Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh của nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tiểu vùng Tây Bắc
lượt xem 11
download
Nội dung của luận án xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết, giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố cá nhân và môi trường tới động lực kinh doanh của nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tiểu vùng Tây Bắc. So sánh mức độ tác động giữa nhóm nhân tố cá nhân và môi trường tới động lực kinh doanh của nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa. đề xuất một số khuyến nghị thúc đẩy động lực kinh doanh của phụ nữ, nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiểu vùng Tây Bắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh của nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tiểu vùng Tây Bắc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- VŨ QUANG HƯNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC KINH DOANH CỦA NỮ CHỦ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TIỂU VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – NĂM 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- VŨ QUANG HƯNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC KINH DOANH CỦA NỮ CHỦ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TIỂU VÙNG TÂY BẮC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (KHOA QTKD) MÃ SỐ: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ MINH TRAI HÀ NỘI – NĂM 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Vũ Quang Hưng
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ..........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................6 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................6 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7 1.6. Đóng góp của luận án .........................................................................................8 1.7. Bố cục luận án ...................................................................................................10 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ........................11 2.1. Tổng quan về động lực và động lực kinh doanh ............................................11 2.1.1. Động lực .......................................................................................................11 2.1.2. Tổng quan về động lực kinh doanh ..............................................................14 2.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh ....18 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài......................................................20 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước ......................................................23 2.3. Xác định khoảng trống và định hướng nghiên cứu .......................................31 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................34 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................35 3.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới động lực kinh doanh ....35 3.1.1. Lý thuyết về tính cách cá nhân .....................................................................35 3.1.2. Lý thuyết thể chế ..........................................................................................36 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................................................37 3.2.1. Mô hình nghiên cứu của luận án ..................................................................37 3.2.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu ...................................................................46 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................62 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................63 4.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................63 4.1.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính......................................................................63
- iii 4.1.2. Nội dung của nghiên cứu định tính ..............................................................64 4.2. Nghiên cứu định lượng .....................................................................................66 4.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng ..................................................................66 4.2.2. Nội dung nghiên cứu định lượng ..................................................................67 4.3. Khái quát quy trình nghiên cứu ......................................................................84 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..............................................................................................86 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................87 5.1. Chỉ báo mới được khám phá sau nghiên cứu định tính ................................87 5.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................................90 5.2.1. Một số chỉ báo bị loại sau nghiên cứu định lượng sơ bộ..............................90 5.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................90 5.3. Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu ..........................................................115 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................116 CHƯƠNG 6: THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................117 6.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................117 6.2. Một số khuyến nghị.........................................................................................131 6.2.1. Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô .............................................................131 6.2.2. Đối với bản thân phụ nữ, nữ chủ DNNVV.................................................138 6.2.3. Cải thiện môi trường kinh doanh, phát huy truyền thống văn hóa xã hội theo hướng hiện đại ......................................................................................................139 6.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................142 KẾT LUẬN ................................................................................................................144 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ....................................................................................................146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................147 PHỤ LỤC
- iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á CLB Câu lạc bộ CP Cổ phần ĐLKD Động lực kinh doanh DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN Doanh nghiệp tư nhân DV Dịch vụ GEM Gender Entrepreneurship Markets Giám sát doanh nhân toàn cầu HAWASME Ha Noi Women Association of Small and Medium Enterprises Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội IFC International Finance Corporation Công ty Tài chính Quốc tế ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế MPDF Mekong Private Sector Development Facility Chương trình Phát triển Kinh tế Tư nhân Mekong NXB Nhà xuất bản TB Tây Bắc TM Thương mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn tp Thành phố tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh UN United Nation Liên hợp quốc UNIDO United Nations Industrial Development Organization Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VWEC Vietnam Women Entrepreneurs Council Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tóm tắt các yếu tố cá nhân và môi trường ảnh hưởng đến ĐLKD đã được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây .......................................................................26 Bảng 3.1: Tóm tắt tác động của từng nhân tố cá nhân và môi trường đến ĐLKD trong các nghiên cứu trước đây được đề xuất trong mô hình nghiên cứu ..............................38 Bảng 4.1. Thông tin về đối tượng tham gia phỏng vấn .................................................66 Bảng 4.2. Cấp độ thang đo sử dụng cho nghiên cứu định lượng ..................................68 Bảng 4.3. Thang đo Động lực kinh doanh.....................................................................70 Bảng 4.4. Thang đo Nhu cầu thành đạt .........................................................................71 Bảng 4.5. Thang đo Năng lực bản thân doanh nhân .....................................................72 Bảng 4.6. Thang đo Lạc quan ........................................................................................72 Bảng 4.7. Thang đo Chấp nhận rủi ro ...........................................................................73 Bảng 4.8. Thang đo Mạng lưới xã hội ...........................................................................73 Bảng 4.9. Thang đo Tiếp cận vốn..................................................................................74 Bảng 4.10. Thang đo Hình mẫu nữ doanh nhân ............................................................74 Bảng 4.11. Thang đo Địa vị xã hội của nữ doanh nhân ................................................75 Bảng 4.12. Thang đo Ý kiến người xung quanh ...........................................................75 Bảng 4.13. Thang đo Rào cản được nhận thức .............................................................76 Bảng 4.14. Cỡ mẫu tối thiểu của luận án.......................................................................79 Bảng 4.15. Tiến độ thực hiện nghiên cứu .....................................................................85 Bảng 5.1. Tổng hợp các ký hiệu chỉ báo, câu hỏi đưa vào mô hình sau kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................................................88 Bảng 5.2. Tổng hợp chỉ báo bị loại sau kết quả định lượng sơ bộ ................................90 Bảng 5.3. Đặc điểm nhân khẩu của người được khảo sát .............................................91 Bảng 5.4. Kết quả điều tra về ĐLKD của nữ chủ DNNVV ..........................................95 Bảng 5.5. Thang đo Mạng lưới xã hội với 4 biến quan sát ...........................................99 Bảng 5.6. Cronbach’s Alpha của các thang đo trong nghiên cứu ...............................100 Bảng 5.7. Kiểm định KMO and Bartlett's Test các nhân tố ........................................102 Bảng 5.8. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố ..........103 Bảng 5.9. Ma trận xoay nhân tố cho tất cả các biến độc lập .......................................104 Bảng 5.10. Cronbach alpha cho biến “Chuẩn mực xã hội” .........................................105
- vi Bảng 5.11. Cronbach alpha cho biến Lạc quan ...........................................................106 Bảng 5.12. Cronbach’ Alpha cho biến phụ thuộc .......................................................107 Bảng 5.13. Kiểm định KMO and Bartlett's Test với biến phụ thuộc ..........................107 Bảng 5.14. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát với biến phụ thuộc ..107 Bảng 5.15. Thống kê mô tả biến trong dữ liệu điều tra ...............................................109 Bảng 5.16. Kết quả ma trận hệ số tương quan Pearson ...............................................110 Bảng 5.17. Kết quả hồi quy .........................................................................................112 Bảng 5.18: Kết quả phân tích mức độ tác động đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV .....113 Bảng 5.19. Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu ......................................................115
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................45 Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu của luận án..................................................................85 Hình 5.1. Thống kê tuổi của mẫu điều tra .....................................................................92 Hình 5.2. Thống kê cơ cấu dân tộc của mẫu điều tra ....................................................92 Hình 5.3. Thống kê số con của mẫu điều tra .................................................................93 Hình 5.4. Thống kê trình độ học vấn của mẫu điều tra .................................................94 Hình 5.5. ĐLKD của nữ chủ DNNVV (các yếu tố kéo) trong mẫu điều tra .................97 Hình 5.6. ĐLKD của nữ chủ DNNVV (các yếu tố đẩy) trong mẫu điều tra .................98 Hình 5.7. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ...................................................................108
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ĐLKD qua việc tạo lập và duy trì DN là động lực cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ phát triển về cả số lượng và chất lượng các DN. Carree and Thurik (2003) chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc tạo lập DN mới với tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương. Những nơi có tỷ lệ thành lập và duy trì DN cao thường có tốc độ phát triển kinh tế cao. Các DN được thành lập, duy trì và phát triển ngoài việc đóng góp vào GDP của nền kinh tế còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, và làm giàu cho bản thân chủ DN. Chính vì lẽ đó, chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển đều dành nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy việc bắt đầu và điều hành DN trong giới trẻ, đặc biệt là giới nữ khuyến khích họ không đi làm thuê mà tự tạo việc làm, gia tăng cả về số lượng và chất lượng DN cho phát triển kinh tế (Estrin và cộng sự, 2009). Trong một vài thập kỷ gần đây, phụ nữ trở thành doanh nhân và theo đuổi con đường tự chủ kinh tế đã nổi lên như một xu hướng toàn cầu. Các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới luôn tìm cách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước và vấn đề này liên quan đến phụ nữ - một nửa dân số thế giới - là giải pháp giúp giải phóng tất cả tiềm năng cho từng quốc gia. Phụ nữ ngày càng trở nên quan trọng đặc biệt trong sự phát triển kinh tế xã hội ở các đang phát triển, họ chiếm tỷ lệ đáng kể trong khu vực DNNVV. Theo ước lượng của IFC (2011) có từ 31 đến 38% tổng số DNNVV trong khu vực chính thức ở các nền kinh tế mới nổi do phụ nữ làm chủ. Họ đóng góp công sức vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua việc tham gia vào hoạt động thành lập, duy trì và phát triển DN của họ trong khu vực DNNVV. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy DN do phụ nữ làm chủ có xu hướng tăng nhanh hơn về số lượng so với các DN do nam giới làm chủ và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các DNNVV (IFC, 2017). Theo GEM (2012) có 6,3% phụ nữ trên thế giới trong độ tuổi lao động có tham gia các hoạt động quản lý DN, trong khi đó có 19% các DNNVV được quản lý bởi phụ nữ. Với tầm quan trọng của DNNVV do phụ nữ làm chủ, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các DN này là xu hướng chung của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Doanh nhân nữ ở các nước phát triển có lợi thế hơn so với các nước đang phát triển, họ được tiếp cận với sự hỗ trợ lớn hơn từ các cố vấn là hình mẫu phụ nữ và dễ dàng tiếp cận đào tạo chính thức hơn trong quá trình quản trị: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra. Hơn nữa, việc tiếp cận vốn không khó, chấp nhận phụ nữ là chủ DN và phụ nữ tại nơi làm việc đã cải thiện đáng kể số lượng phụ nữ tại các quốc gia
- 2 phát triển (Bussey and Bandura, 1999). Tuy nhiên, phụ nữ ở các nước phát triển cũng phải đối mặt với những trở ngại nhất định, đây là những xã hội dựa trên các quy tắc cũ và để thay đổi nó cần một khoảng thời gian đủ dài. Trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam là nền kinh tế đang chuyển và vận hành bởi cơ chế kinh tế thị trường chưa lâu, các nguồn hỗ trợ tài chính cho DN mới không phong phú và rất khó tiếp cận, các điều kiện về văn hóa - xã hội cũng khác biệt so với các nước phát triển và một số nước khác trong khu vực, môi trường kinh doanh và thể chế cũng như nhận thức có nét đặc trưng riêng của một nước đang phát triển, ngoài ra thay đổi tư duy từ bao cấp sang kinh tế thị trường còn khá nặng nề, thích nghi chưa cao, nhất là ở các vùng miền kém phát triển. Các nghiên cứu về động lực để bắt đầu và điều hành một DN được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi nói chung và Việt Nam nói riêng rất ít trong khi rõ ràng có sự khác biệt rất lớn về môi trường, hoàn cảnh bắt đầu kinh doanh ở các nền kinh tế chuyển đổi (Baughn và cộng sự, 2006). Đặc biệt, vị trí xã hội của doanh nhân ở các nước phương Tây không được nhìn nhận giống như ở các nước phương Đông, nhất là đối với doanh nhân nữ. Do vậy nhân tố tác động tới động lực để bắt đầu một DN ở Việt Nam có thể có điểm khác biệt so với các nước phát triển. Bên cạnh đó, văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau giữa miền núi, vùng nông thôn và thành thị cũng có thể đem lại kết quả khác biệt. Các DN do phụ nữ làm chủ và các doanh nhân nữ ở Việt Nam cũng được công nhận là động lực phát triển kinh tế. Ở đây, có tới 72% phụ nữ tham gia lực lượng lao động (ILO, 2013). DNNVV do phụ nữ làm chủ nói riêng cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của ADB và HAWASME (2016) cho thấy DNNVV do phụ làm chủ chiếm ¼ số DNNVV đang hoạt động ở Việt Nam, một tỷ trọng cao hơn nhiều so với các nước ở khu vực Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi và Cận Sahara. Các DN này có đóng góp tích cực trong giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động đặc biệt là lao động nữ đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở khía cạnh xã hội DNNVV do phụ nữ làm chủ đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ giúp nâng cao vị thế người phụ nữ, DNNVV do phụ nữ làm chủ thực hiện chính sách và trách nhiệm xã hội thường tốt hơn các DN khác. Tuy nhiên, việc bắt đầu và điều hành một DN đối với phụ nữ ở Việt Nam còn thấp, phần lớn phụ nữ có xu hướng làm công ăn lương và “rất ít phụ nữ mong muốn thành lập doanh nghiệp mới” nếu có nhu cầu kinh doanh thì họ thường đăng ký mô hình hộ kinh doanh (Hà Thị Thúy, 2018). Luận giải cho tình trạng chỉ thích làm thuê, không thích làm chủ ở phụ nữ, có ý kiến cho rằng, mặc dù ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh
- 3 doanh, nhưng phụ nữ vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản khi bắt đầu và điều hành công việc kinh doanh của mình. Ở Việt Nam không ngoại lệ, phụ nữ Việt Nam có khuynh hướng tham vấn ý kiến gia đình khi cần đưa ra những quyết định kinh doanh quan trọng và coi sự nặng nề về trách nhiệm gia đình là trở ngại lớn đối với việc bắt đầu và điều hành trong kinh doanh. Nhìn chung, phụ nữ cảm thấy yếu tố giới làm cho việc bắt đầu và điều hành công việc kinh doanh của họ trở nên khó khăn hơn nhiều (UNIDO và VCCI, 2010). Bên cạnh đó, phần lớn nữ sinh đến tuổi trưởng thành thay vì cần năng động sáng tạo để lập nghiệp, khởi nghiệp và tự chủ về kinh tế thì phần lớn họ lại đặt mình vào thế bị động là tìm kiếm “một chỗ dựa vững chãi”, “một bờ vai đủ rộng”, một nơi để nương tựa cho cuộc sống tương lai, vì lẽ đó đã kìm hãm sự thúc đẩy việc bắt đầu và điều hành một DN hay tự làm chủ của các nữ sinh. Hơn nữa, để bắt đầu công việc kinh doanh, một DN cần rất nhiều thứ để làm, khác xa với việc làm công ăn lương, nếu làm công chỉ lo một mảng công việc cụ thể thì khi làm chủ ngoài yếu tố chuyên môn còn đòi hỏi tố chất hay kiến thức, kỹ năng quản lý, tổ chức điều hành, đối ngoại, nhất là vấn đề về vốn, cần một môi trường kinh doanh thuận lợi, vượt qua rào cản về kinh tế, xã hội và văn hóa để thành công (Bùi Duy Hoàng và Trần Thị Minh Sơn, 2018). Đặc biệt, luận giải thêm cho vấn đề nhiều phụ nữ không thích tự làm chủ tại một bối cảnh cụ thể như Tiểu vùng TB, những phụ nữ nơi đây đối mặt với nhiều rào cản hơn các vùng miền có điều kiện trong việc bắt đầu và điều hành một DN (thông qua nghiên cứu sơ bộ), họ gặp nhiều trở ngại khi hoạt động thực tế, phần lớn xuất phát từ định kiến xã hội khiến họ chưa thực sự phát huy hết tiềm năng vốn có. Bản thân là phụ nữ họ rất khó tiếp cận nguồn vốn do thiếu thông tin, thiếu kỹ năng lập kế hoạch, thiếu tài sản thế chấp, thiếu sự ủng hộ, hậu thuẫn từ chồng và gia đình; thiếu kỹ năng, kiến thức quản lý; trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và công nghệ còn hạn chế; khó khăn trong tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng... Những rào cản này phần lớn là do hệ quả của việc trọng nam hơn nữ trong các gia đình, nhất là các gia đình người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, phụ nữ, nữ doanh nhân Tiểu vùng TB cũng biết cách phát huy truyền thống dân tộc, khả năng thiên bẩm của người phụ nữ là cần cù, chịu khó và sáng tạo để thúc đẩy động lực trong việc bắt đầu và điều hành một DN cho bản thân, họ luôn hướng tới mục tiêu cao nhất và tận dụng mọi nguồn lực để hoàn thành mục tiêu đó. Bên cạnh đó, họ luôn có tinh thần lạc quan về cuộc sống, công việc, nền kinh tế và họ hướng về những hình mẫu nữ doanh nhân trong cộng đồng, những người có khả năng dẫn dắt, chỉ bảo họ trên con đường lập nghiệp và thay đổi nhìn nhận từ gia
- 4 đình, bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng đối với doanh nhân nữ, nhất là người dân tộc thiểu số và cùng hòa nhập vào xã hội văn minh, hiện đại. Tiểu vùng TB bao gồm 04 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, nơi phát triển DNNVV là một trong những giải pháp để tạo động lực phát triển cho cả vùng được nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra. Song sự phát triển của DNNVV khu vực này chưa tương xứng với tiềm năng vốn có phần lớn do những khó khăn trong điều kiện địa hình, xuất phát điểm thấp. Nổi bật lên là sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ, quản lý là những rào cản rất lớn trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của khối DN này, nhất là các DNNVV do phụ nữ làm chủ. Trong khi đó, các tài liệu có sẵn tập trung vào lý do hay nguyên nhân phụ nữ, doanh nhân nữ khởi nghiệp hay động lực của họ khi kinh doanh, những rào cản của họ gặp phải ở các vùng nông thôn và thành thị, hiện chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại khu vực miền núi và cũng chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB, Việt Nam, nơi vùng miền có tính chất đặc thù. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy đa phần DNNVV do phụ nữ làm chủ trong Tiểu vùng chủ yếu phát triển từ mô hình Hộ kinh doanh, Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Các nữ chủ DNNVV này vốn quen với phương thức quản lý kinh doanh kiểu gia đình, nhóm thân quen tư duy manh mún cùng với đó là vốn kiến thức, kỹ năng quản trị còn thiếu và yếu so với các nữ chủ DNNVV ở miền xuôi và các tp lớn trong cả nước. Với trình độ học vấn không cao (nhất là nữ doanh nhân người dân tộc thiểu số) nhưng kinh nghiệm tích lũy ở các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ trước đó ở hầu hết các nữ chủ DN đã giúp họ chuyển đổi thành công lên DNNVV. Tuy nhiên, sự khác biệt về cách thức tổ chức, quản lý, huy động vốn, chính sách thuế, nhận biết cơ hội trên thị trường… của các mô hình trước đó với các loại hình DN đã gây nhiều khó, cản trở việc họ tiếp tục thành công trong kinh doanh và phát triển DN. Với tập tục sinh hoạt cộng đồng và gắn kết gia đình, nhiều người cũng được thừa hưởng kinh doanh từ gia đình đơn giản bởi đối với loại hình DNNVV chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, thương mại là khu vực được cho là phù hợp với những đặc điểm tính cách người chủ là nữ giới. Nhưng bản thân các nữ chủ DNNVV tại đây gặp khó khăn trong việc tiếp thu tri thức, họ không có tài sản riêng để thế chấp tiếp cận các nguồn vốn chính thức vì vậy họ sẵn lòng chấp nhận mức lãi suất rất cao từ nguồn tín dụng “đen”, họ chịu rất nhiều sức ép về kinh tế, về sự tác động của những người trong gia đình, cộng đồng nên luôn phải gồng mình lên để cân đối giữa công việc và gia đình, nhất là đối với các nữ chủ DNNVV người dân tộc thiểu số khi phải tham gia vào rất nhiều công việc bên nội, ngoại gia đình và các công việc khác của dòng tộc. Các điều kiện này có thể tác động đến ĐLKD của họ. Bởi họ chưa
- 5 khai thác hết tiềm năng thiên bẩm của người phụ nữ và loại hình DN được Chính phủ ưu tiên ưu đãi về nhiều mặt. Đây cũng là điểm đáng lưu ý để đẩy mạnh hoạt động thành lập, duy trì và phát triển DN cho phụ nữ nhằm gia tăng cả về số lượng và chất lượng DNNVV do phụ nữ làm chủ góp phần tăng trưởng kinh tế vùng và phát triển bền vững. Trong điều kiện tại Tiểu vùng TB với mặt bằng dân trí thấp, cách thức tổ chức quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả chưa cao. Chính sách kinh doanh của Chính phủ tại các địa phương này chưa được các nhà quản lý giải ngân và áp dụng triệt để. Ngoài ra, bộ máy chính quyền còn vận hành chưa đạt kỳ vọng, hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp luật còn nhiều hạn chế. Các nữ chủ DNNVV có thể chán nản và không tiếp tục kinh doanh nếu họ phải tuân thủ nhiều yêu cầu về thủ tục, họ phải dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn để đáp ứng các yêu cầu về thủ tục đó, đồng thời phải báo cáo với nhiều cơ quan, tổ chức. Để không xảy tình trạng này nghiên cứu các yếu tố rào cản tìm nguyên nhân khắc phục những yếu kém trên giúp các nữ chủ DNNVV nhận được hỗ trợ cả về tài chính và giải phóng các áp lực do môi trường pháp lý tạo ra. Qua nghiên cứu sơ bộ, từ lý thuyết hay thực tiễn nghiên cứu đã xuất hiện nhiều công trình trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực về ĐLKD nhưng những nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào một hoặc một vài khía cạnh tác động tới ĐLKD của cá nhân, doanh nhân tiềm năng, doanh nhân, doanh nhân nữ như đặc tính cá nhân hay một số yếu tố của môi trường hoặc chỉ nghiên cứu trên đối tượng trẻ, doanh nhân tiềm năng nói chung, các nghiên cứu trên đối tượng doanh nhân là rất ít, đặc biệt khan hiếm trên đối tượng riêng biệt là giới nữ và là nữ doanh nhân. Vậy thì câu hỏi quản lý được đặt ra là Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, các nhà hoạch định chính sách và xã hội cần phải làm gì để thúc đẩy phụ nữ Việt Nam có niềm đam mê và tự tin bắt đầu và điều hành một DN, đặc biệt trong khu vực DNNVV. Xuất phát từ câu hỏi này, nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD (động lực để bắt đầu và điều hành một DN) của nữ chủ DNNVV là rất cần thiết tại Việt Nam nói chung và Tiểu vùng TB nói riêng. Ngoài yếu tố bối cảnh, để có được một lực lượng nữ doanh nhân mới, cần phải hiểu rõ cả yếu tố tâm lý cá nhân tác động lên họ trong từng hoàn cảnh của môi trường, khuyến khích họ sáng tạo, hình thành ý tưởng kinh doanh mới và niềm tin vào môi trường kinh doanh thuận lợi, vào Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, các nhà hoạch định chính sách để họ bắt đầu và điều hành một DN riêng cho bản thân. Chính vì vậy, “Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng Tây Bắc” là thực sự cần thiết.
- 6 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ các lý do nêu trên, luận án tập trung vào mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố tác động tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV trong bối cảnh Tiểu vùng TB. Các mục tiêu cụ thể gồm: Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về động lực và ĐLKD. Hai là, xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết, giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố cá nhân và môi trường tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB. So sánh mức độ tác động giữa nhóm nhân tố cá nhân và môi trường tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV. Ba là, đề xuất một số khuyến nghị thúc đẩy ĐLKD của phụ nữ, nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được tiến hành để trả lời 03 câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Những nhân tố cá nhân và môi trường nào tác động đáng kể tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB và mức độ tác động của chúng? (2) Nhóm nhân tố cá nhân hay môi trường tác động lớn hơn tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB? (3) Các nhà hoạch định chính sách và bản thân phụ nữ, nữ doanh nhân cần phải làm gì để thúc đẩy ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Các nhân tố tác động lên ĐLKD của nữ chủ DNNVV. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt nội dung: Có nhiều quan niệm và cách tiếp cận ĐLKD, trong nghiên cứu này sử dụng quan điểm về ĐLKD theo nghĩa hẹp của tinh thần kinh doanh, các doanh nhân chấp nhận rủi ro vượt qua rào cản và tận dụng cơ hội thị trường để tạo dựng và điều hành một công việc kinh doanh. ĐLKD là lý do, động cơ hoặc mục tiêu để cá nhân bắt đầu và điều hành một DN. Luận án giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm nhân khẩu để xem xét các nhân tố môi trường bên ngoài kết hợp với nhân tố cá nhân tới ĐLKD. Sự kết
- 7 hợp này đã được gợi ý qua các nghiên cứu của Hassan and Ying (2016), Cheng and Soo (2015), Fereidouni và cộng sự (2010) hay sự kết hợp này là kế thừa trong các nghiên cứu Yushuai và cộng sự (2014), Mekonnin (2015), Taormina and Lao (2007). Luận án không nghiên cứu các yếu tố tính cách như tính cách hướng ngoại, tính cách tận tâm, tính cách dễ chịu, tâm lý bất ổn, sẵn sàng trải nghiệm nhưng lựa chọn một số biến nhân khẩu thích hợp (độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc trong quá khứ, truyền thống kinh doanh gia đình và tình trạng hôn nhân) đưa vào nghiên cứu định tính để khám phá các đặc thù của nữ chủ DNNVV trong bối cảnh Tiểu vùng TB đảm bảo thiết kế nghiên cứu hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của nhân tố cá nhân và môi trường tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV. + Khách thể nghiên cứu: DNNVV do phụ nữ làm chủ được định nghĩa theo Khoản 1, Điều 3 Luật hỗ trợ DNNVV (2017) “DNNVV do phụ nữ làm chủ là DNNVV có một hoặc nhiều phụ nữ sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên, trong đó có ít nhất một người quản lý điều hành DN đó”. Khách thể được lựa chọn như vậy bởi các DNNVV này được sự hỗ trợ đặc biệt từ phía thể chế của Nhà nước, hướng phụ nữ xây dựng và chuyển đổi thành loại hình DNNVV do phụ nữ làm chủ cũng là một trong những mục tiêu của luận án này. + Nội hàm thuật ngữ “nữ chủ DNNVV” là phụ nữ làm chủ trong DNNVV theo Luật hỗ trợ DNNVV (2017). Sau đây, trong luận án này thuật ngữ nữ doanh nhân – doanh nhân nữ – nữ chủ DNNVV – phụ nữ làm chủ DNNVV có hàm ý tương tự nhau và được sử dụng thay thế cho nhau. + Không gian nghiên cứu: Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu định tính, phỏng vấn chuyên gia và điều tra khảo sát được thực hiện tại Tiểu vùng TB gồm 04 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Ở đây, phụ nữ, nữ doanh nhân, nữ chủ DNNVV tại đây cũng mang trong mình những phẩm chất chung của phụ nữ, nữ doanh nhân Việt Nam như có tinh thần trách nhiệm cao trong việc, cần cù, luôn nỗ lực vươn lên, khả năng ứng phó với rủi ro không cao nhưng họ cũng mang những đặc thù riêng của vùng miền như khát khao khẳng định bản thân thay đổi cuộc sống, dám chấp nhận rủi ro trong phạm vi cho phép, trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn họ lại có tinh thần lạc quan kỳ vọng tương lai tốt đẹp hơn. Việc chọn khu vực này để điều tra khảo sát vừa đảm bảo tính đại diện vừa cho phép khám phá những nét đặc thù. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã lựa chọn, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và tổng hợp lý thuyết có liên quan, tác giả đã xây dựng mô hình
- 8 nghiên cứu và sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó: Phương pháp nghiên cứu định tính. Trước hết, nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các nhân tố được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV trong bối cảnh Tiểu vùng TB, kết quả này cùng với kết quả tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình lý thuyết gồm các nhân tố phù hợp nhất với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu định tính còn hướng đến mục tiêu chuẩn hóa thuật ngữ, bổ sung, điều chỉnh các biến, các chỉ báo cho thích hợp với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu. Kỹ thuật phỏng vấn sâu được thực hiện đối với 10 nữ chủ DNNVV. Ngoài ra, tác giả sử dụng thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu các chuyên gia trên địa bàn tp Sơn La và Điện Biên. Thời gian thảo luận và phỏng vấn diễn ra trong tháng 01 và tháng 04 năm 2018. Phương pháp nghiên cứu định lượng. Quá trình thực hiện chia thành 02 giai đoạn. Giai đoạn điều tra sơ bộ thực hiện bằng điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi chi tiết với một mẫu nghiên cứu nhỏ thuận tiện (141 nữ chủ DNNVV) trên địa bàn tp Sơn La và Điện Biên. Dữ liệu này nhằm điều chỉnh thang đo, bảng hỏi cho phù hợp và giai đoạn điều tra chính thức nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Điều tra định lượng chính thức được thực hiện bằng bảng hỏi chi tiết trên mẫu 669 nữ chủ DNNVV thuộc 04 tỉnh Tiểu vùng TB: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình để thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu, các dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu qua phần mềm SPSS 22. Nội dung chi tiết phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được trình bày ở chương 4. 1.6. Đóng góp của luận án Về lý luận Kế thừa các nghiên cứu đã công bố, luận án tiếp tục phân tích, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB. Qua nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu các chuyên gia có 03 chỉ báo được bổ sung, thang đo lường được điều chỉnh cho phù hợp hơn với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu. Hai nhân tố riêng biệt trong lý thuyết là “Địa vị xã hội của nữ doanh nhân” và “Ý kiến người xung quanh”, trên thực tiễn tại Tiểu vùng TB, Việt Nam trở thành một nhân tố đơn hướng “Chuẩn mực xã hội”.
- 9 Luận án chỉ ra những mâu thuẫn, tranh cãi tồn tại giữa các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ của từng nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu, kiểm định và đưa ra kết quả cụ thể trong bối cảnh mới tại Tiểu vùng TB, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB gồm các nhân tố cá nhân và môi trường, các nhân tố tác động tích cực và tiêu cực. Luận án cũng làm rõ thứ tự mức độ tác động của các nhân tố tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB theo mức độ giảm dần: (1) Tiếp cận vốn, (2) Chuẩn mực xã hội, (3) Nhu cầu thành đạt, (4) Rào cản được nhận thức, (5) Hình mẫu nữ doanh nhân và (6) Lạc quan. Trong đó, ngoại trừ nhân tố Rào cản được nhận thức tác động tiêu cực, các nhân tố còn lại đều tác động tích cực. Điều thú vị là nhân tố Tiếp cận vốn có mức độ tác động mạnh mẽ nhất và nhân tố Lạc quan lần đầu tiên được xem xét ở Việt Nam trên góc độ là một biến độc lập. Bên cạnh đó, luận án còn cho thấy nhóm nhân tố môi trường tác động lớn hơn nhóm nhân tố cá nhân trên ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB, cũng lần đầu được so sánh tại Việt Nam. Về thực tiễn ĐLKD qua việc tạo lập, duy trì DN đã trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội hiện đại, không ngừng khuyến khích cá nhân, nhất là phụ nữ, nữ chủ DNNVV trong khu vực kém phát triển là một trong những mục tiêu quan trọng của các cấp chính quyển địa phương và Chính phủ để thực hiện các chính sách kinh tế xã hội hợp lý. Ở Việt Nam, việc chưa có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực liên quan đến việc bắt đầu và điều hành DN ở các khu vực kém phát triển là một trong những lý do chính dẫn tới tình trạng trì trệ trong phát triển kinh tế xã hội. Vì thế, kích thích sự nhiệt tình tham gia của phụ nữ, nữ chủ DNNVV trong việc bắt đầu và điều hành DN để thúc đẩy phát triển lực lượng doanh nhân nữ tại Tiểu vùng TB là một biện pháp quan trọng nhằm đạt được những bước phát triển trong các khu vực kém phát triển. Do vậy, nghiên cứu về động lực để bắt đầu một DN của nữ chủ DNNVV tại khu vực Tiểu vùng TB và các yếu tố ảnh hưởng không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý thuyết, mà còn có giá trị thực tiễn trong việc thúc đẩy hành vi kinh doanh, gia tăng động lực bắt đầu và điều hành một DN cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV. Cụ thể, Từ kết quả nghiên cứu định lượng kết hợp với những đặc thù của phụ nữ, nữ chủ DNNVV và bối cảnh Tiểu vùng TB được khám phá, luận án đề xuất một số khuyến nghị tác động vào các nhân tố, nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB, hướng đến thúc đẩy quá trình hình thành, duy trì và phát triển DNNVV do phụ nữ làm chủ. Đó là: Thứ nhất, về phía cơ quan quản lý vĩ mô cần đổi mới chính sách hỗ trợ tín dụng DNNVV tạo điều kiện hơn nữa cho phụ nữ, nữ chủ
- 10 DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ trong tiếp cận với những nguồn tín dụng chính thức, hạn chế tối đa nguồn tín dụng đen. Bên cạnh đó, từng bước xóa bỏ định kiến giới trong nhận thức về kinh doanh và tự làm chủ, nâng tầm vị thế xã hội cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV hay DNNVV do phụ nữ làm chủ. Ngoài ra, cần hỗ trợ phụ nữ, nữ chủ DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ bắt đầu, điều hành và phát triển DN, hạn chế và tiến tới loại bỏ các rào cản gặp phải. Thứ hai, về phía bản thân phụ nữ, nữ chủ DNNVV cần tự nhận thức và phát triển kỹ năng mềm đáp ứng yêu cầu của công việc, tăng cường và phát huy vốn xã hội, tận dụng sức mạnh của khoa học công nghệ trong việc học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm động lực cho bản thân, và phải tự hoàn thiện bản thân mình. Thứ ba, song song với các công việc trên các cơ quan quản lý vĩ mô, Chính phủ cần khởi tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng phát triển văn hóa xã hội theo hướng hiện đại làm nền tảng cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mình và bản thân người phụ nữ, nữ chủ DNNVV cũng cần giữ vững tinh thần lạc quan ở mọi tình huống trong quá trình hình thành, duy trì và phát triển DNNVV do phụ nữ làm chủ. Ngoài ra, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách và bản thân phụ nữ, nữ chủ DNNVV để có thể thúc đẩy quá trình hình thành, duy trì và phát triển loại hình DNNVV do phụ nữ làm chủ. 1.7. Bố cục luận án Ngoài phần phụ lục, tài liệu tham khảo các nội dung chủ yếu của luận án được trình bày như sau: Phần mở đầu Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 4: Phương pháp nghiên cứu Chương 5: Kết quả nghiên cứu Chương 6: Thảo luận và khuyến nghị Kết luận
- 11 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Tổng quan về động lực và động lực kinh doanh 2.1.1. Động lực 2.1.1.1. Khái niệm Theo từ điển tiếng Việt động lực là điều gì đó khiến con người ta phải nỗ lực, sự cố gắng hết sức, sự thôi thúc làm cái gì đó. Các lý thuyết động lực khác nhau đều cho rằng động lực là cơ sở của hầu hết hành vi của con người (Weiner, 1985). Thuật ngữ, "Động lực" có nguồn gốc từ tiếng Latinh "movere", với ý nghĩa ban đầu là "chuyển động". Điều này có nghĩa là chuyển từ hoàn cảnh hiện tại sang trạng thái tốt hơn. Trong tiếng Anh động cơ (“motive”) và động lực (“motivation”) thường được dịch là động cơ. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm khác nhau, động cơ là lý do để làm điều gì đó, còn động lực liên quan đến sức mạnh, định hướng hành vi và các yếu tố khiến người ta hành xử theo những cách nhất định. Thuật ngữ “động lực” có thể đề cập đến mục tiêu khác nhau của từng cá nhân, cách thức mà cá nhân lựa chọn mục tiêu và cách thức mà những người khác cố gắng thay đổi hành vi của họ. Trong tâm lý học, định nghĩa hiện phổ biến về động lực là quá trình bên trong gây ra các hoạt động cá nhân, duy trì các hoạt động này và thực hiện các hoạt động hướng tới một mục tiêu nhất định (Bandura, 1977). Động lực đề cập đến trạng thái tâm lý đặc biệt và sự sẵn lòng được tạo ra bởi nhu cầu cụ thể và hy vọng đáp ứng các nhu cầu khác nhau, đó cũng là cách tư duy tâm lý mà một người muốn làm điều gì đó. Động lực là một quá trình tâm lý nội tâm (bên trong), nó không thể được quan sát trực tiếp, nhưng nó có thể được suy luận qua các nhiệm vụ như lựa chọn công việc, mức độ nỗ lực, sự kiên trì và ngôn ngữ của cá nhân. Động lực phải có mục tiêu, mục tiêu hướng dẫn hành vi cá nhân, và mang đến động lực bên trong. Động lực đòi hỏi các hoạt động khuyến khích cá nhân đạt được mục tiêu của họ (Bandura, 1977). Mặc dù động lực thuộc về một quá trình tâm lý bên trong, nhưng trong những năm gần đây, một số nhà tâm lý học đã chia động lực theo nguồn thành động lực từ môi trường bên ngoài và động lực của các yếu tố tâm lý bên trong. Người ta cho rằng động lực được thúc đẩy bởi môi trường bên ngoài chủ yếu là do môi trường bên ngoài kích thích nhu cầu của họ, còn động lực bên trong là do nhu cầu vốn có của cá nhân. Động lực bên trong thường chỉ ra các nhu cầu bậc cao của lý thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, chẳng hạn như tự thực hiện, trong khi động lực bên ngoài thường chỉ ra các nhu cầu bậc thấp, như nhu cầu an toàn và nhu cầu thuộc về bản thân cá nhân (Vallerand và cộng sự, 1992).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 162 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 27 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 47 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn