intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn, phương thức ấp trứng đến khả năng sản xuất của chim bồ câu nội nuôi thâm canh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

31
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu xác định ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sản xuất của chim bồ câu nội nuôi thâm canh. Xác định hiệu quả của phương thức ấp trứng đến khả năng sinh sản của chim bồ câu nội nuôi thâm canh. Xác định ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sản xuất thịt của chim bồ câu nội nuôi thâm canh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn, phương thức ấp trứng đến khả năng sản xuất của chim bồ câu nội nuôi thâm canh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ VĂN PHƯỢNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN, PHƯƠNG THỨC ẤP TRỨNG ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CHIM BỒ CÂU NỘI NUÔI THÂM CANH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Thái Nguyên - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ VĂN PHƯỢNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN, PHƯƠNG THỨC ẤP TRỨNG ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CHIM BỒ CÂU NỘI NUÔI THÂM CANH Ngành: Chăn nuôi Mã số: 8 62 01 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Quyên Thái Nguyên - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thu Quyên. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020 Tác giả Lý Văn Phượng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới TS. Nguyễn Thu Quyên đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi thú y, Bộ phận quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu đề tài. Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019 Học viên Lý Văn Phượng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài....................................................................... 3 1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm chung của chim bồ câu ................................. 3 1.1.2. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh .................... 6 1.1.3. Cơ sở khoa học nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng.............................................................................................. 7 1.1.4. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của bồ câu ........................... 10 1.1.5. Cơ sở khoa học nghiên cứu về khả năng sinh sản ở bồ câu và các yếu tố ảnh hưởng ..................................................................................... 13 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................... 20 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................. 20 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................. 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 25 2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu ........................................................... 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 25 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 25
  6. iv 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 25 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 25 2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn khác nhau đến khả năng sinh sản của bồ câu sinh sản .............................................. 25 2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức ấp trứng khác nhau đến khả năng sinh sản của bồ câu .......................................... 27 2.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu .................................... 29 2.4.1. Phương pháp xác định khả năng sinh sản của chim bồ câu .......... 29 2.4.2. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của chim bồ câu ..... 30 2.5. Phương pháp thu thập và sử lý số liệu ................................................. 32 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 33 3.1. Kết quả thí nghiệm 1: Nghiên cứu về ảnh hưởng của loại thức ăn khác nhau đến khả năng sinh sản của chim bồ câu ..................................... 33 3.1.1. Khả năng sinh sản của bồ câu nội ................................................. 33 3.1.2. Khả năng sản xuất của bồ câu thương phẩm ................................. 42 3.2. Kết quả thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của phương thức ấp trứng khác nhau đến khả năng sinh sản của bồ câu ....................................................... 51 3.2.1. Ảnh hưởng của các phương thức ấp trứng khác nhau đến năng suất sinh sản của bồ câu .................................................................................. 51 3.2.2. Khả năng sản xuất của bồ câu thương phẩm ................................. 57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 63 1. Kết luận.................................................................................................... 63 2. Kiến nghị ................................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 62
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự Đc: Đối chứng TN: Thí nghiệm KP: Khẩu phần ĐVT: Đơn vị tính Kg: Kilogam
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ................................................................. 26 Bảng 2.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho chim thí nghiệm 1 ............... 26 Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ................................................................. 28 Bảng 2.4. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho chim thí nghiệm 2 ............ 28 Bảng 3.1. Khả năng sinh sản của bồ câu khi nuôi bằng các khẩu phần ăn khác nhau .................................................................................... 33 Bảng 3.2. Tỷ lệ ấp nở và nuôi con của bồ câu nội khi nuôi bằng các khẩu phần khác nhau ....................................................................... 38 Bảng 3.3. Khả năng thu nhận thức ăn của chim qua các giai đoạn ................. 40 Bảng 3.4. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của chim thương phẩm qua các giai đoạn, % ..................................................................................... 43 Bảng 3.5. Khả năng sinh trưởng của chim non qua các ngày tuổi (g) ............. 44 Bảng 3.6. Chi phí thức ăn của chim thương phẩm........................................... 47 Bảng 3.7. Kết quả mổ khảo sát chim thương phẩm (n = 3) ............................. 49 Bảng 3.8. Khả năng sinh sản của bồ câu khi áp dụng các phương thức ấp khác nhau ............................................................................ 51 Bảng 3.9. Tỷ lệ ấp nở và nuôi con của bồ câu với các phương thức ấp khác nhau ......................................................................................... 53 Bảng 3.10. Khả năng thu nhận thức ăn của chim khi ấp với các phương thức khác nhau ................................................................... 56 Bảng 3.11. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của chim thương phẩm với các phương thức ấp khác nhau qua các giai đoạn, % ............................ 58 Bảng 3.12. Sinh trưởng tích luỹ của chim thương phẩm với các phương thức ấp khác nhau (g) ......................................................... 59 Bảng 3.13. Chi phí thức ăn của chim qua các giai đoạn .................................. 61
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ khả năng sinh sản của bồ câu trong thí nghiệm 1 .............. 37 Hình 3.2. Biểu đồ mô tả tỷ lệ nở và khả năng nuôi con của bồ câu bố mẹ trong thí nghiệm 1 ....................................................................... 37 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của chim thương phẩm qua các giai đoạn (%) ........................................................................ 44 Hình 3.4. Đồ thị sinh trưởng của chim non qua các giai đoạn (g) ................... 46 Hình 3.5. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn của chim thương phẩm ............................. 47 Hình 3.6. Biểu đồ chi phí của chim thương phẩm lúc 28 ngày tuổi ................ 48 Hình 3.7. Biểu đồ kết quả mổ khảo sát chim ở 28 ngày tuổi ........................... 50 Hình 3.8. Biểu đồ khả năng sinh sản của bồ câu khi áp dụng biện pháp ấp trứng khác nhau ............................................................................ 53 Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ ấp nở và nuôi con của bồ câu ..................................... 54 Hình 3.10. Biểu đồ số chim con tách mẹ/gđ chim/năm với 2 phương thức ấp trứng khác nhau .................................................................... 55 Hình 3.11. Biểu đồ lượng thức ăn thu nhận của chim bồ câu trong thí nghiệm 2 ......... 57 Hình 3.12. Biểu đồ tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của chim thương phẩm với các phương thức ấp khác nhau qua các giai đoạn, % ................. 58 Hình 3.13. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của chim thương phẩm ....................... 60 Hình 3.14. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn trên một chim ra ràng ............................. 61 Hình 3.15. Biểu đồ chi phí thức ăn trên một chim ra ràng .............................. 62
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống, có từ lâu đời của nhân dân ta, nó tạo ra việc làm và đóng góp một phần tương đối lớn vào tổng thu nhập của người nông dân. Trong xu thế mới hiện nay, đời sống người dân nước ta ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu về sản phẩm gia cầm chất lượng cao cũng ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta bổ sung thêm nhiều đối tượng chăn nuôi mới như gà sao, gà ác, đà điều, chim cút .... làm phong phú thêm các sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Bồ câu là loài chim khá phổ biến, sống ở hầu hết các thành phố trên thế giới. Tại châu Âu, chúng được xem như là dân cư quen thuộc của thành phố. Còn ở các nước Đông Nam Á, những đàn bồ câu thường có chủ, chúng được nuôi thả vì mục đích làm chim cảnh hoặc để lấy thịt. Thịt chim bồ câu được coi là thực phẩm bổ dưỡng, được sử dụng cho người mới ốm dậy, trẻ nhỏ.... Trong đông y, thịt chim bồ câu được coi là “thánh dược” trong việc bồi bổ sức khỏe con người. Khác với các loài gia cầm khác, khẩu phần ăn của bồ câu có thể không cần thức ăn hỗn hợp mà chỉ cần thức ăn hạt (ngô, các loại đỗ, thóc ...) là chim có thể sinh trưởng, sinh sản bình thường. Đây chính là hướng mà người tiêu dùng mong muốn, một sản phẩm tốt cho sức khỏe, không sử dụng axit amin tổng hợp, không sử dụng phụ gia trong khẩu phần. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề hạn chế gặp phải trong quá trình nuôi chim Bồ câu đó là năng suất sinh sản chưa cao. Thông thường một đôi chim bồ câu bố mẹ chỉ đẻ được 5 – 6 lứa/năm, cho ra khoảng 12 – 13 chim con/đôi bố mẹ/năm, khoảng cách giữa hai lứa đẻ trung bình là 46 ngày. Đây cũng bị coi là hạn chế do không tăng được số lứa đẻ/năm. Một trong nhưng
  11. 2 biện pháp được đề cập tới trong việc nâng cao năng suất sinh sản của bồ câu ngoài tác động về dinh dưỡng còn có thể sử dụng máy ấp để ấp trứng chim đồng thời sử dụng những quả trứng giả để cho chim bố mẹ ấp một thời gian nhất định đến khi chim con nở ra nó sẽ được những đôi chim ấp trứng giả này nuôi. Với biện pháp này có thể nâng cao được khả năng sinh sản của chim bồ câu. Xuất phát từ ý tưởng đó chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn, phương thức ấp trứng đến khả năng sản xuất của chim bồ câu nội nuôi thâm canh” 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sản xuất của chim bồ câu nội nuôi thâm canh. - Xác định hiệu quả của phương thức ấp trứng đến khả năng sinh sản của chim bồ câu nội nuôi thâm canh. - Xác định ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sản xuất thịt của chim bồ câu nội nuôi thâm canh. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học Kết quả của đề là nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu chuyên sâu, và cũng là nguồn tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên và sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y. 3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Số liệu thu được của đề tài sẽ là căn cứ để khuyến cáo cho người chăn nuôi phát triển mô hình nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả kinh tế và mang lại sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm chung của chim bồ câu 1.1.1.1. Nguồn gốc của chim bồ câu Theo Bùi Hữu Đoàn (2009) và Nguyễn Duy Điều (2008) thì bồ câu thuộc nhóm chim bay (Carinatae), gồm 25 bộ, trong đó có bộ bồ câu Columbiformes gồm những loài chim đi chậm nhưng bay rất khỏe như bồ câu, cu gáy. Gốc mỏ mềm, chúng ăn quả và hạt là chính. Bồ câu nhà hiện nay đều có nguồn gốc từ bồ câu núi màu lam có tên khoa học là Columbalivia thuộc giới (king dom): Animat, ngành (plylum): Chortada, lớp (class): Aves, bộ (order): Columbiormes, họ (Family): Columbidae, giống (Genus): Columba, Loài (species): Columbalivia. Chim bồ câu núi hiện còn sống hoang dã ở nhiều vùng Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi. Ngày nay chúng sinh sống trên 50 quốc gia khác nhau với các vùng sinh thái khác nhau (trừ vùng Nam Cực). Các di tích hóa thạch cho thấy chim bồ câu đã sống ở Jordan và Palestin vào khoảng 300.000 năm trước công nguyên. Một số loài được biết nhiều nhất sống hoang dã hay còn gọi là chim bồ câu sống lang thang, tổ tiên của chúng sống ở Châu Á và Châu Âu, được gọi là “chim bồ câu đá”, dài khoảng 33 cm, phía trên mình xanh xám, với những chấm đen ở cánh và ở phía đuôi (phao câu) màu hơi trắng; phía dưới là màu hơi đỏ tía ở phần ngực và xanh phớt ở phần bụng. Xung quanh cổ đặc biệt là con đực, óng ánh nhiều màu sắc. Hơn 200 giống chim bồ câu nhà (cũng như chim bồ câu rừng) bắt nguồn từ chim bồ câu đá (pigeon des roches), còn có tên gọi khác là chim bồ câu bipel (Columbus livia).
  13. 4 1.1.1.2. Đặc điêm chung của chim bồ câu Toàn thân chim bồ câu có lông vũ bao phủ. Mình chim hình thoi, cổ dài rất linh hoạt giúp chim dễ quan sát từ mọi phía, mổ thức ăn, tấn công hay tự vệ, rỉa lông cánh. Bồ câu có bản năng ấp trứng tốt, nuôi con giỏi. Chim bồ câu là loại gia cầm đơn phối không tạp giao với con thứ ba, chúng sống thành đôi, trường hợp nuôi lồng cũng như sống tự do. Bồ câu là loài chim có nhiều biến dị về màu lông: đen, trắng, nâu đen khá đẹp và sặc sỡ. Da chim bồ câu rất mỏng không có tuyến nhờn chỉ có tuyến ở gần đuôi gọi là tuyến phao câu tiết ra chất nhờn dùng để rỉa lông cho bóng đẹp. Chim bồ câu có tính quần cư cao, nuôi riêng hoặc nuôi theo bầy thì hiện tượng ẩu đả rất ít. Chúng thường cùng ăn, cùng nghỉ. Chim bồ câu còn có tính đồng loại cao: khi trứng bỏ không mà vẫn tốt thì chúng sà xuống ấp hộ ngay. Như vậy trong chăn nuôi chim bồ câu theo phương pháp thâm canh thì chúng ta có thể tiến hành ghép ấp và ghép nuôi con để nâng cao năng suất sinh sản. Ghép ấp được thực hiện đối với những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 1 – 2 ngày và số trứng ghép tối đa trên một ổ ấp là 3 quả/ổ. Tương tự như vậy ta cũng có thể ghép những con có cùng ngày nở hoặc tuổi chênh lệch nhau 1 – 2 ngày và số con ghép tối đa là 3 con/ổ. Nguyên thủy của loài chim bồ câu thường sống ở vùng duyên hải uống nước biển, vậy nên trải qua thời gian được con người thuần dưỡng tới nay chim vẫn còn quen với vị mặn. Do đó trong chăn nuôi chim bồ câu phải bổ sung khoáng lượng, muối ăn và sỏi là rất cần thiết để đảm bảo cho chim phát triển bình thường. Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là loại ngũ cốc, đặc biệt chúng thích ăn các loại đậu đỗ và hạt có màu, nhưng trong tự nhiên chúng không chỉ ăn hạt và trái cây mà chúng còn ăn cả các loại côn trùng và ấu trùng, đặc biệt là khi còn nuôi con. Bồ câu là loài chim có khả năng đặc biệt để nhận biết và định
  14. 5 hướng đường đi về trên một khoảng cách rất xa một cách chính xác do cảm quan của chim bồ câu rất phát triển. Khả năng nhận biết phương hướng của chim rất tốt cho dù nuôi riêng trong lồng nhưng khi thả ra thì trong hàng nghìn chuồng, hàng ngàn chim nó vẫn nhận đúng chuồng của mình. Trong chăn nuôi dựa vào điều này người ta cho chim hình thành phản xạ có điều kiện giúp trong chăn nuôi thuận tiện và đạt hiệu được năng suất cao hơn (Trần Công Xuân và Nguyễn Thiện, 1997). Khả năng bay của chim rất tốt, chúng có thể bay với tốc độ đạt 80 - 120 km/giờ và bay 965 - 1.600 km/ngày. Giống như các loài chim khác, ở chim bồ câu cũng diễn ra quá trình thay lông thường xuyên. Trong quá trình thay lông ở chim bồ câu vẫn duy trì khả năng bay, sự thay lông ở thân thường diễn ra nhanh hơn so với lông cánh, đặc biệt lông đầu thay nhanh nhất. Trong quá trình thay lông, chim bồ câu vẫn sinh sản bình thường mà không nghỉ đẻ như các loài gia cầm khác. Sau khi ghép đôi thì khoảng 7 – 10 ngày sau chim mái đẻ trứng. Trứng chim có hình bầu dục, vỏ sáng màu trắng. Khối lượng trứng chim nội 16 – 18 g, ở chim ngoại khối lượng to hơn. Ấp trứng là bản năng tự nhiên của chim. Thông thường chim đẻ 2 trứng xong mới ấp. Chim bồ câu, cả ở con trống và con mái đều tham gia ấp trứng. Trong lúc ấp trứng, có nhiều biến đổi xảy ra ở cơ thể chim bồ câu bố mẹ, giúp chúng sản xuất ra chất dinh dưỡng cho chim non trong những ngày đầu mới nở: dịch diều (sữa diều). Sữa diều chim bồ câu chứa 14 – 16% protein và 8 – 10% chất béo; ngoài ra còn có chất khoáng, vitamin, nhưng không có hoặc rất ít đường. Vào ngày thứ 17 – 18, sự tiết sữa đạt mức cao nhất, kéo dài trong 7 – 8 ngày sau đó giảm dần. Thành phần sữa diều bị ảnh hưởng bởi khẩu phần ăn của chim bố mẹ. Nếu khẩu phần của chim bố mẹ thiếu chất dinh dưỡng thì chúng phải huy động chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể để tiết sữa cho chim non. Trong những ngày đầu mới nở, “sữa” là thức ăn duy nhất của chim non. Từ ngày thứ 4, 5 chim bố mẹ chuyển thêm vào sữa cả thức ăn, chúng đưa thức ăn vào
  15. 6 trước, đó là những hạt bé, đến ngày thứ 12 - 15 thì chim non hoàn toàn ăn và tiêu hoá được thức ăn bình thường. Ở 12 ngày tuổi là thời điểm quyết định đối với bồ câu non, nó tương ứng với thời điểm cai sữa của chim bố mẹ. Tuy vậy, cũng có khi sự tiết sữa kéo dài đến tận ngày thứ 25, nhưng với một lượng sữa rất ít. 1.1.2. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chăn nuôi, được thể hiện gián tiếp thông qua tỷ lệ nuôi sống. Sức sống và khả năng kháng bệnh bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ thể (di truyền) và môi trường ngoại cảnh như nuôi dưỡng, chăm sóc, mùa vụ, dịch tễ, chuồng trại... Johanson (1972) cho biết, sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định bởi tính di truyền, đó là khả năng cơ thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh. Lê Viết Ly (1995) cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị tress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) cho biết các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, chống bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi vùng ôn đới. Điều kiện sống cũng ảnh hưởng đến sức sống và khả năng kháng bệnh của vật nuôi. Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) cho biết, dù chăn nuôi theo phương thức nào thì đàn gia cầm nuôi tập trung đều có số lượng lớn các tác nhân truyền nhiễm bệnh là vi khuẩn, cho nên việc phòng dịch bệnh phải thường xuyên, một biện pháp đảm bảo an toàn sinh học. Sức đề kháng ở các loài, giống, dòng, thậm chí giữa các cá thể là khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân và cs (1998a), ở giai đoạn 0 –
  16. 7 28 ngày tuổi, tỷ lệ nuôi sống của chim bồ câu Pháp ở thế hệ xuât phát là 94,44% (dòng TiTan) và 95,05% (dòng MiMas). Con trống có sức đề kháng mạnh hơn con mái do có sự tác động khác nhau của hormone. Để nâng cao tỷ lệ sống, sức đề kháng, giảm tổn thất do bệnh tật gây ra, bên cạnh việc cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh thú y và chăm sóc, nuôi dưỡng thích hợp với từng loại vật nuôi, cần phải chú trọng đến công tác lai tạo giống nhằm nâng cao khả năng thích nghi của gia cầm, nhất là gia cầm nhập nội. 1.1.3. Cơ sở khoa học nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng * Khái niệm sinh trưởng Là một sinh vật hơn nữa là một cơ thể sống hoàn chỉnh, vật nuôi có các đặc trưng cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh trưởng là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Theo Lê Huy Liễu (2004) định nghĩa sinh trưởng là kết quả của sự phân chia tế bào và sự tăng lên về thể tích nhằm duy trì sự sống trong cơ thể sinh vật. Sinh trưởng bao giờ cũng phải có các quá trình: Tế bào phân chia, thể tích tăng lên và hình thành các chất giữa các tế bào mà hai quá trình đầu là quan trọng nhất. Quá trình này xảy ra từ lúc phôi thai đến khi cơ thể hết lớn (kỳ trưởng thành). Sinh trưởng của động vật luôn gắn liền với phát dục, đó là quá trình thay đổi chất lượng, là sự tăng lên và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng hoạt động của cơ thể. Hai quá trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sự hoàn thiện cơ thể động vật. Sinh trưởng và phát dục của cơ thể động vật tuân theo tính quy luật và theo giai đoạn. * Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
  17. 8 - Khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể từng thời kỳ là chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này xác định được khả năng sinh trưởng ở một thời điểm xác định của cơ thể nhưng không chỉ ra được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần trong cơ thể trong một khoảng thời gian ở các độ tuổi khác nhau. Chỉ tiêu khối lượng cơ thể được minh hoạ bằng đồ thị gọi là đồ thị sinh trưởng tích luỹ. Đồ thị này thay đổi theo dòng giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với gia cầm khối lượng cơ thể tính theo tuần tuổi có đơn vị là kg/con hoặc g/con. - Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2-39- 1997). Sinh trưởng tuyệt đối tính bằng g/con/ngày. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì càng có hiệu quả kinh tế cao. - Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát (TCVN 2- 40-1997). Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol, gia cầm còn non thì sẽ có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi. * Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng - Ảnh hưởng của dòng giống Các loài gia cầm khác nhau có khả năng sinh trưởng hoàn toàn khác nhau. Trần Thanh Vân và cs (2015) cho biết: Tốc độ tăng trọng của một số giống gia cầm ở các giai đoạn là hoàn toàn khác nhau. Khối lượng chim bồ câu to hay nhỏ tùy thuộc vào giống và giới tính biến động từ 250 - 1000 g/con. Ở chim bồ câu ta đa số trường hợp con trống lớn hơn con mái song sự chênh lệch không nhiều (Bùi Hữu Đoàn,2009). - Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông
  18. 9 Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể còn do yếu tố tính biệt quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái. Khi nghiên cứu tính biệt ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm, Trần Thanh Vân và cs (2015) cho rằng: Sự di truyền các tính trạng khối lượng cơ thể do nhiều gen quy định và ít nhất một cặp gen liên kết với giới tính quy định nằm trên NST X. Vì vậy, có sự sai khác về khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng giữa gà trống và gà mái trong cùng một giống từ 24 – 32 %. Giữa tốc độ mọc lông có tương quan tỷ lệ thuận, tốc độ mọc lông có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính trạng di truyền liên kết với giới tính (Bransdch và Biichell, 1978). - Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng. Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) thì để phát huy được khả năng sinh trưởng của gia cầm theo quy định của tính di truyền cần thiết phải cân bằng nghiêm ngặt các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần nhất là năng lượng, protein, vitamin, khoáng. Theo kết quả nghiên cứu của các nhóm tác giả: Hector và Nakagawa (2012); Metcalfe và Monaghan (2001). Đối với những cá thể bồ câu đang phát triển có thể thích nghi với điều kiện thiếu dinh dưỡng bằng cách tăng tốc độ tăng trưởng khi điều kiện nuôi dưỡng được cải thiện, hoặc giảm tuổi thọ và khả năng sinh sản.
  19. 10 Theo Arnold và cs (2007) cho biết: Những con bồ câu non (Cyanistes caeruleus) được bổ sung taurine (một axit amin quan trọng cho sự phát triển sớm) sẽ có khả năng ghi nhớ không gian tốt hơn khi trưởng thành so với những con bồ câu non không được bổ sung taurine. Một nghiên cứu trước đây ở loài bồ câu sống ở miền Tây (Californica Mỹ) đã chỉ ra rằng khi cho ăn hạn chế đến 65% lượng thức ăn sẽ làm suy giảm trí nhớ không gian trong các nhiệm vụ kiếm ăn ở tuổi trưởng thành (Pravosudov và cs, 2005). - Ảnh hưởng của môi trường Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của gia cầm thì gia cầm khoẻ mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trường không thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia cầm. Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cần quan tâm. Ngoài ra trong chăn nuôi bồ câu và các loài gia cầm khác cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác như: ẩm độ, độ thông thoáng, tốc độ gió lùa và ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt đến khả năng sinh trưởng của gia cầm. Dựa trên các nghiên cứu trước đây về chim bồ câu, ở những chim non có thời gian ngủ vào ban đêm nhiều hơn ban ngày sẽ sinh trưởng tốt hơn những chim non có thời gian ngủ vào ban đêm ít (Martinez-Gonzalez và cs, 2008; Tobler và Borbély, 1988; Walker và Berger, 1972). 1.1.4. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của bồ câu Sức sản xuất thịt của gia cầm là chỉ tiêu và yếu tố quan trọng nhất đối với gia cầm nuôi thịt. Khả năng cho thịt của gia cầm là khả năng tạo nên khối lượng cơ thể đến tuổi giết thịt. Khả năng này của từng giống, dòng là khác
  20. 11 nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là đặc điểm ngoại hình, khối lượng cơ thể, tốc độ tăng khối lượng, chế độ dinh dưỡng, khả năng hấp thụ thức ăn,... khả năng sản xuất thịt được biểu hiện thông qua 2 chỉ tiêu đó là năng suất thịt và chất lượng thân thịt. - Năng suất thịt Năng suất thịt được biểu thị thông qua các chỉ tiêu như khối lượng sống, khối lượng và tỷ lệ phần ăn được, khối lượng và tỷ lệ thân thịt, khối lượng và tỷ lệ thịt đùi, khối lượng và tỷ lệ thịt ngực. Ở gia cầm, khối lượng thân thịt chiếm khoảng 64% (trong đó có 52% là thịt và 12% là xương), phủ tạng chiếm 6%, máu, lông, đầu, chân chiếm 17% và tỷ lệ hao hụt chiếm khoảng 13% (Trần Thị Mai Phương, 2004). Năng suất thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trước hết đó là giống, dòng, tính biệt, tốc độ sinh trưởng, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ... Chambers và cs (1990) cho biết, các giống, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau. Giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất các phần thịt như thịt ngực, thịt đùi...và từng phần thịt còn lại. Kosba (1995) cho biết, hệ số di truyền tuyệt đối của thịt xẻ theo bố là 0,19-0,22; theo mẹ là 1,02-1,09 và theo cả bố và mẹ là 0,6-0,66. Knust U và cs (1996) cho biết, thành phần của thịt xẻ bị ảnh hưởng của môi trường khá lớn, khi nhiệt độ môi trường cao thì tỷ lệ mỡ của thịt xẻ thấp, tỷ lệ phần thịt ăn được giảm, chất lượng cơ kém. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997) cho biết, mối tương quan giữa khối lượng sống với khối lượng thịt xẻ là khá cao (0,9), còn giữa khối lượng sống với khối lượng mỡ bụng thấp hơn (0,2-0,5). Trần Công Xuân và cs (1996a) cho biết, năng suất thịt còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2