Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 6
download
Luận văn đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên cơ sở tổng quan có chọn lọc các công trình đã nghiên cứu, quy định của pháp luật về di dân. Đề tài cũng đã phân tích thực trạng và xác định được nguyên nhân hạn chế trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2005 đến nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ NGỌC AN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG ĐẮK LẮK, 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ NGỌC AN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 834.04.02 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN DUY THỤY ĐẮK LẮK, 2019
- LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cùng với việc hoàn thành Luận văn. Với lòng biết ơn chân thành nhất cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các thầy, cô giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng của Học viện đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học và hoàn thành xuất sắc luận văn này. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến TS Nguyễn Duy Thụy đã dành nhiều thời gian tâm huyết và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đắk Lắk, tháng 8 năm 2019 Người thực hiện Lê Thị Ngọc An
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực, trên cùng địa bàn. Tác giả luận văn Lê Thị Ngọc An
- MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ ii MỤC LỤC ......................................................................................................................iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ................................................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ....................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 4 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................ 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 5 5.1. Phương pháp luận...................................................................................................................... 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn........................................................................................ 5 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO ...................................................................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................................................ 7 1.1.1. Chính sách công...................................................................................................................... 7 1.1.2. Di cư, di cư tự do, dân di cư tự do ........................................................................................ 8 1.1.3. Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do ...................................................................13 1.2. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do ................................................15 1.2.1. Góp phần ổn định và phát triển xã hội ...............................................................................15 1.2.2. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế ..............................................................................17 1.2.3. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân di cư tự do ......................................18 1.2.4. Góp phần quản lý dân cư thống nhất, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội......................................................................................................................................................20 1.3. Nội dung thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.............................................................21
- 1.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, dự án bình ổn dân di cư tự do ..................................................................................................................................................21 1.3.2. Xây dựng hệ thống chính sách đối với dân di cư tự do .....................................................21 1.3.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.........................................................................................................................................23 1.3.4. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách về hoạt động di dân ..24 1.3.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do .........................25 1.3.6. Huy động các nguồn lực cho việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do ...........25 1.3.7. Tổng kết, giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do...........................................................................................................................26 1.4. Kinh nghiệm của một số tỉnh về thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do .....................27 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng ........................................................................................27 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau ............................................................................................29 1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Nông .........................................................................................30 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK............................................................... 33 2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk................................................................................................33 2.1.1. Về vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ...................................................................................33 2.1.2. Về kinh tế ...............................................................................................................................34 2.1.3. Về văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng .......................................................................35 2.1.4. Khái quát về thực trạng dân số của tỉnh Đắk Lắk .............................................................39 2.1.5. Đặc điểm dân di cư tự do của tỉnh Đắk Lắk ......................................................................40 2.1.6. Thực trạng đời sống, sản xuất của các hộ dân di cư tự do ...............................................43 2.2. Tình hình thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ...............43 2.3.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với dân di cư tự do ....................................................................................................................47 2.2.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chính sách đối với dân di cư tự do.......................................................................................................................................................49 2.2.3. Thực trạng xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do...........................................................................................................................52 2.2.4. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do .............................................................................................................................................52 2.2.5. Thực trạng huy động các nguồn lực từ 2010 đến 2017 thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do .................................................................................................................................53 2.2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong công tác thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do ..........................................................................................................54 2.3. Nhận xét về thực trạng thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................................................................55 2.3.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do................55
- 2.3.2. Những hạn chế trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do ...............................56 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.......................................................................................................................................................58 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ........................................ 60 3.1. Quan điểm và định hướng ổn định đời sống dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.......60 3.1.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề dân di cư tự do ..............60 3.1.2 Quan điểm phương hướng thực hiện của tỉnh Đắk Lắk ....................................................63 3.2. Một số giải pháp thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .........................................................................................................................................................66 3.2.1. Tuyên truyền, giáo dục nhằm thuyết phục để người dân thay đổi nhận thức về vấn đề di cư tự do ...................................................................................................................................66 3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đối với di dân ..................................................67 3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cán bộ quản lý dân di cư tự do .............................................................................................................................67 3.2.4. Tăng cường và tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do ................................................................................................68 3.2.5. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể:....................................68 3.3. Một số kiến nghị ...........................................................................................................................69 3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ............................................................69 3.3.2. Đối với địa phương có dân di cư đi và đến ........................................................................73 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 78
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PGS.TS Phó Giáo sư. Tiến sỹ WWF Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên DCTD Di cư tự do NSTW Ngân sách Trung ương NSĐP Ngân sách địa phương ha Héc ta m Mét m3 Mét khối km Kí lô mét km2 Kí lô mét vuông KH Kế hoạch 0 C Độ C Sổ tạm trú dài hạn (không xác định thời hạn) ở một tỉnh hoặc thành phố KT3 trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú Tp Thành phố HCM Hồ Chí Minh GKDP tổng sản phẩm tính trên phạm vi một tỉnh % Phần trăm MW Megawatt THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phố thông MTTQ Mặt trận Tổ quốc
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Con người sinh ra có nhu cầu tồn tại và phát triển. Bởi vậy con người luôn có nhu cầu di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác với mục đích tìm đến những nơi thích hợp hơn cho sự sinh tồn. Di cư là một quy luật phổ biến diễn ra ở tất cả các nước với nhiều phương thức khác nhau, tùy thuộc vào mỗi thời kỳ và đặc điểm địa lý kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Di dân thể hiện sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia trước những thách thức của cuộc sống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân công lao động trên lãnh thổ [16]. Ở những quốc gia khác nhau, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, cường độ và phương thức di dân cũng khác nhau. Ở Việt Nam, tính đến cuối thập kỷ 90, theo thống kê chính thức thì số hộ di chuyển nội địa tự phát là 280 nghìn hộ với tổng số 1,33 triệu khẩu, chủ yếu đến vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Còn ở các tỉnh miền núi phía Bắc ước tính đã có trên 26.000 đồng bào dân tộc tham gia vào quá trình di chuyển tự phát. Nhu cầu du canh, du cư của đồng bào dân tộc chủ yếu là do thiếu đất sản xuất lương thực và khan hiếm nguồn nước. So với di dân đến nông thôn, di chuyển dân số ra thành thị đa dạng hơn về thể loại. Mặc dù khó ước tính được chính xác quy mô của dòng di cư này song số người di dân ra đô thị đã lên đến hàng triệu khẩu, tập trung ở các thành phố lớn. Đắk Lắk là tỉnh có quỹ đất đỏ bazan chiếm khoảng 36% tổng diện tích tự nhiên, phù hợp để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, cao su có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong thời gian qua, ngoài việc tiếp nhận hàng chục nghìn hộ dân từ các tỉnh khác đến xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch của Nhà nước thì Đắk Lắk cũng là nơi thu hút mạnh mẽ các luồng dân di cư tự do trong toàn quốc đến sinh sống và lập nghiệp tạo nên một địa phương có nhiều biến động trong thời kỳ đổi mới. Để thực hiện đồng bộ các giải pháp bố trí giữ dân, ổn định dân cư, đặc biệt là giải pháp an sinh xã hội nhằm ổn định đời sống của người dân di cư. Tiếp nối kết quả nghiên cứu trước đó, 1
- xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi chọn đề tài nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp khóa học thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến vấn đề di cư tự do ở nước ta đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cấp, nhiều ngành và theo những mục đích khác nhau như: Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội; Ủy ban quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đã được công bố và nổi bật: + Nhóm nghiên cứu về chính sách đối với dân di cư tự do trong phạm vi cả nước Đề tài cấp Bộ của nhóm cán bộ nghiên cứu Viện Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam “Di dân tự phát của các dân tộc thiểu số từ miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên” (1990) do PGS. TS. Khổng Diễn làm chủ nhiệm, trong đó, trên cơ sở làm sáng tỏ thực trạng kinh tế - xã hội và môi trường của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc ở nơi xuất cư, phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của di dân tự phát đến kinh tế, xã hội, môi trường Tây Nguyên cùng với đó là những kiến nghị, giải pháp góp phần giải quyết vấn đề di dân ở vùng lãnh thổ này. Tác giả Nguyễn Hữu Tiến có đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Điều tra cơ bản và xác định các giải pháp giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác” (1996). Đề tài đã đánh giá tổng quan tình hình dân di cư tự do tại 4 tỉnh có dân đi (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu và Nghệ An), 6 tỉnh có dân đến (Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sông Bé (cũ), Lâm đồng, Đắk Lắk (cũ), xác định nguyên nhân di cư tự do và đề xuất các giải pháp giải quyết tình hình dân di cư tự do vào Tây Nguyên và các tỉnh khác. Nhóm nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Ngọc Quế, Ngụ Văn Hải, Phạm Minh Trí thuộc Viện Kinh tế nông nghiệp có dự án “Phân tích đa biến các dự án di dân có tổ chức ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay” (Multivariate Analysis of 2
- Organized Miggration Projects in Vietnam since 1991) (1996), trong đó đã xác định được mối tương quan tác động của các nhân tố về cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, đường, điện, trường học, y tế), đất rừng, đất nông nghiệp, số lao động, kinh phí và lương thực đầu tư hỗ trợ ảnh hưởng đến kết quả di chuyển cư đến các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên trong giai đoạn 1991 - 1996. Đề tài “Nghiên cứu chính sách đối với di dân tự do trong cả nước (1997- 1998)” của nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế nông nghiệp Nguyễn Hữu Tiến, Ngô Văn Hải, Phạm Văn Khiên, Nguyễn Đình Chính, trong đó phân tích thực trạng dân di cư tự do, động cơ, lý do của hoạt động di dân tự do đến các địa phương; các mặt tích cực và tiêu cực của di dân tự do. Đề xuất các chính sách của Trung ương và địa phương nơi đi, nơi đến áp dụng với số dân di cư tự do nhằm sớm ổn định đời sống, đảm bảo ổn định dân bản địa và dân chuyển đến, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương miền núi và Tây Nguyên. Nhóm nghiên cứu Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) có một nghiên cứu về “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng”, trong đó có đề cập đến vấn đề di cư tự do đến Đắk Lắk, tình hình về đất đai, vốn, sức khoẻ của người nhập cư, sự liên quan giữa di cư tự do với môi trường (2003). Sách tham khảo của TS. Đặng Nguyên Anh “Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi” (2006). + Nhóm nghiên cứu về chính sách đối với dân di cư tự do đến Tây Nguyên: Báo cáo “Di dân tự do nông thôn - nông thôn: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Quang Huề và báo cáo “Những ảnh hưởng của vấn đề di dân từ nông thôn ra nông thôn ở Đắk Lắk” của tác giả Huỳnh Thị Xuân tại Hội thảo quốc tế Di dân trong nước đã đưa ra những khuyến nghị về chính sách di dân ở Việt Nam (1998). Công trình sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Bá Thủy về “Di dân tự do của các dân tộc Tày, Nùng, H’Mông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk” (2004), trong đó bước đầu đã làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến di dân tự do của 4 dân tộc vào Đắk Lắk như đặc điểm kinh tế xã hội của các dân tộc di cư và tại chỗ, nguyên nhân di cư, một số tác động của di cư. 3
- Nhóm nghiên cứu của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) do Huỳnh Thu Ba và cộng sự đã đưa ra bản báo cáo về “Biến động dân số và sử dụng tài nguyên tại khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Đôn tỉnh Đắk Lắk” (1999). TS. Nguyễn Duy Thụy (2016) Di cư của người DTTS đến Tây Nguyên từ năm 1975 đến năm 2015. Điều tra di cư của Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Thống kê, thông tin được thu thập theo các luồng di chuyển khác nhau và phân tích số liệu, gắn di cư với các mô hình phát triển cấp vùng và cấp quốc gia. Tất cả các công trình nghiên cứu trên đều thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề lý luận về di dân, phân tích thực trạng và đề ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề di cư tự do. Tuy nhiên mỗi đề tài nghiên cứu lại thực hiện trong những phạm vi không gian khác nhau hoặc nghiên cứu cụ thể một nhóm đối tượng di cư tự do. Vấn đề chính sách di dân trong phạm vi cả nước đã được đề cập phần nào nhưng việc Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn bỏ ngỏ. Đây chính là nội dung luận văn tiến hành nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nội dung thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan lý luận về thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiệu quả hơn trong thời gian đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian: Thu thập số liệu dân di cư tự do giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Đây là mốc thời gian sau những cuộc bạo loạn tại Tây nguyên năm 2011 và năm 2004. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của các quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề di dân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích: Là đánh giá tính toàn vẹn, tính thống nhất, tính khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và thực tế. - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. - Phương pháp điều tra bảng hỏi: Luận văn khảo sát văn bản của UBND tỉnh Đắk Lắk một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do để tìm hiểu thực trạng và phân tích kết quả, đưa ra nhận định, đánh giá chung. - Phương pháp so sánh, đối chiếu việc di dân tự do hàng năm tỉnh Đắk Lắk. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên cơ sở tổng quan có chọn lọc các công trình đã nghiên cứu, quy định của pháp luật về di dân. - Luận văn đã phân tích thực trạng và xác định được nguyên nhân hạn chế trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2005 đến nay. 5
- - Luận văn đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Định hướng và giải pháp thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Chính sách công Chính sách công được tiếp cận nghiên cứu từ những phương diện khoa học khác nhau. Ở các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, có thể nêu ra một số khái niệm về “Chính sách công” như sau: - Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978) [13, tr.5]. - Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành (Peter Aucoin, 1971)[11, tr7]. - Chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm (Thomas R. Dye, 1984) [11, tr6]. - Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992) [11, tr9]. - Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter, 1990)[11, tr10]. - Thuật ngữ chính sách công luôn chỉ những hành động của chính phủ/chính quyền và những ý định quyết định hành động này; hoặc chính sách công là kết quả của cuộc đấu tranh trong chính quyền để ai giành được cái gì (Clarke E. Cochran, et al, 1999) [11, tr11]. - Nói cách đơn giản nhất, chính sách công là tổng hợp các hoạt động của chính phủ/chính quyền, trực tiếp hoặc thông qua tác nhân bởi vì nó có ảnh hưởng tới đời sống của công dân (B. Guy Peters, 1999) [11, tr8]. 7
- - Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng, được kết hợp với các mục tiêu và cách thức đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình (Kraft and Furlong, 2004) [11, tr5]. -Tác giả Lê Thúy Mai: “Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuối các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế xã hội theo mục tiêu xác định” [12, tr.38]. Như vậy, có rất nhiều khái niệm về chính sách công tùy theo những góc độ tiếp cận khác nhau. Tựu chung lại, có thể hiểu: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định.” 1.1.2. Di cư, di cư tự do, dân di cư tự do Di cư Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về di cư, song mỗi định nghĩa về di cư được xuất phát từ những khía cạnh khác nhau. Di cư có hai nghĩa; thứ nhất: Di cư là hiện tượng di chuyển để mưu sinh của bầy đoàn khi chuyển mùa; thứ hai: Di cư là hiện tượng người dân dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống. Di cư theo nghĩa thứ hai được hiểu đồng nghĩa với di dân. Theo khái niệm của Liên Hiệp Quốc, di cư là sự di chuyển từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc là sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di dân xác định và được đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên. Nơi xuất cư hay gọi là nơi đưa dân đi (đầu đi): Là địa phương có dân đi đến các vùng thuộc các tỉnh khác, hoặc trong phạm vi của tỉnh. Người dân đi từ địa phương này gọi là dân xuất cư. Nơi nhập cư hay gọi là nơi đón dân (đầu đến): Là địa phương có dân đến. Người dân định cư ở vùng mới gọi là dân nhập cư [17, 7]. 8
- Di dân Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới. Quá trình di dân có những nét khác biệt giữa các nước và các vùng về hướng, quy mô cũng như hiệu quả kinh tế của nó. Vì vậy, cơ sở lý luận về di dân cũng cần được nghiên cứu kỹ, cần có những đánh giá cụ thể các cuộc di dân quốc tế cũng như trong từng nước, từng khu vực để phát huy hết những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực của quá trình này [17, 8]. Theo nghĩa rộng: Di dân được hiểu là sự chuyển động cơ học của dân cư. Như vậy, bất cứ sự chuyển động nào của con người trong không gian gắn với sự thay đổi theo vị trí địa lý lãnh thổ đều được coi là di dân. Theo nghĩa hẹp: Di dân được hiểu là sự chuyển dịch của dân cư theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên không phải bất kỳ sự dịch chuyển nào của dân cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên giới đất nước hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú gắn với việc thay đổi chỗ ở của họ [17, 8-9]. Các nhà dân số học coi di dân là một trong ba bộ phận cấu thành của quá trình dân số và phân biệt với quá trình sinh, tử bởi những đặc điểm sau: - Di dân không phải là quá trình sinh học nên không bị giới hạn độ tuổi hay giới tính mà chỉ giới hạn về mặt xã hội. - Di dân không có hạn định tối đa, sự di chuyển giữa các vùng, khu vực chỉ có ảnh hưởng về mặt xã hội hay sự phát triển từ trong khu vực. - Quá trình di dân không đồng nhất, có sự khác biệt giữa các loại và đặc điểm của các loại về mặt xã hội. Dưới góc độ quản lý, di dân là sự dịch chuyển dân cư theo không gian và thời gian từ nơi này đến nơi khác. Có ba tiêu chí để xác định di dân: 9
- - Đây là sự dịch chuyển địa điểm từ đơn vị hành chính này đến đơn vị hành chính khác. - Vì mục đích kinh tế - xã hội, gắn với điều kiện kinh tế, phát triển đời sống. - Thời gian đến nơi ở mới phải lâu dài [17, 11]. Qua nghiên cứu khái niệm di dân và di cư cho thấy, các thuật ngữ “di dân” và “di cư” được dùng khá phổ biến và thường không có sự khác nhau vì cùng nói về sự di chuyển của con người. Di dân được phân loại theo các góc độ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu: - Theo khoảng cách: Đây là hình thức di dân quan trọng nhất, người ta phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và nơi đến. - Theo địa bàn nơi đến: Bao gồm hình thức di dân nội địa và di dân quốc tế. Di dân quốc tế là hình thức di dân giữa các nước. Trong hình thức di dân này, người ta còn phân chia di dân thành nhiều loại hình trên cơ sở mục đích di dân: Di dân hợp pháp; di dân bất hợp pháp; chảy máu chất xám; cư trú tị nạn; buôn bán người qua biên giới. Di dân nội địa là di dân giữa các vùng miền, các đơn vị hành chính trong một nước. Trong hình thức di dân này, thông thường có các nhóm di dân sau: Di dân nông thôn - đô thị; di dân nông thôn - nông thôn; di dân đô thị - nông thôn; di dân đô thị - đô thị. - Theo độ dài thời gian cư trú, thường có các hình thức: Di chuyển lâu dài bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, với mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới; phần lớn người di cư là do điều động công tác, người tìm cơ hội việc làm và thoát ly gia đình, những đối tượng này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ. Di dân tạm thời là loại hình diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên trong đó di dân mùa vụ là trường hợp đặc biệt; sự vắng mặt tại đầu đi diễn ra không lâu, và khả năng quay trở về của người di chuyển là chắc chắn. Di dân tạm thời bao gồm các hình thức di chuyển làm việc theo mùa vụ, đi công tác dài ngày, hoặc như trường hợp ra nước ngoài học tập rồi về nước. Hình thái di chuyển này thường không được phản ánh trong các con số 10
- thống kê về di biến động dân số, và do đó khó có thể biết được chính xác quy mô của nó. Di dân mùa vụ: Loại hình này diễn ra chủ yếu trong các xã hội nông nghiệp mặc dù thuật ngữ “mùa vụ” không nhất thiết hàm ý vụ mùa sản xuất nông nghiệp. Thuật ngữ này còn bao gồm những hoạt động mùa vụ khác như mùa xây dựng, mùa du lịch, hội làng nghề và thậm chí cả loại hình đi làm ăn xa ở khu vực nông thôn nước ta hiện nay. Ngoài ra, di dân còn bao gồm loại hình di chuyển con lắc là dòng di chuyển của cư dân nông thôn vào thành phố trong thời kỳ những dịp nông nhàn, hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập. Hình thái di cư này có xu hướng gia tăng trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang phát triển. Ngoài những hình thái nêu trên, tùy theo mục đích nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu còn phân loại di dân của cá nhân (chủ hộ, con cái, lao động chính trong gia đình) hay của nhóm (di dân phụ nữ, trẻ em, hộ gia đình, sinh viên đại học, lao động làng nghề). - Theo hình thái di dân, gồm di dân có tổ chức và di dân tự phát. Di dân có tổ chức: Là hình thái di chuyển dân cư theo kế hoạch và các chương trình dự án do Nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. Về nguyên tắc, người di chuyển có tổ chức được Nhà nước và chính quyền địa phương nơi nhập cư giúp đỡ. Thông qua các hỗ trợ ban đầu về tài chính hay lương thực, nhà ở, di dân có tổ chức có thể giảm bớt khó khăn cho những người di cư, tăng nguồn lực sức lao động địa phương, có thể tránh được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Các chương trình di dân có tổ chức thường bao gồm việc di chuyển nơi thường trú của hộ gia đình hay cộng đồng. Di dân tự phát: Là hình thái di chuyển do cá nhân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, di dân tự phát không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của Nhà nước và các cấp chính quyền. Người di dân chịu trách nhiệm và tự trang trải các phí tổn có liên quan đến sự di chuyển và lựa chọn nơi đến. Di dân tự phát tuy được thừa nhận song không được khuyến khích hay hỗ trợ [5, 140-145]. 11
- Khái niệm Có nhiều quan điểm khác nhau về di cư tự do. Theo quy định tại Thông tư số 05/NN/ĐCĐC-KTM, ngày 26 tháng 3 năm 1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì “di dân tự do (di cư tự do) là đồng bào chuyển cư ngoài kế hoạch di dân hàng năm của Nhà nước” [9]. Quan niệm phổ biến được các nhà nghiên cứu công nhận: Di dân tự do cũng có đủ các tiêu chí như di dân nhưng trong trường hợp này một cá nhân, một gia đình, một nhóm người tự quyết định hành vi đi hay ở mà không chịu sự tác động từ phía Nhà nước hoặc bên ngoài. Đặc điểm Di cư tự do có một số đặc điểm sau: - Sự chọn lọc về tuổi: Dù là di chuyển theo hình thức nào, những người ở tuổi trưởng thành và những người mới lớn di cư nhiều hơn. Thanh niên dễ thích nghi và hòa nhập với cuộc sống mới, họ là lực lượng lao động mới, họ dễ dàng thay đổi hơn. - Tình trạng hôn nhân cũng có mối quan hệ với tính lựa chọn của di cư. Ở những nước đang phát triển trên thế giới, thường người trẻ, chưa lập gia đình di cư nhiều hơn. Điều này cũng giống như các nước phát triển những thời kỳ trước. Tuy nhiên ngày nay ở những nước phát triển những người có gia đình cũng có khả năng di cư như những người chưa có gia đình. - Nghề nghiệp và trình độ học vấn cũng là những biến số của tính chọn lọc trong di cư. Những lao động lành nghề thường di cư nhiều hơn. Những người có chuyên môn có tỷ lệ cao hơn. Có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ học vấn và sự chọn lọc của di cư. Những nghiên cứu này tập trung vào sự giống nhau và khác nhau giữa những người có trình độ học vấn cao và những người ít học liên quan đến khoảng cách di cư, tỷ lệ và hướng di cư. Đồng thời cũng có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến trình độ học vấn ở những nơi đến và nơi đi của người di cư [17, 24-25]. Khái niệm - Dân di cư (người di cư): Hiện không có một định nghĩa thống nhất về “người di cư”. Liên Hợp Quốc định nghĩa người di cư là một cá nhân đã cư trú tại một nước 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 82 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn