intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nâng cao năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN HẬU CẦN HÀ VĂN THỦY NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN HẬU CẦN HÀ VĂN THỦY NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9. 34. 02. 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN PHÚ GIANG HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tiêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tài liệu tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hà Văn Thủy
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có 6 liên quan đến đề tài luận án 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6 1.1.1. Các các công trình nghiên cứu ngoài nước 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 12 1.2. Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu 16 1.2.1. Nhận xét 16 1.2.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu 17 1.3. Hướng nghiên cứu của luận án 18 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu 18 1.3.2. Hướng nghiên cứu các nội dung luận án 18 Kết luận chương 1 19 Chương 2: Lý luận chung về năng lực quản trị công ty tại các ngân 20 hàng thương mại cổ phần 2.1. Quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần 20 Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doah của ngân hàng thương 2.1.1. 20 mại cổ phần …………………………………...……………………… 2.1.2. Quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần …….………... 24 2.2. Năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần 36 2.2.1. Khái niệm ………………………………………………..………….. 36 2.2.2. Nội dung năng lực QTCT tại các ngân hàng thương mại cổ phần …. 37 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực QTCT của các ngân hàng 2.3. 47 thương mại cổ phần ………………………………………………… 2.3.1. Các yếu tố chủ quan……………………………………….………….. 47 2.3.2. Các yếu tố khách quan……………………………………………….. 54 Các tiêu chí phản ánh năng lực QTCT của các ngân hàng thương 2.4. 56 mại cổ phần …………………………………………………..….…. 2.4.1. Các tiêu chí định tính …………………………………..……….…… 56 2.4.2. Các tiêu chí định lượng ………………………………….………..…. 59 Kinh nghiệm một số quốc gia về quản trị công ty và bài học kinh 2.5. 62 nghiệm cho các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam …………….…. 2.5.1. Kinh nghiệm quốc tế ……………………………………………..… 62 Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước 2.5.2. 67 ở Việt Nam …………….……………………………………………. Kết luận chương 2 ……………………………………………..…… 69
  5. Chương 3: Thực trạng năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng 70 thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam ………………. 3.1. Khái quát về các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam …………….. 70 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam 70 3.1.2. Đặc điểm của các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam ………… ……. 76 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam 77 Thực trạng năng lực quản trị công ty tại các NHTMCP nhà nước ở Việt 3.2. 79 Nam ……………………………………………………….. Thực trạng năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam 3.2.1. 79 theo hoạt động quản trị ………………………………..……. Thực trạng năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam 3.2.2. 89 qua các chỉ tiêu tài chính ………………………..…………. Sử dụng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 3.3. 104 đến năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam 3.3.1. Cơ sở lý thuyết ……………………………………………………... 104 3.3.2. Thiết kế thang đo …………………………………………………... 106 3.3.3. Dữ liệu thực nghiệm ……………………………………………….. 106 3.3.4. Thống kê mô tả …………………………………………………….. 109 3.3.5. Phân tích dữ liệu sơ bộ và giả thuyết thực nghiệm ………………… 111 3.3.6. Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo ………………………... 111 3.3.7. Đánh giá sự phù hợp của mô hình ………. ……………………… .. 116 3.3.8. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ……………………………… 117 3.3.9. Kết quả chạy mô hình nghiên cứu …………………………………. 117 Đánh giá thực trạng năng lực QTCT của các NHTMCP nhà nước 3.4. 119 ở Việt Nam ……………………… …………………………. 3.4.1. Kết quả đạt được …………………………………………………… 119 3.4.2 Hạn chế …………………………………………………………….. 120 3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế ………………………………………….. 122 Kết luận chương 3 ………………………………………………… 125 Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị công ty tại các 126 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam Định hướng, mục tiêu nâng cao năng lực QTCT tại các NHTMCP 4.1. 126 nhà nước ở Việt Nam đến năm 2030 Bối cảnh chung ảnh hưởng đến năng lực quản trị công ty của các ngân 4.1.1. 126 hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam …………… . Định hướng nâng cao năng lực lực quản trị công ty của các ngân hàng 4.1.2. 130 thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam …………………. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng 4.2. 132 thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam ………………. Nâng cao nhận thức về quản trị công ty và năng lực quản trị điều hành 4.2.1. 132 tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam 4.2.2. Hoàn hiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu …………………….. 134
  6. Nâng cao năng lực Hội đồng quản trị tại các NHTMCP nhà nước ở 4.2.3. 136 Việt Nam …… …………………………………………………….. 4.2.4. Hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch thông tin báo cáo tài chính 139 Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại cổ 4.2.5. 140 phần nhà nước ở Việt Nam ……… ………………………………. Nâng cao năng lực ban giám đốc tại các ngân hàng thương mại cổ phần 4.2.6. 141 nhà nước ở Việt Nam ……………………………………….. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các ngân hàng thương mại cổ 4.2.7. 142 phần nhà nước ở Việt Nam ………………………………… 4.2.8. Nâng cao năng lực giám sát, kiểm soát nội bộ …………………….. 145 Nâng cao vai trò của cổ đông tham gia vào các hoạt tại các ngân hàng 4.2.9. 148 thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam ………………………… 4.3. Kiến nghị …….……………………………………………………. 150 4.3.1. Đối với Chính phủ …………………………………………………. 150 4.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam …………………………… 151 4.3.3. Đối với Bộ tài chính ……………………………………………….. 153 Kết luận chương 4 ………………………………………………… 154 KẾT LUẬN ……………………………………………………….. 155
  7. CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCTC Báo cáo tài chính BĐH Ban điều hành BGĐ Ban giám đốc BKS Ban kiểm soát CTCP Công ty cổ phần CSH Chủ sở hữu CLNNL Chất lượng nguồn nhân lực ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông GSKSNB Giám sát kiểm soát nội bộ HĐQT Hội đồng quản trị HĐKD Hoạt động kinh doanh HQKD Hiệu quả kinh doanh KTNB Kiểm toán nội bộ NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NLBGĐ Năng lực Ban giám đốc NLHĐQT Năng lực Hội đồng quản trị MTXH Môi trường xã hội QTCT Quản trị công ty OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TGCĐ Tham gia cổ đông TTBCTC Thông tin báo cáo tài chính TTTC Thị trường tài chính TCTD Tổ chức tín dụng UBKT Ủy ban kiểm tra ROA Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Bảng số Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1 Danh sách các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam 70 Kết quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP nhà nước 2 Bảng 3.2 78 ở Việt Nam 3 Bảng 3.3 Đặc điểm HĐQT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam 80 Đặc điểm Ban điều hành của BIDV, Vietcombank, 4 Bảng 3.4. 82 Viettinbank 5 Bảng 3.5. Cơ cấu CSH vốn tại BIDV, Vietcombank, Viettinbank 84 Số lượng các ủy ban trực thuộc tại BIDV, Vietcombank, 6 Bảng 3.6 86 Viettinbank 7 Bảng 3.7 Tổng tài sản tại các NHTMCP nhà nước Việt Nam 89 8 Bảng 3.8 Vốn điều lệ của BIDV, Vietcombank, Vietinbank 91 9 Bảng 3.9 Tổng dư nợ tại các NHTMCP nhà nước Việt Nam 92 10 Bảng 3.10 Huy động vốn tại các NHTMCP nhà nước Việt Nam 95 Tỷ lệ nợ xấu và hệ số CAR của BIDV, Vietcombank, 11 Bảng 3.11 97 Vietinbank 12 Bảng 3.12 ROA của BIDV, Vietcombank, Vietinbank 99 13 Bảng 3.13. ROE của BIDV, Vietcombank, Vietinbank 100 Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của BIDV, 14 Bảng 3.14. Vietcombank, Vietinbank 102 15 Bảng 3.15. Hệ số Cronbach’S Alpha các biến phụ thuộc 112 16 Bảng 3.16. Hệ số Cronbach’S Alpha các biến độc lập 112 17 Bảng 3.17. Kiểm định KMO các biến độc lập 113 18 Bảng 3.18. Kiểm định KMO biến phụ thuộc 114 19 Bảng 3.19. Bảng hệ số Communalities 115 20 Bảng 3.20. Kết quả phân tích phương sai trích biến phụ thuộc 115 21 Bảng 3.21. Độ phù hợp của mô hình 116 22 Bảng 3.22. Phân tích phương sai 116 23 Bảng 3.23. Phân tích hồi quy 117
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ TT Hình số Tên hình, biểu đồ Trang Các cấp độ và lợi ích tiềm năng của quản trị công 1 Hình 2.1 26 ty có hiệu quả 2 Hình 2.2 Những lợi ích của quản trị công ty 27 Hệ thống kiểm soát nội bộ với 3 tuyến phòng thủ 3 Hình 2.3 34 tại các ngân hàng thương mại cổ phần Mô hình QTCT và cơ cấu bộ máy quản lý của 4 Hình 3.1 71 NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Mô hình QTCT và cơ cấu bộ máy quản lý của 5 Hình 3.2 73 NHTMCP Công thương Việt Nam Mô hình QTCT và cơ cấu bộ máy quản lý của 6 Hình 3.3 75 NHTMCP Ngoại thương Việt Nam Mô hình kiểm soát nội bộ tại BIDV, Vietcombank, 7 Hình 3.4 88 Vietinbank Các bước nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến 8 Hình 3.5. năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt 105 Nam 9 Biểu đồ 3.1 Tổng tài sản của các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam 90 10 Biểu đồ 3.2 Tổng dư nợ của các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam 94 11 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ nợ xấu của BIDV, Vietcombank, Vietinbank 98 12 Biểu đồ 3.4 ROA của của BIDV, Vietcombank, Vietinbank 99 13 Biểu đồ 3.5 ROE của BIDV, Vietcombank, Vietinbank 101 14 Biểu đồ 3.6 Lĩnh vực quản lý của đối tượng khảo sát 110 15 Biểu đồ 3.7 Kinh nghiệm làm việc của đối tượng khảo sát 110
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Quản trị công ty là chủ đề luôn giành được nhiều quan tâm trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế. Rất nhiều tổ chức lớn như OECD, World Bank, BIS… đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển các nguyên tắc quản trị công ty lành mạnh và hiệu quả. Quản trị công ty (QTCT) có tầm quan trọng đặc biệt, được đặt ra như một yêu cầu không thể tách rời với sự phát triển của các doanh nghiệp. QTCT với cơ chế phân định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, minh bạch, từ đó bảo đảm hài hòa lợi ích các bên liên quan, giảm thiểu xung đột lợi ích cũng như sự lạm dụng quyền hạn vì lợi ích cá nhân,… là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp hoạt động lành mạnh và hiệu quả. Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình doanh nghiệp, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có tính liên kết và có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. QTCT tốt sẽ đem lại các lợi ích cho NHTM, đó là: nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; Nâng cao khả năng tiếp cận thị trưởng vốn; Giảm chi phí vốn và nâng cao uy tín của ngân hàng. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, hệ thống NHTM có sự phát triển mạnh mẽ. Các NHTM quan tâm nhiều hơn đến công tác quản trị điều hành, thực hiện quản trị theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Những kết quả có thể kể đến là: qui mô vốn điều lệ, qui mô tổng tài sản không ngừng tăng, chất lượng tài sản có, tỷ suất sinh lời, công tác quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro tại các ngân hàng từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, sự thay đổi thành phần và cấu trúc vốn, cấu trúc sở hữu, mạng lưới hoạt động, tại các NHTM nói chung, các NHTM cổ phần
  11. 2 nhà nước nói riêng đã có tác động không nhỏ đến QTCT tại các ngân hàng này. Các NHTMCP nhà nước hiện nay (gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank), Nhà nước vẫn đang nắm giữ cổ phần chi phối nên trong quản trị ngân hàng thường có sự xung đột lợi ích do Nhà nước can thiệp vào quá trình ra quyết định, thiếu sự độc lập, minh bạch giữa các chức năng trong cơ cấu quản trị. Vì vậy, việc đổi mới toàn diện QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam là yêu cầu cấp bách nhằm minh bạch hóa QTCT, từ đó tạo điều kiện cho các NHTMCP phát triển ổn định và bền vững. Theo đó, việc nâng cao năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam là vô cùng cần thiết. Trong điều kiện, các nghiên cứu về QTCT tại các NHTM ở Việt Nam còn chưa nhiều, những vẫn đề về lý luận còn đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện. Bên cạnh đó, những bất cập trong QTCT tại các NHTMCP nhà nước còn một số tồn tại, cần phải có những nghiên cứu phân tích, đánh giá một cách toàn diện, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện. Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu lý thuyết và nhu cầu thực tế, nên tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam” làm luận án là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài rút ra các kết luận về kết quả đã được nghiên cứu và thống nhất mà luận án có thể kế thừa, các khoảng trống nghiên cứu từ đó hình thành ý tưởng nghiên cứu của luận án.
  12. 3 Hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về quản trị công ty và năng lực QTCT tại các NHTM cổ phần. Phân tích thực trạng năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam từ đó rút ra nhận xét, kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực QTCT tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu các nội dung thuộc về năng lực QTCT và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam. Phạm vi không gian: Luận án đánh giá thực trạng năng lực QTCT và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam từ năm 2015 - 2021, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận án sử dụng các phương pháp sau:
  13. 4 Phương pháp thống kê: Thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và xuống quan sát trực tiếp ở Sở giao dịch, một số chi nhánh để thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia, cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tại một số chi nhánh tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam và các giảng viên ở các học viện, trường đại học (trực tiếp, qua thư điện tử) để có thêm các thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Phát phiếu khảo sát năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam. Phương pháp thực nghiệm: Dựa trên kết quả khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia, NCS xử lý dữ liệu trên excel và phần mềm SPSS thông qua các bước: kiểm định độ tin cậy Cronbach's anpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA); phân tích tương quan; phân tích hồi quy tuyến tính bội nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Thông qua việc thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu các báo cáo QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam. Luận án đánh giá, phân tích thực trạng năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2015- 2021. Phương pháp suy luận logic: Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, NCS suy luận logic để đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam. 6. Đóng góp mới của luận án Trên cơ sở tổng quan và kế thừa các công trình nghiên cứu được thực hiện của các nhà khoa học trước đây, luận án đã đóng góp mới những vấn đề sau:
  14. 5 Luận án hệ thống hóa và hoàn thiện lý thuyết quản trị công ty và năng lực quản trị công ty, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về quản trị công ty của các ngân hàng thương mại ở Thái Lan, Singapore, Nhật Bản từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mai cổ phần. Dùng mô hình kinh tế lượng đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng năng lực QTCT tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị công ty tại các NHTMCP nhà nước ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Lý luận chung về năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần Chương 3: Thực trạng năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ở Việt Nam
  15. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Nhóm nghiên cứu có liên quan đến khái niệm quản trị công ty. Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm, định nghĩa, nội hàm về QTCT; mỗi học thuật tuy có khác nhau về ý nghĩa, câu từ do góc độ nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau đối với lý luận và thực tiễn về QTCT trong các ngành khác nhau như: Macey, (2008); thì nghiên cứu QTCT theo nghĩa hẹp là QTCT có thể được hiểu là quan hệ của một công ty với các cổ đông. Theo Mathiesen (2002) thì “QTCT thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải thiện hiệu suất tài chính”. Các tác giả StuartGillian (2006), Mubert, Wells (2010).… thì QTCT là quá trình ra quyết định của HĐQT và các nhà quản lý cao cấp nhằm đạt được mục tiêu của công ty và cổ đông; là tập hợp các mối quan hệ giữa các bên quản lý một công ty, HĐQT, các cổ đông và các bên có liên quan. Theo Wells (2010) lại đưa ra “Quản trị công ty là cơ chế để nhằm giảm thiểu các vấn đề do việc chia tách quyền sở hữu và kiểm soát”. Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) có khái niệm QTCT là những cơ cấu và những quá trình để định hướng, kiểm soát công ty [1]. Theo OECD (2019, 2004) có đề cập đến khái niệm QTCT là “những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty liên quan đến các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, HĐQT, cổ đông, các bên có liên quan”. Mục tiêu là “QTCT là khích lệ Ban giám đốc, HĐQT theo đuổi mục tiêu vì lợi ích của công ty và các cổ đông” [2].
  16. 7 Nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty trong ngân hàng thương mại. Trong các nghiên cứu của Macey và O’Hara (2003), Becht, Bolton và Roell (2011) và Levine (2004) đã đưa ra các đặc trưng về mối quan hệ giữa QTCT và hoạt động ngân hàng là do các chức năng về hoạt động tiền gửi, tiền cho vay để hưởng lợi từ chênh lệch từ lãi suất; tránh rủi ro cho cổ đông, người gửi tiền và ngay chính ngân hàng cần thông qua công cụ quản lý và giải quyết các mối quan hệ đó là QTCT [24]. Nghiên cứu của Pablo de Anndres, Eleuterio Valleado (2008) đối với ngân hàng có tầm cỡ quốc tế thì QTCT là mối quan hệ giữa thành phần và quy mô HĐQT với KQKD ngân hàng; số lượng thành viên HĐQT có ý nghĩa đối với giám sát kinh doanh ngân hàng tốt hơn. Tuy nhiên nếu nhiều thành viên độc lập ảnh hưởng đến HQKD do ra quyết định chậm. Nghiên cứu của Christopher Anderson, Terry L. Campbell (2004) khi nói về ngân hàng Châu Á thì QTCT chỉ ra HĐQT không làm tròn nhiệm vụ kiểm soát để xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đặt ra vị trí của tổng giám đốc trong vai trò QTCT. Đối với ngân hàng khu vực Đông Nam Á thì QTCT chính là tách bạch trách nhiệm giữa người sở hữu và người đại diện; đề cao vai trò kiểm soát của HĐQT và chịu trách nhiệm của giám đốc thì hiệu quả kinh doanh khá hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa làm rõ cách thức QTCT và vai trò kiểm soát của HĐQT ở mức nào là phù hợp. Các nghiên cứu về Hội đồng quản trị Đối với HĐQT, nghiên cứu của Berger, NA & Schaeck. Kick (2014), [34] … đề cao vai trò và trách nhiệm đầu tiên đối với QTCT của doanh nghiệp thuộc về HĐQT vì đây là tổ chức đưa ra các định hướng tổng thể trong hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng. Nghiên cứu này đề cập đến: số lượng thành viên HĐQT có liên quan đến hiệu suất QTCT của ngân hàng. Nghiên cứu của
  17. 8 Adams R.B, Ferreira (2007) [30] cho rằng các thành viên trong HĐQT có năng lực chuyên môn tài chính sẽ giúp cho công tác QTCT tốt hơn; bên cạnh đó, Sandeep Nabar và các cộng sự (2007) khi nghiên cứu công ty tại Mỹ đã phát hiện những doanh nghiệp có sự thay đổi giám đốc tài chính có kinh nghiệm thì mức độ công bố lại BCTC và QTCT tốt hơn các công ty có HĐQT không có năng lực tài chính. Nghiên cứu về tác động số lần cuộc họp của HĐQT, theo nghiên cứu của Ebra heem Saleem Alzoubi (2012); Xie.B và các cộng sự [38] cho rằng HĐQT có nhiều cuộc họp sẽ giúp các thành viên sẽ có nhiều thời gian xem xét hành vi QTCT nhiều hơn và ảnh hướng đến lợi nhuận. Nghiên cứu của Gulzar M.A (2011) cũng có kết quả tương tự. Điển hình có các nghiên cứu: Ebraheem Saleem Salem Alzoubi (2012) [38]; Xie.B và các cộng sự (2001), kết luận rằng số lượng thành viên HĐQT có chuyên môn trong HĐQT thì có quan hệ nghịch với mức độ quản trị lợi nhuận. Ngoài ra, nghiên cứu của Brennan & Anup Agrawal, Sahiba Chadha (2010); cho rằng sự hiện diện các thành viên HĐQT độc lập có chuyên môn kế toán tài chính giúp HĐQT giám sát tốt hơn quy trình lập BCTC từ đó giảm hành vi công bố lại BCTC [33]. Trong khi đó, Wan Adibah Wan Ismail và các cộng sự (2010) nghiên cứu 400 công ty niêm yết tại Malaysia đã không tìm thấy bằng chứng nào có sự liên quan giữa thành viên có chuyên môn và hành vi quản trị lợi nhuận. Các nghiên cứu về Ủy ban kiểm tra và kiểm toán nội bộ: Đối với Ủy ban kiểm tra (UBKT). Nghiên cứu của M. Craig-Cooper (2004), [42] nghiên cứu về sự tác động của UBKT với QTCT cho thấy nếu có sự hiện diện của UBKT thì công tác QTCT trong công ty tốt hơn do sự tăng cường kiểm tra và giám sát của ủy ban này nên ít xảy ra hành vi quản trị lợi nhuận, ít có báo cáo thiếu trung thực. Theo DeZoort và các cộng sự (2002) cho rằng sự hiệu quả của UBKT phụ thuộc rất nhiều vào tính độc lập và kiến thức
  18. 9 chuyên môn của các thành viên UBKT. Nghiên cứu của Ryan Davidsona (2005); Abbott.L, Parker Susan, Peter.F (2004), phát hiện những công ty có tỷ lệ các thành viên độc lập và ít nhất có một thành viên có kiến thức chuyên môn trong UBKT cao thì góp phần không chỉ công tác QTCT tốt mà còn giúp các BCTC nó minh bạch hơn. Kết quả nghiên cứu của Anup Agrawal và Sahiba Chadha (2004), Sandeep Nabar và các cộng sự (2007) đều có kết quả tương tự. Đối với kiểm toán nội bộ (KTNB). KTNB cũng đóng vai trò quan trọng trong QTCT, vai trò quan sát viên độc lập nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế công ty, đặc biệt là đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu của Lin và các cộng sự (2010) cho thấy rằng bản chất và phạm vi hoạt động của KTNB có ảnh hưởng mạnh đến việc công bố những yếu kém của công ty hơn là năng lực và tính khách quan của KTNB. Shireenjit K. Johl (2013) nghiên cứu mối liên hệ giữa KTNB và hành vi quản trị lợi nhuận của 620 công ty niêm yết tại Malaysia. Kết quả cho thấy sự độc lập và hoạt động của Kiểm toán viên nội bộ có quan hệ nghịch với quản trị lợi nhuận. Nghiên cứu về các bên liên quan trong hoạt động quản trị công ty. Nghiên cứu của Jian Zhou, Nan Zhou (2006) đã đưa ra lý thuyết các bên có liên quan đưa ra nguyên tắc có ý nghĩa về đạo đức/ứng xử để nâng cao lợi nhuận và tài sản; trách nhiệm của các bên có liên quan như phương tiện để mang lại tối đa hóa tài sản của công ty [43]. Trong Lý thuyết đại diện xuất phát từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Sự tách biệt này càng trở nên phổ biến khi các công ty ngày càng lớn mạnh và mở rộng về quy mô, chủ sở hữu không thể tham gia điều hành công ty mà họ có xu hướng thuê người để điều hành công ty. Adam Smith (1973) “Tuy nhiên, người điều hành của những công ty như vậy (công ty cổ phần) chỉ là người quản lý tiền của người khác chứ không là tiền của mình. Không thể mong
  19. 10 đợi hoàn toàn rằng họ sẽ quản lý, kiểm soát tiền một cách cẩn thận như người chủ sở hữu quản lý, kiểm soát tiền của mình. Giống như những người giúp việc cho người giàu, họ có xu hướng quan tâm tới những vấn đề nhỏ, không vì danh dự của người chủ. Do vậy, sự sao nhãng và lãng phí sẽ luôn tồn tại, dù ở mức ít hay nhiều, trong việc quản lý các hoạt động của một công ty như vậy” Nghiên cứu của M. Craig-Cooper (2004), về các công ty lớn ở Mỹ chỉ ra rằng ngược với nội dung của lý thuyết người đại diện, chủ tịch HĐQT (tức là tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT là hai người khác nhau) không làm gia tăng giá trị cho cổ đông. Ngược lại, khi chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc thì giá trị của cổ đông sẽ cao hơn. Mô hình của Warther dự báo rằng HĐQT chỉ đóng vai trò thực sự trong tình huống khủng hoảng. Có một số bằng chứng ủng hộ giả thiết này đối với HĐQT độc lập. Thành viên HĐQT độc lập có khả năng miễn nhiệm hoặc thay đổi tổng giám đốc khi công ty hoạt động kém [42]. Nghiên cứu của Chan et al 2014, QTCT tốt phải tập trung vào việc tạo ra một cảm giác an toàn là công ty sẽ quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan. Theo nghiên cứu của Wiliam (2012), sử dụng mô hình SFA, 2SLS và Tobit để phân tích mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và tính hiệu quả của các ngân hàng ở Mỹ Latinh. Hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động ngân hàng đều tập trung chủ yếu tại các nước phát triển. Mối quan hệ giữa QTCT và chất lượng thông tin báo cáo tài chính Hầu hết các nghiên cứu trước đây khi xem xét mối quan hệ giữa QTCT và chất lượng thông tin BCTC đều nhằm vào HĐQT và UBKT. HĐQT và UBKT với tư cách là đại diện cổ đông giám sát Ban điều hành (Hillman and Dalziel, 2003), và họ được kỳ vọng giám sát chất lượng BCTC. HĐQT, đặc biệt là các thành viên độc lập đóng vai trò hiệu quả nhất trong việc giám sát bởi vì nếu không có BCTC đáng tin cậy, hình ảnh các thành viên độc lập sẽ bị đánh giá thấp trước công chúng đồng thời nó sẽ làm giảm nhu cầu giám sát của họ
  20. 11 (Ahmed và các cộng sự, 2006). Trong khi đó, hiệu quả của UBKT chỉ có thể được đánh giá cao khi bảo vệ được lợi ích cho cổ đông bằng việc đảm bảo rằng BCTC là trung thực (DeZoort và các cộng sự, 2002). Ngoài ra, UBKT còn cần phải cải tiến sự giám sát BCTC và kiểm soát nội bộ (Sori và các cộng sự, 2007). Norwani N.M và các cộng sự (2011) cho rằng mối quan hệ giữa QTCT và BCTC là không thể phủ nhận. Sự trung thực của BCTC phụ thuộc rất nhiều vào QTCT. Nói một cách khác, HĐQT chịu trách nhiệm trong vấn đề giám sát quá trình lập BCTC của doanh nghiệp (Yatim. P và các cộng sự, 2006). Quy mô HĐQT, muốn nói đến số lượng thành viên HĐQT của công ty. Với đặc tính này, các nghiên cứu đưa ra những quan điểm khác nhau, tập trung vào 3 hướng: (a) Quy mô HĐQT có quan hệ tích cực đến yếu tố chất lượng thông tin BCTC, cụ thể như nghiên cứu của Bader Al-Shammari, Waleed Al- Sultan (2010), Mohamed.A, Monirul A.H, Mahmud.H, Lee.Y (2009), cho rằng số lượng thành viên HĐQT càng lớn thì chất lượng thông tin công bố tự nguyện càng cao; Leila Hussein Amer, và Naser Abdelkarim (2012) khi xem xét 22 công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Palestin trong năm 2010 cho rằng số lượng thành viên HĐQT càng lớn thì mức độ quản trị lợi nhuận càng ít. Cùng quan điểm này, Xie.B (2001) kết luận rằng số lượng thành viên HĐQT càng lớn thì hành vi quản trị lợi nhuận càng ít. Quan điểm thứ hai (b) cho rằng quy mô HĐQT ảnh hưởng ngược chiều với yếu tố chất lượng BCTC, Persons (2006) kết luận rằng những công ty có số lượng thành viên HĐQT ít hơn thì tình trạng gian lận BCTC ít xảy ra. Quan điểm thứ ba (c) cho rằng quy mô HĐQT không có liên quan đến chất lượng thông tin BCTC như: Jouini Fathi (2013) không có mối liên hệ nào giữa quy mô HĐQT và chất lượng công bố. Davood Khodadady (2012) nghiên cứu về đặc tính “sự thích hợp” thông tin BCTC của 49 ngân hàng tại Ấn Độ, bao gồm 27 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và 22 ngân hàng tư nhân. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm để
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2