intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Cách tổ chức quản lý sử dụng tiền lượng trong công ty dệt may hà nội phần 4

Chia sẻ: Phuoc Hau Phuoc Hau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nhau, đồng thời phải tạo được sự đồng bộ, ăn khớp giữa các cá nhân, bộ phận trong cơ cấu. Làm được như vậy thì năng suất và hiệu quả công việc sẽ đạt được mức cao nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Cách tổ chức quản lý sử dụng tiền lượng trong công ty dệt may hà nội phần 4

  1. nhau, đồng thời phải tạo được sự đồng bộ, ăn khớp giữa các cá nhân, bộ phận trong cơ cấu. Làm được như vậy thì năng suất và hiệu quả công việc sẽ đạt được mức cao nhất. - Phải đảm bảo cả yếu tố vật chất và tinh thần cho người lao động: Để quản lý tốt người lao động thì nhà quản lý phải biết kết hợp khéo léo giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Thông thường có thể dùng lợi ích vật chất để khuyến khích người lao động nhưng cũng có trường hợp áp dụng hình thức này không có hiệu quả hoặc chỉ mang tính chất phụ, nhất thời. Lúc này nhà quản trị phải biết kết hợp với lợi ích tinh thần như bày tỏ sự quan tâm, thăm hỏi, động viên... để tạo dược ấn tượng trong tâm trí người lao động. - Phải đảm bảo các yếu tố vật chất phục vụ cho nơi làm việc của người lao động như: trang bị máy móc thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu. Những yếu tố này phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. - Phải tăng cường định mức lao động: Định mức lao động là xác định lượng hao phí lao động tối đa để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn và chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế xã hội nhất định, lượng lao động phải được lượng hoá bằng những thông số có độ chính xác và đảm bảo đô tin cậy. Xác định được định mức lao động sẽ xác định được những trách nhiệm và kết quả lao động của mỗi người, là cơ sở để xây dựng kế hoạch tiền lương, xây dựng phương án tối thiểu hoá chi phí. Ngoài ra phải không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ đồng thời tăng cường kỷ luật lao động đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động. 2.2 Các nguyên tắc của việc quản lý, sử dụng tiền lương. - Phải xây dựng được một quy chế trả lương đầy đủ, rõ ràng và thống nhất. Để đảm bảo được tính dân chủ, công khai, bản quy chế trả lương phải được sự tham gia đóng góp của Ban chấp hành công đoàn và 22
  2. phổ biến công khai đến từng người lao động, đồng thời phải đăng ký với cơ quan giao đơn giá tiền lương của doanh nghiệp. Công tác xây dựng đơn giá tiền lương và xác định quỹ tiền - lương phải đảm bảo chặt chẽ và có độ chính xác cao để không gây thiệt thòi cho gười lao động cũng như người trả lương. Quỹ tiền lương phải được phân phối trực tiếp cho người lao động trong doanh nghiệp, không được sử dụng vào mục đích khác. ụ Việc trả lương phải đảm bảo những nguyên tắc sau: Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Điều này bắt - nguồn từ bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, do đó tiền lương không những phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà còn phải đảm bảo nuôi sống gia đình họ. Không những thế, tiền lương còn phải đủ tích luỹ, tiền lương ngày mai phải cao hơn hôm nay. Tiền lương trả cho người lao động phải dựa trên cơ sở sự - thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua bản hợp đồng lao động. Chí ít thì mức lương nhận được của người lao động cũng phải bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Việc trả lương cho từng bộ phận, cá nhân người lao động - theo quy chế chủ yếu phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, giá trị cống hiến của từng bộ phận cá nhân người lao động, không phân phối bình quân.Đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giỏi, giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị thì mức tiền lương và thu nhập phải được trả thoả đáng. 23
  3. PHẦN 2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI. A. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Công ty Dệt – May Hà Nội ( tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội – Xí nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội - Công ty Dệt kim Hà Nội ) có trụ sở đặt tại số 1 Mai Động – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, có tổng diện tích 24 ha, là một doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công nghiệp. Trang thiết bị của Công ty đều là từ Italia, Cộng hoà Liên bang Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản...Công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu các loại sản phẩm sợi, dệt kim có chất lượng cao. Ngày 7/4/1978 Tổng Công ty xuất nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng Unionmatex (CHLB Đức) ký hợp đồng xây dựng Nhà máy sợi Hà Nội. Ngày 21/11/1984 chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý. Nhà máy vừa hoạt động sản xuất vừa đầu tư xây dựng thêm dây chuyền sản xuất. Tháng 6/1990, Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, tên giao dịch là HANOSIMEX. Tháng 4/1991 Bộ Công nghiệp quyết định tổ chức hoạt động Nhà máy sợi Hà Nội thành Xí nghiệp liên hiệp sợi - dệt kim Hà Nội. Trong gần 5 năm, Nhà máy không ngừng phát triển với quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh. Nhà máy đã sát nhập Nhà máy sợi Vinh, Nhà máy dệt Hà Đông, Nhà máy thêu Đông Mỹ thành các xí nghiệp thành viên. 24
  4. Tháng 6/1995, Nhà máy được đổi tên thành Công ty dệt Hà Nội và đến tháng 3/2000, Công ty đổi tên thành Công ty Dệt – May Hà Nội. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành sản xuất dệt sợi trong và ngoài nước. Sản phẩm của Công ty đã có mặt trên thị trường nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Úc,Thái Lan... Hiện nay, Công ty Dệt May Hà Nội có 9 đơn vị thành viên: - Tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội gồm: Nhà máy sợi; Nhà máy May 1, 2; Nhà máy dệt nhuộm; Nhà máy cơ điện; Nhà máy dệt vải DeNim Tháng 7 năm 2001 có thêm nhà máy may 3. Ngoài ra còn có một số xí nghiệp sản xuất ống giấy, bao bì, nhựa đóng gói tự hạch toán kinh doanh - Tại huyện Thanh Trì, Hà Nội có Nhà máy may Đông Mỹ - Tại thị xã Hà Đông – Hà Tây có Nhà máy dệt Hà Đông. - Tại thành phố Vinh – Nghệ An: Nhà máy Sợi Vinh Ngoài ra còn có nhiều cửa hàng thương mại dịch vụ, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. ẩ Năng lực sản xuất của Công ty. - Năng lực kéo sợi: Tổng số có 150.000 cọc sợi với sản lượng 10.000 tấn/ năm. - Năng lực dệt kim: Sản phẩm vải các loại là 4.000 tấn / năm. Sản phẩm may là 8 triệu/năm (trong đó 7 triệu là sản phẩm xuất khẩu ) Sản phẩm khăn bông 1.000 tấn /năm - Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 30 triệu USD/năm. - Là một doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công nghiệp, trong cơ chế thị trường để đứng vững và ngày một phát triển trong nước cũng như 25
  5. trên thị trường quốc tế thì sản phẩm của Công ty phải ngày càng phong phú về chủng loại và mẫu mã. Công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu các loại sản phẩm như: + Các loại vải đơn và sợi xe có chất lượng cao như: sợi Cotton, Sợi peco, Sợi Pe với chỉ số trung bình (NE ) là: 36/I + Các loại dệt kim thành phẩm: Rb, Interlob, single, các sản phẩm may mặc lót, mặc ngoài bằng vải dệt kim. + Các loại khăn bông, lều du lịch. Công ty chuyên nhập các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất: bông Polyeste, phụ tùng thiết bị chuyên ngành hoá chất, thuốc nhuộm. II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY. 1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. - Nhà máy sợi, sợi Vinh: chuyên sản xuất sợi cho dệt vải. - Nhà máy dệt nhuộm : sản xuất vải dệt kim (gồm vải mộc và vải thành phẩm đã qua nhuộm). - Nhà máy dệt Hà Đông sản xuất khăn mặt bông, lều, bạt xuất khẩu, may mũ. - Các Nhà máy may: may các sản phẩm may, dệt kim, dệt thoi. - Nhà máy cơ điện: gia công các phụ tùng thiết bị, sửa chữa hỏng hóc cho cả các dây chuyền sản xuất của Công ty, sản xuất ống giấy túi PE, vành chống bẹp cho sợi, bao bì... Cung cấp điện, nước, khí nén... cho các đơn vị. 2. Về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế và thị trường trong nước cả về chủng loại chất lượng sản phẩm, hình thức mẫu mã. Hơn 2/3 chủng loại sản phẩm kiểu cũ đã được chuyển sang 26
  6. loại mới cải tiến như: sợi PeCo, Ne 83/17, sợi Cotton Ne30, Ne 32 Cotton dệt kim, quần áo, khăn... Các sản phẩm được cải tiến đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, tiết kiệm về vật tư cũng như thời gian. Ngày nay cùng với sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế của đất nước kéo theo sự tăng trưởng về tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu về may mặc. Do đó tiềm năng phát triển về ngành dệt may Việt Nam là rất lớn. Đó chính là tiền đề thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm dệt may lại có xu hướng thay đổi. Tỉ lệ sản phẩm có chất lượng cao sẽ tăng lên và ngược lại tỉ lệ tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng thấp sẽ giảm xuống. Do vậy đã đặt cho công ty những thách thức mới đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn để dần chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với những sản phẩm dệt may của các công ty khác trong và ngoài nước. Công ty đã tiến hành sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường và từ đó tạo thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty, đồng thời tránh được rủi ro trong kinh doanh. Song, để có thể mở rộng được thị phần của mình trong nước cũng như trên thế giới thì đòi hỏi Công ty phải có chính sách, chiến lược đúng đắn, phù hợp với từng loại sản phẩm trong từng giai đoạn phát triển. III. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA CÔNG TY. 1. Đặc điểm về bộ máy quản lý. Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng trên cơ sở quyền làm chủ của tập thể lao động. Tổng Giám đốc công ty do Chính phủ bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân cho Công ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước. Giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty có 4 Phó Tổng giám đốc điều hành do Tổng giám đốc chọn và đề nghị Tổng Công ty dệt may Việt Nam bổ nhiệm. Các bộ phận quản lý cấp giám đốc, phó giám đốc các Nhà máy thành viên, trưởng phó các phòng ban, trưởng phó các đơn vị trung tâm kiểm tra chất 27
  7. lượng sản phẩm, y tế, dịch vụ do Tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi đã lấy ý kiến Thường vụ Đảng uỷ, phiếu thăm do tín nhiệm của tập thể cán bộ quản lý. Các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, do Tổng giám đốc quy định và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc lập – thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mỗi Nhà máy thuộc Công ty là một đơn vị tổ chức sản xuất. Giám đốc các Nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất, theo phân cấp quản lý của Công ty. 28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0