Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá năng lực tiếng Việt của lưu học sinh Lào tại trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái theo hướng tiếp cận khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá đúng năng lực ngôn ngữ tiếng Việt của Lưu học sinh Lào đang học tập tại Trường CĐSP Yên Bái để nhà trường có được định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho LHS Lào tại tỉnh Yên Bái. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá năng lực tiếng Việt của lưu học sinh Lào tại trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái theo hướng tiếp cận khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG THỊ THU HÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CỦA LƢU HỌC SINH LÀO TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM YÊN BÁI THEO HƢỚNG TIẾP CẬN KHUNG NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT DÀNH CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC Hoàng Thị Thu Hà ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CỦA LƢU HỌC SINH LÀO TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM YÊN BÁI THEO HƢỚNG TIẾP CẬN KHUNG NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT DÀNH CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤCHỌC CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 8140115 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Sái Công Hồng HÀ NỘI - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục với đề tài “Đánh giá năng lực tiếng Việt của Lưu học sinh Lào tại Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái theo hướng tiếp cận khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn nêu trong luận văn này là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Hà
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả sự kính trọng của mình, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới thầy giáo, TS Sái Công Hồng, công tác tại Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo; thầy là người đã định hướng và tận tình hướng dẫn, động viên em trong suốt quá trình em thực hiện luận văn này. Đồng thời, em cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới tập thể các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của Bộ môn Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; các thầy giáo, cô giáo tham gia giảng dạy lớp ĐLĐG 2015 tại Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp cho em những kiến thức bổ ích, quý báu để em xây dựng nội dung luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Tổ chức Cán bộ, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái, Ban Giám hiệu Trường Cao đảng Sư phạm Yên Bái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được đi học. Các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Tiếng Việt Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đã nhiệt tình giúp em thành công trong quá trình khảo sát thực tế tại Trường. Em cũng xin cảm ơn bạn bè thân thiết và đặc biệt là gia đình của em , những người đã luôn đô ̣ng viên , khích lệ em trong suốt quá trình học tập Chương trin ̀ h Thạc sỹ Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu còn thiếu hụt nên luận văn của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn học viên cùng khóa học. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên Hoàng Thị Thu Hà i
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... v PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu................................................................. 3 4.2 Phương pháp xử lý định lượng .................................................................... 4 4.3 Phương pháp chuyên gia ............................................................................. 4 5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 4 7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 5 8. Phạm vi nghiên cứu và thời gian khảo sát .................................................... 5 9. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6 CHƢƠNG 1TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CỦA LƢU HỌC SINH ................................................. 6 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ......................................................... 6 1.2. Cơ sở lý luận về đo lường đánh giá ......................................................... 11 1.3. Khái niệm năng lực .................................................................................. 16 1.3.1. Một số khái niệm cơ bản về năng lực ................................................... 16 1.3.2. Năng lực ngôn ngữ ................................................................................ 17 1.4. Chuẩn đánh giá năng lực .......................................................................... 19 1.4.1. Thang đo nhận thức của Bloom ............................................................ 19 1.4.2. Bậc năng lực theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ii
- của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ............................................................................. 20 CHƢƠNG 2TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 22 2.1. Bối cảnh và địa bàn nghiên cứu ............................................................... 22 2.2. Phương pháp và cách tiến hành nghiên cứu ............................................. 23 2.2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 23 2.2.2. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu ...................................................... 24 2.2.3. Xây dựng bộ công cụ đo lường ............................................................. 24 2.2.4. Đánh giá thực trạng, xác định năng lực học tiếng Việt của LHS Lào .. 27 2.2.5. Xử lý số liệu và viết luận văn ............................................................... 28 2.3. Thử nghiệm .............................................................................................. 28 2.4. Kết quả Thử nghiệm................................................................................. 28 CHƢƠNG 3ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CỦA LƢU HỌC SINH LÀOVÀ ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI PPGD TIẾNG VIỆTTẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM YÊN BÁI .............................................................. 53 3.1. Đánh giá năng lực tiếng Việt của LHS Lào tại Trường CĐSP Yên Bái . 53 3.2. Đề xuất đổi mới PPDH tiếng Việt cho HS Lào ở Trường CĐSP Yên Bái ... 67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 73 1. Kết luận ....................................................................................................... 73 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 73 3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76 iii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CEFR Khung tham chiếu Châu Âu CĐSP Cao đẳng Sư phạm CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ĐH Đại học ĐHGD Đại học Giáo dục ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GV Giảng viên GD và ĐT Giáo dục và Đào tạo LHS Lưu học sinh KNLTV Khung năng lực tiếng Việt SV Sinh viên iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Mô hình quá trình đào tạo ............................................................... 14 Bảng 1.2. Phân loại câu hỏi dùng để đo lường và đánh giá trong giáo dục ... 14 Sơ đồ 1.3. Đường cong đặc trưng đối với một câu hỏi theo Mô hình Rasch . 16 Bảng 1.4.Các thành phần của năng lực ngôn ngữ (Bachman 1990:87) .......... 18 Bảng 1.5. Các bậc nhận thức theo thang Bloom ............................................. 20 Bảng 2.1. Sự phù hợp của câu hỏi (thử nghiệm trình độ sơ cấp lần 1) ........... 29 Bảng 2.2. Độ tin cậy ........................................................................................ 29 Bảng 2.3. Thang năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi........................ 31 Bảng 2.4. ITEM 1 ANALYSIS ....................................................................... 32 Bảng 2.5. ITEM 25 ANALYSIS ..................................................................... 32 Bảng 2.7. Sự phù hợp của câu hỏi (thử nghiệm trình độ sơ cấp lần 2) ........... 33 Bảng 2.8. Độ tin cậy ........................................................................................ 34 Bảng 2.9. Thang năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi........................ 35 Bảng 2.10. ITEM 1 ANALYSIS ..................................................................... 36 Bảng 2.11. ITEM 25 ANALYSIS ................................................................... 36 Bảng 2.13.Sự phù hợp của câu hỏi (thử nghiệm trình độ trung cấp lần 1) ..... 37 Bảng 2.14. Độ tin cậy ...................................................................................... 38 Bảng 2.15. Thang năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi...................... 39 Bảng 2.16. ITEM 4 ANALYSIS .................................................................... 40 Bảng 2.18.Sự phù hợp của câu hỏi (thử nghiệm trình độ trung cấp lần 2) ..... 41 Bảng 2.19. Độ tin cậy ...................................................................................... 42 Bảng 2.20. Thang năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi...................... 43 Bảng 2.21. ITEM 4 ANALYSIS ..................................................................... 44 Bảng 2.24. Độ tin cậy ...................................................................................... 45 Bảng 2.25. Thang năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi...................... 46 Bảng 2.26. ITEM 9 ANALYSIS .................................................................... 47 Bảng 2.27. ITEM 10 ANALYSIS ................................................................... 48 Bảng 2.29.Sự phù hợp của câu hỏi (thử nghiệm trình độ cao cấp lần 2) ........ 48 v
- Bảng 2.30. Độ tin cậy ...................................................................................... 49 Bảng 2.32. ITEM 9 ANALYSIS ..................................................................... 52 Bảng 2.33. ITEM 10 ANALYSIS ................................................................... 52 Bảng 3.1.Chỉ số trùng khớp trong và ngoài của câu hỏi(Infit và Outfit) của câu hỏi ............................................................................................................. 55 Bảng 3.2.Sự phù hợp của câu hỏi.................................................................... 56 Bảng 3.3. Độ tin cậy ........................................................................................ 56 Bảng 3.4. Độ phân biệt .................................................................................... 58 Bảng 3.5 Thang năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi......................... 58 Bảng 3.6. Thống kê kết quả chính thức trình độ sơ cấp ................................. 59 Bảng 3.7.Chỉ số trùng khớp trong và ngoài của câu hỏi (Infit và Outfit) của câu hỏi ............................................................................................................. 59 Bảng 3.8. Sự phù hợp của câu hỏi................................................................... 60 Bảng 3.9. Độ tin cậy ........................................................................................ 61 Bảng 3.10. Độ phân biệt .................................................................................. 62 Bảng 3.11. Thang năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi...................... 62 Bảng 3.12. Thống kê kết quả chính thức trình độ trung cấp ........................... 63 Bảng 3.14. Sự phù hợp của câu hỏi................................................................. 64 Bảng 3.15. Độ tin cậy ...................................................................................... 65 Bảng 3.17. Thang năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi...................... 66 Bảng 3.18. Thống kê kết quả chính thức ........................................................ 67 vi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, trong tình hình quan hệ quốc tế, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và cộng đồng thế giới đang trong chiều hướng phát triển, sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác ngày càng được mở rộng. Tiếng Việt cho người nước ngoài, tiếng Việt như một ngoại ngữ đã trở thành một trong những môn học được sự quan tâm của các ngành dạy tiếng trong và ngoài nước. Số lượng người nước ngoài học tiếng Việt ngày càng tăng cùng với sự phát triển của các cơ sở đào tạo, trung tâm dạy tiếng Việt. Ở Việt Nam, Hà Nội và TPHCM là hai thành phố mà việc dạy và học tiếng Việt diễn ra sôi nổi nhất nước và đạt được những thành quả rõ nhất. Các cơ sở đào tạo tiếng Việt chủ yếulàcácTrườngĐạihọcNgoạingữ,Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Sư phạm. Ngoài ra, còn khá nhiều những trung tâm dạy tiếng Việt, trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như Trung tâm Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (CED Việt Nam), Trung tâm Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài HACO, Vietnamese Teaching Group (VTG), Trường Tiếng Việt Sài Gòn VLS (Vietnamese Language StudiesSaigon)...vv.Tỉnh Yên Bái cũng có chương trình hợp tác với các địa phương của Lào như tỉnh Viêng chăn, tỉnh Sayaboury về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn Lào. Trong đó có vấn đề giải quyết việc dạy ngôn ngữ tiếng Việt tạo nền tảng cơ sở cho sinh viên Lào tiếp cận học tập ngành nghề tại Yên Bái và các trường cao đẳng đại học ở Việt Nam. Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đã được UBND tỉnh Yên Bái giao nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào từ năm học 2006-2007. Đến nay trường đã đào tạo tiếng Việt được 11 khóa học, bồi dưỡng được 1 lớp cán bộ cho Nước CHDCND Lào với số lượng 409 sinh viên và 20 cán bộ. Mặc dù các giảng viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đã cố gắng biên soạn chương trình, cải tiến PPGD nhưng vẫn còn có những hạn chế bất cập cho người học và người dạy.Trường CĐSP Yên Bái mới chỉ công bố những thông 1
- tin rất vắn tắt về chương trình, nội dung dạy học cho các trình độ, sự phân biệt về năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) giữa các trình độ không được thể hiện cụ thể và chi tiết. Đánh giá chuẩn năng lực tiếng Việt trong quá trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài là một khâu không thể tách rời trong quá trình đào tạo. Nó có tác dụng tạo động lực cho quá trình đào tạo phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo. Để đánh giá năng lực tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài theo chuẩn thì yêu cầu phải có bộ tiêu chuẩn, tiêu chí là hết sức cần thiết. Quy trình đánh giá cần phải đảm bảo tính khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay Trường CĐSP Yên Bái chưa có bộ công cụ và tiêu chí đánh giá năng lực tiếng Việt cho LHS Lào. Để đảm bảo các yêu cầu trên, việc nghiên cứu về chuẩn năng lực tiếng Việt và tiêu chí đánh giá năng lực tiếng Việt cho LHS Lào là một vấn đề rất cấp thiết. Từ thực tiễn này, tôi lựa chọn đề tài: "Đánh giá năng lực tiếng Việt của Lưu học sinh Lào tại Trường CĐSP Yên Bái theo hướng tiếp cận Khung năng tiếng Việt dành cho người nước ngoài". Đây là đề tài mang tính thời sự thiết thực. Đề tài không chỉ giúp ích cho công tác đánh giá năng lực tiếng Việt của LHS Lào tại Yên Bái có hiệu quả mà còn có ý nghĩa cho nhiều cơ sở giáo dục khác trong nước có đào tạo sinh viên Lào. Đặc biệt góp phần đổi mới PPDH tiếng Việt, nhằm nâng cao năng lực tiếng Việt của LHS Lào trong những năm học tới của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái.Đào tạo tiếng Việt nằm trong chương trình hợp tác quốc tế lâu dài giữa tỉnh Yên Bái và tỉnh Viêng chăn, Sayaboury của Lào. Mặt khác đề tài còn góp phần tích cực cho cán bộ giảng viên, các chuyên gia của tỉnh Yên Bái đi dạy tiếng Việt tại Nước CHDCND Lào có thêm cơ sở lý luận về phương pháp đánh giá năng lực học tập ngôn ngữ của học sinh. Đó cũng chính là kết quả giảng dạy của mình tại nước bạn Lào. 2
- 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích chung Từ việc nghiên cứu “Khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài” và áp dụng phương pháp kiểm tra đánh giá trong giáo dục, đề tài nhằm mục đích“Đánh giá năng lực tiếng Việt của Lưu học sinh Lào đang học tại Trường CĐSP Yên Bái theo hướng tiếp cận khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài”. Từ đó đánh giá được năng lực ngôn ngữ tiếng Việt của sinh viên đạt tới trình độ nào so với khung năng lực tiếng Việt, khẳng định được kết quả chỉ đạo dạy và học tiếng Việt của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái trong hiện tại. Đồng thời tìm ra được những hạn chế cần khắc phục cho những năm học tới để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho LHS Lào của tỉnh Yên Bái. 2.2. Mục đích cụ thể Từ việc đánh giá đúng năng lực ngôn ngữ tiếng Việt của Lưu học sinh Lào đang học tập tại Trường CĐSP Yên Bái để nhà trường có được định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho LHS Lào tại tỉnh Yên Bái Xây dựng bộ công cụ và tiêu chí đánh giá năng lực tiếng Việt cho LHS Lào học tập tại Yên Bái, tạo cơ sở định hướng cho công tác kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng được bộ đề thi khảo sát trình độ năng lực tiếng Việt của LHS Lào tại Yên Bái. - Đánh giá được năng lực tiếng Việt của LHS Lào so với khung năng lực tiếng Việt, kết quả đạt được ở những trình độ nào? - Đề xuất được giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho LHS Lào tại tỉnh Yên Bái. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài tiếp cận các phương pháp nghiên cứu sau đây: 4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu Đề tài sử dụng phương pháp tra cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, nhằm xây dựng cở sở lý luận cũng như các hướng nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 3
- 4.2 Phƣơng pháp xử lý định lƣợng Nghiên cứu đánh giá năng lực của thí sinh sử dụng bộ công cụ đo lường là bài thi với các trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao cấp dựa theo khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài. Kết quả làm bài của thí sinh sẽ được phân tích bằng các phần mềm chuyên dụng: SPSS, QUEST và CONQUEST. Bài TEST được thử nghiệm 2 lần trước khi tiến hành kiểm tra chính thức. Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài, giúp phân tích số liệu có được từ bộ công cụ, cung cấp các chỉ số về năng lực của thí sinh cũng như mối tương quan của các yếu tố xuất hiện trong giả thuyết nghiên cứu. 4.3 Phƣơng pháp chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi, lấy ý kiến của chuyên gia là những giảng viên trực tiếp giảng dạy tiếng Việt về bộ câu hỏi trong bài thi, xác định các biểu hiện và chỉ số về mức độ đáp ứng của công cụ với năng lực của Lưu học sinh Lào. 4.4 Phƣơng pháp thu thập thông tin Cơ sở lý luận và các thông tin nghiên cứu trong luận văn được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu, thông tin khác nhau, bao gồm: Các tài liệu tham khảo trên thư viện ĐHQGHN, giáo trình giảng dạy chuyên ngành ĐLĐG của Trường Đại học Giáo dục, tài liệu được tìm kiếm trên mạng Internet… 5. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài đặt ra câu hỏi nghiên cứu như sau: Năng lực tiếng Việt của Lưu học sinh Lào Trường CĐSP Yên Báiđạt được trình độ nào theo khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài của Bộ Giáo dục và đào tạo? 6. Giả thuyết nghiên cứu Từ câu hỏi nghiên cứu trên, đề tài đặt ra giả thuyết sau: Năng lực tiếng Việt của LHS Lào Trường CĐSP Yên Báikhông đồng đều. Có nhóm SV đạt trình độ sơ cấp, có nhóm SV đạt trình độ trung cấp và có nhóm SV đạt được trình độ cao cấp theo khung năng lực tiếng Việtdành cho người nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4
- 7. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 7.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đánh giá năng lực tiếng Việt của Lưu học sinh Lào Trường CĐSP Yên Bái theo hướng tiếp cận khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài. 7.2. Khách thể nghiên cứu Toàn bộ số LHS Lào đang học tập tiếng Việt tại Trường CĐSP Yên Bái. 8. Phạm vi nghiên cứu và thời gian khảo sát 8.1. Phạm vi nghiên cứu Trong một khuôn khổ nhất định, đề tài chỉ tập trung đánh giá năng lực tiếng Việt của 30 Lưu học sinh Lào tại trường CĐSP Yên Bái bao gồm các lĩnh vực như: Kiến thức (các đơn vị ngữ âm, vốn từ vựng, các đơn vị ngữ pháp), năng lực nghe nói, đọc viết. Chuẩn đánh giá là khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xây dựngbài TEST phù hợp với năng lực của LHS Lào tại Yên Bái 8.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 11 năm 2017. 9. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm: Phần thứ nhất: Phần Mở đầu Phần thứ hai: Nội dung của luận văn, gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về đánh giá năng lực tiếng Việt của Lưu học sinh Lào Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Đánh giá năng lực tiếng Việt của Lưu học sinh Lào và đề xuất đổi mới PPGD tiếng Việt tại Trường CĐSP Yên Bái Phần thứ ba:Kết luận Các phụ lục và tài liệu tham khảo 5
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CỦA LƢU HỌC SINH 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Qua việc tìm hiểu thông tin về lĩnh vực dạy và học ngôn ngữ thứ 2, đề tài được biết: Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về việc học ngoại ngữ từ rất lâu đời, tương tự như những nghiên cứu ở Việt Nam bàn về cái đích của dạy- học ngôn ngữ thứ 2, trong đó có phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực của người học. Bài nghiên cứu có tựa đề “Are communicative language classes being tested communicatively?” (Ireland 2000) tạm dịch là: “Những lớp học giao tiếp ngôn ngữ có đang được đánh giá theo kiểu giao tiếp?” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu học tập và phương pháp kiểm tra đánh giá sẽ ảnh hưởng tới phương pháp dạy. Hơn nữa, những nội dung được học sẽ phải được áp dụng ngay từ phương pháp học mônđó. Nằm trong chuỗi nghiên cứu đánh giá về năng lực là nghiên cứu của Bachman (1990)[9]; trong đó, tác giả đề cập đến thành phần năng lực của ngôn ngữ, bao gồm: Năng lực tổ chức sử dụng cấu trúc ngữ pháp và ngôn từ, năng lực ngữ dụng và ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội. Cụ thể hơn, tác giả đã định nghĩa năng lực ngôn ngữ như là một cụm các thành tố được sử dụng trong giao tiếp thông qua ngôn ngữ, đồng thời một lần nữa tái khẳng định tác động của hình thức kiểm tra đánh giá với kết quả và quá trình học tập, các tác giả đã đặt ra câu hỏi liệu mục đích kiểm tra ngôn ngữ giao tiếp có thực sự khả thi? Kiểm tra ngôn ngữ giao tiếp nhằm mục đích cung cấp cho người kiểm tra những thông tin về năng lực của người học trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể bằng ngôn ngữ đích. 6
- Hai tác giả T.Lobanova và Yu. Shunin (2008)[13] cho rằng, năng lực ngôn ngữ bao gồm các khả năng và kỹ năng giao tiếp. Năng lực ngôn ngữ là cần thiết để lựa chọn nội dung học tập, và để hiểu rõ hơn về những kiến thức cần học, về loại kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần có cho những chuyên gia trẻ trong thế kỷ 21. Năng lực giao tiếp ngôn ngữ là một hệ thống riêng đầy đủ về những chiến lược giao tiếp bằng lời hoặc bằng cử chỉ giao văn hóa được quy định bởi khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm có được, thái độ và những đặc điểm riêng biệt của một cá nhân nhằm đạt được mục đích giao tiếp và hiểu nhau trong các tình huống giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo nhóm tác giả, năng lực ngôn ngữ bao gồm: năng lực từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, âm vị, chính tả. Nhờ chuỗi nghiên cứu đánh giá về năng lực ngôn ngữ của sinh viên học ngôn ngữ thứ 2 nói trên đề tài có được định hướng nội hàm nghiên cứu đánh giá năng lực tiếng Việt của sinh viên Lào tại Yên Bái theo hướng tiếp cận khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Các công trình nghiên cứu đánh giá năng lực học tập tiếng Việt ở trong nước: Nhóm các công trình nghiên cứu Hiện nay nước ta có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác giảng dạy ngôn ngữ tiếng Việt cho người nước ngoài nói chung, cho cán bộ sinh viên Lào nói riêng. Sau đây, đề tài nêu tên một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan tới đề tài như: .Ngày 19/1/ 2013, tại Trường Hữu Nghị T78 đã diễn ra hội thảo khoa học của nhiều giáo sư tiến sĩ ngôn ngữ học Việt Nam về việc: “Nghiên cứu đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt cho lưu học sinh Lào và Campuchia”. Hội thảo đã thu được nhiều thành công qua các báo cáo đề xuất của các giáo sư tiến sĩ trong nước. Trong đó có nghiên cứu bàn tới việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. 7
- Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau: Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn... Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển năng lực sáng tạo. Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Bốn, chú trọng đánh giá năng lực học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải / đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. Công trình nghiên cứu “Đổi mới giáo trình, phương pháp và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” của PGS-TS Nguyễn Thị Diễm Đại học Sư phạm Đà nẵng. Công trình nghiên cứu này quan tâm đến mối quan hệ giữa nguồn tài liệu học tập, đổi mới phương pháp gắn liền với cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học để tạo ra năng lực cho người học ở các trình độ đào tạo. Từ đây chúng ta hiểu thêm muốn đánh giá năng 8
- lực tiếng Việt của LHS Lào theo hướng tiếp cận khung năng lực tiếng việt quy chuẩn cần phải có những điều kiện nhất định của cơ sở đào tạo. Công trình “Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo chuẩn ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài của ĐH Quốc gia Hà Nội” Công trình nghiên cứu: “Phần mềm bộ tiêu chuẩn và bộ đề thi đánh giá trình độ tiếng Việt của học viên quốc tế”. Đây là bộ tiêu chuẩn đánh giá đầu tiên tại Việt Nam về năng lực tiếng Việt của người nước ngoài của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội. Công trình nghiên cứu“Đổi mới Phương pháp dạy học tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại tỉnh Yên Bái”. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của thạc sỹ Hoàng Thế Biên- Giảng viên chính, Trưởng Khoa Xã hội, Trường CĐSP Yên Bái. Đề tài hoàn thành năm 2013[6]. Đề tài đã nghiên cứu xây dựng hệ thống phương pháp dạy học tiếng Việt cho sinh viên Lào. Trong đó có đề cập đến việc kiểm tra đánh giá năng lực học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận khung năng lực ngôn ngữ dành cho người nước ngoài. Đề tài nghiên cứu khoa học này xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá theo quy trình khoa học ứng dụng sư phạm của Dự án Việt Bỉ. Kiểm tra độ tin cây của đề thi, TEST đánh giá điểm thi…được dụa vào các hàm của EXCEL khá khoa học. Các công trình nói trên giúp cho đề tài có cơ sở tiếp cận đánh giá năng lực của người học một cách khoa học và đầy đủ. Nhóm bài viết: Bài viết: “Đánh giá năng lực ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp hành động” Trần Đình Bình đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 Năm 2012[16]. Bài viết trình bày vấn đềđánh giá trình độ năng lực ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp hành động dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của Khung tham chiếu chung châu Âu về ngoại ngữ. Theo tác giả “Đểđánh giá trình độ ngoại ngữ của người học một cách khách quan, khoa 9
- học, chính xác, giáo viên cần phải tuân thủ những nguyên tắc đánh giá theo đường hướng giao tiếp hành động nghĩa là hoạt động ngôn ngữ phải giúp người học hoàn thành nhiệm vụ phức tạp được giao thông qua mức độ và kết quả công việc cụ thể” Bài viết: “Giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ” của PGS-TS Dư Ngọc Ngân Trưởng bộ môn ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết trình bày một số thành tựu bước đầu của việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ về chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy, những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan đến việc dạy tiếng nói chung và việc dạy tiếng Việt nói riêng. Thành tựu này đã mở ra những triển vọng cho ngành đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài. Bài viết:“Mấy vấn đề về xây dựng chương trình tiếng Việt cho người nước ngoài theo mô hình phát triển năng lực” của PGS-TS Bùi Mạnh Hùng cùng nhóm tác giả tham gia Nguyễn Thị Ly Kha, Nguyễn Hoàng Trung, Nguyễn Thị Hồng Vân, Đỗ Hồng Dương Trường ĐHSP thành phố HCM (2016) đăng trên tập chí khoa học ĐHSP thành phố HCM[2]. Bài viết thảo luận một số vấn đề về xây dựng chương trình tiếng Việt cho người nước ngoài theo mô hình phát triển năng lực. Việc xây dựng chương trình này được dựa trên những kĩ năng được xác định theo Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ của châu Âu và những kiến thức tiếng Việt cần cho nhu cầu giao tiếp của người học theo những chủ điểm nhất định. Bài viết này tập trung vào cách xác định những kiến thức như vậy trong chương trình tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình độ A1. Tóm lại, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước đều đã đề cập đến nhiều khía cạnh của việc dạy học ngôn ngữ thứ 2 theo hướng giao tiếp, có các phương pháp nâng cao năng lực giao tiếp (Nghe, nói, đọc, viết). Tuy nhiên, trong luận văn này đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu đánh giá năng lực ngôn ngữ tiếng Việt của sinh viên Lào tại Yên Bái theo hướng tiếp cận khung văn bản năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài. Năng lực học tập ngôn ngữ tiếng Việt của LHS Lào tại Yên Bái có đầu tuyển sinh vào thấp hơn so với các 10
- cơ sở đào tạo khác. Mặt khác thời lượng đào tạo cũng ít hơn, từ đó đề tài đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho đối tượng được nghiên cứu. Vẫn biết rằng việc đánh giá năng lực học tập không phải là một việc làm dễ dàng. Qua thời gian học tập nghiên cứu kiến thức về đo lường đánh giá chất lượng giáo dục và được các thầy cô giáo giảng dạy tại Trường Đại học Giáo dục-ĐHQGHN hướng dẫn, tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp đánh giá năng lực tiếng Việt của lưu học sinh Lào theo hướng tiếp cận khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài bằng các phương pháp như đã trình bày ở (Mục 4. Phần mở đầu). 1.2. Cơ sở lý luận về đo lƣờng đánh giá 1.2.1. Lý thuyết về đo lường đánh giá trong giáo dục Trong khi các nước khác trên thế giới đã quan tâm chú trọng đến đánh giá trong giáo dục cách đây vài thế kỷ thì vấn đề này mới được phát triển ở Việt Nam mấy thập kỷ trở lại đây. Giáo dục Việt Nam từ xưa đến nay chú trọng vào dạy kiến thức là chính, dẫn đến việc HS, SV rất ngại học hành thi cử, dẫn đến tình trạng nhiều lúc học chỉ để đối phó với các kỳ thi. Sinh viên ở các nước có nền giáo dục tiên tiến lại xem việc học, khám phá kiến thức là vui và bổ ích vì người học được tự do tìm tòi và phát biểu, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn và định hướng. Chính vì vậy, để theo kịp sự phát triển của thế giới ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về mục đích và phương pháp của kiểm tra, đánh giá và tâm lý người học. Cụ thể hơn là các nghiên cứu về đánh giá năng lực người học nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của người học. Trước hết, mục đích đánh giá đầu tiên là để giúp sinh viên biết được kết quả học tập của mình, giúp sinh viên điều chỉnh lại những phương pháp học tập không phù hợp, hoặc phát triển, tìm tòi những cách học mới mà các em có hứng thú hơn. Tiếp đến, việc kiểm tra đánh giá còn hỗ trợ cho giáo viên (những người trực tiếp thực hiện công việc giảng dạy) về kết quả áp dụng một phương pháp giảng dạy nào đó. Cuối cùng, việc kiểm tra đánh giá còn giúp 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng
26 p | 535 | 154
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại tập đoàn viễn thông quân đội – chi nhánh Viettel Kon Tum
26 p | 511 | 153
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự thỏa mãn của khách hàng tại Việt Nam Airlines
124 p | 472 | 127
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
17 p | 560 | 116
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Dĩ An
119 p | 365 | 108
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần thủy điện miền Trung
13 p | 288 | 66
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan
105 p | 256 | 58
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần Đăng Hải, Đà Nẵng
13 p | 260 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
134 p | 232 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Bê tông Alpha
143 p | 154 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá mức độ hài lòng công việc của cán bộ nhân viên tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế
119 p | 126 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định
81 p | 159 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Vũng Tàu
2 p | 147 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng - Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội
0 p | 92 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học của học sinh các trường Trung học cơ sở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
26 p | 112 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá nhận thức, thái độ, hành động về học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hải Phòng
127 p | 38 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá vai trò của cán bộ trẻ trong Quản lý Dự án Xây dựng Công trình ngành Dầu khí Việt Nam
3 p | 97 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử đối với nhóm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn