intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh Tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh để nhận diện ra các yếu tố cốt lõi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của tỉnh Tiền Giang. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những gợi ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh Tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ KIM DUNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HUỲNH THỊ KIM DUNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH TIỀN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. JONATHAN PINCUS THẦY PHAN CHÁNH DƯỠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này thể hiện quan điểm cá nhân, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả Huỳnh Thị Kim Dung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – Đại học Kinh tế TP HCM đã nhiệt tình giảng dạy và chia sẻ kiến thức giúp tôi có thêm nhiều hiểu biết, góc nhìn xã hội, nâng cao năng lực nghề nghiệp và cuộc sống tương lai. Tôi trân trọng cảm ơn Thầy Jonathan Pincus đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi gửi lời cảm ơn và lòng kính yêu sâu sắc đến Thầy Phan Chánh Dưỡng, Thầy Vũ Thành Tự Anh đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức thực tế thực sự bổ ích, giúp tôi có thêm tự tin, niềm đam mê trong việc theo đuổi các mục tiêu nghiên cứu về phát triển địa phương. Chân thành cảm ơn các Cán bộ nhân viên của trường, các bạn MPP3, MPP4, MPP5, bạn Đỗ Hoàng Phương đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập cũng như thu thập thông tin, số liệu thực hiện luận văn này. Cảm ơn tập thể MPP4 luôn đoàn kết, chia sẻ, động viên tôi những lúc khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của sở ngành, các anh, chị, cán bộ, doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang trong việc cung cấp số liệu, thông tin và có nhiều góp ý hữu ích cho báo cáo luận văn. Cuối cùng, tôi cảm ơn gia đình, anh chị, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho tôi học tập, làm việc và hoàn thành luận văn này.
  5. iii TÓM TẮT Tiền Giang có vị trí địa lý – kinh tế khá đặc thù: nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN). Đây được xem là một lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, Tiền Giang có truyền thống nông nghiệp lâu đời, địa lý, thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy sản. Trong giai đoạn 2000 – 2011, Tiền Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng, giảm nghèo nhưng chỉ đạt vị trí trung bình của vùng ĐBSCL và thuộc nhóm thấp trong vùng KTTĐPN. Điều này cho thấy sự phát triển của Tiền Giang chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều thay đổi, thành tựu tăng trưởng hiện tại không hẳn đảm bảo sự ổn định và phát triển tương lai. Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) tỉnh Tiền Giang” tập trung đánh giá NLCT, đồng thời tìm ra những khuyến nghị chính sách phù hợp nâng cao NLCT. Các khuyến nghị này góp phần định hướng cho địa phương trong việc hoạch định chiến lược nhằm duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai. Nghiên cứu dựa vào nền tảng lý thuyết của mô hình các nhân tố quyết định NLCT của Porter được Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh theo cấp độ địa phương. Theo mô hình này, NLCT được đo lường và quyết định bởi năng suất sử dụng các nguồn lực. Nguồn gốc của tăng trưởng năng suất bao gồm 3 nhân tố: (1) lợi thế sẵn có của địa phương; (2) NLCT cấp độ địa phương; (3) NLCT cấp độ doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang đạt được những thành tự đáng kể nhưng đang nổi lên những dấu hiệu cho thấy sự thụt lùi, kém bền vững như: năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, FDI thấp và đóng góp hạn chế cho sự phát triển kinh tế địa phương. Đánh giá các yếu tố quyết định NLCT sẽ giải thích cho những thành tựu và yếu kém đến từ những nhân tố nào. NLCT tỉnh Tiền Giang chỉ đạt trung bình trong khi địa phương có nhiều lợi thế hơn so với các tỉnh khác trong khu vực. Nền tảng NLCT cũng chỉ dựa vào các lợi thế sẵn có, đặc biệt là vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp. Lợi thế về tự nhiên đã hình thành và phát triển một số cụm ngành: lúa gạo, trái cây, thủy sản, du lịch. Trong bức tranh cụm ngành của vùng ĐBSCL, Tiền Giang có nổi lên một số lợi thế cạnh tranh nhất định. Các lợi thế này đang được “tận dụng” mà chưa có sự quan tâm, nghiên cứu để tạo ra các
  6. iv lợi thế cạnh tranh mới. Bên cạnh đó, những yếu kém đang nổi lên sẽ là mối đe dọa đối với sự duy trì tăng trưởng hiện tại của địa phương. Đó là: mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp, bất cập trong giao đất, ưu đãi đầu tư gây lãng phí nguồn lực; chiến lược hoạt động doanh nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại... Các yếu tố này trực tiếp hoặc gián tiếp đã làm cho môi trường kinh doanh bất ổn, làm hạn chế trong thu hút đầu tư, chưa phát huy được năng lực của khu vực doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Dựa vào kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành NLCT, cùng với việc nhận diện cơ hội, thách thức đến từ môi trường bên ngoài, tác giả đề ra hai nhiệm vụ chính mà địa phương cần tập trung: (1) giải quyết các yếu kém, bất cập đang nổi lên để duy trì tăng trưởng hiện tại; (2) thúc đẩy các nhân tố cốt lõi tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai. Hai nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng bốn nhóm khuyến nghị: (1) cải cách các nhân tố cơ bản quyết định chất lượng môi trường kinh doanh; (2) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (3) lấy cụm ngành làm trung tâm để xây dựng chính sách phát triển kinh tế địa phương; (4) tận dụng vị thế chiến lược phát triển TP Mỹ Tho và TX Gò Công thành đô thị - dịch vụ vệ tinh của TP HCM. Thực tế, việc triển khai thực hiện các khuyến nghị đối diện với một số rào cản nhất định: thiếu động lực, tâm lý hài lòng với thành tựu hiện hữu và giới hạn về nguồn lực tài chính. Do đó, thành công của quá trình nâng cao NLCT cần thiết phải được sự ủng hộ của Trung ương; và hơn hết là sự nhìn nhận một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng thuận, quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo, doanh nghiệp, người dân địa phương.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................viii DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.4. Phương pháp luận và khung phân tích .................................................................... 2 1.4.1. Phương pháp: .................................................................................................. 2 1.4.2. Khung phân tích ............................................................................................... 3 1.5. Bố cục của nghiên cứu ............................................................................................ 4 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG .......... 5 2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế ..................................................... 5 2.1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) ......................................................... 5 2.1.2. Các chỉ tiêu thể hiện mức sống ........................................................................ 6 2.1.2.1. Thu nhập bình quân đầu người ................................................................ 6 2.1.2.2. Giảm nghèo: ............................................................................................. 7 2.1.3. Cơ cấu kinh tế .................................................................................................. 7 2.1.3.1. Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế.......................................................... 7 2.1.3.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế .................................................... 9 2.2. Năng suất lao động (NSLĐ) .................................................................................. 10 2.3. Các kết quả kinh tế trung gian............................................................................... 11 2.3.1. Xuất nhập khẩu .............................................................................................. 11 2.3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................................................... 12
  8. vi 2.3.3. Du lịch............................................................................................................ 13 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH TIỀN GIANG ......... 15 3.1. Các yếu tố về lợi thế tự nhiên ............................................................................... 15 3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 15 3.1.2. Quy mô địa phương ....................................................................................... 16 3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................... 16 3.1.4. Phân bổ đất .................................................................................................... 16 3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương................................................................ 18 3.2.1. Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục ......................................................... 18 3.2.1.1. Lịch sử, văn hóa ..................................................................................... 18 3.2.1.2. Thị trường và chất lượng lao động......................................................... 18 3.2.1.3. Đào tạo và chính sách thu hút nguồn nhân lực ...................................... 19 3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật ............................................................................................. 21 3.2.2.1. Hạ tầng giao thông ................................................................................. 21 3.2.2.2. Cơ sở vật chất ......................................................................................... 22 3.2.2.3. Hạ tầng điện, nước, viễn thông .............................................................. 23 3.2.3. Chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế ............................................ 24 3.2.3.1. Thu, chi ngân sách .................................................................................. 24 3.2.3.2. Đầu tư ..................................................................................................... 25 3.2.3.3. Chính sách cơ cấu kinh tế....................................................................... 25 3.3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp ............................................................ 26 3.3.1. Chất lượng môi trường kinh doanh ............................................................... 26 3.3.1.1. Môi trường kinh doanh qua lăng kính PCI ................................................ 26 3.3.1.2. Môi trường kinh doanh thông qua nhận định của doanh nghiệp............... 27 3.3.2. Trình độ phát triển cụm ngành ...................................................................... 28 3.3.3. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp .................................................. 32 3.3.3.1. Quy mô doanh nghiệp ................................................................................ 32 3.3.3.2. Mức độ tinh thông của các doanh nghiệp .................................................. 32 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ....................................... 33
  9. vii 4.1. Đánh giá NLCT và nhận diện yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến NLCT ..................... 33 4.1.1. Chất lượng nguồn nhân lực ............................................................................... 34 4.1.2. Phát triển cụm ngành ........................................................................................ 34 4.1.3. Phát triển đô thị ................................................................................................. 34 4.2. Khuyến nghị chính sách nâng cao NLCT tỉnh Tiền Giang ................................... 34 4.2.1. Cải cách các nhân tố cơ bản quyết định chất lượng môi trường kinh doanh 35 4.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................ 35 4.2.2.1. Nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính sự nghiệp ............................... 35 4.2.2.2. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ......................................................... 37 4.2.2.3. Nông dân .................................................................................................... 38 4.2.2.4. Cải cách giáo dục....................................................................................... 39 4.2.3. Chính sách lấy cụm ngành làm trung tâm ..................................................... 39 4.2.3.1. Cụm ngành lúa gạo ................................................................................ 40 4.2.3.2. Cụm ngành trái cây ................................................................................ 40 4.2.3.3. Cụm ngành thủy sản ............................................................................... 41 4.2.3.4. Cụm ngành du lịch.................................................................................. 41 4.2.4. Tận dụng vị thế chiến lược phát triển dịch vụ - đô thị ................................... 41 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN.................................................................................................... 42 5.1. Kết luận ................................................................................................................. 42 5.2. Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 43 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 45
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt CCN Cụm công nghiệp CSHT Cơ sở hạ tầng ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐNB Đông Nam Bộ FDI Foreign Direction Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa KCN Khu công nghiệp KTTĐĐBSCL Kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam NGTK Niên giám thống kê NLCT Năng lực cạnh tranh NSLĐ Năng suất lao động PCI Provincial Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Index TCTK Tổng cục thống kê TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VCCI Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công nghiệp Commerce and Industry Việt Nam
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Khung phân tích NLCT địa phương ....................................................................... 4 Hình 2.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP (1990 - 2011) ................................................................. 7 Hình 2.2 Đóng góp của 3 khu vực vào GDP giai đoạn 2000 - 2011 ..................................... 8 Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng GDP của từng khu vực ............................................................ 8 Hình 2.4 Phân tích dịch chuyển cấu phần (2000 – 2011) ...................................................... 9 Hình 2.5 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế...................................................................... 9 Hình 2.6 Năng suất lao động các khu vực kinh tế (2000 – 2011)........................................ 10 Hình 2.7 Tăng trưởng năng suất các khu vực (%) ............................................................... 10 Hình 2.8 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu (2000 - 2011) ..................................................... 12 Hình 2.9 Lượng khách quốc tế (1996 - 2011) (triệu lượt khách) ........................................ 13 Hình 3.1 Phân bổ diện tích đất nông nghiệp ĐBSCL (2011) .............................................. 17 Hình 3.2 Đánh giá hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh (0 kém nhất, 100 tốt nhất)............ 22 Hình 3.3 Đánh giá KCN (0 kém nhất, 100 tốt nhất) ............................................................ 23 Hình 3.4 Đánh giá chất lượng điện và viễn thông (0 kém nhất, 100 tốt nhất)..................... 24 Hình 3.5 Các chỉ số thành phần PCI Tiền Giang 2011 ........................................................ 26 Hình 4.1 Đánh giá NLCT tỉnh Tiền Giang .......................................................................... 33 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 GDP tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2011 ........................................................ 5 Bảng 2.2 GDP các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN (giá so sánh) (tỷ đồng).................................. 6 Bảng 2.3 Năng suất lao động theo thành phần kinh tế ........................................................ 11 Bảng 3.1 Lao động phân theo kỹ năng ĐBSCL 2010 ......................................................... 19 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1 Nhận định về môi trường kinh doanh .................................................................... 27 Hộp 3.2 Rào cản về quy mô phục vụ xuất khẩu .................................................................. 30 Hộp 3.3 Khó khăn của doanh nghiệp may mặc ................................................................... 31 Hộp 4.1 Phát triển nguồn nhân lực khu vực công ở Nhật Bản ............................................ 36 Hộp 4.2 Mô hình thành công của Bình Dương .................................................................... 37 Hộp 4.3 “Doanh nhân hóa nông dân” .................................................................................. 38 Hộp 4.4 Chính sách lấy cụm ngành làm trung tâm .............................................................. 39
  12. x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ hành chánh tỉnh Tiền Giang ................................................................... 45 Phụ lục 2: Các bước nghiên cứu: ......................................................................................... 46 Phụ lục 3: GDP đầu người của Tiền Giang so với các tỉnh ĐNB (giá thực tế) ................... 47 Phụ lục 4: Tỷ lệ nghèo chung các tỉnh ĐBSCL (%) ........................................................... 47 Phụ lục 5: Phương pháp phân tích dịch chuyển – cấu phần ................................................ 48 Phụ lục 6 Trị giá xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu (2008 – 2012) (triệu USD)................... 51 Phụ lục 7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép ......................................................... 51 Phụ lục 8 Một số tour du lịch đến tiền Giang ...................................................................... 52 Phụ lục 9 Quy mô địa phương ............................................................................................. 54 Phụ lục 10 Cơ cấu dân số Tiền Giang.................................................................................. 54 Phụ lục 11 CSHT Giao thông đường bộ .............................................................................. 55 Phụ lục 12 CSHT Giao thông đường thủy ........................................................................... 55 Phụ lục 13 Thu ngân sách (tỷ đồng) .................................................................................... 56 Phụ lục 14 Chi ngân sách (tỷ đồng) ..................................................................................... 56 Phụ lục 15 Cơ cấu thu ngân sách (%) .................................................................................. 57 Phụ lục 16 Cơ cấu chi ngân sách (%) .................................................................................. 57 Phụ lục 17 Kết quả PCI Tiền Giang (2005 – 2012) ............................................................. 58 Phụ lục 18 Kết quả PCI các tỉnh ĐBSCL 2011 ................................................................... 58 Phụ lục 19 Quy trình sản xuất thủy sản khép kín ................................................................ 59 Phụ lục 20 Cơ cấu doanh nghiệp theo số lao động .............................................................. 60 Phụ lục 21 Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô vốn ............................................................. 60 Phụ lục 22 Đánh giá NLCT ................................................................................................. 61 Phụ lục 23 Phân tích SWOT ................................................................................................ 62
  13. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Tiền Giang nằm trong khu vực ĐBSCL, giữa hai thành phố lớn của phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và thành phố Cần Thơ; phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An, TP HCM; phía Tây giáp Đồng Tháp; phía Nam giáp Bến Tre, Vĩnh Long và phía Đông giáp biển Đông [Phụ lục 1]. Đây được xem là cửa ngõ về ĐBSCL đồng thời là vùng tiếp giáp quan trọng giữa vùng KTTĐĐBSCL và vùng KTTĐPN. Tiền Giang thuộc vùng KTTĐPN – vùng kinh tế phát triển năng động, dẫn đầu cả nước về nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Có thể thấy rằng vị trí địa – kinh tế của Tiền Giang là một lợi thế đặc thù cho sự phát triển kinh tế địa phương. Trong giai đoạn 2000 – 2011, Tiền Giang đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khá ổn định, (2000 – 2005: 9%/năm, 2006 – 2011: 10.8%/năm), cao hơn mức trung bình chung của cả nước. Mức sống người dân cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt, GDP bình quân đầu người năm 2011 theo giá thực tế đạt 27.7 triệu đồng, tỷ lệ nghèo chung giảm từ 13.2% năm 2006 xuống còn 10% năm 2011, thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước 14.2%. Mặc dù các chỉ tiêu cho thấy sự tăng trưởng đi lên nhưng Tiền Giang chỉ đạt vị trí trung bình của khu vực ĐBSCL và thuộc nhóm thấp trong vùng KTTĐPN. Theo chủ trương chung của nhà nước, Tiền Giang đang cố gắng để đạt được mục tiêu “công nghiệp hóa” nhưng cơ cấu kinh tế gần như không có sự chuyển dịch lớn, thậm chí đi ngược lại so với kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm có thể được giải thích bởi vùng đất này có truyền thống nông nghiệp lâu đời, địa lý, thiên nhiên có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy sản – vùng đất màu mỡ, phù sa bồi đắp, diện tích đất nông nghiệp chiếm 76.3% và 85.3% dân số tập trung ở khu vực nông thôn. Việc Tiền Giang thuộc Vùng KTTĐPN được kỳ vọng rằng đây sẽ là một điểm đến “đầy tiềm năng” nhưng chưa có sự lan tỏa, thiếu liên kết nội vùng, liên vùng để thu hút đầu tư, hợp tác cùng phát triển. Số lượng doanh nghiệp về địa phương ít, quy mô sản xuất nhỏ trong đó các dự án FDI lại càng khiêm tốn cả về số lượng lẫn vốn đầu tư. Các mặt hàng xuất khẩu ở địa phương chủ yếu là các mặt hàng nông sản sơ chế, thủy sản và hàng may mặc không mang lại giá trị gia tăng cao.
  14. 2 Có thể thấy rằng mặc dù có nhiều lợi thế nhưng sự phát triển của Tiền Giang chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều thay đổi, thành tựu tăng trưởng hiện tại không không hẳn đảm bảo sự ổn định và phát triển tương lai. Do đó, nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang”sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện hơn nhiều lĩnh vực đồng thời tìm ra những khuyến nghị chính sách phù hợp nâng cao NLCT. Các khuyến nghị này góp phần định hướng cho địa phương trong việc hoạch định chiến lược nhằm duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố quyết định NLCT để nhận diện ra các yếu tố cốt lõi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của tỉnh Tiền Giang. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những gợi ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của tỉnh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng NLCT của tỉnh Tiền Giang như thế nào? Câu hỏi 2: Những nhân tố cốt lõi nào ảnh hưởng lớn nhất đến NLCT tỉnh Tiền Giang? Câu hỏi 3: Tỉnh Tiền Giang cần thực hiện chính sách gì để nâng cao NLCT? 1.4. Phương pháp luận và khung phân tích 1.4.1. Phương pháp: Nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính thông qua 4 bước chính [Phụ lục 2]: - Bước 1: Thu thập số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê (NGTK) tỉnh Tiền Giang và các tỉnh ĐBSCL, Tổng cục Thống kê (TCTK), MDEC & Fulbright,… để phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhận định một số vấn đề chính về NLCT, chuẩn bị các nội dung cần phỏng vấn. - Bước 2: Phỏng vấn lãnh đạo địa phương, các sở ban ngành, doanh nghiệp, nông dân – các đối tượng liên quan đến quá trình phân tích. Mục tiêu của bước này là tiếp xúc trực tiếp để có thêm thông tin, minh chứng, giải thích cụ thể hơn cho những nhận định thông qua số liệu.
  15. 3 - Bước 3: Tổng hợp bước 1, bước 2 để đánh giá toàn diện NLCT, nhận diện các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng lớn nhất đến NLCT để từ đó đề xuất các nhóm khuyến nghị nhằm nâng cao NLCT. - Bước 4: Với chính sách đã đề xuất, tìm kiếm một số mô hình gợi ý tham khảo, nhận diện một số rào cản khi triển khai thực hiện. 1.4.2. Khung phân tích Nghiên cứu dựa vào nền tảng lý thuyết của mô hình các nhân tố quyết định NLCT của Porter được Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh theo cấp độ địa phương. Theo khung lý thuyết của mô hình này, NLCT được đo lường và quyết định bởi năng suất sử dụng các nguồn lực (vốn, lao động, đất đai và tài nguyên khác). Năng suất cũng đóng vai trò quan trọng vì là yếu tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương. Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải liên tục tự nâng cấp mình1 Nguồn gốc của tăng trưởng năng suất, theo Porter và được Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh, gồm ba nhóm nhân tố chính: (i) Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương: bao gồm Tài nguyên thiên nhiên; vị trí địa lý; quy mô địa phương. Các yếu tố “thiên phú” này là những lợi thế riêng của từng địa phương. Những nhân tố này không chỉ là số lượng mà còn bao gồm sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, khí hậu, địa thế, nguồn khoáng sản, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản, ngư trường… Nhóm yếu tố này không tác động trực tiếp lên năng suất nhưng nó có thể xác lập được một lợi thế so sánh nhất định, hỗ trợ trực tiếp cho sự thịnh vượng. (ii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương: bao gồm Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục (hạ tầng mềm); Hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng cứng) như giao thông vận tải, điện, nước, viễn thông; Chính sách tài khóa, tín dụng, cơ cấu kinh tế. Đây là nhóm nhân tố xác định môi trường để các công ty/doanh nghiệp hoạt động. Mặc dù không tác động trực tiếp đến năng suất nhưng nhóm nhân tố này tạo cơ hội cho các yếu tố thúc đẩy năng suất được phát huy. 1 Porter (2008)
  16. 4 (iii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp: bao gồm Môi trường kinh doanh; Trình độ phát triển cụm ngành; Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này mô tả các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó tác động trực tiếp đến năng suất. Hình 1.1 Khung phân tích NLCT địa phương NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP Trình độ phát triển cụm Hoạt động và chiến lược Môi trường kinh doanh ngành của DN NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG Hạ tầng văn hóa, giáo Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, Chính sách tài khóa, đầu dục, y tế, xã hội điện, nước, viễn thông) tư, tín dụng CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG Tài nguyên thiên nhiên Vị trí địa lý Quy mô địa phương Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012), điều chỉnh từ mô hình của Porter (1990) 1.5. Bố cục của nghiên cứu Phần còn lại của nghiên cứu bao gồm bốn chương: Chương 2: Xem xét các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2000 – 2011. Các số liệu được phân tích, so sánh để đưa ra một bức tranh tổng thể về sự phát triển của Tiền Giang trong bối cảnh phát triển của cả nước và vùng. Chương 3: Thực trạng NLCT: tác giả nhận diện các yếu tố quyết định NLCT: lợi thế sẵn có, NLCT cấp độ địa phương, NLCT cấp độ doanh nghiệp. Chương 4: Đánh giá NLCT và nhận diện các yếu tố cốt lõi, quan trọng nhất quyết định NLCT. Từ kết quả phân tích, tác giả gợi ý một số chính sách để nâng cao NLCT của tỉnh. Chương 5: Kết luận và hạn chế của nghiên cứu.
  17. 5 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG 2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế 2.1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) Nền kinh tế tỉnh Tiền Giang trong những năm gần đây duy trì tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn định. Giai đoạn 2000 – 2005, GDP tăng trưởng bình quân đạt 9%, cao hơn giai đoạn 1995 – 2000 (8.1%) và cao hơn mức bình quân của cả nước giai đoạn này (7.51%)2. Giai đoạn 2006 – 2011 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.8%, cao hơn mức bình quân của cả nước (7.01%)3. So với mức trung bình chung của khu vực ĐBSCL, mặc dù tốc độ tăng GDP bình quân của Tiền Giang thấp hơn bình quân của khu vực (11.2%) nhưng giá trị tuyệt đối luôn đạt cao hơn giá trung bình.[Bảng 2.1] Bảng 2.1 GDP tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2011 GDP ĐBSCL GDP trung GDP GDP Tốc độ (Giá so sánh) bình ĐBSCL Năm (Giá thực tế) (Giá so sánh) tăng trưởng (tỷ đồng)4 (Giá so sánh) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) 2000 6,916 5,307 8.1 55,575 4,275 2001 7,325 5,696 7.3 59,793 4,599 2002 8,259 6,170 8.3 66,178 5,091 2003 9,389 6,761 9.6 73,310 5,639 2004 11,048 7,380 9.2 81,682 6,283 2005 12,872 8,167 10.7 91,250 7,019 2006 14,718 9,070 11.1 102,509 7,885 2007 18,318 10,246 13.0 116,275 8,944 2008 24,886 11,402 11.3 130,980 10,075 2009 29,664 12,451 9.2 143,884 11,068 2010 35,153 13,767 10.6 161,049 12,388 2011 46,689 15,137 10.5 179,289 13,791 Trung 10.0 11.2% bình Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang (2006, 2012), NGTK Tiền Giang 2005, 2011 2 Tính toán từ NGTK Việt Nam (2006) 3 Tính toán từ NGTK Việt Nam (2012) 4 Số liệu GDP ĐBSCL lấy từ VCCI Cần Thơ (2012)
  18. 6 Đóng góp của Tiền Giang vào GDP khu vực ĐBSCL tăng trong giai đoạn 1995 – 2000 (từ 9.3% lên 9.5%) nhưng giai đoạn gần đây giảm dần, chỉ chiếm 8.9% năm 2005 và đến năm 2011 còn 8.4%. Điều này cho thấy trong xu hướng phát triển của vùng ĐBSCL, vai trò của Tiền Giang đang dần trở nên mờ nhạt bởi sự tăng trưởng nhanh của một số tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp. Nếu so sánh với các tỉnh trong vùng KTTĐPN thì tăng trưởng của Tiền Giang vẫn còn khoảng cách khá xa so với các tỉnh trong vùng [Bảng 2.2]. Nhìn chung, Tiền Giang thuộc nhóm thấp trong vùng KTTĐPN; ở một vị trí “trung bình” trong khu vực ĐBSCL, tăng trưởng cao hơn một số tỉnh nhưng đang dần tụt lại khi mà một số tỉnh đang có sự bức phá nhanh trong tăng trưởng. Bảng 2.2 GDP các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN (giá so sánh) (tỷ đồng) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tiền Giang 9,070 10,246 11,402 12,451 13,767 Long An 8,149 9,246 10,543 11,343 12,777 BRVT 35,249 32,990 33,651 34,070 36,569 Bình Dương 9,758 11,225 12,896 14,292 16,370 Bình Phước 3,274 4,294 4,890 5,387 6,081 Đồng Nai 21,941 25,266 29,172 31,903 36,202 TPHCM 99,672 112,271 124,303 135,053 150,943 Tây Ninh 7,874 9,209 10,491 11,654 12,989 Nguồn: Cục thống kê các tỉnh (2011), NGTK các tỉnh 2010 2.1.2. Các chỉ tiêu thể hiện mức sống 2.1.2.1. Thu nhập bình quân đầu người GDP bình quân đầu người của tỉnh Tiền Giang đã có những chuyển biến tích cực, theo giá thực tế, tăng từ mức 4.3 triệu đồng năm 2000 lên 7.8 triệu năm 2005 và đến năm 2011 đạt 27.7 triệu đồng, cao hơn trung bình của khu vực ĐBSCL nhưng lại thấp hơn mức trung bình cả nước (28.9 triệu đồng). Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2000 – 2011 là 12.2%, thấp hơn so với tốc độ tăng của cả nước (13.1%). Mặc dù có xu hướng cải thiện nhưng GDP bình quân đầu người của Tiền Giang vẫn còn khoảng cách so với các tỉnh trong vùng KTTĐPN [Phụ lục 3].
  19. 7 2.1.2.2. Giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đã giảm từ 13.2% năm 2006 xuống 10% năm 2011, thấp hơn đáng kể so với trung bình cả nước là 12.6%. So với các tỉnh ĐBSCL, trong khi hầu hết các địa phương đều có xu hướng đảo chiều – tăng tỷ lệ nghèo trong giai đoạn 2008 – 2010 vì những tác động của lạm phát, bất ổn vĩ mô thì Tiền Giang đã phần nào tránh được xu hướng này [Phụ lục 4]. 2.1.3. Cơ cấu kinh tế 2.1.3.1. Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong giai đoạn 1990 – 2000 nhưng trong giai đoạn 2000 – 2011 đã có sự chững lại [Hình 2.1]. Sự chuyển dịch chậm chạp, thậm chí đi ngược lại so với kế hoạch đã đề ra5 của địa phương cho thấy sự chuyển dịch đang tiến dần đến ngưỡng giới hạn được quy định bởi lợi thế lịch sử, tự nhiên. Điều này còn được minh chứng bởi cơ cấu lao động trong các khu vực 1, 2, 3: 62.6% - 12.9% - 24.5%. Bên cạnh đó, 85.3% dân số tập trung ở nông thôn do đó việc con người đã quen gắn bó với ruộng đồng là một trong những trở lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Hình 2.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP (1990 - 2011) 100% 12.90% 23% 28.2% 29.5% 30.9% 27.0% 25.7% 80% 11.50% 12.80% 60% 15.3% 27.1% 22.4% 23.8% 28.3% 40% 75.60% 64.20% 56.5% 20% 48.10% 45.3% 44.7% 47.2% 0% 1990 1995 2000 2005 2006 2010 2011 Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang (2006, 2012, NGTK Tiền Giang (2005, 2011) Trong giai đoạn 2000 – 2011, mặc dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng 41.4% trong tổng GDP nhưng chỉ đóng góp 23% vào tăng trưởng GDP. Trong khi đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng 22.1% và 36.5% nhưng lại đóng góp 37% và 40% vào tăng trưởng GDP 5 Cơ cấu kinh tế theo kế hoạch năm 2011: 42% - 30.3% - 27.7%
  20. 8 [Hình 2.2]. Chênh lệch về năng suất và tốc độ tăng giá trị gia tăng trong từng khu vực là nguyên nhân của sự chênh lệch này [Hình 2.3]. Hình 2.2 Đóng góp của 3 khu vực vào GDP giai đoạn 2000 - 2011 Tỷ trọng trong GDP Đóng góp vào tăng trưởng 10.0% của GDP 2000 - 2011 2000 - 2011 37% 23% 36.5% 41.4% (2.3) (3.7) 40% 22.1% (4.0) Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang 2005, 2011 Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng GDP của từng khu vực 25.0% 22.1% 21.6% 20.0% 16.7% 15.0% 15.3% 13.2% 13.6% 14.2% 15.0% 11.5% 10.5% 12.2% 10.7% 9.2% 10.0% 9.0% 8.0% 11.1% 10.6% 10.5% 8.0% 7.3% 5.0% 5.7% 5.0% 4.7% 4.7% 5.4% 5.5% 5.8% 0.0% 2000 2001 2005 2006 2009 2010 2011 Tổng số Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang (2006,2012), NGTK Tiền Giang 2005, 2011 Áp dụng phương pháp “phân tích dịch chuyển cấu phần”6 [Hình 2.4] cho thấy tăng trưởng GDP của Tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2011 chủ yếu nhờ vào tăng năng suất trong nội bộ mỗi khu vực kinh tế (hiệu ứng nội ngành chiếm 82.4%). 12.4% tăng trưởng GDP của tỉnh là do sự dịch chuyển từ khu vực có tốc độ tăng trưởng năng suất thấp sang khu vực có tốc độ tăng trưởng năng suất cao hơn. Sự dịch chuyển từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn (nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ) chỉ lý giải được 5.3% 6 Định nghĩa và cách tính ở phụ lục 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2