Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Tang ma của người Tày ở Đắk Lắk: nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên
lượt xem 7
download
Khảo sát, nghiên cứu tang ma của người Tày ở Đắk Lắk từ góc độ nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên nhằm hướng tới cung cấp một nghiên cứu trường hợp về vai trò, chức năng ý nghĩa văn hoá - xã hội của nghi lễ tang ma, trên cơ sở đó phân tích ý nghĩa của các thực hành nghi lễ trong quy trình tổ chức đám tang của người Tày nói chung và người Tày di cư vào Đắk Lắk nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Tang ma của người Tày ở Đắk Lắk: nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÀI THỊ VÂN TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐẮK LẮK: NGHI LỄ CHUYỂN ĐỔI CHO NGƯỜI CHẾT SANG THẾ GIỚI TỔ TIÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÀI THỊ VÂN TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐẮK LẮK: NGHI LỄ CHUYỂN ĐỔI CHO NGƯỜI CHẾT SANG THẾ GIỚI TỔ TIÊN Ngành: Văn hóa học Mã số: 9.22.90.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Yên 2. TS. Lương Thanh Sơn HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lài Thị Vân
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTQG: Chính trị quốc gia DTH: Dân tộc học ĐHKHXH&NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn ĐHQG: Đại học quốc gia ĐHSP: Đại học sư phạm ĐHVH: Đại học văn hóa GD: Giáo dục H: Hà Nội KHXH: Khoa học xã hội LATS: Luận án Tiến sỹ LVThS: Luận văn Thạc sỹ NHVH: Nhân học văn hóa Nxb: Nhà xuất bản PVS: Phỏng vấn sâu Tc: Tạp chí TĐ: Thời đại TĐBK: Từ điển bách khoa TN: Thanh niên Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban nhân dân VHH: Văn hóa học VHDT: Văn hóa dân tộc VHDG: Văn hóa dân gian VHNT: Văn hóa nghệ thuật VHTT, VH-TT: Văn hóa Thông tin.
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ CỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................................... 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................ 12 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tang ma của các tộc người thiểu số từ góc độ nghi lễ chuyển đổi .................................................................................................................. 12 1.1.2. Các nghiên cứu về nghi lễ tang ma của người Tày liên quan đến nghi lễ chuyển đổi ............................................................................................................................... 14 1.1.3. Các nghiên cứu về văn hoá và nghi lễ tang ma của người Tày ở Tây Nguyên ................................................................................................................................................... 18 1.1.4. Nhận xét chung .................................................................................................... 19 1.2. Cơ sở lý luận.................................................................................................................... 21 1.2.1. Một số khái niệm.................................................................................................... 21 1.2.2. Quan điểm tiếp cận................................................................................................ 29 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và người Tày ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................................................. 33 1.3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 33 1.3.2. Người Tày ở xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk .............................. 34 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................. 38 Chương 2: CƠ SỞ THỰC HÀNH NGHI LỄ CHUYỂN ĐỔI CHO NGƯỜI CHẾT SANG THẾ GIỚI TỔ TIÊN TRONG TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐẮK LẮK .................................................................................................................................... 40 2.1. Cơ sở văn hoá, xã hội, chính sách ............................................................................... 40 2.1.1. Cơ sở đời sống văn hoá vật chất............................................................................ 40 2.1.2. Cơ sở văn hoá xã hội .............................................................................................. 43 2.2. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ........................................................................................... 52 2.2.1. Vũ trụ quan bản địa và sự pha trộn các yếu tố Tam giáo .................................... 52 2.2.2. Quan niệm về hồn vía, thể xác và sự tồn tại linh hồn sau cái chết ...................... 54
- 2.2.3. Thờ cúng tổ tiên và quan niệm về nơi cư trú của tổ tiên trong thế giới vô hình ..................................................................................................................................... 57 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................. 73 Chương 3: THỰC HÀNH NGHI LỄ CHUYỂN ĐỔI CHO NGƯỜI CHẾT SANG THẾ GIỚI TỔ TIÊN TRONG TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐẮK LẮK .... 75 3.1. Các khâu chuẩn bị của thầy Tào trước khi thực hành nghi lễ .................... 75 3.2. Nghi lễ chuyển đổi thân xác và linh hồn người chết về với tổ tiên ở khu mộ..... 78 3.2.1. Tìm đất làm nhà cho nơi ở mới của người chết.................................................... 78 3.2.2. Chuẩn bị “cơ sở vật chất” cho người chết về khu mồ mả/làng mới ................... 79 3.2.3. Những lễ thức bảo quản, chăm sóc thân xác ........................................................ 84 3.2.4. Các lễ thức báo hiếu với người chết trước khi đưa ra mộ.................................... 89 3.2.5. Các lễ thức tiễn đưa người chết ra mộ và an táng ................................................ 91 3.3. Nghi lễ chuyển đổi đưa linh hồn người chết về với tổ tiên ở mường Trời .......... 95 3.3.1. Chuẩn bị vật dụng cho người chết về mường Trời .............................................. 95 3.3.2. Các lễ thức mở đường, khai quang cho linh hồn ................................................. 99 3.3.3. Các lễ thức tiễn đưa linh hồn người chết về mường Trời.................................. 104 3.4. Nghi lễ chuyển đổi linh hồn người chết về với tổ tiên trên ban thờ ................... 107 3.4.1. Các lễ thức thuộc thời gian chuyển tiếp .............................................................. 107 3.4.2. Lễ mãn tang - nghi lễ chuyển đổi linh hồn người chết về với tổ tiên trên ban thờ.................................................................................................................................... 110 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................ 115 Chương 4: NGHI LỄ CHUYỂN ĐỔI NGƯỜI CHẾT SANG THẾ GIỚI TỔ TIÊN TRONG TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐẮK LẮK: YẾU TỐ BẢN ĐỊA, SỰ GIAO LƯU TIẾP BIẾN VÀ THÍCH ỨNG, BIẾN ĐỔI Ở VÙNG ĐẤT MỚI ....................... 117 4.1. Thế giới quan, nhân sinh quan của người Tày ở Đắk Lắk qua thực hành nghi lễ chuyển đổi người chết sang thế giới tổ tiên .................................................................... 117 4.2. Bản địa hóa trong thực hành nghi lễ chuyển đổi linh hồn người chết về với tổ tiên của người Tày ở Đắk Lắk ......................................................................... 120 4.2.1. Bản địa hóa yếu tố Nho giáo ............................................................................... 120
- 4.2.2. Bản địa hóa yếu tố Đạo giáo................................................................................ 124 4.2.3. Bản địa hóa yếu tố Phật giáo ............................................................................... 127 4.3. Thích ứng và biến đổi trong thực hành nghi lễ chuyển đổi người chết về với tổ tiên trong tang ma của người Tày ở Đắk Lắk ............................................................... 129 4.3.1. Thích ứng và biến đổi trong các thực hành nghi lễ chuyển đổi trong tang ma của thầy Tào .................................................................................................................................. 129 4.3.2. Thích ứng và biến đổi trong nhận thức và thực hành nghi lễ chuyển đổi trong tang ma của người dân ................................................................................................................... 133 4.3.3. Thích ứng và biến đổi trong các thực hành nghi lễ chuyển đổi trong tang ma Tày từ quá trình giao thoa văn hóa với các tộc người tại chỗ ..................................................... 137 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................................ 139 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................. 153 PHỤ LỤC LUẬN ÁN .................................................................................................... 154
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Tày là một trong những tộc người thiểu số ở Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, lưu giữ một kho tàng văn hoá phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật là hệ thống nghi lễ phong phú mà nghi lễ vòng đời chiếm một vị trí quan trọng. Đặc biệt, tang ma là nghi lễ tiêu biểu trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Tày; là quy trình nghi lễ tín ngưỡng dân gian phức hợp gắn liền với người chết và quá trình người sống chuẩn bị cho người chết có một cuộc sống mới ở thế giới vĩnh hằng cùng ông bà tổ tiên thông qua hệ thống nghi lễ chuyển đổi. Việc nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá Tày từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình công bố, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở miền núi phía Bắc, nơi cư trú cội nguồn của người Tày, còn đối với bộ phận người Tày chuyển cư đến các vùng miền khác như Tây Nguyên vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Nhất là hiện tượng lưu giữ tập quán về tang ma của người Tày sau khi di cư đến vùng đất mới, trong bối cảnh thay đổi về kinh tế - xã hội, về sự phân bố dân cư và giao lưu văn hóa, v.v.. Có thể thấy, đây là khoảng trống cho các đề tài quan tâm nghiên cứu về đối tượng này. Sau năm 1975, nhất là sau Chiến tranh biên giới Việt - Trung (1979), các tộc người thiểu số phía Bắc (trong đó có người Tày) di cư vào Tây Nguyên sinh sống với số lượng khá lớn. Đắk Lắk là một trong những tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên có đông người Tày cư trú, trong đó, một bộ phận định cư ở huyện Krông Năng (đây cũng là điều kiện thuận lợi để họ duy trì các hình thức văn hoá truyền thống). Trong quá trình di cư vào Đắk Lắk, người Tày đã mang theo nhiều di sản văn hoá, họ có ý thức cao trong việc duy trì bản sắc văn hoá truyền thống tộc người ở vùng đất mới, góp phần vào sự đa dạng, phong phú về văn hoá các dân tộc thiểu số huyện Krông Năng nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung. Văn hoá tín ngưỡng của người Tày ở Đắk Lắk được bảo lưu ở vùng đất này thể hiện qua các phong tục, nghi lễ, tết, sinh hoạt tín ngưỡng, nghĩ lễ gia đình, lễ hội, v.v., trong đó có nghi lễ tang ma. Tang ma là hình thức văn hoá tín ngưỡng biểu hiện rõ nhất tư tưởng, tình cảm, đời sống tâm linh vẫn được người Tày ở Đắk Lắk duy trì thực hành theo nghi thức truyền thống. Mặc dù có sự tác động 1
- của các yếu tố văn hoá mới, của nền kinh tế thị trường, của sự giao lưu tiếp biến văn hoá khi sinh sống xen kẽ giữa nhiều tộc người, v.v. song, nghi lễ tang ma được cho là ít biến đổi nhất trong hệ thống nghi lễ vòng đời người Tày. Nghi lễ tang ma là một trong những nghi lễ quan trọng của người Tày, thể hiện rõ nhất vũ trụ quan, nhân sinh quan tộc người; vừa mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo vừa hàm chứa những giá trị văn hoá truyền thống, những quy tắc ứng xử của gia đình, cộng đồng, mà điểm nổi bật là quan niệm về đạo hiếu, đạo nghĩa, việc đền công, báo đức của con cháu dành cho cha mẹ, ông bà. Quy trình thực hành nghi lễ tang ma là sự thể hiện cụ thể và sinh động nhất về niềm tin tôn giáo, quan điểm, hệ giá trị, quan hệ xã hội, v.v. của tộc người, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nghi lễ tang ma không chỉ là nghi lễ của gia đình mà còn là của cộng đồng, khi trong làng có người mất, cả thôn làng có nhiệm vụ giúp đỡ, lo liệu ma chay cho người quá cố. Nghiên cứu nghi lễ tang ma của người Tày ở Đắk Lắk với mục đích tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ hơn về nghi lễ này trong truyền thống và đương đại; nhìn ra các chiều kích chuyển đổi của việc thực hành nghi lễ nhằm đưa người chết hoà nhập với thế giới tổ tiên; nhìn nhận nghi lễ tang ma của người Tày ở Đắk Lắk như một quá trình chuyển đổi, từ chuyển đổi tâm lý đến chuyển đổi trong thực tế đời sống vật chất và tinh thần của người sống, từ sự chuyển đổi thân xác và linh hồn của người chết về với tổ tiên ở khu mộ, ở mường Trời và ở bàn thờ đến sự chuyển đổi quan niệm và thực hành tang ma trong bối cảnh mới ở vùng đất mới; nhận diện rõ hơn quan niệm của người Tày về sự sống và cái chết qua nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên, tạo lập cuộc sống mới cho người chết ở bên kia thế giới; đánh giá đầy đủ hơn về những đặc trưng trong văn hoá tộc người Tày; đồng thời nhận định sâu sắc hơn những đóng góp về văn hoá của người Tày trong kho tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu nghi lễ tang ma, luận án tập trung vào vấn đề nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên của người Tày ở Đắk Lắk. Về mặt lý luận, luận án đóng góp một nghiên cứu trường hợp cho những lý thuyết trước đây về tang ma trong ngành nhân học, cụ thể, tang ma Tày mặc dù có biến đổi để thích ứng với điều 2
- kiện môi trường sống, chính sách, bối cảnh di cư, vị thế xã hội mới, nhưng mục đích cuối cùng của nó vẫn là thực hành nghi lễ chuyển đổi linh hồn người chết về thế giới tổ tiên, là tiếp nối sự sống sau khi chết theo niềm tin tín ngưỡng của người Tày. Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần cung cấp những luận cứ khoa học trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về coi trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc; góp phần bổ sung nguồn tư liệu quan trọng cho chuyên ngành nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo, về văn hoá tộc người Tày, về vấn đề phát huy, phát triển văn hoá truyền thống của người Tày nói riêng và các tộc người ở Việt Nam nói chung trong bối cảnh giao lưu và hội nhập. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn Tang ma của người Tày ở Đắk Lắk: nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, nghiên cứu tang ma của người Tày ở Đắk Lắk từ góc độ nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên nhằm hướng tới cung cấp một nghiên cứu trường hợp về vai trò, chức năng ý nghĩa văn hoá - xã hội của nghi lễ tang ma, trên cơ sở đó phân tích ý nghĩa của các thực hành nghi lễ trong quy trình tổ chức đám tang của người Tày nói chung và người Tày di cư vào Đắk Lắk nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nêu trên, các nhiệm vụ chính đặt ra cho luận án là: - Nhận diện và phân tích cơ sở sinh kế, văn hoá, xã hội, chính sách để từ đó tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thực hành nghi lễ chuyển đổi trong tang ma của người Tày ở Đắk Lắk. - Sưu tầm tài liệu, tư liệu thành văn, khảo sát điền dã, thực địa về đời sống văn hoá tín ngưỡng của người Tày ở Đắk Lắk. - Khảo sát quy trình thực hành nghi lễ tang ma của người Tày tại những điểm tiêu biểu ở tỉnh Đắk Lắk. - Phân tích quy trình nghi lễ chuyển đổi cho người chết về thế giới tổ tiên trong tang ma của người Tày ở Đắk Lắk. 3
- - Nhận định, phân tích nghi lễ tang ma của người Tày ở Đắk Lắk dưới góc độ nghi lễ chuyển đổi; thấy rõ các thực hành nghi lễ chuyển đổi trong tang ma chuyển tải nhân sinh quan, thế giới quan của người Tày; nhận định sâu sắc hơn các vấn đề biến đổi và thích ứng văn hoá của người Tày di cư đến Đắk Lắk thông qua nghi lễ chuyển đổi trong tang ma. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu nghi lễ tang ma của người Tày cao tuổi ở Đắk Lắk (cụ thể là huyện Krông Năng) qua thực hành nghi lễ chuyển đổi cho người chết về thế giới tổ tiên trong quan niệm của người Tày. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu nghi lễ tang ma của người Tày ở tỉnh Đắk Lắk. Người Tày có mặt hầu khắp tỉnh Đắk Lắk và sống tập trung ở một số xã trong các huyện như: Ea H’Leo, Krông Năng, Cư Kuin, Krông Ana, Cư M’Gar, Krông Pắk, Buôn Đôn, Ea Súp, v.v.. Krông Năng là huyện có người Tày và người Nùng sinh sống tập trung đông nhất ở tỉnh Đắk Lắk (chủ yếu ở một số xã tiêu biểu như Ea Tam, Ea Puk, Tam Giang, Ea Tân, v.v.), nhiều nhất là ở xã Ea Tam với 83,3% dân số Tày, Nùng (Ea Tam cũng là nơi diễn ra Lễ hội Văn hoá dân gian Việt Bắc vào các ngày 13, 14, 15 tháng Giêng hàng năm từ năm 2014 đến nay, người ta ví vùng đất Ea Tam như một “vùng Việt Bắc thu nhỏ”). Chính vì vậy, ở luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu ở huyện Krông Năng (những xã có người Tày sống tập trung), đồng thời chọn xã Ea Tam là phạm vi nghiên cứu chủ yếu. Bên cạnh đó, tác giả trực tiếp tham dự một số đám tang ở các huyện người Tày sống xen kẽ với nhiều tộc người khác để có cái nhìn tổng quát và những so sánh cụ thể về tang ma của người Tày ở Đắk Lắk (ví dụ như dự một số đám tang tại huyện Buôn Đôn, huyện Ea H’Leo, huyện Krông Pắk tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông). Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tang ma người Tày ở Đắk Lắk (cụ thể là xã Ea Tam, huyện Krông Năng) từ đầu những năm 1980 đến nay. Sở dĩ tác giả luận án lựa chọn mốc thời gian này để nghiên cứu vì đầu những năm 1980, nhất là 4
- vào năm 1986 có thể xem là mốc thời gian di cư số lượng lớn đầu tiên của người Tày đến các vùng kinh tế mới, trong đó có xã Ea Tam, đã làm cho dân số của toàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và xã Ea Tam tăng nhanh. Vì vậy, đời sống của các dân tộc cùng cộng cư có sự giao lưu mạnh mẽ với nhau. Quá trình đó đã góp phần hình thành những yếu tố văn hoá mới, sự biến đổi văn hoá của từng tộc người, trong đó có văn hoá tang ma của người Tày. Phạm vi thời gian tiến hành điền dã, khảo sát: Từ năm 2016 đến năm 2021. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên khảo sát thực tiễn, cụ thể là nhóm người Tày di cư vào Đắk Lắk. Về phương pháp luận, trên cơ sở tìm hiểu các khái niệm liên quan đến tang ma của người Tày, luận án sử dụng những quan điểm chức năng tâm lý của Charles Keyes qua nghiên cứu “From Death to Birth: Ritual Process and Buddhist Meanings in Northern Thailand” (Từ tử đến sinh: Nghi lễ và ý nghĩa Phật giáo ở vùng Bắc Thái Lan) [9] làm nền tảng lý luận, từ đó đưa ra nhận thức, có cái nhìn bao quát cũng như cách luận giải riêng về tang ma của người Tày. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án tiếp cận phương pháp nghiên cứu chuyên ngành văn hoá dân gian và phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội. Trong luận án này, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp tiếp cận liên ngành khoa học xã hội: Được coi là phương pháp kết hợp nghiên cứu của nhiều ngành liên quan như: Văn hoá dân gian, Dân tộc học, Xã hội học, Tôn giáo, v.v.. Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm lý giải một cách hệ thống về văn hoá tang ma của người Tày trong hệ thống nghi lễ vòng đời truyền thống. Ngoài ra, luận án còn áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu văn hoá để giải mã những bí ẩn của các hiện tượng văn hoá tâm linh. Thống kê và kế thừa các tài liệu có sẵn, xử lý văn bản, thông tin: Đọc và xử lý tài liệu từ sách, báo, các báo cáo kết quả của các chương trình, dự án nghiên cứu 5
- trong nước, các báo cáo tổng kết của các cơ quan Trung ương và địa phương, các nguồn số liệu thống kê ở các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương liên quan đến đề tài luận án. Sau quá trình thu thập tài liệu, khảo sát thực tế, tác giả xử lý văn bản, tài liệu liên quan, thông tin thu thập được qua quá trình ghi chép, phỏng vấn, mô tả, hồi cố, tài liệu phim ảnh, v.v. từ đó phân tích đánh giá, rút ra các luận điểm trọng tâm của luận án. Điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu văn hoá dân gian. Trước hết bằng phương pháp định tính, tác giả sống và trải nghiệm cùng với người dân địa phương để có thể quan sát, tham dự các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của họ. Trong quá trình đó, tác giả kết hợp các thao tác quan sát tham dự, quay phim, chụp ảnh, qua đó có thể quan sát và mô tả một cách tỉ mỉ, chi tiết các hành vi, hành động thực hành nghi lễ và bối cảnh mà các hiện tượng văn hoá đó diễn ra. Đồng thời, vận dụng thao tác phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, thảo luận nhóm đối với các thông tín viên phù hợp, nhất là những người am hiểu và có uy tín ở địa phương, thầy cúng (Tào, Mo, Then, Pụt), người già, v.v.. Đối tượng được lựa chọn để tiến hành các phương pháp nêu trên đảm bảo các nguyên tắc về tính đại diện cho lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, thành phần, học vấn, điều kiện kinh tế, vị trí xã hội, v.v.. Bên cạnh đó, luận án áp dụng các công cụ bổ trợ như chụp ảnh, sưu tầm các bài mo Tày, các văn bản cúng bằng tiếng Hán của thầy Tào, tư liệu về văn học nghệ thuật dân gian, tài liệu thư tịch của tộc người Tày liên quan đến đề tài luận án. Với thao tác nghiên cứu này, tác giả có điều kiện đi sâu tìm hiểu văn hoá tang ma của người Tày ở địa bàn nghiên cứu, từ đó làm cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp và giải quyết các vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ của luận án. Việc quan sát tham dự trực tiếp rất quan trọng và cần thiết để thu thập đầy đủ tư liệu mang tính khách quan về tang ma Tày, vì vậy tác giả đã bám sát địa bàn, tận dụng cơ hội, thời gian để tham gia, nhập cuộc vào các đám tang. Tác giả tiến hành khảo sát kỹ trình tự đám tang của những người chết bình thường, chết già, tiêu biểu như đám tang của bà L.T.H (sinh năm 1940, mất năm 2018, ở thôn Tam Thành, xã 6
- Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13/5/2018 đến ngày 15/5/2018 dương lịch; chủ tang là con trai của bà H (ông T.V.Đ, sinh năm 1973, cư trú ở thôn Tam Thành, xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk). Các đám tang được khảo sát theo quy trình từ khâu chuẩn bị cho người chết sang thế giới tổ tiên (theo quan niệm của người Tày) đến các lễ thức sau đám tang để làm rõ quá trình chuyển đổi linh hồn người chết từ thế giới vật chất sang thế giới tổ tiên. Bên cạnh đám tang người chết già, tác giả tham dự đám tang của người chết trẻ để có thêm tư liệu so sánh, như đám tang của anh N.V.M, sinh năm 1990, chưa có vợ con, mất ngày 25/3/2020, ở thôn Tam Phong, xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Đám tang diễn ra trong 3 ngày từ ngày 25/3/2020 đến ngày 27/3/2020 dương lịch. Ngoài ra, tác giả tham dự một số lễ mãn tang để thấy rõ lễ thức cuối cùng, hoàn thiện quá trình tiễn đưa linh hồn về với thế giới tổ tiên. Tiêu biểu như lễ mãn tang của bà H.T.B (quê gốc Cao Bằng), chủ lễ mãn tang là con trai út của bà B (ông B.V.T, sinh năm 1978, cư trú tại xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk). Đồng thời, trong thời gian thực hiện luận án, tác giả còn tham dự các lễ, tết trong năm của người Tày như tết Nguyên đán, tết rằm tháng bảy, tết thanh minh (lễ tảo mộ), v.v., tham gia lễ hội dân gian Việt Bắc tổ chức tại Ea Tam vào dịp đầu xuân để có cái nhìn tổng thể về đời sống văn hoá của người Tày ở Đắk Lắk. Bên cạnh việc quan sát trực tiếp, tác giả phỏng vấn hồi cố thầy cúng, những người cao tuổi để tìm hiểu về tang ma truyền thống, so sánh với các tư liệu thu thập được để có thông tin chính xác, trung thực, khách quan, thấy được sự giống và khác nhau trong nghi lễ chuyển đổi trước đây và hiện nay. Tác giả chủ động đến thăm nhà các thầy Tào, nhờ thầy báo tin khi có người mất, tranh thủ phỏng vấn các thầy khi tham dự đám tang, kết hợp với việc trao đổi trực tiếp qua điện thoại để kiểm chứng thông tin; nhờ đến sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, những người cán bộ xã là người Tày, chọn họ làm thông tín viên để việc tiếp cận người dân được dễ dàng, tăng sự tin tưởng, an tâm từ người dân. Bản thân tác giả là con em người Tày nên dễ dàng thâm nhập cộng đồng, tiếp cận đối tượng phỏng vấn, thu thập thông tin tư liệu. Song, tác giả cũng gặp những khó khăn nhất định trong quá trình nghiên cứu thực địa như 7
- việc tham dự nghi lễ phụ thuộc vào thời gian tổ chức, nên có những trường hợp không thể sắp xếp để tham dự. Ngoài ra, sự xuất hiện của người nghiên cứu đôi khi làm cho người thực hành văn hoá cảm thấy không thoải mái, bởi trong lúc tang gia bối rối có thể có những sơ suất trong thái độ, hành vi ứng xử, nên họ không muốn sự có mặt của người ngoài. Hơn nữa, việc trong nhà có người thân mất là một sự mất mát lớn và sự xuất hiện của người lạ đến chụp ảnh lúc tang thương cũng là việc cộng đồng khó chấp nhận. Một số người quan niệm rằng điều đó là việc làm bất hiếu đối với người chết và sợ người chết quở trách. Do đó, chúng tôi cũng bị từ chối tham dự, chụp ảnh ở nhiều đám tang. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được áp dụng thông qua các cuộc tọa đàm hẹp, thảo luận, trao đổi theo từng vấn đề chuyên sâu, nhằm thu thập tư liệu và kinh nghiệm nghiên cứu từ các chuyên gia, đồng nghiệp và các tổ chức khoa học, những cán bộ và người dân có uy tín, am hiểu ở địa phương tiến hành điền dã. Bên cạnh đó, tác giả tranh thủ ý kiến của nhà quản lý ở các địa phương liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Bên cạnh phương pháp điền dã, tác giả sưu tầm nguồn tư liệu thứ cấp của các nhà nghiên cứu về tang ma các tộc người ở Việt Nam và trên thế giới đã công bố, xuất bản để kế thừa những thành tựu nghiên cứu có trước, nhất là tài liệu nghiên cứu về người Tày và tang ma Tày. Tác giả đã thu thập, khảo sát một số văn bản cúng của người Tày bằng chữ Hán cổ do các thầy Tào ở địa bàn nghiên cứu thực hành, tương ứng với từng lễ thức, quy trình của nghi lễ như: Khai thàn; Xá tội; Văn tế cho người chết làm nghề Tào - Then; Tế tổ tông; Con cái kể công ơn mẹ; Phá ngục; Thành phục; Lấy nước, vào áo quan; Cúng cơm rượu - khai quang; Niệm phép; Ký công đức; Cách biệt âm dương; Tam hiến - ngày cuối cùng cho hồn uống rượu; mời rượu thánh; v.v.. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp để tổng hợp các cứ liệu phục vụ luận án. Tất cả nhằm đạt mục đích hướng tới là làm rõ vai trò tác động tâm lý đối với thân nhân của người qua đời và cộng đồng người Tày ở địa bàn nghiên cứu qua nghi lễ tang ma. 8
- Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh đồng đại, lịch đại Sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin, tư liệu, số liệu thu thập được để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Trong đó, phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích và đánh giá tài liệu đã thu thập được từ các phương pháp khác. Phương pháp phân tích, tổng hợp được triển khai trong suốt quá trình thực hiện đề tài để có thể đưa ra những kết luận, nhận định phù hợp dựa trên các nguồn tư liệu về đối tượng và địa bàn nghiên cứu mà đề tài thu thập được. Bên cạnh nguồn tư liệu được thu thập, luận án còn tham khảo, kế thừa những công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, những tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, các công trình, ấn phẩm về văn hoá tang ma nói chung và văn hoá tang ma của người Tày nói riêng đã được công bố; đồng thời, sử dụng một số nguồn tài liệu của địa phương mà tác giả có thể tiếp cận được trong quá trình điền dã; tham khảo các báo cáo của địa phương về điều kiện địa lý, đặc điểm dân cư, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của địa bàn và đối tượng nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có ý nghĩa khoa học khi phản ánh thực trạng đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Tày tại cùng đất mới; khắc hoạ được diện mạo nghi lễ tang ma của người Tày ở Đắk Lắk trong nhiều chiều kích không gian, thời gian và những bối cảnh văn hoá cụ thể, từ đó thấy được đời sống văn hoá của người Tày di cư cả trong truyền thống và đương đại. Luận án có những phát hiện mới liên quan đến những luận điểm về cõi sống và cõi chết, sự thâu nhận Tam giáo vào tín ngưỡng của người Tày, nhìn nhận khách quan quá trình thích ứng và biến đổi trong thực hành nghi lễ tang ma của người Tày ở Đắk Lắk. Luận án là công trình nghiên cứu về tang ma của người Tày ở Đắk Lắk với ý nghĩa là một nghi lễ nhằm chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên; thông qua các thực hành nghi lễ tang ma thấy được các vấn đề về vũ trụ quan, quan niệm về cái chết, quan niệm về thế giới tổ tiên của người Tày ở Đắk Lắk, qua đó nhận diện rõ hơn về tang ma Tày truyền thống được duy trì, phục hồi ở vùng đất mới trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập. 9
- Luận án luận giải những quan niệm của người Tày về vai trò và chức năng văn hoá của các thực hành nghi lễ tang ma, nhằm tạo dựng cuộc sống mới cho người chết ở thế giới tổ tiên, đồng thời ổn định tâm lý của người sống, tiếp tục xây dựng, phát triển cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội. Qua đó, góp phần khẳng định những thực hành nghi lễ trong đám tang không đơn thuần là lễ chôn cất, sự nuối tiếc thương đau, mà còn thể hiện niềm tin rằng người thân của họ không chết mà được chuyển sang sống ở một thế giới khác - thế giới tổ tiên, từ đó củng cố niềm tin tín ngưỡng trong cuộc sống của người Tày. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định vai trò, chức năng văn hoá, đóng góp phần nhỏ vào nghiên cứu văn hoá Tày; thông qua nghiên cứu trường hợp về tang ma người Tày, luận án góp phần làm sáng tỏ vai trò, chức năng của tang ma mà ngành nghiên cứu văn hóa và nhân học đã chỉ ra. Cụ thể, luận án có ý nghĩa đóng góp thêm một nghiên cứu trường hợp cho những lý thuyết trước đây về tang ma trong ngành nhân học, văn hoá, tức là dưới góc độ nghi lễ chuyển đổi, tang ma không phải làm cho người chết, mà là vì người sống, và củng cố, khẳng định niềm tin tôn giáo của người Tày cho rằng chết không phải là hết mà chết là chuyển sang cuộc sống khác. Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần cung cấp những luận cứ khoa học trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về coi trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để các nhà quản lý xây dựng các chính sách và cách ứng xử phù hợp với di sản văn hóa quan trọng này của tộc người; góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc, phù hợp với điều kiện hiện nay. Luận án là trường hợp nghiên cứu có ý nghĩa bổ sung nguồn tư liệu cần thiết cho chuyên ngành nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo, về văn hoá tộc người Tày, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu giảng dạy và những người quan tâm đến tộc người và văn hoá người Tày. 10
- 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung chính của luận án được bố cục thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái quát về địa bàn nghiên cứu Chương 2. Cơ sở của thực hành nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên của người Tày ở Đắk Lắk Chương 3. Thực hành nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên trong tang ma của người Tày ở Đắk Lắk Chương 4. Nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên trong tang ma của người Tày ở Đắk Lắk: truyền thống, giao lưu và thích ứng ở vùng đất mới. 11
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ CỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tang ma của các tộc người thiểu số từ góc độ nghi lễ chuyển đổi Sau năm 1986, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, việc nghiên cứu tang ma bắt đầu được quan tâm nhiều, những bí ẩn của đời sống tâm linh được chú ý. Từ những biểu hiện cụ thể của nghi lễ, phong tục tập quán diễn ra hàng ngày được các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu và giải mã niềm tin sâu xa mà con người gửi gắm vào niềm tin tín ngưỡng. Do vậy, tang ma của các tộc người thiểu số đã trở thành đối tượng nghiên cứu chính của nhiều công trình khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu về tang ma từ góc độ nghi lễ chuyển đổi không nhiều. Các nghiên cứu về tang ma dưới góc độ nghi lễ chuyển đổi ở Việt Nam chủ yếu là LATS của các tác giả như: Lò Xuân Dừa, Nguyễn Công Hoan, Trần Hạnh Minh Phương, Võ Thanh Bằng, Vũ Thị Uyên, Lê Hải Đăng, v.v., cụ thể như: LATS VHH của tác giả Lò Xuân Dừa “Tang ma của người Thái: Quy trình nghi lễ để tạo cuộc sống mới cho người chết (trường hợp người Thái Phù Yên, Sơn La)” [16] miêu tả một cách sinh động quy trình các bước chuẩn bị và tổ chức thực hành các nghi lễ trong tang ma, tạo cuộc sống mới cho người chết; cung cấp thêm nguồn tư liệu về vũ trụ quan, quan niệm về cái chết của người Thái, các quy tắc ứng xử trong gia đình, cộng đồng, xã hội trong văn hoá của người Thái; nhận diện rõ hơn về tang ma Thái truyền thống trong đời sống hiện nay. Luận án góp phần phát hiện thêm về bản chất, nguồn gốc quy trình chuẩn bị và thực hành các nghi lễ trong đám tang, đồng thời lý giải những giá trị và chức năng văn hoá do quy trình tổ chức đám tang mang lại trong đời sống xã hội, giúp cho việc định hướng các chính sách văn hoá. Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tang lễ của người Thái, đặc biệt là thực hành nghi lễ tang ma, giúp tác giả luận án có thêm nguồn tư liệu quý phục vụ cho nghiên cứu của mình. 12
- Nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Triều Châu ở Nam Bộ, LATS của Nguyễn Công Hoan [33] là một trong số ít công trình nghiên cứu về nghi lễ chuyển đổi của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. Đây là một công trình nghiên cứu trường hợp tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp cận lý thuyết nghi lễ chuyển đổi của Arnold Van Gennep, Nguyễn Công Hoan nhận diện các giai đoạn: trước ngưỡng, trong ngưỡng, sau ngưỡng của hai nghi lễ quan trọng nhất trong một đời người là lễ cưới và lễ tang. Tác giả phân tích vai trò, vị thế xã hội, nghĩa vụ, trách nhiệm của những cá nhân thụ lễ và những người có liên quan trong nghi lễ chuyển đổi, đồng thời chú ý đến mô tả nghi lễ, chỉ ra sự chuyển đổi của cá nhân trong quá trình thực hành nghi lễ. LATS Nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Quảng Đông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay [66] của Trần Hạnh Minh Phương là công trình đề cập đến nghi lễ đánh dấu những bước ngoặt quan trọng của đời người liên quan đến các giai đoạn: sinh ra, trưởng thành, kết hôn, lên lão và mất đi. Tác giả mô tả tiến trình diễn ra các nghi lễ của cá nhân theo hướng tiếp cận cấu trúc của Arnold Van Gennep: trước ngưỡng, trong ngưỡng và sau ngưỡng các nghi lễ theo trình tự của vòng đời người Hoa Quảng Đông bao gồm: lễ đầy tháng, lễ khai học, lễ cưới, lễ mừng thọ và lễ tang. LATS của Vũ Thị Uyên Nghi lễ vòng đời của người Dao Quần Chẹt ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội [108] cũng tiếp cận theo lý thuyết nghi lễ chuyển đổi của Arnold Van Gennep. Trên cơ sở của lý thuyết nghi lễ chuyển đổi, Vũ Thị Uyên xem xét các nghi lễ vòng đời của người Dao Quần Chẹt, xác định đâu là nghi lễ chuyển đổi, sự chuyển đổi đó diễn ra như thế nào, có ý nghĩa gì đối với cá nhân và cộng đồng người Dao Quần Chẹt, từ đó xác định nghi lễ vòng đời người Dao Quần Chẹt mang tính chuyển đổi sâu sắc tương ứng với lý thuyết chuyển đổi của Arnold Van Gennep. Công trình Nghi lễ gia đình của người Thái nhìn từ lý thuyết nghi lễ chuyển tiếp của Lê Hải Đăng [20] phân tích những đặc trưng văn hoá của người Thái qua các ứng xử và thực hành nghi lễ gia đình. Dựa vào lý thuyết nghi lễ chuyển tiếp, tác giả phân tích nghi lễ chuyển tiếp trong tang ma Thái thể hiện rõ các giai đoạn chuyển tiếp (còn gọi là giai đoạn ngưỡng): tiền ngưỡng, ngưỡng, hậu ngưỡng (tái hợp). Nghi lễ tang 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
260 p | 257 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa Thiền tông trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
310 p | 191 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p | 158 | 33
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 200 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p | 91 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 p | 44 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p | 55 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
242 p | 20 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
174 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
221 p | 17 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi của diễn xướng nghi lễ lên đồng (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Nam Định)
27 p | 97 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
28 p | 110 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
26 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn