Luận văn:Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên
lượt xem 16
download
Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, sự di chuyển các nguồn lực (K, R, Kỹ Thuật, Lao Động...) giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng và phát triển. Sự di chuyển đó được quyết định bởi đầu tư quốc tế (bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp). Cùng với đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp có vai trò rất quan trọng. Dòng đầu tư này đang vận động theo nhiều chiều, dưới nhiều hình thức và ngày càng có xu hướng tự do hóa. Đây là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn:Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên
- Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên 1
- LỜI NÓI ĐẦU Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, sự di chuyển các nguồn lực (K, R, Kỹ Thuật, Lao Động...) giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng và phát triển. Sự di chuyển đó được quyết định bởi đầu tư quốc tế (bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp). Cùng với đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp có vai trò rất quan trọng. Dòng đầu tư này đang vận động theo nhiều chiều, dưới nhiều hình thức và ngày càng có xu hướng tự do hóa. Đây là một tất yếu khách quan, các nước đều phải chấp nhận tính tất yếu này dù là nước phát triển hay đang phát triển. Nước nào nhận thức được nó và tạo điều kiện cho nó vận động thì nước đó sẽ phát triển lớn mạnh. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là nhân tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế. Để phát triển nhanh chóng các quốc gia cần phải tận dụng ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường lao động... của nhiều nước. Song nguồn FDI trên thế giới là có h ạn mà nhu cầu về nó ngày càng lớn. Vấn đ ề này càng trở nên bức thiết trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đ ại và phân công lao động quốc tế sâu rộng ngày nay. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế của mình từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi n ày, Việt Nam cần vốn đầu tư nước ngo ài đ ể bù đắp sự thiếu hụt về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý... nhằm tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm trong nước.Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước cũng nh ư sự phát triển trên th ế giới, là một tỉnh mới tách ra và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nhưng Hưng Yên đã có những bước đột phá và nỗ lực nhằm thu hút được những n guồn đầu tư từ bên ngoài vào tạo đà cho sự phát kinh tế của tỉnh. Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nhận thấy tính bức thiết của vấn đề này nên em chọn nghiên cứu đề tài: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở H ưng Yên ” . 2
- CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HƯNG YÊN 1 .1. Mộ t số đặ c điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại tỉnh Hưng Yên có ả nh hưởng đến hoạt động FDI. 1 .1.1.Vị trí địa lý, địa điểm đầu tư. Hưng Yên là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông hồng, n ằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ( Hà Nội – Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh…), không có biển, rừng, đồ i núi. Hưng Yên tiếp giáp với 6 tỉnh là: Hà Nộ i, Bắc Ninh ở phía bắc, Hải Dương ở phía đông, Hà Tây, Hà Nam ở phía Tây và Thái Bình ở phía nam. Tổng diện tích tự nhiên 912 km và dân số là 1,1 triệu người, đ ạt m ật độ d ân số trung bình 1.206 người/km. Hưng Yên được tổ chức thành 10 đơn vị h ành chính bao gồm 9 huyện và 1 thành phố. Với vị trí thu ận lợi, địa hình bằng phẳng, nguồn nhân lự c dồi dào và tập trung như n êu ở trên, Hưng Yên hoàn toàn có tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp và thu hút FDI. ( Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hộ i sáu tháng cuố i năm 2009, phương hướng nhiệm vụ sáu tháng đầu năm 2010). Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: Quố c lộ 5A, 39A, 39B, 38 và đư ờng sắt Hà Nội - Hải Phòng, nối Hưng Yên với các tỉnh phía Bắc đ ặc biệt là với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Có h ệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và đi lại. Cầu Yên Lệnh đã hoàn thành và đi vào sử dụng từ tháng 5/2004, mở ra mạch giao thông m ới nố i liền Quốc lộ 1A và 5A. Với h ệ thống giao thông này, Hưng Yên có th ể th ực hiện chiến lược thu hút vốn FDI trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh. Là mộ t tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hưng Yên ch ịu tác động lớn cùng với quá trình phát triển của vùng. Theo chủ trương của nhà nước, từnay đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ là vùng phát triển mạnh m ẽ. Đi trước và sẽ trở thành động lực lớn thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước. Tố c độ phát triển bình quân của vùng th ời kỳ 2001 – 2010 dự báo đ ạt 13 – 14%, 3
- kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 28 – 30% năm. Vùng có ưu thế thực hiện hội nhập vào n ền kinh tế khu vực và thế giới thông qua mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu và tăng cường thu hút đ ầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đ ến nay Hưng Yên vẫn chưa tận dụng được nhiều lợi thế n ày, mặc dù đ ã có sự cố gắng và đạt được những thành tựu nh ất đinh trong phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư. Kết cấu h ạ tầng củ a vùng kinh tế trọ ng điểm Bắc bộ và phụ cận sẽ đ ược phát triển đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vớu tốc độ nhanh củ a vùng, trong đó đáng chú ý là các công trình: Quố c lộ 1 đ ạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, sẽ n âng cấp thành cấp 1 đồng b ằng trong th ời gian tới. Nâng cấp đường sắt Bắc – Nam, Quốc lộ 5 A đạt tiêu chuẩn cấp 1 đồng bằng. Đang triển khai xây d ựng đường cao tố c 18 từ Nộ i Bài - Bắc Ninh - Hạ long. Đang xây d ựng dự án tiền khr thi cho quốc lộ 5 B mà hướn tuyến đã xác đ ịnh là nằm ở phía Đông quốc lộ 5A phần lớn đi qua đ ịa phận tỉnh Hưng yên…Ngoài ra tu ỳ theo yêu cầu sẽ nâng cấp và xây dự ng một vài sân bay và cụm cảng có quy mô tườn đối lớn. Đến 2010 sẽ xu ất hiện các tuyến hành lang kinh tế quan trọng , vùng kinh tế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Hưng Yên. Cùng với sự tác đ ộng của các tuyến hành lang, Hưng Yên còn chịu ảnh hưởng của các trung tâm kinh tế quan trọng, đó là: Thủ đô Hà Nội cách thành phố Hưng Yên 64km, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa họ c k ỹ thuật, đào tạo, y tế lớn của cả nước. Đến năm 2010, diện tích thành phố tăng từ 5.600 ha lên 10.000 ha, dân số nội thành lên đ ến 2 triệu n gười. Đây là trung tâm lớn, có trách nhiệm cung cấp lao động k ỹ thuật, thông tin, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công ngh ệ… cho các tỉnh trong vùng, đồng thời là nơi tập trung các nhu cầu tiêu thụ lớn. Thành phố Hải Phòng cách thành phố Hưmg Yên 90km, là một trong những đ ầu m ối giao lưu liên vùng và là cửa mở ra quố c tế quan trọng của các tỉnh phía Bắc. 4
- Thành phố Hải Dương cách thành phố Hưng yên 50km, vốn là thủ phủ củ a tỉnh Hải Hưng cũ, có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế xã hội với Hưng Yên. Toàn bộ đ ặc điểm vị trí xét trong bối cảnh phát triển dài hạn nêu trên có tác động hết sức mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hưng yên xét trên các m ặt: - Tạo ra cơ hội và động lực quan trọng để phát triển trên cơ sở tận dụng m ạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển, sự hỗ trợ về đào tạo và chuyển giao công ngh ệ từ các thành phố lớn và các trung tâm của vùng. - Có thị trư ờng tiêu thụ lớn, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong tiêu thụ sản ph ẩm và mở rộng quy mô đầu tư. - Có môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. 1 .1.2 . Đặc điểm kinh tế - nguồn nhân lực. a . Kinh tế nông nghiệp. Hưng yên là mộ t tỉnh có lợi th ế trong phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, hiện nay t ỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn chiếm ph ần rất lớn. Kinh tế nông n ghiệp từ khi tái lập tỉnh phát triển khá to àn diện, tố c độ tăng trưởng bình quân thời k ỳ 2003 – 2009 trên 5%, đạt được kết quả trên là do chương trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn và cơ giới hoá được nhiều khâu sản xu ất. Cơ cấu kinh tế trong n ội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọ ng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọ t. Mộ t số vùng trồng lúa năng suất thấp đã chuyển sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thu ỷ sản. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác hàng năm không ngừng tăng lên do áp d ụng tốt khoa học kỹ thuật. Đến nay diện tích canh tác có thu nh ập 50 triệu/ha/năm, tăng lên đáng kể. Sự chuyển d ịch cơ cấu sử dụng đ ất nhằm tăng thu nhập trên đơn vị canh tác là động thái tích cự c, phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng phát triển của ngành. Chăn nuôi thu ỷ sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đã kh ắc phụ c tình trạng ruộng đ ất manh mún, hiện đang đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổ i ruộng, 5
- quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển kinh tế hộ và trang trại. Bộ m ặt nông thôn có nhiều đổi mới, hệ thống cơ sở hạ tầng nâng cấp rõ rệt. đ ến nay đã có 100% xã có đ ường ô tô đến trụ sở u ỷ b an nhân dân xã, nhiều đường liên thôn giải nhựa ho ặc bê tông. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ h ộ được dùng nước sạch năm 2009 là 90%, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10% xuống còn 4% năm 2009. Như vậy, sự p hát triển kinh tế nông nghiệp theo hư ớng CNH – HĐH tạo điều kiện về nguồn nguyên liệu cho các dự án FDI trong lĩnh vực ch ế biến các sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi. Các dự án FDI trong lĩnh vực ch ế b iến thức ăn gia súc, các dự án sản xu ất máy nông nghiệp và các dự án d ịch vụ phục vụ cho nhu cầu phát triển của khu vực nông thôn. b . Kinh tế công nghiệp. Tố c độ tăng trưởng công nghiệp của Hưng yên ở m ức cao, bình quân thời k ỳ 2005 – 2009 đ ạt 27,5%/năm. Tuy nhiên với xuất phát điểm thấp, đến nay công n gbhiệp vẫn chưa giữ vai trò chủ đạo trong n ền kinh tế. Đến nay tỉnh đã hoàn thành 6 KCN tập trung là Như Qu ỳnh A, Như Qu ỳnh B, Phố Nối A, Phố Nối B, Minh Đức và thành phố Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2009, tỉnh đã thu hút được 456 dự án đ ầu tư nước ngoài và tỉnh ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 700 triệu USĐ, trong đó dự án đ ầu tư nước ngoài la 45, tỉnh ngoài là 250, có 70 dự án đi vào sản xuất tạo ra từ 75 – 80% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, góp phần quan trọng đ ến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao đ ộng, cơ cấu đầu tư. Mặc dù đ ã đạt được một số kết quả nh ất định nhưng công nghiệp Hưng yên vẫn còn nhiều hạn chế như: Phân bố công nghiệp chưa đồng đều trong khi điều kiện h ạ tầng cơ sở là tương đố i thu ận lợi, tsspj trung chủ yếu (kho ảng 80%) ở khu vực các KCN dọc Quốc lộ 5A.Công tác chuẩn bị hội nh ập chưa được thực hiện đúng mức và đồng bộ . Trình độ công nghệ còn ở mức thấp, khả năng cạnh tranh qu ốc tế 6
- và khu vực củ a sản phẩm công nghệ chưa cao. Việc đào tạo nguồ n nhân lực, nhất là cán bộ quản lý doanh nghiệp, lao động trình độ cao và công nhân k ỹ thuật lành ngh ề còn yếu và b ị động. Tóm lạ i: Công nghiệp Hưng yên phát triển với tố c độ nhanh và liên tụ c trong những năm qua là tín hiệu đáng mừng trong việc thu hút các nguồn vốn vào tỉnh, đ ặc biệt là nguồn FDI. Cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp được cải thiện từng ngày, đ ặc biệt là sự ra đời của 6 KCN thể hiện rõ sự nỗ lực củ a tỉnh trong việc tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trên đ ịa bàn. Số lượng dự án đ ầu tư tăng nhanh sẽ tạo điều kiện cho các liên doanh, liên kết và bổ trợ cho nhau trong các khâu sản xuất, tạo ra môi trường công nghiệp sôi động và hiệu quả, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết, đặc biệt là cơ chế chính sách trong thu hút và triển khai đầu tư. c. Kinh tế dịch vụ. Theo số liệu thống kê củ a tỉnh, giai đoạn 2006 - 2009, tổng m ức bán lẻ hàng hoá ( TMBLHH) trên địa bàn đạt tốc độ tăng bình quân 21,8%/n ăm, từ 3275.4 tỷ đồng năm 2006 lên 5678.9 tỷ đ ồng năm 2009. TMBLHH b ình quân đ ầu người đến n ăm 2009 là 4570 ngàn đồng/người, đạt tố c độ tăng b ình quân 20.3%/năm. Nếu so với cả nước xét về mặt định lượng thì TMBLHH bình quân đầu người của Hưng yên vẫn ở mứ c th ấp, nhưng về m ặt đ ịnh tính thì tăng nhanh hơn, n ếu duy trì được tố c độ n ày thì Hưng yên sẽ đ ạt mức bình quân chung của cả nước vào 1 – 2 năm tới. Trong cơ cấu tổng mức hàng hoá bán ra và bán lẻ trên đ ịa bàn theo thành phần kinh tế, vẫn tiếp tục có sự thay đ ổi theo hướng giảm tỷ trọng các thành phần kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, thành phần kinh tế tập thể và kinh tế hỗn hợp đ ã tham gia nhiều h ơn vào lưu chuyển hàng hoá. Ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng có nhiều tiến bộ, bư ớc đ ầu hình thành một số điểm du lịch như: Đa Hoà - Dạ Trạch, Phố Hiến, Đền Ủng… Du lịch Hưng yên chưa phát triển, nên doanh thu từ du lịch còn hạn ch ế. Theo số liệu thống kê, những năm gần đây cùng với sự gia tăng về khách du lịch, doanh thu từ du lịch năm 2006 là 17 tỷ đến năm 2009 là 45 tỷ. Lượng khách vào 7
- Hưng yên có tăng nhưng với số lượng h ạn ch ế và chủ yếu vẫn là khách nội địa, hầu như chưa có khách sạn nư ớc ngoài. Hệ thống khách sạn được cải thiện một bước nhưng hiện tại chưa đủ để đáp ứng du khách. Trong th ời gian qua lĩnh vực Tín dụng ngân hàng đ ã có những giải pháp tích cực trong huy đ ộng vốn, tỷ lệ huy động vốn bình quân tăng 44,3%, dư nợ b ình quân tăng 44,2%, trong đó dư n ợ b ình quân và dài hạn chiếm 47,2%, chất lượng tín dụng đ ã được nâng lên một bước, năm 2006 nợ q uá hạn là 0,9%, năm 2009 giảm xuống còn 0.5%. Tuy nhiên cũng như những ngành khác, đó là tốc độ tăng trưởng cao nhưng xét về mặt lượng thì vẫn còn nhỏ , khả năng huy động vốn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế, đ ặc biệt là các dự án lớn, mộ t số lo ại hình huy động vốn mới chưa được phổ b iến, chưa có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng. Lĩnh vực du lịch Hưng yên có sự phát triển mạnh trong những năm qua những vẫn ở trình độ thấp so với cả nước và khu vự c, sức mua của người dân đư ợc cảu thiện nhưng chưa đạt mức trung bình của cả nư ớc. Là tỉnh đông dân nhưng Hưng yên vẫn là thị trư ờng nhỏ bé, không thể là m ục tiêu hàng đ ầu củ a các dự án FDI. Các ngành dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động FDI như ngân hàng, bưu chính viễn thông đã và đang được hoàn thiện, dự kiến đến năm 2010 đạt mức trung bình của khu vực đồng b ằng Sông hồng. d . Đặc điểm về dân số, nguồn nhân lực. Nằm trong vùng đồng b ằng Sông hồng có lịch sử phát triển lâu đời, Hưng yên là tỉnh có m ật độ dân số đứng thứ 3 sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và cao gấp 5,5 lần mức trung bình củ a cả n ước, dân số thành thị chiếm khoảng 20% d ân số toàn tỉnh. Lao động trong tuổ i hiện có 568 nghìn người, chiếm 47,5% dân số củ a tỉnh. Lao động đang làm việc trong nến kinh tế quốc dân chiếm 90% lao động trong độ tuổi. Số lao động chưa có việc làm còn nhiều. Đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng cho các dự án FDI thực hiện trên địa bàn tỉnh. 8
- Với truyền th ống hiếu học, nhiều cán bộ tài năng song lại ít làm việc tại tỉnh nhà, nếu có môi trư ờng làm việc tốt và được trả lương cao thì độ i ngũ này là lực lượng hùng h ậu trở về làm việc tại quê hương đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao. Tuy nhiên trong bối cảnh n ền kinh tế hiện nay, Hưng yên cần phải bổ sung và đ ào tạo thêm để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của tỉnh. Theo dự b áo đến năm 2010 dân số của tỉnh có th ể lên đến 1,25 triệu người và n ăm 2020 là 1,4 triệu người, trong đó lao động trong độ tuổi tương ứng với các n ăm là 6,61 và 8,91 vạn ngư ời. Đây là nguồn nhân lự c quạn trọng cho sự phát triển trong tương lai. Nguồn nhân lực này sẽ là th ế m ạnh của tỉnh nếu biết tận dụng, đặc b iệt tận dụng thế mạnh lao động trẻ trong nhữ ng năm đầu CNH. Nhân dân Hưng yên có truyền thống hiếu học, từ xưa đã có nhiều trạng n guyên, tiến sỹ, danh y. Trong lịch sử h iện đại có nhiều nhà hoạt động cách mạng và lãnh đạo xuất sắc. Với truyền thống đó, sau khi tái lập Tỉnh với sự đoàn kết nh ất trí trong ccán bộ và nhân dân, cùng với công cuộc đổi m ới của đất nước chắc chắn sẽ đưa Hưng yên tiến nhanh, hoà nhập được với sự phát triển cảu cả nước. 1 .1.3 . Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng - dịch vụ đầ u tư. Sau 10 năm tách tỉnh, h ệ thống cơ sỏ hạ tầng của Hưng yên, bao gồm mạng lưới giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng xã hội khác đ ã đ ược nâng cấp, cải tạo và xây mới rất nhiều và hiện đại có thể đ áp ứng được một phần nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Xét về mặt lâu dài sẽ bộ c lộ nhiều yếu tố b ất hợp lý trong phát triển công nghiệp đặc biệt là thu hút FDI. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn từ nay đ ến năm 2020 của tỉnh là xây d ựng một h ệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại để tạo môi trư ờng thu ận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nư ớc, tạo đà cho sự phát triển tăng tốc nền kinh tế xã h ội trong giai đoạn tiếp theo. Hệ thống đư ờng bộ của Hưng yên bao gồm Quốc lộ 5A, Quố c lộ 39A, 39B, quốc lộ 38 là những con đường huyết m ạch của tỉnh để giao lưu với các địa phương khác trong khu vực.Hiện tại đ ã cải tạo nâng cấp được các đưởng 5A tiêu chuẩn cấp 1 đồng bằng, đường 39A, 38 tiêu chu ẩn cấp 3 đồng b ằng. Hệ thống đường Quốc lộ được bố trí đều trên lãnh thổ tỉnh, là lợi thế rất lớn đ ể tỉnh có th ể thu hút các dự án 9
- đ ầu tư trong không gian rộng. Hiện nay, các dự án ch ủ yếu được triển khai tập trung ở khu vự c Quốc lộ 5 A. Mạng lưới giao thông nội tỉnh thường xuyên được củng cố và phát triển, đến h ết năm 2006 đ ã giải nh ựa được 237 km đường tỉnh và 177,5 km đường huyện, đáp ứng được ph ần lớn nhu cầu phát triển kinh tế củ a tỉnh. Hệ thống đường thu ỷ của Hưng yên gồm các tuyến sông Hồng và sông Luộ c đ i Hà Nội, cảng Cái Lân, Cử a Ông, Hòn Gai. Tuyến này được n ạo vét, là tuyến giao thông chính về vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ cảng biển của Qu ảng Ninh về Hưng yên và Hà Nội phục vụ cho phát triển công nghiệp. Hiện tại th ời gian vận chuyển mộ t chuyến hàng từ Hưng yên đi Qu ảng ninh mất khoảng 20 – 40 giờ, giá thành khoảng 120 – 150 nghìn đồng/tấn sản ph ẩm, ph ấn đấu hạ xuống khoảng 100 n ghìn đồng vào năm 2012. Tuyến giao thông đi Hà Nộ i và các tỉnh phía Bắc bằng đường thu ỷ sông Hồng, thời gian vận chuyển mất kho ảng 10 giờ, giá thành khoảng 30 – 40 nghìn đồng/tấn sản ph ẩm. Luồng giao thông thu ỷ chủ yếu vận chuyển cát, sỏi phục vụ cho công nghiệp và xây d ựng. Hệ thống cảng củ a Hưng yên có công suất khoảng 1 triệu tấn/năm có th ể đáp ứng tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Mạng lưới bưu chính viễn thông không ngừng được củng cố và mở rộng, n ăm 2006 thuê bao điện thoại cố định đ ạt 19,57máy/100 dân đến năm 2009 là 25,34máy/100 dân, số máy thuê bao được phát triển rộng khắp đ ến từng xã, từng thôn. Năm 2006, 100% xã có điểm bưu điện văn hoá. Một số dịch vụ mới như 171, 178, 1950 thuê bao internet phụ c vụ nhu cầu của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, so với mức bình quân chung củ a cả nước, tính đ ến hết năm 2009 đạt 25,34máy/100 d ân vẫn ở mức trung bình. Hệ thống cấp điện được cải tạo và mở rộng trên đ ịa bàn tỉnh hiện có 4 trạm b iến áp lớn đó là trạm biến áp 2 20kv và 110kv Phố Nố i, trạm 110kv Phố cao, TRạm 110kv Kim Động, góp phần cung cấp điện cho các d ự án đầu tư của tỉnh. Kết h ợp phát triển đồng bộ các trạm biến áp với việc cải tạo và nâng cấp hệ thống phân phối đ iện trên địa bàn toàn tỉnh, mở rộng m ạng lưới cấp điện cho các KCN mới hình thành. Đầu tư phát triển m ạng lư ới điện nông thôn và thành th ị. 10
- Hệ th ống cấp thoát nước được đầu tư thiết bị đồng bộ, xây d ựng mới nhà m áy nước Phố Nối công suất 10.000m nước/ngày đêm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu phát triển công nghiệp nhanh trong khu vực. Đầu tư xây dựng trạm cấp nước sạch sinh hoạt có công suất vừa và nhỏ ở tất cả các thị trấn trong tỉnh. Bên cạnh việc xây d ựng các công trình cấp nước, tỉnh đã hết sức coi trọng việc xây du ựng đồng bộ các công trình, hệ thống thoát nước đô thị và xử lý nư ớc th ải… cho các đô th ị và KCN, đặc biệt là KCN tập tru ng tại Phố Nố i và Như Qu ỳnh. Nhìn chung, hạ tầng cơ sở củ a Hưng yên đã được nâng cấp, đáp ứng nhịp độ phát triển kinh tế hiện nay, về lâu dài cần có những giải pháp mang tính đồng bộ đ ể phát triển hệ thống hạ tầng lên m ức hiện đại, tạo điều kiện hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Hưng yên. 1 .1.4.Chính sách, thủ tục hành chính với FDI. a . Chính sách ưu đãi đầu tư. Ngay từ khi mới tái lập tỉnh năm 1997, Hưng yên đ ã đề ra chiến lược thu hút đ ầu tư để vực dậy nền kinh tế của tỉnh sau nhiều năm b ị lãng qu ên. Nhưng chính sách ưu đ ãi đầu tư của nhà nước được vận dụng rất linh ho ạt theo xu hướng tạo điều kiện ở mức tối đa cho các nhà đ ầu tư thực hiện các d ự án trên đ ịa bàn tỉnh. Các nhà đ ầu tư, đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng yên được hưởng các ưu đ ãi đ ầu tư tối đa theo các quy đ ịnh hiện hành của nhà nư ớc. Tại Quyết định số 13/2003/QĐ-UB ngày 18/3/2003 của UBND tỉnh Hưng yên ban hành “Quy đ ịnh ưu đ ãi đ ầu tư trong và ngoài nư ớc đ ầu tư vào đ ịa bàn tỉnh Hưng yên” đã nêu rõ: Tỉnh ưu đãi về giá tiền thuê đấ t, thời hạ n miễn giả m tiền thuê đất, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao độ ng, hỗ trợ kinh phí giải phóng mặ t bằng trong phạm vi quy ền hạ n của tỉnh ngoài các ưu đãi chung của Nhà nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nư ớc ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh Hưng yên theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều được hưởng ưu đãi từ quy định trên. 11
- Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng khó khăn, và kêu gọi đ ầu tư trên toàn bộ lãnh thổ. Tỉnh đã chia các khu vực với các mức ưu đãi đầu tư khác nhau: Khu vực I: Gồm nh ững vùng có điều kiện thu ận lợi thu hút đầu tư. Khu vực II: Gồm những vùng có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư còn hạn ch ế Khu vực III: Gồm những vùng thuộc danh mục các đ ịa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Trong quy định này, ưu đãi về tiền thuê đất bao gồm: Khu vực I, giá đ ất cho thuê thự c hiện ở mức thấp nh ất theo khung giá quy đ ịnh của Nhà nước. Khu vực II, áp dụng mức giá bằng 70% giá khu vực I. Khu vực III, áp dụng mức giá bằng 50% giá khu vực I. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được miễn 7 năm tiền thuê đ ất kể từ n gày ký hợp đồng thuê đ ất cho tất cả các khu vực. Tỉnh cam kết hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đền bù giải phóng m ặt b ằng từ ngân sách tỉnh, cụ th ể: Dự án đầu tư vào khu vực II: hỗ trợ 50% chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đối với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hỗ trợ 70% đối với dự án có h iệu quả trong vòng 12 tháng kể từ khi xây d ựng, các dự án đóng góp cho ngân sách từ 3 tỷ đồng/năm trở lên, và các dự án thu hút lao động tại chỗ từ 200 lao động trở lên và không dưới 70 lao động/ha. Dự án đầu tư vào khu vực III: hỗ trợ 70% chi phí đền bù giải phóng m ặt b ằng đố i với tất cả các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, hỗ trợ 100% đối với các dự án có hiệu qu ả trong vòng 12 tháng kể từ khi xây dựng, các dự án đóng góp 12
- cho ngân sách từ 3 tỷ đồng/năm trở lên, và các dự án thu hút lao động tại chỗ từ 200 lao động trở lên và không dưới 70 lao động/ha. Tỉnh cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng lao động của địa phương, cụ thể: Dự án đầu tư vào khu vực II, hỗ trợ 20% chi phí đào tạo lao động nhưng không quá 400.000đồng/1 lao động, riêng dự án chế b iến nông sản thực phẩm sử dụng nguyên liệu của đ ịa phương và dự án sử dụng từ 300 lao động trở lên được hỗ trợ 40% kinh phí nhưng khôn g quá 700.000đồng/1 lao động. Dự án đầu tư vào khu vực III, hỗ trợ 50% chi phí đào tạo lao động nhưng không quá 800.000đồng/1 lao động, riêng dự án chế b iến nông sản thực phẩm sử dụng nguyên liệu của đ ịa phương và dự án sử dụng từ 300 lao động trở lên được hỗ trợ 70% kinh phí nhưng không quá 1.000.000đồng/1 lao động. Các dự án đầu tư trong và ngoài nước th ực hiện trên địa bàn tỉnh được miễn giảm thu ế thu nhập với thời gian miễn giảm tối đa theo quy định hiện hành của nhà nước. Ngoài các quy định trên, đối với các trường h ợp đặc biệt như những dự án có quy mô lớn có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Tỉnh sẽ căn cứ từng trường hợp cụ th ể đ ể có những ưu đãi riêng. Tóm lại: Chính sách củ a Hưng yên đối với việc thu hút đầu tư là rất cụ th ể như đ ã nêu trên. Từ khi ra đời nó vẫn chưa phát huy được nhiều tác dụng, th ể h iện ở việc số lượng dự án so với các năm trước có tăng nhưng không nhiều. Hơn nữ a, việc triển khai thực hiện chính sách này còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc xác đ ịnh các điều kiện hưởng ưu đãi và giải quyết các thủ tục để hưởng ưu đ ãi d ẫn đ ến việc hầu h ết các nhà đầu tư không quan tâm đến lợi th ế này vì mục đích kinh doanh củ a h ọ không vào tỉnh để hưởng ưu đãi mà mục đích chính là cơ hộ i đầu tư và lợi nhuận. Để phát huy hiệu quả các cơ ch ế, chính sách đã ban hành Hưng yên còn rất nhiều việc phải làm, đ ặc biệt là trong khâu triển khai th ực hiện. b . Thủ tục hành chính đố i với FDI. 13
- Tỉnh thống nhất thự c hiện việc qu ản lý Nhà nước đố i với mọi dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo phân cấp và quy định của pháp lu ật Việt nam. Tất cả các dự án nước ngoài và các tổ chứ c, cá nhân ngư ời nước ngoài đầu tư vào đ ịa bàn tỉnh Hưng yên theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam, ngoài ra đ ể cụ thể và đơn giản hoá tỉnh đã ban hành quy ch ế áp dụng riêng cho địa phương. Tại Quyết định số 12/2003/QĐ-UBND ngày 18/3/2003 về việc “Tiếp nhận quản lý hoạt độ ng đầu tư trự c tiếp trong và ngoài nước trên đ ịa bàn tỉnh Hưng yên” đ ã nêu rõ: Các d ự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư, giải quyết chấp thuận đầu tư củ a tỉnh là các dư án đầu tư theo pháp luật đ ầu tư nư ớc ngoài tại Việt nam không thuộc danh mụ c dự án nhóm A và có vốn đắng ký đến 5 triệu USD. Nhằm phân công rõ trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận đầu tư, tỉnh đã phân lo ại khu vực đầu tư như sau: Nhóm 1: Các KCN đ ã được Chính Phủ quyết định thành lập. Nhóm 2: Các khu vưch đã được quy hoạch xây dựng KCN, cụm CN Nhóm 3: Các khu vực còn lại Ban qu ản lý KCN làm đ ầu mối tiếp nhận dự án đầu tư và cấp phép theo u ỷ quyền vào nhóm 1 Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đ ầu mố i tiếp nhận dự án vào các nhóm còn lại có nhiệm vụ tổng h ợp ý kiến, thẩm định, trình tỉnh cấp giấy phép đ ầu tư ho ặc ra quyết đ ịnh chấp nhận đ ầu tư đố i với các dự án thuộc th ẩm quyền củ a tỉnh, trình tỉnh chấp thuận về mặt địa điểm đầu tư, phương án giải phóng mặt bằng và có ý kiến bằng văn bản để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư hoặc quyết đ ịnh đầu tư đối với các dự án không thuộc thẩm quyền củ a tỉnh. 14
- Trình tự xây dựng và tiếp nhận dự án Xác định vị trí: Căn cứ quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đ ã được thông qua và nhu cầu củ a nhà đ ầu tư, việc xác định vị trí điểm để thự c hiện dự án được tiến hành như sau: - Đối với các dự án đầu tu vào nhóm 1: công ty phát triển h ạ tầng trực tiếp thoả thu ận với nhà đầu tư b ố trí dự án theo quy hoạch. - Đối với các dự án đ ầu tư vào nhóm 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nh ất về n guyện tắc với UBND huyện, thị xã có liên quan về địa điểm bố trí dự án và lập sơ đồ vị trí dự án - Đối với các dự án đầu tư vào nhóm 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng n gành đ ịa chính, xây d ựng và UBND huyện ( th ị xã) có liên quan khảo sát thực tế vị trí, qu ỹ đất, khả năng giải phóng mặt bằng, chậm nhất là 5 ngày làm việc. Sau khi khảo sát, UBND huyện có trách nhiệm lập sơ đồ vị trí dự án và các sở ngành gửi ý kiến b ằng văn bản gử i về Sở Kế hoạch và Đầu tư. UBND huyện phải ch ịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các vấn đề phát sinh ngoài nội dung đ ã thống nhất. Về thông báo chủ trương - Với các d ự án đ ầu tư vào nhóm 1: Ban quản lý KCN thống nh ất về chủ trương đầu tư với nhà đầu tư trên cơ sở quy hoạch đ ã đ ược duyệt. - Với các dự án đ ầu tư vào nhóm 2,3: sau khi sơ bộ thống nhất về vị trí đ ịa đ iểm tiếp nhận dự án, lập xong sơ đồ vị trí dự án và xem xét mục tiêu dự án phú h ợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã h ội của tỉnh, trong vòng 3 ngày làm việc Sơ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh về chủ trương tiếp nhận dự án. Sau 2 ngày làm việc, UBND tỉnh ra thông báo bằng văn vản về chủ trương tiếp nh ận dự án để nhà đ ầu tư lập hồ sơ dự án theo quy định của pháp luật Hồ sơ d ự án: Sau khi thông báo về chủ trương củ a UBND tỉnh, cơ quan đầu mối có trách nhiệm cung cấp mẫu hồ sơ cho chủ đ ầu tư gồm : - Đơn xin cấp giấy phép đầu tư. 15
- - Hợp đồng liên doanh ho ặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Điều lệ công ty. - Giải trình kinh tế kỹ thuật. - Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các nhà đầu tư - Sơ đồ vị trí hoặc b ản trích lục bản đồ vị trí khu đất và tho ả thuận nguyên tắc phương án đền bù, giải phóng mặt b ằng với đơn vị đang quản lý khu đất. - Sơ đồ tổng m ặt bằng dự án. Thẩm định dự án: Trong vòng 4 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đ ầu mối lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương có liên quan. Cụ th ể: - Sở chuyên ngành có ý kiến về mục tiêu. - Sở Xây dựng phê duyệt tổng m ặt b ằng - Sở Địa chính có ý kiến về kế ho ạch sử dụng đ ất. - Sở Tài nguyên môi trường có ý kiến về phương án bảo vệ môi trường sinh thái. - UBND huyện (TP) có ý kiến về phương án giải phóng mặt bằng. Các sở ngàng địa phương đư ợc lấy ý kiến về dự án có trách nhiệm phải trả lời trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nh ận được văn bản của cơ quan đầu mối. Trường h ợp có những ý kiến khác nhau về những vấn đ ề quan trọng của dự án, cơ quan đ ầu mố i tổ chức hội ngh ị thống nhất ý kiến trước khi trình UBND tỉnh. Nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung dự án trong vòng 10 ngày làm việc kể từ n gày nh ận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đầu mối thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản về nội dung ph ải sửa đ ổi bổ sung. 16
- Đối với những vấn đề thuộ c thẩm quyền của các Bộ, ngành mà chưa được quy đ ịnh cụ th ể, UBND tỉnh lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan bằng văn bản, th ời h ạn trả lời theo các quy định hiện hành của pháp lu ật. Quyết định tiếp nhận dự á n: Sau khi có ý kiến thống nhất của các ngành, đ ịa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư hoẳc ra quyết định chấp thuận đối với các dự án đầu tư vào nhóm 2 và 3. Ban qu ản lý KCN cấp giấy phép đầu tư hoặc ra quyết định chấp thu ận đối với các dự án vào nhóm 1, th ời gian là 5 ngày làm việc, nếu không chấơ thuận thì ph ải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết rõ lý do, đồng thời gử i các cơ quan có liên quan. Thời hạn trên không kể thời gian nhà đ ầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án. Giải phóng và bàn giao mặt bằng: Với các dự án đâuf tư vào nhóm 1, sau khi được cấp giấy phép đầu tư, công ty hạ tầng và kinh doanh hạ tầng KCN có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục cần thiết về cho thuê lại đất và bàn giao m ặt b ằng cho nhà đ ầu tư. Với các dự án vào nhóm 2 và 3, căn cứ quyết định cho thuê đất củ a UBND tỉnh, UBND các huyện ( th ị xã) có trách nhiệm cùng nhà đ ầu tư thực hiện công việc đ ền bù, giải phóng m ặt b ằng và bàn giao m ặt bằng cho nhà đầu tư. Với các dự án đầu tư vào nhóm 2, việc đền bù giải phóng m ặt b ằng và giao đất cho nhà đ ầu tư đư ợc thực hiện theo đúng quy hoạch và phương án giải phóng mặt bằng củ a từng khu, cụ m công nghiệp đ ã được UBND tỉnh phê duyệt khi thông qua quy hoạch. Chủ tịch UBND huyện (thị xã) chịu trách nhiệm hoàn thành về tiến độ giải phóng m ặt b ằng, thời gian bàn giao mặt b ằng thực hiện xong trong vòng 15 ngày kể từ ngày có quyết định cho thuê đất. Trách nhiệm của các sở, ngành: - Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo hướng gọ i vốn đầu tư, d anh mụ c dự án đầu tư trong từng giai đoạn, thông qua các cơ quan chức năng Nhà nước, các cơ quan tư vấn và các tổ chứ c nước ngoài để vận động đầu tư tìm đối tác thực hiện dự án. Là đầu mối tiếp xúc với các nhà đầu tư đến tìm cơ hội đ ầu tư trong tỉnh. Tiếp nhận dự án, tổng h ợp ý kiến th ẩm định của các sở ngành trình tỉnh quyết 17
- đ ịnh, tổng hợp giúp tỉnh phân tích, đánh giá các hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh, theo dõi giám sát việc triển khai dự án. - Ban qu ản lý KCN tiếp nh ận và quản lý ho ạt động của dự án đầu tư ở nhóm 1 theo th ẩm quyền được giao, thự c hiện các nhiệm vụ đ ược giao theo u ỷ quyền củ a các Bộ, Ngành. - Sở xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xây d ựng trên đ ịa b àn. - Sở Thương mại du lịch thẩm định trình tỉnh duyệt kế ho ạch xuất nh ập khẩu đối với các doanh nghiệp theo phân cấp củ a Bộ Thương mại, th ực hiện quản lý công tác Nhà nước về xu ất nh ập khẩu và các hoạt động thương mại khác của doanh n ghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh theo quy đ ịnh củ a pháp lu ật. - Sở Lao động thương binh xã hội chịu trách nhiệm qu ản lý lao động trong các doanh nghiệp theo quy định củ a Lụ ât Lao đ ộng, cùng liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Kế ho ạch và Đầu tư đề xất các biện pháp giải quyết m ối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trên nguyên tắc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và chính đáng củ a người lao độ ng và ngư ời sử dụng lao động. Qu ản lý và tổ ch ức việc tuyển ch ọn, đào tạo, giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp theo quy định củ a pháp luật Việt Nam. - Sở Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm theo dõi giám sát việc tuân thủ những quy đ ịnh củ a pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. - UBND cấp huyện và cấp xã th ực hiện quản lý Nhà nước trên địa bàn, có trách nhiệm phố i hợp với các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộ i tại khu vực triển khai dự án. Th ực tế triển khai các quy đ ịnh trên còn có nhiều b ất cập, chủ yếu do các cấp, các ngành của địa phương chưa thống nhất và phố i hợp chặt ch ẽ với nhau trong việc tiếp nhận các dự án vào đ ịa phương, nổ i cộm một số vấn đề là: 18
- Yêu cầu đ ầu tiên của các nhà đầu tư khi tìm hiểu môi trường đầu tư củ a một đ ịa phương là đư ợc cung cấp nhanh, chính xác thông tin về các khu vực có thể đầu tư, chi phí đền bù, giải to ả, giá tiền thuê đ ất, điều kiện cơ sở h ạ tầng, diạch vụ điện nước, nguồn nhân lực… cách thức đền bù giải phóng mặt bằng, d ự kiến th ời gian đ ền bù giải toả mặt b ằng. Trên cơ sở các thông tin họ m ới có thể so sánh, đ ối chiếu, quyết định chọn đ ịa bàn đầu tư, từ đó mới lập được dự án khả thi để quyết định đầu tư. Trên thực tế khi đến Hưng yên các nhà đầu tư m ất nhiều thời gian để có được các thông tin này do tỉnh chưa có quy đ ịnh cụ thể về mức đền bù giải to ả, xác định các thông tin trên thiếu sự thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Về địa điểm bố trí dự: Chủ đ ầu tư phải trực tiếp tiếp xúc với lãnh đ ạo các cấp chính quyền địa phương, có địa phương phải trực tiếp họp bàn với đại diện các hộ m ất đ ất, báo cáo dự án với lãnh đạo chính quyền địa phương m ới thống nhất được đ ịa điểm. Vì vậy, có trường hợp tỉnh có văn bản thông báo vị trí để địa phương làm thủ tụ c, đ ịa phương còn ph ản ứng, gây khó khăn vì chủ đầu tư chưa thống nhất với đ ịa phương. Có trư ờng hợp việc bố trí củ a huyện và xã không hợp với quy ho ạch chung, dẫn đến phá vỡ quy hoạch. Xác định chi phí đền bù giải toả: Mất rất nhiều thời gian, chủ yếu để thống nhất về kho ản hỗ trợ địa phương và hỗ trợ lao động. Các chủ đ ầu tư ph ải trự c tiếp thoả thuận với UBND xã, th ị trấn nơi có đất về đơn giá đền bù, hỗ trợ địa phương, chi phí cho việc đền bù giải phóng m ặt b ằng… trong quá trình tho ả thuận, mỗi đ ịa phương lại có phương thức, cách làm việc riêng và tổng mức chi phí đền bù khác nhau, chưa tạo được sự thống nh ất chung trên toàn tỉnh dẫn đến tình trạng các chủ đ ầu tư không mu ốn thuê mộ t khu đ ất liên quan đ ến 2 địa phương. Đây cũng là một n guyên nhân dẫn đến phá vỡ quy hoạch. Hiện nay có tình trạng mức chi phí đ ền bù giải toả ngày càng tăng và khi thống nhất dự án sau cao hơn d ự án trước, n ếu dự án trước chưa đền bù xong, địa phương lại gây khó dễ đ ể yêu cầu các chi phí bổ xung gây tâm lý hoang mang, khó chịu cho các nhà đầu tư. Trong ngh ị quyết số 09- NQ/TU, ban thường vụ tỉnh u ỷ đã yêu cầu ph ải sớm ban hành thống nh ất đơn giá đ ền bù nhưng đến nay vẫn chưa thự c hiện đư ợc. 19
- Về tuyển dụng lao động: Theo các quy đ ịnh hiện hành, việc tuyển lao động trên nguyên tắc ưu tiên người m ất đất củ a đ ịa phương, hiện nay chính quyền các xã m ặc nhiên coi là m ột điều kiện kiên quyết vớ i định mứ c 350-360m/lao động. Việc đưa cụ thể mức lao động đối với mỗi dự án đã ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư ví khả năng thu hút lao động của mỗi dự án khác nhau, có những dự án không trực tiếp giải quyết nhiều lao động nhưng có thể giải quyết gián tiếp ho ặc đóng góp ngân sách lớn. Đã có một số dự án do không thể nh ận lao động của địa phương vào làm việc, nên đã ch ấp nhận đ ền bù thêm cho mỗi xuất lao động 3-5 triệu đồng… Đến n ay các d ự án đầu tư vào địa bàn huyện Văn Lâm đ ều có khoản hỗ trợ chuyển việc làm. Hiện nay một số dự án ở xã Giai Phạm (Yên Mỹ) không giải phóng m ặt bằng được vì một số người đ ã nhận tiền đền bù nhưng số họ còn lại yêu cầu hỗ trợ m ất việc làm như Văn Lâm, nếu đáp ứng yêu cầu nay sẽ gây ph ản ứng dây chuyền đối với các hộ đã gương mẫu nhận tiền trước. Tóm lại: Mặc dù đã có sự nỗ lực rất nhiều trong việc đưa ra quy chế điều h ành riêng đố i với thu hút và tiếp nh ận đầu tư nói chung và FDI nói riêng, nhưng việc ban hành quy ch ế còn rất nhiều bất cập như đã nêu trên dẫn đến h ậu quả phát huy những quy định này rất thấp. Việc đưa những quy đ ịnh này vào thực tiễn gặp rất nhiều kho khăn, ví các địa phương cũng có quy chế riêng để tiếp nh ận đầu tư, trong nhiều trư ờng hợp dẫn đến tình trạng “ phép vua thua lệ làng”,do vậy dẫn đến tình trạng mỗi nhà đầu tư làm thủ tục theo một hướng khác nhau. Ngoài ra việc xử lý và trả lời chậm trong khi điều hành không đáp ứng được các yêu cầu do quy định đ ặt ra cũng làm nhiều nhà đ ầu tư băn khoăn, suy nghĩ và thiếu lòng tin với quy đ ịnh n ày. 1 .2.Thực trạng đầu tư trực tiếp(FDI) tạ i tỉnh Hưng Yên. 1 .2.1. Tình hình thực hiện vốn FDI giai đoạn 2003 - 2009 . Trước tái lập tỉnh năm 1997, tuy có vị trí khá thuận lợi nhưng trong thời gian d ài ít được chú ý nên kinh tế củ a Hưng yên ch ậm phát triển. Trong thời gian qua Hưng yên được đánh giá là mộ t trong số ít tỉnh có tố c độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện thành công mộ t trong những mục tiêu phát triển là chuyển 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam, thực trạng và triển vọng"
96 p | 726 | 407
-
Luận văn tốt nghiệp "Đầu tư trực tiếp nước ngoài của NIEs vào Việt Nam"
56 p | 783 | 335
-
LUẬN VĂN: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
87 p | 187 | 82
-
LUẬN VĂN: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất
107 p | 209 | 68
-
Luận văn Thạc sỹ kinh tế: Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam
106 p | 210 | 43
-
Đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa
42 p | 174 | 42
-
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển nghành nông nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp
103 p | 129 | 40
-
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nies vào Việt Nam
57 p | 131 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương hiện nay
53 p | 80 | 19
-
luận văn: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI – XU HƯỚNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
50 p | 93 | 18
-
Luận văn: Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam, thực trạng và triển vọng
89 p | 98 | 18
-
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và những giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
48 p | 120 | 16
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên cứu sâu cho trường hợp Hải Phòng
96 p | 59 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng
0 p | 95 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Thừa Thiên Huế
125 p | 18 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp: Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Giang
71 p | 22 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng
0 p | 69 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên (1997-2015)
113 p | 19 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn