intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:242

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Văn hóa của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu về quá trình tham gia, thực hành văn hóa giáo dục của tôn giáo hiện nay, sự lan rộng mô hình hội đoàn Phật giáo nhắm đến giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ MAI SA VĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ MAI SA VĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Lê Hồng Lý 2. TS. Đỗ Lan Phương HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới hướng dẫn của tập thể người hướng dẫn khoa học. Các kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố. Những luận điểm mà luận án kế thừa của những tác giả đi trước đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể. Tác giả luận án Hoàng Thị Mai Sa
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......................................................... 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 12 1.1.1. Những nghiên cứu về tổ chức Phật giáo Việt Nam ...................... 12 1.1.2. Những nghiên cứu về gia đình Phật tử thế giới và Việt Nam....... 16 1.1.3. Những nghiên cứu về gia đình Phật tử tại Đà Nẵng ..................... 21 1.1.4. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra ... 25 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 26 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án .. 26 1.2.2. Hướng tiếp cận lý thuyết của luận án ........................................... 30 1.3. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 32 1.3.1. Khái quát về vùng đất Đà Nẵng .................................................... 32 1.3.2. Khái quát về Phật giáo tại Đà Nẵng .............................................. 37 1.3.3. Khái quát về lịch sử hình thành gia đình Phật tử tại Đà Nẵng ..... 40 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 46 Chương 2: NHẬN DIỆN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG ............ 47 2.1. Cơ cấu và quy mô gia đình Phật tử ...................................................... 47 2.1.1. Cơ cấu gia đình Phật tử ................................................................. 47 2.1.2. Quy mô gia đình Phật tử tại Đà Nẵng ........................................... 52 2.2. Đặc điểm gia đình Phật tử ..................................................................... 59 2.2.1. Kết nối gia đình Phật tử dựa trên niềm tin Phật giáo .................... 59 2.2.2. Đa dạng thành phần và nhu cầu gia nhập gia đình Phật tử ........... 61 2.2.3. Thống nhất tôn chỉ mục đích, châm ngôn của gia đình Phật tử.... 73 2.2.4. Linh hoạt trong điều hành đội ngũ Huynh trưởng ........................ 80 2.3. Các mối quan hệ trong gia đình Phật tử .............................................. 84 2.3.1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam và gia đình Phật tử......................... 86
  5. 2.3.2. Thầy trụ trì, Sư Tăng ni và gia đình Phật tử ................................. 90 2.3.3. Người điều hành nội bộ gia đình Phật tử ...................................... 93 2.3.4. Tình Lam trong gia đình Phật tử ................................................... 98 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 103 Chương 3: THỰC HÀNH VĂN HÓA GIÁO DỤC CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG ......................................................................... 104 3.1. Tu học Phật pháp ................................................................................. 104 3.1.1. Chương trình giáo lý Phật pháp theo các bậc học ...................... 105 3.1.2. Tu học qua văn nghệ và trò chơi ................................................. 112 3.2. Rèn luyện kỹ năng ................................................................................ 117 3.2.1. Kỹ năng vận động ....................................................................... 118 3.2.2. Kỹ năng sinh tồn ......................................................................... 121 3.2.3. Kỹ năng quản lý .......................................................................... 123 3.3. Rèn luyện nhân cách đạo đức ............................................................. 131 3.3.1. Lí tưởng phụng sự ....................................................................... 131 3.3.2. Tác phong, kỷ luật....................................................................... 136 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 141 Chương 4: VĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG: LIÊN KẾT XÃ HỘI, CÁC GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA . 142 4.1. Liên kết xã hội ...................................................................................... 142 4.1.1. Sự bù đắp tình cảm, chia sẻ trong đời sống tinh thần ................. 143 4.1.2. Sự gắn kết trong gia đình và cộng đồng xã hội .......................... 147 4.2. Giá trị Đức – Trí – Thể ........................................................................ 154 4.2.1. Đức dục ....................................................................................... 155 4.2.2. Trí dục ......................................................................................... 159 4.2.3. Rèn luyện thể chất ....................................................................... 162 4.3. Những vấn đề đặt ra đối với gia đình Phật tử trong đời sống đương đại ..................................................................................................... 163
  6. 4.3.1. Tính nhập thế của Phật giáo trong xã hội đương đại .................. 163 4.3.2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển gia đình Phật tử hiện nay 167 4.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục gia đình Phật tử . 169 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 170 KẾT LUẬN .................................................................................................. 171 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 176 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BHD : Ban Hướng dẫn HD : Hướng dẫn TP : Thành phố GĐPT : Gia đình Phật tử NCS : Nghiên cứu sinh Tr : Trang UBND : Ủy ban Nhân dân PV : Phỏng vấn UV : Ủy viên GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt Nam PG : Phật giáo PGVN : Phật giáo Việt Nam GĐPHP : Gia đình Phật hóa phổ
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số lượng chùa, tịnh thất, tịnh xá, Niệm Phật đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng từ năm 1997 - 2017 ........................................................... 38 Bảng 1.2. Số lượng Tăng, Ni theo các hệ phái trên địa bàn TP. Đà Nẵng (1997 - 2017) ........................................................................................... 39 Bảng 1.3. Số lượng đơn vị đạo tràng và các đạo hữu Phật tử trên địa bàn Đà Nẵng (2007 - 2017) ........................................................................... 40 Bảng 1.4. Số lượng Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (2002 - 2017) .................................................................... 45
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Hệ thống quản lý gia đình Phật tử cấp Trung ương ...................... 48 Sơ đồ 2.2. Hệ thống quản lý gia đình Phật tử cấp tỉnh/ thành phố ................. 50 Sơ đồ 2.3. Hệ thống tổ chức Ban Huynh trưởng gia đình Phật tử .................. 52 Sơ đồ 2.4. Mối quan hệ trong gia đình Phật tử ............................................... 84
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội đương đại chứng kiến sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của các tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có Phật giáo. Tâm lí con người bị lung lay, khủng hoảng trầm trọng trước áp lực học tập, kinh tế, hôn nhân gia đình, trước bạo lực và tệ nạn xã hội bủa vây. Niềm tin xã hội dần mờ nhạt, con người hoài nghi lẫn nhau, đố kỵ nhau. Con người trong xã hội đương đại không ngừng tìm kiếm điểm tựa để duy trì niềm tin cá nhân, niềm tin xã hội. Họ tìm đến tín ngưỡng hoặc tôn giáo, để được an ủi, chữa lành và giải tỏa căng thẳng. Hiện nay, đối tượng bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ thay đổi niềm tin xã hội là thanh thiếu niên; vì vậy cần sớm định hướng cho đội ngũ này về lý tưởng, kiến thức, kỹ năng sống dựa trên nền tảng tôn giáo, trong đó có nền tảng Phật học. Nhiều hội đoàn Phật giáo dành cho thanh thiếu niên được Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVH) chủ trương khuyến khích thành lập và lan tỏa trong cộng đồng Phật tử và những người cảm mến đạo Phật trên phạm vi toàn quốc. Tại Đà Nẵng, Gia đình Phật tử (sau đây sẽ viết tắt là GĐPT hoặc Gia đình) là một hội đoàn Phật giáo xuất hiện từ giữa thế kỷ XX, trải qua nhiều thăng trầm đến đầu thế kỷ XXI đã trở lại một cách hưng thịnh đáp ứng được nhu cầu của con người trong xã hội có nhiều sự đổi thay hiện nay. Sự phục hưng trở lại của các hoạt động giáo dục Phật tử đến từ nhiều góc độ. Về góc độ chính sách, đó có thể là những nỗ lực nhằm mục tiêu xây dựng con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ chín (Khóa XI), xác định rằng: “Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, khuyến khích các hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ, “tốt đời đẹp đạo”; khuyến khích các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, từ thiện, nhân đạo.” [9]. Về góc độ học thuật, giáo dục đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội cho giới trẻ ở phạm vi ngoài nhà trường là một chủ đề được nhiều học giả quan tâm. GĐPT luôn xem trọng việc giáo dục đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội cho Phật tử trẻ, xem đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức từ những ngày đầu thập niên 50 của thế kỷ XX đến bây giờ. 1
  11. Trước đây, một số nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc mô tả lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động tôn giáo của GĐPT cùng với việc đánh giá những tác động tích cực từ GĐPT đến đời sống xã hội. Tuy nhiên, sự chuyển dịch trong cơ cấu vận hành tổ chức, sự linh hoạt trong triển khai các sinh hoạt của GĐPT, mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân, đoàn thể có liên quan đến Gia đình lại chưa được chú ý. Tác động giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên GĐPT cũng cần được nghiên cứu thêm, vì cộng đồng GĐPT ở Đà Nẵng hiện nay đã thu nhận thêm nhiều thành viên mới (những thành viên này trước đó chưa đi chùa, lễ Phật thường xuyên, không có người thân đã quy y Tam bảo). Chính vì những lí do khoa học và thực tiễn như vậy, NCS chọn “Văn hóa của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng” làm đề tài luận án Tiến sĩ Văn hóa học của mình để tìm hiểu GĐPT tại Đà Nẵng được hình thành và kết nối như thế nào? Các thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT đã mang đến “thành tựu” gì cho các thành viên từ chính góc nhìn của họ? GĐPT ở thế kỷ XXI cho ta góc nhìn như thế nào về đời sống văn hóa, xã hội đương đại? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu trường hợp GĐPT tại Đà Nẵng, luận án muốn tìm hiểu về quá trình tham gia, thực hành văn hóa giáo dục của tôn giáo hiện nay, sự lan rộng mô hình hội đoàn Phật giáo nhắm đến giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử. Trên cơ sở đó luận án đóng góp vào cuộc thảo luận về GĐPT với những cách thức liên kết xã hội, các hình thức giáo dục linh hoạt, thảo luận về đạo đức, phẩm chất của người Phật tử trong xu thế thế tục hóa, đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước phát triển và hội nhập... Qua đó, luận án đưa đến góc nhìn đa chiều về bức tranh văn hóa xã hội đương đại thông qua hành vi tham gia hội đoàn Phật giáo trong cuộc sống của chúng ta hôm nay. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu chính: Thứ nhất: GĐPT tại Đà Nẵng được cơ cấu và vận hành như thế nào? Thứ hai: GĐPT tại Đà Nẵng triển khai các thực hành văn hóa giáo dục ở khía cạnh tu học giáo lý Phật giáo, rèn luyện kỹ năng, phẩm chất cho Đoàn sinh và 2
  12. Huynh trưởng như thế nào? Về phía mình, các Đoàn sinh, Huynh trưởng, họ vận dụng Phật pháp vào cuộc sống thường nhật ra sao? Thứ ba: Qua tổ chức GĐPT tại Đà Nẵng, chúng ta hiểu gì về phương thức liên kết xã hội, giá trị nổi bật của tổ chức Phật giáo này là gì, và vai trò của GĐPT trong đời sống văn hóa, xã hội đương đại? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về GĐPT, từ đó đánh giá những thành tựu và khoảng trống của các công trình nghiên cứu đi trước và xác định rõ vấn đề nghiên cứu của luận án. - Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài văn hóa của GĐPT tại Đà Nẵng: minh định khái niệm, gia đình, GĐPT, văn hóa, văn hóa gia đình, văn hóa của GĐPT và đưa ra những quan điểm mang tính lý luận để làm nền tảng cho những phân tích và diễn giải của nội dung luận án, giới thiệu địa bàn nghiên cứu. - Nhận diện GĐPT tại Đà Nẵng ở chiều cạnh cơ cấu, đặc điểm thành phần tham gia, tôn chỉ mục đích, châm ngôn và mối quan hệ trong GĐPT. - Tìm hiểu các thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT ở nội dung giáo dục kiến thức Phật pháp, kỹ năng, đạo đức, tác phong cho các thành viên. Đồng thời, mô tả những trải nghiệm của các thành viên khi ứng dụng những điều mình đã học, ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống thường nhật. - Bàn luận một số vấn đề đặt ra xung quanh GĐPT hiện nay – một hội đoàn Phật giáo củng cố liên kết xã hội dựa trên nền tảng gia đình, văn hóa gia đình, các giá trị giáo dục nổi bật của GĐPT và vai trò của GĐPT trong bối cảnh đất nước phát triển và hội nhập toàn cầu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa của gia đình Phật tử với các thành tố như văn hóa tổ chức (cơ cấu, đặc điểm, các mối quan hệ bên trong) và thực hành văn hóa giáo dục (tu học Phật pháp, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện nhân cách đạo đức) 3
  13. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nhận diện sự hình thành, cơ cấu, đặc điểm, thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT tại Đà Nẵng. Trong đó, nội dung trọng tâm vào sự tham gia, các thực hành văn hóa giáo dục của thành viên GĐPT. Qua đó nhìn nhận cách thức tạo lập, củng cố liên kết xã hội của người trong cuộc1 trong việc giáo dục niềm tin tôn giáo, đạo đức tôn giáo, nuôi dưỡng lý tưởng sống, chia sẻ tình Lam giữa các thành viên trong GĐPT, những thông điệp văn hóa xã hội từ quá trình tham gia GĐPT tại Đà Nẵng hiện nay. - Về không gian nghiên cứu: Tính đến năm 2023, Đà Nẵng có 57 GĐPT, thuộc địa bàn của 6 quận và 1 huyện2. NCS lựa chọn địa bàn nghiên cứu ở quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang để tập trung khảo sát một số GĐPT vì tại đây có số lượng GĐPT có các quy mô lớn nhỏ khác nhau và có lịch sử hình thành sớm, muộn, có cách thức duy trì sự tồn tại của Gia đình cũng khác nhau. [Xem Phụ lục 2] - Về thời gian nghiên cứu: NCS tập trung khảo sát, nghiên cứu các thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT trong 11 năm trở lại đây, cụ thể là từ năm 2012 đến 2023. Năm 2012, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Phật giáo (PG) toàn quốc lần thứ VII được tổ chức. Sau đại hội, Phân ban thanh thiếu niên Phật tử thuộc Ban hướng dẫn (BHD) Phật tử được thành lập. Ngày 17/10/2013, BHD Phật tử Trung ương GHPGVN ban hành Thông tư số 170/TT/BHDPT về việc thành lập Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử cấp huyện và Câu lạc bộ Thanh thiếu nhi Phật tử cơ sở. Giáo hội có chủ trương nhất quán và đôn đốc chỉ đạo các ban ngành, tự viện, quý thầy trụ trì thành lập GĐPT hoặc câu 1 Người trong cuộc/ Quan điểm người trong cuộc: là cách nhìn từ bên trong hay những suy nghĩ, diễn giải về ý nghĩa của một thực hành văn hoá nào đó từ chính chủ nhân của các thực hành văn hoá đó. Những suy nghĩ, diễn giải này thường rất khác, thậm chí ở nhiều trường hợp là đối lập, so với cách nhìn, cách nghĩ và sự diễn giải của người ngoài cuộc. Quan điểm người trong cuộc thường được định hình bởi hệ giá trị, phong tục tập quán, niềm tin, vũ trụ quan, vv... của chính nền văn hoá mà họ đang sống. Vì vậy, để hiểu đúng, đủ và sâu về giá trị một thực hành văn hoá của một tộc người, tìm hiểu cách thức người trong cuộc diễn giải về ý nghĩa và chức năng của các thực hành văn hoá của họ là rất quan trọng. 2 Đó là, quận Hải Châu: 9 GĐPT; quận Thanh Khê: 12 GĐPT; quận Sơn Trà: 11 GĐPT; quận Liên Chiểu: 7 GĐPT; quận Cẩm Lệ; 6 GĐPT; quận Ngũ Hành Sơn: 3 GĐPT; và huyện Hòa Vang: 9 GĐPT. 4
  14. lạc bộ Thanh thiếu niên Phật tử tại chính ngôi chùa của mình. Giáo hội cũng đôn đốc quý Phật tử quán triệt thực hiện chủ trương Phật hóa gia đình. Các bậc ông bà, cha mẹ gieo duyên cho con em đến với đạo Phật, quy y cho các em ngay từ nhỏ, dẫn dắt các em đến chùa học hỏi giáo lý, tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ. Thực hiện thông tư này tại Đà Nẵng, giai đoạn trước đó, từ 2001 đến 2013, nhiều GĐPT được BHD Phật tử thuộc GHPGVN thành phố Đà Nẵng trao quyết định thành lập. Cơ cấu vận hành Gia đình ban đầu còn hạn chế, nhưng nhờ gắn kết tình Lam, sự hỗ trợ của BHD phân ban GĐPT từ cấp quận, huyện, thành phố, những Gia đình được cấp phép hoạt động trong thế kỷ XXI dần tăng về số lượng lẫn chất lượng sinh hoạt. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Trong nghiên cứu này, tác giả luận án sử dụng quan điểm tiếp cận của ngành Nhân học - nghiên cứu văn hóa. Theo đó, tác giả quan niệm việc khám phá, nhìn nhận các đặc điểm, chức năng của một tổ chức tôn giáo phải được đặt trong bối cảnh ra đời, đặt trong môi trường văn hóa - xã hội mà nó tồn tại. Tác giả chú tâm đến các bối cảnh và cách thức mà tổ chức này được đặt tên, được gán nghĩa và được sử dụng. Văn hóa của GĐPT ở luận án này sẽ không được tiếp cận như một thực thể bất biến, được định hình, đóng khung các giá trị khuôn mẫu, mà do chính các chủ thể bồi đắp mỗi ngày, vừa giữ gìn truyền thống vừa đổi mới, sáng tạo. Văn hóa của GĐPT ở thế kỷ XXI, trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng số sẽ khác với văn hóa GĐPT định hình ở thế kỷ XX. Trong luận án này, tác giả coi các hoạt động, hành vi của thành viên GĐPT không chỉ mang tính chất tôn giáo mà còn mang tính chất giáo dục, các thực hành văn hóa giáo dục. Các thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT tuy trọng tâm là giáo dục giáo lý Phật giáo nhưng linh hoạt các hình thức giáo dục: qua chương trình tu học, văn nghệ, hoạt động thanh niên và hoạt động xã hội, mang tính xã hội - nhân văn, “rất đời”, “rất gần gũi, dễ hiểu” như cách nói của một số nhà sư tham gia phụ trách sinh hoạt của GĐPT. Họ cũng cho biết: sự tham gia của thanh thiếu niên Phật tử không phải để lánh đời, học đạo mà để hiểu đời và hiểu đạo. Vì vậy, các hành vi 5
  15. của thành viên GĐPT, các hoạt động của GĐPT không đơn thuần định hình tổ chức tôn giáo này, mà còn ảnh hưởng tới định hình các tổ chức văn hóa - xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập thông tin khoa học tại thực địa phục vụ luận án, với các cứ liệu cập nhật và thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, NCS cũng tiến hành thu thập các tài liệu văn bản khác có liên quan tới đề tài để phân tích, tổng hợp thành các cứ liệu thứ cấp, bổ trợ cho nội dung phân tích và bàn luận trong luận án. Các thao tác nghiên cứu được thực hiện như sau: - Khảo sát định tính (Quan sát tham dự và phỏng vấn, ghi âm - ghi chép, chụp ảnh…). NCS thực các đợt điền dã vào các năm 2019, cuối năm 2021 - 2022 và năm 2023. Việc bị ngắt quãng thời gian khảo sát thực địa là do xảy ra dịch bệnh covid kéo dài gần hai năm (2020 - 2021). NCS là người Đà Nẵng, sinh sống và làm việc tại đây, khi thực hiện đề tài luận án, đã có sự thuận lợi nhất định về việc đi lại và thời gian điền dã, vì các GĐPT được lựa chọn khảo sát (như đã giới thiệu phía trên) hầu hết nằm ở nội thị (trừ huyện Hòa Vang). Do đó, NCS có thể thực hiện các buổi điền dã liên tục hoặc ngắt quãng, dễ dàng bố trí thời gian quan sát tham dự, có thể phỏng vấn ngắn, dài vào khoảng thời gian có được. Quan sát tham dự: Để tiến hành thu thập thông tin hay các cứ liệu khoa học phục vụ luận án, NCS thực hiện việc quan sát tham dự, nhiều nhất có thể, các sinh hoạt của GĐPT (được lựa chọn khảo sát chính) như: sinh hoạt định kỳ vào các ngày cuối tuần (tối thứ bảy hoặc chiều chủ nhật), lễ Hiệp kỵ3, lễ Chu niên, hội trại,... Trong thời gian dịch bệnh Covid diễn ra, vì không thể để tình trạng không sinh hoạt quá lâu, nên một số GĐPT triển khai phương án sinh hoạt online dựa trên các nền tảng trực tuyến như zoom, google meet. Các GĐPT “tìm lại” thành viên (Đoàn sinh) của mình bằng cách sử dụng truyền thông trên mạng xã hội facebook, thường xuyên đăng tin bài lên các trang fanpage GĐPT. Từ đây, NCS được kết nối, và 3 Hiệp kỵ là lễ giỗ chung của GĐPT Việt Nam để tưởng niệm chư tôn sáng lập, cố vấn, các mạnh thường quân, ân nhân trong Ban Bảo trợ, các Gia Trưởng, các anh chị Huynh trưởng, Đoàn sinh một thời sinh hoạt trong Gia đình, đã qua đời. 6
  16. “ngầm quan sát” họ qua mạng xã hội bằng việc xin gia nhập nhóm, tìm hiểu cách thức họ hoạt động, động viên nhau qua mùa dịch,... Vì GĐPT có quy định mặc đồng phục khi đi sinh hoạt, nên họ dễ nhận ra người ngoài cuộc đang có mặt, đang quan sát họ, do vậy mà trở nên dè dặt khi được làm quen và trả lời các câu hỏi NCS đặt ra. Để khắc phục, NCS phải xin phép xin phép sư trụ trì ở ngôi chùa bảo trợ GĐPT, nhờ sư thầy kết nối. NCS cũng dành thời gian làm quen và kết thân với Huynh trưởng, Đoàn sinh của GĐPT - các thông tín viên. NCS có thể trao đổi trực tiếp ở chùa, hoặc đến nhà riêng, có khi gọi điện thoại để kiếm chứng thêm thông tin. Để thu thập, kiếm chứng các thông tin hữu ích cho phân tích khoa học phục vụ luận án, NCS có kế hoạch về thời gian thực hiện khảo sát thực địa theo kế hoạch chương trình hoạt động của GĐPT, nhất là các hoạt động “trại” của Gia đình. NCS đã thực hiện quan sát tham dự các hoạt động của 3 GĐPT từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019, tham dự nhiều buổi sinh hoạt định kỳ vào các chiều chủ nhật hàng tuần từ 14h đến 17h30. Từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2021, NCS bị ngắt quãng khảo sát thực địa do covid-19, nhưng NCS vẫn kết nối với các Gia đình, được cho phép tham gia một vài buổi sinh hoạt trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội, ứng dụng hội họp trực tuyến của zoom, google meet... Từ đầu năm 2022 đến cuối năm 2023, NCS tiếp tục quan sát tham dự nhưng không liên tục một số Gia đình khác trên địa bàn cấp quận, huyện nhằm đối chiếu thông tin, tìm hiểu các linh hoạt trong triển khai thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT. Phỏng vấn và phỏng vấn sâu: NCS thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng (được giới thiệu hoặc chủ động lựa chọn) khác nhau về vị trí trong GĐPT, độ tuổi, nghề nghiệp ngoài xã hội,… nhằm tìm hiểu sự hiểu biết của họ về GĐPT, tổng cộng khoảng 50 người [Xem Phụ lục 3] và sử dụng dạng câu hỏi bán cấu trúc và câu hỏi mở cho các đối tượng, gồm: Gia trưởng, Huynh trưởng, Liên Đoàn trưởng, Đoàn sinh, người thân của Đoàn sinh (ông bà, hoặc cha mẹ), thành viên Ban Trị sự GHPGVN Thành phố (TP) Đà Nẵng, thành viên Ban hướng dẫn (BHD) Phật tử GHPGVN TP Đà Nẵng một số sư tăng ni, cư sĩ, người đi chùa, người từng tham gia GĐPT…4 4 Để đảm bảo đạo đức nghiên cứu và đảm bảo danh tính, an toàn cho các thông tín viên, tên tất cả những người được phỏng vấn được viết tắt 7
  17. Phỏng vấn hồi cố được sử dụng trong luận án để tìm hiểu quá trình/thời gian tham gia (đã lâu hay mới) của các thành viên GĐPT, đối tượng chủ yếu là các Gia trưởng, Liên đoàn trưởng, Huynh trưởng - những người đóng vai trò nòng cốt trong việc điều phối, quản lí, giám sát các hoạt động của Gia đình, cũng như quá trình tu học của họ. Qua đó NCS cũng có thể biết được một phần về những đặc điểm của Gia đình, có hay không những xung đột - cách tân trong quá trình duy trì... Phỏng vấn hồi cố còn cho phép tác giả luận án có những tư liệu về bối cảnh và thời điểm của hành vi, suy nghĩ và trải nghiệm của chủ thể hành vi trong khoảng thời gian mà đề tài đặt ra. Có Gia trưởng, Huynh trưởng tham gia GĐPT từ khi mới là Oanh Vũ (từ 8 đến 12 tuổi), rồi là Huynh trưởng trẻ (trên 25 tuổi), đến Huynh trưởng kỳ cựu (trên 40 tuổi). Câu chuyện họ kể là những tư liệu quý giúp NCS tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn của GĐPT gắn với bối cảnh kinh tế - xã hội. + Với các Gia trưởng, Liên đoàn trưởng, Huynh trưởng: NCS phỏng vấn sâu 17 người (trong đó là 03 Gia trưởng và 12 Huynh trưởng, 02 Liên đoàn trưởng) để tìm hiểu về các câu chuyện từ lúc bắt đầu tham gia GĐPT đến hiện nay, những thay đổi trong nhận thức, hành động của họ, những tình huống khó xử trong quan hệ Gia đình, sự nghi ngại về sự tồn vong của GĐPT. Trong đó, 03 Gia trưởng ở độ tuổi trên 70; 07 Huynh trưởng ở độ tuổi từ 50 - 66; 01 Huynh trưởng ở tuổi 40 - 50; và 04 Huynh trưởng ở độ tuổi 25 - 35; 02 Liên Đoàn trưởng ở độ tuổi 45 - 50. Việc phỏng vấn những người có vị trí và độ tuổi khác nhau nhằm tìm hiểu cái nhìn của mỗi thế hệ “cốt cán” này đối với GĐPT, đồng thời thấy được sự tác động của bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội qua từng thời kỳ đối với tổ chức này. + Với Đoàn sinh: Đoàn sinh GĐPT phong phú từ độ tuổi 7 đến 22 tuổi, cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông, sinh viên đại học. Phỏng vấn Đoàn sinh từ cấp 1 đến cấp 2 là điều khó khăn nhất, phải dùng ngôn từ thật dễ hiểu, và phải tạo không khí nói chuyện hòa hợp, có lúc các em chưa thể diễn đạt hết ý mà các em muốn nói. Phỏng vấn đối tượng này đôi khi nhận về những câu trả lời lạc chủ đề, nhưng cũng giúp tác giả luận án hiểu được quy trình, cách mà các em được giáo dục, được dạy những chuẩn mực chung, những quy định chung, hiểu được thực tế các em ứng xử như thế nào với các anh chị trong GĐPT. NCS có trao đổi với nhiều Đoàn sinh, nhưng chỉ trích dẫn lời chia sẻ trực tiếp của 08 Đoàn sinh từ 12 đến 22 tuổi. 8
  18. + Với người thân của Đoàn sinh: NCS đã tiếp xúc với một số phụ huynh đến chờ đón con sau buổi sinh hoạt, bao gồm ông bà, cha mẹ, anh chị…, trong đó chú trọng đến chia sẻ của 06 Phụ huynh [xem Phụ lục 2]. NCS mong muốn các bậc phụ huynh chia sẻ những mong đợi họ dành cho con em mình; đồng thời xem xét liệu các Đoàn sinh có chia sẻ lại với gia đình mình về những trải nghiệm ở chùa, những mong muốn của bản thân các em khi tham gia tổ chức. + Với nhà sư trụ trì, sư tăng ni tại chùa có GĐPT sinh hoạt: NCS phỏng vấn sâu 04 sư, tăng, ni để tìm hiểu sự quan tâm, hỗ trợ, sự cho phép hay không cho phép triển khai các hoạt động của GĐPT, những ứng xử của thầy trụ trì đặc biệt ảnh hưởng đến sự nhiệt huyết của các Huynh trưởng khi huấn luyện, dẫn dắt các Đoàn sinh. + Với người đi chùa: Trên địa bàn Đà Nẵng hiện có 116 cơ sở thực hành Phật giáo (bao gồm cả chùa, tịnh xá, thiền viện), nhưng chỉ có 57 GĐPT sinh hoạt, vậy nên không phải ai đi lễ chùa cũng biết đến sự tồn tại của GĐPT. NCS phỏng vấn sâu 05 người đi chùa tại Đà Nẵng để xác định họ có biết sự tồn tại của GĐPT hay không, họ có đánh giá gì về vai trò của GĐPT trong đời sống xã hội. + Với người từng tham gia GĐPT: Trong quá trình lắng nghe chia sẻ tâm tư của những bậc Huynh trưởng lớn tuổi về lớp Đoàn sinh trưởng thành không chịu tu học, rèn luyện để làm Huynh trưởng lớp kế cận, hoặc thậm chí rời khỏi GĐPT. Tác giả luận án cũng liên hệ tìm đến những người đó, phỏng vấn sâu 06 người, tìm hiểu lí do vì sao họ không gắn kết với GĐPT nữa. Những khó khăn, những rào cản khiến họ lựa chọn từ bỏ tổ chức. + Với người dân địa phương: Khi tìm đến một GĐPT, tại mỗi điểm dừng chân tác giả đều phỏng vấn 3 - 5 người dân sống ở khu vực quanh chùa. Tìm hiểu xem, họ có biết, có thấy các sinh hoạt của GĐPT không, có cho con em đi sinh hoạt không, qua đó nhận xét, đánh giá niềm tin hiện nay của người dân đối với Phật giáo, cũng như niềm tin với GĐPT. Với đối tượng này, NCS không thực hiện phỏng vấn sâu nên không có tên trong danh sách người cung cấp tin. Các khảo sát định tính còn có thêm thao tác kiểm tra so sánh thông tin từ thông tín viên. Tư liệu thu được từ quan sát tham dự và phỏng vấn sâu, NCS chuyển thành nhật kí thực địa; tư liệu điền dã thông qua việc gỡ băng, ghi chép lại. Đó là những cứ liệu khoa học được dùng để trích dẫn trong luận án. 9
  19. - Tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp và tư liệu thực địa Phương pháp tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp được sử dụng để tổng hợp các tài liệu đã nghiên cứu về chủ đề tổ chức/hội đoàn Phật giáo, phong trào chấn hưng Phật giáo ở ba miền Bắc - Trung - Nam, Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng, GĐPT thế giới và Việt Nam. NCS đã tiến hành thu thập, khai thác các công trình nghiên cứu trước đó được công bố dưới dạng sách, báo cáo khoa học, luận án, tạp chí, báo, hình ảnh… có liên quan đến hoạt động GĐPT ở TP Đà Nẵng. NCS cũng tìm cách tiếp cận những thông tin tổng hợp từ phía địa phương về hoạt động của GĐPT tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố. NCS cũng đã tiếp cận báo cáo của BHD Phật tử Phân ban GĐPT, GHPGVN TP Đà Nẵng để có được con số thống kê và mức độ theo dõi, quản lý các GĐPT tại Đà Nẵng. Nhiều tư liệu về hoạt động thiện nguyện, hoạt động văn nghệ, hoạt động thanh niên của GĐPT được tác giả sưu tầm, ghi chép, ghi âm lại để phục vụ cho việc viết luận án. Tất cả nguồn tài liệu này được phân tích, tổng hợp với tư liệu thực địa để tập hợp thành các cứ liệu khoa học sử dụng trong các mô tả và bàn luận trong luận án. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về gia đình Phật tử từ góc nhìn Văn hóa học, xem gia đình Phật tử như một trong những mô hình thực hành văn hóa giáo dục dành cho thanh, thiếu, đồng niên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và mô hình giáo dục cộng đồng Phật tử ở Đà Nẵng nói riêng. Luận án bước đầu lý giải về hiện tượng hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của gia đình Phật tử, qua đó thấy được nhu cầu chia sẻ đời sống tinh thần của người dân ở các thành phố lớn của Việt Nam mà Đà Nẵng là một trường hợp, vai trò của gia đình Phật tử trong tổng thể đời sống văn hóa xã hội. Luận án là một nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng hiện nay, góp phần làm rõ mối quan hệ giữa sự phát triển của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng với việc củng cố các liên kết xã hội của người tham gia, giúp họ nhận thức, suy nghĩ và điều chỉnh quan hệ trong gia đình thế tục. Thực hành văn hóa giáo dục trong gia đình Phật tử giúp con người hướng đến sự phát triển toàn diện, hợp nhất của các giá trị Đức – Trí – Thể. 10
  20. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm đa dạng các nghiên cứu về văn hóa của tổ chức Phật giáo, các nghiên cứu về thực hành văn hóa giáo dục Phật giáo hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp một sự hiểu biết sâu, có hệ thống về cách thức vận hành cũng như vai trò của GĐPT trong xã hội Việt Nam đương đại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Ở khía cạnh thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách quản lý cũng như phát huy vai trò, giá trị của đoàn thể Phật giáo này một cách phù hợp trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng, phẩm chất cho thanh thiếu niên Phật tử hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Nhận diện gia đình Phật tử tại Đà Nẵng Chương 3: Thực hành văn hóa giáo dục của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng Chương 4: Gia đình Phật tử tại Đà Nẵng: Liên kết xã hội, các giá trị và những vấn đề đặt ra. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2