intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

67
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về lý luận chính sách đào tạo đại học; phân tích, đánh giá thực trạng chính sách đào tạo đại học từ thực tiễn trường ĐH Quảng Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo đại học từ thực tiễn trường ĐH Quảng Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> VÕ THỊ ANH THƯ<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC<br /> TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> 1<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> VÕ THỊ ANH THƯ<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC<br /> TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM<br /> <br /> Ngành: Chính sách công<br /> Mã số: 834.04.02<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> TS. Đỗ Thị Kim Định<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, bất kỳ một quốc gia nào, để có thể đi<br /> tắt, đón đầu nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nguồn nhân<br /> lực chất lượng cao luôn giữ vai trò quyết định. Nếu nhiệm vụ trọng tâm của giáo<br /> dục phổ thông là tạo ra những công dân tốt cho xã hội, cho đất nước, thì nhiệm vụ<br /> chính của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho nền sản<br /> xuất để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Do đó, trường đại học luôn là<br /> môi trường bồi dưỡng, sáng tạo và chuyển giao những thành tựu khoa học – công<br /> nghệ mới nhất, là đầu tàu trong việc tạo ra nguồn lao động chất lượng cao phục vụ<br /> sự nghiệp phát triển đất nước.<br /> Nghị quyết số 29/NQ-TW Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt<br /> Nam nhận định: “Hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta đã tương đối hoàn<br /> chỉnh từ mầm non đến đại học. CSVC, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ<br /> rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, SV tăng nhanh, nhất là ở giáo<br /> dục đại học. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Tuy nhiên, chất lượng,<br /> hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học”.<br /> Nghị quyết cũng đã đề ra mục tiêu đối với giáo dục đại học: “Tập trung đào tạo<br /> nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học,<br /> tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo<br /> dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát<br /> triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm<br /> khu vực và quốc tế” [1].<br /> Trường ĐH Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 722/QĐ-TTg<br /> 08/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là trường đại học công lập chính quy<br /> thuộc UBND tỉnh Quảng Nam, có vị trí nằm ở khu vực trọng điểm của vùng Trung<br /> Trung bộ và Tây nguyên; là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng NCKH có uy tín.<br /> Trường ĐH Quảng Nam là một trường còn khá non trẻ, đội ngũ CC, VC<br /> <br /> 3<br /> <br /> làm công tác quản lý phần lớn tuổi đời không cao, kinh nghiệm về quản trị trường<br /> đại học chưa nhiều. Trong xu thế xã hội hóa giáo dục, với vị thế là trường đại học<br /> địa phương, Nhà trường đứng trước nhiều khó khăn, thử thách trong công tác tuyển<br /> sinh, nâng cao chất lượng dạy và học, xu hướng tự chủ trường đại học; công tác đào<br /> tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về giảng dạy, tham gia<br /> quản lý tại trường. Trong thời gian tới, để hoàn thành sứ mệnh trở thành một trung<br /> tâm đào tạo, bồi dưỡng và NCKH có uy tín, ngang tầm với các trường đại học lớn<br /> trong vùng, vững vàng tiếp cận, hoà nhập với các trường đại học trong khu vực và<br /> trên thế giới, bên cạnh sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo và GV<br /> Nhà trường, trường ĐH Quảng Nam cần có những chính sách đào tạo đại học phù<br /> hợp trong điều kiện phát triển mới. Xuất phát từ những lý do nêu trên, học viên<br /> chọn đề “Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam” làm đề<br /> tài luận văn thạc sĩ ngành Chính sách công.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> Nghiên cứu thực trạng đào tạo đại học trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà<br /> thời điểm hiện tại, xu hướng phát triển các ngành trong tương lai, tìm ra hướng đi<br /> cho đào tạo đại học của tỉnh nhà hay của từng trường cụ thể là bài toán khá nan giải<br /> và cấp thiết đối với từng cơ sở đào tạo đại học hiện nay. Đã có rất nhiều công trình<br /> nghiên cứu, các hội thảo, các bài tham luận về chính sách công, chính sách đào tạo<br /> đại học ở Việt Nam. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu sau:<br /> PGS.TS Nguyễn Hữu Hải (chủ biên, 2014), Chính sách công – những vấn đề<br /> cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách trang bị những kiến thức cơ<br /> bản về chính sách công, công tác hoạch định và thực thi chính sách công; những kỹ<br /> năng cơ bản về hoạch định, phân tích, tổ chức thực thi, kiểm tra, đánh giá chính<br /> sách công giúp cho độc giả có thể vận dụng vào quản lý chính sách công, nhận thức<br /> đúng tác dụng của phân tích chính sách để luôn quan tâm tìm kiếm các công cụ,<br /> phương pháp phân tích chính sách công trong quản lý nhà nước.<br /> Đề tài khoa học “Bàn về khái niệm chính sách công” (2017) do PGS.TS. Hồ<br /> Việt Hạnh làm chủ nghiệm đã tập trung làm rõ khái niệm chính sách công dựa trên<br /> <br /> 4<br /> <br /> cách tiếp cận quyền lực và trong sự so sánh với chính sách tư.<br /> TS. Trần Văn Hùng (chủ nhiệm), đề tài “Tác động của các chính sách đổi mới<br /> giáo dục đại học đối với sự phát triển quy mô của hệ thống giáo dục đại học”. Đề<br /> tài là nghiên cứu thực trạng về sự tác động của các chính sách đổi mới giáo dục đại<br /> học đối với sự phát triển quy mô của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong giai<br /> đoạn vừa qua ở nước ta và đề xuất những định hướng cho việc xây dựng chính sách<br /> phát triển giáo dục đại học đến năm 2020.<br /> PGS.TS. Trần Khánh Đức (2007), đề tài khoa học “Kinh tế tri thức và phát triển<br /> chương trình đào tạo đại học hiện đại”. Đề tài phân tích đặc điểm và các xu hướng<br /> phát triển của nền kinh tế tri thức trong xã hội hiện đại. Vai trò của tri thức trong phát<br /> triển và phát triển giáo dục trong nền kinh tế tri thức và kỷ nguyên thông tin, đặc biệt<br /> là về vấn đề nội dung giáo dục và phát triển chương trình đào tạo đại học.<br /> TS. Trịnh Ngọc Thạch (2017), đề tài khoa học “Chính sách phát triển giáo<br /> dục đại học: những thành công ở các nước phát triển và bài học gợi ý cho Việt<br /> Nam”. Đề tài đã có cái nhìn rất bao quát và đưa ra các nhận xét sắc bén về những<br /> những thành quả đạt được của giáo dục đại học ở các quốc gia phát triển, và gợi ý<br /> bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển giáo dục đại học của Việt Nam về<br /> một số vấn đề như: 1) Đề cao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo<br /> dục đại học; 2) Chính sách đầu tư tài chính cho giáo dục đại học theo mô hình “chia<br /> sẻ chi phí”; 3) Tăng cường liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp để tạo cơ<br /> chế gắn kết giữa đào tạo, NCKH với sản xuất và dịch vụ trong các trường đại học;<br /> 4) Đào tạo, bồi dưỡng GV để đáp ứng yêu cầu của các chương trình đào tạo chất<br /> lượng cao, tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục đại học; 5) Xây dựng hệ thống<br /> tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học độc lập.<br /> PGS.TS. Lê Hữu Ái (chủ biên), “Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay: thực<br /> trạng và giải pháp nâng cao chất lượng”. Trong công trình này, các tác giả đã tập<br /> trung phân tích những bất cập, yếu kém của giáo dục đại học ở nước ta hiện nay,<br /> đặc biệt là khía cạnh chất lượng giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó, bài viết luận<br /> chứng một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục đại học trong phát triển<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2