Luận văn: Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam
lượt xem 21
download
Tổng quan về chính sách giá cả. Nghiên cứu định lượng về can thiệp của chính phủ đối với tỷ giá. Đánh giá cơ chế điều hành tỷ giá trong thời gian qua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam
- 3I ' M »8 TU tím MỀ HIim, ME 8S Ì»"V " ỉ • V?'
- B ộ GIÁO DỤC V À Đ À O TẠO T R Ư Ờ N G ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Cơ CHÉ ĐIỀU H À N H TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. TRẦN NGỌC T H Ơ Mã sỚ: B2005-22-96 Thành viên đề t i à: THÌ" VÍ «(|ÍA«5 nục TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG •1GŨA1 VHJ
- i J>ởi mu? ÌỀVL Tính cấp thiết của đề tài • Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt V N trước một sức ép cần phải xem xét lại phương thức điề u hành tỷ giá trong giai đoạn hội nhập. Những tranh luận liên tục gần đây giữa các nước G7 và Trung Quốc về chính sách tỷ giá - sau khi Trung Quốc gia nhập vào WTO - là một minh chứng cho tính cấp thiết của đề tài. Những xu hướng đó đã khiến cho chúng ta phải nghiêm túc xem xét đến một khả năng hướng đến một cơ chế tỷ giá mới, phù hợp hơn với xu thế hội nhập. • ở V N hiờn nay cơ chế điề u hành tỷ giá theo mô hình kiểu tỷ giá bình quân liên ngân hàng (thực chất tỷ giá là do sự khống chế của 4 NHTMQD lớn nhất và do đó chúng hoàn toàn chưa phàn ảnh chính xác những tín hiờu của thị trường) và cộng trừ một vùng biên độ 0,25% đã tỏ ra quá chật chội trong cách tiếp cận điề u hành tỷ giá phù hợp với những thay đổi theo các tín hiờu của thị trường. Chúng ta cần phải có những cách tiếp cận linh hoạt hơn nữa trong điề u hành tỷ giá phù hợp với những chuyển động của lộ trình các cam kết hội nhập quốc tế. • Nhũng diễn biến tích cực gần đây trên thị trường ngoại hối, như viờc Ngân hàng Nhà nước cho phép các cá nhân được phép tự do kinh doanh ngoại tờ; viờc triển khai các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như các option tiề n tờ; viờc tự do hóa hoàn toàn tỷ giá kỳ hạn v.v. càng làm cho viờc nghiên cứu một cách có hờ thống các phương thức tiếp cận với cơ chế điề u hành tỷ giá trở nên cần thiết và cấp bách hơn. Mục tiêu đề tài Hiờn nay có rất nhiề u những quan điểm về cách tiếp cận cơ chế tỷ giá ở nước ta. Một số quan điểm cho rằng V N cần phải thà nổi tỷ giá thậm chí còn cho rằng chúng ta cần phải phá giá VND để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới- một sô quan điểm khác thì lại có những cách tiếp cận cẩn thận hơn khi cho ràng V N cần thực hiờn một cơ chế tỷ giá linh hoạt theo những tín hiờu của thị trường hoặc thà nổi có quản lý, hoặc tuân theo một dải băng tỷ giá v.v Những quan điểm về chính sách tỷ giá nêu trên đêu dựa trên những cách tiêp cận khác nhau về dự trữ ngoại tờ quốc gia- về khả năng cạnh tranh cùa hàng hóa V N ; về các thâm hụt mậu dịch trên cán cân thanh toán- về chính sách tài khóa và tiề n tờ.
- li Đ ề tài sẽ phân tích những cách tiếp cận khác nhau nêu trên đối v ớ i chính sách tỷ giá của VN. Thông qua những phân tích này, chúng tôi sẽ xây dựng m ộ t hệ thống phương pháp luận về cách tiếp cận cơ chế tỷ giá phù hợp v ớ i V N trong xu thế h ộ i nhập. Phương pháp nghiên cứu Đ e tài sử dụng các số liệu công bố trong khoảng thời gian 10 n ă m qua của I M F , WB, ADB, Tổng cục Thống kê V N và N H N N đấ tiến hành phân tích định lượng các nhân tố cần nghiên cứu như: đáng giá tỷ giá thực, kiếm định ngang giá sức mua, k i ấ m định m ố i quan hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu, kiấm định các can thiệp của chính phủ đối v ớ i chính sách tỷ giá. Các kiấm định này sẽ là căn cứ đấ chúng tôi đưa ra các g ợ i ý chính sách điều hành tỷ giá trong quá trình hội nhập. Kết cấu của đề tài Đe tài gồm có 4 chương: Chương ỉ: Tong quan về chính sách tỳ giá Chuông 2: Nghiên cứu định lượng về can thiệp của chính phủ đối với tỷ giá Chương 3: Đánh giá cơ chế điều hành tỳ giả trong thời gian qua Chương 4: Các đề xuất chính sách về cơ chế điều hành tỷ giá
- iii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐÀU i CHƯƠNG 1: TỐNG QUAN VÊ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ì 1.1 Các loại hình cơ chế tỷ giá Ì 1.1.1 Phân loại chính thức của IMF Ì 1.1.2 Hệ thống phân loại cơ chế tý giá mới 2 1.2 Tác động của chính phủ đến tỷ giá 5 Ì .2. Ì Các lý do cùa việc can thiệp vào ngoại hối 5 Ì .2.2 Can thiệp trực tiếp 5 Ì .2.3 Can thiệp gián tiếp thông qua chính sách của chính phủ 7 1.2.4 Can thiệp gián tiếp qua các hàng rào của chính phủ 7 1.3 Tác động thâm hụt của chính phủ đối với tỷ giá 8 1.4 Điều chỉnh tỷ giá như một công cụ chính sách của chính phủ 9 Ì .4. Ì Ảnh hường của một đồng nội tệ yếu đối với nền kinh tế 9 Ì.4.2 Ảnh hưậng của một đồng nội tệ mạnh đối với nền kinh tế lo 1.5 Anh huống của tỷ giá đôi vói chính sách của chính phủ lị 1.6 Tác động của tỷ giá đối với giá chứng khoán 12 1.6.1 Tác động của tỷ giá đối với giá trái phiếu Ị 2 Ì .6.2 Tác động cùa tỷ giá đối với giá cổ phiếu Ị 2 CHƯƠNG 2: NGHIÊN cứu ĐỊNH LƯỢNG VÈ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TỶ GIÁ 14 2.1 Tiếp cận tỷ giá thực 14 2.1.1 Tỷ giá thực song phương và đa phương [ 14 2.1.2 Một số vấn đề trong xác định tý giá thực Ị 5
- iv 2.1.3 Phương pháp đề xuất 16 2. Ì .4 Đánh giá và nhận định tỷ giá thực 20 2.2 Kiểm định quan hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu giai đoạn 1999 - 2005 21 2.2.1 Nhận định chung 21 2.2.2 Đánh giá độ phù hợp của m ô hình 24 2.2.3 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy 24 2.2.4 M ô hình hồi quy tuyến tính giữa tỷ giá và thỉng dư/thâm hụt trong kim ngạch xuất nhập khẩu 25 2.2.5 Nhận xét chung về các kết quả kiểm định 26 2.3 Kiểm định quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát giữa V N Đ và USD - ứ n g dụng giải Nobel kinh tế 2003 27 2.3.1 T ó m lược giải Nobel kinh tế năm 2003 27 2.3.2 Xây dựng m ô hỉnh kiểm định 29 2.3.3 Các bước kiểm định 30 KÉT LUẬN C H Ư Ơ N G 2 33 CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ cơ CHẾ ĐIÊU HÀNH TỶ GIÁ TRONG THỜI GIAN QUA 34 3.1 Chế độ tỷ giá cố định trước khủng hoảng tài chính châu Á 34 3.2 Chế độ tỷ giá cố định vói biên độ dao động giai đoạn 7/1997 - 26/02/1999 35 3.3 Chế độ tỷ giá linh hoạt t ừ sau năm 1999 đến nay 35 3.3.1 Điều hành tỷ giá giao ngay 35 3.3.2 Điều hành tỳ giá kỳ hạn 36 3.3.3 Hiện tượng đôla hóa còn cao 36 3.3.4 Chính sách tỷ giá vẫn chưa theo kịp những tín hiệu thị trường 38 3.4 Bang chứng thực nghiệm về can thiệp của chính phủ vào tỷ giá 39 3.4.1 Nhận định 29
- V 3.4.2 Kiểm định ngang giá lãi suất 41 3.4.3 Lệch chuẩn so với ngang giá lãi suất - Chi phí giao dịch trên thị trường VN 45 a. Lệch chuẩn trong trường hợp ngang giá lãi suất không phỏng ngừa rủi ro - UIP 45 b. Lệch chuẩn đoi với ngang giá lãi suất có phòng ngừa rủi ro - IRP 45 3.4.4 Kết quả thực nghiệm 48 a. Lệch chuẩn từ ngang giá lãi suất có phòng ngừa rủi ro - Kết quá so sánh 48 b. Ước lượng tác động thay đối kiếm soát vốn đến chi phí giao dịch 51 3.4.5 Nguyên nhân của những tồn tại trong điều hành tỷ giá 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 54 CHƯƠNG 4: CÁC ĐÈ XUẤT CHÍNH SÁCH VỀ cơ CHÉ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ 55 4.1 Tiếp cận cơ chế tỷ giá phải đặt trong nhiều mối quan hệ 56 4.2 Đề xuất chính sách cho điều hành theo cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý 58 4.2.1 Xác định ngành giá trung tâm 59 4.2.2 Chinh sách tài khóa - tiền tệ và cơ chế dãi băng tỷ giá 61 4.2.3 Can thiệp có chọn lọc 62 4.2.4 Thị trường ngoại hối 65 KÉT LUẬN CHƯƠNG 4 67 KẾT LUẬN 68 PHỤ LỤC ì TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC HÌNH STT Nội dung Trang Hình 1.1 Hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệ 4 Hình Ì .2 Tác động của chính phủ đến tỷ giá 11 Hình 2.1 Tỷ giá thực có hiệu lực giai đoạn 1999 - 2005 20 Hình 2.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất khẩu của Việt Nam từ Ql - 1999 đến 22 Q4 - 2005 Hình 2.3 Mối quan hệ giữa tỷ giá và nhập khẩu cùa Việt Nam từ Ql - 1999 23 đến Q4 - 2005 Hình 2.4 Mối quan hệ giữa tỷ giá và thâm hụt mậu dịch của Việt Nam từ Ql - 25 1999 đến Q 4 - 2 0 0 5 Hình 3.1 Bộ ba bất khả thi 40 Hình 3.2 43 Hình 3.3 Lệch chuẩn khứi ngang giá lãi suất giữa các thị trường, Ql - 1999 47 đến Q3 - 2005 (%) Hình 3.4 Chi phí giao dịch: giá trị tuyệt đối của lệch chuẩn, Ql - 1999 48 đến Q3 - 2005 Hình 3.5 Dải băng của chi phí giao dịch trên thị trường Onshore 50 Hình 3.6 Dải băng của chi phí giao dịch trên thị trường Cross - Border 50 Hình 3.7 Dải băng của chi phí giao dịch trên thị trường chuẩn (Hồng kông) 51 Hình 4. Ì Mức độ biến động của dự trữ so với nợ ngắn hạn 57
- vii DANH M Ụ C BẢNG STT Nội dung Trang Bảng 2.1 Tỷ giá thực REER giai đoạn từ Ql-1999 đến Q4-2005 18 Bảng 2.2 Tỷ giá hối đoái, kim ngạch XNK và thâm hụt mậu dịch: Q l 1999 - 21 Q4 2005 Bảng 3.1 42 Bàng 3.2 Lệch chuẩn khỏi ngang giá l i suất - chi phí giao dịch tại Việt Nam, ã 44 Q4- 1999 đến Q4-2005 (%)
- Phương pháp tiếp cận cơ chế diều hành tý giá ớ Việt Nam * TÔNG QUAN VÊ Chương 1 V , ; 25 s CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 5 Giống như các chính sách khác như chỉnh sách thuế, chính sách tỷ giá có thế được hiếu như là một công cụ điều hành chính sách nham đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Còn cơ chế tỷ giá là cách thức mà chính phủ hoặc NHTW sử dụng đế tác động vào đồng nội tệ. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa cơ chế và chính sách tỷ giá chi mang ý nghĩa tương đoi. Trong thực tế, các nhà kinh tế thường sử dụng 2 thuởt ngữ này với ý nghĩa gần như nhan. Bởi suy cho cùng, chúng đểu có sự tác động của yếu tố con người vào tỷ giá - chinh sách và cơ chế. Chương này sẽ trình bày nhiều loại hệ thống tỳ giá khác nhau hiện hữu trong những năm gần đây, và cũng giải thích làm thế nào chính phủ có thê can thiệp vào các thị trường ngoại hối và tác động đến tỷ giá. Ngoài ra, chúng tôi cũng trình bày những tác động tiềm ấn cùa các dao động tỷ giả đoi với một nền kinh tế. Mục đích cùa chương này là nhấn mạnh đến việc chính phù có thể tác động thế nào đến tỷ giá. Qua đó cho thấy bất kỳ các thay đối nào trong tỷ giá đều ánh hướng đèn nền kinh tế cùa một nước và các thị trường tài chính. ụ C Á C LOẠI H Ì N H CO C H Ẻ T Ỷ GIẢ 1.1.1 Phân loại chính thức của ỈMF Các quốc gia thành viên của I M F được quyền tự do lựa chọn cơ chế tỷ giá, theo bản sửa đổi lần 2 của I M F v ớ i m ộ t số những ràng buộc nhất đắnh. T r o n g vòng 30 ngày, các nước thành viên có trách nhiệm thông báo cơ chế tỷ giá của mình cho I M F . Hệ thống phân loại này chia cơ chế tỷ giá thành 3 nhóm chính: (1) cơ chế tỳ giá neo tiền tệ (2) cơ chế tỷ giá linh hoạt có giới hạn (limeted ílexibility) và (3) cơ chế tỷ giá linh hoạt. Trong cơ chế tỷ giá neo tiền tệ, tỷ giá gắn v ớ i một loại ngoại tệ mạnh nào đó, thường là USD, hoặc là v ớ i một rổ ngoại tệ. K h i neo vào một rổ ngoại tệ nào đó, các quyền sổ ngoại tệ thường được xác đắnh dựa trên các đặc điểm về thương mại, dắch v ụ hoặc dòng v ố n của quốc gia đó v ớ i thế giới. Trong cơ chế tỷ giá linh hoạt có hạn chế, đồng bản tệ được duy t ì trong biên độ dao động r quanh một "neo" thực tế. Hoặc phức tạp hơn, ví dụ như cơ chế tỳ giá của hệ thống tiền tệ Châu  u - EMS, hoặc điều chỉnh theo một tập hợp các chỉ số, như tỷ giá thực có hiệu lực - REER
- Phương pháp tiếp cận cơ chế diều hành tỷ giá ở Việt Nam 2 Trong cơ chế tỷ giá linh hoạt, lại được chia thành thả nổi có quản lý (managed íloating) và thả nổi hoàn toàn (independent íloating). Trong cơ chế tỷ giá thà nổi có quản lý, N H T W sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên được điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia và sự phát triển cùa thụ trường ngoại hối không chính thúc. M ộ t vài nhà phê bình cho rằng một hệ thống thả nổi có quản lý cho phép một chính phủ vận dụng các tỷ giá theo một cách thức có thể có lợi cho riêng nước mình m à làm thiệt hại đến các nước khác. Thí dụ, một chính phù có thể cố gắng hạ giá đồng tiền cùa mình đế kích thí một ch nên kinh tê đình trệ. M ộ t mức tổng cầu các sản phẩm tăng do hậu quả của chính sách này có thê phản ánh một mức tổng cầu các sản phẩm này của các nước khác giảm, do đồng tiên giảm giá hâp dẫn nhu cầu cùa nước ngoài. Trong khi sự phê bình này có giá trụ, nó có thể áp dụng cho cả hệ thống tỷ giá cố đụnh, trong hệ thống đó, các chính phủ cũng có quyền giảm giá đồng tiền của mình. Còn trong cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn, tỷ giá được xác đụnh theo thụ trường, nhũng can thiệp chi nhằm điều tiết những bất ổn chứ không nhàm làm thay đổi hoặc hình thành nên một mức tỷ giá chuẩn nào đó. Tuy nhiên hệ thống phân loại như trên đã bộc lộ một số hạn chế. Trong thực tế có nhiều cơ chế tỷ giá nằm ở đâu đó giữa "neo" và "linh hoạt". Chẳng hạn có nước tuy được phân loại là thả nổi có quản lý nhưng lại áp dụng các biện pháp nhàm hạn chế tính linh hoạt của tỷ giá. Hoặc một số nước thường xuyên phá giá đụnh kỳ đồng bản tệ theo một tỷ lệ xác đụnh (Israel, Ba Lan, Costa Rica, Nicaragua), hoặc có nước can thiệp rất tích cực vào tỷ giá nhưng lại không cho biết đụnh hướng can thiệp cụ thể. Nhưng hạn chế lớn nhất có lẽ là những khác biệt giữa hệ thống phân loại chính thức và những gì m à các nước này đang áp dụng. Các khác biệt này là do những vấn đề chí trụ hoặc là phải lựa chọn hy sinh những nh mục tiêu khác nhau. Chính sự khác biệt giữa nói và làm đã làm giảm đi đáng kể tính minh bạch của hoạt động chính sách. 1.1.2 H ệ thống phân loại cơ chế tỷ giá m ớ i Tháng Ì năm 1999, dựa trên những gì m à các nước thành viên áp dụng, I M F đã đưa ra cách phân loại mới. Cách phân loại này dựa trên những thông t i n phản ảnh bản chất của chính sách tỷ giá của các nước, thông qua thảo luận song phương hoặc thông qua các nghiên cứu cùa IMF. về cơ bản, hệ thống phân loại m ớ i chứa đựng cùng lúc cả 2 tiêu chí: cơ chế tỷ giá và m ô hình chính sách. Theo đó, cơ chế tỷ giá được chia thành 3 nhóm chính: (1) neo cố đụnh (hard peg) (2) neo linh hoạt (soft peg) và (3) thả n ổ i (íloating). C ơ chế tỷ giá neo cố đụnh điển hình hiện nay trên thế giới là "chuẩn tiền t ệ " (currency board). Các quốc gia đã từng áp dụng cơ chế này là Achentina, Estonia, Lithuania. C ơ chế tỷ giá neo linh hoạt, có thể chia thành neo tỷ giá cố đụnh truyền thống, hoặc theo kiểu con rắn tiền tệ. Trong cơ chế neo tỷ giá cố đụnh truyền thống (conventional íìxed peg), tỷ giá chỉ dao động trong một biên độ hẹp, khoảng 1 % . Còn trong cơ chế tỷ giá con rắn tiền tệ, tỷ giá có thể dao động trong biên độ rộng hơn.
- Phương pháp tiếp cận cơ chế diều hành tý giá ở Việt Nam 3 Cuối cùng là nhóm cơ chế tỷ giá thả nổi, nhóm này chia thành 2 loại: ( 1 ) thả nôi có điêu tiết không công bố trước (managed íloating with no preannounced path for the exchange rate) và (2) thả nổi hoàn toàn (independent íloating). Trong trường họp t h ứ nhất, thả n ổ i có điều tiết không công bố trước, N H T W can thiệp lên tỷ giá trên thị trường ngoại h ố i m à không đưa ra bất kỳ cam kết hoặc l ự trình cụ thể nào đối v ớ i tỷ giá như, Á n Đ ự , Indonesia, Paraguay. Các căn cứ để can thiệp thì rất đa dạng, như dựa vào cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, thị trường phi chính thức v.v. Còn trong cơ chế tỷ giá thả nối hoàn toàn, các can thiệp chỉ nhằm mục đích làm dịu đi các biến đựng trong tỷ giá, m à không nhằm tạo ra mựt mức tỷ giá chuẩn nào. Trong cơ chế thả n ổ i hoàn toàn, chính sách tiền tệ vê nguyên tắc là đực lập v ớ i chính sách tỷ giá, M ỹ là m ự t quốc gia điển hình cho chính sách tỷ giá thà nổi hoàn toàn. Trong thực tế, hầu như í có mựt quốc gia nào áp dụng chế đự tỷ giá cố định hoặc thả nổi t thuần túy m à thay vào đó là mựt hệ thống tỷ giá kết hợp giữa thả nổi và cố định với những đặc trưng đa dạng phù hợp v ớ i đặc điểm cùa từng quốc gia. Sau đây là các kết họp chủ yếu. H ệ t h ố n g t ỷ g i á c o n r ắ n t i ề n t ệ . Hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệ còn được g ọ i là neo tỳ giá có điều chỉnh hay là c á c n g a n g g i á t r ư ợ t . Trong hệ thống này, mựt quốc gia ấn định mựt ngang giá cho đồng tiền cùa mình và cho phép mựt thay đổi nhỏ xoay quanh ngang giá chẳng hạn như cựng trừ Ì % so v ớ i ngang giá. Lưu ý là trong hệ thống này các giá trị danh nghĩa sẽ được thay đổi v ớ i số lượng nhỏ và thường là có thông báo trước v ớ i khoảng thời gian thật cụ thể, chẳng hạn như m ỗ i tháng mựt lần cho đến k h i nào đạt đến tỷ giá cân bàng. Hệ thống này được minh họa ở h ì n h 1.1, thay vì m ự t quốc gia phá giá duy nhất m ự t lân 6 % trong 3 tháng thì quốc gia đó có thể phá giá 2 % m ỗ i lần trong 3 tháng liên tục. Các ngang giá này sẽ được điều chỉnh dần v ớ i mựt số lượng nhỏ tuân theo những chỉ dẫn trong hành v i các biến số của nền kinh tế như vị thế d ự trữ ngoại h ố i quốc gia, những thay đổi gần đây trong cung tiền hoặc giá cả hoặc những thay đổi gần đây của tỷ giá xoay quanh ngang giá. K h i những biên sổ này tạo ra những sức ép t i ề m ẩn lên quốc gia chẳng hạn như dự trữ ngoại hối quốc gia suy yếu, giá trị ngang giá của đồng tiền sẽ được phá gia mựt cách chính thức v ớ i mựt tỷ lệ phần trăm nhỏ. Tất nhiên k h i giá trị ngang giá thay đồi thì biên đự 1 % sẽ áp dụng cho ngang giá mới. M ự t ví dụ cách điệu về hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệ thể hiện trên h ì n h 1.1. Đ ư ờ n g đậm thể hiện mức trần và sàn gắn liền v ớ i con rắn, đường chấm thể hiện dáng đi thực sự của tỷ giá. Lưu ý ràng tỷ giá thực sự nằm giữa mức sàn và mức trần cho đến k h i đạt đến điểm A. Tỷ giá trân sau A chỉ có thể được duy t ì bàng việc sử dụng các khoản d ự trữ ngoại h ố i r quôc gia; nhung việc sử dụng tiếp tục dự trữ ngoại hối sê châm ngòi cho mựt thay đổi cùa ngang giá, thê hiện ờ dãi băng cao hơn (phản ảnh đồng nựi tệ bị phá giá) sau điểm B. Q u á trình này sẽ tiêp diên ở các điểm c và D. Sau đó, nếu d ự trữ ngoại h ố i quốc gia tăng lên có thể tạo ra mựt sức ép làm tăng giá trị ngang giá trở về điểm F và sau đó là điểm G vì thê con răn sẽ x u hướng trườn xuống. Để ngăn chặn khả năng đầu cơ gây mất ổn định trong tỷ giá, chính phủ có thể điều chỉnh lãi suất ngan hạn đế cách ly bất kỳ khoản lợi nhuận nào có thể có do những thay đổi trong tỳ
- Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam 4 giá đã được thông báo trước hoặc nhà đầu cơ có thể dự đoán được từ bản chất của hệ thông tỷ giá này. Chẳng hạn mốt thông báo phá giá tiền tệ 2 % phải đi kèm theo 2 % tăng lên trong lãi suất ngắn hạn, mặc dù điề này có thể ảnh hường đến việc điều hành chính sách tiên tệ u của chính phủ. Nhũng người ùng hố hệ thống con rắn tiền tệ cho rằng í nhất về mặt lý thuyết, sự hiện t hữu cùa mức trần và sàn tỷ giá có thể tạo ra tính kỷ luật trong chính sách tiền tệ. Ngoài ra, tỷ giá thay đổi mốt cách định kỳ cũng có nghĩa là vai trò của chính sách tỷ giá đối v ớ i việc điều chinh cán cân thanh toán sẽđược duy trì. Cuối cùng, bởi vì chi có m ỗ i thay đổi với tỷ lệ nhỏ cho nên í có nguy cơ dẫn đến đầu cơ tiền tệ. V à o tháng 09/1996 ChiLê và t Nicaragua đã áp dụng thành công chế đố tỷ giá con rắn tiền tệ. H ì n h 1.1 : H ệ t h ố n g t ỷ giá c o n r ắ n t i ề n tệ B c D A ,.\ ,. 2,0 u 1,98 1 Ì Ì 1 1 2 3 Thán Những tranh luận chống lại hệ thống này là mốt thay đổi lớn trong vị thế cán cân thanh toán của mốt quốc gia do các cú sốc bên trong và bên ngoài sẽcần có m ố t thay đổi l ớ n để tái lập thế cân bằng cán cân thanh toán. N ế u cứ duy t ì liên tục hệ thống con rắn tiền tệ r mốt cách nghiêm ngặt thì quốc gia đó có thể hy sinh các mục tiêu bên trong như công ăn việc làm, sức cạnh tranh hàng xuất khẩu v.v. Ngoài ra, nếu những thay đồi ngang giá nhỏ xảy ra định kỳ và nếu như không dự đoán được sẽ làm phát sinh thêm những r ủ i ro trong đầu tư và thương mại quốc tế. Cuối cùng, trong điều kiện nền k i n h tế không ổn định và có lạm phát cao thì hệ thống này có thể chuyển sang giống như hệ thống tỷ giá thả nổi. Columbia là mốt điển hình về thất bại trong việc áp dụng hệ thống neo tỷ giá theo đồng đô la giai đoạn 1 9 8 0 - 1990. C h ế đ ộ tỷ giá c h u ẩ n t i ề n tệ. Đây là mốt hệ thống tỷ giá đặc biệt đã và đang áp dụng ở các nước Achentina, Hông Kong, Estonia, Bungari và Lithuania để tạo niề t i n cho các nhà đầu m tư và chống lại những chi tiêu quá mức làm thâm hụt ngàn sách dẫn đến lạm phát cao.
- Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tý giá ờ Việt Nam 5 1.2 T Á C Đ Ộ N G C Ủ A C H Í N H P H Ủ Đ È N T Ỷ G I Ả Mỗi nước có một cơ quan chính phủ, thường là N H T W can thiệp vào thị trường ngoại hôi để khống chế giá trị của một đồng tiền. Ngoài ra, N H T W còn có nhiều nhiệm vụ khác ngoài việc can thiệp vào thị trường ngoại hối. Theo đó, N H T W cố gắng kiểm soát tăng trường của mức cung tiền tệ sao cho chúng có tác động thuận lợi đến các cân đôi kinh tê vĩ mô. 1 2 1 Các lý do của việc can thiệp vào ngoại hối. .. Thường thì có 3 lý do chính để N H T W can thiệp vào tả giá là: • L à m dịu bớt các biến động tả giá • Thiết lập các biên độ tả giá ấn • ứ n g phó với các xáo trộn tạm thời Nếu lo ngại rằng nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng của các biến động đột ngột trong giá trị đồng nội tệ, N H T W có thể cố gắng làm dịu bớt các biến động tiền tệ. Các hành động của ngân hàng có thể giúp cho nền kinh tế ít bị rơi vào các cú sốc. Ngoài ra, các can thiệp này có thể làm giảm bớt những tâm lý sợ hãi trên các thị trường tài chinh và trong hoạt động đầu cơ. Tất cả có thể làm cho giá trị cùa đồng nội tệ rơi một cách tự do. N H T W còn nỗ lực duy trì tả giá đồng nội tệ trong vòng các biên độ không chính thức, hay ẩn. Báo chí thường trích dẫn là các nhà phân tích dự đoán là một đồng tiền sẽ không tụt dưới mức hay tăng trên mức chuẩn nào đó vì N H T W sẽ can thiệp để điều này không xảy ra. Tuy nhiên, ngay cà khi có các giới hạn, các giới hạn này cũng sẽ được điều chỉnh qua thời gian. M ộ t đồng nội tệ yếu hay rất mạnh có thể sẽ được chấp nhận ở một thời kỳ nào đó, nhưng chúng có thể thay đổi theo thời gian. Trong vài trường hợp, N H T W có thể can thiệp để cô lập giá trị của đồng nội tệ khỏi những xáo trộn tạm thời nào đó. Thí dụ, tin giá dầu sẽtăng có thể đưa đến dự kiến là giá trị đồng yên Nhật sẽ giảm trong tương lai, vì Nhật chuyển đổi đồng yên sang đô la để mua dầu của các nước xuất khẩu dầu. Các nhà đầu cơ thị trường ngoại hối có thể đổi đồng yên lấy đô la dự phòng cho sự giảm giá này. Vì vậy chính phủ Nhật có thể can thiệp để bù trừ áp lực giảm giá tức thời của đồng yên do các giao dịch thị trường này. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự can thiệp của chính phủ không có tác động lâu dài đối với các biến động tả giá. Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp này bị các lực thị trường áp đảo. Tuy nhiên, thường thì các N H T W hoạt động dựa trên lý thuyết là tả giá có thể biến động nhiều hơn nếu không có can thiệp nào cả. 1 2 2 Can thiệp trực tiếp .. Phương pháp can thiệp trực tiếp của N H T W để buộc đồng nội tệ giảm giá là bán chúng ra thị trường, đổi đồng nội tệ để lấy các ngoại tệ khác trên thị trường ngoại hối. Phương pháp được gọi là "làm tràn ngập thị trường băng đồng nội t ệ " này sẽ gây áp lực làm giảm giá đồng nội tệ.
- Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam 6 Trên bình diện quốc tế, can thiệp trực tiếp thường có hiệu quả nhất k h i có một nỗ lực phôi hợp giữa N H T W các nước. Ví dụ đối v ớ i đồng đô la, nếu tất cả các ngân hàng cùng đông thời cố gểng tăng giá hay giảm giá đồng đô la theo cách vừa m ô tả trên, họ có thể áp đặt một áp lực lớn hơn đối v ớ i giá trị đồng đô la. Các thí dụ về can thiệp trực tiếp - trường hợp đồng USD Can thiệp không đạt mục tiêu. Can thiệp trực tiếp của N H T W trên các thị trường ngoại hối không phải lúc nào cũng đạt được mục tiêu. Thí dụ, N H T W Châu  u đã can thiệp vào một số thời điểm trong những năm 2000 để làm giảm giá U S D và làm tăng giá trị đồng euro. Các nhà giao dịch ngoại hối đã ước đoán là chính phủ các nước này đã sử dụng nhiều tỷ đô la M ỹ d ự trữ m ỗ i lần để mua đồng euro. T u y nhiên, đồng đô la chỉ tạm thời giảm giá nhẹ và r ồ i lại tăng giá trở lại ngay sau đó. Các nỗ lực này đã gặp phải thất bại. Số đô la M ỹ dự trữ m à ngân hàng này bán ra đã không bù trừ được mức cầu đô la M ỹ cao của các công ty, các nhà đầu cơ và sự suy thoái liên tục của nền kinh tế các nước Châu  u vào lúc đó. Can thiệp đạt mục tiêu. Trong vài trường hợp, sự can thiệp của N H T W có thể có m ộ t tác động rất mạnh. N h ư vào cuối tháng 2 năm 1985 chẳng hạn, các N H T W ChâuẨ u đã tung ra bán ước khoảng 1,5 tỷ đô la trong thị trường ngoại hối, làm cho đồng đô la rớt giá trong một ngày hơn bất kỳ ngày nào khác trong 3 năm rưỡi đó. T u y nhiên, ngay cả trong các trường hợp như thế, k h i ảnh hưởng của sự can thiệp là rất lớn, thường cũng chỉ mang tính chát tạm thời. D o các can thiệp thêm của N H T W rất dễ bị các giao dịch thị trường áp đảo. V ớ i sự lớn mạnh của hoạt động ngoại hối, sự can thiệp của N H T W ngày càng kém hiệu quả hơn. Khôi lượng các giao dịch hối đoái ngày nay lên đến gần 2000 tỷ USD/ngày đã vượt quá giá trị d ự trữ tổng cộng cùa tất cả các N H T W ở các nước phát triển. Can thiệp không vô hiệu hóa so với can thiệp vô hiệu hóa. K h i N H T W can thiệp vào thị trường ngoại hối m à không điều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ thì được gọi là can thiệp không vô hiệu hóa. Thí dụ, nếu N H T W đổi đồng nội tệ lấy ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm hạ giá đồng nội tệ, mức cung tiền gia tăng. Nếu N H T W muốn can thiệp vào thị trường ngoại hối trong k h i vẫn duy trì mức cung tiền tệ. Ngân hàng sử dụng can t h i ệ p vô hiệu hóa bằng cách áp dụng đồng thời các giao dịch trên thị trường ngoại hối và các hoạt động trên thị trường mở. Thí dụ, nếu N H T W m u ố n giảm giá đồng nội tệ m à không ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ, ngân hàng (1) đổi n ộ i tệ lây ngoại tệ, và (2) bán một sô trái phiếu chính phù hiện có để đổi lấy đồng nội tệ. Hiêu quả thuân là gia tăng lượng trái phiếu chính phủ do các nhà đầu tư nểm g i ữ và suy giảm trong cán cân ngoại hối của NHTW. Suy đoán về can thiệp trực tiếp. Các nhà kinh doanh tiền tệ thường cố gểng định xem k h i nào N H T W can thiệp và mức độ can thiệp để thực hiện kinh doanh arbitrage trên các kết quả dự đoán của nỗ lực can thiệp này. Thông thường, N H T W cố gểng để can thiệp của mình không được nhận biết. T u y nhiên, những tay kinh doanh tiền tệ tại các ngân hàng lớn giao dịch v ớ i N H T W thường chuyển thông t i n cho những người tham gia thi trường
- Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hà tỷ giá ờ Việt Nam nh 7 khác. Cũng vậy, khi N H T W giao dịch trực tiếp v ớ i các ngân hàng thương mại, thị trường sẽ nhận biết rằng N H T W đang can thiệp. Đ ể giấu chiến lược cùa mình, N H T W có thê giả vờ đang lưu tâm đến việc bán đồng nội tệ, trong khi đang thực sự mua, hay ngược lại. N H T W gọi các ngân hàng thương mại và lấy cả giá hữi mua và giá chào bán đế các ngân hàng không biết chắc là N H T W đang xem xét việc mua hay bán các ngoại tệ này. Các chiến luợc can thiệp này không giống nhau giữa N H T W ở các nước trên thế giới. Một số ngân hàng dàn xếp một đơn đặt hàng lớn khi họ can thiệp, trong k h i nhiều ngân hàng khác sấp xếp nhiều đơn đặt hàng nhữ. Ngay cà nếu các nhà k i n h doanh tiền tệ xác định được mức độ can thiệp của N H T W , họ vẫn không thể biết chắc tác động cùa sự can thiệp đó đối v ớ i tỷ giá là như thế nào. 1.2.3 Can thiệp gián tiếp thông q u a chính sách của chính p h ủ N H T W có thê tác động đến đồng n ộ i tệ cách gián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố có ảnh hưởng đến đồng tiền nước mình. Thí dụ, N H T W có thể cố gắng hạ thấp lãi suất nội tệ đê làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các trái phiếu chính phủ, do đó tạo áp lực giảm giá nội tệ. Hay để tăng giá đồng nội tệ, N H T W có thể tìm cách tăng lãi suất. Một nghiên cứu m ớ i đây của Batten và Thornton cho thấy một vài thay đổi trong lãi suất của N H T W đã tạo nên những phản ứng trên thị trường ngoại hối. Điều này cho thấy những thành viên tham gia thị trường ngoại hối cần phải theo dõi các hành động của N H T W để dự đoán xem những hành động này tác động như thế nà đến các biến số kinh o tế có ảnh hường đối v ớ i tỷ giá (như lãi suất thị trường). Một thí dụ tốt của sự can thiệp gián tiếp để tác động đến các biến động tỷ giá là nỗ lực của Brazil nhằm phá vỡ chu kỳ giữa lạm phát cao và suy thoái liên tục của đồng tiền Brazil (đông cruzado). Tháng 3 năm 1990, Fernando Collar de M e l l o được bầu làm Tổng thống Brazil. M ộ t trong những mục tiêu trước mắt của ông là làm giảm mức lạm phát lúc đó trung bình là 70%/tháng. M ộ t lý do chính của lạm phát cao ở Brazil là thị trường thiếu tính cạnh tranh trong một vài ngành còng nghiệp. Ông dự định gia tăng sức cạnh tranh bằng một số thay đổi lớn trong chính sách của chính phù. Đ ầ u tiên, ông d ự định giải thể một vài công ty quốc doanh lớn nhằm khuyến khích cạnh tranh trong các ngành như khoáng sản và thép. T h ứ hai, ông d ự định cắt giảm hạn chế nhập khẩu. T h ứ ba, ông dự định giảm lạm phát bang cách thương lượng v ớ i các công ty để hạn chế lương bổng và giá cả. ô n g cũng muốn cắt giảm mức tăng lượng cung tiền ở Brazil. V ớ i tỷ lệ lạm phát cao như vậy cùa Brazil, can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối không thể có được một tác động lâu dài. Vì vậy, các nỗ lực của Tống thống De M e l l o nhằm khống chế nguyên nhân cơ bản của việc giảm giá đồng cruzado có thể có hiệu quả hơn. 1.2.4 C a n thiệp gián t i ế p q u a các hà rào c ủ a chính p h ủ ng Chính phủ cũng có thể tác động một cách gián tiếp đến các tỷ giá bằng cách áp đặt các hàng rào đối v ớ i tài chính và thương mại quốc tế. Thí dụ, nếu chính phủ muốn tăng giá đồng nội tệ, họ có thể đánh thuế cao trên hàng nhập nhàm làm giảm nhập khẩu. Hành
- Phương pháp tiếp cận cơ chế diều hành tỷ giá ớ Việt Nam 8 động này sẽ làm giảm nhu cầu của người dân trong nước đối v ớ i đồng ngoại tệ và tạo một áp lực tăng giá đồng n ộ i tệ. Chính phủ cũng có thể áp dụng hạn ngạch đối v ớ i hàng nhập để đạt được cùng kết quả trên. T h ị ba, chính phủ có thể giảm hay m i ễ n thuế đánh trên bất cị thu nhập nào do đầu tư vào nội địa từ các nhà đầu tư nước ngoài. Biện pháp này sẽ gia tăng nhu cầu của nước ngoài đối v ớ i đồng nội tệ. Nhiêu hàng rào khác có thể được chính phủ áp dụng. Bất cị hàng rào nào làm tăng giá đồng nội tệ sẽ được sử dụng để hoặc (1) làm gia tăng nhu cầu của nuớc ngoài đối v ớ i đông tiên đó, hoặc (2) làm nản lòng các công ty và người tiêu dùng trong việc đổi đồng nội tệ đê lây các ngoại tệ khác. Các hàng rào tài chính và thương mại quốc tế cũng có thể được áp đặt để làm giảm giá một đồng nội tệ. Trả đũa sự can thiệp gián tiếp qua các hàng rào của chỉnh phủ. v ấ n đề chính yếu của sử dụng các hàng rào là chính phù các nước khác có thể trả đũa lại bàng các hàng rào của họ. Thí dụ, hãy xem trường họp M ỹ và A n h buôn bán v ớ i nhau số lượng rất lớn và cả hai nước đều đang phải chịu suy thoái. Chính phủ của m ỗ i nước có thể m u ố n kích thích nền kinh tế cùa nước mình bằng cách hạ giá đồng nội tệ và gia tăng mịc cầu của nước ngoài đối v ớ i sản phàm nội địa của mình. Trong nỗ lực nhằm hạ giá đồng đô la so v ớ i đồng bảng, chăng hạn, chính phù M ỹ có thể đánh thuế trên thu nhập từ chịng khoán của M ỹ từ các nhà đâu tư Anh. Hành động này sẽ làm giảm nhu cầu của A n h đối v ớ i đô la M ỹ và vì vậy làm giảm giá trị đồng đô la. Tuy nhiên, chính phủ A n h có thể cố gắng ngăn cản đồng bảng tăng giá băng cách đánh thuế trên thu nhập từ chịng khoán A n h của các nhà đầu tư Mỹ. Hành động này sẽ làm giảm nhu cầu của M ỹ đối v ớ i đồng bảnh A n h và do đó tạo áp lực hạ giá đồng bảng. Do sự cạnh tranh giữa hai nước để làm giảm giá trị đồng nội tệ của mình (hay í nhát ngăn không cho nó tăng giá), cả hai nước sẽ có thể cùng bị thiệt hại. t Hơn nữa, các hàng rào có thể dẫn đến việc m ố i quan hệ giữa hai chính phủ xấu đi. 1.3 TÁC ĐỘNG THẢM HỤT CỦA CHÍNH PHỦ ĐÒI VỚI TỶ GIẢ Cho đến đây, chúng ta đã tập trung vào các khả năng của chính phủ trong điều hành chính sách tỷ giá bàng cách : • Can thiệp trực tiếp của N H T W vào các thị trường ngoại h ố i (mua hay bán ngoại tệ). • Tác động của chính phủ đối với các yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá (như lãi suất, lạm phát, V.V.). • Á p đặt các hàng rào đối v ớ i ngoại thương hay đầu tư để tác động đến các điều kiện cung và cầu một đồng tiền nào đó. Tất cả các phương pháp này có thể được dùng để tác động một cách có chủ định đến các biến động tỷ giá. Chính phủ cũng có thể vô tình tác động đến tỷ giá. Thí dụ, k h i thâm hụt ngân sách lớn, chính phủ bắt buộc phải vay nhiều trên thị trường tài chính, điều này sẽ tạo
- Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam 9 áp lực tăng l i suất. Chẳng hạn lãi suất cao hơn sẽ hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào chứng ã khoán trong nước, làm tăng nhu cầu đối với đồng nội tệ và vì vậy làm tăng giá đồng nội tệ. Một số nhà kinh tế tin rằng mức vay n ọ cao của chính phủ có thể làm cho các nhà đầu tư nước ngoài dự đoán lãi suất trong nước tăng cao và vì vậy đã bán trái phiếu trong nước do họ nắm g i ữ (vì cho là giá trị thị trường của những trái phiếu này sẽ giảm k h i lãi suất tăng) và đem tiền tái đầu tư ở các nước khác. Phản ứng này đã giúp đưa đến sự giảm giá cùa đồng nội tệ. Ngoài ra, một số nghiên cứu kinh tế cũng cho thấy thâm hụt ngân sách lớn phản ánh thuê suất đánh trên người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước thấp hơn mức thích họp. Cho đèn diêm này, chúng tôi đã nhân mạnh đèn việc làm thê nào chính phủ có thê tác động đèn tỷ giá. Phân sau đây, chúng tôi sẽ tập trung vào việc làm thế nào các tỷ giá đưọc điều chinh có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương. 1.4 ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ NHƯ MỘT C Ô N G CỤ C H Í N H S Á C H CỦA CHÍNH PHỦ Chính phủ của bất kỳ một nước nào cũng có thể thục hiện chính sách tài khóa và tiền tệ riêng của mình để kiểm soát nền kinh tế. Ngoài ra, chính phủ có thể cố gắng tác động đến giá trị của đông nội tệ đê cải thiện kinh tế, hạ giá đồng tiền của mình trong vài trường họp và tăng giá trong vài trường họp khác. về phương diện chính sách, tỷ giá trờ thành một công cụ, giống như các công cụ thuế và l i suất, để có thể thông qua đó giúp chính phủ ã đạt đưọc các mục tiêu kinh tê vĩ m ô mong đọi. Trước khi trình bày khi nào chính phù hạ giá hay tăng giá đồng nội tệ của mình cần xem lại các biên động cùa đồng tiền ảnh hường thế nào đến nền kinh tế. Các ảnh hường dự kiến của một đồng nội tệ yếu cũng như của một đồng nội tệ mạnh như sau: 1 4 1 Ảnh hưởng của một đồng nội tệ yếu đối với nền kinh tế .. Một đồng nội tệ yếu có thể kích thích nhu cầu của nước ngoài đối v ớ i sản phẩm của nước mình. N h ư M ỹ chẳng hạn, một đồng đô la yếu có thế làm tăng xuất khẩu và số lưọng công việc làm của Mỹ. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm nhập khẩu cùa Mỹ. Trong khi một đồng đô la yếu có thể làm giảm mức thất nghiệp trong nước, nó có thể đưa đèn lạm phát cao hơn. Thí dụ, trong cuôi thập niên 1970, đồng đô la M ỹ giảm giá làm cho hàng hóa từ các nước nhập vào M ỹ với giá cao. Vì vậy các công ty trong nước có thể tăng giá hàng của mình m à không sọ các nhà sản xuất ngoại quốc cạnh tranh. Thí dụ v ớ i các số liệu sau đây có thể chúng minh cho điều này. Hãy xem hai nhà sản xuất đồng hồ một từ M ỹ và một từ T h ụ y Sỹ. G i ả dụ rằng một chiếc đồng hồ của M ỹ giá 1.000 đô la trong khi một chiếc đồng hồ của Thụy Sỹ giá 3.000 franc. Cũng giả dụ Ì đồng íranc Thụy Sỹ băng 0,333 đô la, vì vậy, 3 franc tương đương Ì đô la. Trong trường họp này người tiêu dùng M ỹ có thê mua đông hồ Thụy Sỹ v ớ i giá Ì .000 đô la. N ế u đồng franc T h ụ y Sỹ tăng giá băng 0,5 đô la (tức 2 franc bằng Ì đô la), phải cần đến 1.500 đô la để đổi lấy
- P h ư ơ n g pháp tiếp cận c ạ chế diều hành tỷ giá ờ Việt N a m 10 3.000 íranc để mua đồng hồ Thụy Sỹ. Nhà sản xuất đồng hồ của M ỹ có thể dễ dàng tăng giá đồng hồ của mình m à không sợ mất khách hàng vì người tiêu dùng M ỹ không còn khả năng mua đồng hồ ngoại quốc. Vào cuối thập niên 1970, lạm phát M ỹ có thể đóng góp ít nhất là một phần vào việc giảm bừt sức cạnh tranh của nưừc ngoài bắt nguôn từ một đông đô la yếu. 1.4.2 Ả n h hưởng của m ộ t đồng nội tệ mạnh đối v ừ i nền k i n h tế Một đồng nội tệ mạnh có thể khuyến khích người tiêu dùng và các công ty cùa nưừc đó mua hàng hóa t ừ các nưừc khác. Trường hợp này đã làm tăng cạnh tranh của hàng hóa nưừc ngoài và buộc các nhà sản xuất nội địa không được tăng giá hàng. Vì vậy, chúng ta dự kiến lạm phát chung của một nưừc sẽ thấp trong trường hợp đồng tiền nưừc này tăng giá, nếu các điều kiện khác bằng nhau. Trong khi một đồng tiền mạnh là một giải pháp khả dĩ đối v ừ i lạm phát cao, nó có thể gây nên mức thất nghiệp cao hơn do giá cả hàng hóa nưừc ngoài hấp dẫn hơn do két quả của một đồng nội tệ mạnh. Hãy xem lại thí dụ về đồng hồ trên đây, giá ban đầu của đồng hồ M ỹ là Ì .000 đô la, hay khoảng 3 íranc ăn Ì đô la. Giả dụ đồng đô la tăng giá, Ì đô la ăn 4 franc (Ì franc sẽ bằng 0,25 đô la). Trong trường hợp này, người tiêu dùng M ỹ có thể mua một đồng hồ Thụy Sỹ giá 3.000 franc chỉ vừi 750 đô la (chia 3.000 cho 4), í hơn mua đồng hồ t M ỹ 250 đô la. Trong khi những trường hợp này sẽ ngăn cản nhà sản xuất đồng hồ M ỹ tăng giá sản phẩm của mình, nó có thể buộc nhà sản xuất đồng hồ M ỹ sa thải công nhân, vì hầu hết người tiêu dùng sẽ mua đồng hồ nưừc ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao ở M ỹ trong suốt thời gian từ 1981 - 1983 có thể một phần là do đồng đô la tăng giá lúc bấy giờ. T ó m lại, một đồng nội tệ yếu có thể làm giảm xuống mức thất nghiệp nhưng lại đẩy tỷ lệ lạm phát cao hơn, trong khi một đồng nội tệ mạnh có thể làm giảm lạm phát nhưng lại tạo thất nghiệp cao hơn. Giá trị lý tưởng cùa một đồng tiền tùy thuộc vào quan điểm của nưừc đó và của các quan chức có liên quan đến những quyết định này. M ộ t đồng tiền mạnh hay yếu chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động đến các điều kiện kinh tế của một nưừc. Kết hợp phần trình bày trên đây về việc tỷ giá ảnh hưởng thế nào đến lạm phát và ngược lại lạm phát cao (thấp) trong nưừc có thể làm cho đồng nội tệ yếu đi (hay mạnh lên), chúng ta nhận diện được các động lực của m ố i liên hệ giữa tỷ giá và lạm phát. M ộ t đồng nội tệ yếu tạo áp lực tăng tỷ lệ lạm phát trong nưừc và tỷ lệ lạm phát cao lại tạo áp lực giảm giá trị đồng nội tệ. M ộ t đồng tiền mạnh tạo áp lực giảm lạm phát do giá nguyên vật liệu nhập khẩu giảm đi, buộc các công ty trong nưừc cố gắng hạ giá bán sản phẩm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và điều này lại tạo áp lực tăng giá đồng nội tệ. Như đã đề cập trưừc đây, các yếu tố khác hơn nữa ngoài sức mạnh của đồng nội tệ cũng tác động đến thất nghiệp và lạm phát. Tương tự, các yếu tố khác ngoài tỷ lệ thất nghiệp hay lạm phát cũng ảnh hưởng đến sức mạnh của một đồng tiền. Các chu kỳ được chúng tôi trình bày ở phần trên thường bị các yếu tố khác cản trở và vì vậy sẽ không duy trì liên tục mãi mãi. Tác động hỗ tương giữa tỷ giá, các chính sách của chính phủ và các yếu tố kinh tế được minh họa trong hình 1.2.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
115 p | 283 | 65
-
LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU ĐẶC TẢ UML SECURITY
73 p | 177 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Trang Thế Hy dưới góc nhìn văn hóa
126 p | 171 | 27
-
Luận văn đề tài: Sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá hối đoái thực hiện hiệu lực của Trung Quốc - Phương pháp tiếp cận Natrex
56 p | 148 | 19
-
Nghiên cứu: Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam và các yếu tố tác động phương pháp tiếp cận định lượng - Trương Văn Phước, Chu Hoàng Long
3 p | 217 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tóm tắt văn bản sử dụng các kỹ thuật trong deep learning
24 p | 129 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng
27 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học theo tiếp cận CDIO và vận dụng trong đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử trình độ đại học
219 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng tiếp cận đa chiều để hiểu khái niệm trong đánh giá trình độ toán
73 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phương pháp tiếp cận mờ trong lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu
227 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học theo tiếp cận CDIO và vận dụng trong đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử trình độ đại học
27 p | 17 | 4
-
Tiểu luận: Phương pháp tiếp cận khoa học
8 p | 96 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Tiếp cận đa văn hóa trong dạy học các học phần khối ngành kỹ thuật ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
25 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Tiếp cận đa văn hóa trong dạy học các học phần khối ngành kỹ thuật ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
205 p | 14 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu mô hình phân lớp câu hỏi và ứng dụng
23 p | 37 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu và phát triển phương pháp tiếp cận dựa trên cấu trúc và thống kê trong dịch tự động ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam
27 p | 15 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán: Giao tiếp và suy luận toán học của sinh viên trong giải quyết vấn đề về giải tích đầu đại học
27 p | 8 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Xây dựng mô hình thí điểm áp dụng phương pháp tiếp cận đa chủ thể trong giải quyết tình trạng khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất ở Việt Nam
84 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn