Luận văn: Tác động của Chuẩn nghề nghiệp đến phương pháp giảng dạy của giáo viên Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 – TP. Nha Trang
lượt xem 17
download
Ngày nay, thế giới đang bước vào một kỉ nguyên phát triển sôi động đòi hỏi bất kì một quốc gia nào nếu không muốn rơi vào tình trạng lạc hậu, trì trệ đều phải dốc sức trang bị cho mình về mọi mặt. Trong đó, đầu tư phát triển giáo dục là một trong những biện pháp tích cực và thông minh nhất. Chính vì vậy giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân” (theo Luật Giáo dục). Giáo dục tiểu học (GDTH) là bậc giáo dục nền tảng của hệ thống giáo dục...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Tác động của Chuẩn nghề nghiệp đến phương pháp giảng dạy của giáo viên Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 – TP. Nha Trang
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục MỤC LỤC MỤC LỤC ..............................................................................................................1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................2 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................4 MỞ ĐẦU ................................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................5 2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................7 3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................7 4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 7 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................8 6. Giới hạn nghiên cứu...........................................................................................9 7. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................9 8. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................9 9. Phạm vi, thời gian khảo sát ............................................................................... 10 10. Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................. 10 11. Những vấn đề đạo đức có thể nảy sinh ............................................................. 11 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN.................................................. 12 1.1. Cơ sở giáo dục học dạy học tiểu học............................................................... 12 1.1.1. Quá trình dạy học tiểu học ........................................................................... 12 1.1.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học tiểu học................................................... 14 1.1.3. Hệ thống các phương pháp dạy học tiểu học ............................................... 16 1.1.4. Các hình thức tổ chức dạy học tiểu học....................................................... 25 1.2. Vai trò của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp............... 299 1.2.1. Định nghĩa đánh giá .................................................................................. 299 1.2.2. Định nghĩa về Chuẩn .................................................................................. 30 1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp là gì? ........................................................................... 30 1.2.4. Chuẩn nghề nghiệp GVTH.......................................................................... 31 1.2.5. Bản chất của đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp .......................... 32 1.2.6. Mục đích của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn ...................................... 33 1
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục 1.2.7. Quy trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn ................................................... 35 1.2.8. Nội dung Chuẩn nghề nghiệp GVTH ......................................................... 36 1.2.9. Quy trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Trường tiểu học Vĩnh Lương 1..... 38 1.3. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 39 Chương 2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ...................................................... 45 2.1. Chương trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Mĩ ..................................... 45 2.2. Chương trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Anh .................................. 47 2.3. Chương trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Úc ..................................... 50 2.4. Chương trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Việt Nam ............................ 51 Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ĐẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LƯƠNG 1- TP. NHA TRANG ....................................................................................................... 55 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 55 3.1.1. Qui trình thu thập dữ liệu............................................................................ 55 3.1.2. Qui trình phân tích dữ liệu .......................................................................... 55 3.2. Giới thiệu phiếu khảo sát ............................................................................... 56 3.2.1. Giới thiệu phiếu khảo sát đối với giáo viên ................................................. 56 3.2.2. Giới thiệu phiếu khảo sát đối với cán bộ quản lí.......................................... 57 3.3. Qui trình tiến hành điều tra khảo sát .............................................................. 57 3.4. Phân tích kết quả nghiên cứu ......................................................................... 57 KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ ....................................... 75 1. Kết luận............................................................................................................ 75 2. Hạn chế của nghiên cứu.................................................................................... 77 3. Đề xuất giải pháp, khuyến nghị......................................................................... 77 3.1. Đối với cán bộ quản lí.................................................................................... 77 3.2. Đối với chuyên môn và giáo viên................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 80 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 84 2
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT ..................................................... Công nghệ thông tin ĐDDH .................................................... Đồ dùng dạy học ĐG........................................................... Đánh giá GDTH ..................................................... Giáo dục tiểu học GV .......................................................... Giáo viên GVTH ..................................................... Giáo viên tiểu học HTDH ..................................................... Hình thức dạy học HS .......................................................... Học sinh PP ........................................................... Phương pháp PPDH ..................................................... Phương pháp dạy học PPDHTC ................................................ Phương pháp dạy học tích cực PPGD ...................................................... Phương pháp giảng dạy 3
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Các phương tiện/thiết bị được GV sử dụng (GV được ĐG trước và sau Chuẩn) .................................................................................................................. 58 Bảng 3.2. Các phương tiện/thiết bị được GV sử dụng (GV chỉ được ĐG theo Chuẩn) .................................................................................................................. 60 Bảng 3.3. Các HTDH được GV sử dụng (GV được ĐG trước và sau Chuẩn)........ 61 Bảng 3.4. Các HTDH được GV sử dụng (GV chỉ được đánh giá theo Chuẩn)....... 63 Bảng 3.5. Các PPDH GV sử dụng (GV được ĐG trước và sau Chuẩn) ................. 64 Bảng 3.6. Các PPDH được GV sử dụng (GV chỉ được ĐG theo Chuẩn)............... 67 Bảng 3.7. Thái độ học tập của HS (GV được ĐG trước và sau Chuẩn) ................. 68 Bảng 3.8. Thái độ học tập của HS (GV chỉ được ĐG theo Chuẩn)......................... 69 Bảng 3.9. Bảng mức độ tự học của GV (GV được ĐG trước và sau Chuẩn).......... 69 Bảng 3.10. Bảng mức độ tự học của GV (GV chỉ được ĐG theo Chuẩn).............. 71 Bảng 3.11. Mức độ tác động của các tiêu chí/lĩnh vực........................................... 71 Bảng 3.12. Ý kiến đề xuất của GV đối với việc ĐG GV theo Chuẩn ..................... 73 4
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, thế giới đang bước vào một kỉ nguyên phát triển sôi động đòi hỏi bất kì một quốc gia nào nếu không muốn rơi vào tình trạng lạc hậu, trì trệ đều phải dốc sức trang bị cho mình về mọi mặt. Trong đó, đầu tư phát triển giáo dục là một trong những biện pháp tích cực và thông minh nhất. Chính vì vậy giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân” (theo Luật Giáo dục). Giáo dục tiểu học (GDTH) là bậc giáo dục nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục ở bậc học này nhằm giúp học sinh (HS) hình thành nên những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để HS tiếp tục học lên các bậc học cao hơn, do vậy GDTH có vị trí, vai trò to lớn. Những yêu cầu trên đây sẽ không thể thực hiện được nếu không có đội ngũ giáo viên (GV) đủ năng lực. Đội ngũ GV là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Giáo viên tiểu học (GVTH) là người góp phần quyết định trong việc thực hiện có chất lượng hoạt động dạy và học, thực hiện phổ cập GDTH. Lời nói, cử chỉ, cuộc sống lao động sư phạm của họ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của mỗi HS. Nhấn mạnh về ý nghĩa này, K.D.Usinxki đã chỉ ra: “Trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách người giáo dục, bởi vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách của con người mà có. Không một điều lệ, chương trình, không một cơ quan giáo dục nào dù có được tạo ra một cách khôn khéo như thế nào cũng không thể thay thế được nhân cách của con người trong sự nghiệp giáo dục. Không một sách giáo khoa, một lời khuyên răn nào, một hình phạt, một khen thưởng nào có thể thay thế ảnh hưởng cá nhân người thầy giáo đối với học sinh” (theo K.D.Usinxki. Toàn tập. Tập II, Nxb Viện KHGD Nước CHLB Nga, 1948, tr.63), trong đó phương pháp giảng dạy (PPGD) của người GV góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế Điều 24- Luật Giáo dục qui định: “Phương pháp giảng dạy tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng 5
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Người GVTH có vị trí, vai trò quan trọng như vậy nên những yêu cầu cơ bản đối với GVTH phải bao gồm ba lĩnh vực: phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; kiến thức và kĩ năng sư phạm. Trong nhiều năm qua, GVTH nước ta được đào tạo từ nhiều thế hệ khác nhau để đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em ở khắp mọi vùng đất nước. Đến thời điểm hiện nay, sự phát triển GDTH đã đi vào ổn định, tình trạng thiếu GVTH dần dần được khắc phục. Công cuộc đổi mới Chương trình GDTH đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất và năng lực đối với người GVTH. Do đó, để đánh giá (ĐG) đúng chất lượng GV, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chuẩn nghề nghiệp GVTH (theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 04 tháng 5 năm 2007). ĐG GV theo Chuẩn nghề nghiệp đã được các sở giáo dục trên toàn quốc tiến hành áp dụng kể từ cuối tháng 5 năm 2007, trong đó có sở Giáo dục Khánh Hoà. Việc ĐG GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp nhằm mục đích chủ yếu là giúp mỗi GV tự ĐG mình, từ đó tự đề ra kế hoạch rèn luyện phấn đấu, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực nghề nghiệp, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc ĐG GV theo Chuẩn sau hơn ba năm thực hiện ở các trường tiểu học đến nay chưa có những nghiên cứu nhằm ĐG tác động của việc áp dụng Chuẩn đến hoạt động đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) của GV. Nhiều nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và ở bậc tiểu học nói riêng trong cả nước vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân: việc đầu tư cho GDTH chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu, cuộc sống của đội ngũ GV gặp nhiều khó khăn, việc đào tạo, bồi dưỡng GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cách dạy, học vẫn còn lạc hậu. Hiện tượng thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép, thầy nói trò nhắc lại, đọc theo, nói theo, thầy tích cực giảng mọi điều trong khi trò chỉ ngoan ngoãn nghe thầy giảng, xem thầy làm diễn ra khá phổ biến trong các tiết dạy. Các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại trong giảng dạy chưa được GV chú trọng sử dụng, do đó chưa phát huy được tính tích cực, tính ham học hỏi trong HS. Nói cách 6
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục khác, việc dạy học chủ yếu do GV tiến hành chủ yếu bằng các tiết giảng nhằm mục đích truyền thụ kiến thức do chương trình qui định vào đầu HS bằng các PPDH truyền thống như: phương pháp (PP) thuyết trình, PP giảng giải, PP vấn đáp…., thiếu sự sáng tạo và sự phối hợp nhuần nhuyễn các PP khác nhau trong dạy học. Những hoạt động nhằm phát triển nhân cách cho HS cũng ít được chú ý. Là GVTH ở một trường tiểu học ven nội thành, cách thành phố Nha Trang 10 km, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, người dân chủ yếu sống bằng nghề làm nông, đánh bắt cá, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, tôi nhận thấy hằng ngày đến lớp HS nơi đây tiếp thu kiến thức từ GV thông qua các tiết dạy với PP sử dụng chủ yếu là giảng giải: thầy giảng, trò nghe và ghi chép một cách thụ động, chưa phát huy được tính sáng tạo, tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức của các em. PPDH nhằm phát huy tính tích cực của HS hầu như chỉ được GV sử dụng trong các tiết dạy khi có sự tham gia ĐG của Ban Giám hiệu, của các tổ chuyên môn như: thao giảng cấp tổ, hội giảng cấp trường… Với cách dạy, cách học nói trên không thể đào tạo được một thế hệ trẻ thông minh, năng động, sẵn sàng đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống trong xã hội hiện đại. Thực trạng này theo tác giả có lẽ đang diễn ra không chỉ ở Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 mà còn ở nhiều trường tiểu học khác tại TP. Nha Trang. Từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: “Tác động của Chuẩn nghề nghiệp đến phương pháp giảng dạy của giáo viên Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 – TP. Nha Trang” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tại Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 – TP. Nha Trang, tác giả mong muốn đề xuất giải pháp ĐG GV theo Chuẩn nghề nghiệp nhằm góp phần cải tiến PPGD của GVTH theo hướng tích cực. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Sự thay đổi về PPDH của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 trước và sau khi áp dụng Chuẩn. 7
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục - Những lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn góp phần làm thay đổi PPGD của GV theo hướng tích cực. - Cách thức tổ chức việc ĐG GV theo Chuẩn để góp phần cải tiến PPDH của GV theo hướng tích cực. 4. Câu hỏi nghiên cứu - PPDH của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 trước và sau khi áp dụng Chuẩn thay đổi như thế nào? - Hình thức dạy học (HTDH) được GV áp dụng trong giảng dạy trước và sau khi áp dụng Chuẩn thay đổi như thế nào? - Những thiết bị/đồ dùng dạy học (ĐDDH) nào được GV sử dụng trong tiết dạy trước và sau khi áp dụng Chuẩn? - Thái độ học tập của HS trước và sau khi áp dụng Chuẩn thay đổi như thế nào? - Những lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí nào của Chuẩn góp phần cải tiến PPDH của GV theo hướng tích cực? 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu - GV dạy tiểu học Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 - Cán bộ quản lí Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 5.2. Đối tượng nghiên cứu - Việc ĐG GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp - PPGD của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 5.3. Mẫu khảo sát Việc khảo sát thu thập số liệu được tiến hành tại Trường tiểu học Vĩnh Lương 1. Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 hiện có 29 GV tham gia giảng dạy. Trong đó có 24 GV dạy tiểu học, còn lại 5 GV dạy bộ môn. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu PPGD của GV dạy tiểu học và với số lượng GV ít nên tác giả tiến hành khảo sát trên toàn bộ 24 GV dạy tiểu học ở trường. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành khảo sát lấy ý kiến của hai cán bộ quản lí nhà trường. 8
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu ĐG GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp có thể tác động đến nhiều mặt của GV. Tuy nhiên đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu tác động đến PPGD của GV. 6.2. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu này chỉ được thực hiện đối với GV dạy tiểu học Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 – TP. Nha Trang (ngoại trừ GV dạy môn năng khiếu) 7. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài xác định các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài như: Lí luận giáo dục học dạy học tiểu học: Tìm hiểu lí luận về quá trình, nguyên tắc, cũng như nội dung, PP và các HTDH tiểu học. Lí luận về vai trò của hoạt động ĐG GV. Tìm hiểu nội dung Chuẩn nghề nghiệp và qui trình ĐG GV tiểu học theo quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT. - Tìm hiểu hoạt động ĐG GV tại Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 về quy trình và kết quả ĐG GV theo Chuẩn. - Tìm hiểu PPGD của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 trước và sau khi áp dụng Chuẩn. - Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 đối với việc ĐG GV theo Chuẩn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Dạng thiết kế nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả chọn PP nghiên cứu định tính kết hợp với PP nghiên cứu định lượng vì mỗi một PP có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Sự kết hợp này sẽ giúp nghiên cứu đưa ra những kết luận có giá trị. PP nghiên cứu định tính bao gồm sự phối hợp của nhiều PP khác nhau: PP phỏng vấn sâu, PP quan sát, 9
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục PP nghiên cứu tài liệu để thu được những thông tin về đề tài theo chiều sâu. Ở PP định lượng, PP thống kê mô tả sẽ góp phần giúp tác giả đưa ra những kết luận chính xác. 8.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: 8.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Mục tiêu của nghiên cứu tài liệu nhằm xác định những cơ sở lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu các tài liệu lí luận, sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo… có liên quan đến vấn đề về PPGD, về ĐG GV nói chung và ĐG GV tiểu học nói riêng nhằm hệ thống hóa để làm cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. 8.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm có được những ĐG ban đầu về cách ĐG GV theo Chuẩn và ảnh hưởng của việc ĐG này đến PPGD của GV. 8.2.2.2. Phương pháp khảo sát Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về các phương pháp, các thiết bị dạy học được GV sử dụng. Ngoài ra, ở phương pháp khảo sát này tác giả còn thu thập được dữ liệu về mức độ ảnh hưởng của các yêu cầu/ tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp đến PPGD của GV. 8.2.2.3. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát lớp học bằng cách dự giờ tại lớp hoặc quan sát ngoài lớp giúp mô tả rõ hơn thực trạng về PPGD của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1. 9. Phạm vi, thời gian khảo sát - Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu ngắn và do nguồn kinh phí hạn hẹp nên nghiên cứu này chỉ được thực hiện ở Trường tiểu học Vĩnh Lương 1. - Thời gian triển khai nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài dự kiến sẽ được tiến hành trong 6 tháng kể từ tháng 5/2010 đến tháng 6/2011. 10. Ý nghĩa của nghiên cứu 10
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về PPGD cũng như việc ĐG GV theo Chuẩn hiện nay của Trường tiểu học Vĩnh Lương 1. Đồng thời nghiên cứu cho thấy tác động của việc ĐG GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp đến PPGD của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1. Từ đó, tác giả xin đưa ra một vài đề xuất trong công tác ĐG GV nhằm cải tiến PPGD của GV. 11. Những vấn đề đạo đức có thể nảy sinh - Trong việc thu thập thông tin bằng phiếu hỏi, phỏng vấn hay dự giờ quan sát lớp học nghiên cứu viên cần được sự cho phép của đơn vị, cá nhân cần khảo sát và cần đảm bảo việc thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát đúng địa bàn nghiên cứu. - Trong quá trình phân tích và lí giải dữ liệu cần đảm bảo bảo mật thông tin cũng như đảm bảo tính khuyết danh. Sau khi đã phân tích dữ liệu, cần đảm bảo việc lưu giữ dữ liệu, không tuỳ tiện chuyển cho người khác. 11
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở giáo dục học dạy học tiểu học 1.1.1. Quá trình dạy học tiểu học 1.1.1.1. Khái niệm về quá trình dạy học [10] Quá trình dạy học là toàn bộ hoạt động của GV và HS được GV hướng dẫn nhằm làm cho HS tự giác nắm vững hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và trong quá trình đó phát triển được năng lực nhận thức, năng lực hành động và hình thành những cơ sở của thế giới quan. 1.1.1.2. Bản chất quá trình dạy học tiểu học [10] a, Tính chất hai mặt của quá trình dạy học Quá trình dạy học luôn bao gồm hoạt động dạy (GV) và hoạt động học (HS). - Hoạt động dạy: GV có vai trò chủ đạo, truyền đạt tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục cho HS thế giới quan. GV chỉ đạo nhận thức của HS. - Hoạt động học: HS có vai trò tích cực, chủ động với tư cách là chủ thể nhận thức. Đây là quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS. HS không chỉ nắm kiến thức của thầy, họ còn tiếp thu từ nhiều nguồn khác. Tóm lại, hoạt động nhận thức của loài người (HS) là hoạt động dạy học cho thế hệ trẻ (GV) chính là hai dạng hoạt động đặc biệt: hoạt động dạy và hoạt động học, phản ánh tính chất của quá trình dạy học. Nói một cách khác, quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức của HS. b, Học tập là một hình thức đặc biệt của nhận thức cá thể của con người Học tập là nhận thức thế giới khách quan, phản ánh nó vào ý thức của mình: HS nhận thức khoa học dưới hình thức đặc biệt đó là những tri thức khoa học được rút gọn, hệ thống hóa và được gia công về mặt sư phạm dưới hình thức các môn học, tài liệu, sách giáo khoa. c, Mối quan hệ thầy-trò trong quá trình dạy học c1, Sự thống nhất biện chứng dạy (GV)- học (HS) D (GV) H (HS) 12
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Đây là qui luật cơ bản của quá trình dạy học: đó là qui luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học. - Qui luật này phản ánh sự tác động qua lại tích cực giữa hai nhân tố của quá trình dạy học: D H. Nếu thiếu sự tác động qua lại tích cực giữa chúng thì sẽ không có quá trình dạy học. - Qui luật này cũng chi phối các tính qui luật khác: Dạy học Phương tiện dạy học Dạy học Giáo dục… c2, Mối quan hệ thầy - trò - GV, HS đều là các nhân tố trung tâm. - GV là chủ đạo, là người tổ chức, điều khiển. - HS là chủ thể của hoạt động nhận thức - học tập. - HS vừa là khách thể, vừa là chủ thể của nhận thức. Nhìn vào cơ chế mối quan hệ thầy - trò, chúng ta thấy vai trò tự lập của người học (HS) được đề cao trong quá trình dạy học. 1.1.1.3. Động lực quá trình dạy học tiểu học [10] - Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các sự vật, hiện tượng vận động và phát triển là do sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập. Ở đây có sự tồn tại hai mâu thuẫn: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong: là nguồn gốc của sự phát triển Mâu thuẫn bên ngoài: là điều kiện của sự phát triển - Như vậy động lực của quá trình dạy học chính là sự giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn bên trong. - Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học tiểu học là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ nhận thức và thực tiễn mà việc dạy học đề ra cho HS và một bên là trình độ phát triển trí tuệ hiện có của họ. Một khi giải quyết mâu thuẫn này sẽ tạo ra động lực chủ yếu của quá trình dạy học. 13
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục 1.1.1.4. Lôgic của quá trình dạy học tiểu học [10] a, Khái niệm Lôgic của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp qui luật nhằm đảm bảo cho HS đi từ trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tương ứng với lúc bắt đầu nghiên cứu khoa học (hay đề mục) nào đó đến trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tương ứng với lúc kết thúc môn học (hay đề mục) nào đó. b, Các khâu của quá trình dạy học tiểu học - Đề xuất và gây ý thức về nhiệm vụ nhận thức - Lãnh hội tri thức mới, hình thành khái niệm 1.1.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học tiểu học 1.1.2.1 Khái niệm chung về nguyên tắc dạy học [10] - Các nguyên tắc dạy học là các luận điểm cơ bản có tính qui luật của lí luận dạy học, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích giảng dạy nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ dạy học đề ra. 1.1.2.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học tiểu học [10] a, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục - Trong quá trình dạy học phải võ trang cho HS những tri thức khoa học chân chính, chính xác, phản ánh những thành tựu hiện đại của khoa học kĩ thuật và văn hóa, phải dần dần giúp cho HS tiếp xúc một số PP nghiên cứu, có thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. - Bồi dưỡng cho HS một cách có hệ thống những quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, tư duy; những phẩm chất đạo đức như ý thức làm chủ tập thể, ý thức lao động, lòng yêu nước. Nói một cách khác phải thông qua dạy chữ mà dạy người. b, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận với thực tiễn - Trong quá trình dạy học phải làm cho HS nắm vững những tri thức lí thuyết, tác dụng của tri thức này với đời sống, đối với thực tiễn và những kĩ năng vận dụng chúng nhằm góp phần cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân, đảm bảo “Học đi đôi với hành” 14
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục c, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng - Trong quá trình dạy học phải làm cho HS tiếp xúc trực tiếp với những sự vật, hiện tượng hay những hình tượng của chúng, từ đó đi đến chỗ nắm được những khái niệm, những qui luật, những lí thuyết khái quát. - Hoặc ngược lại với quá trình trên, có thể cho HS nắm những cái trừu tượng, khái quát rồi xem xét những sự vật, hiện tượng cụ thể. Nguyên tắc này còn đòi hỏi phải đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng. d, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng. - Trong quá trình dạy học, những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo truyền đạt phải phù hợp với lứa tuổi của HS. Người GV tiểu học phải lưu ý đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học trong quá trình giảng bài và sử dụng các PP dạy và học khác nhau. e, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và tính mềm dẻo của tư duy - Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho HS nắm được vững chắc những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và khi cần có thể nhớ lại và vận dụng linh hoạt vào các tình huống nhận thức hay hoạt động thực tiễn khác nhau. - Quá trình nắm vững chắc tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có liên quan mật thiết đến chức năng tư duy. Do đó phải rèn luyện được cho HS phẩm chất tư duy nói chung và phẩm chất tư duy mềm dẻo nói riêng. Phẩm chất này đảm bảo cho HS có thể có khả năng cơ động trong việc vận dụng những điều đã học vào cả tình huống đã học và tình huống mới. f, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của HS và vai trò chủ đạo của GV - Quá trình nhận thức của HS là một quá trình trong đó HS với tư cách là chủ thể phản ánh thế giới quan vào ý thức của mình: nắm được bản chất và các qui luật của nó, vận dụng các qui luật này để làm biến đổi nó, cải tạo nó. 15
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Như vậy, quá trình nhận thức sẽ đi từ nhận thức cảm tính → nhận thức lí tính → thực tiễn: điều này chỉ có khi HS tự giác, tích cực, độc lập hoạt động. Hơn nữa, quá trình này được hoàn thành nhờ sự tác động qua lại giữa thầy và trò, giữa dạy và học. 1.1.3. Hệ thống các phương pháp dạy học tiểu học 1.1.3.1. Khái niệm chung và các đặc điểm phương pháp dạy học tiểu học [10] a, Khái niệm chung PPDH là PP được xây dựng và vận dụng vào một quá trình cụ thể: quá trình dạy học. Quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của HS được tiến hành dưới tác dụng chủ đạo của thầy. Như vậy PPDH với tư cách là tổng hợp những cách thức hoạt động của thầy và trò, phải góp phần tích cực của mình - nhiều khi góp phần quyết định vào việc thực hiện quá trình nhận thức độc đáo của HS. b, Đặc điểm PPDH tiểu học - Phụ thuộc vào nội dung dạy học tiểu học. - Phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi ở trẻ. - Các PPDH phải đan xen lẫn nhau, bởi sự tập trung chú ý ở trẻ kém, kéo dài không được lâu. - Nhận thức của trẻ chủ yếu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng nên vai trò của PPDH trực quan trong nhà trường là cực kì quan trọng. Tóm lại, PPDH tiểu học có mối liên quan mật thiết đến mục đích, nội dung dạy học cũng như đặc điểm lứa tuổi của trẻ và hơn hết, phụ thuộc vào chính người thầy ở tiểu học. 1.1.3.2. Phương pháp dạy học tích cực a, Khái niệm [18] Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. “Tích cực” trong PPDHTC được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động trái với nghĩa không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. b, Bản chất của dạy học tích cực [18] 16
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục - Cốt lõi của đổi mới dạy học, của dạy học tích cực là nhằm tạo ra hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. - Kế thừa và phát triển những mặt tích cực trong các PPDH truyền thống, đồng thời áp dụng các PPDH hiện đại. - Giảng dạy theo PP tích cực, người học là đối tượng của hoạt động dạy nhưng đồng thời cũng là chủ thể của hoạt động học; họ được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo thông qua đó tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức. Quá trình này hoàn toàn đối lập với việc thụ động tiếp thu những tri thức do GV sắp đặt và truyền đạt. - Giảng dạy theo PP tích cực, GV không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà phải hướng dẫn HS hoạt động và tham gia tích cực vào các hoạt động. PPDHTC tạo ra một môi trường học tập an toàn và có sự tác động qua lại giữa GV và HS nhằm thực hiện tối ưu quá trình dạy học. c, Đặc trưng của PPDHTC [18] c1, Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS - Có cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập khác nhau sẽ giúp cho HS có hứng thú hơn trong quá trình học tập. - PPDHTC là một quá trình học tập đa hướng thông qua các quan hệ thầy- trò, trò-thầy, trò-trò. PPDHTC liên quan với kinh nghiệm học tập dựa trên các hoạt động dưới nhiều hình thức như nhóm nhỏ, theo cặp hoặc cá nhân. c2, Dạy và học chú trọng tới rèn luyện phương pháp tự học - PPDHTC coi việc rèn luyện PP học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả mà còn là một mục tiêu. Bởi trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ của khoa học, thông tin, kĩ thuật công nghệ thì không thể áp dụng lối dạy nhồi nhét. Do đó phải quan tâm dạy cho trẻ PP học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng. - Một trong những hình thức phát huy tính tích cực trong học tập của HS là hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng: “học cách học”, tức là kĩ năng khiến HS tự học. 17
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục c3, Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác Trong một lớp học, trình độ kiến thức, tư duy của HS thường không đồng đều, vì vậy khi áp dụng PPDHTC cần chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập. c4, Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò Trong PPDHTC, GV hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự ĐG để tự điều chỉnh cách học. GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia ĐG lẫn nhau. Tự ĐG đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống. Sau đây, tác giả xin giới thiệu một số PPDH tiểu học. 1.1.3.3. Hệ thống các phương pháp dạy học tiểu học a, Nhóm các phương pháp dùng lời và chữ [10] a1, Các phương pháp thuyết trình - Khái niệm chung: Các PP thuyết trình là các PP dùng lời nói sinh động, giàu hình ảnh để trình bày một cách có hệ thống những tri thức khoa học cho HS. - Các phương pháp thuyết trình cơ bản: Giảng thuật: Là một PP thuyết trình bao gồm các yếu tố trần thuật là mô tả. Giảng giải: là PP thuyết trình bao gồm các yếu tố giảng giải và giải thích rõ những khái niệm, thuật ngữ, qui tắc…xác lập những mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhân quả, những qui luật, tức là vạch rõ bản chất lôgic của một hiện tượng này khác. Giảng giải được sử dụng trong tất cả các giờ học thường được kết hợp với chứng minh. - Ưu và khuyết điểm của phương pháp thuyết trình Ưu điểm: Giúp HS lĩnh hội tri thức có hệ thống, hoàn chỉnh nhất là những vấn đề phức tạp, trừu tượng. Mặt khác, PP này giúp GV có thể truyền lượng thông tin trong thời gian ngắn. 18
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Nhược điểm: Dễ làm cho HS thụ động, mệt mỏi, căng thẳng vì HS đóng vai trò là người nghe chủ yếu, phải tiếp thu một khối lượng tri thức lớn trong một thời gian dài. Chúng không cho phép GV chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức cũng như không thể kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức ở từng HS. a2, Các phương pháp vấn đáp Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học nhằm gợi mở, làm sáng tỏ những vấn đề mới - Vấn đáp gợi mở: GV khéo léo đặt những câu hỏi dẫn dắt HS cần rút ra được kết luận nào đó. - Vấn đáp củng cố: Được vận dụng sau khi giảng tri thức mới, giúp HS hoàn thiện tài liệu từ trước, khái quát hóa, tổng kết những điều đã học (ôn tập, luyện tập…) - Vấn đáp kiểm tra: Được sử dụng trước, trong, sau giờ giảng, sau khi học xong một hay nhiều bài, một hay nhiều chương hoặc toàn bộ giáo trình. - Vấn đáp tổng kết: Được sử dụng khi cần dẫn dắt HS khái quát hóa, hệ thống hóa những điều đã học qua một số bài, một số chương hay cả giáo trình. - Ưu và khuyết điểm của phương pháp vấn đáp Ưu điểm: Có tác dụng kích thích tính tích cực học tập, tăng cường sự chú ý và gây hứng thú học tập cho HS, làm cho không khí lớp học sôi nổi, HS học tập có hiệu quả. Ngoài ra, PP vấn đáp còn tạo điều kiện cho GV rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt nội dung các vấn đề bằng ngôn ngữ nói một cách chuẩn xác. Qua việc hỏi đáp giữa GV và HS, GV có thể thu được những tín hiệu ngược phản ánh từ phía HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học nhằm đạt kết quả cao hơn. Nhược điểm: Nếu việc chuẩn bị các câu hỏi không chu đáo và tổ chức, điều khiển hỏi-đáp không khoa học, hợp lí sẽ dễ làm mất thời gian, không tập trung trí tuệ của cả lớp, ảnh hưởng đến thời gian và việc thực hiện kế hoạch của bài học nên hiệu quả dạy học không cao. b, Nhóm các phương pháp dạy học trực quan [10] b1, Khái niệm chung: 19
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Các PPDH trực quan bao gồm các PP quan sát và PP trình bày trực quan. Hai PP này liên hệ với nhau, khi trình bày các phương tiện trực quan, HS không thể không tiến hành quan sát chúng một cách khoa học. - Quan sát: đây là một PP nhận thức cảm tính tích cực. Nó được sử dụng rộng rãi trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn toán và tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giúp HS rút ra những kết luận cần thiết. - Trình bày trực quan: là PP sử dụng các phương tiện trực quan trước – trong - sau khi nắm tài liệu mới. Nó còn được sử dụng trong quá trình ôn tập, củng cố, thậm chí cả khi kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. b2, Cách thức thực hiện chung: - Lựa chọn PPDH trực quan sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ dạy học. - Giải thích rõ mục đích trình bày trực quan. - Đảm bảo phát triển óc quan sát - năng lực quan sát nhanh, chính xác và độc lập. - Đảm bảo cho tất cả HS được quan sát các sự vật, hiện tượng đủ, rõ ràng. - Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các phương tiện trực quan. - Ưu và khuyết điểm của phương pháp dạy học trực quan Ưu điểm: PP trực quan nếu được tổ chức thực hiện tốt thông qua việc hướng dẫn HS độc lập quan sát hoặc trình bày các phương tiện trực quan một cách khéo léo sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan và kết hợp được thường xuyên hai hệ thống tín hiệu (nói và viết), tạo điều kiện cho HS dễ hiểu, nhớ lâu, giảm bớt sự căng thẳng thần kinh trong học tập. Đồng thời phát triển ở HS năng lực chú ý, năng lực quan sát, bồi dưỡng hứng thú học tập, óc tò mò khoa học… Nhược điểm: Những phương tiện trực quan, nếu không được sử dụng đúng mức và bị lạm dụng dễ làm cho HS phân tán chú ý, không tập trung vào những nội dung cơ bản, chủ yếu của bài học thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng. c, Nhóm các phương pháp dạy học thực hành [10] 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp giảng dạy của giảng viên (nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn)
100 p | 234 | 85
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn: TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO KHU VỰC THÁI NGUYÊN
112 p | 133 | 38
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích tác động của vữa bê tông lên ván khuôn theo một số tiêu chuẩn
26 p | 111 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam
79 p | 57 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế hàng tồn kho – Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh
140 p | 45 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
151 p | 15 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tại tỉnh Bình Dương
132 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế - Nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
134 p | 46 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của nỗ lực marketing qua mạng xã hội (social media marketing) đến ý định theo học chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
26 p | 17 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của thay đổi trong tỷ giá hối đoái đến cầu xuất khẩu thủy sản Việt Nam
137 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công Việt Nam khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế
133 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến đo lường giá trị hợp lý trong kế toán của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
139 p | 22 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá tác động môi trường dự án khu sinh thái Khe Hang Dầu, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
72 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của sự khác biệt khuôn khổ kế toán tới kết quả đánh giá các ngân hàng thương mại theo hệ thống CAMELS tại Việt Nam
66 p | 21 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Hà Nội và tác động của nó đến chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn hiện nay
19 p | 52 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi
129 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn