Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
lượt xem 5
download
Luận văn này nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh. Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU LẠI VĂN TÀI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI UBND HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 Mã số sinh viên: 18110154 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN ĐÔNG Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 3 năm 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lại Văn Tài, là học viên cao học, xin cam đoan Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của tôi với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh” là công trình nghiên cứu khoa học và độc lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn thạc sỹ kinh tế này được lấy từ số liệu báo cáo thu thập và khảo sát từ UBND huyện Diên khánh và cá nhân thực hiện khảo sát là số trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và có trích dẫn cụ thể. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn không vi phạm bản quyền và Tôi đồng ý cho Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu dùng luận văn của tôi làm tài liệu tham khảo. Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của đề tài. Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 01 năm 2021 Người thực hiện Lại Văn Tài
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện đề tài này, trước hết tôi chân thành cảm ơn TS. Vũ Văn Đông đã nhận lời hướng dẫn khoa học, hỗ trợ, gợi ý và định hướng cho tôi để bản thân tôi có thể hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Viện Đào Tạo Sau Đại học Trường Đại học Bà Rịa–Vũng Tàu, các thầy cô giáo và các bạn học viên cùng khóa đã cung cấp và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học Cao học tại trường. Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 01 năm 2021 Người thực hiện Lại Văn Tài
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii TÓM TẮT ................................................................................................................... x CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................. 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 6 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ................................................................................... 6 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 7 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 7 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................... 8 1.7. BỐ CỤC LUẬN VĂN .......................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 10 2.1. Tổng quan về CBCCVC ..................................................................................... 10 2.1.1. Khái niệm cán bộ ......................................................................................... 10 2.1.2. Khái niệm công chức ................................................................................... 10 2.1.3. Khái niệm viên chức .................................................................................... 10 2.2. LÝ THUYẾT VỀ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC ........................................ 11 2.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 11 2.2.2. Sự hài lòng đối với từng khía cạnh công việc ............................................... 13 2.2.3. Mô hình chỉ số mô tả công việc ................................................................... 14 2.3. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THAM KHẢO ................................................ 15 2.3.1. Nghiên cứu quốc tế ...................................................................................... 15 2.3.2. Mô hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 18
- iv 2.4. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT................................. 23 2.4.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 23 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 24 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 2 ........................................ 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 28 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 28 3.1.1. Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và nghiên cứu định tính ............................. 29 3.1.2. Nghiên cứu định tính và xây dựng bảng câu hỏi .......................................... 29 3.1.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ....................................................................... 30 3.1.4. Nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................... 30 3.2. THANG ĐO NGHIÊN CỨU .............................................................................. 33 3.2.1. Xây dựng thang đo ...................................................................................... 33 3.2.2. Thiết kế thang đo ......................................................................................... 34 3.3. MẪU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 37 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 37 3.3.2. Kích thước mẫu ........................................................................................... 37 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 3 ........................................ 39 CHƯƠNG 4 : KIỂM ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 40 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ .......................................................................................... 40 4.2. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO........................................................... 42 4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ............................................................... 47 4.4. HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH ................................................................................... 50 4.5. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC KHÁI NIỆM................................... 52 4.6. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY .................................................................... 53 4.6.1. Xây dựng phương trình hồi quy ................................................................... 53 4.6.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 57 4.7. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ NHÂN KHẨU HỌC.................................... 59 4.7.1. Kiểm định sự khác nhau giữa nhóm CBCCVC nam và nhóm CBCCVC nữ 61 4.7.2. Kiểm định sự khác nhau giữa các nhóm CBCCVC có độ tuổi khác nhau ..... 63
- v 4.7.3. Kiểm định sự khác nhau giữa nhóm có trình độ học vấn khác nhau. ............ 66 4.7.4. Kiểm định sự khác nhau giữa các nhóm có vị trí làm việc khác nhau. .......... 67 4.7.5. Kiểm định sự khác nhau giữa các nhóm có thu nhập khác nhau ................... 70 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 4 ........................................ 72 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ……………………………...73 5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 73 5.2. MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................................................ 74 5.2.1. Về làm việc và cơ hội phát triển .................................................................. 74 5.2.2. Về lãnh đạo và phân phối thu nhập công bằng ............................................. 76 5.3. ĐÓNG GÓP VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ...................................................... 76 5.3.1. Đóng góp chung .......................................................................................... 76 5.3.2. Phát hiện mới của nghiên cứu ...................................................................... 77 5.3.3. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................... 78 5.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ........................................................................ 79 5.5. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI ............................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 81 Tiếng Việt ................................................................................................................. 81 Tiếng Anh ................................................................................................................. 82 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI TIẾNG VIỆT UBND Ủy ban Nhân dân CBCCVC Cán bộ công chức viên chức Statistical Package for the Chương trình máy tính phục SPSS Social Sciences vụ công tác thống kê Kaiser-Meyer-Olkin Chỉ số xem xét sự thích hợp KMO measure of sampling của các phân tích nhân tố. adequacy VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai Obeserved significance SIG Mức ý nghĩa quan sát level Exploratory Factor EFA Phân tích nhân tố khám phá Analysis
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tồng hợp nghiên cứu của các tác giả ..................................................... 22 Bảng 2.2: Bảng tóm tắt nội dung các giả thuyết nghiên cứu ................................... 26 Bảng 3.1: Các thang đo được sử dụng trong câu hỏi điều tra ................................. 35 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu ............................................................................. 40 Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy thang đo công việc ............................................... 42 Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo Đào tạo và phát triển.............................. 43 Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo Thu nhập ............................................... 44 Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy thang đo lãnh đạo ................................................. 44 Bảng 4.6: Kiểm định độ tin cậy thang đo Đồng nghiệp .......................................... 45 Bảng 4.7: Kiểm định độ tin cậy thang đo Điều kiện làm việc ................................. 46 Bảng 4.8: Kiểm định độ tin cậy thang đo Sự hài lòng chung .................................. 46 Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả kiểm định sự tin cậy của các thang đo trong mô hình ... 47 Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố lần 1 .................................................................. 48 Bảng 4.11: Ma trận xoay nhân tố lần 3 .................................................................. 49 Bảng 4.12: Ma trận xoay nhân tố “sự hài lòng” ..................................................... 50 Bảng 4.13: Hệ số tương quan Pearson giữa các khái niệm ..................................... 53 Bảng 4.14: Tóm tắt thông tin hồi quy bằng phương pháp Enter ............................. 54 Bảng 4.15: Phân tích phương sai của ước lượng bằng phương pháp Enter ............. 54 Bảng 4.16: Ước lượng hệ số Beta của mô h́ nh bằng phương pháp Enter ................ 54 Bảng 4.17: Tương quan hạng Spearman ................................................................ 55 Bảng 4.18: Tóm tắt thông tin mô h́ nh bằng phương pháp Stepwise ........................ 58
- viii Bảng 4.19: Phân tích phương sai mô hình bằng phương pháp Stepwise ................. 58 Bảng 4.20: Hệ số Beta cúa các mô hình bằng phương pháp Stepwise .................... 58 Bảng 4.21: One-Sample Test với biến DC ............................................................. 60 Bảng 4.22: One-Sample Test với biến LP .............................................................. 60 Bảng 4.23: One-Sample Test với biến HL ............................................................. 61 Bảng 4.24: Independent Samples Test ................................................................... 62 Bảng 4.25: Phân tích phương sai theo nhóm tuổi ................................................... 63 Bảng 4.26: Bảng kiểm định sự khác nhau giữa nhóm trình độ học vấn .................. 66 Bảng 4.27: Phân tích phương sai với biến vị trí làm việc ....................................... 68 Bảng 4.28: Phân tích phương sai với biến thu nhập ............................................... 70 Bảng 4.29: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu................................. 78
- ix DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu Sự hài lòng trong công việc ................................... 23 Hình 3.1: Khái quát quy trình nghiên cứu trong luâ ̣n văn ....................................... 28 Hình 4.1: Biến DC, kiểm định F giữa các nhóm có p-value =.0000.05 ................ 64 Hình 3.3: Kiểm định F giữa các nhóm có p-value là.0000.05 ........................... 66 Hình 4.4: Biểu đồ phân tán phương sai theo nhóm tuổi.......................................... 67 Hình 4.5: Đối với biến DC, kiểm định F giữa các nhóm có p-value =.000
- x TÓM TẮT Sự hài lòng trong công việc sẽ tạo động lực làm việc cho nhân viên, đồng thời làm cho họ phấn khởi yên tâm trong công tác, giữ vững niềm tin và sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức, đem lại hiệu quả, hiệu suất và chất lượng trong công việc. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh là yếu tố cần thiết, đặc biệt đối với dịch vụ công ngày nay, bởi Chính phủ cần phải đánh giá được việc sử dụng CBCCVC và chất lượng đào tạo để từ đó đưa ra được giải pháp cải cách hành chính cho phù hợp để bộ máy Nhà nước làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm được ngân sách cho Nhà nước. Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể về chỉ số hài lòng trong công việc của CBCCVC UBND huyện Diên Khánh. Do đó, lãnh đạo UBND huyện Diên Khánh chưa thể đánh giá toàn diện được mong muốn của đội ngũ CBCCVC do mình quản lý tác đông đến mức độ hài lòng của họ. Đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh" được nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng của đội ngũ CBCCVC của UBND huyện Diên Khánh, làm động lực thúc đẩy CBCCVC tích cực với công việc, giúp cho họ phấn khởi yên tâm trong công tác, giữ vững niềm tin và sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức, đem lại hiệu quả, hiệu suất và chất lượng trong công việc; đồng thời, giúp cho Lãnh đạo UBND huyện Diên Khánh xây dựng được chính sách nhân sự một cách hợp lý, có cách thức thay đổi hành vi cho phù hợp để làm cho CBCCVC hài lòng hơn trong công việc, thu hút được nhân tài, hạn chế sự "chảy máu" chất xám, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chuyên môn. Để thực hiện được, tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát 160 CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 6 nhân tố: đặc điểm công việc, thu nhập, cơ hội đào tạo và phát triển, quan hệ đồng nghiệp, và đánh giá thành tích. Với sự hỗ trợ phân tích dữ liệu của phần mềm SPSS 25, tất cả dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng các phương pháp thống kê như phân tích độ tin
- xi cậy thang đo (hệ số Cronbach's Alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt mẫu theo các phân nhóm, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình. Kết quả nghiên cứu đã nhận diện được 3 phần nhân tố: Quan hệ làm việc, Thu nhập, Cơ hội đào tạo và phát triển có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao sự hài lòng của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh.
- 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống ngày nay, nền kinh tế tri thức đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn nguồn nhân lực có chất xám, có kỹ năng và có thái độ làm việc tốt. Đặc biệt, nguồn nhân lực trong khu vực công có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động công vụ, thực hiện nhiệm vụ theo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tới quần chúng nhân dân và xã hội. Căn cứ báo cáo số 305/BC-UBND huyện Diên Khánh về thống kê số lượng, chất lượng công chức, viên chức năm 2019, thực hiện Công văn số 2209/SNV – TCBC – CCVC ngày 23/09/2020 Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa về việc thống kê số lượng, chất lượng công chức, viên chức huyện Diên Khánh năm 2019, UBND huyện có tổng số công chức là 98 người là nhân sự của UBND huyện và hơn 100 CBCCVC dưới các xã thuộc huyện quản lý. Về chất lượng của CBCCVC thì đa số là cử nhân đại học, số ít người là thạc sĩ và không có tiến sĩ. CBCCVC công tác ở đơn vị có trình độ chính trị trung cấp, cao cấp và sơ cấp, 99% số công chức đã có chứng chỉ tin học và đa số có chứng chỉ ngoại ngoại ngữ tiếng Anh và một số có chứng chỉ ngoại ngữ khác. Trong môi trường làm việc càng ngày càng nhiều áp lực, khối lượng công việc ngày càng tăng và định biên lao động ngày càng cắt giảm và đòi hòi những chuyển đổi từ tư duy hành chính công quyền sang phục vụ và dịch vụ công, nhiều CBCCVC chưa thực sự thích ứng và có những biểu hiểu của sự thiếu hài lòng với công việc. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh là vấn đề cần thiết, bởi sự hài lòng trong công việc chính là động lực thúc đẩy CBCCVC tích cực với công việc, làm cho họ phấn khởi yên tâm trong công tác, giữ vững niềm tin và sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức, đem lại hiệu quả, hiệu suất và chất lượng trong công việc, giúp cho UBND huyện Diên Khánh hoạch định được các chính sách duy trì, tạo động lực và phát triển đội ngũ công chức viên chức tốt, đồng thời làm cho đội ngũ công chức viên chưc hài lòng hơn trong công việc, lôi cuốn những người giỏi về với tổ chức,
- 2 sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức, động viên, thúc đẩy nhân viên, tạo điều kiện cho họ bộc lộ, phát triển và cống hiến tài năng cho tổ chức, giúp họ gắn bó, tận tâm, trung thành với tổ chức và hạn chế sự chảy máu chất xám của UBND huyện Diên Khánh. Việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh nhằm giúp UBND huyện Diên Khánh xây dựng được chính sách hợp lý, có cái nhìn sâu hơn về công tác quản lý CBCCVC và có cách làm thay đổi hành vi cho phù hợp để giúp cho nhân viên hài lòng hơn trong công việc. Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về chỉ số hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh. Do đó, lãnh đạo UBND huyện Diên Khánh chưa thể đánh giá toàn diện được mong muốn của đội ngũ CBCCVC do mình quản lý tác động đến mức độ hài lòng của họ. Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài: "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh", nhằm giúp cho Lãnh đạo UBND huyện Diên Khánh xây dựng được chính sách nhân sự một cách hợp lý, có cách thức thay đổi hành vi cho phù hợp để làm cho CBCCVC hài lòng hơn trong công việc, thu hút được nhân tài, hạn chế sự "chảy máu" chất xám, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chuyên môn của UBND huyện Diên Khánh. 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trên thế giới có các nghiên cứu về vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên. Các nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng đối với công việc của CBCCVC đã được thực hiện từ khá sớm (nghiên cứu của Hoppock, 1935) và được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau. Trong nội dung nghiên cứu này tác giả giới thiệu một số nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới và tại Việt Nam về cùng một lĩnh vực.
- 3 Các thành phần của sự hài lòng công việc bao gồm: vị trí công việc, sự giám sát của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, nội dung công việc, sự đãi ngộ và các thành phần gồm thăng tiến, điều kiện vật chất của môi trường làm việc, cơ cấu tổ chức. Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Smith, Kendall và Hulin (1969) của trường Đại học Cornell. Nghiên cứu đã xây dựng các chỉ số mô tả công việc (JDI) để đánh giá mức độ hài lòng công việc của một người thông qua các nhân tố là (1) bản chất công việc, (2) tiền lương, (3) thăng tiến, (4)đồng nghiệp, và (5) sự giám sát của cấp trên. Đã xây dựng mô hình riêng cho các nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ, gồm 9 yếu tố đánh giá mức độ hài lòng và thái độ như lương, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, sự giám sát, đồng nghiệp, yêu thích công việc, giao tiếp thông tin, phần thưởng bất ngờ, phúc lợi. Nó được phát triển và ứng dụng chủ yếu ở phòng nhân sự của các tổ chức dịch vụ và tổ chức phi lợi nhuận như: bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu này sẽ làm tài liệu tham khảo cho việc đưa ra mô hình nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Tổ chức. Nghiên cứu của Spector (1985) trong lĩnh vực dịch vụ đánh giá mức độ hài lòng và thái độ có 9 yếu tố là (1) lương, (2) cơ hội thăng tiến, (3) điều kiện làm việc, (4) sự giám sát, (5) đồng nghiệp, (6) yêu thích công việc, (7) giao tiếp thông tin, (8) phần thưởng bất ngờ, (9) phúc lợi. Với 9 thành phần động viên khuyến khích nhân viên. Nghiên cứu đã cho một cái nhìn mới về chính sách mềm dẻo, đây sẽ là một biến quan trọng trong việc làm hài lòng nhân viên của luận văn. Nghiên cứu của Luddy (2005) trong lĩnh vực dịch vụ y tế tại Nam Phi cho thấy sự hài lòng của CBCCVC với công việc chịu ảnh hưởng của cả 5 yếu tố trong mô hình JDI. Trong đó ba nhân tố “đồng nghiệp”, “lãnh đạo” và “bản chất công việc” được CBCCVC đánh giá tích cực, hai nhân tố “đào tạo và phát triển” và “tiền lương” bị đánh giá tiêu cực (bất mãn).
- 4 Để tiến hành phân tích mô hình phương trình cấu trúc (SEM). Tác giả đã sử dụng mười thành tố (Lương; Cơ hội thăng tiến; Phân phối công bằng; Hỗ trợ của đồng nghiệp; Hỗ trợ của cấp trên; Khối lượng công việc; Sự xung đột; Không minh bạch; Quyền tự chủ; Thói quen thông lệ) đã được sử dụng trước đó (Price & Mueller,1986; Kim et al., 1996) để đo lường mức độ và cách thức ảnh hưởng của các thành tố này đến cảm nhận của nhân viên đối với tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Lương không có tác dụng đáng kể mà chỉ có ba thành tố (Cơ hội thăng tiến; Phân phối công bằng; Hỗ trợ của cấp trên) là yếu tố mà CBCCVC cảm thấy quan trọng. Trần Kim Dung (2005) thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc đó là (1) bản chất công việc, (2) đào tạo và phát triển, (3) tiền lương, (4) lãnh đạo, (5) đồng nghiệp, (6) phúc lợi tổ chức và (7) điều kiện làm việc. Nghiên cứu của Nguyễn Liên Sơn (2008) tại Long An lại cho có 06 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của CBCCVC là (1) bản chất công việc, (2) tiền lương, (3) đồng nghiệp, (4) lãnh đạo, (5) cơ hội đào tạo và phát triển, và (6) môi trường làm việc. Mô hình kế thừa có điều chỉnh thang đo Singh (2004), Mowday và cộng sự (1979). Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để sàng lọc và rút trích các nhân tố đạt yêu cầu. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp, chế độ đãi ngộ lương thưởng và hệ thống bản mô tả công việc là 3 nhân tố quan trọng tác động cùng chiều đến sự gắn kết với tổ chức. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực và nâng cao sự hài lòng của CBCCVC với tổ chức. Nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc (2017): “Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy (2011) khảo sát sự hài lòng của giảng viên đại học tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy có bốn yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên giảng dạy tại các
- 5 trường đại học là (1) đồng nghiệp, (2) thu nhập, (3) đặc điểm công việc và (4) lãnh đạo. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức dựa trên kết quả khảo sát từ 249 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng là đào tạo và phát triển, điều kiện làm việc và quan hệ với cấp trên. Yếu tố đào tạo và phát triển có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự hài lòng có mối quan hệ tuyến tính dương với lòng trung thành. Nghiên cứu của Phạm Văn Mạnh (2012) trong lĩnh vực viễn thông cho thấy có bốn nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên là (1) đồng nghiệp và phúc lợi, (2) đào tạo và phát triển, (3) tính chủ động và (4) môi trường làm việc. Trong đó nhân tố môi trường làm việc bị đánh giá tiêu cực mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên với tổ chức tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng” đưa ra 11 yếu tố tác động: (i) môi trường và điều kiện làm việc, (ii) cảm giác làm chủ sự vật của nhân viên, (iii) sự tự thể hiện bản thân của nhân viên, (iv) tiền lương và chế độ chính sách, (v) cơ hội thăng tiến, (vi) sự đánh giá đầy đủ các công việc đã làm, (vii) triển vọng và sự phát triển của Bưu điện, (viii) sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân, (ix) mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, (x) sự công bằng trong đối xử và (xi) công tác đào tạo. Nghiên cứu của Trương Thị Tố Nga (2017), “Đánh giá mức độ hài lòng của CBCNV với tổ chức tại Tổ chức cổ phần Hải sản Nha Trang” chỉ ra 4 yếu tố tác động: (i) quan hệ nơi làm việc, (ii) tiền lương và chế độ chính sách, (iii) sự công bằng trong đối xử và (iv) coi trọng năng lực đóng góp của công nhân viên. Nghiên cứu của Lê Hồng Lam (2016), “Đo lường sự hài lòng của CBCNV đối với tổ chức tại Tổ chức TNHH Long Shin” chỉ ra 7 yếu tố tác động: (i) quan hệ cấp trên - cấp dưới, (ii) sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân, (iii) tiền lương và chế độ chính sách, (iv) môi trường, điều kiện làm việc, (v) hiệu quả công tác đào tạo, (vi) triển vọng phát triển tổ chức và (vii) sự thể hiện, phát triển nghề nghiệp. Nghiên cứu của Võ Hoàng Phúc (2015), “Đo lường mức độ hài lòng của nhân viên tại tổ chức TNHH Starprint Việt Nam” đưa ra 7 yếu tố tác động: (i) lãnh
- 6 đạo, (ii) thu nhập, (iii) triển vọng và phát triển của UBND Huyện Diên Khánh, (iv) môi trường và điều kiện làm việc, (v) cơ hội đào tạo và phát triển, (vi) bản chất công việc và (vii) đồng nghiệp. Các nhóm nhân tố này được đo lường thông qua 23 biến quan sát. Sau khi phân tích mô hình hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu cho thấy đồng nghiệp, thu nhập, cơ hội đào tạo và phát triển, cấp trên là bốn nhân tố có tác động lớn nhất đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Tổ chức TNHH Starprint Việt Nam Các bài viết về tình hình nghiên cứu trong nước cho thấy các yếu tố làm hài lòng nhân viên trong công việc như: lương, đồng nghiệp, công việc, hỗ trợ cấp trên, thăng tiến v.v... có ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng suất làm việc, sự gắn bó lâu dài của nhân viên đối với tổ chức. Các nghiên cứu này là tài liệu quan trọng để tìm hiểu về các biến làm hài lòng nhân viên của UBND Huyện Diên Khánh. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Đề tài tập trung nghiên cứu sự hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh. * Mục tiêu cụ thể: Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn đạt được 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh. Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm tăng cường sự hài lòng trong công việc của CBCCVC UBND huyện Diên Khánh 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: Đề tài tập trung giải đáp 3 câu hỏi: - Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh? - Câu hỏi 2: Những yếu tố này có mức độ tác động như thế nào đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh?
- 7 - Câu hỏi 3: Cần có chính sách nào để gia tăng sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: sự hài lòng trong công việc và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh. * Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là các công chức, viên chức và các nhân viên hợp đồng lao động hưởng lương ngoài ngân sách nhà nước của UBND huyện Diên Khánh. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu sự hài lòng trong công việc của CBCCVC tại UBND huyện Diên Khánh * Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tiến hành điều tra thu thập dữ liệu tại UBND huyện Diên Khánh. Dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi UBND huyện Diên Khánh từ năm 2017 đến năm 2019. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để hiệu chỉnh thang đo, các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Để đảm bảo nghiên cứu bao quát toàn bộ các khái niệm và đảm bảo độ tin cậy trong quá trình xây dựng các biến nghiên cứu, tác giả tập trung lựa chọn thang đo được nhiều tác giả sử dụng trong các nghiên cứu trước đây. Các thang đo chủ yếu được xây dựng trên cơ sở kế thừa các thang đo của nghiên cứu trước hoặc được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu về xu hướng hành vi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Để có cơ sở hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp, tác giả tiến hành thảo luận nhóm. Từ kết quả thảo luận nhóm, tác giả nhận thấy có một số góp ý từ việc thảo luận nhóm được xem là thiết thực, phù hợp với thực tiễn công việc, và từ đó điều chỉnh thang đo cho phù hợp. Phương pháp nghiên cứu định lượng được vận dụng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu được kiểm định bao gồm 05 biến độc lập tương ứng với 05 giả thuyết và 01 giả thuyết về sự khác biệt trong từng đặc điểm cá nhân đối với sự hài lòng công việc;
- 8 đồng thời qua đó đo lường mức độ tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC UBND huyện Diên Khánh. 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Với mục đích nghiên cứu như đã trình bày ở trên, kết quả nghiên cứu của đề tài mong đạt được những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau: Một là, tổng hợp và phân tích các ho ̣c thuyế t nghiên cứu về sự hài lòng công việc của cán bộ, công chức và lựa cho ̣n mô ̣t ho ̣c thuyế t phù hơp̣ với nghiên cứu của tác giả. Hai là, phân tích mố i quan hê ̣ ảnh hưởng tới sự hài lòng công việc của CBCCVC qua cảm nhận và quan điểm của cán bộ, cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức Nhà nước, tìm ra quan hệ giữa mỗi thành phần. Ba là, với phương pháp nghiên cứu và mô hình đã thiết lập, kết quả nghiên cứu thực tiễn sẽ giúp đánh giá đúng thực trạng và giúp ban lãnh đạo hiểu rõ các yếu tố cần tập trung xây dựng để nâng cao sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức với UBND huyện Diên Khánh. 1.7. BỐ CỤC LUẬN VĂN Luận văn được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu. Tác giả trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tổng quan cơ sở lý thuyết và bố cục luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Tác giả trình bày các lý thuyết về sự hài lòng trong công việc, động lực làm việc, truyền hình, lược khảo các nghiên cứu trước đây về sự hài lòng trong công việc ở trong nước và ngoài nước. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này, trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, xác định bằng câu hỏi chính thức để thực hiện khảo sát. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Từ các dữ liệu thu thập được thông qua bảng câu hỏi chính thức, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 25 để phân tích dữ liệu;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua vé máy bay qua mạng
98 p | 840 | 226
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Vận tải Thương mại Huy Hoàng
114 p | 46 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ E-mobile Banking tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
91 p | 16 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bất động sản tại Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
120 p | 35 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu bấc thấm thoát nước để gia cố nền đất yếu cho nền đường bộ tại Tp Hải Phòng
103 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu áp dụng cọc cát để gia cố nền đường trên đất yếu tại Hải Phòng
76 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng với The Coffee House và đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng của khách hàng
130 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Cần Thơ
127 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu một số phương pháp mã hóa có thể chối từ và xây dựng ứng dụng phục vụ công tác cơ yếu
72 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại chi nhánh Công ty TNHH MTV dược phẩm TW2 Tây Nguyên
133 p | 7 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV quản lý và kinh doanh dịch vụ SDU thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà – Tổng Công ty Sông Đà
97 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
90 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
107 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn