intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã góp phần tư liệu hoá các chỉ tiêu về sinh trưởng của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi. Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kỹ thuật của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi so với sử dụng bột ngô. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi

  1. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN THÔNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY THẾ CÁC MỨC THỨC ĂN HỖN HỢP ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA DÊ GIAI ĐOẠN 6 - 10 THÁNG TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Thái Nguyên - 2020
  2. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN THÔNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY THẾ CÁC MỨC THỨC ĂN HỖN HỢP ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA DÊ GIAI ĐOẠN 6 - 10 THÁNG TUỔI Ngành: Chăn nuôi Mã số: 8.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TỪ TRUNG KIÊN Thái Nguyên - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn và các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Trần Văn Thông
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà trường và địa phương. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Từ Trung Kiên đã đầu tư nhiều công sức và thời gian hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Trang trại TVT, xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và Viện Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ về thời gian, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực để tôi hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới toàn thể gia đình, bạn bè gần xa và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và sự giúp đỡ vô hạn về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2020 Tác giả Trần Văn Thông
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 1.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại của dê ...................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm của dê Bách Thảo và dê Cỏ .................................................... 4 1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của dê ........................................................................................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 18 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................... 18 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước......................................................... 20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 22 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 22 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 22 2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 22 2.2.1. Gia súc thí nghiệm ................................................................................ 22 2.2.2. Thức ăn thí nghiệm ............................................................................... 22
  6. iv 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 27 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 28 3.1. Ảnh hưởng việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi ................................ 28 3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn dê.................................................................... 28 3.1.2. Sinh trưởng của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi ..................................... 29 3.1.3. Kích thước một số chiều đo và chỉ số cấu tạo thể hình của dê ............. 36 3.2. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến khả năng sử dụng thức ăn của dê ............................................................. 44 3.2.1. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến lượng thức ăn và giá trị dinh dưỡng dê thu nhận ..................................... 45 3.2.2. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần ........................... 46 3.2.3. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến khả năng tăng khối lượng của dê.............................................................. 49 3.2.4. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của dê .............................................................. 50 3.2.5. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến hiệu quả kinh tế ...................................................................................................................... 50 3.2.6. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê ................................................... 52 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 55 1. Kết luận ....................................................................................................... 55 2. Đề nghị ........................................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHC Chất hữu cơ CK Cao khum CSDT Chỉ số dài thân CSTM Chỉ số tròn mình CSKL Chỉ số khối lượng CSTX Chỉ số to xương CV Cao vây DTC Dài thân chéo ĐC Đối chứng SEM Standard Error of Mean - Sai số của số trung bình TCCS Tiêu chuẩn cơ sở TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN Thí nghiệm VCK Vật chất khô VN Vòng ngực VO Vòng ống
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 24 Bảng 2.2: Chế độ dinh dưỡng nuôi dê theo khối lượng tăng/ngày ................. 24 Bảng 2.3: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm .............................................................................................. 24 Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn dê thí nghiệm (%) .................................... 29 Bảng 3.2: Sinh trưởng tích luỹ của dê (kg) ..................................................... 30 Bảng 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của dê (g/con/ngày) ................................... 323 Bảng 3.4: Sinh trưởng tương đối của dê (%) ................................................ 356 Bảng 3.5: Kích thước vòng ngực của dê nuôi thí nghiệm (cm) .................... 378 Bảng 3.6: Kích thước dài thân chéo của dê (cm) ............................................ 39 Bảng 3.7: Kích thước cao vây của dê (cm) ..................................................... 39 Bảng 3.8: Kích thước vòng ống của dê (cm) .................................................. 40 Bảng 3.9: Tăng khối lượng và kích thước một số chiều đo của dê trong 3 tháng thí nghiệm........................................................................................................ 41 Bảng 3.10: Chỉ số cấu tạo thể hình của dê qua các tháng tuổi (%)................. 43 Bảng 3.11: Khả năng thu nhận thức ăn của dê nuôi thí nghiệm/ngày ............ 45 Bảng 3.12: Tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần .............. 47 Bảng 3.13: Tăng khối lượng của dê trong thời gian thí nghiệm ..................... 49 Bảng 3.14: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của dê ....................... 49 Bảng 3.15: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng .................................... 51 Bảng 3.16: Hạch toán kinh tế/1 dê nuôi thí nghiệm (đồng) ............................ 52
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của dê (kg/con).................................. 32 Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của dê nuôi thí nghiệm (g/con/ngày) .................................................................................................... 34 Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của dê (%) ........................................ 35
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay chăn nuôi dê ở nước ta phát triển rất mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc, quy mô chăn nuôi rất đa dạng, từ chăn nuôi nông hộ vài chục con đến chăn nuôi trang trại với qui mô lớn lên đến hàng nghìn con. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê hàng năm, tốc độ phát triển chăn nuôi dê của cả nước từ năm 2014 đến 2019 là rất nhanh, cụ thể: năm 2014 số lượng đàn dê là 1.600.275 con; năm 2015 số lượng là 1.777.644 con, tăng 11,08% (2014); năm 2016 số lượng là 2.021.003 con, tăng 13,69% (2015); năm 2017 số lượng là 2.556.286 con, tăng 26,49% (2016); năm 2018 số lượng là 2.683.942 con, tăng 4,99% (2017); năm 2019 số lượng là 3.098.612 con, tăng 15,45% (2018); sáu tháng đầu năm 2020 số lượng là 2.609.198 con, đạt 84,21% so với năm 2019. Chăn nuôi dê phát triển mạnh qua các năm là do dê có nhiều ưu việt so với nuôi các loại vật nuôi khác như: Vốn đầu tư ban đầu thấp, dê rất phàm ăn, dễ nuôi, sinh sản nhanh và có sức đề kháng tốt với dịch bệnh... thịt dê được xem là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng cholesterol thấp và rất tốt cho sức khỏe của con người. Trong những năm gần đây song song với việc gia tăng về số lượng thì chất lượng đàn dê cũng được người chăn nuôi quan tâm, chú trọng về chăm sóc nuôi dưỡng và lai tạo giữa các giống dê nhập nội với giống địa phương với nhau, do vậy chất lượng đàn dê cũng được tăng lên rõ rệt; chăn nuôi dê ở nước ta phần lớn theo tập quán và phương thức chăn thả quảng canh, đòi hỏi phải có diện tích bãi chăn rộng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích đồng, bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp do chủ trương giao đất, giao rừng, mở rộng diện tích canh tác... Vì vậy, phương thức chăn nuôi truyền thống không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay, cần phải chuyển đổi từ phương thức chăn thả truyền thống sang bán chăn thả hoặc nuôi nhốt hoàn toàn, lúc đó dê được cho
  11. 2 ăn các nguồn cây lá thu cắt từ tự nhiên, cây cỏ trồng, phụ phẩm nông nghiệp và có bổ sung thêm thức ăn tinh đảm bảo cho dê sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện nay, người dân chủ yếu bổ sung thức ăn tinh là bột ngô nên không cân đối về dinh dưỡng. Dê sinh trưởng và phát triển vẫn chậm, hiệu quả kinh tế không cao. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi”. Nhằm so sánh của việc dê thu nhận các mức thức ăn hỗn hợp khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế khác nhau. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được ảnh hưởng của thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và khả năng sử dụng thức ăn của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài đã góp phần tư liệu hoá các chỉ tiêu về sinh trưởng của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi. Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kỹ thuật của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi so với sử dụng bột ngô. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Các kết quả của đề tài có giá trị như tài liệu khoa học để tham khảo cho giảng viên và sinh viên thuộc các ngành học liên quan và cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi dê áp dụng khẩu phần hợp lý trong nuôi vỗ béo dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại của dê 1.1.1.1. Nguồn gốc của dê Hiện nay đã có rất nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn gốc của dê, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này song phần lớn ý kiến đều cho rằng dê là một trong những loài động vật được thuần hóa từ lâu đời và được con người nuôi cách đây hơn hai vạn năm, trong đó các nước Trung Đông, Ấn Độ nuôi từ rất sớm và phần lớn các nhà khoa học cho rằng dê được thuần hóa từ 3 trung tâm: Trung tâm cổ nhất là trung tâm Cận Á - Ấn Độ, giống dê ở đây giống với dê sừng xoắn (Capra falconeri) hiện còn sống ở miền tây Hymalaya, Kasơmia, Afganistan, loài dê này có sừng xoắn lên trên. Trung tâm Cận Á có giống dê với nguồn gốc từ loài dê rừng (Capra Aegagrus), hiện còn sống ở miền Tây Ấn Độ, Cáp Ca, Tiểu Á và quần đảo Hy Lạp. Loài này có sừng dẹp xuôi xuống 2 bên vai và cong về phía sau. Trung tâm Đông Nam Á là trung tâm mới nhất, ở đây việc nuôi dê bắt đầu từ thời kỳ đồ đồng. Nơi đây là nguồn gốc của các loài dê núi (Capra Prisca). Sừng của loài dê này cong về phía sau, đi sang hai bên và hơi xoắn một chút. Giống dê này sau khi được thuần hóa thì được nuôi phổ biến ở châu Âu, châu Á và châu Phi. Theo một số tài liệu khác, dê nhà đã xuất hiện khoảng 6 - 7 nghìn năm trước Công nguyên. Khó xác định chính xác thời điểm mà con người thuần dưỡng loài dê và chỉ có thể cho rằng sự thuần dưỡng dê đã xảy ra ở vùng Tây Á hoặc quanh vùng này. Phần lớn những dê rừng này có bộ lông đen, có lông dài ở khuỷu chân, từ đây dê được nuôi phổ biến sang các vùng. Việc nghiên cứu nguồn gốc của dê, ngoài ý nghĩa về lý luận còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Bởi vì sự hiểu biết về những biến đổi lịch sử của động vật sẽ giúp cho việc sử
  13. 4 dụng các cá thể hoang dã đã thuần hóa để lai khác loài và tạo ra những giống mới phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất hơn. 1.1.1.2. Vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dê nhà có tên khoa học là: Caprahicus, thuộc loài dê (Capra), họ phụ dê cừu (Caprarovance) với 2 chi Caprinae và Hemirragus thuộc họ sừng rỗng (Bovidae) bộ phụ nhai lại (Ruminantia), bộ guốc chẵn (Artiodactila), lớp có vú (Mammalia). Theo Nguyễn Đình Rao và cs. (1979), cho biết vị trí của dê nhà trong hệ thống phân loại động vật như sau: - Giới (Kingdom): Animal. - Ngành (Phylum): Chordata - Lớp (Class): Mammalia - Bộ (Oder): Atiodactyla - Bộ phụ nhai lại: Ruminantia - Họ (Family): Bovidae - Họ phụ dê cừu: Caprarovance - Chủng (Genus): Capra - Loài (Species): Caprahircus Tuy dê được xếp cùng trong họ phụ dê cừu nhưng nó khác hẳn cừu không chỉ ở ngoại hình, mà dê còn khác về tập tính hoạt động như thích leo trèo núi đá, ăn được rất nhiều loại lá cây mà cừu và các loại gia súc khác không ăn được. Dê là con vật hiếu động, dễ dàng di chuyển và có thể sử dụng những diện tích đồng cỏ rộng, bởi vậy nhiều nước nuôi dê chủ yếu theo phương pháp chăn thả trên đồng cỏ. 1.1.2. Đặc điểm của dê Bách Thảo và dê Cỏ 1.1.2.1. Đặc điểm của dê Bách thảo Nguồn gốc: Dê Bách Thảo là một giống ở Việt Nam được hình thành từ việc lai giống giữa dê Alpine, dê British-Alpine của Pháp với dê Ấn Độ. Từ nhiều năm gần đây giống dê này đã được phát triển ở nhiều tỉnh ở Việt Nam.
  14. 5 Đặc điểm ngoại hình: Dê có màu lông tương đối đồng nhất hơn dê Cỏ, thường là đen chiếm khoảng 60%, còn lại là đen đốm trắng hoặc trắng đốm đen chiếm khoảng 40%, màu đen đốm trắng, trắng nâu, vàng các màu khác rất ít thấy. Nhìn chung dê Bách Thảo có bộ lông mượt sáng, phần lớn có hai dải lông trắng song song trên mặt, trắng ở bốn chân. Dê Bách Thảo có màu lông đen sọc trắng, tai to cụp xuống. Điển hình của dê Bách Thảo là sống mũi dô, đầu dài trán lồi, tai to rủ cúp xuống, có hoặc không có sừng, miệng rộng và thô, phần lớn không có râu cằm. Đầu thô, dài, phần lớn dê không sừng, một số có sừng thì sừng nhỏ, chếch ra hai bên và chĩa về phía sau, nhiều con có hai mấu thịt ở cổ gọi là hoa tai. Ngoại hình dê cái thanh mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, mình dài, phần sau phát triển hơn phần trước. Da mỏng, lông nhỏ mịn. Bầu vú to, đều, mềm mại. Dê đực khỏe mạnh, hăng, không khuyết tật, đầu to, ngắn, trán rộng, thân hình cân đối, không quá béo hoặc quá gầy. Phần thân sau chắc chắn, bắp nở đều, 4 chân thẳng, khỏe. Hai dịch hoàn đều và cân đối. Con cái có cấu tạo ngoại hình theo hướng của con vật cho sữa, bầu vú phát triển, có hình bát úp, núm vú dài 4 - 6 cm. Tập tính: Dê Bách Thảo tận dụng rất tốt các loại thức ăn thô xanh để chuyển hoá thành sản phẩm có giá trị. Dê có khả năng chịu đựng kham khổ và chống đỡ bệnh tật tốt, dễ nuôi, ít ốm đau, ít mắc bệnh, thích ứng rộng rãi với nhiều vùng. Dê Bách Thảo còn có tính nết hiền lành, sạch sẽ, dễ gần, thích đùa với người nuôi, có thể nuôi nhốt hoàn toàn mà không hề phá phách. Dê bách thảo có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ nuôi, chịu được nhiệt độ cao, nắng nóng, thức ăn chủ yếu là các loại cây lá có được trong tự nhiên. Sau 6 - 7 tháng nuôi, có thể xuất chuồng. Sinh trưởng: Dê con sơ sinh nặng, 1,9 - 2,5 kg. Dê 3 tháng tuổi (lúc cai sữa) nặng 10 - 12 kg, dê 6 tháng tuổi (lúc giết thịt) nặng 17 - 20 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành con đực nặng từ 75 - 80 kg/con, cao khoảng 85 - 90 cm,
  15. 6 còn con cái có trọng lượng từ 40 - 45 kg, cao 65 - 70 cm. Trung bình chiều cao vây con đực trưởng thành là 87,4 cm, con cái 66,8 cm, dài thân chéo con đực 85,0 cm, con cái 70,0 cm và vòng ngực con đực 93,0 cm, con cái 80,4 cm. Dê Bách Thảo cũng có khả năng cho thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ 40 - 45%, tỷ lệ thịt lọc đạt từ 30 - 35%. Thịt dê có tỷ lệ vật chất khô, protein, mỡ đều thấp hơn so với thịt dê Cỏ, nhưng hàm lượng mỡ trong thịt thấp. Sinh sản: Dê đực có tuổi thành thục về tính lúc 4 - 6 tháng tuổi, nhưng lúc này tầm vóc cơ thể còn nhỏ, nên thường tuổi sử dụng thích hợp là khoảng 6 - 8 tháng tuổi trở lên, khi tầm vóc cơ thể đạt trên 50% khối lượng lúc trưởng thành. Dê cái Bách Thảo có tuổi thành thục sinh dục khoảng 6 - 7 tháng tuổi, tuổi động dục lần đầu trung bình 6 - 7 tháng, tuổi cho phối giống thích hợp thường chậm hơn một ít, khoảng 7 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt trên 50% khối lượng lúc trưởng thành. Dê cái cho nhiều sữa, mắn đẻ, dê con mau lớn. Dê sinh sản nhanh tuổi phối giống lần đầu 7 - 8 tháng, cứ 7 tháng đẻ 1 lứa, lứa đầu đẻ một con, từ lứa thứ 2 trở đi đẻ hai con. Chu kỳ cho sữa cũng có thể thu được từ 0,8 - 1,2 lít/ngày, gấp 3 - 4 lẫn dê Cỏ, quy ra từ 1,1 - 1,4 kg/con/ngày với chu kỳ cho sữa là 148 - 150 ngày. Dê thường có tuổi đẻ lứa đầu lúc một năm tuổi, thời gian động dục lại sau khi đẻ trung bình 2 tháng, thời gian mang thai khoảng 5 tháng và khoảng cách hai lứa đẻ là 7 - 8 tháng, 75% lứa đẻ của dê là đẻ đôi hoặc ba. Thời gian chửa 146 - 157 ngày. 1.1.2.2. Đặc điểm về dê cỏ Nguồn gốc: Dê cỏ hay còn gọi là dê nội, dê ta hay dê địa phương là một giống dê nhà nội địa có nguồn gốc ở Việt Nam, đây là loài dê thịt phổ biến nhất ở Việt Nam. Đặc điểm ngoại hình: Dê cỏ có đầu to, đôi tai nhỏ, ngắn và dựng đứng lên, cặp sừng cũng ngắn, sắc lông màu trắng hoặc đen, có con khoang trắng đen, cổ ngắn có bờm và có râu cằm. Màu sắc lông da của giống dê này rất khác
  16. 7 nhau nhưng đa số có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng hay loang đen. Theo Nguyễn Kim Lin và cs. (2010) dê có màu lông không thuần nhất, vàng nâu hoặc loang, tập trung ở một số màu chính như đen, vàng, tro, cánh gián. Một số con vùng mặt có 2 sọc nâu đen. Dọc lưng từ đầu đến khấu đuôi có một dải lông đen, bốn chân có đốm đen. Đầu nhỏ, trán rộng và thô, mũi thẳng, mắt sáng, tai nhỏ hướng về phía trước, chân chắc khỏe, vận động linh hoạt. Sinh trưởng: Dê cỏ có thân hình thấp nhỏ so với các giống dê ngoại nhập. Theo Trần Trang Nhung và cs. (2005) dê cỏ địa phương có tầm vóc nhỏ, khối lượng sơ sinh bình quân là 1,6 - 1,8 kg; khối lượng trưởng thành dê cái 25 - 30 kg, dê đực 35 - 40 kg, chiều cao vây con cái 50 - 54 cm, con đực là 55 - 58 cm. Thịt dê cỏ chắc, thơm và ngon được ưa chuộng, tuy vậy dê cỏ tầm vóc nhỏ, năng suất thịt thấp. Khả năng cho sữa 350 - 370g/ngày với chu kỳ cho sữa từ 90 - 105 ngày. Sinh sản: Dê cỏ thành thục sớm, tuổi phối giống lần đầu 6 - 7 tháng. Dê Cỏ có khả năng sinh sản tốt, số con đẻ ra bình quân /lứa là 1,5 con; số lứa đẻ bình quân là 1,6 - 1,7 lứa/năm. Dê cái mang thai trung bình từ 145 - 155 ngày. Năng suất sữa thấp, chỉ đủ nuôi con, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 65 – 75%, phù hợp với chăn thả quảng canh và nuôi với mục đích lấy thịt. Dê con lúc mới đẻ đến khi cai sữa mất chừng 3 tháng. Dê cái non phải đạt 7 tháng tuổi và có trọng lượng xấp xỉ 30 kg mới cho phối giống lần đầu. Nên bỏ qua 2 lần động dục đầu tiên đến lần thứ 3 ba mới cho phối giống. Cho phối giống với dê đực tốt và không đồng huyết. 1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của dê 1.1.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của dê Khái niệm về sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật Đặng Vũ Bình (2007). Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các
  17. 8 tế bào trong cơ thể vật nuôi. Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước Nguyễn Đức Hưng và cs. (2009). Chambers (1990) cho biết sinh trưởng là tổng sự tăng trưởng của các bộ phận như: thịt, xương, da. Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Sự sinh trưởng của các mô và cơ được diễn ra theo trình tự sau: Hệ thống tiêu hoá, nội tiết, hệ thống xương, hệ thống cơ bắp, mỡ. Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể đó là sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức năng của các bộ phận và trong cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền. Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục. Phát dục là quá trình thay đổi về chất tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật hình thành từ khi trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp cho đến khi trưởng thành. Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể gia súc gia cầm. Sinh trưởng được coi là quá trình thay đổi cấu tạo chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận. Phát dục diễn ra từ khi trứng thụ tinh, qua các giai đoạn khác nhau đến khi trưởng thành. Sinh trưởng và phát dục của gia súc, gia cầm tuân theo các quy luật nhất định, đó là quy luật phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục không đều và quy luật theo chu kỳ. Các quy luật đó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các quy luật của quá trình sinh trưởng: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của gia súc, các tác giả Medendoocphơ (1867), Kislopski (1930), Hammond (1937), Pơsennitxmơi (1964) (trích dẫn theo Trần Đình Miên và cs., 1992) đều cho rằng sự phát triển của cơ thể trong các giai đoạn và các thời kì đó tuân thủ
  18. 9 theo các quy luật, đó là: Quy luật theo giai đoạn; quy luật không đồng đều; quy luật theo chu kì. * Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn: Là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình sinh trưởng của gia súc. Tính chất giai đoạn của sinh trưởng đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Điều đó chứng tỏ đây là một hiện tượng được xác định rõ ràng. Sinh trưởng của gia súc chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong bào thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài bào thai (ngoài cơ thể mẹ). Giai đoạn ngoài bào thai có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa. Theo Trần Đình Miên và cs. (1992), sự tăng trưởng ở giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng nhiều của cơ thể mẹ, còn giai đoạn ngoài bào thai thì chịu ảnh hưởng của tính di truyền đời trước nhiều hơn. Nguyễn Ân và cs. (1983) đã nhấn mạnh rằng: Thời gian của từng giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn, sự đột biến trong sinh trưởng của từng giai đoạn, từng cá thể đều khác nhau trong phạm vi giống đó. Giai đoạn trong bào thai: Giai đoạn này được xác định từ lúc trứng được thụ tinh (tạo thành hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra. Trong giai đoạn này cả hai quá trình sinh trưởng và phát dục đều rất mạnh mẽ. Bào thai ở giai đoạn này được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ thống mạch máu nhau thai. Do vậy, trong giai đoạn này, việc chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc mẹ cần được quan tâm đặc biệt. Từ đó tránh cho gia súc bị sẩy thai, đẻ non, hoặc con đẻ ra có dị tật, còi cọc, chậm lớn. Giai đoạn ngoài bào thai: Giai đoạn này được tính bắt đầu từ khi gia súc sinh ra đến khi già cỗi. Trong giai đoạn này, cơ thể vẫn tiếp tục quá trình sinh trưởng, phát dục của nó. Thời gian dài ngắn của mỗi giai đoạn khác nhau tùy thuộc loài, giống gia súc. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là phương thức hoạt động của gen điều khiển sinh trưởng của cơ thể. Ta có thể chia giai đoạn này thành các thời kỳ: thời kỳ bú sữa; thời kỳ thành thục; thời
  19. 10 kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi, hoặc có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú mẹ và thời kỳ sau cai sữa. Thời kỳ bú mẹ: Sự tăng trưởng của cơ thể gia súc non rất mãnh liệt, nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện (cơ quan điều hòa thân nhiệt, cơ quan tiêu hóa...), nguồn dinh dưỡng cung cấp cho gia súc non hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cho sữa của mẹ. Thời kỳ này gia súc có tốc độ tăng khối lượng cao nhất, nếu nuôi dưỡng tốt chúng có thể đạt 1.000 g/ngày. Hệ số di truyền về sinh trưởng của gia súc trong giai đoạn này thường thấp (ở bò sữa h2 = 0,12), Hệ số di truyền thay đổi theo từng giống. Tuổi đẻ lần đầu, khối lượng sơ sinh, khả năng cho sữa và nuôi con của con mẹ, sự đồng huyết, giới tính có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự tăng trưởng của vật non (Trần Đình Miên và cs., 1994). Thời kỳ sau cai sữa: Sự tăng trưởng của con vật biểu hiện rõ nét qua kiểu hình, hệ số di truyền tính trạng sinh trưởng và khả năng cho thịt khá cao. Tính giai đoạn trong sự phát triển không chỉ biểu hiện ở những đặc tính chung như tăng sinh, tăng khối ở những đặc điểm riêng của từng thời kỳ mà còn biểu hiện tăng tiến hoàn chỉnh dần, thời kỳ này nhất thiết nối tiếp thời kỳ kia, không đi ngược lại. * Quy luật sinh trưởng không đồng đều: Quy luật này thể hiện cường độ sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của con vật thay đổi theo độ tuổi. Khi cơ thể còn non, tốc độ sinh trưởng rất nhanh và chậm dần ở các tháng tuổi tiếp theo. Đồng thời, các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng phát triển với tốc độ khác nhau ở các thời kỳ khác nhau. Với gia súc non, nó thể hiện cụ thể ở cơ quan tiêu hóa. Trước sơ sinh, dạ dày trước sinh trưởng chậm, dạ múi khế sinh trưởng nhanh; sau thời kỳ sơ sinh, sự sinh trưởng ngược lại, dạ dày trước tăng khoảng 100 - 120 lần, trong khi đó dạ múi khế chỉ tăng từ 4 - 8 lần. Ngoài ra, sự phát triển không đồng đều còn thể hiện ở sự trao đổi chất và
  20. 11 quá trình tích lũy vật chất cũng không giống nhau. Trước khi sinh, mô xương có cường độ phát triển mạnh nhất, xương ngoại vi phát triển mạnh hơn xương trục. Sau khi sinh, sự phát triển của mô xương giảm xuống nhưng mô mỡ và mô cơ lại tăng, xương trục phát triển mạnh làm cho cơ thể dài ra. Ở những cơ thể còn non, cường độ tích lũy protein mạnh, tuổi càng tăng thì khả năng này càng giảm xuống. Chính vì vậy, trong giai đoạn còn non, nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vật nuôi sẽ phát triển toàn diện về thể vóc. Ngược lại, khi độ tuổi tăng lên, tốc độ sinh trưởng của con vật sẽ giảm dần (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995). Cơ thể gia súc không phải lúc nào, ở lứa tuổi nào cũng phát triển theo một quy luật, tỷ lệ cân đối, giữ nguyên từ đầu đến cuối. Sinh trưởng phát dục của gia súc trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộ phận nhất định có sự thay đổi theo tuổi. Sự thay đổi này cũng khác nhau về mặt cường độ, tốc độ ở các lứa tuổi khác nhau. Tính khác biệt đó chính là quy luật phát triển không đồng đều của gia súc. * Quy luật sinh trưởng theo chu kỳ: Tính chu kỳ trong quá trình sinh trưởng không phải là một hiện tượng lạ. Tính chu kỳ có ngay trong sự tăng sinh của tế bào: có thời kỳ phát triển mạnh, có thời kỳ yếu đi, sau đó có thời kỳ phát triển mạnh lại. Sự lặp lại đó một cách nhịp nhàng tạo nên một sự phát dục có tính chu kỳ và có thể chu kỳ nối tiếp chu kỳ (Nguyễn Ân và cs., 1983). Vì vậy, có thể nói sự phát triển của cơ thể gia súc không những chỉ tuân theo hai quy luật: Quy luật phát triển theo giai đoạn và quy luật phát triển không đồng đều mà còn tuân theo quy luật tính chu kỳ. Tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý của cơ thể: hoạt động của thần kinh đi theo một nhịp độ và cường độ nhất định. Tính chu kỳ trong hoạt động của hệ thần kinh biểu hiện ở trạng thái khi thì hưng phấn khi thì ức chế. Sự hưng phấn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2