intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thị trường vật liệu xây không nung đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:282

54
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Phát triển thị trường vật liệu xây không nung đồng bằng sông Cửu Long" trình bày các nội dung chính sau: Phân tích tác động định hướng thị trường của nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp; đánh giá hỗ trợ của chính phủ tác động đến năng lực đổi mới, định hướng thị trường của nhà sản xuất trong phát triển thị trường vật liệu xây không nung ở đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thị trường vật liệu xây không nung đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯƠNG THỊ HOÀNG OANH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 62340102 NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯƠNG THỊ HOÀNG OANH MÃ SỐ NCS: P1315004 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANNH MÃ NGÀNH: 62340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS.TS. DƯƠNG NGỌC THÀNH TS. TRƯƠNG THỊ BÉ HAI NĂM 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Dương Ngọc Thành và TS.Trương Thị Bé Hai - Thầy và Cô hướng dẫn khoa học của tôi hướng dẫn, động viên, truyền lửa cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án. Sự khuyến khích, chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Thầy và Cô truyền động lực cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý Thầy/Cô trong Khoa Kinh tế, Viện nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Sau đại học – Trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức, kỹ năng và những hỗ trợ cần thiết làm cơ sở cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin cảm ơn rất nhiều các Thầy/Cô lãnh đạo tại Phân hiệu Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long, các anh chị em tại Khoa Quản trị đã luôn động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện và san sẻ công việc giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các bác cô chú anh chị em và các tổ chức không chỉ ở 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu. Tôi vô cùng biết ơn Ông, Bà Nội Ngoại đã luôn hỗ trợ tôi. Cuối cùng là tôi dành lời cảm ơn gửi đến Ông xã Ngọc Hiển và hai đứa con trai đáng yêu đã luôn là hậu phương vững chắc giúp tôi hoàn thành không chỉ luận án này. Ngày 28 tháng 4 năm 2021 Trương Thị Hoàng Oanh
  4. TÓM TẮT Luận án được thực hiện thông qua hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết như lý thuyết dựa vào nguồn lực, lý thuyết các bên có liên quan, lý thuyết marketing B2B, lý thuyết thể chế cùng với phân tích thực tiễn để đưa ra mô hình phát triển thị trường. Nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát là phát triển thị trường VLXKN ở ĐBSCL. Nghiên cứu kiểm định mô hình định hướng thị trường của nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp; đánh giá hỗ trợ của chính phủ tác động đến năng lực đổi mới, định hướng thị trường của nhà sản xuất trong phát triển thị trường VLXKN ở ĐBSCL như thế nào. Tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp để thực hiện phân tích. Tất cả các thang đo đã được kiểm tra thông qua các phương pháp thống kê nghiêm ngặt kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng có xây dựng độ tin cậy và xác nhận của mô hình nhân tố bậc hai. Mẫu khảo sát từ 78 nhà sản xuất và 158 khách hàng doanh nghiệp tại 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Dữ liệu sơ cấp chính thức được kiểm định, đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc PLS SEM thông qua phần mềm SPSS 22.0 và SmartPLS 3.3.3. Các phát hiện của nghiên cứu góp phần phát triển thị trường VLXKN thông qua mô hình phát triển thị trường VLXKN của nhà sản xuất nhờ tăng cường định hướng thị trường và năng lực đổi mới trong các công ty trong kênh tiêu thụ VLXKN. Kết quả nghiên cứu góp phần về lý thuyết như (1) điều chỉnh thang đo của định hướng thị trường và năng lực đổi mới, phát triển thị trường phù hợp với bối cảnh nghiên cứu; (2) khai thác sức mạnh định hướng thị trường và năng lực đổi mới trong tích hợp nhiều lý thuyết (3) xem xét sự tác động hỗ trợ của chính phủ đến định hướng thị trường và năng lực đổi mới nhằm phát triển thị trường. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đưa ra những căn cứ khoa học để các nhà quản trị công ty sản xuất VLXKN quyết định nên sử dụng chiến lược và thực thi định hướng thị trường trong chiến lược marketing như thế nào, vận hành đổi mới phù hợp để phát triển thị trường VLXKN. Đồng thời, kết quả cũng giúp nhà làm chính sách nhìn nhận thực trạng, có cách nhìn thực tế, cụ thể và đưa ra những chính sách thiết thực, kịp thời hơn nữa trong phát triển VLXKN tại Việt Nam. Từ khóa: năng lực đổi mới, định hướng thị trường, phát triển thị trường, hỗ trợ của Chính phủ, Vật liệu xây không nung
  5. ABSTRACT The thesis is carried out through systematization of theoretical bases such as resource-based theory, stakeholder theory, B2B marketing theory, institutional theory to build a model of market development. The study has carried out the overall objective of developing the unburnt building materials market in the Mekong Delta. Research and verify market-oriented models of manufacturers and business customers; assess how government support affects the innovation capacity and market orientation of manufacturers in developing the unburnt building materials market in the Mekong Delta. The author has used mixed methods to perform the analysis. All scales have been tested through rigorous statistical methods combining qualitative and quantitative research (reliability assessment and validation of the quadratic factor model). Surveys were collected from 78 manufacturers and 158 customers in 13 provinces and cities in the Mekong Delta. The primary data was officially tested and evaluated, the measurement model and the structural model of PLS SEM through the software SPSS 22.0 and SmartPLS 3.3.3. The findings of the study contribute to the development of the unburnt building materials market through the manufacturer's market development model of the unburnt building materials by enhancing market orientation and innovation among companies in the consumption channel of unburnt building materials. Research results contribute to theory such as (1) adjusting the scale of market orientation and innovation capacity, market development in accordance with the research context; (2) exploiting the power of market orientation and innovation capacity in integrating multiple theories; (3) examine the impact of government support on market orientation and innovation capacity for market development. In addition, the research results provide the scientific grounds for the managers of the manufacturers of unburnt building materials to decide how to use the strategy and implement the market orientation in the marketing strategy; operating innovation suitable to develop the market of building materials. Simultaneously, the results also help policy makers to recognize the situation, have an open-minded view and make more practical and timely policies in the development of unburnt building materials in Vietnam. Keywords: innovation capacity, market orientation, market development, government support, unburnt building materials
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trương Thị Hoàng Oanh, là NCS ngành Quản trị kinh doanh, khóa 2015. Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản thân tôi được sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương Ngọc Thành và TS. Trương Thị Bé Hai. Các thông tin được sử dụng tham khảo trong đề tài luận án được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, đã được kiểm chứng, được công bố rộng rãi và được tôi trích dẫn nguồn gốc rõ ràng ở phần Danh mục Tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là do chính tôi thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác đã được công bố trước đây. Tôi xin lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS.Dương Ngọc Thành TS. Trương Thị Bé Hai Trương Thị Hoàng Oanh i
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i TÓM TẮT....................................................................................................................... ii ABSTRACT .................................................................................................................. iii LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ....................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 6 1.4 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................6 1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................7 1.5.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu .........................................................................7 1.5.2 Phạm vi không gian nghiên cứu .....................................................................7 1.5.3 Phạm vi thời gian nghiên cứu .........................................................................7 1.6 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................8 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ...........................................................8 1.7.1 Ý nghĩa khoa học của luận án.........................................................................8 1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án .......................................................................10 1.8 Kết cấu luận án ....................................................................................................11 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................12 2.1 Các khái niệm nghiên cứu ...................................................................................12 2.1.1 Hỗ trợ của chính phủ ....................................................................................12 2.1.2 Định hướng thị trường ..................................................................................14 2.1.3 Năng lực đổi mới ..........................................................................................20 2.1.4 Phát triển thị trường ......................................................................................24 2.2 Các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu ..........................................................28 2.2.1 Lý thuyết cung cầu (Supply Demand Theory) .............................................28 ii
  8. 2.2.2 Lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource based theory) ................................ 30 2.2.3 Lý thuyết các bên có liên quan (Stakeholders theory) .................................33 2.2.4 Marketing doanh nghiệp đến doanh nghiệp (business – to – business marketing) và marketing doanh nghiệp đến người tiêu dùng (business – to consumer marketing) ............................................................................................. 36 2.2.5 Lý thuyết thể chế chính phủ (Institutional Theory) ......................................40 2.2.6 Ứng dụng các lý thuyết của luận án ............................................................. 42 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây liên quan nghiên cứu .................................43 2.3.1 Nghiên cứu mối quan hệ giữa định hướng thị trường, năng lực đổi mới và phát triển thị trường ............................................................................................... 43 2.3.2 Nghiên cứu mối quan hệ giữa hỗ trợ của chính phủ, định hướng thị trường, năng lực đổi mới và phát triển thị trường .............................................................. 48 2.4 Tổng kết khoảng trống nghiên cứu ......................................................................49 2.5 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu....................................51 2.5.1 Tác động hỗ trợ của chính phủ đối với định hướng thị trường, năng lực đổi mới trong mối quan hệ kênh công nghiệp và phát triển thị trường của nhà sản xuất. ............................................................................................................................... 51 2.5.2 Tác động định hướng thị trường của nhà sản xuất và định hướng khách hàng doanh nghiệp của nhà sản xuất ..............................................................................53 2.5.3 Tác động của định hướng thị trường và phát triển thị trường của nhà sản xuất ............................................................................................................................... 54 2.5.4 Tác động định hướng thị trường của nhà sản xuất và định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp đến năng lực đổi mới của nhà sản xuất .................54 2.5.5 Tác động của năng lực đổi mới và phát triển thị trường của nhà sản xuất ..56 2.5.6 Mô hình nghiên cứu......................................................................................57 Tóm tắt chương 2...........................................................................................................58 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 59 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 59 3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính......................................................................60 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính .......................................................................61 3.2.2 Thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia ........................................................... 61 3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................62 3.2.4 Phỏng vấn định tính lần hai ..........................................................................67 3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng ..................................................................68 3.3.1 Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu .............................................68 3.3.2 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng ..........................75 iii
  9. 3.3.3 Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng ............................................79 3.4 Cách thức khớp dữ liệu cho hai bộ dữ liệu nhà sản xuất – khách hàng doanh nghiệp trong kênh tiêu thụ .....................................................................................................85 Tóm tắt chương 3...........................................................................................................88 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 89 4.1 Giới thiệu tổng quan về thị trường vật liệu xây không nung .............................. 89 4.1.1 Đặc điểm vật liệu xây không nung ............................................................... 89 4.1.2 Bối cảnh ngành vật liệu xây không nung .....................................................90 4.1.3 Quy mô năng lực ngành ...............................................................................90 4.2 Giới thiệu về thị trường vật liệu xây không nung ở Đồng bằng sông Cửu Long 94 4.3 Đặc điểm mẫu khảo sát nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp vật liệu xây không nung Đồng bằng sông Cửu Long....................................................................96 4.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................96 4.3.2 Nhà sản xuất vật liệu xây không nung .........................................................97 4.3.3 Khách hàng doanh nghiệp sử dụng vật liệu xây không nung .....................102 4.3.4 Phân tích kênh tiêu thụ vật liệu xây không nung Đồng bằng sông Cửu Long .............................................................................................................................105 4.3.5. Đánh giá các yếu tố liên quan trong kênh tiêu thụ ....................................106 4.4 Kết quả đánh giá mô hình đo lường ..................................................................110 4.4.1 Độ tin cậy tổng hợp và giá trị hội tụ ...........................................................110 4.4.2 Giá trị phân biệt ..........................................................................................112 4.5 Đánh giá mô hình cấu trúc.................................................................................116 4.5.1 Đánh giá sự cộng tuyến ..............................................................................116 4.5.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình ..............................................................117 4.5.3 Phân tích các hệ số f2, R2 và Q2 ..................................................................117 4.5.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu của mô hình và thảo luận ......................119 4.5.5 Phân tích các tác động trong các giả thuyết nghiên cứu ............................122 4.5.6 Đánh giá vai trò của các biến trung gian ....................................................124 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................................126 Tóm tắt chương 4.........................................................................................................136 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................137 5.1 Kết luận..............................................................................................................137 5.2 Đề xuất hàm ý quản trị ......................................................................................139 5.2.1 Nâng cao khả năng định hướng thị trường trong nội bộ và trong hệ thống kênh tiêu thụ của nhà sản xuất VLXKN ......................................................................140 iv
  10. 5.2.2 Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực đổi mới của nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất VLXKN .....................................................................................142 5.2.3 Nâng cao sức mạnh của định hướng thị trường đến năng lực đổi mới của nhà sản xuất VLXKN .................................................................................................144 5.2.4 Tăng cường vai trò của chính phủ phát triển thị trường VLXKN ..............145 5.3 Khuyến nghị ......................................................................................................146 5.3.1 Đối với doanh nghiệp sản xuất VLXKN ....................................................147 5.3.2 Đối với công ty thầu xây dựng, công ty kinh doanh VLXKN ...................148 5.3.3 Đối với chính phủ và chính quyền địa phương ..........................................148 5.4 Đóng góp mới của luận án .................................................................................150 5.4.1 Đóng góp mới về lý thuyết .........................................................................150 5.4.2 Đóng góp mới về thực tiễn .........................................................................152 5.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................152 Tóm tắt chương 5.........................................................................................................154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................183 PHỤ LỤC 1A TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN...........1 PHỤ LỤC 1B THỐNG KÊ VĂN BẢN QUY ĐỊNH VÀ TRIỂN KHAI SẢN XUẤT SỬ DỤNG VLXKN TẠI VIỆT NAM ..........................................................................16 PHỤ LỤC 2 DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ...............................................18 PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ........................................................25 PHỤ LỤC 4A THANG ĐO GỐC TIẾNG ANH VÀ CHUYỂN NGỮ SANG TIẾNG VIỆT .............................................................................................................................. 26 PHỤ LỤC 4B THANG ĐO GỐC VÀ CHỈNH SỬA SAU PHỎNG VẤN SÂU THỨ NHẤT ............................................................................................................................ 31 PHỤ LỤC 5 BẢN KHẢO SÁT SƠ BỘ ........................................................................37 PHỤ LỤC 6 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ANPHA ........40 PHỤ LỤC 7 KẾT QUẢ NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ..............................................46 PHỤ LỤC 8 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ........................................................52 PHỤ LỤC 9 DANH SÁCH 50 DOANH NGHIỆP PHỎNG VẤN SƠ BỘ .................53 PHỤ LỤC 10 DANH SÁCH 78 NHÀ SẢN XUẤT PHỎNG VẤN CHÍNH THỨC ..55 PHỤ LỤC 11 DANH SÁCH 158 KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỎNG VẤN CHÍNH THỨC ..............................................................................................................58 PHỤ LỤC 12 BẢN KHẢO SÁT NHÀ SẢN XUẤT CHÍNH THỨC ..........................63 v
  11. PHỤ LỤC 13A BẢN KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CHÍNH THỨC .......................................................................................................................................69 PHỤ LỤC 13B DANH SÁCH NHÀ SẢN XUẤT VÀ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TƯƠNG ỨNG ............................................................................................... 73 PHỤ LỤC 14 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ PLS SEM ..........................................78 PHỤ LỤC 15 ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG ...................................................80 PHỤ LỤC 16 KẾT QUẢ CÁC CHỈ SỐ ĐƯỜNG DẪN TRONG MÔ HÌNH CẤU TRÚC BOOTSTRAP 5000 LẦN ..................................................................................84 vi
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các quan điểm khác nhau về khái niệm định hướng thị trường ...................17 Bảng 3.1: Thang đo khái niệm định hướng thị trường ..................................................70 Bảng 3.2: Thang đo khái niệm năng lực đổi mới ..........................................................72 Bảng 3.3: Thang đo khái niệm Hỗ trợ của chính phủ ...................................................74 Bảng 3.4: Thang đo khái niệm phát triển thị trường .....................................................75 Bảng 3.5: Số mẫu khảo sát theo địa bàn tỉnh, thành tại Đồng bằng sông Cửu Long ....78 Bảng 3.6: Kết quả Cronbach’s Alpha và EFA của Định hướng thị trường ..................80 Bảng 3.7: Kết quả Cronbach’s Alpha và EFA của của Năng lực đổi mới ....................81 Bảng 3.8: Kết quả Cronbach’s Alpha và EFA của Hỗ trợ của chính phủ (GS) ............81 Bảng 3.9: Kết quả Cronbach’s Alpha và EFA của phát triển thị trường (MD) ............82 Bảng 4.1: Thông tin sản xuất vật liệu xây không nung ở Đồng bằng sông Cửu Long .94 Bảng 4.2: Thông tin tiêu thụ vật liệu xây không nung ở Đồng bằng sông Cửu Long ..95 Bảng 4.3: Nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp theo tỉnh, thành đã được khảo sát .......................................................................................................................................96 Bảng 4.4: Đặc điểm người được khảo sát của nhà sản xuất VLXKN ........................... 97 Bảng 4.5: Đặc điểm nhà sản xuất ..................................................................................98 Bảng 4.6: Đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà sản xuất VLXKN ............................. 98 Bảng 4.7: Đặc điểm hoạt động tiêu thụ của nhà sản xuất VLXKN ............................101 Bảng 4.8: Đánh giá về sản phẩm và dịch vụ liên quan VLXKN của nhà sản xuất .....102 Bảng 4.9: Đặc điểm người trả lời ................................................................................102 Bảng 4.10: Đặc điểm khách hàng doanh nghiệp .........................................................103 Bảng 4.11: Hoạt động dịch vụ của khách hàng doanh nghiệp sử dụng VLXKN .......104 Bảng 4.12: Các vấn đề thúc đẩy mua VLXKN của khách hàng doanh nghiệp ..........105 Bảng 4.13: Kết quả phân tích độ tin cậy và hội tụ của thang đo .................................110 Bảng 4.14: Hệ số tải chéo của mô hình đo lường........................................................113 Bảng 4.15: Tiêu chí Fornell và Larcker của mô hình đo lường ..................................114 Bảng 4.16: Tỷ số HTMT của mô hình nghiên cứu......................................................114 Bảng 4.17: Đánh giá đa cộng tuyến giữa các biến quan sát ........................................116 Bảng 4.18: Đánh giá đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn .........................................117 Bảng 4.19: Kết quả các chỉ số xét sự phù hợp của mô hình........................................117 Bảng 4.20: Đánh giá độ chính xác của mô hình dự đoán bằng f2 ...............................118 Bảng 4.21: Hệ số R2 và Q2 của mô hình......................................................................118 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu ...................................119 Bảng 4.23 Tác động trực tiếp và gián tiếp...................................................................123 Bảng 4.24 Kết quả bootstrap 5000 lần kiểm định các vai trò các biến trung gian ......124 Bảng 5.1 Các kết quả từ nghiên cứu ............................................................................139 vii
  13. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cấu trúc của mô hình kinh tế.........................................................................29 Hình 2.2: Mô hình lý thuyết cung cầu của Marshall .....................................................30 Hình 2.3: Khung lý thuyết dựa vào nguồn lực .............................................................. 31 Hình 2.4: Mô hình lý thuyết các bên có liên quan của Freeman cập nhật (2003) .........33 Hình 2.5: Mối quan hệ trao đổi marketing ....................................................................37 Hình 2.6: Các trao đổi quan hệ trong mối quan hệ marketing ......................................37 Hình 2.7: Khái quát các lý thuyết được tiếp cận trong luận án này .............................. 43 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................57 Hình 3.1: Tiến trình nghiên cứu của luận án .................................................................60 Hình 3.2: Mô phỏng việc khớp dữ liệu của luận án ......................................................87 Hình 4.1: Tỷ trọng các loại gạch xây trong ngành vật liệu xây tại Việt Nam năm 2020 .......................................................................................................................................91 Hình 4.2: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ VLXKN của các vùng tại Việt Nam ............92 Hình 4.3: Mức sử dụng công suất và tỷ lệ tiêu thụ so với công suất ..........................100 Hình 4.5: Lĩnh vực hoạt động của khách hàng doanh nghiệp sử dụng VLXKN ........104 Hình 4.6: Kênh tiêu thụ VLXKN tại ĐBSCL .............................................................105 Hình 4.7: Mô hình đo lường của nghiên cứu ..............................................................115 Hình 4.8: Mô hình cấu trúc bootstrapping với 5000 mẫu ...........................................121 Hình 4.9: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc PLS SEM ...........................................122 viii
  14. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ B2B Business to business – Kinh doanh doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C Business to consumer – Kinh doanh doanh nghiệp với người tiêu dùng (người dùng cuối) Cronbach’s Alpha Hệ số đo lường độ tin cậy Cronbach alpha CSSX Cơ sở sản xuất DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá GS Government Support – Hỗ trợ của chính phủ IC Innovation capability of firms – Năng lực đổi mới của doanh nghiệp sản xuất KHDN Khách hàng tổ chức, khách hàng doanh nghiệp MO Market orientation – Định hướng thị trường MOF Market orientation of firm – Định hướng thị trường của doanh nghiệp sản xuất MOC Market orientation of Oganizational Customers - Định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp NSX Nhà sản xuất OECD Organisation for Economic Cooperation and Development - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PLS SEM Partial Least Squares SEM - Mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần MD Market Development – Phát triển thị trường RBT Resource Based Theory – Lý thuyết dựa vào nguồn lực RMSEA Root Mean Square Error Approximation – Chỉ số sai số bình phương trung bình SPSS Statistical Package for the Social Sciences - chương trình máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê dữ liệu khoa học ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội SMARTPLS Công cụ phần mềm ứng dụng phương pháp PLS trong ước lượng mô hình SEM (PLS-SEM) VLXD Vật liệu xây dựng VLXKN Vật liệu xây không nung ix
  15. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Ngành công nghiệp xây dựng giữ vai trò quan trọng, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng là 6,76%, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân. Giai đoạn 2016 – 2020, ngành xây dựng có những chuyển biến quan trọng trong thi công các công trình lớn về cơ sở hạ tầng, công nghiệp và dân dụng và dần hoàn thiện từ thể chế đến chính sách (Báo Chính phủ, 2021). Định hướng ngành sản xuất vật liệu xây dựng là ngành then chốt, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 7% trong cơ cấu ngành xây dựng, đáp ứng từ 95% nhu cầu thị trường trong nước đến năm 2030. Hàng trăm năm qua, vật liệu xây dựng, trong đó gạch xây được sản xuất từ đất sét nung. Nguồn đất sét này được khai thác từ đất nông nghiệp và đã hình thành nhiều làng nghề gạch gốm đất sét nung với công nghệ lò nung thủ công và lạc hậu nên phát thải độc hại gây ô nhiễm không khí và môi trường sống, sử dụng đất ruộng để sản xuất nên làm giảm cạn kiệt đất trồng, ảnh hưởng an ninh lương thực quốc gia (Bộ Xây dựng, 2020c). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trù phú, vựa lúa và vùng cây ăn trái lớn của cả nước sẽ bị ảnh hưởng và cạn kiệt nếu tiếp tục khai thác đất để sản xuất gạch cho xây dựng. Trong khi có thể sản xuất gạch xây dựng bằng các nguồn nguyên liệu khác mà không dùng đất nông nghiệp. Hiện nay, ĐBSCL được đánh giá là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất: “Nếu mực nước biển dâng cao 1 mét thì sẽ có khoảng 40% diện tích ĐBSCL và khoảng 10-12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp gây tổn thất khoảng 10% GDP” (Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, 2017; Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2019). Ngoài ra, nếu sử dụng gạch nung thì cứ 1 tỷ viên gạch nung quy chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất được khai thác ở độ sâu khoảng 2m, tương đương với 75 ha đất nông nghiệp (Thắng, 2020). Năm 2015, các hoạt động xây dựng đã tiêu thụ khoảng 32 tỷ viên gạch đất sét nung, để sản xuất ra được sản lượng như vậy thì cần phải có 4,5 tỷ tấn than dùng để nung và thải ra môi trường 18 tỷ tấn CO2 (Thành, 2019). Ngoài ra, sản xuất gạch nung thông thường công suất 200 nghìn viên/ngày, nhiệt độ khí thải là 130oC, thể tích khí thải trong mỗi giờ đồng hồ là 133,53 nghìn m3, tổng lượng khí thải trong cả ngày là khoảng 3,2 triệu m3 (Bộ Xây dựng, 2018). Với lượng nhiệt và lượng khí thải như vậy đã làm cho không khí ngày càng nóng lên và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn. Từ những bất lợi về sản xuất gạch đất sét nung, vật liệu xây không nung (VLXKN) - một trong những vật liệu xây dựng mới định hướng dần thay thế vật liệu nung được đưa vào sản xuất và sử dụng trong các công trình xây dựng đã được Thủ tướng chính phủ ban hành Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, với mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể là: “Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội” (Thủ tướng Chính phủ, 2010). Sản xuất và sử dụng VLXKN nhằm giảm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sức 1
  16. khoẻ theo đúng cam kết quốc tế, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp để làm gạch (Bộ Xây dựng, 2020a; Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2019). Quá trình chuyển đổi phát triển ngành mới đã được thực hiện từ năm 2010 thông qua nhiều cơ chế chính sách từ chính phủ đến chính quyền địa phương tạo hành lang pháp lý tạo cơ sở cho quản lý, đầu tư sản xuất và sử dụng VLXKN. Chính phủ có nhiều quyết định về lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công sản xuất gạch đất nung và yêu cầu việc tăng cường sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung (Bộ Xây dựng, 2000, 2012a, 2012b). Các chương trình, đề án quy hoạch phát triển từ trung ương đến địa phương được bắt buộc trong các công trình có vốn nhà nước và khuyến khích với các công trình ngoài nhà nước nhằm chuyển đổi trong sản xuất (Bộ Tài chính, 2011) và phát triển tiêu thụ VLXKN (Thủ tướng Chính phủ, 2012, 2014a, 2014b). Kết quả thực hiện chuyển đổi thay thế dần việc sản xuất và sử dụng vật liệu đất sét nung sang VLXKN đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ (Bắc, 2017; Chính phủ, 2018). Phát triển VLXKN là vấn đề cấp thiết tại Việt Nam hiện nay đã được khẳng định không những thực tế phù hợp với định hướng phát triển bền vững, kết hợp hài hòa các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường (Lê và cộng sự, 2020) mà còn đã được đưa vào pháp lý. Đẩy mạnh phát triển VLXKN ĐBSCL cần được quan tâm hơn nữa vì mạng lưới nhà máy sản xuất loại vật liệu này chỉ tập trung ở phía Bắc, miền Trung, miền Nam – ĐBSCL có rất ít nhà máy (Phú Khởi, 2014; Bộ Xây dựng, 2021). Thật vậy, chương trình 567 đã định hướng phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN đến năm 2020 khá cụ thể về chủng loại sản phẩm, về công nghệ và quy mô công suất, về sử dụng VLXKN, về nhóm giải pháp cơ chế chính sách, khoa học kỹ thuật, thông tin, tuyên truyền. Chương trình 567 đặt ra cho ĐBSCL nhu cầu công suất VLXKN là 2,30 – 3,20 tỷ viên. Các chương trình, kế hoạch thực hiện triển khai tại 13 tỉnh, thành ĐBSCL khá tuân thủ theo chương trình của Chính phủ. Một lý do nữa là ĐSBCL cũng là nơi định hướng phát triển đô thị, đô thị hóa vùng ĐBSCL gắn với thích ứng biến đổi khí hậu. Tuy vậy, tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Phát triển VLXKN cho thấy thị trường VLXKN của các doanh nghiệp trong các khu vực, các tỉnh thành chưa đồng đều, quá trình phát triển còn đang chậm so với chương trình chính phủ đề ra (Bộ Xây dựng, 2020b). Ngoài ra, vấn đề tiêu thụ VLXKN tại ĐBSCL cũng đang trì trệ. Theo tổng hợp các báo cáo 13 tỉnh, thành ĐBSCL cho thấy đa số các doanh nghiệp sản xuất VLXKN ở ĐBSCL có quy mô công suất sản xuất không lớn, tỷ lệ tiêu thụ bình quân so với sản xuất khoảng 80%-90% mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất VLXKN chưa sản xuất hết công suất thiết kế (50- 60%). Thực tế, thị trường sử dụng VLXKN không cao, chỉ những công trình thuộc sở hữu nhà nước và những công trình công cộng bắt buộc phải sử dụng VLXKN, còn các công trình nhà ở tư nhân vẫn chủ yếu sử dụng vật liệu nung truyền thống. Do đó, thị trường VLXKN ở góc độ cung cầu, cung là do yêu cầu của Chính phủ chứ chưa xuất phát từ quy luật cung cầu (là có cầu mới có cung), cầu về VLXKN giai đoạn 10 năm qua và hiện tại còn đang khá miễn cưỡng. Các vấn đề chính đang được chú ý để nghiên cứu và cải thiện quá trình chuyển đổi này gồm chất lượng quy hoạch phát triển chưa cao, dự báo nhu cầu chưa sát với thị trường, năng lực đổi mới của nhà sản xuất còn hạn chế, thiết kế và thi công công trình để thích ứng liên tục chưa bắt kịp xu hướng, các tiêu chuẩn và hành lang pháp lý liên quan sản phẩm, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình sử dụng VLXKN chưa đáp ứng và còn chậm ban hành, thiếu vật liệu thân thiện môi 2
  17. trường mới, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế v.v. (Bộ Xây dựng, 2020b; Chính phủ, 2018). Chính phủ lãnh đạo các khoản đầu tư dẫn dắt ngành công nghiệp vật liệu phát triển nhất quán và ổn định nhưng đôi khi trở thành một yếu tố cản trở việc áp dụng công nghệ và làm trì hoãn những thay đổi cần thiết theo nhu cầu thị trường. Hơn nữa, các nhà sản xuất VLXKN Việt Nam thiếu khả năng đổi mới để có thể phản ứng linh hoạt với những thay đổi trong môi trường (Bộ Xây dựng, 2020b). Đặc biệt, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường có đặc điểm gây khó khăn trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường là yếu tố cơ bản cho các dự báo trong tương lai, trong đó người bán (nhà sản xuất), người mua (công ty xây dựng) và người sử dụng (người dân) là khác nhau (Shim và cộng sự, 2019). Vì vậy, bối cảnh thực tiễn cho thấy, đặc biệt ĐBSCL là vùng cần được chú trọng nhiều hơn nữa để giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đế khả năng sản xuất gắn với thị trường, năng lực đổi mới của nhà sản xuất và các nhà thi công cũng như các chính sách của chính phủ cần được nghiên cứu để cải thiện việc phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN. Điều này giúp ĐBSCL đạt mục tiêu chương trình phát triển sản xuất và tiêu thụ VLXKN đến năm 2030 và định hướng 2050 (Thủ tướng Chính phủ, 2020). Bên cạnh đó, định hướng thị trường, năng lực đổi mới và hỗ trợ của chính phủ cũng là những vấn đề nghiên cứu được các học giả và các nhà nghiên cứu trong nước thế giới quan tâm đang rất quan tâm. Bằng chứng là trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về năng lực đổi mới trong nhiều lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing. Mặc dù giá trị học thuật mang lại rất nhiều nhưng các nghiên cứu này cũng tồn tại nhiều khe hổng lý thuyết cần được khai thác. Các khe hổng liên quan đến việc khai thác vai trò định hướng thị trường, năng lực đổi mới trong kênh tiêu thụ, những tranh luận về cách tiếp cận kết hợp nhiều góc nhìn của các lý thuyết lại với nhau nhằm giải thích kết quả mối quan hệ trong kinh doanh, tìm ra vấn đề nghiên cứu đang được chú trọng và phát huy sức mạnh của các lý thuyết chưa hoàn chỉnh… tất cả đều tạo nên sự đa dạng nhưng còn nhiều bỏ ngõ trong lý thuyết khoa học. Cụ thể như sau: Các nước đang phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi thường có đặc trưng là thể chế chưa đầy đủ trong hỗ trợ thị trường kinh doanh (Ahlstrom & Ding, 2014; Mair & Marti, 2009) nên chính phủ thường muốn khởi xướng và hỗ trợ các nổ lực kinh doanh cho những doanh nghiệp tại quốc gia của mình (Eijdenberg và cộng sự, 2019). Chính phủ cung cấp cho các doanh nghiệp các chương trình, chính sách và kế hoạch khuyến khích để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của thể chế không đầy đủ hoặc việc thực thi không hiệu quả trong quá trình chuyển đổi chính trị, kinh tế và xã hội (H. Li & Atuahene-Gima, 2001; Shu và cộng sự, 2019; Shu và cộng sự, 2015). Hiện nay, đối với VLXKN, cách thức hỗ trợ của chính phủ có ảnh hưởng tích cực đến việc định hướng sản xuất và các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp sản xuất VLXKN đã giúp doanh nghiệp phát triển thị trường hay không? Ngoài ra, để duy trì và phát triển thị trường, các doanh nghiệp cần sử dụng nổ lực marketing nhằm tăng doanh thu bằng cách khai thác nguồn lực của chính mình (Cottam và cộng sự, 2001; Kotler & Armstrong, 2018) như định hướng thị trường (W. Baker & Sinkula, 1999b; Kohli & Jaworski, 1990; Narver & Slater, 1990), và đổi mới (Hardaker và cộng sự, 1998). Ngoài ra, doanh nghiệp có định hướng thị trường tạo lập và lưu trữ 3
  18. thông tin thị trường cần thiết để xây dựng, duy trì và nâng cao cách tiếp cận hệ thống trong hợp tác với các công ty khác (Min & Mentzer, 2000). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đã chưa khai thác hết tác động tiềm tàng của định hướng thị trường của nhà sản xuất với đối tác trong kênh tiêu thụ. Ngoài ra, nghiên cứu về năng lực đổi mới được cho rằng đổi mới là nguồn chính của tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thị trường (Damanpour và cộng sự, 2009; Tidd, 2001) nhưng rất đa dạng, còn nhiều tranh luận (Uyên, 2019). Ở góc độ doanh nghiệp, thông tin là cần thiết cho dự án đổi mới trong hợp tác với nhà cung cấp (M. Song & Thieme, 2009), với chính phủ và chính quyền địa phương hay viện / trường (Najib & Kiminami, 2011). Đặc biệt, vai trò của năng lực đổi mới trong mối quan hệ kênh tiêu thụ còn nhiều bỏ ngõ giai đoạn 2000 – 2019 (Oanh và cộng sự, 2020; Saunila, 2020). Hiện tại, cách tiếp cận kết hợp nhiều góc nhìn của các lý thuyết lại với nhau nhằm giải thích kết quả mối quan hệ trong kinh doanh, tìm ra vấn đề nghiên cứu đang được chú trọng và phát huy sức mạnh của các lý thuyết (Han và cộng sự, 1998; Siguaw và cộng sự, 1998; Langerik, 2001; Kirca và cộng sự, 2005; Yang & Su, 2014; Shu và cộng sự (2015). Langerik (2001) kết hợp lý thuyết các bên có liên quan, lý thuyết dựa vào nguồn lực và marketing mối quan hệ để nghiên cứu mối quan hệ với nhà cung cấp để xem xét mối quan hệ định hướng thị trường của doanh nghiệp sản xuất với định hướng khách hàng của nhà cung cấp và định hướng khách hàng của khách hàng cuối cùng trong kênh phân phối nhằm khám phá định hướng dài hạn trong mối quan hệ người bán – người mua. Shu và cộng sự (2012) và Shu và cộng sự (2015) tích hợp lý thuyết thể chế và lý thuyết đổi mới để xem xét chuyển đổi ngành. Như vậy, kết quả tổng kết lý thuyết cho thấy rằng chưa tìm thấy nghiên cứu nào về tác động định hướng thị trường và năng lực đổi mới trong ngành xây dựng, đặc biệt có xem xét thêm yếu tố hỗ trợ của chính phủ trong mối quan hệ này càng chưa tìm thấy. Doanh nghiệp có định hướng thị trường, có khả năng sử dụng các nguồn lực tạo ra đổi mới mang đến giá trị, đáp ứng nhu cầu khách hàng để phát triển thị trường. Doanh nghiệp phải nhận ra rằng một số hoạt động tạo ra giá trị này được thực hiện trong trong mối quan hệ kênh tiêu thụ (Langerak, 2001; Min và cộng sự, 2007). Nghiên cứu trước đây còn nhấn mạnh rằng các nghiên cứu tương lai có thể tích hợp nhiều lý thuyết hơn nữa để hiểu biết đầy đủ hơn về cách thức chính sách hỗ trợ của chính phủ ảnh hưởng đến mối quan hệ định hướng thị trường và đổi mới (Cai và cộng sự, 2015). Luận án này tiếp cận theo cách kết hợp các lý thuyết khác nhau gồm lý thuyết các bên có liên quan, lý thuyết dựa vào nguồn lực, marketing B2B và lý thuyết thể chế. Lý thuyết các bên liên quan giúp xem xét mối quan hệ với bên liên quan chính yếu - khách hàng doanh nghiệp trong mối quan hệ đối tác phát triển thị trường. Dưới góc nhìn từ lý thuyết dựa vào nguồn lực, nhà sản xuất đầu mối xem xét hành vi chiến lược của chính mình (định hướng thị trường, năng lực đổi mới) với hành vi của đối tác khách hàng doanh nghiệp như thế nào trong phát triển thị trường doanh nghiệp ở một lĩnh vực nhất định. Rất cần thiết để xem xét hoạt động định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp, năng lực đổi mới của khách hàng doanh nghiệp và các hành vi này ảnh hưởng đến phát triển thị trường như thế nào. Đối với sự chuyển đổi ngành hàng, phát triển sản phẩm mới do chính phủ khởi xướng trong nền kinh tế đang phát triển thì không thể không tích hợp lý 4
  19. thuyết thể chế vào mối quan hệ trên. Từ đó, xem xét tác động của các thể chế chính thức (hỗ trợ của chính phủ) đến hành vi chiến lược của doanh nghiệp và khách hàng doanh nghiệp đến phát triển thị trường ra sao. Do đó, kết hợp nhiều lý thuyết lại với nhau là rất cần thiết để phát triển mô hình lý thuyết phát triển thị trường thông qua định hướng thị trường, năng lực đổi mới tập trung vào doanh nghiệp sản xuất đầu mối, định hướng thị trường khách hàng doanh nghiệp trong mối quan hệ kinh doanh, dưới hỗ trợ của chính phủ trong phát triển ngành hàng mới. Thêm vào đó, ở Việt Nam có rất ít các công trình nghiên cứu định lượng xem xét sự kết hợp của hỗ trợ của chính phủ, định hướng thị trường, năng lực đổi mới đến phát triển thị trường ở góc độ doanh nghiệp, đa phần là nghiên cứu định tính dưới dạng phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp, các bài báo cáo và bài viết về kinh nghiệm xây dựng năng lực đổi mới, định hướng thị trường sản phẩm, hoặc cách thức hỗ trợ của chính phủ từ các quốc gia khác… Do đó, điều này đã tạo cho tác giả cơ hội để khám phá tính mới và động lực để tiến hành nghiên cứu và kiểm định mô hình phát triển thị trường sản phẩm ở cấp công ty dưới cách tiếp cận kết hợp các lý thuyết để xem xét tác động của các yếu tố gồm hỗ trợ của chính phủ, định hướng thị trường, năng lực đổi mới trong kênh tiêu thụ đề xuất tại thị trường ĐBSCL. Luận án tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp đầu mối sản xuất và đối tác tiêu thụ của họ và xem xét tác động của mối quan hệ này đến kết quả hoạt động – phát triển thị trường trong một lĩnh vực nhất định. Nghiên cứu tích hợp các cách tiếp cận từ lý thuyết các bên có liên quan, lý thuyết dựa vào nguồn lực trong lĩnh vực quản trị chiến lược để mở rộng khái niệm định hướng thị trường, năng lực đổi mới ở đối tác chính của doanh nghiệp đầu mối trong mối quan hệ kinh doanh chính giúp phát triển thị trường. Từ những lập luận cả về thực tiễn lẫn lý thuyết như trên, việc nghiên cứu về “Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm đề xuất một số hàm ý quản trị để giúp các nhà quản lý doanh nghiệp phát triển thị trường VLXKN ở ĐBSCL, khuyến nghị với Chính phủ có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất VLXKN xác thực là rất cần thiết trong yêu cầu hiện nay vì tầm quan trọng và những đóng góp của nó cho cả khoa học lẫn thực tiễn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tác động định hướng thị trường của nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp; đánh giá hỗ trợ của chính phủ tác động đến năng lực đổi mới, định hướng thị trường của nhà sản xuất trong phát triển thị trường VLXKN ở ĐBSCL. Từ đó, luận án đề xuất một số hàm ý quản trị để giúp các nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất kinh doanh VLXKN ĐBSCL phát triển thị trường. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể được đề ra như sau: (1) Phân tích tác động hỗ trợ của chính phủ đến định hướng thị trường, năng lực đổi mới và phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL. 5
  20. (2) Phân tích tác động của định hướng thị trường đến phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL và tác động định hướng thị trường của nhà sản xuất đến định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp. (3) Phân tích tác động định hướng thị trường của nhà sản xuất và định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp đến năng lực đổi mới của nhà sản xuất VLXKN ĐBSCL. (4) Kiểm định vai trò trung gian của định hướng thị trường của nhà sản xuất, định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp và năng lực đổi mới của nhà sản xuất. (5) Đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất thực hiện phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL thành công. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Với các mục tiêu như trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau: (1) Vai trò hỗ trợ của chính phủ ảnh hưởng đến định hướng thị trường và năng lực đổi mới của nhà sản xuất như thế nào? Có tác động đến định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp VLXKN không? Và có giúp nhà sản xuất phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL hay không? (2) Định hướng thị trường của nhà sản xuất có thật sự ảnh hưởng đến định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp của mình hay không? Và định hướng thị trường của nhà sản xuất có giúp phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL thật sự hay không? (3) Năng lực đổi mới của nhà sản xuất VLXKN có dựa vào định hướng thị trường của mình hoặc dựa vào khách hàng doanh nghiệp hay không? Nếu có, nó giúp phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL như thế nào? (4) Định hướng thị trường của nhà sản xuất, định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp và năng lực đổi mới của nhà sản xuất có gián tiếp giúp phát triển thị trường hay không? (5) Các hàm ý quản trị nào cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất VLXKN phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL? 1.4 Đối tượng nghiên cứu Để phát triển thị trường VLXKN ở ĐBSCL, đối tượng nghiên cứu bao gồm định hướng thị trường của nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp của nhà sản xuất, năng lực đổi mới và phát triển thị trường VLXKN của nhà sản xuất. VLXKN là sản phẩm đầu vào của ngành xây dựng thuộc ngành công nghiệp, thuộc đầu vào của thi công xây dựng nên đặc trưng kênh tiêu thụ chủ yếu là kênh công nghiệp – doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B). Do vậy, đối tượng khảo sát là: Nhà sản xuất là công ty sản xuất VLXKN ĐSBCL hoạt động từ 2 năm trở lên. Khách hàng doanh nghiệp là người mua chủ yếu của các sản phẩm VLXKN của nhà sản xuất VLXKN ĐBSCL bao gồm công ty thầu thi công xây dựng, công ty kinh doanh. Khách hàng doanh nghiệp được nhà sản xuất VLXKN ĐBSCL được giới thiệu để khảo sát. Khách hàng tiêu dùng cuối cùng không phải là đối tượng khảo sát của luận án. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2