của các DN ............................................................. 89 Bảng 4.12. NLCT về giá của các DN........................................................................ 90 Bảng 4.13. Thực trạng phân phối của các DN điều tra ............................................. 91 Bảng 4.14. Thực trạng hoạt động trong chiến lược xúc tiến hỗn hợp của DN ......... 92 Bảng 4.15. Thực trạng năng lực sản xuất tại các DN ............................................... 95 Bảng 4.16. Thực trạng năng lực quản lý nguồn cung ứng đầu vào của các DN ....... 96 Bảng 4.17. Tổng hợp tình hình SXKD của các DN .................................................. 97 Bảng 4.18. Đánh giá về thị phần của các DN ........................................................... 98
  12. Bảng 4.19. Đánh giá của DN về tốc độ tăng trưởng thị trường và vị thế cạnh tranh .................................................................................................................. 99 Bảng 4.20. Tổng hợp NLCT của DN may vùng ĐBSH ......................................... 100 Bảng 4.21. Kết quả tổng hợp các tiêu chí đánh giá NLCT của DN may vùng ĐBSH ............................................................................................................. 102 Bảng 4.22. Kết quả phân tích các tiêu chí đánh giá NLCT của DN may vùng ĐBSH ............................................................................................................. 104 Bảng 4.23. Đối thủ cạnh tranh đe dọa lớn nhất của DN điều tra ............................ 108 Bảng 4.24. Nội dung phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT .......................... 114 Bảng 4.25. Đánh giá độ tin cậy của các biến trong mô hình .................................. 115 Bảng 4.26. Hệ số tải nhân tố đơn lẻ sử dụng trong mô hình ................................... 116 Bảng 4.27. Phân tích giá trị phân biệt ..................................................................... 116 Bảng 4.28. Bảng kết quả Bootstrapping mô hình cấu trúc ..................................... 117 Bảng 4.29. Ma trận SWOT về NLCT của DN may vùng ĐBSH ........................... 120 Bảng 5.1. Tổng hợp các kiến thức, kỹ năng mới ứng với từng vị trí việc làm ....... 131 Bảng 5.2. Thông tin chung về ngành Dệt May tại một số quốc gia trong khu vực và đối sánh với Việt Nam ............................................................................... 138 Bảng 5.3. Tổng hợp kinh nghiệm nâng cao NLCT DN dệt may tại Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh ..................................................................................... 143
  13. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Chuỗi giá trị sản phẩm may (nguồn: Đỗ Thị Đông, 2011) ....................... 31 Hình 2.2. Tổng cầu Dệt may ..................................................................................... 40 Hình 2.3. Thị phần dệt may Việt Nam/tổng cầu dệt may Thế giới ........................... 39 Hình 2.4. Giá trị và tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 1999- 2020 .................................................................................................................. 40 Hình 3.1. Khung phân tích NLCT của DN may vùng ĐBSH ................................... 46 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện số lượng DN may vùng ĐBSH phân theo thành phần kinh tế năm 2017 .............................................................................................. 53 Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện số lượng DN may vùng ĐBSH phân theo thành phần kinh tế năm 2018 .............................................................................................. 53 Hình 3.4. Quy trình nghiên cứu định lượng .............................................................. 58 Hình 4. 1. Biểu đồ thể hiện số lượng DN may vùng ĐBSH qua các năm ................ 66 Hình 4.2. Những ngành có thu nhập bình quân/người/tháng cao nhất năm 2019 .... 78 Hình 4.3. Tỷ lệ các DN áp dụng phầm mềm hỗ trợ .................................................. 79 Hình 4.4. Tỷ lệ tự động một phần ............................................................................. 80 Hình 4.5. Trình độ cán bộ quản lý DN may vùng ĐBSH ......................................... 84 Hình 4.6. Tỷ lệ lãnh đạo DN cho rằng sẽ triển khai các công việc sau trong thời gian tới tại DN để đối phó với Covid-19 .......................................................... 84 Hình 4.7. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các DN may vùng ĐBSH phân theo loại hình DN ................................................................................................... 103 Hình 4.8. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các DN may vùng ĐBSH phân theo địa phương ...................................................................................................... 103 Hình 4.9. Người tiêu dùng thay đổi thời gian cho từng hoạt động ......................... 106 Hình 5.1. Phương thức cung ứng hàng Dệt may trong trung và dài hạn ................ 130
  14. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HỘP Hộp 1. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành dệt may Việt Nam ...................... 63 Hộp 2. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành thiết kế thời trang ....................... 64 Hộp 3. Ứng dụng của cuộc CMCN 4.0 trong lĩnh vực sợi dệt ................................. 67 Hộp 4. Ứng dụng của cuộc CMCN 4.0 trong lĩnh vực may mặc.............................. 65 Hộp 6: Nhận thức và mức độ quan tâm của DN liên quan đến tài sản trí tuệ........... 87 Hộp 7: Tình hình vi phạm quyền SHTT ................................................................... 88 Hộp 8: Tình hình cung ứng NPL của DN ................................................................. 97 Hình 4.7. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các DN may vùng ĐBSH phân theo loại hình DN ................................................................................................... 103 Hình 4.8. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các DN may vùng ĐBSH phân theo địa phương ...................................................................................................... 103 Hình 4.9. Người tiêu dùng thay đổi thời gian cho từng hoạt động ......................... 106 Hình 5.1. Phương thức cung ứng hàng Dệt may trong trung và dài hạn ................ 130
  15. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên bình diện lý thuyết, năng lực cạnh tranh (NLCT) của doanh nghiệp (DN) luôn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các DN mà còn là mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước (Phạm Thu Hương, 2017). Qua thời gian, NLCT của DN ngày càng được công nhận là quan trọng. Nó không chỉ quyết định sự tồn tại và vươn lên của DN trong cạnh tranh mà ngay cả khi xem xét sự cạnh tranh của các quốc gia hay của các ngành trên thị trường quốc tế thì NLCT của DN vẫn là yếu tố nền tảng (Võ Thị Quỳnh Nga, 2014). NLCT là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN trong nền kinh tế Việt Nam – một nền kinh tế thị trường có độ mở lớn. Hơn nữa, đối với các DN may vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), nâng cao NLCT một cách căn cơ và lâu dài sẽ đóng một vai trò quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, ổn định xã hội nơi đất chật người đông. Trên thực tế, với nhiều quốc gia, ngành may mặc giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế xét trên nhiều khía cạnh: đóng góp GDP, tạo công ăn việc làm, tạo nguồn thu ngoại tệ…(Võ Thị Quỳnh Nga, 2014). Ở Việt Nam, dệt may là một ngành công nghiệp quan trọng với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 40,3 tỷ USD (chiếm 12% kim ngạch xuất khẩu cả nước) [96], trong đó nhóm hàng may mặc đạt 32,8 tỷ USD (chiếm hơn 81% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và xấp xỉ 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước) [97]. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dệt may cũng thu hút khoảng 2,5 triệu lao động công nghiệp [98]. Nhìn chung, mức độ cạnh tranh trong các DN may Việt Nam ở mức cao do số lượng DN trong ngành lớn, rào cản gia nhập ngành được đánh giá ở mức độ thấp. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi có những lúc, những địa phương xuất hiện tình trạng "người người làm may, nhà nhà làm may". Các DN may xuất hiện nhiều và tự phát theo kiểu "trăm hoa đua nở". Tuy có tốc độ phát triển cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng giá trị gia tăng trong các mặt hàng dệt may của Việt Nam thấp, tỷ suất lợi nhuận trong gia công chỉ vào khoảng 5- 10% (Đỗ Thị Đông, 2011), và chỉ được xếp vào nước có nền công nghiệp sản xuất dệt may và thời trang vào loại trung bình trên thế giới nhưng năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May còn nhiều khuyết điểm, sự liên kết giữa các mắt xích chưa chặt chẽ khiến giá trị gia tăng còn thấp. Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng kinh tế có giá trị sản xuất công nghiệp đóng góp khoảng 24% GDP trong công nghiệp cả nước. Theo quyết định số 795/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng 1
  16. Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020” [23] và quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 về việc "Phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035" [24] thì vùng ĐBSH được xác định là có vai trò cầu nối giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á và mục tiêu trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả nhận thức rằng nghiên cứu về “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng Đồng bằng sông Hồng” là một đề tài có tính cấp thiết, tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các DN may vùng ĐBSH 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu có một số nhiệm vụ chính sau: - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về NLCT của các DN may; - Phân tích thực trạng NLCT của các DN may vùng ĐBSH; - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các may vùng ĐBSH; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các DN may vùng ĐBSH. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau: - Thực trạng NLCT của các DN may vùng ĐBSH như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến NLCT của các DN may vùng ĐBSH? - Những giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao NLCT của các DN may vùng ĐBSH? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: NLCT và các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của DN may. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: vùng ĐBSH hay còn gọi là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. - Phạm vi thời gian: từ 2016 đến 2020. - Phạm vi về nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận án là NLCT của DN may vùng ĐBSH. Trong đó, luận án tập trung vào đánh giá NLCT của DN may vùng 2
  17. ĐBSH thông qua các tài sản cạnh tranh, tiến trình cạnh tranh, kết quả cạnh tranh và có xem xét đến sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài đến NLCT của DN. 4. Đóng góp mới về khoa học của luận án Cùng với ngành dệt may Việt Nam, các DN may vùng ĐBSH có lịch sử tồn tại và phát triển lâu dài. Các DN đã và đang trở thành động lực phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, nhiều cơ hội kinh doanh được mở ra nhưng đi kèm với đó là các thách thức buộc các DN này phải giải những bài toán cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn. Nhận thức được vấn đề đó, luận án có một số đóng góp mới sau: Thứ nhất, về mặt lý luận: luận án đã góp phần hệ thống hóa được các cơ sở lý luận về NLCT của các DN may. So với các ngành nghề kinh doanh khác, ngành dệt may nói chung và lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may nói riêng tại Việt Nam có những nét đặc thù về sản phẩm, phương thức sản xuất, những yêu cầu về tài chính, công nghệ, nhân lực, năng lực quản lý và sở hữu trí tuệ. Đi kèm với đó là các tác động tới xã hội như thị trường lao động và bảo vệ môi trường. Chính sự khác biệt này đòi hỏi các DN may cần một hệ thống lý luận riêng. Thứ hai, về mặt thực tiễn: Luận án đã đi sâu vào tìm hiểu thực tiễn hoạt động của các DN may ở Việt Nam nói chung và DN may tại vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng; Luận án đã phân tích được thực trạng NLCT của các DN may vùng ĐBSH trên cơ sở khung phân tích đã đề xuất. Trong đó, tác giả đã phân chia các DN may vùng ĐBSH theo 2 tiêu chí là địa phương (Hà Nội và địa phương khác), theo loại hình DN (phân thành 5 nhóm với các đặc trưng riêng). Luận án đã làm rõ thực trạng về NLCT của các DN may vùng ĐBSH theo từng nhóm DN ở từng địa phương mặt khác còn đối sánh trên từng tiêu chí với các vùng kinh tế khác ở Việt Nam; Luận án đã xác định và phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các may vùng ĐBSH. Sử dụng kết hợp cả phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng, luận án đã phân tích và chỉ ra được sự tác động của từng yếu tố môi trường đến NLCT của DN may vùng ĐBSH trong đó có xác định yếu tố nào tác động mạnh nhất, yếu nhất. Thứ ba, về giải pháp: Luận án đã đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các DN may vùng ĐBSH góp phần vào sự phát triển của vùng và quốc gia. Cụ thể: 3
  18. Tăng doanh số và lợi nhuận: DN may có NLCT cao có thể tạo ra sản phẩm may tốt hơn, hấp dẫn hơn với khách hàng, từ đó giúp tăng doanh số và lợi nhuận cho DN. Mở rộng thị trường: DN có NLCT cao có thể dễ dàng mở rộng thị trường và đưa sản phẩm của mình đến nhiều đối tượng khách hàng hơn, từ đó giúp tăng doanh thu và lợi nhuận. Tăng giá trị thương hiệu: NLCT cao giúp DN tạo được thương hiệu mạnh mẽ, đem lại sự tín nhiệm và sự tin tưởng của khách hàng. Điều này giúp DN tăng giá trị thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tăng năng suất lao động: NLCT cao giúp DN tăng cường năng suất lao động, từ đó cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm chi phí sản xuất, đưa ra giá cả cạnh tranh hơn. Tạo ra công ăn việc làm: NLCT cao giúp DN phát triển và mở rộng, từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong địa phương. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về NLCT và yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của DN nói chung và DN may nói riêng. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án đã chỉ ra được NLCT của các DN may và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực DN may vùng ĐBSH, từ đó đề xuất được một số giải pháp nâng cao NLCT của các DN may vùng ĐBSH trong thời gian tới; Trên cơ sở phương pháp phân tích đã được trình bày trong luận án, DN có thể tự xác định NLCT của mình để có chiến lược kinh doanh phù hợp. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp may. Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương 4. Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may vùng Đồng bằng sông Hồng. Chương 5. Định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may vùng Đồng bằng sông Hồng. 4
  19. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ DOANH NGHIỆP MAY NLCT là phạm trù đạt được sự thống nhất cao độ giữa các học giả trên thế giới. Hầu hết các học thuyết, nghiên cứu về NLCT đều chia khái niệm này trên 3 mức cấp độ đó là quốc gia, ngành và sản phẩm/DN. Trong phạm vi luận án này, tác giả tập trung xem xét ở cấp độ thứ 3 là cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm/DN trong đó theo nghĩa rộng là bất cứ khả năng nào giúp cho DN tăng trưởng và phát triển hay ít nhất là giữ nguyên được vị trí của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường; còn xét theo nghĩa hẹp đó là khả năng giúp DN có thể tồn tại, duy trì hay tăng thị phần, lôi kéo khách hàng trên thị trường dùng sản phẩm dịch vụ để gia tăng giá trị tài sản, thị phần, doanh số và lợi nhuận cho DN. Với cấp độ nghiên cứu nêu trên, có nhiều nghiên cứu về NLCT của DN ở các lĩnh vực khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả đề cập đến NLCT của DN may trong đó tập trung vào đánh giá NLCT của DN may và có xem xét đến sự tác động của các yếu tố đến NLCT của DN may. Tác giả tổng hợp các tài liệu liên quan theo vấn đề nghiên cứu dưới đây. 1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Theo Từ điển Tiếng Việt, “năng lực” được hiểu là điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó [17]. Từ điển Tiếng Việt cũng nêu: “cạnh tranh” là sự tranh đua nhau để giành lấy lợi ích về phía mình giữa những người, những tổ chức có cùng lĩnh vực hoạt động như nhau [17]. “NLCT” là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, một ngành hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ (Trích Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam). Với quan điểm NLCT là năng lực nội sinh của DN. Theo Aldington Report (1985) [66], DN có NLCT tốt khi nó có thể sản xuất sản phẩm, dịch vụ có chất lượng với giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Hamel và Prahalad (1990) [47] khi nghiên cứu về NLCT của DN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thuộc về năng lực nội sinh. Đó là: (1) Chiến lược kinh doanh; (2) Các cấu trúc, năng lực, khả năng sáng tạo; (3) Các nguồn lực vô hình và hữu hình. Các tác giả đã chỉ ra rằng NLCT của DN chính là khả năng phát triển và tận dụng tốt các nguồn lực của mình hơn đối thủ cạnh tranh. Từ đó có thể cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị hơn, làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của họ so với đối thủ của DN. Để làm được điều đó, DN phải hoạt động hiệu 5
  20. quả, thể hiện ở chi phí thấp, giá thành sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm cao và mẫu mã sản phẩm đa dạng. Cũng theo quan điểm này, Markusen (1992) [37] đã khẳng định: “một nhà sản xuất có tính cạnh tranh nếu như nó có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp hơn chi phí đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế”. Còn D’Cruz và Rugman (1992) [67] thì cho rằng: NLCT của một DN là khả năng thiết kế, sản xuất cung cấp sản phẩm ra thị trường với giá cả và chất lượng vượt trội. Khader, S.A, Competitiveness: Self Assessment Approach [40]. Nghiên cứu này là đã chỉ ra những góc độ để phân tích NLCT của một DN. Trên cơ sở từng góc độ, tác giả đã đưa ra và phân tích từng tiêu chí cụ thể. Có thể đánh giá đây là một nghiên cứu có giá trị để đánh giá NLCT của DN. Trong nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định: NLCT là khả năng để tăng thị phần, lợi nhuận, tăng trưởng giá trị gia tăng và để duy trì sự cạnh tranh trong một khoảng thời gian dài. Trong đó các tiêu chí đo lường NLCT DN được tác giả gọi tên là Tài sản cạnh tranh bao gồm: cơ sở hạ tầng, tài chính, công nghệ và con người. Tiến trình cạnh tranh của DN được kiểm chứng thông qua: chất lượng, tốc độ, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và dịch vụ. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chưa đề cập đến một số vấn đề sau: Thứ nhất: 1 trong 4 yếu tố thể hiện NLCT của DN được tác giả đề cập trong nghiên cứu đó là “thời gian phản ứng”. Đây là yếu tố rất khó đo đếm và lượng hóa đối với các DN ở Việt Nam, đặc biệt là DN may; Thứ hai: Khi phân tích các yếu tố cấu thành tài sản cạnh tranh của DN, tác giả chỉ đề cập tới 4 yếu tố là: cơ sở hạ tầng, tài chính, công nghệ và con người. Sẽ thực sự thiếu sót nếu đưa mô hình trên để nghiên cứu về NLCT của DN may mà không đề cập tới yếu tố quan trọng cấu thành tài sản cạnh tranh của DN may đó là: tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ bao gồm: kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu của sản phẩm, thương hiệu của DN, chỉ dẫn địa lý, các sáng chế và giải pháp hữu ích,... Thứ ba: Các chỉ tiêu được tác giả đề cập tới để kiểm chứng tiến trình cạnh tranh ngoài chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, 3 chỉ tiêu còn lại mang tính định tính rất cao, khó để áp dụng trong đánh giá tiến trình cạnh tranh của DN Việt Nam trong đó có DN may. Thêm nữa, tác giả chưa đề cập tới 4 chính sách marketing cơ bản (4P) khi nghiên cứu tiến trình cạnh tranh gồm: chính sách sản phẩm (Product), chính sách giá (Price), chính sách phân phối (Place) và chính sách xúc tiến hỗn hợp (Promotion). 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2