intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

101
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, đề tài đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam một cách toàn diện; qua đó, đề xuất các giải pháp hợp lý, sát thực để hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> VÕ THANH TÙNG<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH<br /> ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN<br /> TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> 1<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> VÕ THANH TÙNG<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH<br /> ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN<br /> TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM<br /> <br /> Chuyên ngành : Chính sách công<br /> Mã số<br /> :<br /> 834 04 02<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> GS. TS. ĐẶNG NGUYÊN ANH<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong quá trình CNH-HĐH, phát triển và hội nhập quốc tế của đất<br /> nước, nông dân nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, một bộ phận<br /> người nông dân ở một số lĩnh vực, khu vực, trong đó có địa bàn nông thôn<br /> mất đất sản xuất, mất việc làm… Thực trạng đó đòi hỏi phải có chính sách<br /> giải quyết việc làm cho nông dân trên cơ sở cơ cấu lại sản xuất NN theo<br /> hướng sản xuất hàng hóa với trình độ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến,<br /> thích ứng với yêu cầu của thị trường. Để thực hiện mục tiêu đó, cần tăng<br /> cường đào tạo nghề cho nông dân và lao động ở nông thôn.<br /> Do đó đào tạo nghề cho LĐNT là một chính sách lớn của Đảng và Nhà<br /> nước trong phát triển KT-XH của nước ta; là khâu đột phá nhằm thực hiện<br /> chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất NN sang sản xuất công nghiệp, dịch<br /> vụ, từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động có trình độ chuyên<br /> môn, kỹ thuật. Chính vì vậy công tác đào tạo nghề cho LĐNT được Đảng và<br /> Nhà nước ta rất quan tâm, ban hành các chính sách thực hiện, đầu tư nâng cao<br /> chất lượng LĐNT, phục vụ yêu cầu phát triển, từng bước hiện đại hoá NN,<br /> nông thôn.<br /> Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH TW<br /> Đảng khoá X về NN, nông dân, nông thôn trong phần nhiệm vụ và giải pháp<br /> đã nêu cụ thể: “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên<br /> suốt trong mọi chương trình phát triển KT-XH của cả nước; bảo đảm hài hoà<br /> giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn<br /> và thành thị. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc<br /> làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất….<br /> Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn…. Hình thành CTMT quốc gia về<br /> đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hằng năm đào tạo khoảng 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> triệu LĐNT; phấn đấu đến năm 2020 lao động NN còn khoảng 30% lao động<br /> xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%”[3, tr.2-3].<br /> Để cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính<br /> sách về đào tạo nghề, trong đó có chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại<br /> Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê<br /> duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956);<br /> Đề án đã nêu rõ: “Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước,<br /> của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng<br /> yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để<br /> phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công<br /> bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT; khuyến khích, huy động<br /> và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT” [43, tr.3].<br /> Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện chính sách, bên cạnh<br /> những kết quả, thành công đạt được thì cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, có<br /> chính sách chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, việc dạy nghề chủ yếu còn<br /> tập trung ở các đô thị, vùng đồng bằng, vùng trung du; trong khi khu vực<br /> nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm đúng mức, đào<br /> tạo chưa đáp ứng được so với nhu cầu của LLLĐ ở nông thôn; chất lượng<br /> đào tạo nhìn chung còn thấp, quy mô, số lượng đào tạo còn khiêm tốn so với<br /> nhu cầu nguồn nhân lực trong quá trình phát triển đất nước nói chung và của<br /> tỉnh Quảng Nam nói riêng.<br /> Do vậy, tập trung cho công tác đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay càng<br /> có ý nghĩa trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế, tái cấu trục sản xuất NN<br /> trong quá trình hội nhập. Một mặt, việc cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có<br /> ngành NN và kinh tế ở nông thôn, chuyển mạnh sang phát triển các ngành<br /> nghề mới, dựa trên nền tảng công nghệ ngày càng hiện đại; với định hướng<br /> phát triển NN xuất khẩu nên cần chú trọng đào tạo cho lao động những ngành,<br /> nghề chế biến nông sản phẩm xuất khẩu, nhằm đáp ứng được yêu cầu lao<br /> 4<br /> <br /> động của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn.<br /> Mặt khác, cơ cấu lại nền kinh tế làm giảm thiểu các ngành, nghề và sản phẩm<br /> có hàm lượng lao động cao; từ đó, làm gia tăng sự dôi dư đội ngũ lao động<br /> giản đơn.<br /> Đối với Quảng Nam để thực hiện chủ trương này, Tỉnh ủy Quảng Nam<br /> đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 25/10/2010 về tăng cường lãnh đạo,<br /> chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh<br /> [49]; tiếp đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 494/QĐUBND ngày 15/02/2011 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh<br /> Quảng Nam đến năm 2020 [55]; Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày<br /> 09/6/2011 về phê duyệt định mức kinh phí dạy nghề cho LĐNT và nhiều văn<br /> bản trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đề án. Năm 2016 để<br /> tiếp tục triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn đến, HĐND tỉnh có Nghị<br /> quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 “Về cơ chế hỗ trợ đào tạo lao<br /> động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn<br /> tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020” [27]; Quyết định số 3577/QĐ-UBND<br /> ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh “Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao<br /> động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn<br /> tỉnh giai đoạn 2016 - 2020“ [60].<br /> Giai đoạn 2013- 2017 cùng với những thành tựu đạt được trên lĩnh vực<br /> KT-XH, thì công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề cho<br /> LĐNT tỉnh Quảng Nam cũng đạt nhiều kết quả; sau gần 5 năm thực hiện Đề<br /> án kể từ 2013 đến 2017: Tỷ lệ qua đào tạo nghề của tỉnh từ 30% năm 2013 đã<br /> đạt khoảng 55% vào năm 2017, trong đó đào tạo sơ cấp nghề (có cấp chứng<br /> chỉ) từ 3 tháng trở lên đạt 22,5% [38].<br /> Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì công tác đào tạo nghề cho<br /> LĐNT tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua cũng còn nhiều tồn tại, hạn<br /> chế đó là: Với sự phát triển KT-XH của tỉnh thì nhu cầu nguồn nhân lực, lao<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2