Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay
lượt xem 11
download
Dựa trên những mong muốn làm rõ hơn, đi sâu hơn về quá trình thực thi chính sách BHXH bắt buộc, trước hết, học viên đi sâu, làm sáng tỏ những cơ sở lý luận nhằm thực hiện chính sách BHXH bắt buộc ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, bài viết cũng thực hiện phân tích những kết quả đạt được từ cuộc khảo sát thực địa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ HÀ KHUYÊN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ HÀ KHUYÊN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI NHẬT QUANG HÀ NỘI, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết bản luận văn: “Thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép một phần hoặc toàn bộ luận văn nào khác. Nếu có sai xót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Đặng Thị Hà Khuyên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.............................................................................................................. 9 1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 9 1.2. Các lý luận về chính sách bảo hiểm xã hội .............................................. 16 1.3. Kinh nghiệm của địa phương thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................................. 24 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................................................30 2.1. Khái quát doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội ....................... 30 2.2. Việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội ............................................................................... 32 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội hiện nay...................................................... 42 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .........................................................................53 3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................................................................................... 53 3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay ............................................................................................ 59 3.3 Kiến nghị đối với thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................................... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................73 PHỤ LỤC I..................................................................................................................75
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích 1 ASXH An sinh xã hội 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế Gross Domestic Product 4 GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross Regional Domestic Product 5 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn International Labour Organization 7 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế 6 QLNN Quản lý nhà nước
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ...................................... 13 Bảng 2.1. Cơ cấu nhân khẩu tham gia khảo sát .............................................. 33 Bảng 2.2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi bản thân người lao động bị ốm ......................................................................................................................... 35 Bảng 2.3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi bị ốm ........... 35 Bảng 2.4: Điều kiện hưởng lương hưu cơ bản ................................................ 41
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài BHXH được coi là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần quan trọng trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với quan điểm tiếp cận BHXH là quyền an sinh xã hội mang tính phổ quát, gắn với mục tiêu mở rộng phạm vi bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp. Là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh và tỷ trọng lao động phi chính thức lớn, Việt Nam sẽ gặp phải nhiều thách thức khi xây dựng hệ thống BHXH. Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh số 13/2006/SL-CTN ngày 12/07/2006 công bố Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Như vậy Nhà nước ta đã có khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh mọi quan hệ trong hoạt động BHXH. Ở Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn cải cách chính sách BHXH, nhất là từ sau khi khi Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực, việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục được cải cách trong thời gian tới. Tình trạng trốn đóng BHXH vẫn diễn ra phổ biến nhưng các giải pháp khắc phục chưa đạt hiệu quả hữu hiệu. Một trong những nguyên nhân chính là sự thiếu ý thức và trách nhiệm xã hội của một số chủ doanh nghiệp, chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt mà không quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, một số chính sách mới chưa được hướng dẫn kịp thời cũng đã gây không ít lúng túng trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH. Căn cứ vào Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, Nghị định quy định chi tiết các tiêu chí xác định thực hiện chính sách BHXH tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay: Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm: - Doanh nghiệp siêu nhỏ: có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ (trước đây không phân loại dựa vào vốn). 1
- - Doanh nghiệp nhỏ: có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ (trước đây là 10 tỷ trở xuống). - Doanh nghiệp vừa: có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ. Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018 trở đi, người lao động đóng BHXH bắt buộc dựa trên mức lương, phụ cấp và nhiều khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động. Với cách tính mới này, nhiều doanh nghiệp đang lo ngại sẽ gánh thêm khoản chi phí khá lớn nếu đóng BHXH cho người lao động trên mức thu nhập cộng với phụ cấp, chi phí doanh nghiệp sẽ tăng lên rất lớn, chính sách đóng BHXH bắt buộc theo luật mới ảnh hưởng lớn đến chi phí của doanh nghiệp. Mặc dù đã cắt giảm 14 khoản thu nhập phải đóng BHXH nhưng đối với các nhóm doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như thủy sản, dệt may, da giày… chắc chắn vẫn sẽ chịu tác động nhiều bởi họ chịu tác động kép vừa tăng lương tối thiểu vừa tăng mức đóng BHXH. Ngoài ra, việc thay đổi cách tính BHXH còn liên quan nhiều tới thủ tục hành chính, hệ thống sổ sách, thang bảng lương cũng phải thay đổi theo. Doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí cho việc tính toán lại các vấn đề này, đặc biệt ở những doanh nghiệp có tới cả chục nghìn lao động. Cơ quan BHXH mong các chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu nhiều điểm mới về luật từ đó không vi phạm quyền lợi của người lao động, cố gắng đi đúng hướng theo chính sách của Đảng và Nhà nước, tình trạng chủ doanh nghiệp không tham gia đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động xảy ra rất nhiều; tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH cũng diễn ra rất phổ biến. Tiếp đó là tình trạng các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ không tham gia BHXH, BHYT, mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ý thức của một số chủ sử dụng lao động chưa nghiêm túc, hoặc gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; dù cơ quan BHXH đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử phạt nhiều lần nhưng vẫn không có khả năng đóng. Ngoài ra, một phần cũng do nhận thức của người lao động, không biết được quyền lợi chính đáng của mình. 2
- Để khắc phục thực trạng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ “né” tham gia bảo hiểm cho người lao động, truy thu nợ đọng BHXH, BHXH tại các địa phương cần phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp căn bản như tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành quy định về bảo hiểm cho người lao động đối với chủ sử dụng lao động, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm và xử lý theo đúng quy định. Vậy làm thế nào để duy trì và thực hiện tốt chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động, tại doanh nghiệp nói chung và tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, để tìm hiểu sâu hơn và đưa ra giải pháp hoàn thiện về BHXH bắt buộc đối với người lao động ở Việt Nam thì học viên đã cố gắng viết đề tài: “Thực hiện chính sách BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay” - nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về BHXH đã có một số đề tài, bài viết nghiên cứu được đề cập dưới những góc độ khác nhau như: Có một số bài viết thực hiện ở góc độ vĩ mô như: Theo Đỗ Thị Hằng (2015), Pháp luật về hoạt động thu BHXH của tổ chức BHXH Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quy định pháp luật về thu BHXH, tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về thu BHXH và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện mảng pháp luật này. Luận văn chỉ tiếp cận dưới góc độ pháp luật nói chung trên phạm vi cả nước, chưa nghiên cứu việc nâng cao thực hiện chế độ, chính sách dưới góc độ tổng thể và cụ thể [8]. Hay có một số bài nghiên cứu thực hiện ở các địa phương cụ thể như: Trong bài viết của Thái Thị Thu Nguyệt (2015), Chính sách BHXH từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ chính sách công, Học viện khoa học xã hội [14]. Luận văn chủ yếu nghiên cứu thực trạng chính sách BHXH ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách BHXH của thành phố Đà Nẵng sau đó. Trong nội dung đề tài, tác giả đã đưa ra được những nhận xét, đánh giá thực trạng tổ 3
- chức thực hiện, kết quả đạt được và hạn chế của chính sách BHXH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thông qua đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị có thể áp dụng để khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn chính sách BHXH, góp phần nâng cao đời sống cho các đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố. Luận văn của Nguyễn Thị Huệ (2014), Quản lý kinh tế Quản lý Nhà nước về BHXH tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội là công trình nghiên cứu có hệ thống về quản lý nhà nước hoạt động BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Từ những tồn tại, bất cập trong công tác ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật về BHXH; Công tác tổ chức cán bộ; Công tác thực thi chế độ chính sách BHXH; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam, góp phần an sinh xã hội, ổn định tình hình kinh tế - chính trị của đất nước [9] Luận văn của Hồ Tấn Tiên (2017), Quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia chủ yếu nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của QLNN về BHXH trên địa bàn tỉnh. Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước, không đi sâu nghiên cứu về thực hiện chế độ, chính sách BHXH đối với người lao động [19]. Hơn nữa, cũng có các công trình nghiên cứu đã tập trung vào đối tượng chính của bảo hiểm xã hội là người lao động như: Bài viết của Nguyễn Hữu Dũng (2018), Chính sách BHXH đối với người lao động, Tạp chí Cộng sản. Bài viết đưa ra những kết quả đạt được và chỉ ra một số những mâu thuẫn, bất cập. Từ đó, tác giả cũng nêu ra một số định hướng cải cách chính sách BHXH trong thời gian tới. Phát triển hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt, hiện đại, bền vững và tiếp cận chuẩn mức quốc tế, theo nguyên tắc đóng - hưởng, có sự chia sẻ, gắn kết trong tổng thể hệ thống ASXH, tiến tới thực hiện BHXH toàn dân. Có thể thấy các công trình nghiên cứu có liên quan đến chính sách BHXH được xây dựng từ cấp độ vi mô (từ các địa phương, từng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội) đến cấp độ vĩ mô (chính sách bảo hiểm xã hội nói chung). Các công trình nghiên cứu này 4
- đã và đang xây dựng một bức tranh tổng thể trong thực tiễn của một chính sách công trụ cột cho nền an sinh xã hội nước nhà. Những phân tích, đánh giá của các tác giả là những kinh nhiệm, tài liệu quý báu cho việc đổi mới và thực hiện tốt, hoàn chỉnh các chính sách BHXH tại Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào tính khái quát của các chính sách bảo hiểm xã hội đối với mọi đối tượng hay của người lao động nói chung mà chưa có sự chuyên biệt hóa đi sâu vào phân tích chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với từng đối tượng cụ thể trong một môi trường nhất định. Hơn nữa, các bài nghiên cứu cũng như các công trình đã được công bố đều dưới dạng công trình định hướng nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn hoặc một vài khía cạnh liên quan đến các tổ chức doanh nghiệp, chưa có công trình nghiên cứ nào thực hiện nghiên cứu về chính sách BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội. Việc phân tích và đánh giá những kết quả đạt được và bất cập trong tổ chức xây dựng và thực thi chính sách BHXH bắt buộc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Điều này cho phép tác giả có cơ sở khẳng định tính cấp thiết của vấn đề này trong đề tài luận văn. Vì vậy những nội dung được đề cập trong luận văn "Thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay” – nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hà Nội mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm giải quyết tốt các chế độ, chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên những mong muốn làm rõ hơn, đi sâu hơn về quá trình thực thi chính sách BHXH bắt buộc, trước hết, học viên đi sâu, làm sáng tỏ những cơ sở lý luận nhằm thực hiện chính sách BHXH bắt buộc ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, bài viết cũng thực hiện phân tích những kết quả đạt được từ cuộc khảo sát thực địa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động. Qua đó, nhận xét, phân tích, hướng đến việc áp dụng 5
- trên thực tiễn thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chính sách BHXH bắt buộc và nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ BHXH bắt buộc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trước hết, bài viết thực hiện hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận lý thuyết cơ bản về thực hiện chính sách BHXH nói chung và chính sách BHXH bắt buộc nói riêng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiệm vụ thứ hai của bài nghiên cứu là phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính xã BHXH bắt buộc đối với người lao động: mục tiêu, giải pháp và công cụ, vai trò của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách; các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động ở nước ta hiện nay. Dựa trên những vấn đề lý luận và thực tiễn, bài viết đề xuất khuyến nghị các giải pháp nhằm giúp chính sách BHXH đối với người lao động tốt hơn, đảm bảo trách nhiệm của người sử dụng lao động và quyền lợi của người lao động trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Tại thành phố Hà Nội - thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây là không gian đặc trưng, phù hợp với việc đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước. - Phạm vi về thời gian: Các tài liệu, tài liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, đặc biệt là các mẫu khảo sát lấy được từ cuộc khảo sát thực địa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp và nhỏ tại thành phố Hà Nội vào tháng 7 năm 2019. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác thực thi chính sách BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội. 6
- 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về những khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, những vấn đề cơ bản của chính sách công nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó, luận văn thực hiện khái quát hóa các lý thuyết, học thuyết có liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: nghiên cứu, tra cứu tài liệu thứ cấp: số liệu thực thi đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội. Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu thập các số liệu thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội và lý do ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, Các mẫu nhỏ tập trung được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn thông tin và được phân tích bằng cách mã hóa dữ liệu. Từ đó, xây dựng nên bộ dữ liệu có liên quan đến hoạt động thực thi chính sách bảo hiểm xã hội cũng như chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phương pháp nghiên cứu định lượng: thu thập thông tin, dữ liệu, định lượng được tập hợp thông qua tổ chức điều tra xã hội học (phát phiếu điều tra) với quy mô nhỏ (tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội), xử lý dữ liệu có được trên phần mềm Mirosoft Excel. Đây là phương pháp điều tra thực nghiệm có hệ thống về thực tế áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội. Các mẫu được lấy từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó phát triển và sử dụng các lý thuyết và giả thuyết có liên quan đến hoạt động thực thi chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc. Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách lấy mẫu từ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội được sử dụng để xác minh các giả thuyết của người nghiên cứu là đúng sự thật. 7
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ quan hữu quan trong quá trình hoàn thiện và thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động, đặc biệt là các cơ quan BHXH, các đơn vị tham gia BHXH. Luận văn cũng có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu pháp luật, cũng như cho bất kỳ ai có quan tâm đến chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết thúc, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp vừa nhỏ tại thành phố Hà Nội 8
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Bảo hiểm xã hội và chính sách bảo hiểm xã hội 1.1.1.1. Khái niệm BHXH Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường. Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Bảo hiểm có các hình thức khác nhau như: BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm kinh doanh và bảo hiểm thương mại. BHXH là một trong những hình thức của bảo hiểm. BHXH là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động. Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hộicủa Việt Nam 2018 cũng định nghĩa BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Công ước Geneve 1952 của Tổ chức lao động quốc tế ILO khuyến nghị hệ thống các chế độ BHXH bao gồm: chăm sóc y tế; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp tuổi già; trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; trợ cấp gia đình; trợ cấp sinh sản; trợ cấp tàn phế; và trợ cấp cho người bị mất người nuôi dưỡng. Tại Việt Nam, BHXH thực hiện chế độ như sau: 1. BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. 9
- 2. BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ: hưu trí; tử tuất. 3. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ: trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tìm việc làm. BHXH hoạt động dựa trên nguồn quỹ BHXH, bao gồm: người sử dụng lao động đóng góp; người lao động đóng góp một phần tiền lương của mình, thu từ các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; và nhà nước đóng góp và hỗ trợ. Có thể nói, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. 1.1.1.2. Lịch sử phát triển của BHXH Trên thế giới, hệ thống an sinh, BHXH ra đời khá sớm. Ngay từ những năm 1850, hệ thống BHXH đầu tiên đã được thiết lập tại nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên bang Đức), với sự tham gia của giới thợ trong bảo hiểm ốm đau, sau đó đã thu hút được mọi tầng lớp xã hội và mở rộng ra các trường hợp khác. Từ kinh nghiệm của Công hòa Liên bang Đức, hoạt động BHXH đã lan dần ra châu Âu vào đầu thế kỷ XX, sau đó đến các nước Mỹ Latin rồi Mỹ, Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH tiếp tục là chính sách công bảo đảm an sinh xã hội mang tính chất cộng đồng đươc áp dụng tại các nước giành được độc lập tại châu Á, châu Phi và vùng Caribe trong nửa cuối thế kỷ XX. [24] BHXH đã và đang trở thành một chính sách quốc tế gắn với vai trò của Tổ chức Lao động quốc tế ILP của Liên Hợp Quốc. Đó là một trong những quyền cơ bản nhất của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế - xã hội và văn hóa, nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người." Tính đến nay, theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO, có khoảng 170 quốc gia trên thế giới thực hiện chính sách BHXH, trong đó có 155 10
- quốc gia (chiếm 95%) những chỉ có 63 quốc gia (chiếm 38,6%) thực hiện hình thức bảo hiểm hưu trí, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản. Qua đó cho thấy việc thực hiện các hình thức bảo hiểm khác nhau sẽ tùy thuộc vào điều kiện, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, xu hướng chung là các quốc gia ngày càng thực hiện đầy đủ hơn các hình thức bảo hiểm, coi đây là giải pháp đảm bảo tốt hơn quyền lợi, trách nhệm của người lao động nói riêng và chính sách ổn định xã hội nói chung trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc công bằng, bình đằng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đều có thể tiếp cận, tham gia và hưởng lợi từ chính sách BHXH; tuân thủ nguyên tắc đóng hưởng, bảo đảm tính cân đối, bền vững giữa mức đóng góp và mức hưởng thụ; có sự chia sẻ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa các thành viên, giữa các chính sách trong hệ thống BHXH. Tại Việt Nam, Điều 7 Nghị quyết về giành chính quyền toàn quốc và thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh được thông qua tại kỳ họp Quốc dân Đại hội từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 8 năm 1945 có viết: “Ban bố Luật Lao động; ngày làm 08 giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm." Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 3 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 54-SL về ấn định các điều kiện cho công chức về hưu trí; ngày 14 tháng 6 năm 1946 ban hành Sắc lệnh số 105-SL quy định về việc cấp hưu bổng và đóng BHXH đối với công chức. Có thể nói, hai văn bản này là hai băn bản đầu tiên quy định về quyền lợi, mức hưởng hưu trí của công chức, khẳng định nguyên tắc đóng - hưởng của BHXH, quy định trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước đối với Quỹ BHXH. 1.1.1.3. Phân loại BHXH BHXH có mục đính đặt ra là mọi người sống trong cùng một xã hội có thể cùng san sẻ và giúp đỡ nhau nhiều hơn thông qua BHXH. BHXH có hai loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. BHXH bắt buộc là loại bảo hiểm mà bắt buộc những người khi tham gia lao động và những người chủ lao động phải đóng. Thường thì chủ doanh nghiệp và người lao động cùng chi trẻ cho loại bảo hiểm này với mức chia người sử dụng lao động phải đóng nhiều hơn. 11
- BHXH tự nguyện là loại bảo hiểm không bắt buộc. Mọi người được lựa chọn có thể mua hoặc không và chọn mua theo khả năng của mình, tùy vào điều kiện thu nhập của cá nhân và gia đình với các mức đóng khác nhau. 1.1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản Chính sách BHXH dựa trên năm nguyên tắc cơ bản, bao gồm: Nguyên tắc thứ nhất là mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Người lao động khi có việc làm và khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập để hỗ trợ bản thân hoặc người khác khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, lúc tuổi già để duy trì và ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình.[25] Nguyên tắc thứ hai là mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung. Nguyên tắc thứ ba là người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH. Nguyên tắc thứ tư là quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Nguyên tắc thứ năm là việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH. 1.1.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hiện chính sách BHXH bắt buộc trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay còn gọi là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. 12
- Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Bảng 1.1: Bảng phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp Quy mô Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa siêu nhỏ Tổng Tổng nguồn Khu vực Số lao động Số lao động Số lao động nguồn vốn vốn I. Nông, lâm Từ trên 10 Từ trên 20 Từ trên 200 10 người trở 20 tỷ đồng nghiệp và thủy người đến tỷ đồng đến người đến xuống trở xuống sản 200 người 100 tỷ đồng 300 người Từ trên 10 Từ trên 20 Từ trên 200 II. Công nghiệp 10 người trở 20 tỷ đồng người đến tỷ đồng đến người đến và xây dựng xuống trở xuống 200 người 100 tỷ đồng 300 người Từ trên 10 Từ trên 10 Từ trên 50 III. Thương mại 10 người trở 10 tỷ đồng người đến tỷ đồng đến người đến và dịch vụ xuống trở xuống 50 người 50 tỷ đồng 100 người ( Nguồn: Nghị định 39/2018/ND-CP) Đặc điểm Đầu tiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp của một quốc gia, khu vực và trên thế giới. Các doanh nghiệp này có khả năng sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội và tạo ta khối lượng công ăn việc làm lớn lên tới 65% cho người lao động trên toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tận dụng nhân công tại địa phương để sử dụng nhờ đó giải quyết rất nhiều bài toán nhân lực cho nhà nước. Tiếp theo, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có quy mô vốn giới hạn và thường không tiếp cận với các nguồn vốn lớn từ các ngân hàng đầu từ. Điều này gây nên những hạn chế trong việc đổi mới trang thiết bị và xúc tiến phát triển công việc cho các loại hình doanh nghiệp này. Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ thường có sự cạnh tranh gay gắt với các công ty tập đoàn lớn cùng làm dịch vụ với nhau. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ thường gặp thua thiệt trong việc chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt ở khu vực nước ngoài. 13
- Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là các ngành nghề liên quan đến mua bán sản xuất đồ dùng, các loại dịch vụ và phân bố hàng tiêu dùng. Loại hình này ít gặp ở lĩnh vực sản xuất và chế biến. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc Do có đặc điểm đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngoài khối các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những chủ thể lớn tham gia vào hoạt động này. Thực hiện an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng là một trong những nội dung cơ bản và tất yếu trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đó là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động mang tính chất tất yếu và thường xuyên. Nó xuất phát từ chính nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và được quy định bởi chính sách, pháp luật của nhà nước. Đối với người lao động, doanh nghiệp quan tâm đến thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc tức là họ sẽ đảm bảo tốt hơn quyền lợi, nhân phẩm, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập... Từ đó, doanh nghiệp có được đội ngũ lao động có chất lượng hơn và gắn bó với doanh nghiệp hơn. Hơn thế nữa, thực hiện BHXH bắt buộc cũng là quyền lời để đảm bảo cho chính doanh nghiệp phát triển. Nhìn xa hơn, thực hiện BHXH là cách thực hiện thực hóa định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng trưởng kinh tế đi liền với công bằng xã hội. Đây là cách thức để giữ vững vai trò chủ đạo của mình đối với các thành phần kinh tế. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc Cũng giống như chính sách công, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 79 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 68 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 46 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn