intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

49
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu kiểm định tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách giúp các ngân hàng lựa chọn phương án tăng vốn hợp lý nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động trên cơ sở các ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn theo quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ NHƯ QUỲNH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆTNAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ NHƯ QUỲNH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HỒ AN CHÂU Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
  3. Tóm tắt luận văn Bài nghiên cứu mong muốn giúp các ngân hàng TMCP Việt Nam gia tăng hiệu quả hoạt động thông qua tác động đến cấu trúc vốn, đồng thời tìm ra phương án tăng vốn hợp lý để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về vốn theo quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế. Mô hình nghiên cứu xem xét tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong mối tương quan với các nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng, cụ thể là quy mô, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ cho vay, mức độ tập trung thị trường, tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát lên tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng. Sử dụng số liệu của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017, áp dụng phương pháp ước lượng các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và GMM (Generalized Methods of Moments), bài nghiên cứu tìm thấy cấu trúc vốn có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trong khi tỷ lệ tiền gửi có tác động ngược chiều. Bài nghiên cứu kết luận các ngân hàng nên lựa chọn tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời nâng cao năng lực tài chính.
  4. Lời cam đoan Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
  5. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Hồ An Châu, giảng viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, nhờ những kiến thức được truyền đạt từ các thầy cô trong quá trình đào tạo, em mới có thể thực hiện luận văn này. Con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình vì đã luôn là điểm tựa vững chắc và đã tạo điều kiện tốt nhất để con có thể hoàn thiện luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến những đồng nghiệp đã ủng hộ và cổ vũ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
  6. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 2 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 1.5 Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................................... 5 1.6 Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ........................................................................................................ 7 2.1 Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng .............................................................................................................................. 7 2.1.1 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng ................................................................ 7 2.1.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 7 2.1.1.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng .......................................... 8 2.1.2 Cấu trúc vốn và tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ............................................................................................................................ 11 2.1.2.1 Cấu trúc vốn .............................................................................................. 11 2.1.2.2. Các lý thuyết về cấu trúc vốn doanh nghiệp ............................................ 12 2.1.2.3 Các lý thuyết về cấu trúc vốn ngân hàng................................................... 15 2.1.3 Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ............. 17 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước ......................................................................... 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 27 3.1 Cơ sở dữ liệu ........................................................................................................ 27 3.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 27 3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 32
  7. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 35 4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ................................................................... 35 4.2 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 37 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................... 49 5.1 Kết luận ................................................................................................................ 49 5.2 Hàm ý chính sách ................................................................................................. 50 5.3 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai ........................... 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 54 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 62
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2SLS : Phương pháp bình phương nhỏ nhất 2 giai đoạn CAP : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn CAR : Tỷ lệ an toàn vốn D-GMM : Difference Generalized Methods of Moments DEPOSIT : Tỷ lệ tiền gửi ECB : Ngân hàng Trung Ương Châu Âu EVA : Giá trị kinh tế gia tăng FED : Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ FEM : Fixed Effects Model – Mô hình các ảnh hưởng cố định GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GDPG : Tốc độ tăng trưởng GDP GMM : Generalized Methods of Moments LOAN : Tỷ lệ cho vay NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NIM : Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu REM : Random Effects Model – Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên S-GMM : System Generalized Methods of Moments RISK : Rủi ro ngân hàng SIZE : Quy mô ngân hàng TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm ...................................... 24 Bảng 3.1: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình ................................................. 31 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ................................................................................ 35 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ......................................... 36 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình FEM và REM cho ROE và ROA ......................... 37 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman với ROE .......................................................... 38 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman với ROA .......................................................... 39 Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra tính đa cộng tuyến.............................................................. 41 Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tự tương quan đối với mô hình có biến phụ thuộc là ROE 41 Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra tự tương quan đối với mô hình có biến phụ thuộc là ROA41 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình với biến phụ thuộc ROE ...................................................................................................................... 42 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình với biến phụ thuộc ROA ..................................................................................................................... 42 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy theo mô hình GMM .......................................................... 43 Bảng 4.12: Giá trị trung bình của cấu trúc vốn ngân hàng qua các năm ....................... 45
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề Ngân hàng đang là những chủ thể tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào quá trình hội nhập và phát triển của đất nước. Một hệ thống ngân hàng hoạt động thông suốt và hiệu quả sẽ giúp nền kinh tế phát triển bền vững. Ngược lại, một ngân hàng yếu kém, nguy cơ thua lỗ, phá sản sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ đến từ các ngân hàng trong nước mà còn đến từ các ngân hàng nước ngoài. Chính vì vậy, các ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển bền vững, đồng thời việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hiện có rất nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, bao gồm các nhân tố bên trong như quy mô, cấu trúc vốn, mức độ thanh khoản, rủi ro tín dụng, … và các nhân tố bên ngoài, bao gồm các nhân tố đặc trưng ngành và các nhân tố kinh tế vĩ mô, như mức độ tập trung thị trường, tăng trưởng GDP, lạm phát, … (Athanasoglou, 2008). Trong những yếu tố nêu trên, cấu trúc vốn của ngân hàng được xem là một yếu tố quan trọng và có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một cấu trúc vốn bất hợp lý sẽ dẫn tới kết quả kinh doanh kém hiệu quả của ngân hàng, từ đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến toàn hệ thống ngân hàng và sự bất ổn của nền kinh tế. Chính vì vậy, một cấu trúc vốn an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của các ngân hàng được xem là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng hiện tồn tại nhiều quan điểm trái chiều. Berger và Patti (2006) cho rằng cấu trúc vốn có tác động
  11. 2 ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trong khi Bandt và cộng sự (2014) ủng hộ quan điểm cấu trúc vốn có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hoffmann (2010) lại tìm thấy mối quan hệ không đơn điệu giữa cấu trúc vốn với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cụ thể tồn tại một ngưỡng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn, mà nếu dưới mức ngưỡng này, cấu trúc vốn có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và ngược lại, nếu trên mức ngưỡng này, cấu trúc vốn có tác động cùng chiều. Tại Việt Nam, Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) tìm thấy cấu trúc vốn có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trong khi Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) cho rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa hai nhân tố trên. Việc nghiên cứu trên cùng đối tượng là các ngân hàng TMCP Việt Nam nhưng lại cho kết quả khác nhau đòi hỏi thêm nghiên cứu bổ sung nhằm kiểm định lại tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 2011 cho tới nay, nhằm thực hiện thành công mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế, Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2011 – 2020 và ba chương trình tái cơ cấu quan trọng là cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống TCTD. Tiếp nối thành công của Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015”, Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” được phê duyệt với mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý căn bản, triệt để nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các TCTD theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế, củng cố nền tảng để tăng hiệu quả, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh. Để thực hiện các mục tiêu trên, Đề án đã đưa ra các giải pháp chung bao gồm: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, chuyển đổi mô hình
  12. 3 kinh doanh, quản trị, điều hành của TCTD; tăng cường đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và đưa ra các giải pháp hỗ trợ. Trong đó, để nâng cao năng lực tài chính, các TCTD cần phải tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có để đảm bảo mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, các TCTD phải xây dựng và triển khai lộ trình tăng vốn tự có từ các nguồn: Phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn góp từ các cổ đông chiến lược trong và ngoài nước; Tăng vốn từ nguồn cổ tức hàng năm hoặc từ nguồn thặng dư phát hành, lợi nhuận để lại; Phát hành trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ dài hạn để tạo dựng nguồn vốn ổn định; Một số TCTD có uy tín lớn có thể lựa chọn giải pháp niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế. Mục tiêu đến cuối năm 2020 các NHTM phải đảm bảo mức vốn tự có theo chuẩn mực vốn Basel II (theo phương pháp tiêu chuẩn). Thời gian qua, các ngân hàng tăng vốn bằng nhiều cách như phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, chủ động giữ lại lợi nhuận, phát hành trái phiếu hoặc tìm kiếm nguồn vốn tài trợ từ các định chế tài chính quốc tế. Phát hành cổ phần thường là lựa chọn của nhiều ngân hàng trong quá khứ như Vietcombank (bán cổ phần cho Mizuho Corporate Bank năm 2012), Vietinbank (bán cổ phần cho Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ, Ltd. năm 2013), BIDV (phát hành cổ phần bổ sung cho cổ đông hiện hữu năm 2013). Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các ngân hàng đang có xu hướng gọi vốn bằng phát hành trái phiếu như VietinBank (chào bán trái phiếu năm 2017, 2018), HD Bank (phát hành trái phiếu năm 2018) hoặc tìm đến nguồn vốn tài trợ từ các định chế tài chính nước ngoài (TPBank vay từ IFC – International Finance Corporation, năm 2018). Tuy nhiên, việc tăng vốn như vậy có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng hay không? Liệu các NHTMCP nên tăng vốn bằng phát hành trái phiếu (nợ) hay cổ phiếu (vốn cổ phần) để gia tăng hiệu quả hoạt động?
  13. 4 Chính vì vậy, bài nghiên cứu “Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam” là cần thiết trong bối cảnh các ngân hàng phải đáp ứng chuẩn mực vốn Basel II trên lộ trình tái cấu trúc TCTD do Chính Phủ đề ra. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu kiểm định tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách giúp các ngân hàng lựa chọn phương án tăng vốn hợp lý nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động trên cơ sở các ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn theo quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế. Mục tiêu cụ thể như sau: - Nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam. - Lựa chọn phương án tăng vốn hợp lý cho các ngân hàng. Để đạt được mục tiêu nêu trên, bài nghiên cứu sẽ làm rõ câu hỏi sau đây: - Cấu trúc vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam hay không? Nếu có, mức độ và chiều hướng tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP tại Việt Nam như thế nào? - Trên cơ sở đó, ngân hàng TMCP Việt Nam nên lựa chọn phương án tăng vốn như thế nào để gia tăng hiệu quả hoạt động, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về vốn theo quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Bài nghiên cứu dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian 2008-2017.
  14. 5 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017. Với dữ liệu dạng bảng, phương pháp ước lượng được sử dụng nhiều hơn là mô hình các ảnh hưởng cố định FEM và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên REM. Sau đó, nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để đánh giá mô hình FEM hay REM là phù hợp hơn và rút ra kết luận. Tuy nhiên, một nhược điểm của dữ liệu bảng với số cá thể quan sát lớn trong chuỗi thời gian ngắn thường phát sinh hiện tượng phương sai thay đổi và tồn tại vấn đề nội sinh trong mô hình. Chính vì vậy, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình, sau đó sử dụng mô hình GMM để khắc phục hiện tượng nội sinh và phương sai thay đổi, từ đó phân tích chiều hướng tác động của các nhân tố. 1.5 Đóng góp của nghiên cứu Với đề tài “Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam”, tác giả kỳ vọng bài nghiên cứu mang lại những ý nghĩa như sau: Thứ nhất, tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng hiện tại còn nhiều quan điểm trái chiều, cụ thể là cấu trúc vốn có tác động cùng chiều, ngược chiều hoặc không đơn điệu lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bài nghiên cứu mong muốn góp một phần nhỏ vào nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam để củng cố các quan điểm trên. Thứ hai, mô hình nghiên cứu có tính đến tác động của các nhân tố bên ngoài gồm nhân tố ngành, nhân tố kinh tế vĩ mô như mức độ tập trung thị trường, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, … bên cạnh các nhân tố bên trong ngân hàng như cấu trúc vốn, quy mô, rủi ro, … trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong khi các bài nghiên cứu khác tại Việt Nam không sử dụng đầy đủ ba loại nhân tố trên. Điều
  15. 6 này góp phần phản ánh đầy đủ hơn tác động của cấu trúc vốn và các nhân tố khác lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thứ ba, bài nghiên cứu đưa ra các giải pháp và kiến nghị giúp các ngân hàng TMCP Việt Nam lựa chọn phương án tăng vốn phù hợp nhằm nâng cao năng lực tài chính nhưng vẫn đảm bảo gia tăng hiệu quả hoạt động. 1.6 Cấu trúc luận văn Luận văn có kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
  16. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng cách lần lượt trình bày các khái niệm, cách thức đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cấu trúc vốn và đi sâu vào phân tích tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chương này cũng giới thiệu một số lý thuyết về cấu trúc vốn ngân hàng trước khi đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. 2.1 Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng 2.1.1 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Có rất nhiều quan điểm về hiệu quả dựa trên các góc nhìn khác nhau. Theo Farrell (1957), hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những đầu ra đó, còn Daft (2008) cho rằng, hiệu quả là việc sử dụng tối thiểu các nguồn lực, bao gồm nguyên liệu, tài chính và con người để sản xuất được sản lượng đầu ra mong muốn. Vì ngân hàng là một chủ thể kinh doanh tương đối đặc biệt, nên tồn tại một số cách tiếp cận khác nhau về hoạt động của ngân hàng khi đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các cách tiếp cận đó là: cách tiếp cận “sản xuất”, cách tiếp cận “trung gian tài chính”, cách tiếp cận “hướng về lợi nhuận” và cách tiếp cận “giá trị tăng thêm” (Sufian, 2011). Cách tiếp cận “sản xuất” đưa ra bởi Benston (1965) được coi là cách tiếp cận truyền thống khi ngân hàng được coi là một chủ thể tạo ra các dịch vụ cho người gửi tiền hay nói cách khác, hoạt động của ngân hàng nhằm biến đổi các khoản tiền gửi
  17. 8 thành cách khoản cho vay. Theo quan điểm này, đầu vào của quá trình sản xuất là nhân viên ngân hàng và các tài sản hữu hình trong khi đầu ra là các khoản cho vay. Cách tiếp cận này dường như bỏ qua một hoạt động quan trọng của ngân hàng là hoạt động đầu tư (Berger và Humphrey, 1997). Ngược lại, cách tiếp cận “trung gian” lại cho rằng ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa người cho vay và người đi vay. Chính vì vậy, đầu ra của hoạt động ngân hàng chính là tổng số tiền cho vay và các khoản đầu tư chứng khoán trong khi đầu vào của quá trình đó là các khoản tiền gửi, nguồn nhân lực và các khoản tài sản hữu hình (Sealey và Lindley, 1997). Cách tiếp cận “trung gian tài chính” còn được phát triển thành cách tiếp cận “giá trị gia tăng”, trong đó, các khoản như tiền gửi và cho vay đều được coi là đầu ra vì các khoản mục này có ý nghĩa tạo ra giá trị tăng thêm. Cách tiếp cận “hướng về lợi nhuận” thì cho rằng ngân hàng cũng như một thực thể kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là tạo ra thu nhập từ các khoản chi phí đã bỏ ra cho hoạt động kinh doanh đó (Drake và cộng sự, 2006). Vì vậy, đầu ra của hoạt động ngân hàng chính là tổng thu nhập (thu nhập từ lãi và ngoài lãi) và đầu vào là tổng chi phí (chi phí lãi và chi phí ngoài lãi). Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn cách tiếp cận hiệu quả hoạt động của ngân hàng là “hướng về lợi nhuận”, tức hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đánh giá bằng cách so sánh lợi nhuận mà ngân hàng thu được với chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra trong một khoảng thời gian nhất định. 2.1.1.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng Có rất nhiều phương pháp khác nhau để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Những phương pháp này có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng có 2 phương pháp chủ yếu được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng: (i) Phương pháp truyền thống, dựa trên các chỉ số tài chính bằng cách phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng và (ii) Phương pháp phân tích hiệu quả biên thông qua tiếp cận tham số và phi tham số.
  18. 9 Các chỉ số tài chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích và phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Mỗi chỉ số cho biết mối quan hệ giữa hai biến số tài chính, qua đó cho phép phân tích và so sánh giữa các chi nhánh, giữa các ngân hàng và phân tích xu hướng biến động của các biến số này theo thời gian. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà mỗi nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà quản trị ngân hàng lựa chọn các chỉ số khác nhau. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) (2010) đã phân loại ra 3 nhóm chỉ số chính thường được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng như sau: (i) Nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời – Phản ánh tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh – bao gồm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), chỉ số chi phí trên thu nhập (Cost to income ratio – C/I), tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), … (ii) Nhóm chỉ số đo lường hiệu quả kinh tế – Mức lợi nhuận kinh tế thật sự mà một ngân hàng nào đó có thể tạo ra thông qua sự gia tăng về giá trị. Hai chỉ số chủ yếu được sử dụng là giá trị kinh tế gia tăng (EVA – Economic Value Added) và tỷ suất sinh lợi có điều chỉnh rủi ro RAROC (risk – adjusted return on capital). (iii) Nhóm chỉ số đo lường giá trị thị trường – Cách thức thị trường vốn đánh giá hoạt động của ngân hàng, bao gồm tỷ số giá thị trường trên thu nhập P/E (price- earning ratio), tỷ số giá sổ sách trên thu nhập P/B (price-to-book value), hoán đổi rủi ro tín dụng CDS (Credit default swap). Bên cạnh cách tiếp cận truyền thống thông qua các chỉ số tài chính, phương pháp phân tích hiệu quả biên cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Phương pháp này tính toán chỉ số hiệu quả tương đối dựa trên việc so sánh khoảng cách của các đơn vị (ngân hàng) với một đơn vị thực hiện hoạt động tốt nhất trên biên. Phương pháp phân tích hiệu quả biên có thể được chia làm hai nhóm là cách tiếp cận tham số và cách tiếp cận phi tham số. Cách tiếp cận tham số (hay phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA - Stochastic Frontier
  19. 10 Analysis) đòi hỏi phải chỉ định một dạng hàm cụ thể đối với đường biên hiệu quả, và có chỉ định của phân phối phi hiệu quả hoặc sai số ngẫu nhiên. Cách tiếp cận phi tham số (hay phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA – Data Envelopment Analysis) không đòi hỏi các ràng buộc về hình dáng của đường biên thực hiện tốt nhất, cũng như không đòi hỏi các ràng buộc về phân phối của các nhân tố phi hiệu quả trong số liệu như cách tiếp cận tham số, trừ ràng buộc của các chỉ số hiệu quả phải nằm giữa 0 và 1, và giả sử không có sai số ngẫu nhiên hoặc sai số phép đo trong số liệu. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên các chỉ số tài chính. Sở dĩ lựa chọn phương pháp này vì đây là phương pháp truyền thống, việc đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng khá đơn giản, dễ thực hiện trong điều kiện hạn chế về thời gian và nguồn số liệu. Hơn nữa, chỉ số tài chính luôn là một công cụ phân tích quan trọng khi chủ sở hữu của ngân hàng cũng như khách hàng tiềm năng luôn sử dụng nó để so sánh và đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các nhà quản trị của ngân hàng cũng đặc biệt chú ý đến giá trị của các chỉ số tài chính nếu mong muốn xây dựng hình ảnh tích cực và được nhìn nhận tích cực bởi công chúng. Theo Trujillo – Ponce (2013), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) được xem là tỷ số quan trọng nhất để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng là chỉ số thường xuyên được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Vì vậy, bài nghiên cứu sử dụng ROA và ROE làm thước đo đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA - Return on Asset), đo lường một đồng tài sản của ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. Nếu mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không hiệu quả hoặc có thể chi phí hoạt động của ngân hàng cao quá mức. Ngược lại, mức ROA cao thường phản ánh kết quả
  20. 11 hoạt động hữu hiệu, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return on Equity), đo lường một đồng vốn bỏ ra và tích luỹ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập hợp lý). Chỉ tiêu này cũng được sử dụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. 2.1.2 Cấu trúc vốn và tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng 2.1.2.1 Cấu trúc vốn Cấu trúc vốn được định nghĩa là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi, và cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Cấu trúc vốn tối ưu xảy ra ở điểm mà tại đó tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hoá rủi ro và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp (Trần Ngọc Thơ, 2007). Khác với những tổ chức phi tài chính khác, ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt là tiền tệ nên cấu trúc vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều điều kiện đặc trưng riêng, như mạng lưới an toàn của chính phủ và các yêu cầu về vốn. Mạng lưới an toàn của chính phủ là một hệ thống bảo vệ cho các khách hàng của ngân hàng, trong đó có bảo hiểm tiền gửi. Ngân hàng có chức năng đặc biệt là tạo thanh khoản thông qua việc cung cấp các hợp đồng tiền gửi và vì người gửi tiền có thể rút tiền bất cứ lúc nào, khi sự không chắc chắn tăng lên có thể dẫn đến việc rút tiền ồ ạt từ ngân hàng. Với sự bảo hiểm tiền gửi của chính phủ, người gửi tiền không có động cơ để tháo chạy khỏi ngân hàng (Diamond và Dybvig, 1983). Tuy nhiên, chính vì sự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0