Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định" trình bày các nội dung chính sau: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định; Đo lường, kiểm định mức độ ảnh hưởng (trực tiếp, gián tiếp) của các nhân tố (biến độc lập), thông qua việc kiểm định vai trò của phát triển du lịch bền vững (biến trung gian) đến NLCT của các DN KDDL (biến phụ thuộc) trên địa bàn tỉnh Bình Định; Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NGUYỄN TRẦN THI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NGUYỄN TRẦN THI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số chuyên ngành: 9340101 TÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. ĐỖ NGỌC MỸ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Tất cả những phần thông tin tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Nghiên cứu sinh Nguyễn Trần Thi
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi nhận được rất nhiều sự hướng dẫn tận tình, động viên và giúp đỡ từ rất nhiều người. Trước tiên tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Đỗ Ngọc Mỹ là thầy hướng dẫn khoa học của tôi. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã luôn nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Những góp ý, nhận xét và những gợi ý về định hướng nghiên cứu cuẩ Thầy là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi, không chỉ trong việc thực hiện luận án này mà còn trong công việc và cuộc sống hiện nay. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, nơi tôi học tập và nghiên cứu, đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo của Nhà trường và góp ý, định hướng cho luận án này. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo và các nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Gia đình của tôi, những người luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành chương trình đào tạo và luận án này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Trần Thi
- i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................................. viii DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................ ix TÓM TẮT LUẬN ÁN .................................................................................................... xi ABSTRACT OF THE THESIS .....................................................................................xii CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG ................................................................................................. 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 1.1.1. Về mặt thực tiễn .................................................................................................... 1 1.1.2. Về mặt lý luận ....................................................................................................... 3 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................. 5 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................. 5 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:............................................................................................... 5 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 6 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 6 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 6 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ......................................................... 8 1.5.1. Về mặt học thuật .................................................................................................... 8 1.5.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................................... 8 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 8 1.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 9 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 11 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................. 11 GIỚI THIỆU CHƯƠNG ............................................................................................... 11 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................. 11 2.1.1. Cạnh tranh .....................................................................................................................11 2.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................................................11 2.1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch .......................................13 2.1.4. Một số quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................................14
- ii 2.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ................. 18 2.2.1. Một số nghiên cứu ngoài nước ............................................................................ 18 2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước............................................................................. 30 2.2.3. Một số nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định ..................................................... 36 2.2.4. Nhận định về khoảng trống nghiên cứu .............................................................. 39 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .. 40 2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ............................................................................................................................................40 2.3.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .............................................. 51 2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..................................................................................................53 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 55 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 55 GIỚI THIỆU CHƯƠNG ............................................................................................... 55 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 55 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 57 3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.................................................................................. 58 3.3.1. Nghiên cứu định tính điều chỉnh mô hình nghiên cứu ....................................... 58 3.3.2. Nghiên cứu định tính hoàn thiện thang đo ......................................................... 60 3.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ................................................................ 67 3.4.1. Chương trình nghiên cứu định lượng sơ bộ......................................................... 67 3.4.2. Thiết kế bảng hỏi sơ bộ ...................................................................................... 68 3.4.3. Phương pháp đánh giá thang đo sơ bộ................................................................. 68 3.4.4. Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ bằng phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach's Alpha ............................................................................................................................. 69 3.4.5. Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .......... 75 3.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC..........................................................80 3.5.1. Chương trình nghiên cứu chính thức ................................................................... 80 3.5.2. Phương pháp đánh giá thang đo chính thức ........................................................ 82 3.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ... 83 3.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................................87 CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 88 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 88
- iii GIỚI THIỆU CHƯƠNG ............................................................................................... 88 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH .......................................... 88 4.1.1. Tài nguyên du lịch ........................................................................................................88 4.1.2. Sản phẩm, thị trường du lịch ........................................................................................90 4.1.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch .........90 4.2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ..................................................... 91 4.3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO CHÍNH THỨC ................................................ 94 4.3.1. Phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha .............................................................94 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ..............................................................................100 4.4. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA)104 4.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................ 108 4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức ...................................................................108 4.5.2. Kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap .....................................110 4.5.3. Phân tích tác động trung gian của các nhân tố trong mô hình .................................111 4.5.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................112 4.5.5. Kiểm định sự khác biệt các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định...........................................116 4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC................................. 122 4.6.1. Cạnh tranh về giá ........................................................................................................122 4.6.2. Năng lực marketing ....................................................................................................124 4.6.3. Năng lực tài chính .......................................................................................................125 4.6.4. Năng lực tổ chức, quản lý...........................................................................................126 4.6.5. Thương hiệu ................................................................................................................127 4.6.6. Phát triển du lịch bền vững.........................................................................................128 4.6.7. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch .......................................................................129 4.6.8. Nguồn nhân lực ...........................................................................................................131 4.6.9. Môi trường điểm đến ..................................................................................................133 4.6.10. Trách nhiệm xã hội ...................................................................................................134 4.6.11. Cơ chế chính sách của địa phương ..........................................................................136 4.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................138 CHƯƠNG 5 ................................................................................................................. 140
- iv KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................................................ 140 GIỚI THIỆU CHƯƠNG ............................................................................................. 140 5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................................140 5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ..142 5.2.1. Hàm ý 1: Phát triển du lịch bền vững ........................................................................142 5.2.2. Hàm ý 2: Phát triển thương hiệu các doanh nghiệp kinh doanh du lịch .................153 5.2.3. Hàm ý 3: Nâng cao năng lực marketing các doanh nghiệp kinh doanh du lịch .....154 5.2.4. Hàm ý 4: Phát triển và đa dạng hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch ............155 5.2.5. Hàm ý 5: Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ..158 5.2.6. Hàm ý 6: Nâng cao năng lực tài chính các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ........160 5.2.7. Hàm ý 7: Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của các sản phẩm du lịch .............161 5.2.8. Hàm ý 8: Hoàn thiện cơ chế chính sách của địa phương .........................................164 5.3. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................168 5.3.1 Đối với Chính phủ .......................................................................................................168 5.3.2 Đối với tỉnh Bình Định ................................................................................................168 5.4. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............................................169 5.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................................... 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 2 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 20
- v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu ngoài nước về NLCT...........................................27 Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về NLCT ...........................................34 Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định ....................................39 Bảng 3.1: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cạnh tranh về giá ............................69 Bảng 3.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực Marketing ........................70 Bảng 3.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tài chính ..........................70 Bảng 3.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tổ chức, quản lý...............71 Bảng 3.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Thương hiệu ...................................71 Bảng 3.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Phát triển du lịch bền vững.............71 Bảng 3.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch ...........72 Bảng 3.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn nhân lực ..............................72 Bảng 3.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Môi trường điểm đến ......................73 Bảng 3.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Trách nhiệm xã hội .......................73 Bảng 3.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cơ chế chính sách của địa phương .....74 Bảng 3.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định ................................................74 Bảng 3.13: Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha đối với nghiên cứu định lượng sơ bộ .........................................................................................75 Bảng 3.14: Kết quả ma trận xoay nhân tố 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT (ngoại trừ nhân tố Phát triển du lịch bền vững) ........................................................................76 Bảng 3.15: Kết quả ma trận xoay nhân tố 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến biến trung gian phụ thuộc phát triển du lịch bền vững (lần 1)........................................................77 Bảng 3.16: Kết quả ma trận xoay nhân tố 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến biến trung gian phụ thuộc phát triển du lịch bền vững (lần 2)........................................................78 Bảng 3.17: Kết quả ma trận thành phần của biến trung gian phụ thuộc phát triển du lịch bền vững .................................................................................................................79 Bảng 3.18: Kết quả ma trận thành phần của phụ thuộc NLCT của DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định ........................................................................................................80 Bảng 3.19: Phân bổ mẫu khảo sát .................................................................................81 Bảng 3.20: Tổng hợp thang đo chính thức ....................................................................84 Bảng 4.1: Quy mô doanh nghiệp theo tổng số lao động ...............................................92
- vi Bảng 4.2: Quy mô doanh nghiệp theo tổng số nguồn vốn ............................................92 Bảng 4.3: Loại hình doanh nghiệp ................................................................................93 Bảng 4.4: Loại hình kinh doanh ....................................................................................93 Bảng 4.5: Thời gian làm việc ........................................................................................94 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cạnh tranh về giá ............................94 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo năng lực marketing .........................95 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tài chính ..........................95 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tổ chức, quản lý...............96 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Thương hiệu .................................96 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Phát triển du lịch bền vững...........96 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch .................................................................................................................................97 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn nhân lực ............................97 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Môi trường điểm đến ....................98 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Trách nhiệm xã hội .......................98 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cơ chế chính sách .........................99 của địa phương ..............................................................................................................99 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định ................................................99 Bảng 4.18: Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha .................100 Bảng 4.19: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1 ..........................................................101 Bảng 4.20: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 2 ..........................................................103 Bảng 4.21: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt thang đo ............................................106 Bảng 4.22: Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích..................................108 Bảng 4.23: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình ......109 Bảng 4.24: Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrap .............................................111 Bảng 4.25: Kết quả phân tích tác động trung gian của các nhân tố trong mô hình.....111 Bảng 4.26: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...........................................112 Bảng 4.27: Kiểm định sự khác biệt theo qui mô lao động ..........................................117 Bảng 4.28: Kiểm định sự khác biệt theo qui mô vốn ..................................................117 Bảng 4.29: Kiểm định sự khác biệt theo qui mô vốn ..................................................118 Bảng 4.30: Kiểm định sự khác biệt theo loại hình kinh doanh ...................................119
- vii Bảng 4.31: Kiểm định sự khác biệt theo theo thời gian làm việc ngành kinh doanh du lịch của người điều hành DN .......................................................................................120 Bảng 4.32: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2019 của các doanh nghiệp dich vụ lưu trú và ăn uống ...................................................................................................126 Bảng 5.1: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến năng lực cạnh tranh ...................142 Bảng 5.2: Thống kê mô tả nhân tố Phát triển du lịch bền vững ..................................143 Bảng 5.3: Thống kê mô tả nhân tố Môi trường điểm đến ...........................................144 Bảng 5.4: Thống kê mô tả nhân tố Nguồn nhân lực....................................................146 Bảng 5.5: Thống kê mô tả nhân tố Trách nhiệm xã hội ..............................................152 Bảng 5.6: Thống kê mô tả Nhân tố thương hiệu .........................................................153 Bảng 5.7: Thống kê mô tả nhân tố Năng lực marketing .............................................154 Bảng 5.8: Thống kê mô tả nhân tố Chất lượng sản phẩm, dịch vụ .............................156 Bảng 5.9: Thống kê mô tả nhân tố Năng lực tổ chức, quản lý ....................................159 Bảng 5.10: Thống kê mô tả nhân tố Năng lực tài chính ..............................................160 Bảng 5.11: Thống kê mô tả nhân tố Cạnh tranh về giá ...............................................161 Bảng 5.12: Thống kê mô tả nhân tố Cơ chế chính sách của địa phương ....................165
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1: NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ ..........................20 Hình 2.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của khách sạn ............................24 nhỏ tại Jamaica ..............................................................................................................24 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................52 Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu .....................................................................57 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu sơ bộ .............................................................................59 Hình 4.1: Kết quả CFA mô hình tới hạn .....................................................................105 Hình 4.2: Kết quả SEM mô hình nghiên cứu (chuẩn hóa) ..........................................109 Hình 4.3: Cảm nhận hài lòng của du khách về giá cả dịch vụ du lịch ........................123 Hình 4.4: Tỷ lệ hài lòng của khách du lịch đối với giá cả dịch vụ du lịch tại các địa điểm du lịch phân theo hình thức du lịch ....................................................................123 Hình 5.1: Liên kết ngang và dọc của cụm liên kết ngành du lịch ...............................162 Hình 5.2: Mô hình cụm liên kết ngành du lịch Bình Định - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam .............................................................................................................................163 Hình 5.3: Mô hình Cluster du lịch Bình Định - Phú Yên - Gia Lai - Kon Tum - Đắk Lắk ...............................................................................................................................164
- ix DANH MỤC VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Việt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Điều chỉnh giá trị độ phù hợp 1 AGFI Adjusted Goodness of Fix tuyệt đối 2 AMOS Phân tích cấu trúc mômen Analysis of Moment Structure 3 ANOVA Phân tích phương sai Analysis of Variance Viện Nghiên cứu phát triển Binh Dinh Institute for 4 BISEDS kinh tế - xã hội tỉnh Bình Socio - Economic Định Development Studies 5 CFA Phân tích nhân tố khẳng định Confirmator factor analysis 6 CFI Chỉ số phù hợp của mô hình Comparative fix index 7 CLUSTER Cụm liên kết ngành Industrial Cluster 8 DN Doanh nghiệp Enterprise Doanh nghiệp kinh doanh du 9 DN KDDL Tourism enterprises lịch 10 DNTN Doanh nghiệp tư nhân Private enterprise 11 EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis 12 EI Tác động môi trường Environmental Impact 13 EQ Chất lượng môi trường Environmental Quality 14 GFI Độ phù hợp tuyệt đối Goodness of fix index Gross regional domestic 15 GRDP Tổng sản phẩm trong tỉnh product 16 IoT Internet vạn vật Internet of Things 17 KD Kinh doanh Business 18 LISREL Quan hệ cấu trúc tuyến tính Linear Structural Relations 19 MI Chỉ số hiệu chỉnh Modification indices Họp mặt – Khen thưởng – Meeting – Incentive – 20 MICE Hội nghị – Triển lãm Convention - Exhibition 21 ML Khả năng tối đa Maximum Likelihood
- x 22 NLCT Năng lực cạnh tranh Competitiveness 23 QĐ Quyết định Decision Root mean square errors of 24 RMSEA Chỉ số sai số xấp xỉ approximation Cục Kinh tế Liên bang Switzerland’s economic 25 SECO Thụy Sỹ development cooperation 26 SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính Structural equation modeling 27 SERVQUAL Chất lượng dịch vụ Service Quality Chỉ số phù hợp không định 28 TLI Tucker–Lewis index mức 29 TNHH Trách nhiệm hữu hạn Limited liability 30 UBND Ủy ban nhân dân People's Committee World Tourism Organization 31 UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới a UN Specialized Agency 32 VTV Đài truyền hình Việt Nam Vietnam Television Hội đồng du lịch và lữ hành World Travel and Tourism 33 WTTC Thế giới Council
- xi TÓM TẮT LUẬN ÁN Tên luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp du lịch, du lịch Bình Định Luận án nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: (1) Nghiên cứu định tính; (2) Nghiên cứu định lượng. Trong khuôn khổ của nghiên cứu, tác giả đã tiến hành 03 cuộc thảo luận nhóm với tổng cộng 49 chuyên gia, các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch trong và ngoài tỉnh Bình Định; tiến hành 02 chương trình khảo sát với lần 1 là 200 DN KDDL, lần 2 là 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. Với cách tiếp cận đa chiều (thực hiện đo lường trực tiếp và gián tiếp), trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của nó đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong đó nhân tố phát triển du lịch bền vững là một nhân tố phát hiện mới, mang tính thực tiễn đang được quan tâm trong lĩnh vực KDDL trong thời gian qua. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố đối với đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định thông qua nhân tố trung gian Phát triển du lịch bền vững, giúp bổ sung vào hệ thống thang đo lý thuyết. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý nghiên cứu nhằm nâng cao đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- xii ABSTRACT OF THE THESIS Thesis title: Research on factors affecting the competitiveness of tourism businesses in Binh Dinh province Keywords: Competitiveness, tourism businesses, Binh Dinh tourism With a multi-dimensional approach (direct and indirect measurement) in measuring the influencing factors and the level of their impact on the competitiveness of tourism businesses in Binh Dinh province, the study has identified factors affecting the competitive capacity of tourism businesses in Binh Dinh province, in which the sustainable tourism development factor is a newly discovered factor with practical value and of great interest in tourism industry in recent times. In addition, the study analyzed the direct and indirect relationships of factors to the competitive capacity of tourism businesses in Binh Dinh province through the intermediary factor Sustainable Tourism Development, which helps add to the theoretical scale system. On that basis, the study has proposed a number of research implications to improve the competitiveness of tourism businesses in Binh Dinh province. The dissertation aims to determine and measure the level of influence of factors on the competitive capacity of tourism businesses in Binh Dinh province, thereby providing policy implications to improve the competitive capacity of tourism businesses in Binh Dinh province. Mixed research methods used include: (1) Qualitative research; (2) Quantitative research. In the framework of the research, the author conducted three group discussions with a total of 49 experts and researchers with experience in tourism inside and outside Binh Dinh province, and conducted two survey programs, which includes 200 businesses for the first time and 315 tourism businesses in Binh Dinh province for the second time.
- 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU CHƯƠNG Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm 05 nội dung sau đây: tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn; và kết cấu của đề tài. 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Về mặt thực tiễn Trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình hội nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới một cách sâu và toàn diện, vai trò của các DN và NLCT của các DN là hết sức quan trọng. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, du lịch tỉnh Bình Định phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Khách du lịch đến tỉnh và doanh thu du lịch hàng năm tăng khá. Năm 2016 đạt 3,2 triệu lượt khách, doanh thu 1.497 tỷ đồng; năm 2019 đạt 4,8 triệu lượt khách, tăng 18% so với năm 2018, doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2020 lượng khách du lịch suy giảm đáng kể do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chỉ đạt 2,22 triệu lượt khách, tổng doanh thu ước đạt 2.370 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn 2021 - 2025, du lịch được xác định là một trong năm trụ cột tăng trưởng, tiến hành đồng bộ từ quy hoạch địa điểm, quy hoạch sản phẩm đến đầu tư, quản lý hoạt động du lịch hướng đến phát triển bền vững. Xây dựng Bình Định thành điểm du lịch “3 tốt” và “3 không”. Tích cực quảng bá du lịch trong nước và ngoài nước, lấy điểm nhấn là: “Quy Nhơn - thành phố du lịch sạch ASEAN”, “Quy Nhơn - điểm đến du lịch”; có chính sách ưu đãi để thu hút những DN lữ hành quốc tế. Ngày 14/5/2021, Tỉnh ủy Bình Định đã ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng
- 2 toàn quốc lần thứ XIII về phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 - 2025. Theo đánh giá kết quả phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế sau: Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức cho phát triển du lịch; một số dự án đã cấp phép nhưng triển khai chậm; các loại hình vui chơi, giải trí phục vụ du khách còn hạn chế; sản phẩm du lịch chưa đa dạng. Nhiều địa bàn du lịch tiềm năng, tài nguyên du lịch có giá trị, nhất là tài nguyên du lịch văn hóa chưa được phát huy. Các DN lữ hành tại tỉnh đa số có quy mô nhỏ, chưa thiết lập hệ thống văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nguyên... nhằm quảng bá du lịch Bình Định và tạo thành các đầu mối kết nối khách; công tác giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch có lúc, có nơi còn triển khai theo cách rập khuôn, chưa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch trên địa bàn nhìn chung còn thiếu và yếu; vai trò của Hiệp hội Du lịch chưa được phát huy đúng mức và toàn diện... Nghị quyết cũng đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó vấn đề phát triển du lịch bền vững là vấn đề hết sức được quan tâm. Du lịch là một ngành được rất nhiều địa phương Vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, Bình Định chỉ mới tập trung phát triển du lịch trong những năm gần đây sau các địa phương khác trong vùng như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa... Chính vì vậy việc cạnh tranh phát triển du lịch và các DN KDDL giữa các địa phương trong vùng là hết sức khốc liệt. Bên cạnh đó, Cảng hàng không Phù Cát hiện nay vẫn là sân bay quốc nội, chính vì vậy khó cạnh tranh lượng du khách quốc tế đến từ Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng), Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế) và Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa). Theo Cục thống kê tỉnh Bình Định (2022), năm 2022, doanh thu dịch vụ Lưu trú tỉnh Bình Định ước đạt 1.594,4 tỷ đồng, tăng 402,3% (cùng kỳ giảm 32,1%); Doanh thu ăn uống ước 10.865,3 tỷ đồng, tăng 41,8% (cùng kỳ giảm 7%); Dịch vụ Lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 203,9 tỷ đồng, tăng 829% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 52,1%); Doanh thu dịch vụ ước năm 2022 ước đạt 4.632,5 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 9,6%). Đối với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay, vấn đề phát triển du lịch bền
- 3 vững được các DN và Nhà nước hết sức quan tâm. Theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội”. Đó cũng là cơ sở để đảm bảo du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành Du lịch phát triển. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam đã được đưa ra trong Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”. Vậy các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định cần phải làm gì để nâng cao NLCT của mình trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững hiện nay. Bên cạnh đó, du lịch tỉnh Bình Định chỉ mới phát triển năng động trong những năm gần đây so với các địa phương trong vùng như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế. 1.1.2. Về mặt lý luận Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh về điểm đến du lịch, vai trò của DN du lịch ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu dựa vào du lịch (Gooroochurn và Sugiyarto, 2005). Theo Bordas (1994), DN du lịch phải cạnh tranh quyết liệt với nhau về thị trường, sản phẩm và công nghệ trong du lịch. Để có NLCT, DN cần phải dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, sản phẩm - dịch vụ, con người và khả năng tổ chức. Đối với các nghiên cứu về NLCT các DN và NLCT về du lịch của các tác giả trên thế giới (được tác giả trình bày chi tiết trong chương 2), các nghiên cứu của Ritchie và Crouch (1993); Tanja Mihalic (2000); Dwyer, Livaic và Mellor (2003); Craigwell (2007); Mechinda và cộng sự (2010); Serrato, Valenzuela và Rayas (2013); Mazurek (2014); Christopher Nyanga, Jaloni Pansiri và Delly Chatibura (2019), đa phần các nghiên cứu này điều nghiên cứu về NLCT điểm đến du lịch. Đối với các nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL, nghiên cứu của các tác giả Henry Tsai, Haiyan Song và Kevin K. F. Wong (2008); Lee và King (2009); Ivanovic, Mikinac và Perman (2011); Williams và Hare (2012); Review, Assistant, và Dubrovnik (2013); Theodore Metaxas, Athina Economou (2016); Daniel Adrian Gârdan và cộng sự
- 4 (2020). Đa phần các nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả hoặc phân tích nhân tố khám phá để phân tích về NLCT điểm đến du lịch, hoặc là xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá NLCT. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL còn nhiều khoảng trống nghiên cứu. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề phát triển du lịch bền vững được quan tâm, đây cũng là một nhân tố mới cần được xem xét và đánh giá các mối quan hệ tương quan trong việc nâng cao NLCT của DN KDDL. Đối với các nghiên cứu về NLCT ngành du lịch, điểm đến du lịch, một số công trình nghiên cứu của các tác giả Đào Duy Huân (2015); Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Quyết Thắng (2018); Lê Thị Ngọc Anh (2019). Đối với các nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL, các nghiên cứu của Nguyễn Cao Trí (2011); Phạm Hải Yến (2013); Trần Bảo An và cộng sự (2014); Nguyễn Thành Long (2016); Phan Thị Thanh Trúc (2016); Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thành Long và Nguyễn Thanh Lâm (2019). Các nghiên cứu mang giá trị khoa học cao, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, phân tích EFA, CFA và SEM là phù hợp với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN trong ngành du lịch. Đối với các nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định, các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tiến (2015); Đỗ Ngọc Mỹ và cộng sự (2017), đa số các nghiên cứu tập trung vào đánh giá sự hài lòng khách du lịch, nghiên cứu điểm đến và đặc trưng du lịch..., chưa có một nghiên cứu nào về NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, nhiều nghiên cứu đã xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với NLCT của các DN KDDL, hoặc giải pháp phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên chưa tìm thấy nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và NLCT của DN KDDL. Thứ hai, nhiều nghiên cứu chỉ xem xét mối quan hệ riêng lẻ giữa các nhân tố (biến độc lập) ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL (biến phục thuộc). Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững hiện nay, chưa tìm thấy nghiên cứu về tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của các nhân tố (biến độc lập), thông qua việc kiểm định vai trò của phát triển du lịch bền vững (biến trung gian) đến NLCT của các DN KDDL (biến phụ thuộc). Thứ ba, chưa tìm thấy nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 165 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
247 p | 59 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 163 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p | 50 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 29 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 54 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
175 p | 52 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 17 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
27 p | 23 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn