Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Ông bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi của người Việt Nam Bộ
lượt xem 10
download
Luận án "Ông bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi của người Việt Nam Bộ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời của các ông bà bóng; tập trung vào các khía cạnh như quá trình học nghề, mưu sinh và trải nghiệm sống, luận án hướng tới cung cấp thêm những bàn luận về các chủ thể này trong thực hành múa bóng rỗi cũng như cho thấy các chiều tương tác của bà bóng, nghề múa bóng rỗi ở Nam Bộ hiện nay và làm rõ sự đóng góp của họ đối với thực hành này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Ông bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi của người Việt Nam Bộ
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THANH TUẤN ÔNG BÀ BÓNG TRONG THỰC HÀNH MÚA BÓNG RỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THANH TUẤN ÔNG BÀ BÓNG TRONG THỰC HÀNH MÚA BÓNG RỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đoàn Thị Tuyến 2. TS. Nguyễn Đệ HÀ NỘI – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác. Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu chân thực, cẩn trọng trong luận án. Tác giả luận án Trần Thanh Tuấn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................... 9 7. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 10 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................................ 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 11 1.1.1. Những nghiên cứu về múa bóng rỗi Nam Bộ ...................................... 11 1.1.2. Những nghiên cứu về bà bóng Nam Bộ ............................................... 14 1.1.3. Những nghiên cứu về người thực hành tín ngưỡng tôn giáo ............... 17 1.1.4. Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp lịch sử cuộc đời ................. 20 1.1.5. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra .......... 24 1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 25 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án .............. 25 1.2.2. Cơ sở lý thuyết của luận án .................................................................. 31 1.3. Địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 35 1.3.1. Khái quát về vùng đất Nam Bộ ............................................................ 35 1.3.2. Những vấn đề nổi bật trong đời sống văn hóa của người Việt ở Nam Bộ ....... 37 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 45 Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ THỰC HÀNH MÚA BÓNG RỖI CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ ..................................................................................... 46 2.1. Khái lược về tín ngưỡng thờ Bà ở Nam Bộ .................................................... 46 2.1.1. Thờ Bà: một nét văn hóa ở Nam Bộ .................................................... 46 2.1.2. Miễu Bà: "sân khấu" của thực hành múa bóng rỗi ............................... 49 2.2. Nguồn gốc và trình tự thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ .......................... 54 2.2.1. Nguồn gốc múa bóng rỗi Nam Bộ ....................................................... 54 2.2.2. Trình tự các tiết mục trong múa bóng rỗi ............................................ 56 2.3. Những đặc điểm của thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ ............................ 60
- 2.3.1. Múa bóng rỗi một loại hình nghệ thuật giàu nữ tính............................ 60 2.3.2. Múa bóng rỗi một loại hình nghệ thuật trực quan sinh động ............... 61 2.3.3. Múa bóng rỗi sự kết hợp các kỹ năng của nghệ thuật trình diễn dân gian ................................................................................................................. 61 2.3.4. Múa bóng rỗi vừa mang tính tâm linh vừa mang tính giải trí .............. 62 2.4. Người thực hành múa bóng rỗi ....................................................................... 63 2.4.1. Bà bóng ở Nam Bộ là ai? ..................................................................... 63 2.4.2. Đặc điểm của bà bóng .......................................................................... 68 2.4.3. Ba buổi thực hành múa bóng rỗi tiêu biểu ........................................... 70 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 80 Chương 3: CUỘC ĐỜI BÀ BÓNG: HÀNH TRÌNH VỚI NGHỀ, MƯU SINH VÀ TRẢI NGHIỆM SỐNG ......................................................................... 81 3.1. Hành trình đến với nghề của bà bóng ............................................................ 81 3.1.1. Cơ duyên với nghề ............................................................................... 81 3.1.2. Hành trình học nghề ............................................................................. 88 3.2. Câu chuyện mưu sinh ...................................................................................... 94 3.2.1. Nghề không đủ nuôi thân ..................................................................... 94 3.2.2. Chiến lược duy trì nghề nghiệp của bà bóng ....................................... 99 3.3. Trải nghiệm sống ............................................................................................ 108 3.3.1. Cảm giác dễ bị tổn thương ................................................................. 108 3.3.2. Ứng xử trong hoạt động nghề ............................................................ 111 3.3.3. Câu chuyện tình cảm .......................................................................... 116 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 123 Chương 4: BÀ BÓNG, NGHỀ MÚA BÓNG RỖI Ở NAM BỘ VÀ NHỮNG CHIỀU TƯƠNG TÁC .......................................................................................... 124 4.1. Các bối cảnh tác động và sự chủ động của bà bóng.................................... 124 4.1.1. Tác động từ điều kiện lịch sử - xã hội ................................................ 124 4.1.2. Tác động từ chính sách....................................................................... 126 4.1.3. Nhận thức xã hội về bà bóng và thực hành múa bóng rỗi.................. 131 4.1.4. Sự xác lập “đẳng cấp” và dấu ấn sáng tạo cá nhân của bà bóng ........ 132 4.2. Định vị bà bóng trong nghề múa bóng rỗi ................................................... 134 4.2.1. Trở thành bà bóng là vấn đề lựa chọn ................................................ 134 4.2.2. Bà bóng - yếu nhân trong thực hành múa bóng rỗi ............................ 137
- 4.2.3. Bà bóng và nỗ lực duy trì nghề nghiệp......................................................... 139 4.2.4. Bà bóng - người "giữ ngọc"........................................................................... 142 4.3. Những đóng góp của bà bóng đối với nghề múa bóng rỗi .......................... 145 4.3.1. Bà bóng - chủ thể "sân khấu hóa" thực hành múa bóng rỗi ............... 145 4.3.2. Bà bóng - chủ thể tạo tính "hiện đại" trong múa bóng rỗi ................. 147 4.3.3. Bà bóng - chủ thể góp phần lan tỏa văn hóa người Việt ở Nam Bộ ....... 151 Tiểu kết Chương 4 ................................................................................................. 154 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 160 PHỤ LỤC 1: LỜI CÁC BÀI RỖI TIÊU BIỂU ................................................. Pl.1 PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH .................................................................................... Pl.9
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BHYT Bảo hiểm y tế CLB Câu lạc bộ GS Giáo sư GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ NCS Nghiên cứu sinh NNƯT Nghệ nhân Ưu tú PSG Phó Giáo sư TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tr Trang TS Tiến sĩ UBND Ủy ban Nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc VHTT Văn hóa Thể thao WHO Tổ chức Y tế Thế giới
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với người Việt ở Nam Bộ, thực hành múa bóng rỗi – một loại hình diễn xướng dân gian của các ông bà bóng trong tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà đã có từ lâu đời và thấm sâu vào tâm thức của người dân nơi này. Loại hình diễn xướng dân gian này được hình thành từ quá trình giao lưu, tiếp biến, dung hợp văn hóa của nhiều tộc người, trong điều kiện tự nhiên và xã hội đặc biệt của vùng sông nước Nam Bộ đa sắc tộc, đa văn hóa. Ông bà bóng – những chủ thể của thực hành múa bóng rỗi, có chức năng thực hiện các nghi lễ thờ phụng và “làm vui lòng” các lệnh Bà. Thực hành nghi lễ của họ mang đậm màu sắc của tâm linh và giải trí, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt ở Nam Bộ. Những buổi thực hành cúng Bà diễn ra ở miễu, đình, tư gia có thờ Bà tại Nam Bộ không thể thiếu nghi lễ múa bóng rỗi do các ông bà bóng thực hiện. Những ngôi miễu thờ Bà là không gian cho những ông bà bóng quy tụ và là nơi thờ phụng các vị nữ thần mang lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng và bình an cho cư dân bản xứ. Song, không phải ở thời điểm lịch sử nào của xã hội, thực hành múa bóng rỗi và các ông bà bóng cũng được coi trọng; thực tế cho thấy, trong nhiều năm trước đây chúng ta đã có những nhận định chưa chính xác về tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam nói chung về thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ nói riêng. Do đó, đã đánh đồng thực hành múa bóng rỗi của các ông bà bóng với các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan cần phải loại trừ. Một thời gian dài thực hành múa bóng rỗi và các ông bà bóng phải hoạt động lén lút, đồ nghề bị tịch thu, thậm chí bị bắt đi cải tạo vì tuyên truyền mê tín dị đoan, v.v... Tuy nhiên, trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, người ta đang chứng kiến sự phục hưng trở lại với những hình thức mới và quy mô lớn hơn rất nhiều của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam. Trong bức tranh chung về sự phục hưng đó là sự hồi sinh/ trở lại của tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà nói chung và thực hành múa bóng rỗi của ông bà bóng ở Nam Bộ nói riêng. Thực hành múa bóng rỗi ngày càng phổ biến và những người tham gia trực tiếp vào thực hành này (ông bà bóng) được coi trọng hơn. Chưa bao giờ người ta thấy thực hành múa bóng rỗi phát triển một cách công khai như hiện nay, cũng chưa bao giờ người ta thấy có nhiều ông bà bóng xuất hiện đến vậy. Các ông bà bóng thậm chí được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú và 1
- được coi là cầu nối thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Nam Bộ nói riêng thông qua thực hành nghi lễ của họ. Sự phục hưng trở lại của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam nói chung và thực hành múa bóng rỗi của các ông bà bóng gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà ở Nam Bộ nói riêng đến từ nhiều góc độ. Về góc độ chính sách, đó có thể là những nỗ lực để có một nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến”, “đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa VIII, số 03 – NQ/TW ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã xác định rằng: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [57, tr.54-79]. Và, “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [58, tr.48). Đây có thể xem như một bước tái khẳng định quan điểm về tôn giáo tín ngưỡng của Đảng, từ đó tạo nên một sự công nhận đúng đắn đối với các nghi lễ thuộc về tín ngưỡng nói chung, thực hành múa bóng rỗi và các ông bà bóng nói riêng. Về học thuật, thờ Mẫu/ Bà ở Nam Bộ là một chủ đề được nhiều học giả trong và ngoài nước dày công nghiên cứu và tiếp cận ở các góc độ khác nhau như nhân học, tâm lý bệnh học, văn hóa học, văn học, v.v... Các cách tiếp cận này đem đến nhiều thành tựu trong nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà ở Nam Bộ nói chung và thực hành múa bóng rỗi của các ông bà bóng nói riêng như: cung cấp cái nhìn tổng quan về sự hình thành, phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà, của thực hành múa bóng rỗi; các yếu tố về nghi lễ, lễ hội múa bóng rỗi; phân tích sâu sắc các giá trị và phản giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà; chức năng của nghi lễ thờ Mẫu/ Bà, v.v... Tuy nhiên, có một thực tế dễ nhận thấy khi tổng quan tư liệu về tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà, về ông bà bóng và về thực hành múa bóng rỗi đó là các nguồn tài liệu này thường chỉ tập trung nghiên cứu về bản thân tín ngưỡng thờ Bà và dường như ít quan tâm đến việc nghiên cứu chủ thể thực hành tức nghiên cứu về các câu chuyện cuộc đời của các ông bà bóng gắn với thực hành múa bóng rỗi như nghiên cứu về 2
- câu chuyện nghề nghiệp và bối cảnh xã hội Nam Bộ tác động lên nghề nghiệp của họ hay như nghiên cứu về mối quan hệ giữa những con người đó, về đóng góp của họ đối với sự trở lại/ phục hồi của tín ngưỡng, v.v... Đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ, cần sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Trên cơ sở những gì vừa trình bày ở trên, có thể thấy rằng thực hành múa bóng rỗi và ông bà bóng gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà của người Việt ở Nam Bộ là một chủ đề rất cần được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là về các chủ thể ông bà bóng. Với những lý do nêu trên, tác giả chọn: “Ông bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi của người Việt Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời của các ông bà bóng; tập trung vào các khía cạnh như quá trình học nghề, mưu sinh và trải nghiệm sống, luận án hướng tới cung cấp thêm những bàn luận về các chủ thể này trong thực hành múa bóng rỗi cũng như cho thấy các chiều tương tác của bà bóng, nghề múa bóng rỗi ở Nam Bộ hiện nay và làm rõ sự đóng góp của họ đối với thực hành này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất: Mô tả dân tộc học các câu chuyện cuộc đời của ông bà bóng như: cơ duyên, hoàn cảnh đến với nghề, quá trình học nghề, làm nghề, mưu sinh và trải nghiệm sống. Thứ hai: Phân tích và lý giải về căn nguyên đến với nghề múa bóng rỗi của ông bà bóng và đồng thời nêu các “chiến lược” nhằm duy trì và phát triển nghề của các chủ thể này trong thực tiễn. Thứ ba: Phân tích và chỉ ra những đóng góp của ông bà bóng trong việc gìn giữ và phát huy thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là sáu ông bà bóng (ông bóng Ngọc Cúc, 26 tuổi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; ông bóng Ngọc Tân, 34 3
- tuổi, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; ông bóng Ngọc Hoa, 42 tuổi, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh; ông bóng Út Nhỏ, 42 tuổi, huyện Châu Thành, tỉnh Long An; ông bóng Ngọc Long, 63 tuổi, thành phố Tân An, tỉnh Long An; ông bóng Út Mai, 55 tuổi, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Họ đều là bóng tuồng1. Ngoài đối tượng nghiên cứu chính này, tác giả còn mở rộng tìm hiểu thêm một số ông bà bóng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp, v.v… để có cái nhìn so sánh và khách quan hơn. Trong số sáu ông bà bóng là đối tượng nghiên cứu chính nêu ở trên, hai người có độ tuổi từ 26 đến 34; bốn người có độ tuổi từ 40 đến trên 60. Sở dĩ các ông bà bóng này được lựa chọn trong số nhiều ông bà bóng ở Nam Bộ là vì họ là những người tác giả có điều kiện tiếp xúc nhiều nhất trong hơn 10 năm qua (từ năm 2012 tới nay) và đã tạo dựng được mối quan hệ thân thiết. Tác giả xin được nhấn mạnh rằng sáu ông bà bóng trong nghiên cứu này không đại diện cho toàn thể ông bà bóng ở Nam Bộ mà chỉ có thể được xem là những trường hợp điển hình trong thực hành múa bóng rỗi. Họ là những ông bà bóng xuất sắc (ba người trong số họ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú); hơn nữa độ tuổi của họ đại diện cho hai thế hệ bà bóng và không quá gần nhau về khoảng cách thế hệ, tức họ gần như thuộc hai thế hệ làm nghề múa bóng. Điều đó sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn đa chiều hơn khi tìm hiểu về các câu chuyện liên quan đến cuộc đời của ông bà bóng. Để đảm bảo sự ẩn danh của những người cung cấp thông tin, trong luận án này, tác giả chỉ sử dụng tên nghệ danh của các ông bà bóng thay vì dùng tên khai sinh ghi trong Chứng minh Nhân dân/ Căn cước công dân của họ. Trong quá trình gắn bó, “theo chân” sáu ông bà bóng là đối tượng nghiên cứu chính của luận án nói riêng và ông bà bóng ở Nam Bộ nói chung, tác giả nhận thấy các ông bà bóng mặc dù có cả nam và nữ (nam nhiều hơn nữ), tuy nhiên dù có là nam giới thì nét “nữ tính” của họ cũng bộc lộ nổi trội. Với ông bà bóng dù là nam hay nữ khi bước vào miễu Bà, thực hiện vai trò là người hầu cận, mua vui cho Bà, thì tất cả đều được người dân gọi là các “bà/ cô bóng”. Trong cách xưng hô giao tiếp với những người khác, các ông bà bóng cũng tự xưng là cô/ bà/ em và gọi 1 Bóng tuồng để phân biệt với bóng rí, bóng xác. Sẽ được minh định rõ trong mục 1.2.1 “Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án”. 4
- những người tiếp xúc với mình là anh/ chị/ tín chủ. Từ thực tế vừa nêu và để tôn trọng, đề cao “tiếng nói của các chủ thể/ người trong cuộc”, từ đây, tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ bà bóng hay cô bóng xuyên suốt luận án để chỉ chung cho những người làm nghề múa bóng rỗi thay vì dùng là ông bà bóng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các bình diện cuộc đời của bà bóng gắn với thực hành nghi lễ múa bóng rỗi ở Nam Bộ; tìm hiểu các căn nguyên đến với nghề bóng của họ cũng như các trải nghiệm liên quan gồm quá trình học nghề, sống với nghề, mở rộng nghề, v.v… cũng như vị trí của họ trọng thực hành múa bóng rỗi hiện nay khi mà bối cảnh xã hội đang đặt ra không ít những cơ hội và thách thức. Về không gian: Luận án nghiên cứu bà bóng tại bốn tỉnh thành khác nhau ở Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Tiền Giang. Tuy nhiên, do các bà bóng thường xuyên đi hành nghề xa nên phạm vi nghiên cứu của luận án không chỉ dừng lại tìm hiểu những hoạt động nghề nghiệp và mối quan hệ diễn ra tại nơi cư trú của họ mà còn ở cả những nơi khác – nơi mà các bà bóng là đối tượng nghiên cứu chính của luận án tới hành nghề. Về thời gian: Luận án sẽ tập trung bàn luận về các vấn đề liên quan trong khoảng bảy năm trở lại đây khi mà thực hành múa bóng rỗi bắt đầu bùng phát trở lại thành một hiện tượng. Khi này bối cảnh xã hội cũng có những chuyển đổi mạnh mẽ, xuất hiện những rủi ro, bất trắc đối với nghề múa bóng rỗi của các bà bóng và tính chất các mối quan hệ trong công việc của họ cũng trở nên đa dạng, phức tạp hơn. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Trong nghiên cứu này, tác giả luận án sử dụng quan điểm tiếp cận của ngành nhân học và nghiên cứu văn hóa. Theo đó, tác giả quan niệm việc nhìn nhận, đánh giá về giá trị của các thực hành văn hóa phải được đặt trong bối cảnh của chính nền văn hóa đó. Tác giả chú tâm đến các bối cảnh và cách thức mà thực hành múa bóng rỗi của bà bóng được sử dụng và gán nghĩa. Thực hành múa bóng rỗi của bà bóng ở luận án này vì vậy sẽ không được tiếp cận như một thực thể tĩnh tại, bất biến. Luận án cũng không để nhằm mục đích tìm kiếm bản chất của thực hành múa bóng rỗi 5
- hay để khái quát hóa về căn tính tộc người Việt ở Nam Bộ. Thực hành múa bóng rỗi của bà bóng được xem xét và diễn giải trong bối cảnh xã hội và truyền thống văn hóa người Việt nói chung và Nam Bộ nói riêng cũng như trong bối cảnh của những tình huống mà các chủ thể phải đối diện hàng ngày. Trong luận án này, tác giả coi các truyền thống và hành vi văn hóa đều có giá trị như nhau và không đưa ra đánh giá mang tính định kiến ví dụ “đúng” hay “sai”, “cao' hay “thấp”, “lạc hậu” hay “phát triển” khi tiếp cận và diễn giải về các hành vi, thực hành nghi lễ múa bóng rỗi của bà bóng. Bên cạnh đó, tác giả luận án cũng luôn ý thức rằng cần phải đề cao cái nhìn của người trong cuộc. Tác giả luận án sẽ mô tả, phân tích, diễn giải ý nghĩa của hành vi, nghi lễ thực hành múa bóng rỗi của bà bóng từ quan điểm của chính các chủ thể. Các quan sát cho thấy, quan điểm của người trong cuộc khi tham gia vào các thực hành đời sống thường được định hình bởi hệ giá trị, niềm tin, vũ trụ quan, phong tục tập quán của một nền văn hóa mà trong đó họ là thành viên. Để có thể hiểu đúng, đủ và sâu về một thực hành nghi lễ của bà bóng, việc tìm hiểu quá trình người thực hành diễn giải về ý nghĩa, chức năng của các thực hành văn hóa do chính họ thực hiện luôn được xem là điều rất quan trọng. Trong quá trình tiếp xúc, tác giả luận án còn chú ý đến cách diễn đạt của bà bóng và người dân khi tự đề cập đến hành vi của chính họ. Cách quan điểm tiếp cận được lựa chọn nêu trên sẽ giúp cho quá trình diễn giải về thực hành múa bóng rỗi của bà bóng trở nên thận trọng hơn, tránh được việc chỉ nhìn cách đánh giá một hành vi trong thực hành nghi lễ theo kiểu là tốt hay xấu, tiến bộ hay lạc hậu, nên được gìn giữ hay cần phải đào thải, loại trừ. Các quan điểm tiếp cận này cũng sẽ giúp nhìn ra cách thức mà thực hành múa bóng rỗi của bà bóng tham gia vào giải quyết những mối bận tâm của con người, cùng họ đối diện với những vấn đề và ứng phó trước sự đổi thay của xã hội đương đại trong cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án này, tác giả sử dụng ba phương pháp nghiên cứu chính: (1) phương pháp nghiên cứu định tính, điền dã dân tộc học với sự ưu tiên cho phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu khi thu thập tư liệu; (2) phương pháp tổng 6
- hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp và tìm kiếm tư liệu tại địa bàn; (3) phương pháp lịch sử cuộc đời. - Phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Đây là những phương pháp quan trọng của ngành dân tộc học/ nhân học. Sử dụng phương pháp này cho phép tác giả luận án thâm nhập sâu vào thế giới của các bà bóng, hiểu hơn về các mối quan hệ của họ cũng như nhìn rõ được bản chất của vấn đề và giúp“diễn giải văn hóa từ cái nhìn của người trong cuộc”, tôn trọng tiếng nói của người trong cuộc. Cụ thể: + Quan sát tham dự: Tác giả luận án đã tham dự và quan sát một số hoạt động của các bà bóng nhiều lần tại các thời điểm tháng Chạp và ba tháng đầu của mỗi năm Âm lịch. Đây cũng là thời điểm mà các bà bóng hoạt động nghề nghiệp bận rộn nhất. Tác giả luận án đã tham gia và quan sát các buổi lễ như: lễ cúng tạ trang tại tư gia; lễ vía Bà tại miễu; liên hoan múa bóng rỗi, v.v... Ngoài ra tác giả cũng thực hiện quan sát tham dự một số buổi họp nhóm của các bà bóng và theo chân họ đi làm lễ ở nhiều địa điểm khác nhau. + Phỏng vấn sâu: Tác giả luận án đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu với nhiều đối tượng khác nhau. Về cơ bản có thể hình dung, liên quan đến nghề nghiệp của sáu bà bóng còn có người thân (mẹ, vợ, con, họ hàng, thầy dạy nghề), đối tác (chủ đình, miễu, chủ tư gia có thờ Bà, các bà bóng khác), người dân tham dự lễ cúng Bà, cơ quan quản lý văn hóa, v.v... Thêm nữa, mỗi bà bóng khi hành nghề có thể hoạt động riêng lẻ một mình hoặc kết hơp với vài bà bóng khác tạo thành nhóm bóng. Ngoài ra, còn có đội ngũ chuyên lo về âm nhạc cho các bà bóng làm nghề và họ cũng có thể hoạt động độc lập hoặc liên kết với một bà bóng hay một nhóm bóng khác tùy mối quan hệ của họ. Vì vậy, để hiểu sâu về những câu chuyện cuộc đời, chuyện nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu chính nói riêng và các bà bóng khác nói chung, tác giả đã phỏng vấn các đối tượng sau: • Với sáu bà bóng: Tác giả luận án phỏng vấn sâu cả sáu bà bóng để tìm hiểu về các câu chuyện cuộc đời, chuyện nghề của họ như: về cơ duyên, hoàn cảnh đến với nghiệp múa bóng; về hành trình tập luyện để ra nghề của họ; về quá trình mưu sinh và những trải nghiệm sống cá nhân; về định kiến xã hội nhìn nhận họ và nghề nghiệp của họ; về vị trí, vai trò và đặc trưng trong nghề gắn với tín ngưỡng thờ Bà 7
- của họ; về “chiến lược” để họ tồn tại với nghề và giữ nghề trong hoàn cảnh cuộc sống gặp khó khăn, làm nghề không đủ nuôi bản thân. • Với người thân (Cha, mẹ, vợ, con, họ hàng ruột thịt, thầy dạy nghề): Tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn sâu để hiểu về cảm nhận và suy nghĩ của họ về nghề nghiệp của con, chồng, cha mình; đồng thời xét xem liệu rằng các bà bóng có nhận được sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ từ người thân. • Với đối tác nghề nghiệp của các bà bóng (chủ đình, chủ miễu, chủ tư gia, v.v… có thờ Bà): Tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn sâu họ để hiểu được quy trình làm việc, trách nhiệm với nghề cũng như mối quan hệ, cách ứng xử của các bà bóng với họ và ngược lại. Hiểu được thực tế nghề nghiệp của các bà bóng diễn ra như thế nào. • Với người dân: Khi theo chân bà bóng đi làm nghề, tại mỗi điểm dừng tác giả luận án đều phỏng vấn từ 5 đến 7 người đến xem thực hành nghi lễ múa bóng rỗi cúng Bà, để tìm hiểu niềm tin hiện nay của người dân đối với tín ngưỡng thờ Bà Nam Bộ cũng như thị hiếu của họ đối với các tiết mục múa bóng rỗi mà bà bóng thể hiện trong buổi cúng Bà. • Ngoài các đối tượng phỏng vấn chính vừa nêu, tác giả luận án còn phỏng vấn một số bà bóng khác ở các tỉnh thành Nam Bộ như ở Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp và Tiền Giang; để biết về thân phận của họ và về mối quan hệ giữa những bà bóng này với nhau cũng như giữa các bà bóng này với sáu đối tượng nghiên cứu chính của luận án. Các tư liệu thu được từ phỏng vấn sâu và quan sát tham dự, tác giả luận án đã chuyển thể thành Nhật kí thực địa và Tư liệu điền dã thông qua việc gỡ băng. Đó là những tư liệu điền dã có giá trị được dùng để trích dẫn trong luận án. - Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp và tư liệu tại địa bàn Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp được sử dụng để tổng quan các tài liệu đã nghiên cứu – tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh về chủ đề tín ngưỡng thờ nữ thần/ Mẫu trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt là các nghiên cứu ở vùng Nam Bộ. Tác giả đã tìm kiếm và khai thác các tư liệu nghiên cứu về văn hóa người Việt, lịch sử tộc người Việt ở Nam Bộ, tôn giáo tín ngưỡng, luật tục, phong tục tập quán, các hình thức thực hành nghi lễ, cúng bái, sách múa hát, chuyện kể 8
- dân gian, tục ngữ, lời ông cha, v.v... trong các thư viện Quốc gia, thư viện trường đại học, phòng lưu trữ tại các huyện và từ chính các bà bóng. Nhiều tư liệu về thực hành nghi lễ, lễ hội, bài bản rỗi do các bà bóng sưu tầm được lưu giữ một cách độc lập hoặc được coi là “bảo bối hành nghề” cũng được tác giả tiếp cận. Nhiều buổi thực hành múa bóng rỗi với bài bản rỗi được các bà bóng hát xướng, các hành vi, thao tác múa bóng đã được tác giả sưu tầm, ghi âm, ghi chép lại để phục vụ cho việc viết luận án. - Phương pháp lịch sử cuộc đời Phương pháp lịch sử cuộc đời được tác giả sử dụng trong luận án để cơ bản phác họa nên câu chuyện cuộc đời các bà bóng – chủ thể của thực hành múa bóng rỗi trên các bình diện cụ thể sau: Câu chuyện cơ duyên đến với nghề, quá trình học nghề của bà bóng. Câu chuyện làm nghề, “chiến lược” giữ nghề và trải nghiệm sống của bà bóng. Phương pháp lịch sử cuộc đời trong luận án này là kết quả của những ghi chép, phóng vấn sâu sáu bà bóng – đối tượng nghiên cứu chính của luận án mà tác giả đã có hơn 10 năm “theo chân”, gắn bó với họ. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là một nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về bà bóng trong tín ngưỡng thờ Bà ở Nam Bộ hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp một cái nhìn tổng quan về bà bóng trên nhiều phương diện từ cơ duyên cho đến quá trình hoạt động, duy trì nghề của các bà bóng cũng như về vị trí, vai trò của bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ. Trong bối cảnh phần lớn các nghiên cứu về thực hành múa bóng rỗi gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu/ thờ Bà ở Nam Bộ từ trước đến nay chỉ tập trung vào giới thiệu, mô tả tín ngưỡng thờ Bà, thực hành múa bóng rỗi và ít quan tâm đến các chủ thể thực hành – bà bóng thì luận án này là một sự bổ khuyết cho khoảng trống nghiên cứu còn bỏ ngỏ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Thông qua nghiên cứu về các bà bóng, luận án cung cấp một cái nhìn toàn diện về chủ thể của thực hành múa bóng rỗi gắn với tín ngưỡng thờ Bà trong bối 9
- cảnh xã hội Nam Bộ hiện nay. Kết quả luận án làm sâu sắc thêm hiểu biết chung về thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ cũng như chủ thể của thực hành này – bà bóng khi đi sâu phân tích và chỉ ra các đặc điểm, đặc thù của nghề múa bóng rỗi; cách thức bà bóng áp dụng để giữ nghề/ bảo lưu nghề trong điều kiện khi mà nghề múa bóng rỗi đang gặp không ít khó khăn, thách thức. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả luận án sẽ cung cấp thêm những luận cứ quan trọng cho việc hoạch định chiến lược phát triển liên quan đến thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và các nhà nghiên cứu quan tâm tới các chủ đề văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống xã hội đương đại. Kết quả của luận án cũng có thể là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý tôn giáo tín ngưỡng nói riêng và quản lý văn hóa nói chung; giúp họ có được một cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn về các bà bóng và thực hành múa bóng rỗi, từ đó đưa ra những quyết sách sát với thực tế quản lý hoạt động nghề của các bà bóng cũng như những người thực hành tôn giáo tín ngưỡng truyền thống trên thực tế. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương sau đây: Chương 1 – Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu Chương 2 – Khái quát về thực hành múa bóng rỗi của người Việt ở Nam Bộ Chương 3 – Cuộc đời bà bóng: hành trình với nghề, mưu sinh và trải nghiệm sống Chương 4 – Bà bóng, nghề múa bóng rỗi ở Nam Bộ và những chiều tương tác 10
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về múa bóng rỗi Nam Bộ Từ sau năm 1986, với sự cởi mở trong chính sách về tôn giáo tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, đời sống tôn giáo tín ngưỡng ở nước ta nói chung và ở Nam Bộ nói riêng có nhiều khởi sắc. Đi cùng với đó các chương trình/ dự án nghiên cứu và hội thảo về tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà ở Nam Bộ cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Thực hành múa bóng rỗi của bà bóng bắt đầu được chú ý hơn bởi các học giả trong và ngoài nước. Qua tổng quan các tài liệu về thực hành múa bóng rỗi mà tác giả luận án có điều kiện tiếp cận, có thể thấy, thực hành này đã được xem xét ở các khía cạnh sau đây: 1.1.1.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc múa bóng rỗi Xét về lịch sử nghiên cứu múa bóng rỗi, nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng là một trong những người đầu tiên khái quát và đưa ra nhận định về nguồn gốc diễn xướng múa bóng rỗi ở Nam Bộ. Năm 1983, ông giới thiệu về Chặp Địa Nàng trên tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật. Năm 1990, ông giới thiệu về Hát bóng rỗi trong sách Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập III), gồm 7 tiết mục: 1 Lễ khai tràng; 2 Chầu mời – Thỉnh tổ; 3 Mời tiên ra tuồng; 4 Phước lộc; 5 Trạng – nàng xuống huê viên; 6 Địa – nàng; 7 Hát chặp [72]. Năm 1992, ông cho in cuốn sách Địa Nàng chặp bóng tuồng hài Nam Bộ. Mục đích của tập sách này là giới thiệu với người đọc về chặp bóng tuồng Địa Nàng hài hước của hát bóng rỗi mà theo ông là một hình thức diễn xướng tổng hợp gồm ca, nhạc, múa và trò diễn. Đặc biệt, năm 1993, ông công bố bài viết Tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm của múa bóng ở Nam Bộ. Qua bài viết này, trên cơ sở những luận cứ, luận điểm khoa học ông kết luận: “múa bóng Nam Bộ có nguồn gốc trực tiếp từ múa bóng vùng cực Nam Trung Bộ và có gốc gác gián tiếp từ múa nghi lễ Chăm. Từ sản phẩm Chăm đã được Việt hóa trên mảnh đất này, múa bóng đã phát triển trong điều kiện tuồng và trở thành một loại hình biểu diễn nghệ thuật chiếm địa vị thống trị trong xã hội” 11
- [152]. Có thể nói, qua những công trình và bài viết trên cho thấy sự đóng góp đầy tâm huyết của nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng với việc nghiên cứu múa bóng rỗi – một thực hành gắn với tín ngưỡng thờ Bà của người Việt ở Nam Bộ. Đồng quan điểm với tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, tác giả Huỳnh Văn Tới trong cuốn Bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa dân gian Đông Nam bộ cũng xác nhận “Hát bóng rỗi, Địa – Nàng ở Đông Nam bộ có diện mạo chung tương tự nội dung mà tác giả Huỳnh Ngọc Trảng đã công bố; nhưng ít khi thể hiện đầy đủ các tiết mục theo tiến trình đã nêu trên; thông thường mỗi chương trình cúng miếu Bà gồm các tiết mục: 1 Khai tràng, 2 Chầu mời, 3 Thỉnh tổ, 4 Chặp Địa – Nàng, Hát bóng rỗi” [150]. Sau khi phân tích 4 tiết mục trên, tác giả đi đến kết luận: “Hát bóng rỗi gắn liền với nghi lễ cúng tế thần linh nhưng bản thân nó không phải do sức mạnh thần thánh, chẳng thể gọi là mê tín, dị đoan. Đây đích thực là nghệ thuật diễn xướng dân gian, vốn quý trong kho tàng văn hóa dân tộc cần được trân trọng, giữ gìn” [150, tr.161]. Trong bài viết Tìm về nguồn cội của hát bóng rỗi Nam Bộ [18], tác giả Huỳnh Thanh Bình đã truy nguyên về nguồn cội xa xưa của Hát bóng rỗi. Cụ thể tác giả đã đối chiếu trình thức thực hành nghi lễ Chăm với trình thức diễn xướng nghi lễ của Bà La Môn Ấn Độ mà chứng cứ còn bảo lưu trong các lễ hội Hindu ngày nay. Xét thấy việc truy nguyên của tác giả bằng phương pháp so sánh như vậy là công việc có nhiều triển vọng, giúp cho chúng ta có được những đối chứng lịch sử - văn hóa lý thú về diễn xướng múa bóng rỗi của người Việt ở Nam Bộ. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về đặc điểm diễn xướng của múa bóng rỗi Bên cạnh các nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và Huỳnh Văn Tới, các bài viết và công trình: Tục thờ Bà và nghệ thuật múa bóng rỗi (2007) và Đặc trưng nghệ thuật múa bóng rỗi (2017) của tác giả Mai Mỹ Duyên hay Chặp Địa Nàng trong văn hóa người Việt ở Nam Bộ (2010) và Bóng rỗi và Chặp Địa nàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ (2013) của tác giả Nguyễn Thị Hải Phượng cũng là những công trình có đóng góp quan trọng giúp hoàn thiện hơn nữa những góc nhìn về múa bóng rỗi Nam Bộ. Trong bài viết Đặc trưng nghệ thuật múa bóng rỗi, tác giả Mai Mỹ Duyên với lập luận của mình đã đưa ra bốn đặc trưng múa bóng rỗi là: 1 Yếu tố giới trong múa bóng rỗi; 2 Tính trực cảm của múa bóng 12
- rỗi; 3 Tính nhân sinh trong múa bóng rỗi; 4 Tính chuyên nghiệp của múa bóng rỗi và tác giả đi đến kết luận: “Múa bóng rỗi đặc biệt hơn các loại hình diễn xướng dân gian khác, vì nó không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của cộng đồng mà thỏa mãn nhu cầu giải trí của cộng đồng sau một mùa lao động vất vả” [101, tr.495]. Luận án Bóng rỗi và Chặp Địa nàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ, tác giả Nguyễn Thị Hải Phượng đã đứng ở góc độ Văn hóa học để tiếp cận đối tượng nghiên cứu là Bóng rỗi và Chặp Địa nàng; so sánh một số nghi thức diễn xướng khác nhau trong tín ngưỡng thờ nữ thần ở Nam Bộ; đồng thời đánh giá giá trị của đối tượng nghiên cứu trong đời sống tâm linh của người dân Nam Bộ. Các tác giả như Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Hải Phượng, Mai Mỹ Duyên, Phan Thị Yến Tuyết, v.v… khi bàn về đặc điểm của diễn xướng múa bóng rỗi đều chung một nhận định “đây là một loại hình diễn xướng dân gian và gắn với tín ngưỡng thờ nữ thần/ Bà ở Nam Bộ” [101]. Bên cạnh đó, các tác giả trên cũng cơ bản thống nhất rằng múa bóng rỗi hiện nay là một nghề và cần được các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa trong việc duy trì và phát triển loại hình diễn xướng dân gian này. 1.1.1.3. Những nghiên cứu về giá trị của diễn xướng múa bóng rỗi Song song với các công trình nghiên cứu của những tác giả nêu trên còn có hơn 100 bài viết của nhiều nhà nghiên cứu được đề cập trong hai kỷ yếu Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ bản sắc và giá trị (được tổ chức ở tỉnh Tiền Giang, 2007) và Tín ngưỡng thờ nữ thần và thực hành bóng rỗi – Địa Nàng ở Nam Bộ (được tổ chức ở tỉnh Đồng Nai, 2017). Các bài viết này là kết quả bước đầu và quan trọng tạo tiền đề cho việc nghiên cứu các bình diện mới của thực hành múa bóng rỗi gắn với bản sắc và giá trị văn hóa của người Việt ở Nam Bộ. Tác giả Trần Diễm Thùy với bài viết “Nhận diện diễn xướng bóng rỗi ở miền Tây Nam Bộ hiện nay” [101], đã phác họa diễn xướng múa bóng rỗi ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, một cách sinh động và chân thực. Qua việc mô tả công việc của các bà bóng, tác giả đã phần nào khái quát được giá trị văn hóa của cộng đồng người ở những địa phương đó hay nói một cách khác đó chính là bản sắc văn hóa riêng của các địa phương được hiểu thông qua thực hành diễn xướng múa bóng rỗi. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
260 p | 257 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa Thiền tông trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
310 p | 191 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p | 158 | 33
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 200 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p | 91 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 p | 44 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p | 55 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
242 p | 20 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
174 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
221 p | 17 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi của diễn xướng nghi lễ lên đồng (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Nam Định)
27 p | 97 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
28 p | 110 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
26 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn