Luận văn: Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
lượt xem 45
download
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, với phương châm đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng đó là Mỹ - nước có một nền kinh tế, nền ngoại thương phát triển nhất thế giới và là thị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
- Luận văn Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 1
- MỤC LỤC A- LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................3 B- NỘI DUNG......................................................................................................5 I- VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAY VÀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY Ở VIỆT NAM....................................................................................................................5 1- Ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân...................................................5 2- Những thuận lợi, khó khăn hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam....................................................................................6 2 .1 Thuận lợi................................................................................................6 2.2 Khó khăn.................................................................................................6 II- ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TR ƯỜNG MỸ ....................................................................7 1- Vài nét về thị trường Mỹ...............................................................................7 2- Tìm hiểu chính sách ngoại thương của Mỹ...................................................8 3- Biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ.................9 III- THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG D ỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ .............................................................................................................11 1- Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ.........11 1 .1 Cơ cấu mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.....................11 1.2 Các phương pháp thâm nhập thị trường Mỹ Việt Nam đã áp dụng đối với hàng dệt may......................................................................................................12 2
- 2- Những khó khăn của sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ............................................................................................................................12 2.1 Điểm yếu của hoạt động xuất khẩu ngành may.....................................12 2.2 Sản phẩm dệt may khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ thường gặp những khó khăn do những quy định ngặt nghèo của Mỹ nh ư sau......................................13 3- Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ................................................................................................................15 3.1 Cơ hội....................................................................................................15 3.2 Thách thức..............................................................................................15 4- Cơ chế- chính sách của Nhà Nước về quản lý xuất nhập khẩu...................18 5- Kết luận- bài học kinh nghiệm....................................................................19 IV - GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TR ƯỜNG MỸ .............................................................................................................20 1- G iải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam.........................................................................................................................20 1.1 Nâng cao chất lượng và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm...................20 1.2 Đảm bảo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lớn, đúng thời hạn quy định..........................................................................................................................24 1.3 Nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm may..............................24 2- Các biện pháp đưa nhanh sản phẩm may Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ................................................................................................................26 2.1 Trong thời gian đầu vẫn duy trì gia công, bán và phân ph ối qua trung gian để đưa hàng vào Mỹ........................................................................................26 2.2 Xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp Mỹ...................................... 26 2.3 Tiến tới năm 2006-2010 : thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm dệt may tại Mỹ................................................................................................... ..................27 3- Các giải pháp đối với doanh nghiệp...........................................................28 3
- 4- Giải pháp đối với Nhà nước........................................................................29 4.1 Nhà nước cần có các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trong nước và nước ngoài...................................................................................29 4.2 Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành may..............30 4.3 Hoàn thiện cơ ch ế quản lý xuất nhập khẩu...........................................30 C- KẾT LUẬN ...................................................................................................32 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, với phương châm đa dạng hoá thị trường, đa ph ương hoá mối quan hệ kinh tế thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng đó là Mỹ - n ước có một nền kinh tế, nền ngoại th ương phát triển nhất thế giới và là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được đại diện chính phủ của hai bên ký kết vào ngày 13/7/2000 và được Quốc hội hai nước phê chu ẩn thông qua ngày 20/12/2001. Nhưng Hiệp định chỉ là điều kiện hỗ trợ thuận lợi thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, trong điều kiện mà nền kinh tế Việt Nam đang ở mức phát triển thấp, tính cạnh tranh kém thì phải nghiên cứu kỹ thị trường này, đánh giá được chính xác khả năng thực tế của hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ngành dệt may n ước ta phát triển đã lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lại đây, nó mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt 4
- động ngoại thương nói riêng. Trong suốt 4 năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đạt trên 1tỷ USD/năm và trở thành mặt h àng chủ lực của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may liên tục tăng trưởng mạnh nhưng những khó khăn thách th ức vẫn còn rất nhiều. Do vậy để đạt và vượt được mục tiêu xuất khẩu theo qui hoạch tổng thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2005 là 3 tỷ USD và năm 2010 là 4 tỷ USD đòi hỏi ngành phải duy trì được mức tăng trưởng liên tục 14%/năm. Đây là mức tăng trưởng không phải quá cao, nhưng muốn đạt và vượt mục tiêu này thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ là một trong những yếu tố quyết định. Nhưng hiện nay kim ngạch h àng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn rất nhỏ, chỉ đạt 60 triệu USD năm 2000. Qua đó cho thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức của ngành dệt may và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ là rất quan trọng. NỘI DUNG 5
- I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAY VÀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY Ở VIỆT NAM 1. Ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước ta. Việt Nam vốn đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thu nhập quốc dân tính theo đầu người rất thấp, dân cư sống ở nông thôn với nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp - một khu vực kinh tế phát triển chậm chạp, năng suất và hiệu quả đều thấp. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chúng ta cần phải thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lợi thế lớn của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá là lao động giá rẻ, nguyên liệu dồi dào. Vì vậy trong giai đoạn đầu lấy công nghiệp hoá làm trọng tâm, Việt Nam cần phát triển mạnh các ngành có khả năng tận dụng những lợi thế sẵn có bởi lẽ chính các ngành này sẽ nhanh chóng tạo ra một tiềm lực công nghiệp mới, nhanh chóng tạo ra nhiều việc làm góp phần đẩy lùi tình trạng thất nghiệp cao, nhanh chóng có thêm nguồn thu nhập và tích luỹ lớn hơn để chuẩn bị cho việc phát triển các tiềm lực lớn hơn. Điều này được thể hiện rõ nét ở ngành d ệt may Việt Nam. Ngành dệt may của Việt Nam đã đ ạt được những thành công đáng kể trong giai đoạn vừa qua. Tăng trưởng xuất khẩu từ mức thấp đã tăng nhanh : năm 1989 chỉ đạt xấp xỉ 100 triệu USD, năm 1997 và năm 1998 đạt trên 1,4 tỷ USD mỗi năm, tới năm 1999 đã tăng lên 1,76 tỷ USD và năm 2000 đạt khoảng 1,9 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong thập kỷ 90 vừa qua đạt trung bình tới trên 40%/năm. Hiện nay ngành này đ ứng thứ hai, chỉ sau dầu lửa về mặt kim ngạch xuất khẩu của cả nước (tạo ra 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, và kho ảng 44% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp chế tác). Ngành thu hút gần nửa triệu công nhân (trong đó 80% là lao động nữ) tức là khoảng 20% lực lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế tác của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, trước xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt, ngành dệt may nước ta còn nhiều hạn chế. 6
- Vì vậy chúng ta phải tìm ra những giải pháp thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam. 2. Những thuận lợi, khó khăn hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam 2.1 Thuận lợi Các thuận lợi trong hoạt động của ngành dệt may Việt Nam có thể kể là : * Nguồn lao động dồi d ào và giá nhân công rẻ * Hàng dệt may Việt Nam đ ã có cải tiến về mẫu mã được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. * Việt Nam đi sâu trong việc hội nhập kinh tế nên có điều kiện tiếp thu các công nghệ kỹ thuật mới và tiên tiến cũng như tiếp thu những kinh nghiệm của các nước đi trước. * Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường có quy mô vừa và nhỏ nên có những lợi thế mà các doanh nghiệp lớn không có được, như : + Linh hoạt và thích nghi dễ d àng với sự biến động của thị trường; + Có khả năng tận dụng mọi nguồn lao động khắp các miền của đất nước, từ thành thị đến nông thôn; + Không cần vốn lớn, có điều kiện tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất và kinh doanh; + Dễ đổi mới trang thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, mẫu mã để mở rộng thị trường; + Có điều kiện trợ lực tốt cho các doanh nghiệp quy mô lớn, chẳng hạn như hoạt động dưới dạng chân rết cho các tổng công ty trong sản xuất và kinh doanh. 2.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, ngành dệt may Việt nam vẫn còn tồn tại những khó khăn như : * Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện nay đều phải chịu thuế suất ở mức cao từ 30% đến 90%, nên khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác được ưu đãi về thuế. 7
- * Năng suất lao động và trình độ tay nghề công nhân còn thấp, chẳng hạn một công nhân Việt Nam chỉ may được 16 áo sơ mi/ngày, trong khi ở các nước khác là 27 áo/ngày... * Nguyên phụ liệu cho ngành may chủ yếu nhập từ nước ngoài. * Do thiếu vốn kinh doanh nên các cơ sở dệt may Việt Nam thường có quy mô nhỏ, không đủ sức thực hiện các hợp đồng lớn, chỉ đủ khả năng làm nhiệm vụ gia công cho nước ngoài. * Trình đ ộ quản lý trong ngành dệt may còn thấp. * Ho ạt động tiếp thị còn yếu, chưa chủ động thu hút khách hàng và giao dịch trực tiếp. Vừa qua đa số đơn hàng các doanh nghiệp Việt Nam đạt được là do các khách hàng tự tiếp cận và chủ động ký hợp đồng hoặc thông qua một nước thứ ba làm trung gian giao cho Việt Nam gia công để họ xuất vào thị trường thế giới. * Khâu thiết kế sản phẩm may mặc còn rất yếu, nên chưa có được các sản phẩm độc đáo và chưa tạo đ ược nhãn hiệu uy tín đối với thị trường thế giới. II. Đ ẶC ĐIỂM CỦA THỊ TR ƯỜNG MỸ 1. V ài nét về thị trường Mỹ Mỹ là thị trường lớn nhất to àn cầu, với dân số 280 triệu người thu nhập bình quân đầu người năm 2000 ước khoảng 32.000 USD (Internet), dân Mỹ được xem là dân có sức tiêu dùng lớn nhất trong các nước có nền công nghiệp phát triển. Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc thì nếu sức tiêu dùng của các gia đình Nhật, EU là 1, thì của các gia đình Mỹ là 1,7. Ngoài ra, nước Mỹ hàng năm xuất khẩu ra thị trường thế giới một giá trị hàng hoá khoảng gần 900 tỷ USD năm 2000, nhiều loại hàng xuất khẩu cần đến nguyên liệu xuất khẩu. Về chất lượng hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ rất linh hoạt, vì phương châm kinh doanh thương mại của Mỹ là “tiền nào của nấy”. Dân Mỹ có mức sống rất đa loại, nên có hệ thống cửa hàng cho người có thu nhập cao, cửa hàng cho người có thu nhập thấp. Chính vì vậy, hàng nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, đa loại từ nhiều nước khác nhau phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau. Kim ngạch nhập khẩu của Mỹ lên tới 918,8 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu về 6 mặt hàng ( mà ta có 8
- lợi thế) cũng khá lớn: hàng d ệt, may 35 tỷ USD, hàng hải sản 6,5 tỷ USD, rau quả 5 tỷ USD, cao su 8 tỷ USD, đồ gỗ 14 tỷ USD, giày dép 15 tỷ USD, cộng 83,5 tỷ USD. Nếu chỉ cần chiếm 2% thị phần trên, thì kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nước ta đ ã vượt 1,5 tỷ USD. Đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng, Mỹ là một thị trường tiềm năng với những đặc điểm nổi bật sau: * Mỹ là thị trường có lịch sử phát triển hơn 200 năm nay: Trừ một số ngành kinh tế có liên quan đ ến an ninh quốc phòng của Mỹ không cho phép người nước ngoài kinh doanh như ngành sản xuất và kinh doanh vũ khí, vệ tinh, viễn thông... thì các nhà kinh doanh nước ngoài đ ến Mỹ làm ăn được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như các doanh nghiệp Mỹ. * Hệ thống luật kinh doanh của Mỹ rất phức tạp vì ngoài luật của Liên bang, còn có luật của từng bang. Cho nên muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ cần có sự am hiểu nhất định về hệ thống luật của Mỹ và phải có những bước đi thận trọng. * Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới, hàng năm nhập khẩu hàng hoá hơn 1300 tỷ USD, hàng nhập khẩu rất đa dạng. * Tính cạnh tranh của thị trường Mỹ rất cao vì đa số các nước có nền kinh tế hàng hoá phát triển như EU, Nhật , các nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ... đều lấy Mỹ làm thị trường chủ lực để thâm nhập. 2. Tìm hiểu chính sách ngoại thương của Mỹ Hiện nay chính sách ngoại thương của Mỹ được thực hiện theo 3 nội dung chính như sau: * Mỹ và các nước bạn hàng của Mỹ phải đối xử bình đ ẳng với nhau trong quan hệ buôn bán. Nếu các nước khác muốn buôn bán sản phẩm và dịch vụ của mình vào thị trường Mỹ thì họ cũng phải để cho Mỹ bán các sản phẩm của Mỹ vào các nước đó trong những điều kiện như nhau. * Nếu các nước khác muốn đầu tư vào các xí nghiệp của Mỹ thì Mỹ cũng yêu cầu họ tạo điều kiện để Mỹ đầu tư vào các nước đó. 9
- * Nếu các nước khác muốn thành lập công ty tại Mỹ thì Mỹ cũng phải được đến thành lập công ty ở các nước đó và phải đ ược hưởng mức thuế tương tự như công ty của nước sở tại. Nguyên tắc bao trùm chính sách ngoại thương này của Mỹ là dùng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch để chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thông qua các công cụ thuế quan, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật hạn chế xuất nhập khẩu, các luật thương m ại... Các nước muốn đẩy mạnh buôn bán với Mỹ thì phải mở cửa thị trường của mình theo Hiệp định song phương và đa phương. 3. Biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, những bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có hàng hoá sang thị trường này là : * Tận dụng lợi thế gần Mỹ và hợp tác kinh tế với Mỹ : Đó là kinh nghiệm của Canada và Mêhicô, chẳng những các nước này tổ chức sản xuất để đưa hàng vào Mỹ, họ còn lập ra các khu kinh tế mở để thu hút vốn đầu tư từ các nước xa Mỹ như: Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN..., tại đây các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất hàng hoá để đ ưa trực tiếp vào Mỹ vừa giảm được chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm, vừa được hưởng quy chế ưu đ ãi thuế quan của khối NAFTA mà các nước thành viên Mỹ, Mêhicô, Canada giành cho nhau. * Tận dụng kiều dân sống ở Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu: Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đ ài Loan, Philippines... Họ tận dụng hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp gốc Hoa, gốc Hàn... để làm bàn đạp đưa mạnh hàng hoá voà thị trường Mỹ mà không cần buôn bán qua trung gian. Với những khu vực thương mại của người Hoa ở các thành phố lớn của nước Mỹ mà hàng hoá Trung Quốc, Đ ài Loan chiếm lĩnh thị trường Mỹ mau chóng và hiệu quả. * Nâng cao tính cạnh tranh về giá để chiếm lĩnh thị trường: Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Peru... Thật vậy, thị trường Mỹ rất lớn, nhưng người Mỹ khá thực dụng: giá rẻ vẫn là một trong những yếu tố quan trọng để chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thị trường bình dân và thu nhập thấp. 10
- Chính nhờ chính sách giá rẻ nhưng không vi phạm luật chống phá giá của Mỹ mà nhiều mặt hàng như : quần áo, đồ chơi trẻ em, giày dép, hàng dệt kim... của Trung Quốc chiếm thị phần rất lớn ở Mỹ. * Đa d ạng hoá mặt hàng, cải tiến mẫu mã thường xuyên cũng là biện pháp quan trọng để chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Đó là kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thật vậy, nhờ có đổi mới liên tục về mẫu mã mà xe hơi của Nhật Bản thâm nhập mạnh vào thị trường, cạnh tranh được với xe hơi sản xuất tại Mỹ. Hay như kinh nghiệm của Trung Quốc: lúc đầu khi mới được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc, Trung Quốc thâm nhập thị trường Mỹ chủ yếu bằng những mặt hàng tận dụng lao động nhiều như: hàng dệt may, giày dép, đồ da... Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã đưa hàng chục nhóm ngành hàng xuất khẩu vào Mỹ trong đó 10 mặt hàng sau đây chiếm 77% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ : máy móc thiết bị, máy móc cơ khí, giày dép, đồ chơi, đồ gỗ, may mặc, đồ nhựa, đồ da, dụng cụ quang học, hàng dệt kim. * Có chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngo ài để làm ra hàng xuất khẩu đưa vào thị trường Mỹ: Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc và Campucha: sau khi được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc của Mỹ, các nước này giành những ưu đ ãi về thuế đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hàng xuất khẩu sang Mỹ, nhờ vậy mà Campuchia thu hút mạnh vốn đầu tư từ Đ ài Loan, Hồng Kông, Singapore, họ “đổ xô” đến Campuchia để tận dụng ưu đ ãi về hạn ngạch của Mỹ giành cho nước này. Nếu năm 1996 doanh số xuất khẩu ngành may của Campuchia chỉ đạt 72 triệu USD (đây là năm Mỹ bắt đầu cho Campuchia hưởng quy chế Tối Huệ Quốc) thì năm 1999 tăng vọt lên 600 triệu USD (chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của nước này), 70% số này xuất khẩu sang Mỹ. Nhìn chung, những kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ kể trên đ ều có thể áp dụng ở mức độ khác nhau cho Việt Nam. III. TH ỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG D ỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 11
- 1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ Từ trước đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện được việc xuất khẩu mặt hàng dệt may sang Mỹ, nhưng với số lượng nhỏ, chỉ chiếm từ 5% đến 10% tổng lượng sản xuất của cả nước, cụ thể kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ năm 1999 là 30 triệu USD, năm 2000 là 40 triệu USD. Sở dĩ như vậy là vì sản phẩm dệt may của Việt Nam tuy hoàn toàn không gặp trở ngại về mặt chất lượng khi thâm nhập thị trường Mỹ, nhưng phải chịu thuế suất nhập khẩu rất cao, từ 30% đến 90%, trong khi đó mức thuế suất thấp nhất mà các nước khác được hưởng là khoảng 20%. Với hơn 1000 doanh nghiệp sản xuất hàng d ệt may và với hàng vạn cơ sở sản xuất may cá thể, Việt Nam có lợi thế về nhân công lao động có thể làm ra lượng sản phẩm lớn, nhưng các nhà sản xuất hàng dệt may nắm rất ít thông tin về luật lệ kinh doanh và thị hiếu của thị trường Mỹ. Phần lớn sản phẩm dệt may Việt Nam trước đây không xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ, mà phải đi qua nước thứ 3 khiến giá thành bị đội lên rất nhiều nên chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. Theo thống kê của Hải quan Mỹ, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may các loại vào Mỹ trong năm tài chính từ tháng 3/1999 đến tháng 3/2000 là 65,52 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,5% tổng nhập khẩu từ ASEAN và 0,7% tổng nhập khẩu của Mỹ từ tất cả các nước. Về trị giá, Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nước ASEAN và thứ 57 trong tất cả các nước có hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ. 1.1 Cơ cấu hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đa phần là hàng may mặc, chia ra làm hai chủng loại chủ yếu là hàng d ệt kim và hàng dệt thường, với kim ngạch xuất khẩu qua các năm như sau: Cơ cấu hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 1996 1997 1998 Mặt hàng Kim ngạch Kim ngạch K im ngạch (%) (%) (%) 12
- Dệt thường 20,01 84,79 21,96 83,15 24,53 81,22 Dệt kim 3,59 15,21 4 ,45 16,85 5,67 18,78 Tổng cộng 23,60 100,00 26,41 100,00 30,20 100,00 Nguồn : Tạp chí ngoại thương số 12/99 Số liệu trên cho ta thấy hàng dệt thường của Việt nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng d ệt may vào thị trường Mỹ. Một trong những nguyên nhân, ngoài thị hiếu của công chúng Mỹ đối với hàng dệt thường, là do thực trạng công nghệ d ệt Việt Nam đang chú ý đổi mới trang thiết bị, lắp đặt các dây chuyền sản xuất đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng hiệu quả xuất khẩu mặt hàng d ệt kim vì lý do mặt hàng này có hiêụ quả kinh tế hơn. 1.2. Các phương pháp thâm nhập thị trường Mỹ Việt Nam đã áp dụng đối với hàng dệt may Việt Nam hiện nay đang áp dụng hữu hiệu các phương thức thâm nhập thị trường Mỹ sau: * Bán trực tiếp cho các nhà kinh doanh Mỹ ở những mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu chênh lêch không nhiều so với Quy chế tối huêh quốc; * Gia công trực tiếp, nhưng rất ít; * Gia công và bán qua trung gian các nước thứ ba như Hong Kong, Đài Loan, Singapore. 2. Những khó khăn của sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. 2.1 Điểm yếu của hoạt động xuất khẩu ngành may: * G iá thành sản phẩm may mặc còn cao vì năng suất lao động của công nhân ngành may còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực; công nghệ, thiết bị máy móc vẫn còn thua so với các đối thủ cạnh tranh; nguyên vật liệu ngành may chủ yếu còn phụ thuộc vào nhập khẩu làm giá thành nguyên vật liệu cao. 13
- * 70 % trị giá xuất khẩu hàng may mặc thực hiện qua phương thức gia công, trong khi đó thị trường Mỹ chủ yếu thực hiện nhập khẩu trực tiếp (mua đứt, bán đoạn sản phẩm). * Sản phẩm may của Việt Nam chưa có thương hiệu nổi tiếng thế giới. * Tiêu chuẩn hoá chất lượng sản xuất sản phẩm chưa được coi trọng. cho đến tháng 1/2000 ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 60% năng lực may mặc của cả nước mới có một Công ty Total Phong Phú đạt được tiêu chuẩn quản trị ISO 9000. * Do xuất khẩu gia công, nên công tác thiết kế mẫu m ã chưa được coi trọng. * Trình độ tiếp thị yếu, phụ thuộc vào phía đối tác nước ngoài đặt gia công. * Tay nghề công nhân chưa cao, vì đây được coi là ngành có sự dịch chuyển lao động lớn (hậu quả do chế độ tiền lương thấp). * Am hiểu về thị trường Mỹ chưa nhiều. 2.2 Sản phẩm dệt may khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ thường gặp khó khăn do những quy định ngặt nghèo của Mỹ như sau: * Luật pháp Mỹ quy định rất chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, về nhãn mác hàng hoá, về giấy chứng nhận xuất xứ hàng dêth may; * Sản phẩm dệt may không được ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, chẳng hạn sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phải được kiểm tra thật kĩ lưỡng để không lây lan mầm bệnh từ vật sang người... Tất cả hàng hóa xuất sang Mỹ phải đáp ứng các qui định an toàn, sức khỏe cộng đồng Liên bang cũng như yêu cầu từng khách hàng đặt ra. Điều quan trọng là người bán phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu cần thiết như thông báo trong danh mục an toàn sản phẩm đề cập d ưới đây: - Người tiêu dùng bị thương do sử dụng sản phẩm lỗi có thể kiện người mua ra luật pháp và nhà cung cấp có thể bị phạt một khoản tiền lớn vì những “thiệt hại” do tình trạng thương tật gây nên. Nghiêm trọng hơn nữa người mua có thể bị 14
- đưa ra tòa án Mỹ và ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) vì hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm vi phạm qui định về tính an toàn. - Cơ quan Chính phủ và Cục thẩm phán Mỹ có quyền dừng hoạt động nhập khẩu vào Mỹ hoặc có thể yêu cầu người mua ngừng bán các sản phẩm lỗi. - Chính phủ có thể yêu cầu người mua thu hồi các hàng hóa bị lỗi và bản thân người mua phải thông báo cho người tiêu dùng về tình trạng hàng hóa và hoàn lại tiền cho người tiêu dùng. Đây là quá trình rất tốn kém, mất nhiều thời gian và có thể bị phạt nặng nếu các biện pháp giải quyết không ổn thỏa. - CPSC có chức năng đưa ra các qui định an toàn sản phẩm và các qui định này b ảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi các sản phẩm không an toàn và đ ặt trách nhiệm này lên các nhà sản xuất, nhập khẩu và bán lẻ. CPSC đưa ra các yêu cầu báo cáo chặt chẽ đối với các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà nhập khẩu và nhà bán lẻ về các sản phẩm đã được liệt kê ra, kết hợp với đạo luật liên quan vấn đề thương tật và tử vong. - H ơn nữa CPSC còn áp dụng mức phạt rất nặng đối với các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà bán lẻ có hành vi vi phạm. Vì vậy sẽ không có một chuyến giao hàng nào được thực hiện cho đến khi người mua nhận được kết quả kiểm tra liên quan đến tính an toàn sản phẩm. - Tất cả các loại vải 100% bông, tơ, gai, axêtat hoặc lụa và vải pha có chứa các loại sợi kể trên với trọng lượng nhỏ hơn 2,6oz/sq yd. - Tất cả các loại vải cào tuyết 100% bông hoặc tơ và các loại vải pha khác từ các loại sợi này. Tất cả màu sắc cũng đều phải kiểm tra vì nhuộm ở những lần khác nhau gây ảnh hưởng đến tỷ lệ đốt cháy vải cào tuyết. * Riêng với sản phẩm len xuất khẩu vào Mỹ, còn phải có Visa nhập khẩu của Hải quan Mỹ nhằm ngăn chặn những sản phẩm không phù hợp với quy định có thể được đưa vào trong nước. * Số lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu vào Mỹ sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực sẽ đ ược điều tiết bằng hàng rào hạn ngạch (quota), do vậy phải cạnh tranh bình đẳng với tất cả các nước và lãnh thổ xuất khẩu hàng dệt may 15
- khác trên thế giới đã có mặt rất lâu trên thị trường Mỹ như HongKong, Trung Quốc, H àn Quốc, Đ ài Loan...với kim ngạch hàng năm thực hiện rất lớn. * Mỹ ít thực hiện gia công mà mua đ ứt bán đoạn ở sản phẩm dệt may. 3. Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ 3.1 Cơ hội Ngành d ệt may Việt Nam hiện có 750 doanh nghiệp (149 liên doanh và 100% vốn nước ngoài), sử dụng khoảng nửa triệu lao động, năm 1999 xuất khẩu 1.680 triệu USD, nhưng trong đó có tới 74% là giá trị vật tư phía nước ngoài đưa đến gia công. - Trước đây, hàng dệt may của nước ta vào Mỹ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn từ 4 đến 5 lần tuỳ theo từng mặt hàng so với các nước khác có quy chế NTR. Hiệp định thương m ại Việt-Mỹ có hiệu lực, thuế nhập khẩu hàng may vào thị trường Mỹ giảm b ình quân 30 -40% nên kim ngạch sẽ gia tăng. Theo ước tính sau 3-4 năm, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ có thể đạt trên 1 tỷ USD. Hơn nữa, chất lượng và chủng loại của hàng dệt may Việt Nam thời gian gần đây được các thị trường khó tính Nhật và Tây Âu chấp nhận, sẽ dễ dàng chinh phục khách hàng Mỹ. - N guồn lao động của Việt Nam khá dồi dào. - Các bên có thẩm quyền của Việt Nam và Mỹ quan tâm chuẩn bị đàm phán Hiệp định về may mặc khi có điều kiện. - N hà nước có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu : xúc tiến thương mại, thưởng xuất khẩu. 3.2 Thách thức Mặc dù hàng dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng thách thức cũng không ít : * Trước hết, đối với hàng dệt may, khi hiệp định thương mại có hiệu lực thì một hiệp định về hàng d ệt may Việt-Mỹ sẽ được đ àm phán. Hiện hai bên vẫn chưa đưa ra lịch trình cụ thể về việc đ àm phán hiệp định về hàng dệt may, trong đó 16
- có thể Mỹ sẽ áp dụng chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam như đã từng áp dụng đối với Campuchia. Vì vậy vấn đề là phải tranh thủ hết mức trước khi Mỹ đưa ra hạn ngạch. * Cần phấn đấu nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu, phụ liệu ở trong nước, đáp ứng yêu cầu ràng buộc về tỷ lệ nội địa hoá để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi hay quy chế thuế quan phổ cập (GSP) của Mỹ dành cho các nước đang phát triển. Yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá đối với ngành may rất cao, lên đ ến 60%, trong khi tỷ lệ nội địa hoá thực tế còn thấp hơn nhiều, do chất lượng vải của ta còn quá kém, nên hầu hết nguyên liệu sử dụng cho ngành may xuất khẩu hiện nay đều phải nhập. Ngay áo quần đang xuất khẩu vào EU, chỉ có tỷ lệ nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn để cấp Form A, còn hầu hết xuất khẩu theo chứng chỉ xuất xứ Form T, nghĩa là chưa được hưởng mức thuế quan ưu đ ãi cao nhất. Đối với Mỹ, điều kiện để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi đối với một số mặt hàng, trong đó có hàng d ệt may còn khó khăn và phức tạp hơn so với quy định của EU, hơn nữa quy định này hàng năm đều được Mỹ xem xét điều chỉnh. * K hâu thiết kế mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước để sản xuất ra sản phẩm dệt may còn rất thấp. * Nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế Chất lượng nguồn lao động hiện nay đang là vấn đề khó đối với các nhà quản lý ngành dệt may. Theo số liệu của hội Dệt-May-Thêu-Đan thành phố Hồ Chí Minh, số người lao động trong ngành tốt nghiệp cấp 3 chỉ đạt 4%, văn hoá cấp 2 chiếm 61%, cấp 1 chiếm 21% ; về chất lượng chuyên môn chỉ có 12,5% trưởng dây chuyền được đào tạo chính quy; 12,7% được đào tạo tại chức; 14,5% được đào tạo ngắn hạn, trong khi có tới 60,3% chưa hề được đào tạo bên ngoài. Và hiện rất ít công ty quan tâm đến việc đào tạo tay nghề cũng như kiến thức cho những lao động giữ vị trí then chốt trong dây chuyền sản xuất, hoặc nếu có thì cũng xuất phát từ việc sử dụng những lao động làm việc lâu năm, có năng suất cao, có kinh nghiệm lên đảm nhiệm. 17
- Ô ng Lê Quốc Ân - chủ tịch HĐQT tổng công ty dệt may Việt Nam, trong bài viết Ngành dệt may với vấn đề hội nhập đã chỉ ra : “... một trong những yếu tố chính và điểm mạnh chính làm cho hàng dệt may Việt Nam tăng tính cạnh tranh được như hiện nay đó là chất lượng..., không ít công đoạn còn có sự can thiệp trực tiếp của con người làm cho chất lượng sản phẩm không ổn định...”. Sau quyết định số 55/2001/QĐ/TTg của Chính phủ, các doanh nghiệp liệu có thực hiện được khi điểm 5 điều 2 của Quyết định cho phép “ Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch dệt may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có chi phí cho các hoạt động tham gia các tổ chức dệt may quốc tế, cho công tác xúc tiến thương m ại và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may”. Trong khi đó tại hội nghị khách hàng về nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2001 do Sở lao động - thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, nhiều doanh nghiệp rất bức xúc và thực sự quan tâm đến vấn đề đào tạo chuyền trưởng (CT), tổ trưởng (TT) và nhân viên kiểm tra chất lượng của sản phẩm (KCS), nhưng vẫn còn nhiều lúng túng không biết tổ chức giải quyết như thế nào. * Mỹ không đặt đ ơn hàng nhỏ lẻ. Một đơn hàng của Mỹ có thể lên tới cả triệu sản phẩm mà thời gian cung ứng hàng lại rất nhanh. Do vậy, cần đưa năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngành may lên cao và cần liên kết lại nhằm đủ sức thực hiện một đơn hàng. * Sự cạnh tranh ở mặt hàng may m ặc trên thị trường Mỹ rất quyết liệt. Thật vậy, Trung Quốc là đ ối thủ cạnh tranh lớn với ưu thế phong phú về chủng loại hàng hoá, giá rẻ. Một số nước ASEAN như Philippines, Thái Lan, Indônêsia là những nước xuất khẩu lớn, có sẵn thị trường tiêu thụ. Tuy giá nhân công cao hơn Việt Nam nhưng họ có ưu thế nhờ sự tự túc được nguyên liệu vải và các phụ kiện may chất lượng cao nên đã góp phần giảm giá thành sản phẩm. Nhiều nhãn hiệu uy tín có thể kể đến là áo thun “cá sấu” của Thái Lan, quần lót hiệu “Soel” của Philippin... Bên cạnh đó, Mêhicô, Canađa và các nước vùng Caribê đang là các quốc gia có xu thế và điều kiện thuận lợi để gia tăng xuất khẩu hàng d ệt may vào 18
- Mỹ trong những năm tới đây, sẽ là những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất trong rất nhiều đối thủ cùng cung cấp mặt hàng này cho thị trường Mỹ. * Việt Nam chưa là thành viên của WTO nên không được hưởng lợi ích từ hiệp định ATC (Agreement on Textile and Clothing), Hiệp định điều chỉnh việc xoá bỏ quota áp dụng trong hiệp định Đa Sợi MFA (Multifibre Agreement). Đặc biệt trong tương lai, đến năm 2005, WTO xoá bỏ ho àn toàn hàng rào bảo hộ mậu dịch đối với hàng d ệt may. Đến đó, nếu Việt Nam chưa ra nhập WTO thì khó có điều kiện cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường Mỹ. 4. Cơ chế - chính sách của Nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu Xét về mặt cơ sở pháp lý và chính sách, các chính sách quản lý cả vĩ mô và vi mô đều cần phải đ ược cải cách triệt để và toàn diện. Việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành chậm, chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Thị trường tín dụng, tài chính vẫn còn manh nha, nhỏ bé. Việc quản lý đất đai, hình thành khung khổ điều tiết hành chính cũng là một phần của vấn đề đó. Chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách tài chinh tín dụng cũng là những vấn đề bức xúc hiện nay. Bên cạnh đó, cải cách doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển một cách hiệu quả là một trong những thách thức lớn của ngành dệt may. Cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý xuất nhập khẩu của nước ta nói riêng còn nhiều bất cập, gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp. Quy định thiếu nhất quán, thủ tục phiền hà, đ ặc biệt là thủ tục miễn giảm thuế quan và thủ tục hoàn thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp cần in tên sản phẩm, tên doanh nghiệp, nơi sản xuất lên sản phẩm của mình cũng phải xin giấy phép của Bộ Văn Hoá thông tin để được in và giấy phép nhập khẩu máy in. Hàng dệt may xuất khẩu của ta chủ yếu theo hạn ngạch nhưng cơ chế phân bổ hạn ngạch hiện nay còn nhiều bất hợp lý. Cơ chế phân bổ hạn ngạch đồng đều tuy giải quyết được những vấn đề xã hội nhưng còn nhiều hạn chế về phương diện kinh tế vì các nhà kinh doanh nước ngoài thường muốn ký hợp đồng với một hoặc một số doanh nghiệp có uy tín thay vì phải ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp cùng một lúc. Đó là chưa kể đến sự lãng phí do bỏ lỡ đặc tính “lợi ích tăng theo quy mô” của các doanh nghiệp có quy mô 19
- lớn song không đủ hạn ngạch để sản xuất. Khắc phục thiếu sót này, từ tháng 12/1998, việc đấu thầu một phần hạn ngạch dệt may đã được tiến hành thí điểm tạo ra một bước tiến mới trong cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Việc cung cấp các thông tin cần thiết (về thị trường, sản phẩm) cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ các cơ quan chức năng là chưa hiệu quả, thiếu một sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ cấp Nhà nước. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng là thông tin thị trường mà các doanh nghiệp có được thường chậm và thiếu chính xác, không đồng bộ ; việc sử dụng các thông tin của nhau cũng rất khó khăn. Đây là một trở ngại lớn, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 5. K ết luận - bài học kinh nghiệm Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu, không những thị trường có dung lượng lớn, mà hàng nhập khẩu rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại và chất lượng. Tuy nhiên tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất quyết liệt vì thị trường Mỹ hoạt động theo cơ chế tự do cạnh tranh, hàng hoá của Mỹ nhập khẩu từ gần 150 nước. Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đưa vào Mỹ mặc dù chưa được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc, nhưng có tốc độ tăng khá nhanh về kim ngạch cũng như chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên, tính cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam không cao hơn so với của các đối thủ cạnh tranh như : Trung Quốc, Thái Lan, Mêhicô, Philippines, ấn Độ... thì khó có thể thâm nhập sâu và rộng vào thị trường này. Cho nên, muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ cần phải áp dụng những giải pháp hợp lý mang tính đặc thù của ngành, vừa phải áp dụng các biện pháp chung mà b ất cứ ngành hàng nào muốn đẩy mạnh xuất khẩu cũng phải áp dụng. Ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp, thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để hàng hoá của Việt Nam có chỗ đứng ổn định và vững chắc trên thị trường Mỹ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn " Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU"
58 p | 613 | 310
-
Đề tài: Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường
124 p | 499 | 181
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing trong việc phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Ngoài Quốc Doanh Việt nam
108 p | 511 | 180
-
Luận văn - Những biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở một số dự án trên địa bàn Hà Nội tại Công ty Đầu tư phát triển nhà số 2
62 p | 268 | 101
-
Luận văn “ Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới “
58 p | 304 | 94
-
Đề tài: Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Long An
77 p | 255 | 47
-
Luận văn: Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005
72 p | 154 | 44
-
Luận văn: Thị trường ASEAN và những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN
112 p | 209 | 44
-
Luận án: Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại Tp. Đà Nẵng
92 p | 128 | 31
-
LUẬN VĂN: phân tích cụ thể những giải pháp đầy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI
49 p | 97 | 25
-
Luận văn: Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ
114 p | 141 | 22
-
Luận văn: Những giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại với các nước Đông Dương
196 p | 114 | 21
-
Đề án: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2000-2008 và dự báo năm 2009
23 p | 137 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học những nội dung mới trong chương trình Hóa học 12
163 p | 89 | 18
-
Luận văn Những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại
57 p | 99 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ: Giảng dạy kèn Tuba tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
77 p | 62 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động dịch vụ việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng
119 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn