Luận án Tiến sĩ: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay dưới góc độ văn hoá học, luận án nhằm đề xuất giải pháp để phát huy tác động tích cực của nó đối với sự phát triển văn hoá và chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ TRỌNG THƯỞNG VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: VĂN HOÁ HỌC HÀ NỘI - 2021
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ TRỌNG THƯỞNG VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY Ngành: Văn hoá học Mã số: 922 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS LÊ QUÝ ĐỨC HÀ NỘI - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Lê Trọng Thưởng
- ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN............................................................................. 8 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đối ngoại và văn hoá đối ngoại .....8 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản .............................................................................33 1.3. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................46 CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY ......56 2.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................................56 2.2. Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp ..............................................................65 2.3. Quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách đối ngoại của nhà nước Việt Nam hiện nay .....................................................................................79 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY ......87 3.1. Hoạt động văn hoá của Việt Nam trong quan hệ với Pháp ................................87 3.2. Nhận xét văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay ............................................................................................126 CHƯƠNG 4: VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP: XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG, CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP HIỆN NAY ...............................................136 4.1. Xu hướng vận động của văn hoá đối ngoại hiện nay .......................................136 4.2. Các vấn đề đặt ra và những giải pháp phát triển văn hoá đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp ............................................................................147 KẾT LUẬN ....................................................................................................................159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................................162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................163 PHỤ LỤC ....................................................................................................................179
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam ĐNVH Đối ngoại văn hoá KT-XH Kinh tế - xã hội NCS Nghiên cứu sinh NGVH Ngoại giao văn hoá Nxb Nhà xuất bản TCH Toàn cầu hóa VHĐN Văn hoá đối ngoại VHNG Văn hoá ngoại giao
- iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm của một số quốc gia ............................. 61 Bảng 2.2: Các Hiệp định hợp tác Pháp - Việt Nam giai đoạn 1989 - 2019 .................. 83 Bảng 3. 1: Quy mô của Festival Huế qua các năm .....................................................90 Biểu đồ 3.1: Số đầu sách Pháp được nhượng bản quyền và dịch sang tiếng Việt qua các năm ....................................................................................................... 99 Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Pháp giai đoạn 2000 - 2019 .......... 114 Biểu đồ 3.3: Số lượng khách du lịch Pháp đến Việt Nam từ 2008-2019 .................... 122 Biểu đồ 4. 1: Chỉ số Sức mạnh mềm của Việt Nam và Pháp ....................................139
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, vì thế Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “Văn hoá là nền tảng tình thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH” [39, tr. 54], đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại, với nhiệm vụ “mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá” Nghị quyết đã chỉ rõ “làm tốt việc giới thiệu văn hoá, đất nước và con người Việt Nam với thế giới, tiếp thu có chắt lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài” [39, tr. 67]. Thực tiễn phát triển đất nước hiện nay tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của hoạt động văn hóa đối ngoại, nhất là yêu cầu hội nhập quốc tế, thông qua hoạt động này Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tiếp tục quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nhằm tăng cường sự cảm thông, sự hiểu biết trong giao lưu, hợp tác quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tăng cường sự hấp dẫn, thu hút các cá nhân, tổ chức nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, du lịch v.v.., đóng góp cho sự phát triển KT-XH; ngược lại, thông qua đó, Việt Nam tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại đề xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Với tầm quan trọng đó, Nghị quyết Trung ương chín khoá XI (2014) đã nhấn mạnh “Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài” [45]. Nhằm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Phối hợp chặt chẽ ... chính trị đối ngoại, kinh tế và văn hoá đối ngoại” [44, tr. 47]. Những quan điểm chỉ đạo đó cho thấy, văn hoá là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH quốc gia trước mắt và lâu dài, văn hoá gắn bó mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, đã và đang trở thành sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế, vì những lẽ đó, Chiến lược VHĐN đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt (theo Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 08/02/2015) đã khẳng định:
- 2 “VHĐN là một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn hóa quốc gia, thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc, có vai trò tích cực trong việc nâng cao vị thế của đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước” [151, tr. 1]. Trên tinh thần đó, Đại hội XII của Đảng (2016) khẳng định: “Chủ động hội nhập quốc tế về văn hoá, (...), thực hiện đa dạng hoá các hình thức văn hoá đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hoá đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực” [48, tr. 130]. Với mục tiêu đó, trong nhiều năm qua hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá có nhiều khởi sắc, “tổ chức tốt công tác thông tin đối ngoại tuyên truyền, quản bá hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt Nam ra thế giới” [50, tr. 49], tuy nhiên, những kết quả đạt được trong thực tế vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, “Việc giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại có mặt còn hạn chế” [49, tr. 85]. Để khắc phục những tồn tại trên, Đại hội XIII của Đảng (2021) đã chỉ đạo: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hoá, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hoá quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam, (...); từng bước đưa văn hoá Việt Nam đến với thế giới” [49, tr. 147]. Việt Nam và Pháp có mối giao lưu văn hoá lâu đời, đặc biệt kể từ khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1973, VHĐN của Việt Nam với Pháp ngày một phát triển, đặc biệt từ năm 1989 đến nay, đây là thời kỳ Việt Nam vượt qua sự bao vây cấm vận của các nước lớn. Từ đó cho đến nay, hoạt động VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp đã có sự phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đó, thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp lên tầm cao mới, trở thành quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2013; đồng thời qua đó tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với EU nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, những kết quả đó góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam tốt đẹp trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động VHĐN Việt Nam trong quan hệ với Pháp trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, kỳ vọng của hai đất nước, hai dân tộc. Vì thế, việc nghiên cứu “Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay” thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chính sách VHĐN nói chung, VHĐN trong quan hệ Việt - Pháp nói riêng.
- 3 Đồng thời góp phần hội nhập văn hoá giữa nước ta với văn hoá thế giới và châu Âu và trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay nhằm góp phần xây dựng phát huy, phát triển nền văn hoá Việt Nam và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay dưới góc độ văn hoá học, luận án nhằm đề xuất giải pháp để phát huy tác động tích cực của nó đối với sự phát triển văn hoá và chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung vào các nội dung sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về VHĐN, trong đó chỉ rõ nội hàm, cấu trúc và đặc điểm của VHĐN và vận dụng vào nghiên cứu đề tài luận án; - Phân tích bối cảnh VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay; - Phân tích thực trạng VHĐN của Việt Nam chỉ rõ vai trò của VHĐN Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay đối với phát triển văn hoá, con người Việt Nam nói riêng và phát triển KT-XH Việt Nam nói chung; - Chỉ ra những xu hướng vận động, các vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp phát triển với VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp hiện nay. 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay đạt được kết quả gì? còn những hạn chế gì? - Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay có vai trò như thế nào đối với phát triển văn hoá, con người Việt Nam? - Xu thế vận động và những vấn đề đặt ra đối với VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp trong thời gian tới? 3.2. Giả thuyết nghiên cứu Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay đã những bước tiến vượt bậc; những hoạt động VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Việt Nam.
- 4 Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn còn những hạn chế về cơ chế, chính sách, nguồn lực, v.v.. vì thế VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của hai đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới gia tăng sức mạnh mềm trong quan hệ đối ngoại, việc thúc đẩy phát triển VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp thực sự cần thiết; để thực hiện được yêu cầu này Việt Nam cần phải phải thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay, bao gồm những điều kiện, tiền đề và thực trạng hoạt động trong VHĐN của Việt Nam với Pháp; những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát huy vai trò của nó. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: thời gian nghiên cứu từ năm 1989 (từ khi Việt Nam và Pháp ký Hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế) đến năm 2019. - Về không gian: các hoạt động VHĐN diễn ra ở Việt Nam và ở Pháp. - Về nội dung: nghiên cứu VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp là chủ yếu. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được nghiên cứu theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các quan điểm triết học Mác-Lênin được xem xét là cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội, con người. Trong luận án này, NCS chọn “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” làm cơ sở phương pháp luận trực tiếp để xem xét VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ 1989 đến nay. Bởi vì VHĐN của Việt Nam với Pháp vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Nghiên cứu VHĐN Việt Nam với Pháp từ năm 1989 đến nay vừa nghiên cứu các mối liên hệ bên trong vừa nghiên cứu mối liên hệ bên ngoài của nó thì mới nhận thức và đánh giá được bản chất của nó, vì theo V.I.Lê-nin: “Muốn thực sự hiểu biết sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ của sự vật đó” [168, tr. 364].
- 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: * Phương pháp liên ngành Văn hoá học là ngành khoa học chuyên sâu đặc biệt, giao thoa của các ngành khoa học xã hội và khoa học nhân văn, vì thế nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn dưới giác độ văn hoá học cần sử dụng các phương pháp của các ngành khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Đề tài luận án “Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay” có sự giao thoa của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học nhân văn: văn hoá học, quan hệ quốc tế, chính trị học, ngoại giao học, sử học, v.v.. Phương pháp nghiên cứu này cho phép luận án kế thừa, vận dụng các khái niệm, phạm trù, các quy luật, các lý thuyết và phương pháp của các chuyên ngành trên. Việc tiếp cận đề tài theo hướng liên ngành giúp cho nghiên cứu sinh có các quan điểm, quan niệm tổng thể, đa chiều và dữ liệu đa dạng, phong phú từ các chuyên ngành về VHĐN nói chung và VHĐN của Việt Nam trong quan hệ ngoại giao với Pháp nói riêng. * Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã được công bố, từ đó chỉ rõ những kết quả đã nghiên cứu được của các công trình này liên quan đến VHĐN, quan hệ ngoại giao Việt - Pháp và quan hệ văn hoá Việt - Pháp, từ đó, luận án tiếp tục kế thừa và phát triển trong việc xây dựng cơ sở lý luận về VHĐN; đồng thời cũng chỉ rõ những khoảng trống vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ. Nghiên cứu sinh thu thập, tổng hợp và phân tích từ các nguồn sách, báo, tạp chí, báo cáo được lưu trữ tại Viện Thông tin khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thư viện quốc gia Việt Nam, Viện Thông tin khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phòng Tư liệu của một số đơn vị Học viện: Viện Xã hội học và Phát triển, Viện Văn hóa và Phát triển, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị. Từ các nguồn tư liệu đó, nghiên cứu sinh tập hợp và hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu về giao lưu - tiếp biến văn hoá trong đó có hợp tác, trao đổi văn hoá nói chung và hợp tác, trao đổi văn hoá giữa Việt Nam với Pháp nói riêng.
- 6 * Phương pháp chuyên gia Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để thu thập thêm các quan điểm, các nhận định, đánh giá của các chuyên gia về văn hoá và chuyên gia về quan hệ quốc tế, về các vấn đề về VHĐN của Việt Nam, nghiên cứu về phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp. Thông qua những nội dung và câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, nghiên cứu sinh gặp các chuyên gia trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua điên thoại hoặc gửi email) để trao đổi các vấn đề liên quan đến VHĐN của Việt Nam và quan hệ Việt - Pháp. * Phương pháp phân tích và tổng hợp Trên cơ sở những tài liệu, dữ liệu đã được thu thập và xử lý liên quan đến VHĐN của Việt Nam trong quan hê với Pháp từ 1989 đến nay, nghiên cứu sinh bằng phương pháp trừu tượng hoá phân tích các thành tố của VHĐN Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ 1989 đến nay sau đó tổng hợp lại để thấy hiện trạng chung và vai trò của VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ năm 1989 đến nay đã góp phần vào sự phát triển văn hoá, con người Việt Nam nói riêng, sự phát triển của quan hệ chính trị - ngoại giao, kinh tế, xã hội Việt Nam trong quan hệ với Pháp nói chung. * Phương pháp so sánh Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để so sánh, đánh giá các hoạt động VHĐN Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ 1989 đến nay với thời kỳ trước đó; đồng thời phương pháp này được NCS sử dụng để phân tích làm rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong phát triển VHĐN Việt Nam trong thời gian vừa qua; ngoài ra phương pháp này còn dùng để làm rõ xu hướng vận động của VHĐN các nước trên thế giới và Pháp. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Về lý luận Kết quả nghiên cứu VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay dưới góc nhìn văn hoá học góp phần làm rõ khái niệm VHĐN, phân biệt VHĐN với các khái niệm NGVH và VHNG; phân tích, làm rõ cấu trúc và vai trò của VHĐN. 6.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu luận án góp phần vào làm rõ thực trạng VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp, từ đó chỉ rõ các vấn đề đặt ra và những giải pháp phát
- 7 triển VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp; đây là cơ sở lý luận và thực tiễn có giá trị tham khảo cho Đảng và Nhà nước trong hoàn thiện chiến lược, chính sách về VHĐN ở Việt Nam nói chung và với Pháp nói riêng. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo phục vục cho công tác nghiên cứu và giảng dạy ngành văn hoá học. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 4 chương và 10 tiết như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận cơ bản Chương 2: Bối cảnh văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn từ 1989 đến nay Chương 3: Thực trạng văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn từ 1989 đến nay Chương 4: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp: xu hướng vận động, các vấn đề đặt ra và giải pháp hiện nay
- 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI NGOẠI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đối ngoại và văn hoá đối ngoại nói chung 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực quan hệ quốc tế được gọi là đối ngoại hay ngoại giao của nhiều quốc gia. Một số công trình nghiên cứu về phân tích chính sách đối ngoại, có những nghiên cứu như “Foreign Policy Decision Making: an Approach to the Study of International Politics” (Ra quyết định chính sách đối ngoại - một cách tiếp cận nghiên cứu Chính trị Quốc tế) của Richard Snyder, H.W. Bruck và Burton Sapin (2012) và “Pre-Theories and Theories of Foreign Policy” (Các tiền đề lý thuyết và lý thuyết về chính sách đối ngoại) của James Rosenau (1966). Các nghiên cứu này tìm cách giải mã những yếu tố quyết định hành vi quốc gia, chủ thể nhà nước và các yếu tố liên quan tới việc ra quyết định chính sách đối ngoại. Rosenau cho rằng cần khái quát hóa hành vi của các quốc gia một cách hệ thống và có cách tiếp cận chính sách đối ngoại so sánh (comparative foreign policy) để tìm một lý thuyết bao quát về chính sách đối ngoại trong mọi thời gian và không gian. Những tài liệu này cho rằng cần nghiên cứu chính sách đối ngoại không những ở kết quả mà còn cả trong quá trình hoạch định chính sách. Vì vậy, nghiên cứu về phân tích chính sách đối ngoại đã được mở rộng và tiếp thu thành quả của nhiều ngành học khác nhau trong quá trình phát triển thành một chuyên ngành nghiên cứu. Trong bối cảnh biến động sâu sắc trong quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại các nước những năm 1990, trong công trình “Changing Course: When Governments Choose to Redirect Foreign Policy” (Tiến trình Thay đổi: Khi các Chính phủ Lựa chọn Điều chỉnh Chính sách đối ngoại), International Studies Quarterly, vol. 34, No. 1 (3/1990), Charles Hermann đã có những phân tích sâu sắc về quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia trước sự biến đổi của
- 9 tình hình trong nước và quốc tế. Hermann đã hệ thống hoá các khái niệm lý thuyết và đề xuất cách thức diễn giải những quyết định điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia. Nghiên cứu của Hermann trả lời cho các câu hỏi “Những thay đổi này xảy ra trong tình huống nào khi Chính phủ nhận thấy chính sách hiện tại có thiếu sót, sai lầm, hoặc không còn tác dụng? Điều kiện để sự thay đổi xuất hiện là gì?” [196]. Cuốn sách The Oxford Handbook of Modern Diplomacy (Cẩm nang Oxford về ngoại giao hiện đại) của các tác giả Andrew F. Cooper, Jorge Heine và Ramesh Thakur do NXB Đại học Oxford ấn hành năm 2013. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những người học tập và thực hành ngoại giao hiện đại, cung cấp một bản tóm tắt cập nhật về những phát triển mới nhất trong lĩnh vực này; cuốn sổ tay mô tả các yếu tố của sự kiên trì và liên tục và những thay đổi đang ảnh hưởng đến ngoại giao. Ngoài ra, cuốn Cẩm nang cung cấp những phân tích và mô tả toàn diện về tình trạng ngoại giao trong thế kỷ 21, Cẩm nang còn hướng tới xa hơn và đưa ra cái nhìn sâu sắc về tương lai của ngành ngoại giao. Cuốn sách Mordern Diplomacy (Ngoại giao hiện đại) của tác giả R.P. Barston do Routledge ấn hành năm 2014. Cuốn sách phân tích và trình bày các lĩnh vực chủ đề rộng lớn, bao gồm bản chất ngoại giao, phương pháp ngoại giao và đàm phán, hoạt động ngoại giao ở các khu vực cụ thể, thiên tai và xung đột quốc tế, cuốn sách bao gồm tất cả các lĩnh vực chủ đề chính của ngoại giao đương đại. Bên cạnh đó, các tác giả cuốn sách còn phân tích chi tiết về các vấn đề quốc tế quan trọng tác động đến ngoại giao và mối quan hệ của nó với chính trị quốc tế. Thông qua việc sử dụng các nghiên cứu trường hợp và các ví dụ làm nổi bật công tác ngoại giao đương đại trong đấu trường chính trị quốc tế, cuốn sách làm rõ lý luận và thực tiễn về ngoại giao hiện đại. Cuốn sách Intercultural Communication and Diplomacy (Truyền thông và ngoại giao liên văn hoá) của tác giả Hannah Slavik được ấn hành bởi DiploFoundation năm 2004. Công trình này là tập hợp các bài báo được trình bày tại hai hội nghị: Hội nghị truyền thông và ngoại giao liên văn hóa năm 2003, và Hội nghị năm 2004 về tổ chức và văn hóa chuyên môn và ngoại giao. Các chủ đề bao gồm lý thuyết cơ bản, giao tiếp đa văn hóa trong thực tiễn về ngoại giao, đàm phán và giải quyết xung đột, văn hóa chuyên nghiệp và tổ chức, đào tạo cho các nhà ngoại giao. Các bài báo
- 10 trong tập sách này tiếp cận chủ đề giao tiếp văn hóa và ngoại giao từ nhiều quan điểm văn hóa khác nhau, bởi tác giả của các bài viết này đến từ nhiều quốc gia và ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau (bao gồm các ngành dịch vụ quốc tế, các trường đại học, các doanh nghiệp), trong đó có cả các tổ chức phi chính phủ. Trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ hiện nay, văn hoá trở thành một trong những thành tố quan trọng hình thành “sức mạnh mềm” của các quốc gia. Xây dựng và thực thi chính sách VHĐN là một trong những chính sách đối ngoại được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm. Tác giả Joseph. S. Nye được xem là “cha đẻ” cho lý thuyết sức mạnh mềm (soft power), với các công trình “Bound To Lead: The Changing Nature Of American Power” (1990) (Rằng buộc để đẫn đầu: sự thay đổi nguồn gốc sức mạnh của nước Mỹ); “Soft power. The means to success in world politics and understand international conflict” (2004) (Quyền lực mềm: Những phương thức để đạt được thành công trong chính trị thế giới và nhận biết về xung đột quốc tế), trong đó, tác giả này cho rằng việc sử dụng VHĐN là một trong những cấu phần quan trọng để xây dựng “sức mạnh mềm” quốc gia đã và đang trở thành xu hướng có tính chiến lược của nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v.. Bên cạnh đó, một số học giả phương Tây còn nghiên cứu về chính sách đối ngoại ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước, như: David W.P. Elliott trong “Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization” (Thế giới đang thay đổi: Sự chuyển đổi của Việt Nam từ Chiến tranh lạnh sang Toàn cầu hóa), New York, Oxford University Press (2012); Eero Palmujoki trong “Vietnam and the World: Marxist-Leninist Doctrine and the Changes in International Relations, 1975-93”, Macmillan, London (1997), đã nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn Đổi mới, sự đổi mới trong tư duy và hoạt động đối ngoại trong bối cảnh sau chiến tranh lạnh. Các tài liệu này đã so sánh, khái quát sự thay đổi chính sách đối ngoại Việt Nam trước và trong thời kỳ Đổi mới, trong và sau Chiến tranh lạnh. Các tác giả Carlyle A. Thayer và Ramses Amer trong “Vietnamese foreign policy in transition”, Palgrave Macmillan, London (2000) (Chính sách đối ngoại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi), đã phân tích những yếu tố khác nhau dẫn tới việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Về cách tiếp cận, Carlyle A. Thayer trong “Vietnam’s Regional
- 11 Integration: The Costs and Benefits of Multilateralism” (Sự hội nhập khu vực của Việt Nam: Chi phí và lợi ích của chủ nghĩa đa phương) cho rằng chủ nghĩa khu vực và đa phương là cách tiếp cận phù hợp cho Việt Nam. Alexander L. Vuving trong “Strategy and Evolution of Vietnam’s China Policy: A Changing Mixture of Pathways”, Asian Survey, vol.46, no. 6 (Nov./Dec. 2006) lại áp dụng cách tiếp cận cân bằng quyền lực, cân bằng nguy cơ để phân tích các bước đi ngoại giao của Việt Nam. Tác giả William S. Turley với công trình “Vietnamese security in domestic and regional focus: The political-Economic Nexus” trong Southest Asian Security in the New Millennium, M.E. Sharpe Armonk, New York [211, tr.175] cho rằng vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam cũng tạo ra nhiều nguy cơ. Vị trí láng giềng với Trung Quốc khiến Việt Nam là một trong những nước ASEAN dễ bị tổn thương nhất và cũng đã từng đối mặt với những thách thức chiến lược nghiêm trọng nhất. Việt Nam phải đấu tranh để duy trì không gian sinh tồn, bảo vệ bản sắc và lợi ích dân tộc, đồng thời phải tránh kích động chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Turley cho rằng Việt Nam đã điều chỉnh quan điểm và chính sách của mình “từ đối đầu sang hợp tác với ASEAN”. Hà Nội đã hướng tới ASEAN “để hỗ trợ cân bằng lại áp lực của Trung Quốc” và “cân bằng kỳ vọng về thị trường và tài chính từ phương Tây và Nhật Bản”. Tác giả Alexander L. Vuving với “the Impact of China on Governance Structures in Vietnam” trong “The Impact of Russia, India and China on Governance Structures in their Regional Environment (RICGOV)” (2008) đã phân tích ASEAN là lựa chọn chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn sau chiến tranh lạnh để bảo đảm không gian sinh tồn chiến lược. Báo cáo của Nhóm chuyên trách về Đối ngoại của Quốc hội Australia “Vietnam’s Foreign Relations: Dilemma of Change” đã phân tích về thế tiến thoái lưỡng nan của Việt Nam giai đoạn đầu thời kỳ Đổi mới, với các khó khăn trong vấn đề Campuchia, quan hệ với các nước lớn và ASEAN. Các tác giả cho rằng đã có sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam kể từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 khi Việt Nam chuyển sang chính sách đối ngoại cân bằng và đa phương. Việt Nam đã vươn lên trở thành một thành viên chủ chốt trong các vấn đề ở Đông Nam Á và trên thế giới; cũng như tác động của hệ tư tưởng đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam.
- 12 Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác, như: cuốn sách The New Public Diplomacy: Soft Power in International Relations (Lý thuyết ngoại giao công chúng mới: Quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế hiện nay) của tác giả Jan Melessen do Palgrave Macmillan ấn hành năm 2005. Cuốn sách giới thiệu chính sách ngoại giao công chúng mới trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn; cuốn sách 21st Century Diplomacy: A Practitioner’s Guide (Sổ tay hướng dẫn ngoại giao trong thế kỷ 21) của tác giả Kishan S. Rana do Newgan Imaging Systems Pvt Ltd, Chennai ấn hành năm 2011; v.v... 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam trong thời gian gần đây, nhiều học giả trong nước đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về đối ngoại, ngoại giao và thực tiễn hoạt động đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam và trên thế giới nhằm góp phần nâng cao năng lực, trình độ đối ngoại ở Việt Nam hiện nay, trong đó có một số công trình tiêu biểu sau: Cuốn sách chuyên khảo Ngoại giao và công tác ngoại giao (xuất bản lần thứ tư) của tác giả Vũ Dương Huân do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 2018 đã đưa ra khái niệm, phân loại ngoại giao… Tác giả đã tổng hợp các quan điểm khác nhau về ngoại giao, bao gồm cả quan điểm trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, từ đó thống nhất sử dụng khái niệm ngoại giao của A. Gromyko trong Từ điển Ngoại giao của Liên Xô: “Ngoại giao là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, là tổng thể những biện pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật được sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ; hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ trưởng bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trong chính sách ngoại giao của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nước ngoài. Đồng thời, ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn, hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thoả hiệp và đưa ra những giải pháp có thể được các bên chấp nhận, cũng như việc mở rộng và củng cố hợp tác quốc tế” [82, tr. 20-21]. Với cách tiếp cận này, ngoại giao và đối ngoại có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó ngoại giao là những hoạt động cụ thể của đối ngoại do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền đảm nhiệm. Theo đó, tác giả đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau về ngoại giao, tuỳ theo chủ thể, nội dung, hình thức, số lượng các bên tham gia, v.v.., như: (1) theo tiêu chí chủ thể, gồm có: ngoại giao
- 13 đảng, ngoại giao nghị viện, ngoại giao nhân dân, ngoại giao kênh II, ngoại giao của các tổ chức phi chính phủ; (2) theo tiêu chí nội dung, gồm có: ngoại giao pháo hạm, ngoại giao đôla, ngoại giao nhân quyền, ngoại giao công chúng, v.v..; (3) theo tiêu chí hình thức, gồm có: ngoại giao cấp cao, ngoại giao con thoi, ngoại giao chính thức và ngoại giao không chính thức, v.v..; (4) theo tiêu chí số lượng các bên tham gia, gồm có: ngoại giao đa phương và ngoại giao song phương; v.v.. Trong cuốn sách Ngoại giao và công tác ngoại giao (xuất bản lần thứ tư) do Nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành năm 2018, tác giả Vũ Dương Huân cho rằng ngoại giao văn hoá chính là “tuyên truyền văn hoá đối ngoại” đó là “bộ phận trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, là tổng hợp các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá văn hoá Việt Nam; trao đổi, giao lưu, hợp tác về văn hoá hoặc có nội dung văn hoá nhằm tạo điều kiện hỗ trợ giao lưu kinh tế, chính trị, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới phục vụ công tác phát triển nền văn hoá dân tộc, đóng góp vào phát triển KT-XH, quá trình hội nhập quốc tế và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [82, tr. 329-330]. Với cách tiếp cận này, ngoại giao văn hoá là hoạt động cụ thể của văn hoá đối ngoại, theo tác giả, ngoại giao văn hoá gồm các hình thức hoạt động chính là: thông tin, tuyên truyền, quảng bá văn hoá dân tộc và hình ảnh của đất nước, con người cho bạn bè quốc tế; tổ chức giao lưu, trao đổi đoàn văn hoá, nghệ thuật; xây dựng các cơ sở, công trình văn hoá, lịch sử ở nước ngoài; hợp tác tổ chức các sự kiện văn hoá chung; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hoá; tham gia các hoạt động liên ngành; tham gia các cơ chế hợp tác quốc tế; v.v.. Cuốn Giáo trình quan hệ công chúng Chính phủ trong văn hóa đối ngoại của các giả Lê Thanh Bình và Đoàn Văn Dũng do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2011. Trong đó các tác giả cho rằng, giao lưu văn hóa là “quá trình trao đổi giá trị giữa những cộng đồng người có văn hóa khác nhau gây ra những biến đổi nhiều hay ít trong quá trình phát triển của các nền văn hóa. Quá trình này thúc đẩy sự tiếp thu tinh hoa lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và giúp một nền văn hóa có thể khẳng định trong môi trường văn hóa chung” [7, tr. 12], định nghĩa này không nói đến lịch sử mà chỉ xét mặt bên ngoài của các hiện tượng độc đáo mang tên văn hóa mà thôi. Các tác giả cuốn sách này cũng cho rằng, đến nay, “chưa có khái niệm bao trùm về văn hóa đối ngoại, khái niệm này có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau” [7, tr. 12],
- 14 các tác giả cũng chỉ rõ, văn hóa đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, nó được hiểu là “bao gồm sự giao lưu, trao đổi quốc tế của tất cả các lĩnh vực hoạt động văn hóa từ văn học, nghệ thuật đến ngôn ngữ, phong tục tập quán…, kể cả hoạt động kinh doanh, buôn bán, lưu thông, phân phối các sản phẩm văn hóa” [7, tr. 13]. Ngoài ra, VHĐN còn được quan niệm đó là “tất cả các hoạt động giao lưu văn hóa của một quốc gia, dân tộc có yếu tố bên ngoài. Cũng như giao lưu văn hóa, văn hóa đối ngoại đưa văn hóa của quốc gia giới thiệu ra bên ngoài để nâng cao hình ảnh, sự hiểu biết và cũng để tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài làm giàu thêm văn hóa quốc gia” [7, tr. 14]. Các tác giả cũng khẳng định rằng “Phạm trù “văn hóa đối ngoại” có nội hàm rộng hơn phạm trù “ngoại giao văn hóa”. “Văn hóa đối ngoại” là thuật ngữ chỉ hoạt động thực tiễn, bao trùm mọi hình thức, quy trình, cách thức, công cụ, hành động …, liên quan đế văn hóa nhằm phục vụ mục tiêu đối ngoại của quốc gia” [7, tr. 20], cách tiếp cận này hoàn toàn giống với cách tiếp cận của tác giả Vũ Dương Huân về VHĐN. Cuốn sách Văn hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, của các tác giả Vũ Trọng Lâm - Lê Thanh Bình do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành 2015 đã phân tích và đưa ra khái niệm về văn hoá đối ngoại, văn hoá ngoại giao. Theo các tác giả cuốn sách này, VHĐN “được hiểu là tổng hợp các hoạt động mà một quốc gia sử dụng trong chính sách, chiến lược đối ngoại của mình, trong đó yếu tố văn hóa là nòng cốt nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại, tạo hình ảnh tốt đẹp về đất nước, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ của mình trên thế giới; thiết lập, duy trì, phát triển quan hệ với các quốc gia khác, thông qua văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, các nhân tố liên quan đến văn hóa, nhân bản khác” [102, tr. 26], nói cách khác VHĐN là “tổng thể các hoạt động đối ngoại vì văn hóa và bằng văn hóa, và là sản phẩm chung của chính sách văn hóa và chính sách ngoại giao” [102, tr. 26]. Bên cạnh đó, các tác giả của cuốn sách này cho rằng, ngoại giao văn hóa được hiểu là “việc sử dụng các giá trị văn hóa, hình thức văn hóa, lợi thế văn hóa để thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác, đồng thời sử dụng nội dung ngoại giao, quan hệ ngoại giao để tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc; giao lưu, trao đổi để các quốc gia, các dân tộc ngày càng hiểu biết và tôn trọng các giá trị văn hóa và bản sắc của nhau” [102, tr. 28-29]. Ngoại giao văn hóa, xét đến cùng, “chính là nhân tố cốt lõi của “quyền lực mềm”, “sức mạnh mềm”, đang được các quốc gia khai thác triệt để nhằm khẳng định vị thế, ảnh hưởng và năng lực, sở trường,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
260 p | 257 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa Thiền tông trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
310 p | 191 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p | 158 | 33
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 200 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p | 91 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 p | 44 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p | 55 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
242 p | 20 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
174 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
221 p | 17 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi của diễn xướng nghi lễ lên đồng (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Nam Định)
27 p | 97 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
28 p | 110 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
26 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn